WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tiêu Dao Bảo Cự tại Đại Học Berkeley

Chữa chán ru mà quấy mãi đây?
Hồ đồ, vu khống bấy lâu nay
Mang danh chính nghĩa mà ngu dốt
Quen thói gian ngoa hóa mất khôn!

Lẽ ra tôi không viết về buổi nói chuyện của Tiêu Dao Bảo Cự với sinh viên ở Berkeley làm gì. Đã có anh Nguyễn Ngọc Ẩn, người gây xốc nổi trước tiên với bài viết trên DCVOnline.net về vụ này. Sau đó, đến phiên anh Cự cũng phải lâm vào cuộc chiến “mãnh hổ nan địch quần hồ”. Khi anh Cự mới sang Mỹ, anh đã nói rõ mục đích chuyến đi của mình: “Vợ chồng tôi qua đây chuyến này là trước nhất để đi du lịch, thăm bạn bè, sau đó đi thăm đế quốc Mỹ mà tôi đã chống từ giữa thập niên 60… xem nó ra thể nào mà lại thua Việt Cộng (đây chỉ là lời đùa của Thái Anh thôi nhé!). Anh nói thêm: “Tôi không thích ồn ào, làm chuyện đình đám.”

Phần lớn, tôi cũng đồng ý với anh là chỉ nên giao du trong đám bạn bè thân thích là tốt nhất. Nhưng xin thú tội, tôi là người chủ trương không công bố chuyến đi Mỹ của anh ra cộng đồng Việt Nam – càng chậm trễ càng tốt – nhưng ngược lại nên đi vào giới sinh viên, vào cộng đồng, dòng chính của Mỹ thì hay hơn. Không phải tôi là thằng vọng ngoại. Nhưng phải thú thật cái gọi là “cộng đồng Việt Nam” là chuyện thậm xưng, sái nghĩa với cái danh xưng đáng lý ra phải ấm cúng, thân yêu đó.

Hàn huyên thân mật giữa anh Tiêu Dao Bảo Cự và các sinh viên trường Đại Học Berkeley. Ảnh: NKTA

Có buồn không, người Việt không tin người Việt, tạo ra mối nghi kỵ hơn nửa thế kỷ nay! Chẳng lẽ chỉ có người ngoài mình mới tin tưởng, tìm được nơi nương tựa tinh thần được sao? Nhưng sự việc là như vậy! Tôi là người đề nghị với một giáo sư Đại học Berkeley tìm đến nơi xứng đáng như Center for Southeast Asian Studies (Trung Tâm Đông Nam Á) cho anh ấy nói chuyện. Và chính tôi, một người – ám ảnh với tình yêu bất diệt – đã đề nghị với anh và giáo sư trẻ ấy nên nói chuyện về nhà thơ Hữu Loan và bài thơ Đồi Tím Hoa Sim cho thích hợp, gần hơn với chương trình thi văn tiền chiến mà anh ta đang dạy. Nếu không thật uổng phí chỗ quen biết thân tình của anh Cự với cụ Hữu Loan. Rốt cuộc chỉ vì những người như Nguyễn Ngọc Ẩn, một người mà tôi quen biết đã lâu, đã làm cho anh Cự phải hủy bỏ cuộc nói chuyện của mình với Trung Tâm Đông Nam Á của Đại học Berkeley.

Sau đó, tôi và em Đỗ Hoàng Thắng, chủ tịch Hội Sinh Viên Berkeley có dàn xếp một buổi nói chuyện cho anh Bảo Cự như sau:

Thứ ba ngày 28 tây tháng Tư, 2009

Thắng (Travis) và tôi trao đổi về ngày giờ và nơi chốn buổi nói chuyện của anh Cự. Thắng hiểu được vai trò sôi nổi của anh Cự và cộng đồng (chúng tôi đã bàn về vấn đề này trước đây) nên muốn giúp tránh chuyện này bằng cách chọn đề tài nào ít gây tranh cãi. Tôi bảo em rằng không sao nếu thành phần chính là sinh viên và giáo sư. Và có lẽ anh Cự sẽ nói chuyện về nhà thơ Hữu Loan và bài thơ Đồi Tím Hoa Sim, cũng như anh sẽ không ngại chuyện phỏng vấn lương thiện và hiểu biết.

Ngày 1 tây tháng Năm,

Em Thắng cho biết nơi nói chuyện là phòng 100 ở Wheeler Hall và sẽ cho biết thêm chi tiết hay chỉ dẫn nếu có.

Sau đó ngày 4 tây tháng Năm,

Em hỏi có nên công bố buổi nói chuyện trên mạng Facebook (sinh viên hay dùng) hay không? Và cho biết đã loan báo bằng e-mail với tổ chức của các em (hội sinh viên Berkeley) và các hội đoàn Đông Nam Á khác. Các em cũng báo cho các lớp Việt ngữ khác. Em cũng nhắc lại nếu công bố trên Facebook sẽ làm cho nhiều người trong quần chúng biết và do đó sẽ đến tai người không tốt.

Sau đó tôi có nói tùy em và em tự quyết định không dùng Facebook để loan tin.

(Xin đọc trao đổi email dưới đây theo thứ tự từ trên xuống dưới)

<<From: Travis Thang Hoang Do travisthd@

Subject: Re: [ucbv] UC Berkeley VSA’s  30th Culture @ Zellerbach  Auditorium

To: “Nguyen-Khoa Thai-Anh”  <.com>

Date: Tuesday, April 28, 2009, 3:17 PM

So that’s Thursday, May 7 right? It will be a classroom setting with him at the front. I presume we will cover his bio first, then have him present, and then an open question and answer section. We’ll try to manage it as best as possible in terms of topic and what not to prevent controversy.

On Tue, Apr 28, 2009 at 6:58 PM, Nguyen-Khoa Thai-Anh @yahoo.com wrote:

That’s fine, Travis. We will provide translation when needed. You and VSA can invite a good large mixed audience. Normally, the precaution is not necessary with an environment where students or faculty are the mainstay. He will probably talk about Huu Loan the soldier-poet, author of Doi Tim Hoa Sim (The Purple Myrtle Flowers Hill).

Mr. Bao Cu does not mind an honest and understanding inquiry.

Please let us know ASAP the exact time and location on campus.

Thank you very much for setting it up,

TA

On Fri, May 1, 2009 at 12:58 AM, Travis Thang Hoang Do travisthdo@ wrote:

Hi,

The event will take place on Thursday, May 7th at 7pm on the Berkeley campus in 100 Wheeler.  I’ll let you know of any further directions or details should they come up.

Thank you so much.

On Mon, 5/4/09, Travis Thang Hoang Do <travisthdo@> wrote:

From: Travis Thang Hoang Do <travisthdo@com>

Subject: Re: [ucbv] UC Berkeley VSA’s 30th Culture @ Zellerbach Auditorium

To: “Nguyen-Khoa Thai-Anh” <@yahoo.com>

Date: Monday, May 4, 2009, 12:56 AM

Hello again,

We were wondering if it would be okay to publicize this event on Facebook?

We are already publicizing to our organization as well as other Southeast organizations through email contact.  We are also publicizing to the Vietnamese classes. We want to know though if it would be okay to have the event up on Facebook as this makes the event a lot more public, and it could potentially get in the wrong hands.  Please let me know if this would be okay.  Thank you.>>

Chuyện chọn đề tài là một chuyện nhỏ, vô thưởng vô phạt, chỉ là một gợi ý của tôi, không có gì phải quan trọng hóa vấn đề. Nếu Nguyễn Ngọc Ẩn thích nghe anh Bảo Cự nói chuyện về Hữu Loan thì cứ yêu cầu, tôi nghĩ anh Cự sẽ hưởng ứng, không có vấn đề gì. Nhưng trong buổi nói chuyện anh ta không hề hỏi hay nhắc đến Hữu Loan. Theo tôi, cho dù anh Cự có nói chuyện về Hữu Loan thì anh Ẩn chắc cũng sẽ tìm một vấn đề khác để chất vấn và vặn vẹo. Chuyện buồn cười là anh ta chờ cho đến khi nói chuyện xong rồi, mới viết e-mail phiền hà các em sinh viên (cũng do lỗi tại tôi đã cho tên anh ta vào danh sách e-mails các em sinh viên nên anh ta mới có cơ hội quấy phá).

Anh Ẩn có một cô con gái đang theo học năm đầu ở Đại học Berkeley – không có mặt đêm anh Cự nói chuyện – nên anh phải biết là tuần này là tuần lễ thi cử của sinh viên. Vậy mà đến hôm nay, đã hai tuần lễ sau ngày nói chuyện (7 tây tháng Năm) và đúng vào tuần lễ thi cuối khóa (Final) của sinh viên Berkeley mà anh vẫn không có lịch sự tối thiểu, vẫn gởi e-mail đến cho các em sau khi tôi đã lịch sự yêu cầu anh nhiều lần không nên tiếp tục khủng bố các em sinh viên bằng e-mail. Hôm nay anh đòi hỏi các em cho biết ai là người đã gởi thơ mời và đưa ra đề tài Hữu Loan! Đây là một chuyện phiền nhiễu, yếu kém về trình độ báo chí khi phải làm phương tiện cho những chuyện buồn lòng không đúng tiêu chỉ hay hoạt động đứng đắn của một tờ báo.

Thật thế, cái khó trong chuyện thông tin của người Việt – một trong những điều kiện tiên quyết trong một nền dân chủ – là chuyện thông tin (báo chí). Ở trong nước, nhà nước ngăn chận, bưng bít, xuyên tạc, hoặc thông tin một chiều. Ở hải ngoại, một số người vẫn chưa vượt qua được tánh thói hàm hồ cố hữu của mình, tuy sống ở một nước dân chủ, vẫn cố ý hay vô tình xuyên tạc, võ đoán thông tin hay lập trường của người khác. Họ biết một nhưng thích nói mười.

Trong khi một số báo hải ngoại cố vươn lên hầu đạt đúng tiêu chuẩn báo chí, thì cũng có nhiều tờ chỉ thích những chuyện giật gân, làm công cụ cho những người hồ đồ, xóc nổi. Có lẽ họ nghĩ (lầm) rằng khi có một ít tiền và phương tiện – nhất là mươi năm trở về đây, mạng lưới báo điện tử hổ lốn đã sản sinh ra vô số vấn đề – thì họ có thể đại diện cho số đông (thật ra là thiểu số) to mồm chống Cộng để tạo một chỗ đứng cho mình. Khiến tôi nhiều lúc cũng thắc mắc là những người này học làm báo ở đâu? Chuẩn mực, tiêu chí, lương tâm nghề nghiệp (dư) làm báo ở đâu?

Chụp hình lưu niệm truớc khi chia tay. Ảnh: NKTA

Những báo điện tử này tưởng rằng mình tự do, độc lập và dân chủ nên muốn đăng gì thì đăng, tạo ra một sân chơi thiếu kỷ luật cho những kẻ sôi nổi vào viết hoặc góp ý. Họ quan niệm rằng dân chủ nghĩa là tác giả và độc giả muốn viết gì và phát biểu gì thì viết không cần trách nhiệm với ai cả. Và đây cũng chính là vấn đề mà tôi muốn bàn đến.

Gần đây (15/5/09) DCVOnline.net mào đầu những lời giới thiệu về nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự, giành cho mình thế thượng phong đã là tờ báo mạng đầu tiên  đăng lên những bài viết hay hồi ký của Tiêu Dao Bảo Cự, nhưng liền sau đó đăng một bài ngụ ý bôi nhọ và lăng mạ cũng như xuyên tạc nhà văn này. Sòng phẳng và thẳng thừng. Không ngượng ngùng, không cần kiểm chứng với ai.

Cũng vì vậy nhiều người đã thất vọng khi anh hủy bỏ cuộc nói chuyện do Trung tâm Đông Nam Á của Đại học Berkeley tổ chức, một nơi không đình đám hay hổ lốn như các nơi của cộng đồng, nhưng chọn lọc và đứng đắn hơn, không phải bất cứ một nhân vật nào cũng được mời. Và đương nhiên người ta sẽ không chấp nhận cho những chuyện chất vấn hàm hồ. Tiếc thay có người đã ồn ào loan báo một cách vô tội vạ cho nhiều thành phần, tổ chức và báo chí Việt Nam. Buổi nói chuyện đó lại không hiểu vì lý do gì lại không được dịch ra tiếng Anh. Đi trái với ý nguyện làm một buổi nói chuyện với sinh viên Việt Mỹ đề huề. Chuyện “cộng đồng” là chuyện chẳng đặng đừng. Anh Nguyễn Ngọc Ẩn là một trường hợp điển hình so với những gì tiêu cực nhất của cộng đồng.

Mục đích của tôi hôm nay không phải để bào chữa cho anh Tiêu Dao Bảo Cự, lập trường của anh trong quá khứ cũng như hôm nay mọi người đều rõ. Tiểu sử của anh và những chuyện anh làm, chính anh cũng không chối cãi. Tôi là chỗ thân tình, thiển nghĩ rằng mình hiểu anh khá rõ, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi chia sẻ lập trường trong quá khứ của anh (theo Việt Cộng, chống chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, chống Mỹ).

Người ta có thể làm bạn với một ai đó, nhưng điều đó không có nghĩa là họ phải chấp nhận tất cả những tư duy và hành động của bạn mình. Đây là tính chất đa nguyên của dân chủ mà nhiều người tự tiện vội quên. Nói đúng ra, là công dân miền Nam thời đó, tôi cũng như nhiều người, không hẳn đã cho rằng mọi chuyện trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa đều tốt. Vì ông Thiệu, ông Dương văn Minh (có tội giết ông Diệm, bật đèn xanh cho Mỹ tham chiến ở Việt Nam), hay một số nhân vật khác trong chính phủ miền Nam đã cai trị tồi dở cũng như dựa vào Hoa Kỳ quá đáng.

Trong khi Đảng Cộng sản miền Bắc đã giỏi tuyên truyền, tô điểm ý chí tự cường, tự quyết của dân tộc, khéo che dấu được sự hỗ trợ và tiếp viện của Trung Hoa, Nga sô cũng như các nước trong khối Cộng sản nên giữ được chính nghĩa toàn dân đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lăng với thế giới bên ngoài. Trong khi miền Nam lại rõ rệt hưởng ứng sự đổ bộ ồ ạt của quân Mỹ vào miền Nam nên đã mất đi thế đứng của mình. Do đó, tôi có thể đồng ý với hai ông Diệm-Nhu (cũng như anh Bảo Cự) không chấp nhận việc Mỹ lèo lái chiến cuộc Việt Nam.

Thời trẻ tuổi, con người thường mang nhiều nhiệt huyết và tin vào lý tưởng mình đeo đuổi. Tôi đánh giá anh Cự cao về mặt này, nhưng đánh rớt anh về chuyện ủng hộ Cộng sản (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam) trong cuộc chiến Quốc Cộng vừa qua. Có lẽ anh đã bị mê hoặc vì truyền thuyết Cộng sản hoặc giả hiểu biết của anh về họ quá sơ đẳng. Nhưng ngược lại tinh thần chống đối kiên cường của anh sau khi nhận ra được sự cai trị tàn độc của Hà Nội đã không rời bỏ lý tưởng cách mạng trường kỳ, sự bất khuất mà anh vốn có.

Trong chuyến đi Mỹ này đã không ít người hỏi anh sao không tị nạn chính trị, lại có người đòi hỏi một sự xin lỗi hay thú tội về lỗi lầm “chết người” của anh trong thời chiến. Câu hỏi thứ nhất tỏ ra sự thiển cận, đòi hỏi thứ hai tuy chính đáng, nhưng theo tôi không hiểu có thật sự cần thiết cho tiến trình dân chủ không? Tôi rất sợ cho những người Cộng sản – nhất là những người có tội lớn với dân tộc – viễn tượng một ngày mai phải ngồi trước tòa án cho nhân dân xét xử (nhưng hy vọng không phải là một tòa án nhân dân!)

Một người “phản tỉnh” như anh TDBC đã rơi vào một tình trạng khó xử. Không những anh bị khó xử với những người cực đoan, vu khống anh làm công tác kiều vận cho Cộng sản khi được cầm quyền Cộng sản cho phép anh xuất ngoại, anh còn bị khó ở với nhà nước và Công An khi đi cũng như khi về. Vài lần trước khi cho đi, bị gọi lên “làm việc” và răn đe nên hay không nên làm những chuyện gì khi ở Mỹ.

Tôi  không phải là một người chính trị, trái lại chỉ thích tìm về bản sắc và văn hóa của người Việt, nhưng tôi tin chắc rằng cuộc tranh đấu cho dân chủ là một con đường dài và cam go. Anh Tiêu Dao Bảo Cự hẳn có những nhận định tương tự. Anh còn phải về lại trong nước để theo đuổi công việc riêng của mình. Anh không qua Mỹ chỉ để  lấy lòng cộng đồng chống Cộng quá khích, rồi xuống đường đả đảo hay tuyên bố nhăng nhít cho sướng cái lỗ miệng. Do đó anh đã từ chối không tham dự một số cơ hội nhất thời hay làm những chuyện đình đám.

Một ngày kia nếu chiến tranh Trung-Việt xảy ra, lúc đó, tôi tiên đoán sẽ là một cuộc chiến giữa Quốc gia và Cộng sản. Quốc gia và toàn dân Việt Nam chống lại Cộng sản Trung quốc, chứ không phải là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung quốc choảng nhau. Vì sao? Chủ quyền của dân tộc và lãnh thổ Việt Nam bị xâm phạm và một điều thứ hai thật dễ hiểu: Lúc ấy cờ quạt quân phục và mũ cối của Cộng sản Việt Nam sẽ không còn nữa. Đã gởi qua hải ngoại chụp mũ cho nhiều nhân vật thân Cộng mất rồi còn gì đại diện cho màu cờ sắc áo của Cộng sản nữa!

© 2009 Đàn Chim Việt Online

Phản hồi