WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một tấc đường, một giải khăn tang. Bình Long máu đỏ, nhuộm cờ vàng

(Bài thứ ba của loạt bài Bình Long Anh Dũng)

An Lộc

Đính chính sai lầm

Chiến sử viết lại 40 năm sau, trí óc đã mỏi mòn. Lại viết ào ào mỗi tuần nên có nhiều thiếu sót. Xin nhờ bà con nhắc hộ, sau này in thành sách sẽ sửa lại. Bài thứ nhất chúng tôi viết về cô gái Bình Long. Đoạn cuối theo lời người kể chuyện nên đã ghi rằng sau trận 72, quân ta rút khỏi An Lộc. Thực ra trong ba quận thuộc tỉnh Bình Long, địch chỉ chiếm giữ được Lộc Ninh. Bên VNCH vẫn còn bảo vệ An Lộc và Chân Thành cho đến 75.

Bài thứ hai có tựa đề: Tro tàn An Lộc. Tay cầm cuốn phim của Trung tâm điện ảnh quốc gia mà khi hạ bút viết lại ghi là Nha quốc gia điện ảnh. Rồi viết thêm rằng không thấy có bài ca viết về Bình Long. Thực ra cũng đã có bài ca nói chung về các chiến dịch mùa hè từ Quảng Trị đến Bình Long. Bài của tác giả Nguyễn Tấn Lộc nhắc đến quốc lộ 13 có đoạn đường máu 26 cây số từ An Lộc về Chân Thành. Đợt đầu tiên dân chúng di tản khỏi An Lộc, ra đi 3.000 dân, về đến Chân Thành chỉ có 500 người.

Đợt di tản liều lĩnh lần thứ hai giữa tháng 5-72 trên 10.000 dân chạy loạn, chết thêm 2.000 người ở dọc đường.

Như vậy trận Bình Long cũng có đại lộ Kinh Hoàng, nhưng chẳng có ai đặt tên. Tên không có, nhưng đã có câu thơ. Một chiếc khăn tang một tấc đường (?) Xin được viết lại:

Một tấc đường, một giải khăn tang.                                                                                                

Bình Long máu đỏ, nhuộm cờ vàng

Tháng 4-1972, pháo cộng sản cường tập bắt đầu. Địch tấn công thế mạnh như vũ bão từ biên giới Cam Bốt đánh qua. Chiếm Lộc Ninh trong trận biển người có xe tăng ào ạt sau đại pháo. Sư đoàn 5 một sớm một chiều đã gãy mất một trung đoàn. Chiến binh bên ta, phần tử trận, mất tích, phần bị bắt và một số chạy về An Lộc. Cùng một lúc cộng quân đem 10.000 bộ đội có cả chính quy miền Bắc khóa chặt quốc lộ 13 ở phía Nam.

Tại hội nghị Paris, Nguyễn Thị Bình tuyên bố ngày 15 tháng 4 Mặt trận giải phóng miền Nam sẽ cắm cờ xanh đỏ tại An Lộc. Bình Long sẽ là thủ đô của của chính phủ cách mạng. Trong hoàn cảnh đó hơn 20 ngàn dân An Lộc ai cũng muốn chạy ra khỏi vòng vây. Từ Chân Thành cuối tháng 5-72 có một thanh niên thí mạng cùi nhất định tìm cách vào An Lộc.

Đó là phóng viên chiến trường Nguyễn Cầu. Anh vừa thoát chết từ Bastogne, miền Trung giữa tháng 5-72.

Vào sinh ra tử

Ông Nguyễn Cầu hiện làm nghề quay phim quan hôn tang tế tại San Jose, năm nay 76 tuổi. Người quê Long Xuyên ngày xưa lên Saigon học hết tú tài rồi vào làm công chức bộ kinh tế. Cuộc đời tưởng chừng mãi mãi sáng vác ô đi, tối vác về. Nhưng một ngày bỗng nổi chí làm trai muốn giang hồ ngang dọc, bèn thi vào lớp phóng viên chiến trường do Mỹ đào tạo cho quân đội VNCH.

Khóa đặc biệt và duy nhất được bên thông tin Mỹ huấn luyện, phát lương và trang bị phương tiện. Vừa học nghề vừa học Anh ngữ hơn một năm dài. 25 khóa sinh tốt nghiệp ra trường chia nhau về các quân khu. Các chàng trai trẻ trở thành phóng viên cầm máy quay phim đi thu hình trên các mặt trận. Đó là năm 1962. Những anh này, lính không phải lính mà quan cũng không phải quan. Công chức cũng không phải, mà quân nhân cũng không đúng. Lúc thì mặc bộ binh, lúc thì mặc nhảy dù, lúc thì TQLC và cả quân phục biệt động quân. Đi theo đơn vị nào thì mặc theo binh đoàn đó. Mặc nhầm là bị bắn lộn như không. Không trang bị vũ khí, chỉ có giấy bút, máy quay phim, pin và phim phòng hờ. Trên ngực có bảng tên và dấu hiệu báo chí. Trong người có thẻ của Mỹ để được ưu tiên đi máy bay. Và cuộc đời của phóng viên Nguyễn Cầu lên đường từ 1962 cho đến khi thực sự đứt phim 1975.

Trải qua 13 năm chinh chiến, ông đã đi khắp các mặt trận toàn là thứ dữ. Đánh Hải Lăng với Thủy quân lục chiến. Lam Sơn 119 ông vào Hạ Lào với Nhẩy dù. Thoát chết ở đồi 30. Nguyễn Cầu cũng có dịp thử lửa Khe Sanh với biệt động quân. Vào Bastogue với sư đoàn 1, sang Cam bốt với quân đoàn 4. Bay khắp vùng trời với Không quân và đặc biệt quay trận Hoàng Sa với Hải quân. Sau cùng ông vào An Lộc với sư đoàn 5.

Từ Bastogne đến An Lộc

Nguyễn Cầu, Sài Gòn 1962

Tháng 3-1972  Hà Nội chuyển quân vào Nam. Tháng 4 Bắc quân tổng tấn công trên 3 mặt trận. Hoả Tuyến, Cao Nguyên và Bình Long. Ngoài Trung, sư đoàn 3 bộ binh tan hàng. Lần đầu tiên căn cứ Caroll cấp trung đoàn phải đầu hàng. Cộng sản chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Trong Nam, địch tràn ngập phòng tuyến Lộc Ninh. Sư đoàn 5 tổn thất một trung đoàn. Cùng một lúc, căn cứ Bastogne của trung đoàn 54 bị tràn ngập, sư đoàn 1 đưa 2 trung đội của trung đoàn 3 trực thăng vận vào thẳng căn cứ để thăm dò. Phi công trực thăng còn lắc đầu lạnh cẳng. Nhưng có lệnh thì cứ bay. Lính sư đoàn cam chịu phần số lặng lẽ lên tàu. Cần một phóng viên đem máy đi quay. Nguyễn Cầu chợt quên mất vợ 4 con ở Saigon, giơ tay nói với ông tướng để tôi đi. Phạm Hậu đứng khóc ở bãi đáp lúc tiễn đưa. Hậu nói với Cầu đây là thí quân. Ráng mà trở về. Đó là ngày 15 tháng 5-1972. Ấy thế rồi Nguyễn Cầu vào được Bastogne mà không phải là vào sinh ra tử. Thiếu úy Hiệp chỉ huy liên đội tiền phong vào mặt trận khi ra được lên trung úy. Phóng viên Nguyễn Cầu đem ra được những thước phim quay trực tiếp tại chiến trường. Anh sống những phút vinh quang khác biệt. Trực thăng bốc ngay về Giạ Lê, bộ tư lệnh sư đoàn của tướng Phú, gặp đại tướng Cao Văn Viên trong phái đoàn Saigon ra thăm đón chào khen ngợi. Ông cho phóng viên Nguyễn Cầu quá giang máy bay của tổng tham mưu trưởng mà đem phim về Saigon. Tại Tân Sơn Nhất, đại tá chánh văn phòng lái xe Jeep đưa thẳng đến đài truyền hình. Các chuyên viên sẵn sàng tráng phim, chắp nối để chiếu cấp kỳ. Cả tổng cục ai cũng bắt tay khen ngợi. Nguyễn Cầu cũng được khen bằng tưởng lục. Ngày nay ông cũng không còn nhớ là tưởng lục gì.

Một tuần sau, cuối tháng 5-73 phóng viên vác máy vào An Lộc.

Nằm quan tài vào An Lộc

Nguyễn Cầu, San Jose 2011

Ông già phóng viên chiến trường thời xa xưa bây giờ ngồi trong phòng làm việc bên những bộ máy quay phim tân kỳ của thế kỷ 21 tại San Jose mà nhớ lại chuyện cũ. Suốt một cuộc đời phóng viên ông đi với các sỹ quan cấp úy. Rồi các vị này thành tá, thành tướng. Nhưng phóng viên Nguyễn Cầu thì muôn đời cũng chỉ là phóng viên. Đi riết rồi chỗ nào cũng quen biết hết. Ông tư lệnh nào, ông tướng nào thấy anh phóng viên vác máy quay phim cồng kềnh xông xáo thu hình giữa khói lửa mịt mùng đều có cảm tình và hết lòng giúp đỡ.

Tháng 4-1972 ba ông phóng viên cùng khóa đều có mặt tại Chân Thành. Đây là  trạm dừng chân an toàn nhất trên đường vào phòng tuyến An Lộc. Trung tướng Minh và bộ tư lệnh tiền phương của quân đoàn III đóng ở đây. Nguyễn Cầu tìm cách đi theo Nhẩy dù để mở đường máu. Suốt tuần lễ, lính Dù bị chặn đứng và thiệt hại nặng. Hoàn cảnh An Lộc giữa vòng vây oan nghiệt đã đành. Nhưng mặt trận đường 13 bên ngoài quả thực cũng hết sức gian khổ. Địch bám chốt bên trái và đại đơn vị đông đảo bên mặt. Pháo cường tập ngày đêm mà phòng không thì ác liệt vô cùng.

Nằm với Mũ đỏ thì không biết bao giờ mới được vào bên trong để lấy hình ảnh cho Sài Gòn, Nguyễn Cầu xin với ông tư lệnh quân đoàn cho phép liều mạng đi theo trực thăng tiếp tế và tản thương. Tiếp tế giữa các trận pháo kích trên sân bay. Trực thăng bay là là rồi đạp hàng xuống. Nguyễn Cầu nằm vào trong một thùng gỗ tiếp tế để lính Không quân đạp xuống. Chuyện tưởng như đùa mà hóa thật.

Anh em hỏi đi hỏi lại là có thực sự Cầu nằm trong quan tài mà vào An Lộc hay không. Thùng gỗ rớt nhẹ xuống sân bay, chẳng cần ai phá cũng đã rời ra từng mảng. Phóng viên Nguyễn Cầu cầm máy bò vào phòng tuyến và lập tức được đưa đến hầm chỉ huy. Anh trở thành phóng viên đầu tiên vào được An Lộc. Chuẩn tướng Lê Văn Hưng rất hài lòng bèn cho anh phóng viên liều mạng được nằm trên chiếc ghế bố duy nhất của ông trong đêm đầu tiên.

Thiên hạ vẫn thắc mắc về cái cách Nguyễn Cầu vào An Lộc, dù rằng thực sự anh đã vào. Đã sống với các đơn vị, đã ăn cơm dã chiến với Biệt cách Dù, đã đi theo các đại đội của sư đoản 5, nhưng cái lối vào bằng quan tài thì quá đặc biệt. Hỏi là có ai làm chứng được không. Nguyễn Cầu buồn rầu nói rằng có mấy bạn cùng khóa biết chuyện nhưng nay chúng nó chết hết cả rồi.

Chưa bao giờ họp khóa

Cái khóa phóng viên chiến trường không tên, tốt nghiệp 25 người bây giờ đếm lại chỉ còn trên đầu ngón tay của một bàn tay. Trải qua 13 năm chinh chiến, phần lớn chết trận cả rồi. Mặt trận vùng I là nơi phóng viên bị chết nhiều nhất. Đỗ Văn Môn chết tại hỏa tuyến. Ngô Minh Liêm chết ở Đông Hà. Hồ Văn Đực tại đại lộ kinh hoàng. Riêng Trần Văn Nghĩa bị 18 viên đại liên xẻ dọc từ đầu xuống chân ở Quảng Trị. Lên cao nguyên thì Vũ Tiêu Giang chết ở Plei Me. Đặng Văn Thiện chết trận Ấp Bắc. Rồi đến Đức Cơ, Đồng Xoài nơi nào cũng có phóng viên chiến trường hy sinh. Trong trận Bastogne có Trần Văn Hiệt vào thay Nguyễn Cầu nhưng không bao giờ trở lại. Trong chuyến bay vào An Lộc cũng để thay thế Nguyễn Cầu thì Nguyễn Ngọc Bình chết trên trực thăng. Trần Văn Tuấn chết ở núi Bà Đen năm 68. Riêng có Nguyễn văn Giáo là nổi danh vì cùng nổ tung trên trực thăng với tướng Đỗ Cao Trí. Thái Khắc Chương mất tích năm 75 khi triệt thoái Pleiku. Trên khắp 4 vùng chiến thuật từ ngày ra trường đến khi bỏ máy, nơi nào cũng có xương máu của bạn cùng khóa.

Ông Cầu nói, nhiều quá, lâu quá không nhớ hết nhưng thật sự gần như cả khoá chẳng còn ai. Nghe nói còn một bạn vàng Nguyễn văn Lang ở Canada. Còn phần lớn chết trẻ. Không ai sống với tuổi già như ông. Khóa của ông ra đời năm 62 coi như không phải là khóa chính thức của quân trường. Khóa năm cha ba mẹ. Ông Cầu buồn rầu kể lại. Thủa nhỏ học Thoại Ngọc Hầu, Long Xuyên. Rồi qua Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Năm 1959 lên Saigon làm công chức bộ kinh tế rồi lập gia đình. Qua 60 thi nhập học khóa phóng viên. Học chữ học nghề hơn một năm dài. Rồi chuyển qua căn bản quân sự. Cả khóa qua Dục Mỹ học chiến tranh rừng núi xình lầy cùng với khóa 16 võ bị. Xong Dục Mỹ qua học Nhẩy dù. Có bằng Dù rồi mới ra trường. Sau này gặp lại anh em khóa 16 võ bị có người đã lên đại tá nhưng phóng viên chiến trường thì suốt đời vẫn là phóng viên.

Hình ảnh quay được của Nguyễn Cầu và các bạn đưa về phía Mỹ thì AP sử dụng rất nhiều. Phe ta thì tổng cục chiến tranh chính trị và bộ thông tin Việt Nam khai thác. Những hình ảnh trên báo Tiền tuyến, Chiến sĩ Cộng Hòa và thời sự của Trung tâm điện ảnh quốc gia là xương máu của anh em. Tuy nhiên trên thực tế chiến công của phóng viên không được lưu tâm. Không có huy chương, không có thăng cấp dù là truy thăng. Đi khắp các mặt trận nhưng gần như tự quyết định lấy phần số của mình. Suốt bao năm qua anh em chưa bao giờ họp khoá.

Vào An Lộc

Vào được phòng tuyến An Lộc, phóng viên Nguyễn Cầu di chuyển từ hầm này qua hầm khác, từ đơn vị này qua đơn vị khác. Kết quả ông đã đem về những đoạn phim hết sức đặc biệt. Ngay sau trận pháo kích kinh hoàng nhất của địch vào bệnh viện tiểu khu và nhà thờ An Lộc, phóng viên đã quay được các xác chết của dân chúng, đàn bà, trẻ em và các ông bà già. Số tử vong cả ngàn người cùng với xác chết vương vãi bên ngoài đã được binh sĩ tập trung và chôn cất 3.000 người tại chỗ.

Những bài báo của thông tín viên Sài Gòn viết lại hết sức thảm thương. Đặc biệt là những trẻ thơ sống sót bị thương bên cạnh xác cha mẹ.

Đoạn phim này về sau đưa ra chiếu đã là các chứng tích về những trận địa pháo của cộng sản. Nhưng đặc biệt hơn nữa, ngày nay cũng tại mồ tập thể này ở An Lộc, chính quyền cộng sản cho xây một tượng đài kỷ niệm với hàng chữ nguyên văn như sau:

Di tích Lịch sử và Văn hóa. Mộ 3000 người.

Nơi an nghỉ của đồng bào thị xã An lộc-Bình Long

bị bom Mỹ hủy diệt mùa hè năm 1972.

Phần tài liệu của khu di tích phổ biến như thế này.

Ngày 6/12/1987 ngôi mộ tập thể này được nhà nước ghi nhận là di tích lịch sử ghi khắc tội ác của Mỹ Ngụy đối với nhân dân Bình Long.

Năm 1988 Chủ tịch nước phong cho Bình Long tước hiệu

Lực lượng vũ trang nhân dân Anh Hùng

Thêm một chuyện khác, cũng tại khu vực hàng ngàn người chết vì pháo kích, có câu chuyện của gia đình em gái nhỏ Nguyễn Thị Bình. Cả nhà em chạy từ Phước Long về An Lộc thì bố bị chết. Anh bị mất tích. Sau trận pháo kích vào nhà thờ đến lượt mẹ chết. Còn lại cô gái Nguyễn thị Bình 14 tuổi và 3 em nhỏ bây giờ luẩn quẩn theo chân anh phóng viên là người duy nhất không phải cầm súng chiến đấu. ….

Sau cùng Nguyễn Cầu bay ra bằng chuyến trực thăng đặc biệt để đưa phim về Saigon. Chị em bé Nguyễn thị Bình được đi theo. Cầu đem đám trẻ về nhà tạm trú. Tướng Lạc, tư lệnh Sư đoàn 9 đọc báo đã gọi cho Nguyễn Cầu, cảm thương hoàn cảnh các em nhỏ mồ côi, ông tư lệnh đã đón các em xuống Sa Đéc, gửi cho các bà Sơ trông nom. Sau này lại thêm người anh 17 tuổi mất tích trở về đoàn tụ với các em.

Đó là câu chuyện Nguyễn Cầu vào An Lộc.

Sau trận 72, anh chàng phóng viên nhiều may mắn đã có dịp vô tình ngồi trong chuyến tàu tiếp tế hải đảo lại quay được một phần của trận Hoàng Sa 74. Cuối cùng là đoạn phim anh quay trên cầu Tân Cảng vào những ngày cuối của tháng 4-1975. Sau khi cộng quân vào Saigon, khai thác các phim ảnh của VNCH để lại, chúng đã đi tìm Nguyễn Cầu, người có tên trong các bộ phim thời sự chiến tranh, trong đó có phim tình cờ quay được cảnh cộng sản pháo kích vào trường Tiểu học Cai Lậy.

Nguyễn Cầu được tin trong đài số 9 nói là cộng sản đang đi tìm tung tích tên phóng viên Mỹ Ngụy, anh bèn trốn về quê chờ đến thập niên 80 mới tìm cách vượt biên. Đến San Jose Nguyễn Cầu trở thành Thuyền nhân Video lo quay phim quan hôn tương tế để xây dựng lại cuộc đời.

13 năm cầm máy biết bao nhiêu hạnh ngộ, biết bao nhiêu gian truân. Người lính không có số quân, không có thẻ bài. Trận nào cũng đánh. Đeo trên người giây 3 chạc với pin và phim ảnh. Nón sắt che đầu và đôi khi nón sắt chỉ che máy hình. Hình ảnh có khi tỏ khi mờ. Khi rõ ràng, khi thì người cầm máy té lăn quay. Máy còn chạy mà người đã nằm xuống đất. Hình không quân từ trên trời. Hình hải quân dưới nước. Hỏi anh ở đơn vị nào, chẳng biết đơn vị nào là chính để trình diện. Khi Việt cộng vào cũng không biết ở loại nào mà khai báo.

Tôi viết về chuyện Nguyễn Cầu 76 tuổi ở San Jose nhưng không phải là ca tụng riêng một người. Tôi muốn tuyên dương cả khóa của ông. 25 người phóng viên chiến trường. Chết gần hết chẳng còn ai. Bây giờ gần như chỉ còn lại một ông già lãng tai. Trước đây rất trẻ trung đẹp trai, nhưng ngày nay vẻ đẹp chỉ còn là kỷ niệm. Ông kể chuyện nhưng cũng có chỗ nhớ chỗ quên. Sư đoàn nọ lẫn với sư đoàn kia, Tư lệnh này thành ra tư lệnh khác, nhưng có một điều này chắc chắn không sai. Cả khóa của ông thẩy đều anh hùng xông trận, nhưng suốt 13 năm chẳng anh nào bắn được một phát súng.

© Giao Chỉ, San Jose

© Đàn Chim Việt

 

 

 

 

 

26 Phản hồi cho “Một tấc đường, một giải khăn tang. Bình Long máu đỏ, nhuộm cờ vàng”

  1. huỳnh hiền says:

    Thôi đừng bới đống tro tàn của thời tay sai. Nếu các anh em miền Bắc là tay sai của chủ nghĩa cộng sản thì chúng ta cũng là tay sai không hơn kém, bác Lộc “giúp” nguời Pháp rồi “giúp” nguời Mỹ, tôi trẻ hơn bác nên chỉ là tay sai Mỹ thôi, nguời mỹ cắt viện trợ, chúng ta ngưng đánh giặc ngay, không tay sai thi là gì, là đồng minh?
    Cuộc chiến làm chết nhiều bạn bè, tôi may mắn thoát nạn. Chán cộng sản, chán luôn đám vnch, ghê tởm các lá cờ nhuộm máu dân lành, thanh niên 2 miền, nôn mửa vì lời của các bài quốc ca, lấy máu đào đem báo, xây xác quân thù của 2 tên nhạc sĩ đồ tể.
    Thôi đừng thù hận nhau nữa, chúng ta không hơn gì kẻ thù.
    Cảnh sát quốc gia thì đánh thầy chùa, Công an Hà nội thì đạp vào mặtdân.
    Lịch sữ sẽ xét tội lổi của cả 2 miền qua cuộc chiến nồi da xáo thịt, trong đó có tôi và bác, cũng tham gia nấu nuớng bên cạnh các chef cook Minh râu, Diệm vịt bầu, Thiệu phản chủ.

  2. tommy says:

    toàn phản động VNCH cho mỹ vào nam và Bác VN thả Dioxin hậu quả đến tận bây giờ(về VN mà xem nhé)…Các ông VNCH đừng bới chuyện quá khứ ra làm gì nhuc lắm

    • David Nguyen says:

      Phái đoàn của VN (VC) bao gồm bộ trưởng (bây giờ là phó thủ tướng) vào Mỹ để kiện vụ dioxin bị ông quan tòa Mỹ quăng hồ sơ ra ngoài. Ông chánh án Mỹ bảo phái đoàn VN về nghiên cứu lại hồ sơ. Vì dioxin có 4 loại. Mảu máu của những nạn nhân VN chỉ có chứa những dioxin không dùng trong chất da cam mà quân đội Mỹ xữ dụng! Thời của TBT Lê Khả Phiêu, VN giữ kerosene có chứa dioxin do các nhà máy điện trên thế giới trả tiền cho VN giữ dùm nhưng vài người VN dùng nó để chạy xe. Tommy biết thì thưa thì thốt không biết thì dựa cột mà nghe. Đừng nói bậy bị người ta cười. Trận chiến 1972 tại miền nam VN (Múa Hè Đỏ Lửa) đã chứng tỏ đa số người miền nam có đủ khả năng và ghét chế độ CSVN nên họ đã chiến đấu dũng cãm (nhưng sau này họ không đủ súng đạn và xăng dầu). Tôi đã thấy tận mắt và tôi có mặt tại rừng “B-40″ trước khi vào An Lộc vào Mùa Hè Đỏ Lửa, và đã bị pháo cùng hỏa tiển của CSVN rượt chạy. Tôi đã thấy từng đoàn người né tránh VC để chạy ra vùng “tự do” của VNCH dù bị VC bắn B-40 và pháo 130 ly. Người dân nào chết đã nằm lại, người nào còn sống thì bò, lết hay chạy tiếp tục. Tommy cần người giáo dục cái văn minh: không nói những gì không đúng hay không nói khi không biết!

      • tommy says:

        ông là loại người gì mà giờ này vẫn đi bảo vệ cho Nước Mỹ và nghe lời thằng Chánh án của nó nói…Bây giờ đi nói CSVN gây ra thảm họa dioxin. Đã ngu còn già mồm

      • tommy ngu says:

        Tommy oi,
        the co du bang chung sao kien My ma van thua vay ha? Ve VN ma xem…Xem cai gi? cai me gi cung do thua cho dioxin het. Co le bang chung duy nhat la dioxin thiet hai den bo oc con nguoi thi cu xem loi hanh su nhu suc vat cua may thang CS thi biet!

      • tommy says:

        đúng la ngu này kiện lúc nào mà thua kiện,về hỏi những Mỹ bị nhiễm dioxin thì biết

      • quang phan says:

        Tổng thống Nga Putin- ” Kẻ nào tin vào lời nói của người Cộng sản, kẻ đó sẽ phải trả giá cho sự ngây thơ của mình” –
        Tổng thống Nga Putin- ” Ai tin lời Cộng sản nói là người không có trí tuệ. ai làm việc Cộng sản sai là người không có trái tim”
        Nguyễn Khải, đại tá, đại biểu Quốc Hội, phó tổng thư ký Hội Nhà Văn Cộng sản-” Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ”
        Nên những gì mà những tên du kích Việt cộng viết trên diễn đàn này cũng giống như tiếng chó tru trong sa mạc, chúng có tru đến khản tiếng, bể phổi cũng chẳng thuyết phục được ai.
        Bên diễn đàn Cánh Thép hồi trước, những gì sặc mùi Cộng sản thì đừng có hòng mà được đăng lên. Kiểu “cấm chó, cấm Việt cộng” lai vãng đó mà. Bởi vậy nên vào diễn đàn của họ không phải đọc những câu viết của những tên Việt cộng nửa khùng, nửa điên, dối trá, lọc lừa, bẩn thỉu.

      • NGUYỄN says:

        Đồng chí Tommy ơi !(chà VC bây giờ cũng bày đặt lấy tên mỹ nữa ha)!
        Sao chỉ có CS nhiễm chất độc Dioxin,còn lính VNCH thì chả thấy ai bị hết,hay là cái thứ chất độc nầy nó cũng biết kỳ thị địch-ta nửa ?trả lời đi.

    • DM says:

      ĐM. Việt Cộng cũng biết xài tên Mỹ Tommy…. Hề Hề…

  3. Nguyên Lộc says:

    Xin được hỏi ông Nguyễn Cầu phóng viên chiến trường
    - Ngày ông Nguyễn Cầu đến Binh long vào ngày mấy trong chiếc thùng được thả bằng dù (dù lưới hay dù lớn).
    = Theo tôi biết ngày 13/04/1972 tôi có gặp Tăng Thường Châu đang quay phim trên đưởng Lý Thường Kiệt ngay ngã ba nối Chu Văn an đoạn phim này trên youtube “An lộc chiến 1972″ cũng có. Vậy chuyện phim An lộc không phải một mình Nguyễn Cầu mà có Tăng Thường Châu (giờ anh ấy ở Bình dương, Anh ấy đã từng nhận được tượng vàng từ tay Tổng thống thiệu, đoạn phim trên) Xin ông Cầu đừng vơ công lao về mình

    • thach says:

      Tôi ỏ Tiểu Đoàn 8 ND , sáng ngày trước khi từ vườn cao su vô An Lộc , có gặp anh Châu
      xin đi theo đơn vị tôi vào để chụp hình và quay phim , vô tới An Lộc thì hôm sau anh chào tôi để tìm cách về thăm nhà vì nhà anh ở An Lộc , sau đó , tháng 5 , anh có vô thăm tôi ở BV Đỗ Vinh , Anh Châu vào An Lộc trướcbằng trực thăng vói ND

  4. Ngụy Quân Tử - Hồ Bất Quần says:

    Miệng lưỡi của bọn thủ tiêu giết người hàng loạt Cộng Sản giống hệt nhau, từ Á sang Âu, từ Campuchia đến VN. Mới đây ngày 5/12/2011, một lãnh đạo của Khmer Đỏ, anh Noun Chea ra tòa, tòa đặt câu hỏi: “Ai đã gây ra cái chết cho khoảng 2 triệu người dân Cam Bốt từ năm 1975 đến năm 1979 do chính sách vô sản hóa điên cuồng và cưỡng bách lao động phi nhân?” và Noun Chea đã quy trách nhiệm cho Việt Nam luôn có « ý đồ lấn chiếm lãnh thổ Kampuchea » và chính Việt Nam « giết dân Cam Bốt ». Mấy anh Cò có ý kiến gì không?

  5. quang phan says:

    khách thập phương says: ‘Chuyện xưa rồi, xin dẹp cho khỏe đi mà sống’. (Trích)
    Cả một lực lượng hùng hậu của bộ đội ta – 3 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn pháo, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 lữ đoàn đặc công, tổng cộng 40 ngàn quân- bị dập cho tan tác ở An lộc, số tàn dư phải tháo chạy vắt giò lên cổ qua Kampuchea.Bởi dzậy câu ” chuyện xưa” này nhắc lại “nàm” chi cho “đồng chấy” khách thập phương đau “nòng”.
    Vậy xin ghi lại trận chiến “cận đại” nhất của bộ đội ta dưới đây nha:

    Ngày 14/3/1988, một lực lượng hải quân hùng hậu của Tàu cộng đã tiến vào khu vực quần đảo Trường Sa. Lực lượng này bao gồm: 3 khu trục hạm, 7 tàu cao tốc, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.

    Phía Việt Nam chỉ gửi ra có 2 tàu buôn. Hệt như trong khi kẻ cướp trang bị súng to, súng bé đến nhà, mà trời đât !, chủ nhà- tuy có súng ống phòng thân- chỉ mang súng nước ra chống cự !
    Người lính sống sót Trương Văn Hiền, trong cuộc phỏng vấn của BBC ngày 5/10/09, mô tả lại rằng “Trận đánh không cân sức kết thúc mau chóng, chỉ 15 phút sau thì chìm tàu”. Các tàu của Việt Nam đều bị bắn chìm, 3 người tử trận, 11 bị thương và 70 người bị mất tích.

  6. quang phan says:

    Đọc lại đoạn viết của nữ ký giả chiến trường Kiều Mỹ Duyên dưới đây thì phải ngả nón chào thua người phóng viên Nguyễn Cầu về lòng tận tụy với nghề nghiêp của ông ( và đồng thời hãnh diện về chiến công lẫy lừng của các binh chủng quân lực Việt Nam Cộng Hoà tham dự ở mặt trận An lộc):
    Qua Cơn Bão Lửa của nữ ký giả chiến trường Kiều Mỹ Duyên:
    ” Ký giả Joseph Alson của báo Los Angeles Times, người đã theo dõi trận An Lộc từ ngày khởi đầu, đã tuyên bố:

    So với trận Khe Sanh năm 1968, An Lộc còn ghê gớm hơn nhiều, ngay như thiếu tướng Hollingsworth, cố vấn trưởng Quân Đoàn III, một vị cố vấn quân sự nổi tiếng gan dạ như thế mà vẫn chưa dám đặt chân xuống An Lộc. Không như Khe Sanh hồi đó, ngày nào cũng có vài vị khách đến thăm. Báo này cũng viết:” Cường độ pháo kích tại Khe Sanh còn quá nhẹ so với An Lộc. Khi lực lượng phòng thủ ở Khe Sanh năm 1968 là thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ thì chúng ta đau khổ gọi nơi đây là ” Địa Ngục Khe Sanh”. Nhưng khi chúng ta biết đang có một cuộc tử thủ tại An Lộc còn ghê gớm hơn cả Khe Sanh, thì chúng ta lại thờ ơ, lãnh đạm, nói đến với một giọng điệu kẻ cả. Giả sử như quân đội Hoa Kỳ đang tử thủ tại đây, chắc cả nước Mỹ khóc nức nở chứ không phải thờ ơ lãnh đạm như đối với những chiến sĩ của Việt Nam Cộng Hoà đang chiến đấu tại An Lộc bây giờ”.

  7. vo thanh liem says:

    cái chuyện cộng sản giết dân rồi nói mỹ nguỵ làm chuyện dó có thật .ngày trước ở dịa phương tôi có chiến dịch di diều tra những người chết vì chiến tranh dể bồi thường mỹ chính bản thân tôi là những người dược chính quyền giao di làm nhiệm vụ diều tra .có những lời khai của gia dình nạn nhân khai là bị việt cộng giết ,nhưng cán bộ kêu ghi là mỹ nguỵ giết.

  8. Nguyen quoc viet says:

    Thật vô cùng chán chường , thất vọng cho trình độ nhận thức về những Sự thật , những Tội ác kinh tởm mà những con người mệnh danh Giải phóng quân , Quân đội nhân dân …. đã thực hiện trong suốt cuộc Chiến tranh xâm lược miền nam đã qua , cũng như những Tội ác man rợ mà họ đã gây ra cho toàn thể Nhân dân miền nam sau cuộc chiến , và vẫn còn mãi tiếp tục , kéo dài cho tới ngày hôm nay . Cộng thêm vào đó là trình độ Kiến thức , Dân trí của đại đa số người dân còn quá thấp kém , nên mãi cho tới hôm nay vẫn còn nhiều kẻ ăn cơm Quốc gia , thờ ma Vẹm cộng ở trong nước , cũng như ở Hải ngoại . Thật chán nản cho hiện tình Đất nước Việt nam ngày nay , trong tay của những người vẫn tự mệnh danh Cộng sản .

  9. ["Cả khóa của ông. 25 người phóng viên chiến trường. Chết gần hết chẳng còn ai. Bây giờ gần như chỉ còn lại một ông già lãng tai. Trước đây rất trẻ trung đẹp trai, nhưng ngày nay vẻ đẹp chỉ còn là kỷ niệm. Ông kể chuyện nhưng cũng có chỗ nhớ chỗ quên. Sư đoàn nọ lẫn với sư đoàn kia, Tư lệnh này thành ra tư lệnh khác"]
    Vậy thì lấy gì để chứng minh những lời tác giả viết trên kia là sự thật. Nếu thật vậy, ai chẳng có thể nói rằng tác giả đang bẻ thẳng thành cong. Ngay người mà tác giả hỏi chuyện cũng không thể lấy gì làm bằng để chứng minh cho mình được: “Hỏi là có ai làm chứng được không. Nguyễn Cầu buồn rầu nói rằng có mấy bạn cùng khóa biết chuyện nhưng nay chúng nó chết hết cả rồi” .Vậy thì lấy gì để tin được mấy điều tác giả viết ra kia. Sự thật đã được phơi bày. Đừng làm trò đánh lận con đen, làm sao có ai quáng mà đi tin những điều bịa đặt ấy chứ> Chuyện xưa rồi, xin dẹp cho khỏe đi mà sống. Mà cũng hãy để cho nhân chứng của tác giả yên ổn sống nốt quãng đời còn lại kẻo lại rầu lòng chết hổng nhắm nổi con mắt khi thấy người ta dùng lời của mình để gian lận với lịch sử nước nhà, tội cho ông phóng viên già đó nghe!

    • Xóm Mới says:

      Ậy, chuyện ̣̣đâu còn đó mà, đ/c đừng nóng! Phóng viên Nguyễn Cầu chỉ không còn người làm chứng cho ông ta cái cách ông ta vào chiến trường An Lộc như thế nào thôi. Còn chuyện Nguyễn Cầu đã vào An Lộc (và những chiến trường khác) là chuyện không cần ai làm chứng cả. Những thước phim của ông Nguyễn Cầu nó đã làm chứng cho ông ta rồi, và nó cũng làm chứng luôn cho cái dã man tàn bạo, dối trá thô bỉ của quân “giải phóng” nữa đấy.

      Thưa đ/c, vật vô tri giác như những thước phim của ông Nguyễn Cầu đôi khi cũng có giá trị lịch sử bất biến với thời gian đấy. Cụ thể nhá, mình biết bác Hồ mình khiêm tốn, thật thà lắm, nhưng nếu không nhờ có quyển sách của nhà báo… Trần Dân Tiên, thì giời ạ, có ai mà ngờ trông Bác như thế mà Bác lại khiêm tốn, thật thà, không đểu giả đến nhường ấy.

    • Le Thai says:

      Tại sao phải cay cú như vậy ? Chạm nọc chăng ? Khi người viết đặt vấn đề có ai làm chứng không ?… thì đã không cầu độc giả phải tin, đọc như một giai thoại có sao đâu ?. Vào cách nào không biết nhưng rõ ràng là ông ấy đã có mặt ở AL để tác nghiệp, cái chính là những thước phim đã được quay, còn giai thoại là những gia vị, tin hay không không ảnh hưởng tới thành quả công việc mà. Chỉ những ai đã từng ở AL trong những ngày bị vây chặc, suốt ngày ăn pháo, ngũ phải ngũ võng để đở bị pháo “nhồi”. sáng tinh mơ phải dậy thật sớm để… “tránh dù”. Dù đây là dù tiếp tế, một kiện hàng 5-7 tấn, thả cao thì VC nó hưởng hết, phải thả thấp, dù phải xẻ rảnh để tránh gió đẩy đi xa, thả sáng sớm vì lợi dụng sương mù che bớt tầm nhìn của địch, lắm khi dù vừa bung hết thì hàng đã tiếp đất, hàng tiếp đất có khi còn bị nảy lên vì lực cản của dù chưa triệt tiêu được quán tính của kiện hàng, rớt nhằm hầm là sập hầm, rớt nhằm người thì thành bánh tráng, nguy hiểm như thế nhưng trong hoàn cảnh lúc đó thực sự không còn lựa chọn nào khác. Vậy thì làm cách nào để ông Cầu vào được AL ?. Cho nên với riêng tôi thì cách của ông Cầu đẻ vào AL là khả tin (vì trực thăng không tích hợp để nhảy dù-nguy hiểm-). Để tin hay không tin một vấn đề không chỉ phải có chứng cớ mà còn cần phải suy luận, vì chứng cớ cũng có thể bị ngụy tạo

    • Lan Anh says:

      Không cần phải tin vội vì còn nhiều nhiều nữa. Chỉ cần cộng sản tiêu đời thì thôi, tội ác của chúng bị khai ra hết không cách nào tưởng tượng nổi. Chỉ tội nghiệp cho những đứa trẻ ngu khờ lúc quá thất vọng sẽ tự tử như ở Nga thời hậu Liên Xô. Nỗi nhục của một nửa dân tộc là bị cộng sản bịp gần cả trăm năm.

    • Lê Trần Nguyễn says:

      Cái bằng chứng rõ ràng nhất là Công hàm 1958 của Hồ chí Minh do Phạm văn Đồng Ký là đúng đắng và không thể chối cải có phải không?
      Một thành tích vĩ đại của Đảng cần phải được đưa vào sách Lịch Sử giáo khoa cho các thế hệ học tập và noi theo” TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH”.
      Chuyện Ông NGUYỄN CẦU không cần chứng minh vì cùng thời các anh chúng tôi còn đây.

  10. Dân Chửi says:

    ĐM, 3000 dân chúng miền Nam bị bọn VC xả súng bắn chết thảm, vậy mà bọn chúng dám dựng bia đề là do bom Mỹ, đúng là những quân giết người mà lại hèn hạ đốn mạt dấu tay. Bao nhiêu dân lành VN bị chúng giết như trận Mậu Thân cũng bị đổ là do Mỹ…..Bọn VC này phải bị trời tru đất diệt chúng ta mới thỏa lòng.

Leave a Reply to Xóm Mới