WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bộ phim The Lady xuất hiện đúng lúc

Bộ phim The Lady

Đúng vào lúc tình hình Miến Điện thu hút sự chú ý của toàn thế giới do một loạt việc làm mới của Tổng thống Thein Sein – như trả tự do cho hơn 200 nhà hoạt động chính trị, ban hành luật công đoàn và luật biểu tình, nới rộng tự do báo chí, trả tự do đầy đủ cho bà Aung San Suu Kyi, phục hồi quy chế hoạt động cho Liên minh Dân chủ Toàn quốc – ở Pháp hãng Europa Corporation cho ra mắt bộ phim The Lady.

Một cảnh trong bộ phim The Lady

Bộ phim được trình chiếu xuất đầu tiên vào ngày 01-12-2011, đúng vào ngày Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đến thủ đô Naypyidaw của Miến Điện, sau nửa thế kỷ quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ – Miến Điện bị cắt đứt do hậu quả đảo chính của nhóm quân phiệt Ne Win. Trong chuyến đi thăm này, bà Clinton gặp cả Tổng thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi. Ngoại trưởng Hoa Kỳ tỏ ra được khích lệ và trông chờ những bước tiến mới.
The Lady là một bộ phim loại “tiểu sử nhân vật» tả lại một quãng đời của bà Aung San Suu Kyi, trong hơn 10 năm, từ 1989 đến 1999. Viết kịch bản và đạo diễn bộ phim này với chi phí 20 triệu euro này là nhà làm phim Pháp nổi tiếng Luc Besson, 52 tuổi, từng làm những bộ phim lớn được khen thưởng, như Le grand bleu (Biển Xanh) nói về thế giới tư nhiên dưới đáy biển; Cinquième élément thuộc loại phim khoa học giả tưởng từng được giải César.

The Lady được quay rất bí mật trong năm 2010, chủ yếu là tại Thái Lan, có một số cảnh quay ở Anh và Pháp. Diễn viên người Malaysia Michelle Yeoh đóng vai bà Aung San Suu Kyi, diễn viên người Anh David Thawlis đóng vai giáo sư Anh Michael Aris, chồng bà Aung San Suu Kyi. Michelle Yeoh có dáng người, khuôn mặt, cả giọng nói giống bà Aung San Suu Kyi, nhập vai rất có thần nên truyền cảm ngày càng sâu. Hè năm nay cô Michelle Yeoh vào Miến Điện, dự định gắp bà Aung San Suu Kyi, nhưng bị trục xuất vì nhóm quân phiệt rất lo ngại về bộ phim này.

Bộ phim chủ yếu tả lại mối tình đằm thắm, sâu sắc, cảm động của 2 vợ chồng trí thức trong hoàn cảnh khắc nghiệt dưới chính quyền quân phiệt tàn ác và thâm độc.

Bà Aung San Suu Kyi và ông Michael Aris quen nhau khi bà Aung San Suu Kyi còn là sinh viên tại Viện Nghiên cứu Đông phương và châu Phi thuộc Đại học London. Đám cưới tiến hành đơn giản tại Anh vào năm 1972, khi Aung San Suu Kyi 27 tuổi, Aris 26 tuổi là chuyên viên nghiên cứu về nền văn minh Tây Tạng và Bhutan. Tình yêu của 2 trí thức trẻ trải qua những ngày tháng êm đẹp đầy kỷ niệm ; năm 1973 sinh ra cậu bé Alexander Aris và năm 1977 cậu bé Kim Aris.

Bước ngoặt của cuộc đời đôi lứa xảy ra vào năm 1988 khi thân mẫu của bà Aung San Suu Kyi là bà Daw Khin Kyi bị ốm nặng. Thân phụ bà Aung San Suu Kyi là anh hùng dân tộc Aung San (2/1915 – 7/1947) được coi là người sáng lập ra nền độc lập và cũng là người sáng lập Quân đội Tự do Miến Điện, bị ám sát khi ông mới 32 tuổi, lúc cô bé Suu Kyi cũng chỉ mới lên hai. Mẹ bà từng tốt nghiệp đại học, rồi làm đại sứ ở Ấn Độ, do đó cô Suu Kyi theo mẹ tốt nghiệp trung học ở New Delhi trong một trường Anh. Sau đó cô sang học ở Hoa Kỳ rồi làm chuyên viên hành chính – ngân sách của Liên Hiệp Quốc ở New York, trước khi sang Anh học tiếp.

Nghe tin mẹ ốm nặng, bà Aung San Suu Kyi về nước, đúng vào lúc nhóm quân phiệt trong Hội đồng Nhà nước Phục hồi Luật pháp và Trật tự (SLORC) lên cầm quyền. Với truyền thống yêu nước của bố mẹ, với lương tri của kẻ sỹ thời loạn, Aung San Suu Kyi tham gia cuộc đấu tranh chính trị ôn hòa nhưng quyết liệt ở tuổi chin chắn 43, sát cánh cùng tướng Tin Oo nguyên là bạn thân và đồng đội của cha mình, từng là tổng tư lệnh khi 28 tuổi, lập ra Liên minh Dân chủ Toàn quốc (NDL) do bà làm Tổng thư ký đầu tiên, ông Tin Oo làm phó tổng thư ký.

Bộ phim bắt đầu từ quãng thời gian này, khi bà Aung San Suu Kyi lao vào cuộc đấu tranh chính trị gay gắt với tấm lòng trong sáng vì dân, vì nước, lôi cuốn phụ nữ, thanh niên, trí thức, phật tử vào cuộc, dẫn đầu các cuộc đấu tranh, luôn bình tĩnh, gương mẫu, cương nghị và mưu lược. Bộ phim mô tả rất đạt bề ngoài mảnh mai, ăn nói nhỏ nhẹ, mẫn cảm dễ xúc động của bà che dấu một ý chí vững vàng không lay chuyển theo đuổi mục tiêu dân chủ; đe dọa, đói khát, tù đày không mảy may uy hiếp được. Bà bị bắt giam tháng 7/1989, bị kết án và trục xuất, nhưng bà nhất quyết không rời nước mình, xa dân mình. Cuối năm 1990 trong cuộc tổng tuyển cử mặc cho nhóm quân phiệt khống chế, NDL của bà giành thắng lợi áp đảo, chiếm hơn 80% ghế trong quốc hội, lẽ ra bà trở thành thủ tướng, nhóm quân phiệt thủ tiêu kết quả bầu cử, đặt NDL ra ngoài vòng pháp luật, và đầy ải bà trong cảnh xa chồng và 2 con trai rất mực tin yêu của bà.

Từ tháng 7/1989 đến 13/11/2010 , 21 năm Aung San Suu Kyi sống trong nhà tù lớn và các nhà tù nhỏ trên quê hương mình, nhưng bà vẫn có mặt ở mọi nơi diễn ra cuộc đấu tranh bền bỉ cho tự do, trong trái tim của người dân Miến cũng như trong lòng thế giới dân chủ.
Bộ phim tạm thời kết thúc với cuộc đấu tranh kiên cường độc đáo của bà Aung San Suu Kyi cũng như tạm ngừng với thiên tình sử cực kỳ xúc động Aung San Suu Kyi- Aris vào năm 1999, sau khi ông Aris bị bệnh ung thư tiền liệt tuyến và mất ở London. Những lá thư, những hình ảnh, những lời kể của bè bạn 2 người cho thấy một tình yêu say đắm, cho nhau, vì nhau giữa 2 vợ chồng tin yêu nhau rất mực, cũng rất mực thơ mộng, lồng trong tình yêu nhân dân và đất nước bao la, vì cả 2 được tôi luyện bởi tinh túy từ bi hỷ xả của đạo Phật và nền văn hóa chuộng tinh thần của phương Đông.

The Lady đang làm xúc động hàng vạn, chục vạn khán giả Pháp, đạo diễn Luc Besson và các diễn viên đã truyền đến người xem phim tiểu sử chân thật, rất xúc động của một phụ nữ Miến Điện rất con người, rất Á đông, đầy nữ tính nhưng cũng rất hiện đại và dân dã. Một tâm hồn tinh tế nhạy cảm, nhiều bạn tâm giao, nhiều kẻ thù nham hiểm, nhận ra bạn hay thù rất bén nhạy, sớm phát hiện những tên cò mồi đê tiện tay sai cho nhóm quân phiệt, cả vài tên mạng mặt nạ dân chủ. Bộ phim cũng đặc tả một số tâm địa tham quyền, tham nhũng, mê muội dị đoan của nhóm tướng lãnh quân phiệt…

Bộ phim tạm chấm dứt ở thời điểm năm 1999. Đến nay, tháng 12/20011 bà Aung San Suu Kyi đang viết tiếp tiểu sử của mình, khi bà công khai tiếp chuyện bà Ngoại trưởng Hillary Clinton ngày 1-12-2011 trong tư thế tự do, với tư cách là nhà lãnh đạo của NDL. Báo Pháp cũng cho biết ngày 27/11/2011 vừa qua bà Aung San Suu Kyi đã tiếp đại sứ về nhân quyền của chính phủ Pháp là ông François Zimeray.

Aung San Suu Kyi đúng là một phụ nữ đang tham gia xuất sắc làm nên lịch sử của quê hương mình. Còn gây ảnh hưởng tốt đẹp ra nước ngoài nữa. Cho nên The Lady cũng là bộ phim rất quý và bổ ích cho bà con Việt Nam ta vậy.

Blog Bùi Tín (VOA)

10 Phản hồi cho “Bộ phim The Lady xuất hiện đúng lúc”

  1. nt says:

    Chúng ta khuyến khích và ngưỡng mộ những ai sống với lo sợ hằng giờ bởi công an và
    độc tài chế độ mà vẫn vấn thân cho một tương lai VN. Sự đấu tranh còn gian nan và
    thử thách. Chúng ta cổ võ với lòng hâm mộ và biết ơn nhân tài trẻ với lối tranh đấu mới.
    Biết đâu 5, 10, 20, 50, hay 100 năm, một dân chủ VN trở thành sự thật thì bước đầu tiên
    là ngày hôm nay. Đúng vậy, hãy đề họ tiến lên với một ước mơ tuyệt đối chính họ.

  2. Lato says:

    Nhìn bà Aung San Suu Kyi mà thấy hổ thẹn cho dân VN.

    So với bà Aung thì các vị nhân sĩ, sĩ phu VN thời nay toàn loại to mồm, nói cho sướng miệng, nhưng thực ra cũng là phường giá áo, túi cơm, là không bằng ‘cục phân’ như ông Mao từng nói.

    Các vị hãy trả lời thực với chính mình, có ai dám hy sinh địa vị, cuộc sống gia đình, sự tiện nghi của đời sống riêng để kiên trì đấu tranh bằng hành động thực sự cho lý tưởng dân chủ và tự do mà quí vị đang ca tụng bằng cách la to không mỏi mồm ?

    Cái gọi là hiểu biết, kiến thức quí vị đem phô diễn thực ra cũng chỉ là một mớ chữ nghĩa nhặt nhạnh, chỉ để viết nhăng viết cuội, hò hét, hô hào cho thỏa mãn cái tôi, ham nói, ham cãi như ở trên diễn đàn này. Trong lúc hăng hái, hùng hổ bàn luận về bà Aung San Suu Kyi thì quí vị có tự thấy hổ thẹn với bậc anh thư tài sắc vẹn toàn như bà ta không ?

    Hãy gột rửa cái não trạng vinh thân phì gia, làm đi, đừng nói phét nữa !
    4000 năm nói phét đã quá đủ rồi.

    • Nguyen Phan says:

      Chào ông (bà) Lato,
      Văn phong cay cú của ông chắc chắn là ông có thẻ Đảng. Bọn quân phiệt Miến còn có trí tuệ hơn bọn CSVN Ba-Đình Hà Lội nhiều. Bà Aung San Suu Kyi mà ở VN thì đã bị cho vô trung tâm cải tạo “nhân phẩm” từ lấu rồi. Lên lớp, phét lác vừa phải thôi, nhờ tí !

  3. Trần Quân says:

    Đố quí vị biết tại sao Củng Lợi đóng phim xuất thần đến thế. Là bởi vì cách đây 4 năm, cô ta đã lột bỏ con người Đại Hán của mình không chút thuơng tiếc. Trung quốc vĩ đại đến thế mà Củng Lợi cũng ngửi không vô, sống không nổi. Được cơ hội vào quốc tịch Singapore, cô ta vào ngay, và cho cái quốc tịch “đại háng” của mình sang ngang vào sọt rác.

    Thế mới biết có dứt bỏ tư tưởng Đại Hán thì may ra người tàu mới được nhân loại chấp nhận, đó là chân lý thời đại.

  4. côngtằngtônnửthịmẹt says:

    HTVy,lady of VN ? Giởn hoài sao “cha nội” ?
    Kẻ góp ý này đề nghị không nên đưa Họ Huỳnh lên quá cao,nhất là Thục Vi. Hảy cho người con gái xứ Quảng một không gian sống đúng như hôm nay,có thể cả ngày mai .Cô ta còn rất lâu mới thành the lady,rất lâu nửa mới là Aung-san-sưkyu,kề cả bề dày tranh đáu,tù tội,hi sinh và cả hành đông .Phải có thời gian ,thử lửa hơn chớ không phải mấy bài viết phê phán xả hội CS VN.mà nhiều người trong nước củng đả viết củng đăng báo mạng rầm rầm.Chúng ta khâm phục cha con họ Huỳnh,chúng ta ngợi ca HTVy vì họ ,trong lòng địch ,dám viêt dám phê phán theo ý tưởng của mình. Củng đáng gọi lảanh hùng ,có gióng máu bất khuất của cha ông (HTK),nhưng củng chỉ là nhửng người,gióng như nhửng người đâu tranh vơi CS từ nam ra Bắc,như Lêthicôngnhân,trânkhảithanhthuỷ,lêcôngdinh,nguyểnvănhoàng(?),nguyểntiếntrung và cả bùithiminhhằng,nguyểthithanhphương,mẹnâm,ngườibuôngió… cùhuyhàvủ và một số người trẻ già đang dùng ngòi bút phản kháng chế độ độc tài áp bức vậy.Có thể nhửng nử tranh đấu trong nước này sẻ là the ladies,nhưng bây giờ thì quá sớm…
    Hảy ký thư phản kháng cho cha con ho huỳnh (trong đó có htvy) vì nhửng bất công ,nhửng đốn mạt hèn hạ của chính quyền sở tại (QN) qua Hội QN/ĐN. Hày làm cáí gì tương tự như Hội QNĐN đả làm,hay như trong nước Mẹ Nấm đang quyên tiền nạp phạt cho gd họ Huỳnh.như dân TC quyên tiền nộp phạt cho Ngảivivị…Đó là thự tế nhất…

  5. Kỳ Lan says:

    Người ta thường nói một con én,không làm nỗi một mùa xuân,nhưng khi nó cất tiếng kêu.Người ta biết mùa xuân đang ỡ quanh ta…

  6. tudo says:

    Aung San Suu Kyi không chỉ là một gương mẫu về lòng yêu nước tuyêt vời, một nhà chính trị nhiều viễn kiến. Bà còn là một nhà tư tưởng đầy tình người và can đảm. Bà nhìn thấy một Miến Điện hủy hoại tâm hồn dân tộc khi nước này chọn giải pháp chính trị giống VN: Độc tài với kinh tế thị trường định hướng XHCN.

  7. nt says:

    Phim dài 2giờ 15 phút. Huỳnh Thục Vy, Are you the lady of Việt nam?

Leave a Reply to Kỳ Lan