WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Võ dọa bố

Phương Bích đi biểu tình chống TQ mùa hè 2011

Đang ngồi trong buồng, tôi nghe thấy có tiếng rì rầm ngoài phòng khách. Lạ thật, giờ này làm gì có khách nào đến chơi nhỉ? Tôi ngó ra phòng khách, chả thấy ai ngoài bố đang nằm ngủ trưa trên võng, vừa ngủ vừa làu bàu nói gì đó. Đã định quay trở vào, nhưng đúng lúc ấy tôi bỗng nghe thấy bố nói rất rõ: giả rồi.

Chẳng hiểu sao tôi nghĩ ngay cái câu ấy nó liên quan đến tôi. Tôi bèn đứng lại, nhìn vào khuôn mặt bố. Bố đang nói chuyện thật, những tiếng nói trong cơn mơ ngủ không rõ ràng, hệt như người nói ngọng. Nét mặt bố thay đổi liên tục, lông mày nhướng lên, mi mắt hấp háy như cố mở ra. Trong những tiếng nói ú ớ không rõ ràng ấy, tôi lại nghe được câu: đời tôi với bà…

Hóa ra bố đang nói chuyện với mẹ! Bỗng mặt bố nhăn nhúm lại, miệng mếu xệch, rồi từ khóe mắt bố nước mắt ứa ra. Bố đang khóc!

Tôi quay vào buồng, ngồi nhìn trân trân vào màn hình máy tính. Tôi đoán bố nói với mẹ, rằng công an họ đã trả máy tính cho tôi rồi. Tôi đoán bố nghĩ đến chuyện tôi bị bắt, bị đi tù …

Hồi tôi còn bé, bố thường đi công tác biền biệt. Mỗi khi bố về là nhà như có hội. Buổi tối, năm chị em tôi quây quần bên bố, nghe bố kể chuyện gián điệp. Tôi là út ít, thường được ngồi trong lòng bố. Bố nghiêm lắm, cũng đánh con cái khi dạy dỗ. Nhưng bố là người rất chu đáo. Khi tôi đi học về, chỉ cần nhìn mâm cơm là tôi biết ai để phần, chỉ có bố mới để phần tươm tất như thế. Lúc lớn, đi chơi về muộn, bố đã mắc màn sẵn, dắt màn rất cẩn thận, tôi chỉ có việc chui vào ngủ thôi.

Ngày trước, bố được cấp một khẩu súng lục K54. Thỉnh thoảng tôi lại lấy trộm súng ra, thử đóng vai cảnh sát. Cũng nai nịt thắt lưng, lên đạn, chĩa súng vào gương, bóp cò tanh tách, ngắm mình oai thế nào. Một lần sơ sểnh, tôi quên không rút băng đạn ra, thế là xoạch một cái, viên đạn vàng chóe đã nằm trong ổ đạn. Tôi sợ điếng người, không dám nói với bất cứ ai, cứ canh chừng cái khẩu súng để trong tủ, chỉ sợ bố đi công tác lại lôi súng ra lau chùi…Hồi ấy tôi đã học lớp 10 rồi mà còn nghịch thế.

Đến giờ học quân sự, thấy thầy giáo dạy cách tháo đạn, tôi hỏi thầy tháo đạn súng lục có giống súng trường không. Thầy bảo giống, nhưng tôi không yên tâm. Tiết quân sự sau, tôi lén lấy khẩu súng của bố ra, cho vào cặp rồi đem đến lớp thầy nhờ tháo hộ. Thầy hốt hoảng khi nhìn thấy khẩu súng, bảo chưa bao giờ tháo loại súng này. Bọn con trai bu đến xem làm tôi ân hận là mình đã nhờ thầy. Thầy bảo để thầy đem xuống phòng giáo viên thử tháo xem. Lúc thầy đang loay hoay với khẩu súng thì cô hiệu phó đi qua trông thấy, thế là cô hiệu phó tịch thu luôn khẩu súng và báo công an. Sau đó tôi bị gọi lên phòng hiệu phó. Một chú công an trẻ, rất đẹp trai hỏi cung tôi, bắt tôi kê khai tên bạn bè, không tin là tôi không hề chơi với bọn con trai. Trong khi tôi ngồi viết, tôi liếc nhìn chú công an đang tháo đạn ra. Trời đất ơi, nó đơn giản thế mà sao tôi không biết chứ.

Thấy tôi nhìn trộm, chú công an tủm tỉm cười bảo: trước khi học bắn thì phải học cách tháo đạn đã, nữ xạ thủ nhé. Mặc dù đang sợ, tôi vẫn đứng tim trước nụ cười của chú ấy. Sao hồi ấy, tôi yêu các chú công an, các chú bộ đội đến thế.

Rốt cục họ không trả súng cho tôi, bảo về nói bố ra đồn công an nhận lại súng. Tôi đến cơ quan bố, kể lại sự việc với chú trưởng phòng hành chính xong rồi trốn luôn, không dám về nhà nữa.

Tôi đến nhà đứa bạn ngủ. Hôm sau tan học, tôi thấy bố đứng chờ ở cổng trường. Bố không mắng gì, chỉ bảo bố phần cơm rồi, về ăn đi. Thấy tôi đứng im, cúi gầm mặt xuống, bố nhẹ nhàng bảo: Cả đời bố đi làm cách mạng, cũng có khi phạm lỗi nhưng cách mạng cũng không xử bắn bố. Huống hồ là con, con có lỗi thì bố có thể bắn con hay sao mà phải trốn. Thôi về nhà đi, cơm nóng bố ủ trong chăn ấy.

Sau này bố không lần nào nhắc lại chuyện cũ. Tôi lân la hỏi chuyện về khẩu súng thì bố bảo bố đem trả rồi. Thời bình, không cần dùng súng nữa.

Bây giờ tôi không còn là cô gái mười bảy tuổi. Bố cũng đã 89 tuổi, cái tuổi gần đất xa trời rồi, thế mà tôi đã làm bố khóc trong mơ. Có cái gì đó đau lắm trong tim tôi. Khi gõ những dòng chữ này, nước mắt tôi vẫn nhòe nhoẹt.

Lúc bố thức giấc, tôi thử thăm dò bằng cách bảo bố nói mê loạn xạ. Bố cười buồn, nói bố mơ một giấc mơ đau khổ quá, không muốn kể lại nữa. Sau đó bố bỏ đọc báo, cứ chắp tay trước bụng, ngồi trầm ngâm. Đến bữa bố ăn có lưng bát cơm. Buổi tối bố cũng không xem ti vi, cứ ngồi im lặng trên ghế. Tôi đến bên bố hỏi:

- Bố sợ con bị bắt à? Thế bố có nghĩ con làm sai điều gì không?

- Bố không nói con sai, nhưng đối đầu với chính quyền khó lắm con ơi. Họ không bắt con, nhưng họ thiếu gì cách… bố chỉ muốn những năm cuối đời được sống thanh thản, cho đến lúc đi gặp ông bà tổ tiên thôi.

Trái với ý muốn, tôi bắt đầu gắt um lên:

- Thế ngày xưa, khi bố và bác Tính (*) đi hoạt động cách mạng, nó biết thì nó giết cả nhà. Thế ngày ấy bố và bác Tính có nghĩ đến gia đình không? Bà có ngăn cản bố và bác Tính không? Bây giờ thời bình rồi, có phải kẻ thù đâu mà bố sợ thế. Bố biết con không làm gì sai, thấy họ bắt con trái phép, sao bố không chống gậy đến tận nơi mà hỏi tại sao họ bắt con. Bao nhiêu ý chí ngày xưa của bố đâu hết rồi. Bố bất bình về những gì bố nghe thấy, nhìn thấy ở ngoài xã hội nhưng bố cứ im lặng thì ai biết đấy là đâu, rồi người ta lại nói xã hội luôn có được sự đồng thuận cao. Ít ra yêu cái gì, ghét cái gì thì cũng phải nói chứ. Nếu bố sợ con làm ảnh hưởng đến bố thì để các chị về chăm bố. Bố cứ từ con đi, để con ra ngoài xã hội con tự kiếm sống.

- Thôi, con nói thế thì bố chịu thua rồi, bố đầu hàng rồi.

Tôi bỏ vào buồng, muốn khóc mà không khóc được. Tôi sẽ phải ân hận suốt đời vì đã dọa bố thế. Làm sao tôi có thể đòi hỏi dũng khí ở một ông già gần 90 tuổi như bố chứ. Không có bố, liệu đời tôi có được như ngày hôm nay không? Cả cuộc đời bố đã lo cho vợ cho con. Bây giờ bố già rồi, không tự lực được nữa thì tôi lại dọa bỏ bố mà đi.

Mặc dù cái cách tôi làm là tàn nhẫn, nhưng nó cũng giống như một liều thuốc, khiến bố vượt qua được phút yếu đuối của tuổi già. Ngày hôm sau bố còn dậy sớm hơn thường lệ, quét nhà, tưới cây rồi tập thể dục. Bố bảo tôi về Thành Công thay pin đồng hồ cho bố, thái độ vui vẻ như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Nhân tiện đi làm thủ tục về hưu, tôi mua một con vịt luộc về, hái lá húng tự trồng trong chậu, pha nước chấm bố ưa thích rồi đứng gỡ thịt cho bố ăn. Hai bố con vừa ăn vừa chuyện trò rôm rả về đủ thứ chuyện trên đời. Thấy bố khen thịt mềm và ngọt, tôi vui lắm. Hai bố con còn tự thưởng một chai bia về sự “can đảm” của mình.

Cuộc sống trở lại bình thường. Tôi vừa in bài của giáo sư Nguyễn Minh Thuyết phát biểu trước Quốc hội, truy trách nhiệm của chính phủ về vụ Vinashin cho bố đọc, bố khoái ghê lắm. Nhưng tôi cũng thầm hứa, sẽ cố gắng không tận dụng cái món võ dọa ấy nữa. Thực ra bố luôn ủng hộ tôi đấy chứ, chỉ tại nhè lúc tôi đi vắng, mấy ông công an cứ dùng cái võ to nhỏ tỉ tê thế này thế nọ khiến bố nao núng tý chút thôi. Nhưng cái võ của họ đã không thắng được cái võ của tôi. Đời nào bố nghe họ mà bỏ con gái út ít chấy rận của bố chứ. (Hic! Chấy rận U60 đấy).

Phương Bích

(*) Tên anh ruột bố, năm 1946 là bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Dương …

Nguồn: http://chimkiwi.blogspot.com/2011/12/vo-doa-bo.html

9 Phản hồi cho “Võ dọa bố”

  1. thùy says:

    Một người cha suốt đời đi theo CM đả gầy dựng cho minh và các con chổ đứng rất tốt Nhưng đứa con gái út ,dù củng có chổ đứng yên ổn ,sung sướng như anh như chị qua hào quang của cha,nhưng cô ta không ích kỷ ,không cầu an mà đứng lên ,mà phản kháng vì cô ta có nhiệt huyết,có tấm lòng đối với đất nước. Cô ta không hẳn chống đảng .Cố ta cùng các bạn trẻ chống bọn bá quyền BK đả lấn át,đả cướp giật ,đả thổ phỉ đất biển đảo VN,Aỉ NamQuan lich sử,Thác Bản giốc đep xinh của VN gấm vóc. Vùng lên ,hăng hái đòi HS/TS là của VN,và vạch trần cái hèn hạ ,”phản dân hại nước ” của BCT/Đ.CSVN..Cô gái út đả “rủ” bọn ưng khuển tới nhà,vo ve tiếng ruối muổi đến nổi Bố cô ta lo sợ cho mình ,cho các con lớn và lo cho cô út cưng sẻ bị bon sai nha bắt di,hành hạ hay mất tích,hay thủ tiêu mà cuộc đơi ông đôi lấn đả chứng kiến hoặc đả tham gia. Ông lo sợ vì với “chuyên chính vô sản” chúng không từ thù đoạn tàn ác nào mà không làm . Chúng chẳng vị nể ai,chẳng cần biết ai miển là phải theo lênh của chúng.Chúngkhông tim óc. Phải chăng Vỏnguyêngiáp và bao công thần khác bị thất sủng,bị triệt tiêu vì đi trái đường Bán nước , ,con đường phản quốc của chúng?
    Nhưng côÚt đả dủng ‘vỏ dọa Bố” (phải viết cho rỏ Bố của PT chớ không phải Bố của mọi người. Cách dùng sai,thiếu đai danh tử nhân xưng này thật ra là của hầu hết mọi người khi nói về đấng sinh thành ra mình. Ho cứ nói trống ,làm như cha me mình củng là cha mẹ người.Tại sao khônglà “vỏ dọa Bố TÔI “?) để thuyết phục Bố ,để nói đều phải,nói chân lý cho Bố cô nghe. Và Ông Bố cốta đả nghe ra,đả không còn buồn sợ nửa,nghỉa là vui vẻ hơn ,bình thản hơn. Điều này cô Ut đả thuyết phục Bố cô rất thành công., và cô từ nay tiến mạnh trên con đuờng cô đả chọn là “con đường YÊU nước”mạnh bạo cùng tuổi tẻ và nhân dân đói lai biển đảo đất liền cao nguyên cho VN “Cái gì của VN hảy trả lại cho VN!”
    Baài viết khá hay,đầy nhửng tình cảm thân thiết của 2 bố con tác giả. .Có chút cảm thông ,cảm động nhưngkhông đên nổi chảy nước mắt . Có gì mà chảy nước mắt dể dàng vây.Hảy dành mà khóc cho VN sáp mất về tay bọn xâm lược Tàu Cộng bởi bon phản bột tổ quốc ,phản bội cha ông.là Cái Đảng CSVN kìa !!!
    ..

  2. nguyễn Tấn Trung says:

    Rất ngưỡng mộ tấm lòng lòng đầy dũng khí của Phương Bích, sống vì sự thật vì lẽ phải, sống cho tha nhân cho đất nước cho xã hội, cầu mong cho quê hương sớm quan phục, cho Phương Bích thành công và có tương lai tươi đẹp xứng đáng với tấm lòng và ý chí cao đẹp của Phương Bích .

  3. nguyễn Tấn Trung says:

    Rất ngưỡng mộ tấm lòng lòng đầy dũng khí của Phương Bích, sống vì sự thật vì lẽ phải, sống cho tha nhân cho đất nước cho xã hội, cầu mong cho quê hương sớm quan phục, cho Phương Bích thành công và có tương lai tươi đẹp xứng đáng với tấm lòng và ý chí cao đẹp của Phương Bích .

  4. hoài nguyễn says:

    Tôi rất đồng ý với bạn Nguyenha . Nhiều người trẻ ở miền Bắc VN đã chửi bới bọn cầm quyền hiện nay nặng nề nhưng vẫn ca ngợi tên qủy đỏ hồ chí minh , họ không nhìn ra hay không muốn nhìn nhận chính tên này là thủ phạm của tất cả những tang tóc , đọa đầy của cả một dân tộc , đã và đang phải chịu đựng ! Đây là kết qủa của sự nhồi sọ liên tục , từ nhỏ đến lớn của bọn cộng sản mà nhiều người dân miền Bắc đã không ý thức được !

  5. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ;

    - Bố sợ con bị bắt à? Thế bố có nghĩ con làm sai điều gì không?
    - Bố không nói con sai, nhưng đối đầu với chính quyền khó lắm con ơi. Họ không bắt con, nhưng họ thiếu gì cách… bố chỉ muốn những năm cuối đời được sống thanh thản, cho đến lúc đi gặp ông bà tổ tiên thôi.
    Trái với ý muốn, tôi bắt đầu gắt um lên: Thế ngày xưa, khi bố và bác Tính (*) đi hoạt động cách mạng, nó biết thì nó giết cả nhà. Thế ngày ấy bố và bác Tính có nghĩ đến gia đình không? Bà có ngăn cản bố và bác Tính không? Bây giờ thời bình rồi, có phải kẻ thù đâu mà bố sợ thế. Bố biết con không làm gì sai, thấy họ bắt con trái phép, sao bố không chống gậy đến tận nơi mà hỏi tại sao họ bắt con. Bao nhiêu ý chí ngày xưa của bố đâu hết rồi. Bố bất bình về những gì bố nghe thấy, nhìn thấy ở ngoài xã hội nhưng bố cứ im lặng thì ai biết đấy là đâu, rồi người ta lại nói xã hội luôn có được sự đồng thuận cao. Ít ra yêu cái gì, ghét cái gì thì cũng phải nói chứ. Nếu bố sợ con làm ảnh hưởng đến bố thì để các chị về chăm bố. Bố cứ từ con đi, để con ra ngoài xã hội con tự kiếm sống.

    Những lời của Phương Bích trên đây chắc chắn sẽ làm cho nhiều phải suy nghĩ: Lên tiếng phản đối những điều sai trái của nhà nước không thể hiểu hoặc qui kết là “chống chính quyền” được…Mà thực ra…đấy là cái tâm xây dựng, mong muốn cho đất nước này ngày tốt đẹp và phong phú hơn?

    Hay ở chỗ…”Tôi vừa in bài của giáo sư Nguyễn Minh Thuyết phát biểu trước Quốc hội, truy trách nhiệm của chính phủ về vụ Vinashin cho bố đọc, bố khoái ghê lắm. Nhưng tôi cũng thầm hứa, sẽ cố gắng không tận dụng cái món võ dọa ấy nữa. Thực ra bố luôn ủng hộ tôi đấy chứ, chỉ tại nhè lúc tôi đi vắng, mấy ông công an cứ dùng cái võ to nhỏ tỉ tê thế này thế nọ khiến bố nao núng tý chút thôi. Nhưng cái võ của họ đã không thắng được cái võ của tôi.“.

    Chúc mừng Phương Bích đã thành công trong việc động viên và thuyết phục được bố!

    Cúi đầu cam chịu là chúng ta vô tình tiếp tay cho cán bộ nhà nước làm những điều sai trái, cái lỗi ấy chính chúng ta cũng phải gánh chịu một phần, đúng không?

    Vua chết vì nịnh thần
    Nước mất vì ngu vương, lãnh đạo dốt!

    Cám ơn Phương Bích và ĐCV.Info

  6. Ngu Hết Biết says:

    Bài viết rất hay và rất cảm động.
    Trích: Bao nhiêu ý chí ngày xưa của bố đâu hết rồi. Bố bất bình về những gì bố nghe thấy, nhìn thấy ở ngoài xã hội nhưng bố cứ im lặng thì ai biết đấy là đâu, rồi người ta lại nói xã hội luôn có được sự đồng thuận cao. Ít ra yêu cái gì, ghét cái gì thì cũng phải nói chứ. Hết trích
    Rất hay là câu này và cũng mang nhiều ý nghĩa nhất.
    Cái sợ rất đa dạng. Lúc anh không có cái gì, cái sợ cũng hiện hửu nhưng dưới hình thái khác. Đến lúc anh đã có cái gì (tinh thần và vật chất) cái sợ lại mang sắc màu khác. Trẻ cũng sợ, đến lúc già cũng sợ. Có mấy ai đã vượt qua được cái sợ.

    Ngày còn ở Việt nam vào sau năm 75 thì sợ ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, không được ăn học.
    Thật ra thì khi đi vượt biên mình vẫn còn sợ…nhưng cái ám ảnh khác lớn hơn, và cái sợ những điều chưa xảy ra tương đối nhỏ hơn và trừu tượng hoặc chưa xảy ra tương đối nhỏ. Từ đó mình đã vượt qua được cái sợ để leo lên chiếc ghe nhỏ xíu và đối diện với bảo táp và đại dương…Lúc đó mình thật đúng là KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ MẤT..nên cái sợ trở thành bé tí teo..
    Nhưng bây giờ sau nhiều năm sống ở nước ngoài, dù lớn hay nhỏ thì mình cũng đã có được cái gì đó. Cái sợ đã thay đổi hình tướng. Và mình đã có cái gì để sợ MẤT…

    Đã có nhiều người không dám tham dự những cuộc biểu tình có màu sắc chính trị hay dưới màu cờ vàng ba sọc đỏ. Họ sợ bị bọn tình báo an ninh nước ngoài của việt cộng chụp hình “lưu niệm” và sợ sẽ gặp khó khăn khi trở về vn. Ai cũng có thân nhân còn ở lại quê nhà, và viết đâu có ngày nào thế chẳng đặng đừng như cha bệnh mẹ ốm phải quay về dù lòng không muốn… Và chắc chắn không ai muốn có vấn đề ở sân bay Tân sơn Nhất khi phải trở về…Đó là chưa kể đến những người sau bao năm làm ăn có chút tiền đầu tư ở vn…
    Chẳng thế mà trong những trang mạng khi đưa những tờ phản đối chính quyền vn về những cái sai trái như bắt bớ giam cầm những người bất đồng chính kiến hay nhẹ nhàng hơn là sách nhiểu người biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng như ký tên vào tờ phản đối việc chính quyền việt cộng giam giử ông Cù Huy Hà Vũ hay bà Minh Hằng hay quấy nhiểu gia đình họ Huỳnh ở Quảng Nam hầu như rất ít người hưởng ứng nếu so sánh với con số người Việt tị nạn đang sống ở hải ngoại. Mình đang sợ…..
    Không phải chỉ riêng mình mới biết sợ. Cả các vị trí thức cũng sợ tuy cái sợ của họ cũng khác với người bình thường. Người bình thường khi sợ thì run lẩy bẩy. Người trí thức thì trở thành ít lời nếu không muốn nói là trở thành câm lặng. Thí dụ là vị Giáo sư khả kính vừa được lảnh giải “Nobel” Toán mà mọi người đều biết. Sau vài bài viết mà chúng ta đã đọc sau vụ Cù Huy và sau khi bị công an việt cộng dằn mặt đã trở thành im lặng…mất hẳn tăm hơi trên…thế giới ảo…
    Sợ là phản ứng tự nhiên và nhờ biết sợ trước những nguy hiểm mà nhân loại tồn tại đến bây giờ….
    Nhưng nghĩ cho cùng cuộc đấu tranh nào cũng cần người đầy đủ uy tín và trí thức còn phải không biết SỢ hoặc ít SỢ dẫn dắt.
    Và thật tình hình như chúng ta chưa hề có….

  7. Nhạy Cảm says:

    “Sao hồi ấy, tôi yêu các chú công an, các chú bộ đội đến thế”.
    Tại hồi ấy dân với quân như cá với nước, còn bây giờ như cá với thớt đấy cô Phương Bích à!

  8. nguyenha says:

    Bài viết của Phương Bích thật cảm dộng,dã thể hiện tình Phụ-tử trong một hòan cảnh”ngặt nghèo”!!Có diều dáng nói ở dây,giới trẻ hôm nay ở trong nước hầu như không còn thiện cảm với mấy chú CA nửa,nhưng lại “hoan hô” HCM! Dây cũng là mâu thuẩn Nội-tại lớn.!Thật ra mấy chú CA chỉ là những Robot không hơn không kém,kẻ chủ mưu chính là “Bác kính yêu”! Câu thần chú “còn Dảng,còn CA”do HCM nói,chính câu nói nầy dã giết chết bao thế hệ .Những giọt nước mắt của Thân-phụ Phương-Bích rơi xuống ngày hôm nay,ngòai thể hiện tình thương con,còn nói lên cả một chuổi ngày trầm luân trong Sự Lừa-dối di theo HCM,mà thường gọi”di làm CM’!!Những giọt nước mắt dó không khác nào tiếng nói uất nghẹn cuả các bậc trí thức dã trót theo”Cách Mạng”,mà Nguyễn m Tường,Trần d Thảo,Ng Kh Viện…là tiêu biểu! Vây thìmuốn Dất nước không còn những Chú CA “dễ ghét kia”,thì chúng ta hãy dẹp cái Thần-tượng dả-dối HCM!
    Làm dược như vậy ,chính bản thân các Bạn dã chiến-thắng dược Cuộc chiến Nôị-tại dang tiềm ẩn ngay
    chính ở bản thân mình./

  9. tracy says:

    Chị Phương Bích ơi,
    Chị làm tôi khóc nữa rồi. Thương cho ông cụ, thương cho chị, và thương cho đất nước quá đi thôi.

Leave a Reply to Nhạy Cảm