WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hoa Kỳ tiết lộ vụ Hoàng Sa

Hải chiến Hoàng Sa

Chính phủ Hoa Kỳ đã cho tiết lộ hai tài liệu mật liên quan đến quan điểm của Hoa Kỳ về Hoàng Sa và Trường Sa, đó là biên bản hai cuộc họp về vấn đề Ðông Dương ngày 25/1/1974 và ngày 31/1/1974 do ngoại trưởng Henry Kissinger chủ trì.

Trước khi trình bày về tài liệu này, để độc giả có thể nắm được vấn đề một cách dễ dàng, chúng tôi xin nói qua về tương quan lực lượng giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và quân đội Trung Quốc khi biến cố Hoàng Sa xảy ra và lý do tại sao Hoa Kỳ từ chối không yểm trợ cho Hải Quân và Không Quân VNCH chống lại Trung Quốc.

Tương quan lực lượng

Tính đến năm 1975 Hải Quân VNCH có quân số lên tới 39.000 người, gồm 1611 tàu thuyền đủ loại, được phân thành 5 vùng Duyên Hải, hai vùng Sông Ngòi và một hạm đội Tuần Duyên với 83 chiến hạm đủ loại. Những chiến hạm có thể chiến đấu trên biển gồm các loại sau đây: 2 khu trục hạm, 7 tuần dương hạm, 8 hộ tống hạm, 9 tàu đổ bộ và 4 tàu trợ chiến. Với lực lượng như thế, Quân Lực VNCH không thể huy động để chống lại được quân Trung Quốc trên biển hay sao?

Sở dĩ QL/VNCH không thể chống lại Trung Quốc vì các lý do sau đây:

1. Quân đội Trung Quốc vượt trội hơn Quân Lực VNCH về cả hải quân lẫn không quân. Trong trận Hoàng Sa, lực lượng hai bên chênh lệch một cách rõ rệt: Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng Hải Quân hùng hậu gồm hơn 16 chiếc đủ loại, từ tàu đánh cá ngụy trang Nan Yu cho đến hai 2 chiến hạm loại Hainan 281 và 282, 2 chiến hạm loại Jiangnan 27 và 274 và 4 phi tiển đỉnh Komar mang số 133, 137, 139, 145. Trong khi đó, lúc đầu HQ/VNCH chỉ có tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16. Những ngày tiếp theo VNCH mới tăng cường thêm các chiến hạm HQ 4, HQ 5 và HQ 10.

2. Trung Quốc đã huy động cả hải lục không quân để áp đảo, trong khi VNCH không thể huy động không quân vì Hoa Kỳ từ chối giúp đỡ (chúng tôi sẽ nói sau).

3. Vì quyết chiếm Hoàng Sa, Trung Quốc đã hoạch định một kế hoạch hành quân chu đáo: khi lâm trận, họ đã áp dụng chiến thuật “cài răng lược” khiến HQ/VNCH không thể xoay trở được khiến bị trúng kế địch.

Tuy các chiến hạm Trung Quốc chỉ trang bị đại bác 100 ly (3.9 in.) hay đại bác 85 ly (3.5 in), còn chiến hạm HQ 16 của VNCH có đại bác 127 và HQ 10 có đại bác 76,2, nhưng Trung Quốc áp dụng chiến thuật bám sát các chiến hạm của VNCH trong khoảng cách gần, nên đại bác của HQ/VNCH không sử dụng được.

Cho dù cuộc chiến xảy ra ở tầm xa, HQ/VNCH cũng không thể thắng được vì khi thực hiện “Việt Nam hóa” chiến tranh theo đúng lịch trình của kế hoạch “Accelerated Turnover to the Vietnamese” (ACTOV), Hoa Kỳ có giao cho VNCH một số chiến hạm nhưng họ đã gỡ đi các giàn phóng phi đạn được trang bị trên đó, trong khi nhiều chiến hạm Trung Quớc có trang bị giàn phóng phi đạn và được không quân yểm trợ.
Tóm lược các diễn biến

Các bài viết về trận đánh Hoàng Sa có quá nhiều với những cách nhìn khác nhau, chúng tôi chỉ xin ghi lại các nét chính.

Trong cuốn hồi ký “Can trường trong chiến bại”, phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, tư lệnh hải quân Vùng I Duyên Hải, người chỉ huy trận đánh Hoàng Sa, kể lại rằng ngày 15/1/1974, trung tá Lê Văn Thự, hạm trưởng tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 được lệnh đưa địa phương quân và nhân viên khí tượng ra Hoàng Sa thay toán ngoài đó đã hết nhiệm kỳ. Có hai sĩ quan công binh đi theo để sửa cầu tàu. Ông Jerry Scott, thuộc văn phòng Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ ở Ðà Nẵng, cũng xin cho một viên chức Mỹ là Gerald Kosh đi theo để biết Hoàng Sa. Nhưng khi người nhái của VNCH đổ bộ lên các đảo Duncan và Drummond thì đụng ngay một toán quân Trung Quốc ở trên đó.

Ngày 17-1, chiến hạm HQ 16 báo cáo hai tàu đánh cá của Trung Quốc không tuân lệnh ra khỏi lãnh hải VNCH. Sau đó, lại có thêm hai tàu Trung Quốc chở quân tới gần đảo và đã có nhiều cờ Trung Quốc trên bờ. Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Sài Gòn đã phái thêm khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 do trung tá Vũ Hữu San ra tăng cường. Sau đó hai chiến hạm Trần Bình Trọng HQ 5 và Nhật Tảo HQ 10 cũng được gởi ra Hoàng Sa. Chiều 18-1, các chiến hạm của hai bên chạy kế ngang nhau và chỉa súng vào nhau.

Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đã liên lạc với Bộ Tư Lệnh Hải Quân tại Sài Gòn xin cho biết có đơn vị nào của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ ở trong vùng hay không. Tin tức xác nhận các chiến hạm Hoa Kỳ đang ở rất gần các chiến hạm VNCH.

Lúc 10 giờ ngày 19/1/1974, đại tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy chiến thuật (OTC) tại mặt trận, đang ở trên soái hạm Trần Bình Trọng HQ 5, báo cáo các chiến hạm hai bên đang ở vị trí quá gần nhau trong thế “cài răng lược”. Toán đổ bộ của chiến hạm HQ 16 được lệnh trở ra chiến hạm. Khi toán đổ bộ đang dùng thuyền cao su chèo ra khơi thì trận chiến bùng nổ.

Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải được tùy viên quân sự Hoa Kỳ cạnh Hải Quân Vùng I cho biết có khoảng 17 chiến hạm Trung Quốc và 4 tàu ngầm đang hướng về Hoàng Sa. Ông ta cũng cho biết các phản lực cơ chiên đấu của Trung Quốc sắp cất cánh từ đảo Hải Nam để tấn công các chiến hạm của VNCH tại Hoàng Sa.

Trận hải chiến chỉ kéo dài trong hơn 30 phút. Các chiến hạm VNCH không đuổi theo các chiến hạm Trung Quốc và các chiến hạm Trung Quốc cũng không đuổi theo các chiến hạm VNCH. Không chiến hạm nào của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ tiến vào nơi có cuộc giao tranh.

Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10 bị bắn chìm, thiếu tá Ngụy Văn Thà với 24 quân nhân khác bị tử thương, 26 người mất tích, 23 thủy thủ trôi dạt được tàu của hãng Shell vớt.

Hai khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 và Trần Bình Trọng HQ 5 bị hư hại, mỗi chiến hạm có hai chiến sĩ bị tử thương.

Tuần dương hạm HQ 16 do trung tá Lê Văn Thự chỉ huy, bị trúng đạn nghiêng một bên, được lệnh quay về Ðà Nằng, có một chiến sĩ bị thương và 16 chiến sĩ khác trôi dạt trên thuyền cao su về đến Quy Nhơn.

Có 43 người đã bị bắt làm tù binh, trong đó có ông Gerald Kosh, được đưa về Quảng Châu, sau đó được trao trả cho VNCH qua Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế.

Về phía Trung Quốc, hộ tống hạm Kronkstad 274 bị chìm, hộ tống hạm Kronkstad 271 và hai trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng, các sĩ quan chỉ huy là Vương Kỳ Uy, Triệu Quát và Diệp Mạnh Hải đều bị tử trận.

Mỹ từ chối yểm trợ

Có một điều quan trọng mà phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại không biết đến, đó là Hoa Kỳ đã từ chối yểm trợ VNCH trong trận chiến Hoàng Sa.

Ngày 18/1/1974, Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH biết rõ hàng không mẫu hạm USS Enterprise của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ đang có mặt trong vùng gần Hoàng Sa. Phó đề đốc Diệp Quang Thủy, tham mưu trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân đã hỏi đại tá Kussan, tùy viên quân sự Mỹ tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân rằng phi cơ chiến đấu của Việt Nam khi đi tác chiến tại Hoàng Sa có thể hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm USS Enterprise để xin tiếp tế nhiên liệu được không ? Phó đề đốc Thủy cho biết Ðà Nẵng cách Hoàng Sa trên 150 hải lý, do đó, phi cơ chiến đấu sẽ không đủ nhiên liệu để có thể vừa đi vừa về, nếu phải mang theo hai bình xăng thì không thể tác chiến được.

Sau khi trao đổi với Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, đại tá Kussan đã trả lời cho phó đề đốc Diệp Quang Thủy như sau: Các chiến hạm Mỹ không thể tiếp tế cho Quân Lực VNCH vì hai lý do sau đây:

Lý do thứ nhất, Hiệp Ðịnh Paris cấm Hoa Kỳ không được tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam (điều 4).

Lý do thứ hai, Luật War Power Act ngày 2/9/1973 cấm Hoa Kỳ sử dụng lực lượng quân sự ở Ðông Dương. Vì thế, các chiến hạm Hoa Kỳ không thể tiếp tế nhiên liệu cho các chiến đấu cơ VNCH được. Các chiến hạm Hoa Kỳ chỉ có thể cứu giúp quân đội VNCH khi bị các tai nạn mà thôi. Tuy nhiên, đó phải là các tai nạn bình thường, còn các tai nạn do chiến đấu, các chiến hạm Hoa Kỳ cũng không thể cứu giúp được.

Cần lưu ý, trong thời gian còn chiến tranh Việt Nam, Bộ Chỉ Huy Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (The US Military Assistance Command, Vietnam – MACV) là cơ quan chỉ huy quân sự thống nhất của Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, sau Hiệp Ðịnh Paris, cơ quan này bị hủy bỏ và được thay thế bằng Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (Defense Attach Office – DAO) kể từ ngày 28-1-1973, do đó không còn các cố vấn Mỹ nữa mà chỉ còn các tùy viên quân sự.
Quan điểm của Hoa Kỳ quá rõ

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, theo tài liệu Hoa Kỳ vừa công bố, trong hai cuộc họp do ngoại trưởng Kissinger chủ trì ngày 25/1/1974 và ngày 31/1/1974, tức sau khi Hoàng Sa bị mất, vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa đã được đưa ra bàn cãi. Nội dung tài liệu này đã được đài BBC trình bày ngày 3/10/2011, chúng tôi xin ghi lại những điểm quan trọng sau đây:

1. Về trận đánh Hoàng Sa

Ðô đốc Thomas H. Moorer, chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân: “Chúng ta đã tránh xa vấn đề”.

Ngoại trưởng Kissinger: “Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ [Nam Việt Nam]?”.

Ðô đốc Moorer: “Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác cũng có cùng vấn đề – đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó”.

Ngoại trưởng Kissinger: “Ai khởi đầu trận chiến ở Hoàng Sa?”.

Ðô đốc Moorer: “Một đội tuần tra của Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số tàu Trung Quốc tiến về các đảo; họ tiến đến và đưa khoảng 75 người lên đảo Duncan (Quang Hòa). Ðó là một trong các đảo phía nam của nhóm Nguyệt Thiềm. Họ phải đối đầu với hai đại đội Trung Quốc. Phía Nam Việt Nam phải rút sang các đảo gần đó. Bốn tàu Nam Việt Nam và khoảng 11 tàu Trung Quốc sau đó có trận hải chiến trong khi quân Nam Việt Nam rút lui”.

2. Quan điểm của Hà Nội

Ngoại trưởng Kissinger: “Phản ứng của Bắc Việt trước toàn bộ vụ việc là thế nào?”.

William Colby, giám đốc CIA: “Họ bỏ qua, nói rằng nó nằm dưới vĩ tuyến 17 và vì thế không có ảnh hưởng đến họ. Nói chung, họ không đưa ra lập trường, không theo bên nào”.

William Smyser, thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia: “Nó đặt họ vào tình thế tế nhị. Họ không nói gì cho đến khi đã xong chuyện, và rồi chỉ nói họ lên án việc dùng vũ lực”.

Ngoại trưởng Kissinger “Tôi biết họ nói gì rồi, nhưng họ thực sự cảm thấy thế nào?”.

Ðô đốc Moorer: Tôi nghĩ họ lo lắng.

William Colby: “Bắc Việt có thể muốn có mỏ dầu tại đó”.

Ông Clements, thứ tưởng quốc Phòng: “Ðừng quá mơ mộng về khả năng có dầu tại các đảo đó. Ðó vẫn là chuyện trên trời. Hiện chẳng có gì ở đấy cả, chỉ là tương lai thôi. Hiện nay dầu hỏa ở đó không khả thi. Chỉ là tiềm năng”.

Ðô đốc Moorer: “Người Pháp nắm giữ các đảo trong thập niên 1930 cho đến khi Nhật chiếm trong Thế chiến. Năm 1955, người Pháp từ bỏ chủ quyền các đảo và Nhật đã làm như thế năm 1951. Nam Việt Nam và Trung Quốc kể từ đó cùng nhận chủ quyền. Philippines có tuyên bố yếu ớt, nhưng chỉ là trên giấy.

Sau đó, Ðô đốc Moorer xác nhận lại với Henry Kissinger: “Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực”.

3. Chuyện bảo vệ Phillippines

Trong một cuộc họp ngày 31/11/974 tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, ngoại trưởng Kissinger được thông báo: “Không có dấu hiệu Trung Quốc định tiến về Trường Sa. Dẫu vậy, có sự lo ngại đáng kể từ phía Nhật, Philippines và đặc biệt là Nam Việt Nam, mà theo tin báo chí thì hôm nay đã gửi đoàn 200 người ra chiếm một số hòn đảo lâu nay không ai ở trong khu vực Trường Sa.

“Ðài Loan đã chiếm ít nhất một đảo và Trung Quốc cũng vậy.

“Trong bối cảnh này, Philippines đã hỏi Mỹ liệu Hiệp Ước An ninh Mỹ – Philippines có được áp dụng hay không nếu quân Philippines kéo ra Trường Sa và bị Trung Quốc tấn công”.

Các quan chức Mỹ có mặt trong cuộc họp đồng ý rằng không có câu trả lời rõ rệt và họ muốn để ngỏ sự mơ hồ trong câu trả lời cho Philippines.

Một người trong cuộc họp, ông Hummel, nói: “Tạp âm xung quanh các tuyên bố của chúng ta về những hòn đảo này hẳn đã đủ cho người Philippines hiểu rằng chúng ta không có ý định hay chúng ta không muốn”.

Ngoại trưởng Kissinger kết luận: “Câu trả lời của chúng ta là đúng. Chúng ta không nên nói chúng ta sẽ bảo vệ họ”.

Một vài nhận xét

Qua các sự kiện vừa được trình bày nói trên, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

1. Hoa Kỳ không muốn can dự vào các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Ðông vì sợ đụng chạm với Trung Quốc, nơi Hoa Kỳ có rất nhiều quyền lợi.

Mặc dầu trong chuyến viếng thăm Á Châu vừa qua, tổng thống Obama đã cho các quốc gia trong vùng hiểu rằng Mỹ sẽ “bao vây” Trung Quốc cả về kinh tế lẫn quân sự, nhưng trong cuộc họp báo hôm 8/12/2011 tại Bắc Kinh, kết thúc cuộc đối thoại quốc phòng thường niên Mỹ-Trung, bà Michele Flournoy, thứ trưởng bộ quốc phòng Hoa Kỳ, khẳng định việc Washington tăng cường các liên minh quân sự tại Á Châu không nhằm mục đích “ngăn chặn” Trung Quốc.

2. Giữa Philippines và Mỹ có hiệp ước ngày 30/8/1951 bảo vệ các hòn đảo, tàu thuyền và máy bay của Philippines trên Thái Bình Dương khi bị tấn công, nhưng khi có đụng độ, Philippines có thực sự được bảo vệ hay không là vấn đề khác. Ngoại trưởng Kissinger đã nói rất rõ: “Câu trả lời của chúng ta là đúng. Chúng ta không nên nói chúng ta sẽ bảo vệ họ”.

Bản tin của đài VOA ngày 24/6/2011 cho biết trong cuộc họp ngày 23/6/2011, ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton, nói với ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario rằng Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Philippines giữa lúc xảy ra vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa. Nhưng tờ Philippines Daily Inquirer dẫn lời giáo sư Pacifico Agabin, cựu khoa trưởng luật khoa của Ðại học Philippines, cho biết nội dung của bản hiệp ước ký năm 1951 ghi rõ Mỹ không tự động bảo vệ Philippines một khi có xung đột trên biển Ðông. Ðiều 4 của hiệp ước này quy định trong trường hợp xảy ra tấn công trên Thái Bình Dương, tổng thống Mỹ phải được sự chấp thuận của Quốc hội mới tiến hành điều quân.

3. Hoa Kỳ từ chối tiếp tế xăng cho các phi công VNCH để tác chiến ở Hoàng Sa và nói rất rõ lý do tại sao Hoa Kỳ không thể làm như vậy. Ðiều này chứng tỏ Hoa Kỳ không còn muốn dính líu gì đến miền Nam Việt Nam nữa. Nhưng tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người được Mỹ đưa lên cầm quyền ở miền Nam, quá yếu kém về chính trị, không thể hiểu được như vậy. Ông cứ nằng nặc đòi thêm viện trợ và cuối cùng chơi trò “tháu cáy”, rút khỏi Cao Nguyên và miền bắc Trung phần, để Mỹ hoảng sợ miền Nam mất, phải nhảy vào. Nhưng Mỹ đã không can thiệp khiến miền Nam bị sụp đổ một cách nhanh chóng, gây tang thương cho không biết bao người. Tôi ấy trời khó dung và đất khó tha.

4. Tất cả các sự kiện được trình bày nói trên cho thấy cả Việt Nam lẫn Philippines phải tự lo lấy thân phận mình, đứng trông chờ ở Mỹ.

Nguồn: Ethongluan.org

 

37 Phản hồi cho “Hoa Kỳ tiết lộ vụ Hoàng Sa”

  1. ĐôngA says:

    Về vấn đề Hoàng Sa, miền Nam và cả Việt Nam rơi vào tay cộng sản.
    Ông Thiệu và dân miền Nam có LỖI. Cái lỗi không tròn trách nhiệm người Việt.

    Đảng csVN và đám theo cộng sản có TỘI. Cái tội dâng nước này vào gông cùm Tàu cộng. Hồ chí minh đã biến ước mơ ngàn năm của hán tộc thành hiện thực. Ước mơ bành trướng làm chủ thế giới của chúng.

  2. Minh Đức says:

    Trích: “Nhưng tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người được Mỹ đưa lên cầm quyền ở miền Nam, quá yếu kém về chính trị, không thể hiểu được như vậy. Ông cứ nằng nặc đòi thêm viện trợ”

    Việc Mỹ không tiếp xăng cho phi cơ VNCH là vì Mỹ không còn tham chiến nữa, theo như Hiệp Định Ba Lê đã ký. Còn việc viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa thì lại được ghi vào Hiệp Định Ba Lê là Mỹ sẽ viện trợ 1 đổi 1, nghĩa là vũ khí VNCH bị hư hỏng sẽ được Mỹ viện trợ thay thế nhưng không viện trợ nhiều hơn. Kết quả là phía CSVN thì được viện trợ nhiều hơn gấp ba còn viện trợ cho VNCH thì bị cắt đi không còn theo đúng nghĩa 1 đổi 1 nữa. Ông Thiệu đòi viện trợ vì đó là điều sinh tử cho miền Nam. Việc rút khỏi cao nguyên là giải pháp đối phó với việc vũ khí bị cắt giảm, không phải là tháu cáy gì cả. Nếu không thu nhỏ vùng phòng thủ lại trong khi số lượng đạn dược kém hơn thì vùng phòng thủ dù rộng rồi cũng bị mất vì thiếu đạn dược để bảo vệ.

  3. Tuổi trẻ says:

    Đấu tranh ngoại giao sau hải chiến Hoàng Sa 1974
    Ngày 20/1/1974, sau khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa, lập tức Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa cũng đã gọi điện và gửi thư cho Chủ tịch Hội đồng Bảo an và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị những biện pháp cần thiết, trước tình hình khẩn cấp này và nêu rõ hành động Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của ViệtNam Cộng hòa, đã vi phạm Điều 2 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
    Trước các hành động đó, các nước như Liên Xô, Hà Lan, New Zealand, Indonesia…, các tổ chức quốc tế như Tổng Liên đoàn Lao động thế giới, các lực lượng thanh niên Italia, Hội đồng công dân Australia, Viện Nghiên cứu xã hội Australia, Ủy ban Đại học Australia bảo vệ Đông Dương… đã lên tiếng phản đối hành động xâm lược lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc. Trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam công bố lập trường của mình rằng : “… các nước có liên quan cần xem xét vấn đề này theo tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt, và giải quyết bằng thương lượng”.
    Ngày 21/1/1974, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã gửi công hàm cho các thành viên ký kết định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam, để tố cáo Trung Quốc xâm phạm quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam và khẩn thiết kêu gọi các đoàn thể luật gia trên thế giới tích cực trợ giúp Việt Nam Cộng hòa trong việc tái lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.
    Ngày 14/2/1974, Chính phủ và Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã raTuyên cáo của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa về chủ quyền trên những hòn đảo ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam Cộng hòa.
    Tuyên cáo khẳng định: “Chừng nào còn một hòn đảo thuộc phần lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chính phủ và nhân dân Việt Nam Cộng hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình” (3).
    Ngày 30/3/1974, tại Hội đồng Kinh tài Viễn Đông ở Colombia, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa tiếp tục công bố văn kiện ngoại giao khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    “Việt Nam Cộng hòa không đi tìm một cuộc chiến tranh với Trung Quốc hay bất kỳ một quốc gia nào khác. Bởi vậy không có vấn đề thành lập hoặc tìm cách thành lập một liên minh quân sự với một số quốc gia để chống lại các quốc gia khác… Tuy nhiên, tại Hoàng Sa hay bất kỳ một nơi nào, Chính phủ và nhân dân phải bảo vệ lãnh thổ ; Việt Nam Cộng hòa có chủ quyền trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam Cộng hòa không có ý định chia sẻ chủ quyền các đảo này ; Việt Nam Cộng hòa lúc nào cũng sẵn sàng theo phương thức thương nghị ôn hòa để giải quyết tranh chấp quốc tế.
    Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa trân trọng kêu gọi các Thành Viên đặc biệt lưu ý đến điều 1 của Hiệp định Paris và điều 4 của định Ước của Hội Nghị Quốc Tế Paris, cả hai đều long trọng công nhận rằng sự bất khả phân lãnh thổ của Việt Nam phải được tích cực tôn trọng bởi mọi Quốc Gia và bởi các Thành Viên của Định Ước.” (4).
    Ngày 14/2/1975, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã ra Tuyên bố về việc ra mắt “cuốn sách trắng” với đầy đủ dữ kiện chứng minh chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Nhờ những hoạt động mạnh mẽ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa,trong năm 1974, Hộiđồng bảo an Liên Hiệp Quốcđã thông qua Nghị quyết 3314 định nghĩa về hành vi xâm lược bằng vũ lực.Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lúc này là tiến sĩ G.J. Facio (cũng là Ngoại trưởng Costarica), sau khi được Việt Nam Cộng hòa thông báo nội tình và thể theo lời yêu cầu, trước đó (25/1/1974), ông đã mở một cuộc tham khảo sôi nổi vào ngày và đề nghị đưa vụ Hoàng Sa vào Nghị trình của Hội đồng Bảo an.
    Tuy việc triệu tập một phiên họp của Hội đồng Bảo an không thành vì Trung Quốc là hội viên thường trực có quyền phủ quyết. Nhưng Việt Nam Cộng hòa đã đạt được thắng lợi ngoại giao đáng kể.
    Như vậy, trong từng điều kiện, hoàn cảnh lịch sử khác nhau, dù tình hình chính trị ở miền Nam Việt Nam có nhiều biến động,song chính quyền Việt Nam Cộng hòavẫn kiên quyết đấu tranh, bảo vệ chủ quyền quốc gia tại quần đảo Hoàng Sa.
    Và, trên trường ngoại giao Quốc tế, Việt Nam có đầy đủ tính pháp lý và lịch sử lâu đời về chủ quyền đối với 2 quần đảoHoàng Sa, Trường Sa ;phần chính nghĩa, sự ủng hộ của Quốc tế đối với Việt Nam vẫn là dòng chủ lưu.

    Võ Hà.

  4. Tienphong says:

    Lãnh dạo VNCH là những kẻ hèn nhát, không lực hơn hẳn mà không ra lệnh cho xuất kích và nổ súng, vì bất cứ lý do gì thì cũng không che đậy được thực tế là quá hèn, sợ Mỹ, sợ Tàu, sợ VC,… Ngoài ra khong còn lý do nào khác!

  5. philong51 says:

    Ông Lữ Giang biết 1 mà chẳng biết 2.Các phi cơ F-5 và A-37 Mỹ đã tháo gỡ tất cả các hệ thống tiếp xăng trên không trước khi mang qua VN. Nếu Mỹ muốn tiếp tế nhiên liệu cho phi công KQVNCH thì tiếp bằng cách nào ? Trong khi đó phi cơ A-1 có dư khà năng oanh tạc Hoàng Sa, nếu mang theo 1 bình xăng phụ, các phi công có thể chui vào mây ngủ 1 giấc)
    Nếu ông Lữ Giang phê bình trong khi Chệt Cộng có kế hoach xâm lăng Hoàng Sa từ lâu và rất chu đáo thì TT Thiệu không hề hay biết gì, không biết lực lượng Tàu Cộng mạnh yếu ra sao? . Lỗi lầm của ông Thiệu,giống như ra lịnh di tản Vùng I và II sau đó là nhắm mắt ra lịnh khai hoả mà không có bất cứ 1 kế hoạch hành quân nào (sống chết mặc bây)
    Thay vì phối hợp HQ và KQ,dùng các phi cơ A-1 Skyraider sẳn có cùng 1 lúc tấn công các tàu chiến của tên Chệt Cộng Mao Xếnh Xáng. PL51 tin rằng Lịch Sử về Hoàng Sa đã khác đi Khu Trục Hạm HQ-10 cùng Hải Hành Đoàn không bị hy sinh oan uổng. Đợi đến khi 2 chiến hạm HQ 10 và 16 trúng đạn HQ4 và 5 triệt thoái ra khỏi vùng Hoàng Sa rồi mới ra lịnh KQ đi oanh tạc các tàu chiến Chệt Cộng có trể chăng ? (Xin xem bài phỏng vấn theo link:)

    (http://hoiquanphidung.com/showthread.php?13222-Ph%E1%BB%8Fng-v%E1%BA%A5n-c%E1%BB%B1u-Th-T%C3%A1-KQVNCH

    Đồng ý phi cơ A-1 là phi cơ cánh quạt rất củ kỷ bắt đầu thiết kế năm 1939 nhưng nó có biệt danh là Thiên Thần Sát Cộng nó mạng nhiều bom đạn,oanh tạc chính xác hơn chiếc F-5 nhiếu lần (dùng phi cơ F-5 để hộ tống thì tốt hơn)..
    Ngày xưa biết Mỹ cần phi cơ A-1 để viện trợ cho VNCH nhưng TT De Gaulle láu cá chơi xỏ Mỹ thà đem gần 50 chiếc A-1 đi bán ve chai chớ không chịu bán cho Mỹ, mặc dù các phi cơ nầy do Mỹ viện trơ trong kế hoạch Marshall sau Thế Chiến thứ Hai..

  6. philong51 says:

    Hoàn toàn đồng ý với ông bà Bút Thép bọn mũi lõ đã thao túng chiến trường VN , VN chỉ là 1 con tốt không hơn không kém, chưa được là con pháo đâu.
    Để thực hiện kế hoạch ly gián giữa Nga-Tàu và thị trường béo bở của cả tỷ người Chệt mà họ đã âm mưu từ nhiều thập niên trước, họ đã không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào kể cả 58.000 quân thì làm sao họ giúp VNCH về vụ Hoàng Sa ?
    Quan niệm của PL51 biết thì thưa thốt không biết nên dựa cột mà nghe và tuyệ đối lúc nào cũng tôn trọng sự thật.
    Vì không đồng ý với ông Lữ Giang và giới chức chỉ huy trong trận chiến Hoàng Sa (Tư Lịnh trận hải chiến quyết định khai hoả thiếu thông minh rồi sau đó nguy biện phi cơ không đủ nhiên liệu) nhất là bất nhẫn với sự hy sinh của 74 Chiến Sĩ VNCH. PL51 mơi kể lại chuyện thật ngày xưa không phét lác, hơn 500 nhân viên phi hành của KĐ 72CT lúc bấy giờ là những nhân chứng và nhiều người vẫn còn sống.
    Sự thật bao giờ cũng là sự thật bất chấp kẻ dèm pha nhưng kẻ nào muốn dèm pha nên tìm hiểu sự thật trước khi dèm pha người khác.

    • Bút Thép VN says:

      Là con “tốt” hay “pháo” gì thì cũng đã bị “thí” từ 40 năm rồi, và đã biết rằng anh hai mũi lõ lèo lái cuộc chiến, dùng mình VNCH làm con cờ thí để mặc cả với Tầu-Nga thì bây giờ có cắn rứt nhau cũng bằng thừa, nói về dĩ vãng chỉ để rút kinh nghiệm cho thế hệ trẻ chứ không phải để chê trách nhau.

      Đành phải chịu vậy, 74 chiến sĩ đã bị hi sinh trong cuộc chiến Hoàng Sa, tuy không thành công thì cũng thành nhân!.

      Cũng vì sự hi sinh cao cả của 74 Anh Hùng Tử Sĩ ngày 19.1.1974 mà thế hệ trẻ hôm nay còn nhớ đến Hoàng Sa và VNCH. Vậy Philong51 cũng nên hãnh diện về quá khứ của mình, rồi đây sẽ không còn bị giới trẻ hiểu nhầm là “ngụy” vì sự tuyên truyền nhồi sọ dối trá của CSVN nữa!

      Nếu đem so sánh 58’000 sinh mạng người Mỹ chết ở VN, thì 74 chiến sĩ hào hùng của ta có giá trị gấp 800 lần người Mỹ vì đã làm nên lịch sử và là “Ngôi sao sáng” tô đậm thêm cho “Chính Nghĩa Quốc Gia”?

      Thương tiếc cho hơn 3 triệu sinh mạng bộ đội đã đổ máu vô ích, không phải cho độc lập đất nước, hay vì Tự do – hạnh phúc của nhân dân, mà trở thành gạch đá lót đường cho lãnh đạo CSVN bước lên đài danh vọng để rồi hôm nay cả một dân tộc chỉ còn biết cúi mặt khóc thầm vì đất nước sắp rơi vào tay TQ!?

  7. philong51 says:

    Hoàn toàn đồng 1 với ông bà Bút Thép VN VNCH chỉ là 1 con chốt (không được con PHÁO đâu)của tụi mũi lõ trong kế hoạch đã sắp xếp từ thập niên trước là tạo sự mâu thuẩn giữa khối CS Nga-Tàu Cộng..
    Vì không đồng ý với ông Lữ Giang nhất là bất nhẫn với quyết định khai hoả không có kế hoạch nào sử dụng KQ làm mất Hoàng Sa nhất là hy sinh 74 Chiến Sĩ cùng Khu Trục Hạm Nhật Tão HQ-10 PL51 mới nói lên sự thật. Các nhân chứng vẫn còn tại vị. PL51 không hàm hồ hay phét lác. Vậy mà có người chẳng những không tin mà còn dèm pha. Có thể nên tin những gì Vẹm nói !!!

  8. Minh Đức says:

    Kết luận của Lữ Giang là đừng trông chờ vào Mỹ. Đó là tùy theo trường hợp. Trường hợp VNCH năm 1974 thì Mỹ đã bị CSVN đánh cho cút khỏi Việt Nam rồi. Mỹ đã cút rồi thì tất nhiên không thể trông chờ vào Mỹ. Đem Đài Loan ra thì lại cũng là một trường hợp vì quyền lợi mà Mỹ bỏ rơi Đài Loan. Nhưng Nhật và Nam Hàn thì có quyền lợi buôn bán với Mỹ rất lớn. Mỹ vì quyền lợi mà bỏ đồng minh nhưng cũng vì quyền lợi mà không bỏ đồng minh. Toàn thể Tây Âu vào thời Chiến Tranh Lạnh, từ 1945 cho đến 1990 đã phải trông đợi vào Mỹ và sự trông đợi này có kết quả tốt. Liên Xô tuy có sức mạnh quân sự hơn bất cứ quốc gia Tây Âu nào nhưng không dám tấn công vì e ngại Mỹ. Người châu Âu họ ngu nên họ trông đợi vào Mỹ chăng?

    Vào năm 1988 khi CSVN bị tàu Trung Quốc bắn ở Trường Sa thì hiệp ước quân sự giữa CSVN và Liên Xô vẫn còn giá trị mà Liên Xô có nhúc nhích gì đâu. Đó là lúc mà CSVN cũng không trông đợi được vào Liên Xô. Trong lúc CSVN đang tấn công miền Nam thì Trung Quốc bắt tay với Mỹ. Đó là lúc CSVN cũng không trông đợi được vào Trung Quốc.

    Nói tóm lại khi gọi là đông minh, liên minh hay dựa thế thì có những trường hợp việc dựa thế không đem lại kết quả, nhưng cũng có những trường hợp việc dựa thế đem lại kết quả tốt. Chẳng nước nào mà có thể hoàn toàn trông cậy 100% được mà cũng chẳng có nước nào mà không nên liên minh hay dựa thế để có lợi cho mình.

  9. Trực Ngôn says:

    Ông Lữ Giang viết; “Hoa Kỳ từ chối tiếp tế xăng cho các phi công VNCH để tác chiến ở Hoàng Sa và nói rất rõ lý do tại sao Hoa Kỳ không thể làm như vậy. Ðiều này chứng tỏ Hoa Kỳ không còn muốn dính líu gì đến miền Nam Việt Nam nữa. Nhưng tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người được Mỹ đưa lên cầm quyền ở miền Nam, quá yếu kém về chính trị, không thể hiểu được như vậy. Ông cứ nằng nặc đòi thêm viện trợ và cuối cùng chơi trò “tháu cáy”, rút khỏi Cao Nguyên và miền bắc Trung phần, để Mỹ hoảng sợ miền Nam mất, phải nhảy vào. Nhưng Mỹ đã không can thiệp khiến miền Nam bị sụp đổ một cách nhanh chóng, gây tang thương cho không biết bao người.

    Dẫu rằng dù biết rõ Mỹ sẽ bỏ rơi VNCH, nhưng là một vị Tổng thống, người có trách nhiệm với nước với dân, thì phải làm đủ mọi cách để cứu vãn tình tình, vì thế việc ông Thiệu “nằng nặc đòi thêm viện trợ” cũng là chuyện dễ hiểu, còn chuyện rút khỏi cao nguyên có phải là “tháu cáy” (như Lữ Giang suy diễn, cáo buộc) hay không ? Do vậy, câu; “Tôi ấy trời khó dung và đất khó tha” khiên cưỡng quá!

    Lúc đấy nếu ông Lữ Giang ở vào cương vị TT như ông Thiệu, chắc là (suy đoán theo giọng văn) ông đã xa chạy cao bay từ khuya rồi?

    Ông Lữ Giang thật hồ đồ và khinh thường nhân dân miền Nam khi viết rằng; “Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người được Mỹ đưa lên cầm quyền ở miền Nam“?

    • philong51 says:

      Khi nói về KQVNCH mọi người chỉ biết có F-5 mà thôi.mà quên 1 loại phi cơ củ kỷ nhưng có khả năng bao vùng trên Hoàng Sa hàng giờ, mang vũ khí nhiếu hơn F-5, oanh tạc chính xác hơn và có thể đáp trên hàng không mẫu hạm khi cần. Vào thời điểm năm 1973 tất cả phi công thuộc Phi Đoàn Thái Dương 530-thường thực tập đáp theo kiểu đáp với Tail Hook và dây cáp giống như trên hàng không mẫu hạm. Và loại phi cơ nầy ngày xưa HQ Hoa Kỳ thường sử dụng trên các mẫu hạm.
      Ngay từ phút đầu tiên nếu như Tư Lịnh Chiến Trường Hoàng Sa của VNCH thông minh hơn, biết người biết ta,biết phối hợp với KQ PL51 tin rằng QLVNCH đã biến trận chiến HS thành 2 trận Bạch Đằng Giang thứ hai. Tất cả tàu chiến của Chệt Công đều xuống thăm hà bá, Dẩu biết rằng QLVNCH không đũ lực lượng để giử đảo nhưng nếu VNCH thắng trận chiến đầu tiên tất cả tàu chiến CC đều bị tiêu diệt, có thể làm cho tên Chệt mập Mao Xếnh Xáng từ bỏ ý đồ xăm chiếm HS ?
      Sáng sớm ngày 20/1/1974 tất cả nhân viên phi hành của Phi Đoàn Khu Trục A-1 Skyraider Thái Dương 530 của SĐ6KQ Pleiku nhận lịnh chuẩn bị đi oanh tạc các tàu chiến của chệt cộng ở Hoàng Sa. Mọi người đều hớn hở có dịp thi triển tài năng để tái diễn trận Bạch Đằng Giang của Đức Thánh Trần năm xưa đánh cho chệt không còn một mang giáp? Có những người rất hăng hái chạy lên Phòng Quân Báo tìm bản đồ (vì chúng tôi không trang bị bản dồ lớn hơn) chuẩn bị phi trình hướng đi và về cũng như thời gian bao vùng trên Hoàng Sa. Mặc dù các dàn Radar của chệt cộng còn thô thiển không tối tân như các dàn Radar của VNCH ở Sơn Chà, Đà Nẵng nhưng chúng tôi vẫn áp dụng lối bay truy kích giống như các đàn anh bay ra đất Bắc năm xưa, bay trên mặt biển độ trăm thước không Radar nào bắt được. Đây là một ưu điểm của chiếc A-1 mà ngày xưa HQ Hoa Kỳ dùng để bay la đà trên mặt biển săn tàu ngầm. Không bình xăng phụ nếu cất cánh từ Pleiku ít nhất chúng tôi có cả tiếng đồng hồ trên vùng, nếu như cất cánh từ Phù Cát chúng tôi có thêm hơn nửa giờ nữa. Vì không có ngư lôi nên mỗi phi cơ A-1 sẻ trang bị 6 ống phóng hoả tiễn, mỗi ống chứa 19 trái. Tuỳ điều kiện phi công điều khiễn từ 2 hay nhiều trái hoả tiễn cho mỗi lần phóng.
      Nhưng đến xế chiều lịnh ứng chiến được huỷ bỏ và có tin HQVNCH đã triệt thoái và các Mig của chệt cộng xuất hiện trên vùng Hoàng Sa ???
      Một điều hơi lạ khi nói về KQVNCH ai cũng nghĩ tới chỉ là F-5 và F-5 mà thôi mà không ai nghĩ tới còn có chiếc A-1 Skyraider mà các phi công của KQ Hoa Kỳ hãnh diện cho là chiếc phi cơ nầy đã làm nên lịch sử trong chiến tranh Việt Nam.
      Đọc lại các hồi ký của các vị chỉ huy mặt trận Hoàng Sa chúng tôi tức muốn ói máu thương cho 74 liệt sĩ tròg trận hải chiến nầy. Trận chiến nầy do HQVNCH khai hoả trước và có chuẩn bị. Tại sao không phối hợp với KQ để bị tổn thất to lớn 74 nhân mạng hy sinh cùng chiếc HQ10. Nếu như có KQ tham dự cùng một lúc, trên không phóng hoả tiễn “đặc biệt” ở dưới HQ bắn trực xạ, chúng tôi tin rằng chỉ cần năm bảy chiếc A-1 sẻ đánh chìm tất cả các tàu chiến của chệt cộng. Còn chuyện lạc với nhau rất đơn giản giống như chúng tôi đã từng dùng khói màu để nhận diện bạn hay địch, không phức tạp như vị chỉ huy cuộc hải chiến đã lo ngại ?
      Xin nói thêm về loại hoả tiễn “đặc biệt” mà tôi dùng chỉ là một loại hoả tiễn chống chiến xa mà thôi nhưng Hoa Kỳ không cung cấp cho KLVNCH.
      Vào cuối tháng 6 năm 1971 vị Tư Lịnh Đệ Thất Hạm Đội Mỹ viếng thăm KĐ72Chiến Thuật Pleiku chứng kiến tận mắt hoàn cảnh chiến đấu trong thiếu thốn của nhân viên phi hành của KQVNCH. Trước mắt ông nhiều phi công mặc phi bào te tua, vá víu nhiều nơi, 1 phi công khu trục mặt cháy đen vừa nhảy dù về từ rừng núi Trường Sơn ngã Ba Biên Giới Việt Miên Lào vào tuần trước. Được Đ/Tá N.V.B KĐT-KĐ72CT kể cho ông nghe phi vụ cứu người rất hy hữu, không Radio cấp cứu, lần đầu dùng dây Interphone (dây nối vào nón bay của nhân viên phi hành nhỏ hơn cây viết BIG) quấn vào tay, lần thứ nhì ôm càng trực thăng bay đi hàng năm bảy dặm trước khi leo lên sàn . Chuyện không tưởng ! Ông vô cùng ngạc nhiên và nhìn người phi công nầy với cặp mắt xót xa và thương hại nhưng không nói 1 lời nào. Vài tuần sau cầu không vận Đệ Thất Hạm Đội Mỹ và Pleiku được thành lập mỗi ngày những chuyến C-7 Carribu tới tấp chở tới “tặng phẩm” mỗi thứ hàng ngàn áo giáp nón sắt loại mới, áo bay Nomex, áo bốn túi, Radio cấp cứu RT-10 riêng cho phi công cháy mặt 1 Radio RT-11 (có 2 tần số Guard UHF và VHF) 2 cái hoist gắn trên trực thăng cấp cứu. Đặc biệt nhất là 6.000 trái hoả tiễn chống chiến xa mà KQVNCH chưa bao giờ có. Sau đầu tháng 2/1972 CSBV xua đoàn chiến xa vào Tây Nguyên, Đ/Tá KĐT ngồi rung đùi và bật mí tụi mình có “đồ nghề” để chơi ráng tìm ra mấy con cua để rang muối. mấy thằng Mủi Lỏ nầy tài thật nó biết trước những gì sẻ xảy ra ? Nhưng Bộ Tổng Tham mưu QLVNCH không tin có sự xuất hiện của tăng CSBV.
      Không có ngư lôi chúng ta có thể dùng hoả tiễn chống chiến xa nầy để đánh chìm tàu chệt cộng ?

      • lethiep says:

        ***”Một điều hơi lạ khi nói về KQVNCH ai cũng nghĩ tới chỉ là F-5 và F-5 mà thôi mà không ai nghĩ tới còn có chiếc A-1 Skyraider mà các phi công của KQ Hoa Kỳ hãnh diện cho là chiếc phi cơ nầy đã làm nên lịch sử trong chiến tranh Việt Nam “. philong 51

        Skyraider A-1 là loại khu trục cánh quạt ra đời khoảng năm 1946. Và được phi công Mỹ sử dụng ở Việt nam đến khoảng 1966, khi thấy Việt cộng bắt đầu được trang bị với các loại vũ khí phòng không tối tân như hỏa tiễn SA 2, thì “rét” quá không dám bay với loại cánh quạt này nữa.

        Còn phi công ta thì vẫn phải dùng loại cánh quạt này- cùng với các khu trục phản lực “tý hon” F5 và A37- đến ngày Mất Nước.

        *** “Vào cuối tháng 6 năm 1971 vị Tư Lịnh Đệ Thất Hạm Đội Mỹ …Vài tuần sau cầu không vận Đệ Thất Hạm Đội Mỹ và Pleiku được thành lập mỗi ngày những chuyến C-7 Carribu tới tấp chở tới “tặng phẩm” ..Đặc biệt nhất là 6.000 trái hoả tiễn chống chiến xa mà KQVNCH chưa bao giờ có “. philong 51.

        Việc chu cấp với số lượng lớn một loại vũ khí mà ta chưa bao giờ có như vậy chắc chắn phải được sự chấp thuận của Bộ Quốc Phòng Mỹ, chớ đâu thể nào dễ dàng như vầy .

      • Bút Thép VN says:

        Chiến cuộc đã tàn 40 năm rồi, qua thông tin hiện đại internet chúng ta mới biết được nhiều chi tiết hơn, khi biết được thì đã muộn, chê trách nhau thì ích lợi gì!

        Hơn nữa cũng cần phải hiểu rằng, VNCH với cuộc chiến chống cộng không phải tự mình quyết định, nó là con bài mà anh chàng mũi lõ dùng để thương lượng, mặc cả với Nga-Tầu, và cuối cùng ……..trở thành con PHÁO thí để Mỹ bắt con XE (Tầu) về mặt kinh tế, rồi cả với Nga và Bắc Việt để chấm dứt chiến tranh!

    • Tudo.com says:

      Lữ Giang cái gì cũng giỏi nhưng chỉ cái miệng. Tiếc quá phải lúc đó để Tú Gàn làm tổng thống.
      Lữ Giang là loại công thần mù, nói nhiều cũng vô ích !

  10. MI says:

    TT Thiêu chống cộng triệt để , không có gì nghi ngờ

Phản hồi