WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tại sao Việt Nam dùng cờ sáu sao của Trung Quốc?

Trong thời gian gần đây, cứ mỗi lần có việc nghinh tiếp hay giao lưu với Trung Quốc, Việt Nam hay có tật “ngộ dụng” quốc kỳ Trung Quốc, tức là dùng phiên bản “sai” của lá cờ từ năm sao (ngũ tinh hồng kỳ) nâng lên thành sáu sao. Điều này xảy ra hoài trên truyền thông làm nhiều người đâm ra nghi ngờ là ban lễ tân bộ ngoại giao Việt Nam giả ngu không biết nghi thức quốc tế hay là có tình kết nội bộ kiểu gì đây?

Hôm nay, trong nghi thức đón phó chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình xảy ra ngay tại Hà Nội, phía Việt Nam cũng dùng cờ sáu sao rồi cho các em nghi đồng phất phất ngay trước quốc huy Việt Nam (cờ đỏ một sao) nhìn buồn cười chết được! Nhiều người lại tự hỏi không lẽ Việt Nam lại dùng sai cờ để tiếp quốc khách Tập Cận Bình. Như thế mà cũng được à?

Pakistan dùng cờ sáu sao đón Hồ Cẩm Đào

Có xu hướng cho rằng chắc là tại lỗi in ấn ở Việt Nam không biết cờ Tàu. Rủi có hàng cờ Tàu in lộn tồn đọng trong kho thì nay có khách đến, phải đem ra dùng chứ! Không thì lại phải đem đi đốt hoặc quăng thùng rác – như thế thì không chừng lại còn thất lễ?

Nhưng cũng có xu hướng quyết liệt cho rằng Việt Nam đã cam tâm tình nguyện gắn thêm cái sao vàng vào cờ của Trung Quốc cho nó vừa mang tính chất giao lưu, vừa thống thuộc về cùng một phương hướng do đảng cộng sản cùng màu cùng sắc lãnh đạo, kiểu như liên minh dự định giữa liên bang Nga với Belarus. Dù như thế nào đi nữa, việc gắn sao vào cờ Tàu kiểu này là tự đặt Việt Nam vào vị trí không bình đẳng liên quan đến nền tảng và bố cục giữa hai ngọn cờ “hồng”.

Cờ sáu sao bắt nguồn từ trục huyền cơ thâm hiểm Trung Quốc – Pakistan

Nhưng vấn đề dùng cờ sáu sao lại có một nguyên cớ khác mà nhiều người Việt chưa biết. Thì ra đây là một cử chỉ cảm tạ tri ân, chiến hữu thân mật bày tỏ lòng mong ước về mặt nghĩa tình của lân bang Pakistan với Trung Quốc. (Mềnh đã từng viết bài về trục này đăng trên blog RFA – rất nham hiểm).

Nghi thức này được bắt đầu từ nước Pakistan nhân chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới thăm nước này cách đây mấy năm. Lúc đó, nước chủ nhà này cho các thiếu nữ xinh đẹp Pakistan dùng cờ sáu sao tạo nên dư luận hiếu kỳ. Tưởng là lỗi tại in ấn, dư luận còn định đem ra chọc quê hay là khiển trách. Nhưng không ai ngờ, đây là sự sắp đặt tinh vi biến thành nghi thức đạo mạo ấp ủ cho Việt Nam sau này. Pakistan đã giải thích với Trung Quốc là cố ý cho thêm một sao vào đấy! Coi như là Pakistan bày tỏ cảm tình thắm thiết biết ơn về sự ủng hộ của Trung Quốc (giúp đối đầu với Ấn Độ)…

Pakistan không ngại nguyện sẽ biến thành như một ngôi sao trong mối quan hệ chu vi quanh với Trung Quốc mang tính vĩnh hằng và đời đời bền vững.

“Pakistan đã vượt mặt Bắc Hàn và Việt Nam về sự biết ơn Trung Quốc” theo ý kiến của cư dân mạng tieba baidu khiến sự sai ngộ này biến thành một huyền cơ chính trị địa lý làm Trung Quốc vô cùng thích chí và có sự gợi ý ngầm về một quan hệ chu vi chặt chẽ thì dùng cờ sáu sao cũng không sao cả.

Việt Nam như được hướng dẫn để hưởng ứng cho phong trào “ngọn cờ nguyện ý chu vi” cho nên cũng cho in loại cờ này ra kiểu úp úp mở mở để đẹp lòng “trung ương đảng”. Tuy nhiên bộ ngoại giao Việt Nam cũng không thể nào giải thích rõ ràng như kiểu Pakistan vì nhân dân Việt Nam có truyền thống chống Tàu và nhạy cảm với vị trí “sao vàng năm cái mộng hồn quanh” này.

Trong chuyến viếng thăm của nhà Tập mở đầu cho một mối quan hệ của thế hệ lãnh đạo mới, ban lễ tân Việt Nam như đã nhận được tín hiệu này từ phía Trung Quốc do đó lén lén lút lút cho dùng cờ sáu sao để bày tỏ thiện chí. Tuy nhiên, ngọn cờ Việt Nam đối với sự kiện này là một điều nhạy cảm và cũng khá bất ngờ (vì cứ giả lả “sai ngộ” thường xuyên – lần này thì hàng loạt)… BBC Việt Ngữ khi đưa hình này lên rồi rút xuống (chắc là để điều tra hư thực) rồi sau đó cho lên lại khiến sự tò mò lan rộng. Báo chí trong nước thì không dám đăng rồi. Nhưng mục đích cuối cùng là cốt làm thế nào để nhân dân không quá hiếu kỳ mà Trung Quốc nhận được tín hiệu tình nồng.

Việt Nam dùng cờ sáu sao đón Tập Cận Bình

Tuy nhiên, khẳng định một điều, qua cử chỉ tiền lệ của Pakistan đã được Trung Quốc bày tỏ mãn ý, Việt Nam rõ ràng không phải ngộ dụng cờ sáu sao (một lớn năm bé) tí nào – như nhiều người vẫn còn nghi nghi mà đi chê ban lễ tân ngu dốt hay sơ ý này nọ. Đây chính là sự bày tỏ thiện chí mang tính mật ước mật mã giao kết. Lãnh đạo Việt Nam muốn nói lên điều gì đây. Hỏi tức là trả lời.
Chỉ có điều cờ Pakistan khác hẳn bố cục cờ Trung Quốc. Sáu sao mà bi ghép vào như thế thì không thể nào không làm người Việt Nam liên tưởng ngay vào khái niệm sát nhập đỏ đỏ vàng vàng quyện hẳn vào nhau. Nhìn vào  là thấy ngay điều  nhạy cảm, tính thống thuộc sắc màu, và sự đua đòi trong thái độ biết ơn Trung Quốc như kiểu Pakistan bày ra.
Ngoài ra, cái sao vàng thêm vào như thế, đứng về phía cờ đỏ sao vàng của Việt Nam mà nhận xét thì còn có ý định đi làm phên dậu cho cái “Đại Cứu Tinh”, tức là ngôi sao to đại diện cho đảng cộng sản trên cái lá cờ Tàu của nó.

© Trần Đông Đức
Nguồn: Người Việt online

43 Phản hồi cho “Tại sao Việt Nam dùng cờ sáu sao của Trung Quốc?”

  1. MINH HẰNG says:

    Các nuớc Cộng sãn hầu hết đều trịnh trọng trưng bày ngôi sao trên nền cờ. Ngôi sao là tuợng trưng cho Đãng Cộng sãn. Dấu hiệu tuơng trưng cho một Đãng mà đặt lên cờ cuã một nuớc là điều xấc láo.

    Các giới truởng lão , thanh niên, phụ nữ nhất là đội ngũ trí thức cần lên tiếng đòi hỏi nhà nuớc và Đãng Cộng sãn từ bõ hành động xấc láo này đối với lịch sử và nhân dân.

  2. Dân Chửi says:

    Đảng CSVN ngày nay đã trưởng thành trong nghề “làm đĩ”. Khi xưa dưới thời ông Hồ chí minh lãnh đạo, bác và đảng còn lâu lâu mới dám “nhảy dù” bán vội một mảnh đất hay vào hòn đảo nho nhỏ rồi lại rút về thủ thế với tấm bảng Chính Nghĩa Dân Tộc.

    Ngày nay, đảng CSVN không thèm “đánh lẻ” hay “nhảy dù” từng cú nữa, mà chơi “đổ bộ” công khai luôn. Không cần bán vài ba cái lẻ tẻ qua những hiệp định ký kết mờ ám, che dấu nhân dân làm gì cho chúng chửi nghe bắt mệt. Họ bán luôn “một lần cho xong”, bán tất tần tật cả quê huơng, đất nước VN, bao trọn gói chỉ có 300 triệu đô la. Đảng CSVN quyết định tặng thêm một ngôi sao nữa trên lá cờ Tàu, thế là xong, phủi tay. Vọt một cái, đảng CSVN đang từ “làm đĩ” chuyển sang “làm bé”. Ai có dám nói gì không????

  3. cuulong says:

    Dân Đen says:
    24/12/2011 at 11:53

    Trung quốc nó có trong túi 3200 tỷ tiền tươi USD, mới cứng, nó làm ra 10% GDP cho toàn cầu, nó đã bay lên tuốt vũ trụ, nó vươn ra khắp năm châu bốn biển nhưng mà nó vẫn đang bị đang ‘bị đông, bị cô lập’. Còn đảng ta, quân ta thì khố rách áo ôm, đi ăn xin tứ phương tám hướng, nợ như chúa chổm, xun xoe nịnh bợ, vào thưa ra dạ, một dạ hai vâng với các đồng chí anh cả Tàu thì ‘đã tranh thủ được sự đồng tình của toàn thế giới’, đã khiến ‘Tập Cận Bình sang VN là để xoa dịu, để ve vãn’

    Đồng tình về việc gì đây ? Ve vãn việc gì đây ?


    (BBT: nhắc bạn không cắt dán các tài liệu quá dài vào đây)

    • Ngụy Quân Tử - Hồ Bất Quần says:

      Góp ý của các đồng chí tan, cuulong, hongha, viet có thể tóm tắt như sau:
      “Có thể đã cũ, chưa hẳn đã thơm, nhưng là một mùi thum thủm khác!!!!!!”.

  4. Timsuthat says:

    Trong các công việc họp mặt đại diện các quốc gia, nghi thức ngoại giao – kể cả chi tiết về lá cờ – đều phải được sự chấp thuận của hai bên. VN tiếp Tập Cẩn Bình với lá cờ 5 sao nhỏ chắc chắn là do ý muốn của TQ, vì nếu làm sai thì không khác gì chửi họ và dẫn đến quan hệ tồi tệ hơn. Nhưng trong dịp này TQ lại chấp nhận cho VN vay 300 triệu USD, và đây không phải là lần đầu cờ 5 sao nhỏ được dùng! Đây là cả một việc “làm đẹp lòng” ĐCS TQ chứ không thể nào khác hơn được. Và cũng khó mà tin rằng TQ vì thế yếu trong vụ biển Đông bị ép buộc mà phải cho VN vay!

    Nên tuyên bố “lỗi kỹ thuật” của bộ NG chỉ đánh lừa được con nít, hoặc những người ngây thơ chưa nếm mùi lừa đảo (deception) của CSVN như họ đã từng dùng với miền Bắc (Việt Minh), miền Nam (MTGPMN), và rất nhiều trò khác. Giới trẻ sinh sau thời 70s là phần đông thuộc loại này – và cũng là đa số của quân đội (khoảng 35 tuổi trở xuống)!

    Việc dùng cờ này, nếu các nước khác hỏi TQ, họ sẽ cũng luận điệu thế: “lỗi kỹ thuật” của VN! Họ xí xóa vì “tình hữu nghị”. Với những kẻ yêu nước (của cả TQ và VN), họ sẽ nói: sao 5 là Đài Loan, vẫn luôn là phần đất của TQ – không phải là nước trong Liên Hiệp Quốc, chẳng hề hấn gì! TQ đã từng làm thế với Pakistan (mua chuộc họ để họ cầm cờ 6 sao – cho dân chúng láng giềng quen), VN cũng chịu cầm cờ này để được mượn tiền trả nợ với các hãng quốc tế vì nếu không sẽ bị xuống cấp tín dụng (S&P downgrade – có thể phải quịt nợ) và sẽ bị lâm vào khủng hoảng kinh tế như Thái Lan trước đây, gây bất ổn chính trị trong nước.

    Ít nhất, theo tôi, đây là trò mua chuộc VN của TQ như kể trên để:

    1/ Đo lòng trung thành của ĐCSVN với TQ, dù VN đã có phần như là hậu thuẫn của các nước láng giềng và Mỹ trong vụ biển Đông. Nếu VN không hề muốn lầm lẫn về việc sao thứ 5 bị ngộ nhận là VN thì chính phủ VN đã không làm như thế. Lòng trung thành này – dù có các cấu kết ngầm với đảng viên Việt gian trong ĐCSVN – cần phải được bày tỏ qua việc thăm viếng này với cái cờ mà có thể bị kết tội (nhưng cũng có thể chối – vì chưa tới lúc phải ra mặt công nhận). Các cuộc bắt bớ dân biểu tình cũng đã thể hiện lòng trung thành này rồi, nhưng vụ thăm viếng này cần phải làm sau khi những màn ngoại giao mà Mỹ đã giúp ĐNÁ làm được gần đây.

    2/ Đo mức “ngủ mê” của dân chúng VN (nhất là giới trẻ kể trên), cũng như sức kháng chiến của các thành phần chống đối – trong và ngoài nước, nhất là giới trí thức và giới trong chính quyền/quân đội để có thể sẽ phải thủ tiêu sau này.

    Đây có phải là trong kế hoạch lâu dài để xâu nhập VN vào TQ qua kinh tế và văn hóa, không cần dùng quân đội xâm lăng (như có một vài dữ kiện trên mạng về cuộc họp mật của TQ và VN vào khoảng 1990 – nhưng không kiểm chứng được rõ rệt)? Việc dùng cờ 6 sao là một sự ngu dại thực sự để nhận tiền của VN hay là một dấu chỉ lòng trung thành của nhóm nắm thực quyền của ĐCSVN (và trò ngoại giao thế giới là đóng kịch để lừa khối tự do dân chủ)?

    Do đó, việc VN ngoại giao với các nước láng giềng, Ấn Độ, Nhật Bản, kể cả Mỹ – đều phải đặt vấn đề. Ngoài những ích lợi kinh tế sẽ có lợi cho VN (mà vào túi đảng viên là chính), các hợp tác QS có ý nghĩa gì? Các đối tác quốc tế có thể tin ĐCSVN được không? Nếu việc cờ 6 sao này chỉ là sự ngu dại bị mua chuộc vì lợi ích kinh tế quốc gia thì ĐCSVN có còn đáng cầm quyền hay không? Lãnh đạo kinh tế để càng ngày càng lún sâu vào tròng kinh tế của TQ?

    Các ông “cuu long, hongha, tan, viet, nam” v.v.. hãy biện luận xem.

    • viet says:

      Nói thật với ông “tìm sự thật” nhé!

      Theo tôi suy đoán, hongha, cuulong sẽ không tranh luận nữa sau khi phát hiện ra những người không phải là “Tìm sự thật” mà là “Dìm sự thật”, ông bạn à?

      Có lẽ hongha, cuulong chỉ đưa ra các nhân chứng, các bài phân tích khoa học đáng tin để hy vọng trong số người lầm lạc, biết đâu có ai tỉnh ngộ chăng? Hoặc là một số người chỉ nghe tin một chiều mà không hiểu gì tình hình VN và TQ. Đơn giản thế thôi./.

  5. cuulong says:

    Thưa các bác VNCH và không VNCH!

    Chỉ vì các bác không nắm được tình hình thực tai về mối quan hệ VN và TQ nên dẫn đến nhiều nhận định sai lầm. Bởi thế nên tôi xin copy lại toàn bộ bài phỏng vấn về vấn đề này mới nhất, sốt dẻo nhất, họ đánh giá VN ra sao? Đây là bài phỏng vấn của VOA (đài tiếng nói Hoa Kỳ) chứ không phải đài Hà Nọi tuyên truyền CS đâu , thưa các bác: Toan văn như sau:

    cuulong says:
    20/12/2011 at 02:32

    Mời các vị xem đài VOA Mỹ nói gì:

    VOA- Thứ Hai, 19 tháng 12 2011
    Quan hệ Việt-Mỹ, Việt-Trung dưới mắt một chuyên gia về Đông Nam Á

    Cuối năm là thời điểm để nhắc lại những biến cố quan trọng đã xảy ra trong thời gian qua và hướng nhìn tới phía trước. Theo thông lệ đó, chuyên mục Câu Chuyện Việt Nam tuần này và tuần lễ kế tiếp xin được dành để mời quý vị nghe một chuyên gia quốc tế điểm lại tình hình Việt Nam.

    Hoài Hương – VOA

    Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ Đài VOA, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở thủ đô Washington, kiêm Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Thủ Tướng Việt Nam về cạnh tranh, ông Ernest Bower phân tích các quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và với Trung Quốc, trong bối cảnh các diễn biến quan trọng đã xảy ra trong năm qua. Mời quý vị theo dõi phần 1 trong câu chuyện giữa chuyên gia Ernest Bower và phóng viên Hoài Hương.

    VOA: Thưa ông, năm 2012 sắp đến, nhìn lại quãng thời gian 12 tháng qua, xin ông điểm lại những diễn biến ông cho là quan trọng đối với Việt Nam, sẽ ảnh hưởng lâu dài tới tương lai Việt Nam và khu vực?

    Ông Bower: “Tôi cho rằng điều đã trở nên rõ rệt hơn trong năm qua là mối quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và với Trung Quốc, xoay quanh vấn đề Biển Đông… Tôi tin rằng theo một cách nào đó, Việt Nam đã giúp tạo ra khởi điểm cho một cấu trúc an ninh mới trong khu vực Châu Á-Thái bình dương. Đó là điều rất quan trọng. Rồi thì Việt Nam bầu lại lãnh đạo, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lại được bầu. Một điều quan trọng khác là các nỗ lực cải cách kinh tế, đã bắt đầu nhưng cần tập trung hơn và phải hoàn tất.Về mặt quan hệ với Hoa Kỳ, mối quan hệ Mỹ-Việt đã có khởi đầu tốt đẹp, nhưng hãy còn rộng chỗ để mối quan hệ ấy phát triển và lớn mạnh. Năm ngoái đã có một số tiến bộ trong các lĩnh vực an ninh, tình báo và thương mại, nhưng chúng ta vẫn còn một số vấn đề về nhân quyền, về tự do tôn giáo. Tuy nhiên hai nước đang thảo luận với nhau về các vấn đề đó, và cả hai bên phải làm việc để cải thiện các lĩnh vực ấy.”

    VOA: Thưa ông, trong một phúc trình, ông có nói rằng cùng với Indonesia, Việt Nam là một trong các quốc gia chủ yếu mà chính phủ Tổng Thống Obama muốn tăng cường quan hệ, trong chính sách của chính phủ Mỹ tập trung vào khu vực Đông Nam Á, xin ông đánh giá đáp ứng của Việt Nam trước thái độ mời gọi đó từ Washington?

    Ông Bower: “Tôi tin rằng Việt Nam là một đối tác rất tốt của Hoa Kỳ, nước này đã tỏ thái độ nghiêm túc, và sẵn sàng tham gia. Hai nước đã trao đổi các cuộc thăm viếng cấp cao, kể cả cấp Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Y tế, Bộ trưởng Thương mại… Điều rõ ràng là Việt Nam tỏ ra cởi mở và thẳng thắn về các quyền lợi của họ. Nói chung, Việt Nam là một đối tác có tiềm năng phát triển quan hệ lâu dài với Hoa Kỳ.”

    VOA: Thưa ông, trong năm qua cuộc tranh chấp trong Biển Nam Trung Hoa, biển Đông của người Việt Nam, đã trở thành một điểm nóng trên thế giới. Xin ông nhận định về những hệ quả của các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải đó đối với Việt Nam và khu vực, ông có đề nghị nào khả dĩ có thể giải quyết cuộc tranh chấp đó một cách hòa bình?

    Ông Bower: “Rất khó giải quyết một cách hòa bình các cuộc tranh chấp như thế này, nhưng tôi nghĩ rằng điều đã trở nên rõ rệt trong năm nay là, Trung Quốc đứng trước 3 vấn đề, 3 thách thức chủ yếu mà chúng ta cần chia sẻ, bởi vì nếu Trung Quốc không giải quyết được các vấn đề đó thì tôi tin rằng sự ổn định và hòa bình trong khu vực Châu Á-Thái bình dương sẽ bị thách thức. Ba vấn đề đó là: an ninh lương thực, năng lượng và nguồn nước. Trung Quốc cần bảo đảm nguồn cung cấp lâu dài cho các tài nguyên đó. Tôi nghĩ chính vấn đề đó đã làm tăng nỗi lo âu của Bắc Kinh về vấn đề Biển Nam Trung hoa. Tôi nghĩ Việt Nam đã cư xử đúng đắn khi bảo đảm các nước khác nhận thức rõ vấn đề, và đã tìm cách để thu hút sự chú ý của các nước khác đến các vấn đề đó. Mục đích là làm thế nào để Trung Quốc không tìm cách sử dụng thế lực kinh tế mới thủ đắc, để buộc các quốc gia nhỏ hơn phải thương thuyết với họ một cách không cân xứng.”

    VOA: Ông khuyên Việt Nam nên làm gì trong thời gian tới để giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa và có lợi nhất cho Việt Nam?

    Ông Bower: “Tôi nghĩ Việt Nam nên tiếp tục tập trung vào vấn đề. Tôi tin rằng ASEAN rõ ràng đã chú ý tới cuộc tranh chấp, và Hoa Kỳ, dù không trực tiếp liên quan trong vụ này, cũng tuyên bố rằng giải quyết tranh chấp là điều vô cùng quan trọng đối với an ninh của Hoa Kỳ. Tôi nghĩ Việt Nam nên tiếp tục làm việc và tìm cách giải quyết các vấn đề, không những với Trung Quốc mà còn với các nước ASEAN khác. Có thế thì mới củng cố được hơn nữa nền tảng để mà thương lượng với Trung Quốc trong một cuộc thương thuyết chung cuộc.”

    VOA: Thưa ông, đảm bảo các nhu cầu lương thực, năng lượng, nguồn nước của Trung Quốc là trách nhiệm của nước này, hay như ông có ý nói là Hoa Kỳ, ASEAN, và cả Việt Nam nên tiếp tay với Trung Quốc, vì hòa bình và sự ổn định của khu vực?

    Ông Bower: “Chắc chắn đó là trách nhiệm của Trung Quốc, nhưng chúng ta đều chia sẻ một phần trách nhiệm để giúp giải quyết các vấn đề này, cho Trung Quốc và cho đất nước chúng ta. Điểm mà tôi muốn nhấn mạnh là khi nào mà Trung Quốc, tự trong thâm tâm, không cảm thấy an ninh trong các vấn đề đó, thì phần còn lại của Châu Á và Thái bình dương sẽ không được an ninh. Điều đó có nghĩa là chúng ta đều có quyền lợi trong việc giúp Trung Quốc cảm thấy tự tin hơn – ở một chừng mực nào đó, trong việc xử lý các vấn đề đó. Đứng từ quan điểm đó thì vâng, tôi cho đó là trách nhiệm chung.”

    VOA: Nói tới Trung Quốc và vấn đề an ninh, xin ông cho biết ý kiến về sự hiện diện của các tàu hải quân vũ trang Trung Quốc tuần tiễu trên sông Mekong, trong khi mới đây Trung Quốc cũng tỏ ý muốn sử dụng quần đảo Seychelles trong Ấn độ dương, ông nhận định như thế nào về sự hiện diện của Trung Quốc tại nhiều khu vực trên thế giới như thế?

    Ông Bower: “Thành thực mà nói, tôi cho rằng đây là một hành động đánh cuộc có nhiều rủi ro khi mà Trung Quốc điều động các lực lượng tuần tra của họ trên sông Mekong. Dòng sông này là đường huyết mạch của Đông Nam Á. Kiểm soát dòng sông cực kỳ quan trọng đối với các nước Mekong, tôi rất kinh ngạc về việc Trung Quốc triển khai lực lượng quân sự tới sông Mekong, dù là để tham gia các cuộc tuần tiễu hỗn hợp, bởi vì có nguy cơ rất cao xảy ra hiểu lầm, dẫn tới người bị thương hay bị giết. Có nguy cơ nhân dân và chính quyền các nước liên hệ không mấy hài lòng về chuyện cảnh sát Trung Quốc tuần tra kiểm soát người dân nước họ, ngay bên trong ranh giới lãnh thổ của họ. Tôi hiểu Trung Quốc muốn cảm thấy an ninh khi đi lại trên sông Mekong, nhưng theo tôi, chính sách an toàn hơn là hậu thuẫn và tăng sức mạnh cho các lực lượng cảnh sát địa phương và để lực lượng quân đội bản xứ xử lý vấn đề.”

    VOA: Hà Nội và các nước ở hạ nguồn sông Mekong khác có phản ứng gì trước sự hiện diện của lực lượng vũ trang Trung Quốc trên sông Mekong?

    Ông Bower: “Tôi chưa thấy nước nào phản ứng tiêu cực về sự hiện diện của Trung Quốc. Một số nước đã chấp thuận cho Trung Quốc có mặt trên sông Mekong, có đúng không nào? ”

    VOA: Vâng, ít ra có Lào và Thái Lan.

    Ông Bower: “Nhưng dù được sự đồng ý của một số nước hạ nguồn đi nữa, nếu là người Trung Quốc, tôi sẽ hết sức thận trọng trước khi quyết định nên tiến xa tới đâu. Giải pháp tốt nhất vẫn là xây dựng và hỗ trợ các lực lượng cảnh sát địa phương, cũng như các lực lượng quân đội và cảnh sát quốc gia để họ thi hành phận sự.”

    VOA: Thưa ông, xin ông đánh giá phản ứng của Việt Nam nói chung, trước thách thức do Trung Quốc đặt ra liên quan tới cuộc tranh chấp biển đảo trong Biển Đông? Đôi khi phản ứng đó không mấy nhất quán…Thủ Tướng tuyên bố thế này, Tổng Bí thư Đảng tuyên bố thế khác?

    Ông Bower: “Tôi tin rằng về phương diện ngoại giao, Việt Nam đã hành động hiệu quả, và nêu lên vấn đề để thu hút sự chú ý của các nước khác, những quốc gia không có liên hệ trực tiếp trong cuộc tranh chấp. Tôi tin rằng Việt Nam đã rất khôn khéo và lôi kéo được sự chú ý của ASEAN tới vấn đề. Tôi cũng tin rằng Việt Nam đã thận trọng trong việc cân bằng các nỗ lực của mình và cùng lúc duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, trong khi vẫn đẩy mạnh các nỗ lực của mình, và cùng lúc đào sâu quan hệ với Hoa Kỳ. Không phải nước nào cũng có thể đạt được thành tích ngoại giao đó một cách hiệu quả như vậy.”

    ‘Câu chuyện Việt Nam’ do Hoài Hương phụ trách đến đây xin tạm ngưng, trong chương trình tuần sau, mời quý vị nghe ông Ernest Bower phân tích về giới lãnh đạo Việt Nam, kể cả Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, và những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối phó trong năm tới. Câu Chuyện Việt Nam như thường lệ sẽ phát thanh vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy mỗi tuần. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin mới nhất, xem phóng sự video, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web http://www.voatiengviet.com hoặc trên các trang mạng xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus. Hoài Hương xin cám ơn sự theo dõi của quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
    Reply

  6. T/T: Thích xu Thế. (Chùa Bà Đanh) says:

    Vấn đề Đảng ta đón tiếp Đồng chí Tập Cận Bình xuất hiện cờ Trung Quốc 6 sao, đó là một sự cố sai sót khách quan, do chủ động trong khâu quản lý lỏng lẽo của một Đại bộ phận nào đó đã bị các thế lực Thù địch bên ngoài cấu kết với bọn Phản động trong nước cài cấy vào, nhằm chống phá và lật đổ Chính quyền Nhà nước Nhân dân CHXHCNVN! Để đảm bảo tinh thần đoàn kết chặt chẽ, tình hữu nghị bền vững lâu đời trên tinh thần 16 chữ vàng và tiêu chí 4 tốt giữa hai nhà nước Anh em, môi hở Răng lạnh, Các Đ/Chí Chiến sĩ CA HN hãy triển khai điều tra gấp làm rõ vụ việc cờ 6 sao, báo cáo gấp về BCT, để trấn an dư luận trong Quần,,chúng, đang hoang mang cho rằng Đảng ta đã sáp nhập VN thành thuộc địa của nước Trung Hoa Vĩ Đại. Đảng CSVN Quang Vinh muôn năm, là Đỉnh cao trí tuệ loài người, dưới sự Lảnh Đạo sáng suốt của Giới Công nhân, Nông dân và Bần cố nông, người đã và đang dẫn dắt đất nước ta. Tiến nhanh tiến mạnh tiến xa hơn XHCN để đi đến Thế giới Đại đồng làThiên đường, nơi không có Biểu tình tranh đấu, không khóc lóc nghiến răng, không nhà tù, không Công An rình rập bắt bớ đánh đập. Nơi đây toàn dân toàng quân ta tha hồ Vinh danh ca ngợi Bác Đảng mà không bị các thế thế lực thù địch quấy phá.

  7. Huong Nguyen says:

    Lời cuối:
    Nếu đứng từ phía CHXHCNVN, Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc thì đảng ta là thể hiện của những đỉnh cao trí tuệ. Nếu đứng từ phía của bọn “phản động tị nạn” thì CSVN là 1 bọn láu cá (nghĩa là rất giỏi các mẹo vặt, tiểu tiết)… như vậy thì từ cả 2 phía, chất xám của Việt-Nam đều không thể lầm lẫn trong 1 nghi thức ngoại giao ở tầm lãnh đạo cao cấp nhất và đượcchuẩn bị từ nhiều ngày trước.

    Cũng không phải là hoàn toàn vô nghĩa khi 1 số người Việt-Nam thắc mắc tại sao lại có cái “sự cố” này? – phải chăng kiểu mẫu (design) của lá cờ là 1 viện trợ không hoàn lại của toà đại sứ Trung Cộng, 1 cố gắng tào lao mà tay sai hoặc đồng lõa đã tiếp tay để làm trò khỉ rẽ tiền?

    Nhắn với ông Việt, Ông Tân: Lên mạng, các ông có thể trình bày quan điễm, nhận định của mình theo chiều nào cũng được, dù hôm nay, ông đã giải thích hoàn toàn không hợp với quan điểm chính thức của Bộ Ngoại Giao CSVN. Nhưng từ những nhận định hoàn toàn có tính suy diễn như ông đã viết, ông mạt sát các độc gỉa khác là ấu trỉ, là đỉnh cao của sự dốt nát, ngu muội là các ông đã vô lễ với độc gỉa trên diễn đàn. Tôi yêu cầu BBT DCV cho đăng lời bình này.

Leave a Reply to MINH HẰNG