WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bức công hàm ngày 14-9-1958

Những năm gần đây một cái công hàm lịch sử gây dư luận xôn xao đang để lại hậu quả của nó làm nhói đau lòng dân tộc Việt vì đã được “nước bạn Trung quốc” ân cần nhắc lại nhưng chính quyền CSVN thì lờ đi như không biết. Lịch sử của tổ tiên ta đã chứng minh chủ quyền của dân tộc mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ấy thế mà chính quyền CSVN đã lên tiếng nói rằng nó là “một phần của Trung quốc theo lịch sử”. Xin hỏi đó là lịch sử nào? Phóng viên Lê Dân đài RFA tìm hiểu qua tra cứu một số văn kiện và báo chí quốc tế trình bày như sau:

“Theo tư liệu của Bộ Ngoại giao Trung quốc thì văn kiện mang tên “Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa” được tạp chí Beijing Review in lại trong số ấn hành ngày 18 tháng Hai năm 1980, thì Hà Nội đã thỏa hiệp được với Bắc kinh trong quá khứ về việc này. Chúng tôi xin trích thuật:

“Vào tháng Sáu năm 1956, hai năm sau khi chính phủ của ông Hồ Chí Minh đã thành lập tại Hà Nội, thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Ung Văn Khiêm đã nói với ông Li Zhimin, tham tán sứ quán Trung quốc tại Việt Nam, rằng theo dữ liệu của Việt Nam thì đảo Tây Sa (tức Paracels, Hoàng Sa) và đảo Nansha (tức Spratleys, Trường Sa) là một phần thuộc Trung quốc theo lịch sử”. (?)

“Đến ngày 4 tháng 9 năm 1958, Bắc kinh ra tuyên bố chính thức về hải phận của họ, bao gồm 12 hải lý từ bất kỳ mốc lãnh thổ nào của Trung quốc, “trong đó tính gồm cả các đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa…” (RFA online ngày 12-12-2007)

Sau đây xin trích nguyên văn lời công bố của chính quyền Bắc kinh về lãnh hải 12 hải lý và chủ quyền biển đảo của họ vào ngày 4 tháng 9 năm 1958:

“Lãnh hải nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước CHND Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung quốc”. (X-cafevn online ngày 5-9-2009)

Mười ngày sau, tức là ngày 14 tháng 9 năm 1958 thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là Chu Ân Lai một bức công hàm có nội dung:

“Chúng tôi trân trọng báo tin để đồng chí Tổng Lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam DCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của chính phủ nước CHND Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung quốc.

“Chính phủ nước Việt Nam DCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc, trong mọi quan hệ với nước CHND Trung Hoa trên mặt bể.

“Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

(Tuần ViệtNam online ngày 20-7-2011)

Nguyên bộ trưởng Ngoại giao CSVN Nguyễn Mạnh Cầm đã giải thích bức công hàm này trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2-12-1992 và được Thông tấn Xã Việt Nam loan tin ngày 3-12-1992, xin trích như sau:

“Ông nói: “các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là do theo Hiệp định Genève năm 1954 về vấn đề Đông Dương thì tất cả lãnh thỏ từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam là thuộc về chính quyền miền Nam, kể cả hai quần đảo này.

“Thêm vào đó, vào lúc ấy Việt Nam phải tập trung hết mọi lực lượng vào cuộc chiến chống Mỹ nên cần bạn bè khắp nơi. Tình hữu nghị Việt- Trung đang thắm thiết và hai nước hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Việt Nam xem Trung quốc là một nguồn hỗ trợ to lớn và giá trị.

“Trong tinh thần đấy thì do tính cấp bách, quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung quốc công bố chủ quyền của họ trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là cần thiết vì nó phục vụ cho cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.

“Đặc biệt việc này còn nhắm vào nhu cầu cấp thiết lúc đó là ngăn ngừa đế quốc Mỹ không sử dụng các quần đảo đó để tấn công chúng ta. Việc lãnh đạo ta tạm công nhận như thế với Trung quốc không có can hệ gì đến chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng sa cả”. (RFA online ngày 12-12-2007)

Qua sự giải thích và biện minh của ông Nguyễn Mạnh Cầm có câu: “trong tình thế cấp bách, quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung quốc công bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa)” cho thấy rằng chính quyền VNDCCH, mà trong đó chủ tịch Hồ Chí Minh là chính đã phải cúi đầu công nhận chủ quyền của Trung cộng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước đó 2 năm chính thứ trưởng Ung Văn Khiêm cũng đã công nhận hai quần đảo nói trên thuộc về Trung cộng “theo lịch sử” rồi, làm sao chối cãi?

Trong chuyến đi Bắc Kinh của thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn ngày 25-6-2011 gặp ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung quốc đặc trách đối ngoại và ông ta đã cố tình nhắc lại:

“Tối 28-6, Tân Hoa Xã đưa lên mạng bản tin Anh ngữ, theo đó Bắc Kinh hy

vọng Hà Nội sẽ thực hiện những gì hai bên đạt được trong chuyến công cán tại Trung quốc của thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, được hiểu là Trung quốc kêu gọi Việt Nam thực hiện điều gọi là đồng thuận.

“Ngoài ra Tân Hoa Xã còn nhắc lại tư liệu lịch sử, theo đó năm 1958 khi Trung quốc tuyên bố chủ quyền các đảo ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông Việt Nam) thủ tướng Việt Nam ông Phạm Văn Đồng đã gởi công hàm ngoại giao bày tỏ sự đồng thuận với thủ tướng Trung quốc lúc đó là ông Chu Ân Lai”. (RFA online ngày 1-7-2011)

Theo tài liệu mà Wikileaks vừa tiết lộ bức công điện ngày 13-3-2008 của tòa đại sứ Mỹ tại Hà nội thì chắc chắn rằng theo “đồng thuận” ngầm, Việt Nam đã “bán” hẵn quần đảo Hoàng Sa cho Trung quốc. Có phải đây là sự “đồng thuận” theo như lời của Zheng Zhenhua, phó Giám độc Cơ quan Hoạch định Chính sách thuộc Ban Quan hệ Á châu bộ Ngoại giao Trung quốc đã nói rõ về số phận của quần đảo Hoàng Sa nên đảng CSVN không thể công bố?

“Zheng lưu ý rằng Trung quốc đã chính thức tuyên bố ranh giới khu vực chủ quyền 12 hải lý xung quanh quần đảo Hoàng Sa, nơi họ tin rằng chủ quyền của họ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vẫn theo Zheng, Trung quốc không làm điều này với khu vực quần đảo Trường Sa, vì Bắc kinh thừa nhận rằng những tuyên bố như vậy tại đây là phức tạp hơn”. (Bí mật VN qua hồ sơ Wikileaks – trang 184)

Sau chuyến đi của ông Hồ Xuân Sơn và công bố “đồng thuận” của Tân Hoa Xã, chính quyền Việt Nam bắt đầu thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung cộng để bảo vệ HS-TS khiến cho những người Việt Nam nghi ngờ một sự “đồng thuận” khuất tất gì đó nên họ đã kiến nghị chính quyền công bố công khai cho toàn dân biết, nhưng cho đến nay nhà cầm quyền CSVN vẫn lặng câm. Luật sư Trần Vũ Hải đã nêu lên thắc mắc chung, ông nói:

“Trách nhiệm của Bộ ngoại giao là phải giải thích rõ là khi trao đổi với Trung quốc có đúng như quan điểm của Tân Hoa Xã loan báo hay không. Trước mắt phải khẳng định điều đó hay là Tân Hoa Xã theo cái truyền thống làm như thế liên quan tới Biển Đông mà không phản ánh đúng quan điểm của Việt Nam đã trình bày trong buổi đó…

“Nếu không giải thích sẽ bị hiểu nhầm bất lợi về nhiều thứ: Nhưng tôi nghĩ rằng, sẽ có nhiều người đích thân yêu cầu bộ Ngoại giao phải giải thích về vấn đề này, Tân Hoa Xã có nói đúng hay họ xuyên tạc để có quan điểm rõ ràng….

“Theo VNExpress bản tin trên mạng ngày 30-6, ông Lê Văn Nghiêm Cục trưởng Thông Tin đối ngoại nhìn nhận là đã học được bài học qua vấn đề Biển Đông. Đó là trong mọi trường hợp phải chủ động thông tin, không thông tin, hoặc thông tin không kịp thời không đầy đủ thì coi như nhường trận địa thông tin cho đối phương”. (RFA online ngày 1-7-2011)

Nhà ngoại kỳ cựu, ông Lưu Văn Lợi đã lên tiếng giải thích về bức công hàm này qua bài viết đăng trên tạp chí Xưa & Nay (Số 315, tháng 9-2008, trang 40) với tựa đề “Bức thư của thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi các nhà lãnh đạo Trung quốc ngày 14-9-1958” được ông Bùi Văn Phú ghi lại như sau:

“Chính phủ Trung quốc tuyên truyền đây là một “bằng chứng” Việt Nam công nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung quốc.

“Xem nguyên văn bức thư của ông Phạm Văn Đồng người ta thấy bức thư chỉ

có một nội dung là ủng hộ Trung quốc quy định hải phận rộng 12 hải lý và chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải tôn trọng quy định 12 hải lý. Nội dung đó không hề nói đến vấn đề lãnh thổ, càng không nói gì đến vấn đề các quần đảo. Nội dung chỉ có thế, sao lại xuyên tạc là “sự công nhận” Hoàng Sa là của Trung quốc?” (Talawas online ngày 9-14-2009)

Bộ Ngoại giao vẫn im lặng không nói gì đến bức công hàm mà chỉ để Mặt trận Tổ quốc lên tiếng qua báo Đại Đoàn Kết và ở đó thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ nghiên cứu Biển Đông) cũng giải thích một cách lấp liếm như ông Lưu Văn Lợi trong khi ông Nguyễn Mạnh Cầm đã thừa nhận: “quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung quốc công bố chủ quyền của họ trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là cần thiết..” còn ông thứ trưởng Ung Văn Khiêm thì nói rằng:“Theo dữ liệu của Việt Nam thì đảo Tây Sa (tức Paracels Hoàng Sa) và đảo Nansha (tức Spratleys, Trường Sa) là một phần thuộc Trung quốc theo lịch sử”. Có một điều đáng nói là “ lãnh đạo ta” đã vô liêm sĩ và thiếu tinh thần trách nhiệm khi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lúc bấy giờ không phải thưộc quyền của mình nên họ đã trơ trẻn nhận vơ là của “đồng chí vĩ đại”. Cả hai ông cớm ngoại giao đã tuyên bố rõ như thế mà còn giải thích quanh co chỉ nhận có hải phận 12 hải lý? Chính vì công nhận 12 hải lý nầy mà Trung cộng đã ngang ngược hoành hành trên vùng biển quanh Hoàng Sa và Trường Sa mấy năm nay, vậy mà ông thạc sĩ Hoàng Việt viết:

Công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH-Trung quốc lúc đó “vừa là đồng chí vừa là anh em”

“Trung quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung quốc trong tình thế đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung quốc vẫn không quên mục đích “sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã “lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố.

“Công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối XHCN bấy giờ là cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan…

“Trong công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữtrong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định đã thừa nhận chủ quyền của Trung quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý”….

“Trong công hàm 1958, thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo HS và TS nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế”…(Tuần ViệtNam online ngày 20-7-2011)

Luật gia Trần Đình Thu cũng lập luận cùng một giọng điệu với thạc sĩ Hoàng Việt trong Đại Dân Tộc, ông còn cho rằng cái công hàm “nói nôm na giống như một tiếng vỗ tay đồng thuận hay một lời la ó phản đối”, thưa ông Thu, ở đây tôi nghĩ không phải vậy, mà nó còn để lại một hậu quả nghiêm trọng không lường khi mà “nước bạn Trung quốc” đã cố tình chiếm đảo của ta thì chúng ta không thể coi nhẹ cái công hàm ấy được. Qua việc phân trần của luật gia Thu cho chúng ta thấy được cái cảnh bị lệ thuộc thiên triều của Việt Nam DCCH lúc bấy giờ bi thảm như thế nào.

“Theo luật quốc tế, gía trị của công hàm chỉ là nêu quan điểm của chính phủ một nước về một vấn đề quốc tế, nói nôm na như là tiếng vổ tay đồng thuận hay một lời la ó phản đối. Chỉ khi nào Việt Nam ký hiệp định với Trung quốc nói rõ những vùng biển đảo nào thuộc Trung quốc thì khi đó mới có gía trị.

“Vào năm 1958, trong bối cảnh Việt Nam DCCH đang quan hệ với Trung quốc, việc ra công hàm ủng hộ Tuyên bố 1958 của nước bạn Trung quốc là không thể không làm. Khổ nổi tuyên bố của nước bạn quá ngạo ngược về cái “ranh đất không giống ai” đó. Như vậy thì công hàm phải viết thế nào đây?…

“Tuy nhiên, công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khéo léo công nhận chỉ 1 vấn đề là bề rộng lãnh hải 12 hải lý mà thôi…

“Từ đó chúng tôi kết luận: Công hàm 1958 không thể là nguyên nhân dẫn đến các rắc rối về sau liên quan đến chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và nước bạn Trung quốc. Việc nước bạn Trung quốc có những tuyên bố thiếu phù hợp gần đây là do sự chủ động của họ”. (Đàn Chim Việt online ngày 12-12-2011)

Từ lâu rồi Trung quốc hoành hành trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông, ông Thu có thấy được hậu quả tai hại của cái công hàm đó như thế nào không? đối với người vô trách nhiệm thì cái công hàm đó như “một tiếng vỗ tay”, nhưng với ông “bạn Trung quốc” có chủ tâm chiếm đảo của ta thì nó lại khác, nó là một bằng chứng có gía trị vô cùng. Để biện minh cho việc làm ngang ngược của mình trên Biển Đông, Trung cộng đã nhắc lại cái công hàm năm 1958 theo như bức công điện ngày 13-3-2008 của tòa đại sứ Hoa kỳ tại Hà Nội gửi về bộ Ngoại giao Hoa kỳ mà Wikileaks vừa tiết lộ được nhà báo Ngô Nhân Dụng viết nên bài “Một di sản của Phạm Văn Đồng” lược trích:

“Việc ngăn cấm các công ty quốc tế tìm dầu trong thềm lục địa Việt Nam buộc chính quyền Bắc kinh phải giải thích với nước có những hang dầu bị cấm. Và họ đã viện dẫn lá thư Phạm Văn Đồng làm bằng cứ. Một điện văn của đại sứ Mỹ ở Hà nội (mới tiết lộ cuối tháng 8 năm 2011) kể lại mấy cuộc tiếp xúc với quan chức Trung cộng để nghe họ biện minh việc cấm đoán các hảng dầu Mỹ. Trong cuộc gặp gỡ ngày 7 tháng 3 năm 2008 với nhân viên Ngoại giao Mỹ, ông Trịnh Chấn Hoa (Zheng Zhenhua Đ/N), phó chủ nhiệm phòng Kế hoạch thuộc Vụ Á châu, bộ Ngoại giao Bắc kinh, đã nêu lên lá thư do ông Phạm Văn Đồng ký gửi thủ tướng Chu Ân Lai để chứng minh Việt Nam đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung quốc trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1958”. (Người Việt online ngày 13-9-2011)

Trung cộng đã tung hoành như cướp trên vùng biển đảo của ta với biết bao vụ đâm chìm tàu và bắn giết ngư phủ và cái ngang ngược nhất là đã cắt cáp tàu thăm dò dầu khí trong thềm lục địa của ta. Trung quốc đã điều biết bao tàu lớn nhỏ uy hiếp, đe dọa nhân dân ta cũng như đưa tàu khai thác dầu khí lớn nhất của chúng vào Biển Đông thì chuyện giải quyết sẽ ra sao?

Mới vừa rồi, khi trả lời chất vấn trước Quốc hội, thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố:

“Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình”. (VNExpress online ngày 25-11-2011)

Với tham vọng bành trướng với quân đông, tàu lớn, súng to của “nước bạn” chúng ta sẽ “dùng biện pháp hòa bình” để lấy lại Hoàng Sa như thủ tướng Dũng vừa tuyên bố, trong khi chúng chiếm của ta bằng máu thì liệu có tin được không?

Đừng nghe những gì ông Dũng nói, ông ta chỉ hô hào suôn để lừa phỉnh và trấn an dư luận, thương lượng bí mật song phương có tính cách “câu giờ” thì chắc chắn rằng Hoàng Sa sau 50 năm Trung cộng chiếm cứ mà không có thưa kiện ra quốc tế theo như lời cảnh giác của luật sư Trần Lâm thì xem như “cứt trâu để lâu hóa bùn”. Đứng trước hiểm họa vĩnh viễn mất Hoàng Sa và cả Trường Sa nhân dân Việt Nam đã biểu tình phản đối và tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã long trọng tuyên bố:

“Được biết tình hình này, một số cựu chiến binh lão thành phẫn nộ: Họ dựa vào công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 chứ gì, nếu cần dân Việt nam sẽ xé toạc công hàm đó, gạch chéo lên công hàm đó: quyết định về lãnh thổ mà không có chuẩn y của quốc hội, không trưng cầu dân ý thì chẳng có gía trị gì, dân xé lúc nào cũng được. Dân chúng tôi không bị ràng buộc bởi công hàm đó!”

(Đối Thoại online ngày 13-12-2007)

Thay mặt lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, thượng tọa Thích Quảng Độ Viện trưởng Viện Tăng thống ra tuyên cáo về cái công hàm ngày 14-9-1958 xin trích như sau:

“Công hàm ngày 14-9-1958 của ông Phạm Văn Đồng chỉ đại diện cho thiểu số đảng viên cộng sản mà không đại biểu cho toàn dân miền Bắc Việt Nam, vì nội dung bán nước của công hàm không được trưng cầu dân ý, cũng không được thông qua trước Quốc hội VNDCCH, dù nhân dân không cộng sản chẳng có đại biểu tại quốc hội này y hệt như quốc hội hiện nay…

“Xem như thế công hàm ngày 14-9-1958 của ông Phạm Văn Đồng vô gía trị trên mặt pháp lý quốc tế, pháp lý quốc gia và ý chí dân tộc. Công hàm chỉ là dự tính chia chác phi pháp giữa hai đảng cộng sản Việt-Trung”. (Thời Luận ngày 17-9-2008)

Theo đề nghị của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch MTTQVN tại Tp Sài Gòn và cũng là nguyện vọng của nhân dânViệt Nam yêu cầu:

“Nhà nước nên tổ chức đối thoại một cách công khai về Biển Đông, trên tinh thần xây dựng, chứ đồng thuận mà không có phản biện chỉ tạo một sự đồng thuận gỉa tạo…Một dân tộc có quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước rất là hiển hách như Việt Nam thì không nên quỵ luỵ trước Trung quốc”. (Bauxite Việt Nam online ngày 19-9-2011)

Đại Nghĩa (Sưu tầm)

© Đàn Chim Việt

 

52 Phản hồi cho “Bức công hàm ngày 14-9-1958”

  1. bannong says:

    Gửi Trung Kiên, Trúc Bạch, Tiên Ngu …và các vị VNCH khác!

    Những người thực sự đấu tranh cho dân chủ không ngại gian nguy, tù đày…và họ là những người có kiến thức, có “dân trí cao” nên họ không bao giơ đem cái thù oán cá nhân cay cú này nọ để đưa ra những đường lối đấu tranh cho dân chủ. Mặc dù bị CSVN tù đấy, đàn áp nhưng L/S Đài vẫn không đòi “giải tán” hay “lật đổ” đảng CSVN, họ chỉ đòi đa nguyên đa đảng để có dân chủ mà thôi. Mấy ông chống cộng điên cuồng, mù quáng, dân trí thấp như TK. Tiên Ngu, Trúc Bạch và mấy vị VNCH khác thì lúc nào cũng gào to tiêu diệt CS, lật đổ CS….Các vị hãy mở to mắt ra mà học tập nhé! Hãy xem L/S Đài nói gì:

    Lời chúc Tết đến Đảng Cộng sản VN
    LS Nguyễn Văn Đài Viết cho BBC từ Hà Nội
    Cập nhật: 10:32 GMT – thứ năm, 12 tháng 1, 2012
    Ngày 3 tháng 2 tới đây đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tròn 82 tuổi và trải qua gần một thế kỷ ra đời, tồn tại và phát triển, đảng Cộng sản Việt Nam đã, đang và tôi hy vọng họ vẫn sẽ là một phần của dân tộc Việt Nam.
    Những sai lầm, thất bại hay công lao, thành tựu của đảng Cộng sản Việt Nam trong quá khứ tôi không đề cập trong bài viết này. Những điều đó hãy để cho lịch sử và nhân dân phán xét.
    Trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến những vấn đề bức xúc của xã hội Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Và tôi cũng đưa ra những quan điểm mang tính cá nhân góp ý cho đảng Cộng sản tự chỉnh đốn và thực hiện tiến trình dân chủ vì tương lai đất nước của chúng ta.

    ………Sau khi L/S Đài nêu bật những tồn tại cơ bản cần khắc phục của CSVN và phân tích nguyên nhân của những tồn tại này chính là do thể chế chính trị độc tài, độc đảng, L/S Đài viết tiếp:

    Vậy giải pháp nào cho đảng Cộng sản Việt Nam tự chỉnh đốn mình?
    Công khai và dân chủ
    Theo quan điểm của tôi, chỉ có một giải pháp duy nhất cho đảng Cộng sản Việt Nam đó là: “Công khai hóa và dân chủ hóa”. Đảng Cộng sản Việt Nam cần tiến hành đồng thời cả hai:
    Thứ nhất là công khai hóa gồm:
    Các cán bộ, đảng viên có chức, có quyền từ trung ương đến địa phương phải tiến hành kê khai tài sản và thu nhập hàng năm của bản thân và các thành viên trong gia đình cho toàn dân được biết. Việc kê khai tài sản và thu nhập nếu chỉ diễn ra trong nội bộ mà không công khai cho nhân dân biết thì điều này chẳng có ý nghĩa gì. Nhân dân là chủ nhân của đất nước, nhưng không biết được tài sản và thu nhập của những “người đầy tớ” thì thật đáng mỉa mai.
    Công khai hóa thông tin trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, ngoại giao mà không thuộc bí mật quốc gia.
    Thứ hai là dân chủ hóa: Đảng Cộng sản phải tiến hành song song dân chủ hóa trong nội bộ của đảng và dân chủ hóa xã hội.
    Dân chủ hóa trong đảng Cộng sản: Đảng Cộng sản nên cho phép các đảng viên của mình được tự ứng cử và bầu cử trực tiếp các chức danh lãnh đạo cấp ủy từ trung ương đến địa phương. Cần có sự cạnh tranh tự do và công bằng cách chức danh lãnh đạo của đảng Cộng sản trong các kỳ đại hội của mình.
    Xuân về LS Đài chúc mọi đảng viên Cộng sản mạnh khoẻ, có dũng khí để tự chính đốn và dân chủ hóa
    Những đảng viên cơ hội, yếu kém năng lực sẽ bị loại bỏ, từ đó tạo nên động lực và sức sống cho chính đảng Cộng sản.
    Dân chủ hóa xã hội: Có hai yếu tố cấu thành bắt buộc phải có trong một xã hội dân chủ mà đảng Cộng sản Việt Nam phải chấp nhận đó là:
    Yếu tố thứ nhất là tự do báo chí hay báo chí độc lập tức là đảng Cộng sản phải chấp nhận quyền làm báo chí tư nhân của công dân. Đây là quyền con người về chính trị đã được Hiến pháp Việt Nam năm 1992 ghi nhận. Báo chí là một thực thể quyền lực, hoạt động độc lập với chính quyền, thay mặt nhân dân để giám sát và phản ánh mọi hoạt động bình thường cũng như bất thường của chính quyền.
    Báo chí thông tin đến người dân tất cả các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, ngoại giao, … Một quốc gia không thể tối đa hóa sự ổn định chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân chủ nếu không có sự tự do báo chí và lan truyền thông tin. Chính phủ không được phép can thiệp vào các hoạt động bình thường của báo chí.
    Yếu tố thứ hai là sự ra đời và hoạt động hợp pháp của các tổ chức, đảng phái chính trị khác nhau trong xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam phải thừa nhận và công nhận sự ra đời và hoạt động của các tổ chức, đảng phái chính trị khác một cách bình đẳng. Bởi đó là quyền Hiến định mà mỗi công dân Việt Nam đều được hưởng ngang nhau. Đảng Cộng sản không nên coi các tổ chức, đảng phái chính trị khác là thế lực thù địch, phản động. Mà phải coi họ là đối tác để vừa đấu tranh vừa hợp tác với nhau vì lợi cuối cùng và cao nhất của đất nước và dân tộc.
    Trong một xã hội dân chủ, cuộc đấu tranh giữa các đảng phái chính trị không phải là một cuộc chiến sinh tử mà là một cuộc cạnh tranh để phục vụ nhân dân. Đảng Cộng sản nên coi các tổ chức, đảng phái khác là động lực để đảng Cộng sản tiến hành tự dân chủ trong đảng một cách mạnh mẽ, hoàn thiện chính mình để nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
    Một đảng chính trị chân chính là một đảng phải có đội ngũ đảng viên có đạo đức, có năng lực và trách nhiệm với nhân dân và Tổ quốc. Một đảng được gọi “ đảng là đạo đức, là trí tuệ, là văn minh” là một đảng dám chấp nhận sự cạnh tranh tự do và công bằng thông qua cuộc bầu cử dân chủ đa đảng. Và đảng đó sẽ dành được đa số phiếu của nhân dân, dành được quyền lãnh đạo bằng uy tín và năng lực của mình.
    Một đảng chân chính không bao giờ bảo vệ quyền lãnh đạo của mình bằng quân đội, cảnh sát và nhà tù. Một đảng chân chính không bao giờ duy trì quyền lãnh đạo của mình bằng việc cấm các đảng chính trị khác ra đời và hoạt động.
    Một mùa Xuân mới đang về, cũng là lúc đảng Cộng sản Việt Nam tròn 82 tuổi, tôi chúc toàn thể đảng viên đảng Cộng sản mạnh khỏe, có đủ niềm tin và dũng khí để tự chỉnh đốn mình bằng cách tiến hành công khai hóa, dân chủ hóa trong đảng và dân chủ hóa xã hội đáp ứng khát vọng tự do dân chủ của cả dân tộc Việt Nam.
    (Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 2012)
    Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của Luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà đấu tranh dân chủ, hiện sống tại Hà Nội, người từng bị tù ở Việt Nam. Mời quý vị gửi cả các bài phản biện lại quan điểm của tác giả hoặc ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam về Diễn đàn BBC.

  2. tan says:

    Bannong says:
    11/01/2012 at 12:45

    Trung Kiên nói : “…chính nó tự tiêu diệt nó”, và từ đó VN sẽ có DÂN CHỦ – TỰ DO!”

    Vấn đề là đến bao giờ “chính nó sẽ tiêu diệt nó? Nếu xã hội VN mà còn nhiều cái kiểu người chống CS mù quáng, không hiểu cái yếu, cái mạnh của CS mà cứ nhắm mắt cho rằng CS xấú và yếu toàn diện như ông Trung Kiên, ông Trúc bạch thì còn lâu, lâu lắm CS, nó mới “tự tiêu diệt” mình. Có thể nói là “đến mùa quít”?. Người ta nói “biết địch biết ta – trăm trận, trăm thắng” Nhưng với loại người như TK, TB… thì “địch cái gì cũng xấu, ta cái gì cũng tốt” và tất yếu sẽ chỉ nhận được những cái “thất vọng” mà thôi. Đáng buồn thay cho cái “dân trí ngắn!” ./.

    Hay lắm! Một điều cực kì đơn giản là nếu CSVN xấu toàn diện mà sao họ vẫn tồn tại? Sao cả thế giới vẫn công nhận và giao lưu càng ngày càng mật thiết? Tại sao cái loại người cứ gào lên chống CS kiểu mù quáng thì ngày càng ít đi? Hiện nay trong cương lĩnh của những nhà dân chủ thực sự, họ chỉ đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập mà thôi.Họ có đòi lật đổ tiêu diệt CS đâu? Riêng cái loại người mù quáng gà, lẫn lộn trắng đen như TK, trúc bạch, Tiên Ngu…thì lúc nào cũng đòi “lật đổ” nhưng nếu bảo xuống đường thì lại trốn biệt tăm, họ chỉ chống CS ở trên giường mà thôi. Đúng là “dân trí ngắn” quá xá???

  3. Đại Nghĩa says:

    Thưa bạn Viet, chúng ta đang thảo luận về chủ đề hậu quả của bức công hàm ngày 14-9-1958 thì tôi lại gặp một tài liệu do Huy Đức viết về “Cuộc chiến 1979 và Hoàng Sa” có đoạn viết:
    “Tháng 6-1975, bộ Ngoại giao VN gửi công hàm cho TQ về vấn đề HS. Ngày 24-9-1975, khi gặp Đặng Tiểu Bình ở Bắc kinh, bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã “yêu cầu phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình đàm phán về HS và TS”. Tháng 4-1977, trên đường đi Liên Xô ghé qua Bắc Kinh, thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng gửi đến TQ thông điệp của VN về hai quần đảo ấy. Tuy nhiên, trước sau TQ đều một mực “yêu cầu VN trở lại lập trường trước năm 1974″. “Lập trường trước năm 1974″, theo cuốn sách 10 năm Chiến tranh Trung-Việt là “Tuyên bố của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958″. Cuốn sách nói là Đặng Tiểu Bình rất “khó chịu” với bí thư thứ nhất Lê Duẩn, Đặng nói: ” Vấn đề này không cần thiết phải đàm phán…(đó) là lãnh thổ của Trung quốc”. (Đàn chim Việt online ngày 15-2-2011)
    Dù gì đi nữa, cái công hàm này để lại một hậu quả nặng nề mà ngày nay chính đảng CSVN và dân tộc Việt Nam phải nhận lấy. Trước những áp lực của TC trên mọi mặt, đảng CSVN có nhận định được kẻ thù hay chưa? kẻ thù lăm le xâm chiếm nước ta cũng như ngày đêm đang đánh phá ta trên biển và từng ngày gậm nhấn trên đất liền. Có nhận định được kẻ thù và những mưu mô thâm độc của chúng ta mới có thể chọn con đường ứng phó. Có phải hiện nay họa ngoại xâm nước ta là TC không? Về mặt Biển Đông TC chỉ diệu võ dương oai ở đấy thôi chớ chiến thuật “dương đông kích tây” là ta có thể thấy rõ. Chắc chắn rằng TC không dám đánh ta trên biển, chúng ta tập trung “vũ lực” để bảo vệ mặt đông mà bỏ trống mặt tây là bị trúng kế của địch. Nhưng CSVN đã giữ biển như thế nào, giáo sư sử học Hà Văn Thịnh viết trong bài “Du côn khu vực”, xin trích: “Cái đáng bàn ở đây là tại sao một nước nhỏ và yếu về thực lực như Philippines lại dám đối đầu với một cường quốc trong khi Việt Nam không dám và, chỉ lo “bảo vệ hữu nghị”? Hữu nghị thì ai cũng rõ là đã có bao giờ đâu mà bảo vệ…Sự trớ trêu của cuộc đời là ở chỗ, đến thế kỷ XXI, người Việt Nam phải cắp sách đi học người Phi về sự quật cường!” (bauxite Việt Nam online ngày 28-3-2011). Theo vị tướng lãnh lão thành Nguyễn Trọng Vĩnh thì: ” Họ xảo quyệt đưa ra “16 chữ” và “4 tốt” cốt để ru ngũ và hạn chế ta. Về các quần đảo HS và TS, ta có đầy đủ cứ liệu lịch sử và pháp lý là thuộc chủ quyền của ta, nhưng ta quá ngây thơ và thật thà tuân thủ “16 chữ” và “4 tốt”(hoặc là quá mềm yếu, đánh mất bản lĩnh của lãnh đạo tiếp nối tư tưởng độc lập từ chủ tịch HCM)…Trong đất liền, TQ đã đứng chân được trên vị trí chiến lược Tây Nguyên xung yếu của ta, đã thuê dài hạn (50 năm) được hàng ngàn hécta rừng ven biên giới và đầu nguồn của ta, thuê dài hạn một đoạn bờ biển ở Đà Nẵng nói là để làm “khu vui chơi giải trí”, xây bao kín, người Việt Nam không được đến, họ làm gì trong đó ai biết. Họ dùng thủ đoạn bỏ thầu “thấp” , trúng thầu nhiều công trình trong Nam, trúng thầu xây dựng một loạt nhà máy nhiệt điện: họ dể dàng đưa ồ ạt lao động của họ vào mà chúng ta không kiểm soát được. Đã cò hàng vạn người TQ rải khắp nước từ núi rừng đến đồng bằng, ven biển cũng không ai kiểm soát. Hàng hóa TQ còn tràn ngập, chiếm lĩnh thị trường của chúng ta” (Bauxite Việt Nam online ngày 23-4-2011).
    Trong số người lao động TC có ai biết được đó là thành phần nào? lính đã giải ngải hay tại ngủ, có hoạt động gián điệp hay không? Một kinh nghiệm mà trước đây cố thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chận đứng, ông kể: “Sau ngày 30-4, ở khu vực Chợ Lớn có một chi bộ có vũ trang thuộc bộ phận hải ngoại của đảng CS TQ. Chi bộ này xuất hiện bí mật từ trước 30-4 và khi đó họ đòi được công khai hoạt động”. Để một lực lượng TQ có vũ trang ở Chợ Lớn thì cũng không khác chi ” đặt mồi lửa dưới đống củi”, Việt nam buộc phải “giải giáp” họ”. (Đàn chim Việt online ngày 15-2-2011).
    Đấy giặc đã ở trong nội địa của chúng ta rồi, chỉ còn chờ ngày N thì chúng sẽ ra tay. Dù chính quyền CSVN có trang bị máy bay tàu lặn mà không có tinh thần chống giặc, cứ khư khư ôm “16 chữ” và “4 tốt” thì cũng trở thành vô dụng. Thay lời kết tôi mượn lời của kỷ sư Đỗ Nam Hải nhận định:
    “Họ đã tìm các xâm lược kiểu mới đối với Việt Nam, mà trước hết là sự xâm lược về chính trị thông qua việc tìm cách ve vản, mua chuộc, chi phối và tiến tới khống chế được một số trong Ban lãnh đạo Hà Nội. Họ sử dụng triệt để đám “thái thú đời mới” này làm tay sai, nhằm từng bước hướng đường lối phát triển của Việt Nam đi theo ý đồ xấu xa, thâm độc của Trung quốc”. (Đàn chim Việt online ngày 9-10-2011)

    • viet says:

      Thưa ban Đại Nghĩa! Tất cả nhưng gì tôi cần nói thì đã nói hết, trong đó có một số điều mà bạn chưa đồng ý và có suy nghĩ khác thì đó cũng là điều bình thường. Tôi nghĩ rằng chắc phải có thêm một khoảng thời gian nữa chứ ngay bầy giờ tạm thời hãy là như vậy, xin khất bạn và hẹn sẽ có ý kiến vào một ngày gần nhất, có thể ở tại đề tài này hoặc ở một đề tài khác. Xin chào bạn./.

  4. Viet says:

    Gửi bạn Đại Nghĩa!

    Lần trước tôi đẫ gửi bạn bài “Tàu Ngầm VN đe dọa TQ” mong bạn đọc cho kỹ và nay xin bạn tham khảo thêm bài dưới đây đề xem người TQ đánh giá về VN thế nào? Liệu VN có phải là ‘tay sai” của TQ hay không như một số người vẫn cho là như vậy?

    hongha says:
    05/12/2011 at 06:52

    TQ lo VN hợp tác với Nga, Ấn, Mỹ???

    ——————————————————————————–

    Tạp chí Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá về chiến lược và sức mạnh quân sự của Việt Nam Tạp chí Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá về chiến lược và sức mạnh quân sự của Việt Nam
    Thứ tư, 24 Tháng 8 2011 00:00 dinh tuan anh
    Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 15, trong những năm gần đây thực lực quân sự của Việt Nam đã được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á

    Thời gian gần đây, Việt Nam có rất nhiều động thái ở Biển Đông: Vào cuối tháng 5 Việt Nam chỉ trích tàu cá Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của họ ở Biển Đông, dân chúng Việt Nam liên tục trong nhiều tuần biểu tình chống Trung Quốc. Ngày 9/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố phải bảo vệ vùng biển và các đảo của Việt Nam bằng sức mạnh của toàn đảng, toàn quân và toàn dân. Ngày 13/6, Hải quân Việt Nam hai lần tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng Biển Đông, sau đó lại công bố lệnh huy động nhập ngũ. Ngày 15/7, Việt Nam và Mỹ bắt đầu tổ chức diễn tập liên hợp trong một tuần ở vùng biển gần Đà Nẵng. Để củng cố lợi ích đã có của mình ở Biển Đông, Việt Nam một mặt dựa vào sức mạnh của ASEAN và cơ hội thuận lợi Mỹ “trở lại Đông Nam Á” để đẩy mạnh ASEAN hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, mặt khác cũng thiết thực tăng cường bố trí quân sự và hiện đại hóa quân đội ở Biển Đông.

    I, Thực lực quân sự đứng đầu Đông Nam Á

    Những năm gần đây, thực lực quân sự của Việt Nam được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á.

    Lực lượng vũ trang của Việt Nam chủ yếu bao gồm quân đội nhân dân và dân quân tự vệ, còn có cả cảnh sát biển và công an nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập năm 1944, lúc đầu chỉ có 34 người, gọi là “Đội tuyên truyền giải phóng quân” Việt Nam, trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giải phóng miền Nam, đến nay quy mô và sức mạnh chiến đấu không ngừng lớn mạnh. Theo “Sách Trắng Quốc phòng” công bố năm 2009 của Việt Nam, hiện nay lực lượng thường trực của quân đội Việt Nam (bao gồm cả bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) có tổng cộng 450 nghìn người, lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người. Bộ đội chủ lực là thành phần cốt cán của quân đội nhân dân Việt Nam , bao gồm lục quân, hải quân, phòng không không quân, bộ đội biên phòng.

    Lục quân Việt Nam hiện chia thành 8 Quân khu, một số Quân đoàn, Sư đoàn bộ binh, Lữ đoàn tăng thiết giáp, Lữ đoàn tác chiến đặc chủng, Lữ đoàn pháo binh dã chiến, Sư đoàn công binh, Sư đoàn xây dựng kinh tế. Trang bị vũ khí chủ yếu gồm có 850 xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, 300 xe tăng hạng nhẹ PT-76, 100 xe trinh sát thiết giáp BRDM-1/2, 300 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, 1.100 xe thiết giáp chở quân BTR-40/50/60/152, khoảng 2.300 cỗ pháo kéo xe và một số dàn phóng tên lửa, pháo cao xạ, pháo tự hành, tên lửa chống tăng và tên lửa đất đối không.

    Hải quân Việt Nam thành lập năm 1955, hiện biên chế thành 4 vùng hải quân ven biển, trang bị chủ yếu gồm hai tàu ngầm mini mua của Bắc Triều Tiên năm 1977, 6 tàu hộ vệ, 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Cheetah”, 37 tàu tuần tra và một số tàu rà quét thủy lôi, tàu đổ bộ và tàu tiếp tế hậu cần.

    Phòng không không quân Việt Nam thành lập năm 1963, được sáp nhập từ Bộ Tư lệnh phòng không và Cục không quân, hiện được biên chế thành một số Sư đoàn phòng không và Sư đoàn không quân, bên dưới có Trung đoàn máy bay tấn công, Trung đoàn máy bay tiêm kích, Trung đoàn máy bay vận tải, Trung đoàn pháo cao xạ, Trung đoàn rađa. Trang bị chủ yếu gồm có 140 máy bay MiG-21, 7 máy bay SU-27SK, 4 máy bay SU-30MKK, 53 máy bay SU-22, 4 máy bay chống tàu ngầm Be –12, 26 trực thăng chống tăng MiG-24, 10 trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 và một số máy bay huấn luyện, tên lửa không đối không, không đối đất, đất đối không.

    Bộ đội biên phòng Việt Nam thành lập năm 1959, có chức năng cơ bản là thực hiện quản lý biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ biên giới trên bộ, hải đảo, vùng biển và trật tự an ninh ở khu vực cửa khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

    Ngoài quân đội nhân dân, dân quân tự vệ Việt Nam cũng là bộ phận cấu thành chủ yếu của lực lượng vũ trang Việt Nam. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng vẫn ở vị trí sản xuất và công tác, thời bình là lực lượng lao động sản xuất chính, thời chiến là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân. Dân quân tự vệ chủ yếu thuộc các loại hình bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, giao thông, phòng chống hóa học, điều trị y tế và dân quân tự vệ trên biển, trong đó dân quân tự vệ trên biển mới được thành lập từ năm 2009 nhằm đối phó với những đe dọa an ninh trên biển.

    Việt Nam còn có lực lượng cảnh sát biển, thành lập năm 1998. Vì thế, Việt Nam hiện nay có ba bộ phận lực lượng vũ trang trên biển là hải quân, cảnh sát biển và dân quân tự vệ biển, cho thấy Việt Nam hết sức coi trọng an ninh trên biển.

    II- II, Chú trọng Biển Đông, đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân không quân

    Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã bắt đầu tiến trình hiện đại hóa quân đội. Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9, nhất là từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh cục bộ kỹ thuật cao đối với Irắc, Việt Nam đã ý thức được rằng hình thái chiến tranh trong tương lai sẽ có thay đổi to lớn, vũ khí trang bị truyền thống và dạng thức tác chiến truyền thống đã không thể thích hợp với yêu cầu chiến tranh trong tương lai.

    Mục tiêu tổng thể trong xây dựng quân đội của Việt Nam là “Cách mạng hóa, chính quy hóa, tinh nhuệ hóa và từng bước hiện đại hóa”. Vì thế Việt Nam đã mở rộng chi phí quốc phòng, từ chỗ chú trọng xây dựng quy mô chuyển sang xây dựng chất lượng quân đội, chú trọng nguyên tắc phát triển phối hợp giữa các quân binh chủng và ưu tiên phát triển hải quân – không quân, đồng thời tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng dự bị như dân quân tự vệ.

    Bước vào thế kỷ mới, Việt Nam đặc biệt chú trọng ảnh hưởng của tranh chấp chủ quyền và lợi ích biển ở Biển Đông đối với an ninh quốc gia. Sau Đại hội lần thứ 9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam bắt đầu thực hiện phương châm chiến lược “thu hẹp lục quân mở rộng hải quân”, coi việc bảo vệ lãnh thổ trên biển và tài nguyên biển là trọng tâm của chiến lược quân sự mới, tăng cường một cách có trọng điểm khu vực ven biển miền Trung Nam Bộ và bố trí binh lực ở các đảo mà Việt Nam đã chiếm, làm nổi bật nhiệm vụ xây dựng hải quân và không quân. Năm 2001, Việt Nam đã cho ra đời “Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang thế kỷ mới”, đề xuất thay đổi toàn diện vũ khí trang thiết bị của ba quân chủng lục quân, hải quân và không quân, trọng tâm là ưu tiên đảm bảo hiện đại hóa phòng không không quân và hải quân, đồng thời lắp đặt các loại trang thiết bị cảnh báo, trinh sát, chỉ huy, cơ động và đảm bảo cung cấp hậu cần. “Sách Trắng Quốc phòng” năm 2009 của Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh phải xây dựng quân đội hiện đại hóa có trang bị vũ khí tiên tiến, trong khi tự nghiên cứu chế tạo, liên hợp sản xuất trang thiết bị, đồng thời mua sắm khối lượng lớn vũ khí trang thiết bị tiên tiến của nước ngoài, nâng cao tính năng vũ khí trang thiết bị của bản thân, trong đó mua sắm vũ khí trang thiết bị cho hải quân và phòng không không quân đã chiếm tỉ lệ rất lớn.

    Cuối năm 2003, Việt Nam đã đặt mua của Nga 4 máy bay chiến đấu SU-30MK đa tính năng. Đồng thời không quân Việt Nam đã hợp tác với Ixraen và Nga cải tiến hệ thống rađa của máy bay MiG-21, lắp đặt trên máy bay thiết bị trinh sát chụp ảnh ban đêm. Năm 2005, Việt Nam lại đặt mua hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 trang bị cho một số đại đội pháo binh. Không quân Việt Nam còn mua máy phản lực huấn luyện L-39C/máy bay tấn công hạng nhẹ của Séc, nhập khẩu một bộ phận máy bay luấn luyện KT-1, T-50 của Hàn Quốc và Ba Lan. Tháng 3/2005, Việt Nam và Ba Lan đã ký Hiệp định mua vũ khí trị giá 150 triệu USD, mua 12 chiếc máy bay tuần tra trên biển M-28, 4 máy bay trực thăng cứu hộ trên biển W-3RM và 8 hệ thống trinh sát trên biển MSC-400 của Ba Lan. Năm 2009, Việt Nam lại ký hiệp định với Nga, mua của Nga 12 máy bay chiến đấu đa chức năng SU-30MK2.

    Để thích ứng với yêu cầu đặt ra trong tương lai, Hải quân Việt Nam đã có kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, hy vọng đến trước năm 2015 sẽ hoàn thành đổi mới trang thiết bị, để hải quân Việt Nam trở thành một lực lượng hải quân trên biển hiện đại có đầy đủ các binh chủng, có khả năng tác chiến cơ động và khả năng tấn công hỏa lực tầm xa tương đối mạnh, đến trước năm 2050 sẽ hình thành một lực lượng tác chiến đa chiều độc lập ở biển xa. Từ năm 1995 đến nay, Hải quân Việt Nam đã lần lượt đặt mua hơn 10 chiếc tàu chiến mang tên lửa có tên “Poisonous spider” của Nga, 12 chiếc tàu tuần tra của Thụy Điển, 2 tàu ngầm mini của Bắc Triều Tiên. Sau năm 2000, Việt Nam bắt đầu mua tàu mặt nước cỡ lớn của nước ngoài. Năm 2003, Việt Nam đã ký hiệp định trị giá 120 triệu USD với Nga, có kế hoạch mua của Nga 12 chiếc tàu chiến tốc độ cao mang tên lửa có tên “Lightning”. Việt Nam còn mua các loại tàu tấn công/tuần tra tốc độ cao của Hàn Quốc có các tên “Dolphin”/ “Wildcat”; mua của Ba Lan 4 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Miners”, 1 tàu huấn luyện “Nick Ward”, 8 tàu tuần tra bờ biển “Pilica”, và một tàu tuần tra cỡ lớn “Aubrey Lutz” đã cải tiến. Năm 2007, Việt Nam lại mua của Nga 2 tàu hộ vệ “Cheetah” và một hệ thống tên lửa chống hạm trên bờ mới nhất để lắp ráp tên lửa hành trình chống hạm có tốc độ siêu âm “Ruby”. Để khắc phục những bất cập về năng lực tác chiến dưới nước, năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng lớn với Nga, mua 6 chiếc tàu tàu ngầm lớp “KILO” chạy bằng động cơ diezen trị giá 1,8 tỉ USD, đồng thời chuẩn bị thành lập lực lượng tàu ngầm.

    III- III, Tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ-Ấn Độ là có ý đồ ở Biển Đông

    Trong tiến trình thúc đẩy hiện đại hóa quân đội, Việt Nam có một biện pháp quan trọng là tích cực tăng cường quan hệ quân sự với các nước, trong đó hợp tác quân sự giữa Việt Nam với Mỹ và Ấn Độ là đặc biệt đáng quan tâm, vì đây cũng là một bộ phận của chiến lược quốc tế hóa vấn đề Biển Đông của Việt Nam, được thể hiện ở ý đồ “liên Mỹ”, “liên Ấn” để kiềm chế Trung Quốc.

    Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Cohen đi thăm Việt Nam, trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam sau 25 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam, đánh dấu việc khởi động quan hệ quân sự Việt-Mỹ. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Bush (con), Mỹ đã mở rộng giao lưu quân sự với Việt Nam, các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên diễn ra liên tục, tàu quân sự hai nước thường xuyên đi thăm lẫn nhau, lại còn đi đến hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ, y học quân sự… Sau khi Obama lên nắm quyền, quan hệ quân sự Việt-Mỹ tiến thêm một bước mật thiết hơn. Năm 2010, Mỹ và Việt Nam lần đầu tiên tổ chức giao lưu phòng vệ cấp thứ trưởng quốc phòng, tàu sân bay USS George Washington và tàu khu trục mang tên lửa USS John S. McCain của Mỹ đến thăm Việt Nam cập cảng Đà Nẵng. Việt Nam còn diễn tập quân sự chung với Mỹ ở Biển Đông. Ngoài hy vọng được Mỹ viện trợ quân sự và đẩy nhanh hiện đại hóa quân sự, việc Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ còn có một nguyên nhân rất quan trọng khác là kéo Mỹ vào, làm tăng thêm sức nặng đối đầu với Trung Quốc, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông ngày một nổi lên rõ hơn.

    Những năm gần đây, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng không ngừng mở rộng. Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Fernandez đi thăm Việt Nam, ký “Hiệp định hợp tác phòng vệ” giữa hai nước, quyết định tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trao đổi tình báo, đóng tàu hải quân, chống cướp biển. Để thực hiện các nội dung hữu quan, tháng 10 năm đó hai nước còn tổ chức diễn tập quân sự chung ở Biển Đông. Ngoài ra, hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ về kỹ thuật công nghiệp quân sự cũng không ngừng gia tăng. Nhà máy công nghiệp quân sự Nasik của Ấn Độ đã giúp Việt Nam cải tiến khoảng 200 máy bay chiến đấu MiG-21 đang trong chế độ quân dịch. Ấn Độ còn quyết định cung cấp cho Việt Nam các bộ linh kiện dùng để kiểm tra sửa chữa máy bay chiến đấu MiG và nâng cấp máy bay chiến đấu SU-27. Cung cách Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ và Ấn Độ, lôi kéo các nước lớn can thiệp tranh chấp trong vấn đề Biển Đông sẽ khiến cho vấn đề Biển Đông phức tạp thêm một bước./.

    Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” (Trung Quốc)
    Reply

  5. Viet says:

    Gửi bạn Đại Nghĩa!

    Lần trước tôi đẫ gửi bạn bài “Tàu Ngầm VN đe dọa TQ” mong bạn đọc cho kỹ và nay xin bạn tham khảo thêm bài dưới đây đề xem người TQ đánh giá về VN thế nào? Liệu VN có phải là ‘tay sai” của TQ hay không như một số người vẫn cho là như vậy?

    cuulong says:
    05/12/2011 at 06:59

    Ông Trung Kiên xem có phải VN hèn yếu không?

    BÁO HONGKÔNG * CUỘC CHIẾN HOA VIỆT

    Nếu khai chiến trên biển Đông,
    khả năng Trung Quốc sẽ thua Việt Nam

    Một số tờ báo của Hồng Công gần đây như “Đại công báo”, “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ. Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Trung Quốc chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông.

    Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh Trung áp dụng hành động
    quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Trung Quốc còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này.

    1- Rào cản chính trị: – Tại khu vực Biển Đông, hiện nay có ba nước tồn tại bất đồng lớn nhất với Trung Quốc về lãnh hải và hải đảo là Việt Nam, Philippin và Malaixia, trong đó Việt Nam là hàng đầu. Vì thế, khả năng bùng nổ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông chỉ có thể là Trung Quốc tấn công quân sự chiếm các đảo, bãi mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọil à Nam Sa).

    Còn khả năng Trung Quốc và Malaixia nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo Layan Layan (đá Hoa Lau) trong tương lai gần, cơ bản bằng không. Thế nhưng, vấn đề quan trọng là Trung Quốc áp dụng hành động quân sự quy mô lớn với Việt Nam, thế tất sẽ thiêu huỷ hoàn toàn hình tượng quốc tế “hoà bình phát triển” mà Trung Quốc tạo dựng trong gần 20 năm qua. Hệ quả là sự cảnh giác của Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản và cả Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) đối với Trung Quốc sẽ tăng cao.

    - Gần đây, hợp tác và trao đổi quân sự giữa Mỹ với ASEAN và Việt Nam đã có những bước tiến lớn, một khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, dư luận và báo chí chính thức của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác sẽ đứng về phía Việt Nam. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản thậm chí còn cung cấp cho Việt Nam chi viện về tình báo và hậu cần quân sự cho Việt Nam . Bên cạnh đó, “Học thuyết quân sự mới” của Ôxtrâylia cho rằng biển Đông chính là “biên cương lợi ích” của Ôxtrâylia sẽ có cớ phát triển.

    - Một khi chiến tranh bùng nổ, sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự thành lập chính thức của tập đoàn “NATO biển Đông”, bước đi Nam tiến của Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật Bản cũng sẽ trở thành hiện thực và tạo ra căn cứ hợp pháp để Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp. Hơn thế, tại khu vực này, tồn tại “Hiệp ước đồng minh Mỹ – Xinhgapo – Ôxtrâylia” và từ sau năm 1995, Mỹ cùng với 6 nước ASEAN là Philippin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Bruney tổ chức cuộc diễn tập quân sự hàng năm mang tên “Karat”, được mệnh danh là “Tập đoàn Karat” và trên thực tế đã trở thành quan hệ “chuẩn đồng minh”.

    - Quần đảo Trường Sa hiện nay, có một số đảo nằm sát bờ biển Malaixia, có một số đảo gần đường trung tuyến Việt Nam – Malaixia, cách Trung Quốc xa như vậy, nói là của Trung Quốc thật khó có sức thuyết phục. Do vậy, khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, hình tượng quốc tế của các nước hữu quan, nhất là Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều so với Trung Quốc, theo đó các nước lớn châu Âu, thậm chí cả Mỹ và Ấn Độ sẽ cùng đưa ra đề nghị cung cấp vũ khí cho Việt Nam, khiến cho nhân tố thiên thời và nhân hòa là bất lợi đối với Trung Quốc.

    2- Rào cản về quân sự
    - Các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh nêu rõ nhìn bề ngoài, so sánh sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc với Việt Nam, phía Trung Quốc có vũ khí hiện đại mang tính áp đảo, nhất là ưu thế về số lượng và chất lượng tàu mặt nước, tàu ngầm cỡ lớn. Thế nhưng, phân tích sâu về học thuyết địa – quân sự, thực sự bùng nổ chiến tranh trên không và trên biển với Việt Nam, ưu thế sức mạnh quân sự không hẳn nghiêng về Trung Quốc. Bởi vì đặc điểm mới của chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với vũ khí tên lửa là không có khái niệm so sánh sức mạnh của nước mạnh, nước yếu. Theo đó, nước yếu có một số ít tên lửa hiện đại, trong chiến tranh trên biển và trên không, vẫn có thể dựa vào ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa v.v.để vẫn thắng được nước mạnh.

    - So sánh cụ thể hơn, về hải quân và không quân của Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh này sẽ chủ yếu là Hạm đội Nam Hải (Bộ Tư lệnh đặt tại Trạm Giang, Quảng Châu). Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK/UBK”. Hải quân Việt Nam được trang tàu tên lửa tốc độ cao “Molniya-12418” và tới đây có cả tàu ngầm “KILO-636”. Như vậy, xu thế so sánh sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Trung Quốc.
    - Trong tương lai gần, khi Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm “KILO- 636” vào sử dụng, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước có thể sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc phải tính đến nhân tố máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của không quân Việt Nam có thể sẽ được trang bị tên lửa siêu âm không đối hạm “BRAHMOS” (của Ấn Độ) và “YAKHONT” (của Nga) với tầm bắn đạt 300km.

    - Về năng lực phòng không, Trung Quốc và Việt Nam đều được trang bị tên lửa đất đối không hiện đại “S-300PMU1”. Lực lượng phòng không của Việt Nam có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Trung Quốc là 20. Thế nhưng, lực lượng này (của Trung Quốc) chủ yếu bố trí trên đất liền, do vậy vai trò có thể phát huy trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế.

    3- Rào cản về địa lý
    - Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 – 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công “Su-22” của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK” với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km. Từ đó cho thấy cả Trung Quốc và Việt Nam đều có đủ năng lực tấn công tầm xa đối với các căn cứ hải quân tung tâm của đối phương.

    - Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa. Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 – 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 – 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu “J-10” và “J-8D” và cả “Su-30MKK” và “Su-27SK” của Không quân Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%.

    - Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng trước tiên sẽ bị máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam thực hiện tấn công phủ đầu. Căn cứ Toại Khê, Căn cứ Quế Lâm (Quảng Tây) của Sư đoàn không quân số 2 cũng nằm trong phạm vi bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam. Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là xung đột không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây) đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam.

    - Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay “Su-27SK” và “J-10A” của Trung Quốc, sau khi tham chiến, trên đường bay trở về căn cứ tại đảo Hải Nam hay căn cứ Toại Khê, Quế Lâm (Quảng Tây), đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu “MiG-21Bis” của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG-21Bis của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu vào bất cứ lúc nào.

    4- Rào cản về chiến thuật
    - Máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam có thể sẽ áp dụng chiến thuật không kích siêu thấp và có được sự yểm hộ hoả lực trong tấn công đảo, bãi. Vì thế, ngay cả khi Trung Quốc chiếm lĩnh được các đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát hiện nay, bảo vệ lâu dài là vấn đề cực kỳ khó khăn. Ngoài ra, Không quân Việt Nam áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp, sẽ tránh được sự theo dõi của các loại rada trên tàu mặt nước của Trung Quốc và trực tiếp tấn công các tàu mặt nước cỡ lớn của hải quân Trung Quốc.
    - – Hải quân Việt Nam không có tàu mặt nước cỡ lớn, cho nên không ngại Trung Quốc áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp. Hơn thế, như vậy còn khiến cho tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc không thể phát huy sức mạnh, chỉ có thể tấn công tàu vận tải của hải quân Việt Nam.

    Nhưng phán đoán từ loại tàu đổ bộ từ đất liền tiến ra đảo, bãi quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay, đa số là tàu vận tải cỡ nhỏ lớp từ 300 – 500 tấn trở xuống, hơn thế phần nhiều là được đóng bằng gỗ, cho nên điều động tàu ngầm hiện đại để tiêu diệt là không cần thiết, không hiệu quả mà có khi lại làm mồi cho các loại phương tiện săn ngầm của VN do Nga trang bị./.
    Reply

  6. Đại Nghĩa says:

    Thưa Bạn Viet, tôi đã vui mừng mà nhận được những điều đồng cảm với bạn, bạn cũng đã nhận ra tình trạng hiện tại không mấy sáng sủa của đất nước mình. Thưa bạn Viet, tôi không phải là người quá khích như bạn nghĩ, tôi biết tôn trọng những nhà cách mạng cộng sản lão thành, tôi biết tôn trọng những nhà trí thức trẻ đấu tranh cho dân chủ, nhất là tiến sĩ luật con của cộng sản là Cù Huy Hà Vũ, tôi đã từng viết bài vinh danh ông ấy như “một người không tầm thường” , sở dĩ tôi đề nghị giải tán đảng CSVN không phải vì tôi có thành kiến hay hận thù gì với đảng CSVN, mà tôi đứng trên tinh thần dân tộc, vì chỉ có đoàn kết dân tộc mới có được sức mạnh để bảo vệ tổ quốc. Đảng CSVN ngày nay không đoàn kết được dân tộc Bắc-Nam (trong nước và hải ngoại)sau 36 năm thống nhất, ngay cả trong đảng CSVN còn có một sự chia rẽ trầm trọng giữa nhóm lợi ích và những người đấu tranh đòi tự do dân chủ, những người trí thức biểu tình chống Trung cộng chẳng những đã chiếm biển đảo mà còn nguy cơ mất nước trước họa TC không chế đảng CSVN mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa và quốc phòng.. Nhà nước CSVN đã đang đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân trong việc bảo vệ tổ quốc. Đảng CSVN đã bán biết bao rừng đầu nguồn có cả cá vị trí chiến lược cho TC mà lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã nhiều lần lên tiếng cảnh cáo. Đảng CSVN rước TC vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên làm nguy hại môi trường, tàn phá tài sản quốc gia nhất là vị trí quốc phòng trao cho giặc mà chính đại tướng Võ Nguyên Giáp đã can ngăn nhưng CSVN bỏ ngoài tai vì đã cấu kết với TC rồi. Sự lệ thuộc của đảng CSVN với đảng CS TQ quá nặng nề. Đảng CSVN đang bị đảng CS TQ ru ngủ bằng 16 chữ vàng nên không còn tinh thần cảnh giác mà tin tưởng TC như trước đây từng tin tưởng đồng chí nhờ tiếp thu đảo Bạch Long Vĩ, nhờ “giải phóng ” Hoàng Sa dùm trong tay của
    người cùng chủng tộc. Như vậy đảng CSVN có còn tinh thần bảo vệ tổ quốc nữa không? Trong đảng CSVN cũng còn những đảng viên có nhiệt tình với đất nước, nhưng họ đã bị nhóm lợi ích khống chế và đàn áp khốc liệt. Do vậy, mà vì tinh thần dân tộc, tôi đề nghị giải tán đảng CSVN hiện nay để thành lập một đảng khác trong đó gồm nhiều thành phần kể cả những người cộng sản biết lấy dân tộc làm trọng. Đảng mới với hình thức đại đoàn kết dân tộc với tinh thần hòa giải hòa hợp và tiêu chí là Tổ Quốc-Trách nhiệm.
    Thành lập một chính phủ biết tôn trọng phàp quyền, nhân quyền, độc lập và tự do dân chủ.Tôi đồng ý với bạn Viet là giải tán đảng CSVN hiện nay là rất khó vì nhóm lợi ích còn mạnh, dù sao trong 3 triệu đảng viên vẫn còn không biết bao nhiêu người chống đảng, một cú đảo chính thì xong ngay, cho nên khó chớ không phải không làm được. Ba mươi năm trước đây Gaddafi đâu có nghĩ rằng ngày tàn của mình nơi ống cống.

    • viet says:

      Bạn Đại Nghĩa thân mến!

      Muốn làm một cuộc đảo chính hoàn toàn không dễ tí nào nếu không muốn nói là vô vọng, (ít nhất là trong giai đoạn hiện nay). Ban đừng nên nghĩ rằng trước đây, chế độ VNCH đảo chính như cơm bữa, hay ở Thái lan đảo chính cũng sảy ra thường xuyên mà cho rằng ở VN ta cũng vậy? nó khác xa nhau lắm!

      Ở VNCH xưa kia và ở Thái lan, quân đội không bị bất cứ một đảng phái nào chi phối toàn diện cả, ông tổng thống này, hay thủ tướng kia nếu có nắm được quân đội thì cũng chỉ là nắm được một vài vị tướng này tướng nọ, chứ không thể nắm hết toàn bộ được. Nhưng ĐCS thì khác, họ kiểm soát quân đội đến từng chi bộ, đảng viên nằm trong từng tiểu đội, mọi nhất cử nhất động đều bì theo dõi chắt chẽ ngày từ trong tư tưởng, trong suy nghĩ chứ đừng nói đến phát ngôn hoặc hành động?

      Muốn CS bị lật đổ chỉ có thể làm CM cam như ở LX và Đông Âu mà thôi. Mà muốn làm CM cam thì phải có tuyệt đại đa số đảng viên CS ngoài việc hiểu ra vấn đề mà còn phải có gan dám đứng lên cùng quần chúng nữa. Ở VN nay mới chỉ có việc đảng viên phát biểu chống Đảng ở ngoài vỉa hè hay trong quán nhậu mà thôi chứ trong cuộc họp thì vẫn hoặc là im thin thít hoặc là vẫn nói mạnh về CSCN tuyệt vời này nọ đấy bạn Đại Nghĩa à!
      Ngoài ra ở LX và Đông Âu, lúc đó tình hình kinh tế bị sa sút đến cùng cực, dân đói, quân đội đói, không có lương…Tình hình như vầy đã đẩy người dân kể cả đảng viên CS phải hành động…Hiện ở VN cũng còn chưa đến mức như vậy, bảo họ cùng một lúc xuống đường thì thật khó?đúng không bạn?

      Tôi cũng như bạn đều rất muốn VN có tự do dân chủ, đa nguyên đa đảng càng sớm càng tốt, ngay lập tức thì càng tuyệt vời. Tuy nhiên muốn là một chuyện, thực tế lại là chuyện khác. Nếu không nắm rõ thực tế thì chỉ sẽ nhận những thất bại đau đớn, và rồi cũng sẽ nhận được từ thất vọng này đến thất vong khác mà thôi. Bạn hãy xem lại thật kỹ ý kiến của tôi về tiến trình để đạt được dân chủ tự do của VN như đã nếu ở bài viết vừa rồi.Tôi cũng đã nói đến sự khác nhau về “độc tài cá nhân” và “độc tài tập thể” rồi mà. Sao bạn còn đem chuyện Gaddafi ra ví dụ làm gì? Xin cảm ơn./.

      • Timsuthat says:

        Ông Việt thật là trung thực trong nhận định ở trên. Tôi đồng ý và vẫn nghĩ như thế, không khác gì, ngoài ý kiến của ông về tiến trình cho thay đổi. Phải cám ơn ông với sự chân thật đó vì tôi thường chỉ nghe những ý ngược lại!

        Chưa có dịp bàn kỹ về con đường thay đổi, nhưng tôi e là – 10, 15 năm như ông đề ra cho những phản hồi trước – là quá trễ cho VN để thoát sự khống chế của TQ. Với TPP, tôi nghĩ VN có cơ hội rất tốt để đẩy việc thay đổi. Xin sẽ phải bàn trong dịp khác.

      • viet says:

        Thưa ông Tímsuthat, cái tiến trình 10-15 năm ấy là tôi dự đoán chứ không phải là đưa ra (chỉ có là lãnh tụ thì mới dám nói là “đưa ra” mà thôi), Nếu sớm hơn thì càng tốt. Đã là dự đoán thì có thể đúng có thể sai lệch mà. Còn việc quan hệ với TQ thì tôi không bi quan và nghĩ rằng VN sẽ không để cho TQ khống chế như ông nghĩ đâu. Tuy nhiên, sự suy nghĩ khác nhau thì cũng là thường tình, đành để thời gian làm trọng tài mà thôi./.

  7. Trúc Bach says:

    Đành phại hạ mình mà nói chuyện với anh tan thêm một lần :

    Tan viết :
    “:Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác”

    – Hỏi anh tan rằng : cái ” biển giữa VN và TQ” đang tranh chấp đó là biển nào ? Có phải là Biển Đông của VN không ?

    Nếu anh trả lời là “không!” thì xin miễn bàn vì xin lỗi – tôi trả lại cầu “vừa mù lại vừa ngu” cho anh và các đồng chí của anh .

    Nếu anh trả lời là cái vùng biển đang đề cập đó là Biển Đông của VN thì – xin lỗi – các anh lại càng mù vàng càng ngu – vì tại sao Biển của VN mà lại “hai bên đàm phán hiệp thương và hữu nghị” ?

    Câu văn rõ ràng ngụ ý là vấn đề biển Đông của VN là vấn đề giữa VN và TQ, chỉ bàn thảo “song phương” (hai bên) và sẽ không cho bất cứ một quốc gia nào khác (không liên can – ý nói Mỹ và quốc tế) “nhúng mũi vào” (cách nói của bọn đại Hán).

    Trong khi các nhà tranh đấu trong nước và những người VN yêu nước đang cố gắng “thuyết phục” (hay kiến nghị) đảng csVN kéo Mỹ (và quốc tế) (*) vào vấn đề Biển Đông để tạo thế mạnh cho VN thì đám cẩu nô tài (các anh) và bọn “vừa mù lại vừa ngu” đi cổ võ cho một cuộc “đàm phàn hai bên giữa VN và TQ”.

    Còn câu :”Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác” ý nói là các vùng biển chung quanh những hòn đảo nhỏ do các nước khác là Phi, mã hay Brunei đang giữ, và cũng hàm ý rằng sẽ chỉ “đàm phán song phương” với từng nước mà thôi

    (*) Mỹ đang “gài” vần để Biển Đng của VN vào cái “quyền tự do thông thương trên biển của Mỹ” để có cớ can thiệp hầu giúp các quốc gia trong vùng thoát khỏi sự đàn áp, bắt nạt của Tầu, và câu “Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.” cũng với dụng ý nhắc khéo Mỹ rằng “nếu Mỹ cũng có liên can vì “quyền lợi trên biển của Mỹ” thì cũng sẽ có “đàm phán song phương” .

    Đã bảo là hai thằng lưu manh Việt cộng và Trung cộng dang chơi chữ mà !

    Than ôi ! đất nước còn những người như tan, viêt, cuulong, bds….thì VN bị Hán Hóa là cái chắc !

    • bannong says:

      Đọc câu chữ VN mà không hiểu thì đầu Trúc Bạch chắc chứa toàn đất sét rồi?

  8. Thế cơ à , có chuyện động trời vậy sao , Đảng ta là Đảng Anh hùng kia mà Đảng ta với Đảng bạn keo sơn thắm thiết mấy chục năm có nhau , tình đồng chí anh em giúp đở lẩn nhau mà sao Đảng bạn lại đối xử với Đảng ta còn thua cả bọn Đế Quốc Mỹ ngụy ! Như thế tình đồng chí anh em đâu còn gì nửa

    Thế thì bây giờ Đảng ta nên giải tán để cảnh cáo Đảng bạn và chấm dứt từ đây .

  9. Đại Nghĩa says:

    Thưa bạn Viet, tôi thật sự rất vui khi có dịệp thảo luận với bạn về bức công hàm mà hậu qủa của nó đang làm chúng ta phải có nhiều âu lo. Sở dĩ tôi đưa cái công hàm nầy ra bàn lại là để cùng nhau tìm giải pháp “hóa gỉai” nó một cách có hiệu quả. Chúng tôi biết rằng cái công hàm ấy hoàn toàn vô gía trị về lý lẫn tình. Về lý thì hai quần đảo lúc bấy giờ đâu phải của VNDCCH mà là của VNCH; còn về tình thì CSVN tin tưởng hay là “nói gạt” đồng chí chớ cái đó “đáng lẽ ra việc đó là việc của chúng tôi phải làm vì đó là chủ quyền của chúng tôi”, câu này bạn nói không được chính xác vì hai quần đảo ấy đâu phải của “chúng tôi miền Bắc” mà là của chúng tôi miền Nam nhưng chúng tôi tôi nhờ đồng chí lấy giùm cảm ơn. Nhưng thật ra là anh bợm CSVN đã ngây thơ hay “gỉa vờ” trao duyên lầm cho tướng cướp
    Tôi rất tin bạn Viet giải thích về bức điện của Hà Nội cảm ơn đồng chí vĩ đại, nhưng tôi còn thắc mắc, ngoài cái vụ Hoàng Sa CSVN còn “mắc mứu” với TC cái Bạch Long Vĩ, cũng dạng ngây thơ cụ mà bây giờ có “tranh chấp”? như đài BBC đưa tin: ” Có trang mạng của TQ viết “trong hiệp định Vịnh Bắc bộ năm 2000, hai nước chỉ phân chia vùng biển, chứ không nói đến chủ quyền của hòn đảo Bạch Long Vĩ và Việt Nam chỉ tạm thời giữ đảo Bạch Long Vĩ chứ không có chủ quyền” ông Dương Danh Dy trả lời BBC như sau: “Không hề có chuyện tranh chấp về đảo Bạch Long Vĩ trong Vịnh Bắc bộ. Câu chuyện lịch sử là như thế này: tháng 10-1954, sau khi lý Hiệp định Geneve, quân đội Pháp rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Đảo Bạch Long Vĩ lúc đó là của Việt Nam, nhưng do có một số khó khăn, và tôi cũng không rõ là thỏa thuận ở cấp nào nhưng có việc nhờ TQ ra tiếp quản hộ. TQ giữ hộ VN tới năm 1956 thì trả lại cho VN”. (BBC online ngày 13-4-2010). Tình đồng chí hữu nghị như thế mà bây giờ tráo trở, tôi nghĩ nhiều người CSVN cũng đã thắm thía nhiều về tình hữu nghị ViệtTrung. Điều tôi muốn (xin phép dùng chữ chúng ta) hãy cùng nhau bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa mà nói thẳng với Trung cộng rằng bức công hàm mà ông Phạm Văn Đồng ký ngày 14-9-1958 là không có gía trị pháp lý cũng như tình cảm. Chắc chắn đảng CSVN không bao giờ dám là thế, như vậy chúng ta cần phải tìm chủ thể khác có đủ điều kiện để phủ nhận chủ quyền của TC ở trên hai quần đảo này. Có người đề nghị khôi phục lại VNCH để có đủ tư cách pháp lý,nhưng theo tôi giải pháp ấy khó hơn mò kim đáy biển, vậy tôi mạo muội đề nghị giải pháp khả thi là giải tán đảng CSVN thành lập một đảng mới với đầy đủ thành phần dân tộc theo tinh thần đại đoàn kết, thành lập chính phủ Việt Nam mới để không còn vướn mắc với những gì mà CSVN bị ràng buộc với cộng sản Trung quốc. Việt Nam sẽ làm bạn với tất cả các nước trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau.

    • Phan Nguyen says:

      Thưa ông Đại Nghĩa,
      Giải pháp ở phần cuối mà ông nêu ra thì chắc chắn sẽ phải đến, A Must. Xin hỏi vui ngoài lề mong ông đừng chấp: thế các anh Tan, Viet, Hoang Long gì gì đấy sẽ phải làm gì để kiếm cơm. Tôi chắc chắn với ông sẽ không có tên cộng sản nào tự tử cả. Các anh mà tôi nhắc tên thì không phải lo vì họ không phải là cộng sản. Cháu Ngoan Bác Hồ cũng không hẳn, sớm đầu tối đánh thì có lẽ. Nhưng thôi, âu cũng vì nước giếng của làng có vấn đề. Biết phải làm sao? Khử độc phải mất vài đời chứ không chơi.

    • Trung Kiên says:

      Có người đề nghị khôi phục lại VNCH để có đủ tư cách pháp lý,nhưng theo tôi giải pháp ấy khó hơn mò kim đáy biển, vậy tôi mạo muội đề nghị giải pháp khả thi là giải tán đảng CSVN thành lập một đảng mới với đầy đủ thành phần dân tộc theo tinh thần đại đoàn kết, thành lập chính phủ Việt Nam mới để không còn vướn mắc với những gì mà CSVN bị ràng buộc với cộng sản Trung quốc. Việt Nam sẽ làm bạn với tất cả các nước trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau“.

      Đồng ý với bạn Đại Nghĩa!

      Nhưng thay vì thành lập “một đảng mới”…thì lập “Chính Phủ Mới“… với đầy đủ thành phần dân tộc….

    • Viet says:

      Bạn Đại Nghĩa thân mến!

      Như thế là chúng ta cũng gần hiểu nhau mặc dù còn nhiều quan niệm khác nhau, tôi xin trả lời về ý kiến “cần khôi phục VNCH” để cho những ai còn “mơ màng” nghe nhé!

      Ở đây ta tạm gác chuyện VNCH tốt hay VNDCCH (nay là CHXHCNVN) tốt? hoặc ai xấu ai tốt? Mà chúng ta phải chấp nhận hiện thực là VNCH không còn nữa, Họ đã vào quá khứ rồi. CHXNCH VN là một thực thể được thế giới công nhận, có chân trong LHQ, WTO và rất nhiều tổ chức QT khác…Cho dù là trước đây VNCH có quyền quản lý H S và T S thì nay theo luật Quốc tế đã công nhận CHXHCN VN như một quốc qia thống nhất thì CHXHCNVN nay có đủ toàn quyền thừa kế lại để đòi chủ quyền đấy, thưa bạn Đại Nghĩa (bản thân VNCH có chủ quyền quản lí H S và TS thì cũng là do thừa kế lại chủ quyền của các thể chế chính quyền VN trước đây mà thôi). Nói như một số người mà bạn nêu thì VN ta khai thác và xác lập chủ quyền HS, TS từ thời nhà Nguyễn thì nay cũng phải cần khôi phục lại Nhà Nguyễn mới được à?

      Nếu nói cần thay đổi thể chế “độc tài” ở VN hiện nay để thành lập thể chế mới đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, có dân chủ thật sự thì tôi đồng ý ( tất nhiên mục tiêu trên là đúng nhưng sẽ là cần có những trình tự, những bước đi cho từng giai đoạn để phù hợp với tình thế thực sự đang diễn ra ở VN). Còn việc ai nói phải khôi phục lại VNCH mới đòi được HS và TS thì tôi cho là không đúng đâu, ban nói “mò kim đáy biển” là hoàn toàn đúng

      Bạn nói: “vậy tôi mạo muội đề nghị giải pháp khả thi là giải tán đảng CSVN thành lập một đảng mới với đầy đủ thành phần dân tộc theo tinh thần đại đoàn kết, thành lập chính phủ Việt Nam mới để không còn vướn mắc với những gì mà CSVN bị ràng buộc với cộng sản Trung quốc. Việt Nam sẽ làm bạn với tất cả các nước trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau”

      Bạn nói cần giải tán CSVN như thế là “cực đoan” mất rồi, ở các nước phương Tấy vẫn có ĐCS cơ mà, ngay như Nga bây giờ vẫn có ĐCS đấy thôi.Rõ ràng bạn đòi dân chủ cho VN mà bạn lại đòi giải tán CSVN, thế thì đâu còn là dân chủ nữa? Ngay như phương án đa nguyên tức là thành lập thêm các đảng đối lập khác mà còn khó khăn thế? nay đòi giải tán CSVN thì cảng không hiện thực, là “mò kim đáy biển” đấy bạn à.

      Muốn giải quyết vấn đề của VN ta hiện nay, theo tôi chỉ có thể như sau:

      1- Một mặt cần tiếp tục đấu tranh chống CSVN tham nhũng, đòi dân chủ, đòi nhân quyền, lợi dụng sự ủng hộ của thế giới về vấn đề này làm tăng sức mạnh, tăng áp lục để CSVN có thay đổi (tất nhiên là chỉ thay đổi đượcphần nào đó mà thôi vì cái bảo thủ của họ quá lớn).
      2- Mặt khác vẫn cần phải ủng hộ những cái mà CSVN làm tốt như củng cố quốc phòng và PT kinh tế, liên kết với Mỹ, Nhật, Ấn, Úc A sean…để bao vậy và kìm chế TQ bành trướng…vì đây là quyền lợi của đất nước. KT càng phát triển, càng đòi hỏi tư nhân hóa cao thì càng có điều kiện thay đổi tư duy của con người kể từ lãnh đạo đến dân chúng.
      3- Tiếp tục củng cố các lực lượng dân chủ để có thời cơ thành lập đảng đối lập kiểu như Miến Điện bây giờ.

      Cứ kiên trì 3 điều như trên, khoảng mươi năm nữa thôi, khi các vị CM lão thành bảo thủ của CSVN ra đi hết, lớp con cháu học ở Mỹ và Tây Phương trở thành người lãnh đạo, đặc biệt lúc đó KT tư nhân phát triển, đầu óc con người được rộng mở, tính tự giác cao hơn, lòng hận thù không còn nữa…và thì đây chính là thời cơ cho một cuộc “CM cam” kiểu như Đông Âu chứ không thể húc ngay lập tức kiểu như “CM hoa lài” của Bắc Phi và Trung Đông được đâu. Ở các nước ấy nó là “độc tài cá nhân, độc tài gia đình” còn dễ xơi chứ còn ở VN là loại “độc tài tập thể”, loại độc tài TT này bền vững hơn nhiều, bẩy được nó là cực kì khó khan gian khổ đấy. Bạo động là không xong đâu mà chính Mỹ cũng không cho phép đâu. Riêng trong giai đoạn này, Mỹ rất muốn thắt chặt với CSVN vì quyền lợi kìm hãm TQ, chính thế mà Mỹ có giám làm căng quá cái vụ nhân quyền với danh sách CPC gì gì đó đâu. Bạn tinh ý một tý là thấy ngay vấn đề./.

      …/.

      • Phan Nguyen says:

        Thế có ai cho các anh Tan, Viet gì đấy biết đảng viên đảng cộng sản tại các nước phương tây là bao nhiêu và lãnh tiền gì để sống không? Cái đảng đấy mà còn tại nước Nga thì miễn bàn. Cái ổ của “ta” sót lại là những Zombia mà thôi. Liên Hiệp Châu Âu đã kết luận Cộng Sản là gì đấy? Đồng ý là trong xã hội dân chủ thì không thể kỳ thị đảng của các anh, thế nhưng nó khó ở chổ rằng cái tên “Cộng Sản” đã cho thấy mục tiêu và mục đích chính trị không feasible trên hành tinh này và thực tế đã tàn nhẫn vùi cái chủ nghĩa mà nó mang tên xuống hố.Từ đó, tự nó đã gây mâu thuẩn rất nhẹ nhàng gọi là “Đường Đi Không Đến”, mà nó đã thế thì sự có mặt “vô ý thức” của đảng các anh chỉ là thừa, rách việc, chiếm chổ của người khác. Thôi, rất dân chủ thì tôi đề nghị đảng các anh nên đổi tên gì gì đấy không chừng có cơ hội thắng cử. Nếu không sự cố xảy ra muối mặt lại mang dao mang súng đến kiếm các đảng khác để “xử lý” thì rất…..cộng sản như trước. Người có óc phải kiếm cách bước ra ngoài cái “Loop” chứ. Tự xử trí đi nhé! Hay là Đảng “Công Nhân Đoàn Kết Lao Động Cho Nước Ngoài” hoặc Đảng “Liên Hiệp Thanh Niên Cụ Hồ”. Ghớm, nghe cũng có chữ nghĩa lắm!!!

      • Phan Nguyen says:

        Thôi cứ huỵch toẹt đi anh ạ. Buying time hay câu giờ gì đó là công tác, misleading là thủ đoạn trong giai đoạn này. Bấy nhiêu đã nói rõ ràng là các anh tuyệt vọng lắm rồi. Đùa chơi thế thôi chứ cái đảng của các anh mà còn sống được khi Dân Chủ nắm quyền ở VN thì tôi đi tu. Đây tôi nói cho anh nghe nhá: Trong một nước dân chủ văn minh, người dân được quyền mang các cá nhân và cả đảng chính trị ra tòa, nền dân chủ đó chính là mục đích của mọi người đang đấu tranh cho nó. Ví thế không có một nền dân chủ nửa vời quái thai. Anh cũng đang lên giọng về Dân Chủ ấy mà. Một ví dụ nhỏ thôi: anh nghĩ sẽ có bao người đang chờ cơ hội thực thi công lý với các “đồng chí” đã về hưu hay còn đang lãnh đạo đảng Cụ Hồ. Sẽ không còn “Tòa Án Nhân Dân” mà là Công Lý thứ thiệt có luật sư biện hộ. Kế tiếp là phần thử thách tư cách Pháp Lý của đảng cộng sản ( cái này tôi không nói cho anh nghe đâu ) với quốc gia Việt Nam, Dân Tộc Việt Nam. Nội cái việc mục đích, lý tưởng của đảng thì tôi xin thành kính phân ưu rồi, đó là chưa nhắc đến hành động và việc làm của đảng viên lúc trước và ngày nay, ngoài ra nó còn “xét đến ba đời” các văn bản giấy tờ, chủ trương chính sách của đảng hồi giờ. Cứ như lấy cái tay đập vào mặt. Nếu anh cho rằng việc này không được phép xảy ra thì anh…kẹt đấy. Ngược lại anh đồng ý thì …hỏng công tác rồi.
        Vui chơi với anh chứ không cần thiết phải bàn luận gì hết.

    • viet says:

      Tôi xin giải thích thêm về cái vụ đảo Bạch Long Vĩ, hồi đó quả thật vì mới sơ khai cách mạng CSCN, chưa có mâu thuẫn gì sảy ra nên TQ quả là thật lòng giữ giúp BLV cho VN, khi trao trả cho VN, họ còn cấp cho VN 2 chiếc tàu để VN có phương tiện ra quản lý nữa. Còn việc tin đồn là gần đây TQ nói bóng nói gió về xét lại chủ quyền BLV thì không có gì là bằng chứng cụ thể cả. Tuy nhiên ta ghi nhận một sự việc vì sao ông Cựu chủ tich Nguyễn Minh Triết khi còn dương chức đã ra tận BLV và lớn tiếng phát biểu ý nói “‘VN cương quyết đập tan mọi hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của chúng ta” như thế có phải là “không có lửa sao có khói” hay không?.Việc chưa rõ ràng, ta cần chờ đợi và không quên cảnh giác, thế thôi./.

  10. Đại Nghĩa says:

    Đáp lời bạn Viet, như tôi đã dẫn chứng trong bài thì vấn đề đồng thuận mà Tân Hoa Xã đã nhắc và tài liệu Wikileaks đã chỉ đề cập vấn đế 12 hải lý ở Hoàng sa vì họ cho đó là vấn đề không còn tranh cãi. Còn vấn đề nhà nước CSVN đồng thuận như thế nào cho đến nay còn chưa phúc đáp cho bản kiến nghị của những nhà trí thức cách mạng đã hỏi thì làm sao tôi biết được đồng thuận ấy là gì. Nhưng mọi người đều biết chắc rằng cái đồng thuận ấy không có lợi cho nhân dân Việt Nam nên chính quyền đã im hơi lặng tiếng, hơn nữa sau khi thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã đồng thuận ở bên Tàu thì ở Việt Nam phong trào chống TC bị đàn áp một cách thẳng tay.
    Thưa bạn Việt, ở đây tôi nghĩ chúng ta nên cô động vào chủ đề hậu quả bức công hàm của ông Phạm Văn Đồng cho ra lẽ, tôi không đi xa vào vấn đề Biển Đông thuộc phạm vỉ quốc tế đàm phán đa phương, chúng ta nên để dịp khác cũng như bạn đề cập đến bản ký kết giữa hai ông Hồ Cẩm Đào và Nguyễn Phú Trọng thì xin bạn vui lòng đọc bài “Nhân đọc các văn bản được ký kết trong chuyến thăm Trung quốc của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng” của thiếu tướng QĐND đáng kính Nguyễn Trọng Vĩnh đăng trong trang mạng Bauxite Việt Nam ngày 26-10-2011 thì rõ.
    Vấn đề ở đây là Hoàng Sa, mà Hoàng Sa thì theo người phát ngôn viên Việt Nam Lương Thanh Nghị
    tuyên bố rằng “Những tranh chấp chỉ liên quan đến hai nước sẽ được giải quyết song phương giữa hai nước liên quan; những tranh chấp liên quan đến nhiều nước sẽ được trao đổi, giải quyết giữa tất cả các nước có liên quan..” (BBC online ngày 20-10-2011). Ở đây vấn đề quần đảo Hoàng Sa là chỉ có hai nước Việt-Trung tranh chấp với nhau, do đó đã có đồng thuận giải quyết song phương. Nhưng theo thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì:”Tôn trọng chủ quyền biển, đảo của Việt nam mới phải coi làm trọng hơn cả. Lại đế thêm “kiên trì thông qua hữu nghị xử lý và giải quyết thỏa đáng…” Thế nào là thỏa đáng? “Hiệp thương hai bên tức là đàm phán song phương”, song phương thì Việt Nam bị chia rẽ với các nước ASEAN và vô hình trung từ chối sự ủng hộ của các nước đối với mình. Điều này rất phù hợp với khẩu vị của Trung quốc vốn lâu nay rất “sợ quốc tế hóa” và đàm phán đa phương”. (Bauxite VN online ngày 26-10-2011)
    Mới đây một tài liệu bằng tiếng Hoa nói về trận hải chiến Hoàng Sa cho thấy rằng lãnh đạo ta đã ngây thơ hay lém lỉnh mà gửi một bức điện “ô nhục” còn gấp trăm lần bức công hàm của ông Phạm Văn Đồng đã đăng trên trang mạng canglang.com ngày 7-11-2011 do Quốc Trung dịch và Trần Bình Nam phổ biến: “Nghe nói sau khi Trung quốc thu hồi Tây Sa, Bắc Việt là đồng chí và anh em với chúng ta khi ấy, đã gửi điện cảm ơn chính phủ Trung quốc: ‘Cảm ơn anh em Trung quốc đã thay chúng tôi thu hồi lại được quần đảo Tây Sa từ tay quân Nam Việt!’ Chính phủ Trung quốc đã từ chối bức “điện cảm ơn” này, đây là sự khởi đầu cho việc từ chỗ thừa nhận đến trở mặt vế chủ quyền đối với Nam Sa của Trung quốc từ phía Việt Nam” (Đàn Chim Việt online ngày 16-12-2011).
    Bạn Viet nghĩ gì về cái điện thư nói trên?

    • viet says:

      Thưa bạn Đại Nghĩa!

      Bức điện viết:
      “Cảm ơn anh em Trung quốc đã thay chúng tôi thu hồi lại được quần đảo Tây Sa từ tay quân Nam Việt!’ Chính phủ Trung quốc đã từ chối bức “điện cảm ơn” này, đây là sự khởi đầu cho việc từ chỗ thừa nhận đến trở mặt vế chủ quyền đối với Nam Sa của Trung quốc từ phía Việt Nam” (Đàn Chim Việt online ngày 16-12-2011).”

      Ban Đại Nghiã nói “bức điện ô nhục” như thế là bạn Đại Nghĩa đã hiểu sai hoàn toàn nội dung bức điện này rồi. Để tôi giải thích lại bạn nghe nhé:

      “…đã thay chúng tôi thu hồi lại được quần đảo Tây Sa (nguyên văn bức điện của VN là HS chứ không phải Tây Sa) từ tay quân Nam Việt!’. Vậy thế nào là “đã thay chúng tôi”? “Thay chúng tôi ” có nghĩa là đáng lẽ ra việc đó là việc của chúng tôi phải làm vì đó là chủ quyền của chúng tôi. Nay các bạn đã làm hộ thì xin cám ơn. (đồng thời ý còn là sau này bạn cần phải bàn giao trả lại cho chúng tôi…) Cũng chính vì thế mà TQ đã lờ đị, từ chối bức điện này. ( nếu VN công nhận chủ quyền của TQ thì TQ phải hoan nghênh VN chứ sao lại từ chối bức điên?)

      Còn câu “đây là sự khởi đầu cho việc từ chỗ thừa nhận đến trở mặt vế chủ quyền đối với Nam Sa của Trung quốc từ phía Việt Nam” đấy là lời của người viết bài TQ (tiếng Hoa) ý nói bức điện này là sự “trở mặt” của VN, nghĩa là bức điện này nói HS thuộc về VN nên TQ mới bảo VN là “trở mặt”. Chữ “thừa nhận” là nói về bức điện của ông Đồng 1958, còn chữ “trở măt” là nói về chính bức điện cảm ơn này.

      Nếu bạn không tin tôi giải thích như trên, bạn có thể tham khảo thêm từ các nhà báo, các nhà nghiên cứu về chính trị… xem tôi nói nội dung như vậy đúng hay sai?./.

      • Hiểu Nhân says:

        Thưa ông Việt

        Cho rằng TQ ‘trở mặt’ thì không đúng, vì công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 14 tháng 9 năm 1958 đã tán thành bản tuyên bố về lãnh hải của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tức là VN đã thừa nhân Hoàng Sa là của TQ.

        Ông hãy đọc tuyên bố của TQ dưới đây:

        ‘Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải’ (Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)

        (1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo, và các đảo khác thuộc Trung Quốc’.

        (Quần đảo Tây Sa (tên tiếng Tàu Xisha) = Quần đảo Hoàng Sa = Paracel Islands)

        Theo đó, TQ đánh chiếm Hoàng Sa 1974 là cho TQ, không phải ‘đánh giùm và sẽ giao lại cho chính quyền CSVN. Do vậy bức điện ‘Cảm ơn anh em Trung quốc đã thay chúng tôi thu hồi lại được quần đảo Tây Sa từ tay quân Nam Việt’ trở thành vô nghĩa. Chính phủ Trung quốc đã từ chối bức “điện cảm ơn” này là phải, vì năm 1958 chính phủ VN đã tán thành Tây Sa (Hoàng Sa) là của TQ, thì không có lý do gì họ giao lại cho VN?

        Chỉ có chính phủ VN nhẹ dạ cả tin, hay vụng về về mặt chính trị và ngoại giao mới nghĩ như vậy. Bức điện ‘Cám ơn’ trở thành mâu thuẫn và ‘ô nhục’ là vì thế.

      • bannong says:

        Theo giải thích của ông việt thì chữ “trở mặt” ở đây là do người viết bài (TQ) nói VN viết bức điện này là sự “trở mặt”. Ý nói trước kia đồng ý nay lại đòi lại (nói VN trở măt chứ không phải nói TQ trở măt). Các vị cần đọc thật kỹ lời giải thích của ông việt! Lời giait thích này rất hợp lý./.

Phản hồi