WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ số phận của hai bản thảo

Thời gian đã khai quật để trả về cho những số phận văn chương các giá trị bị coi bất phùng thời. Đầu năm 2011, độc giả văn học Việt Nam hoan hỉ đón nhận cuốn tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn (Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn) của Trần Dần. Hoan hỉ vì biết rằng, bản thảo cuốn tiểu thuyết này có một số phận rất đặc biệt gắn liền với số phận của tác giả và nhóm Nhân văn giai phẩm.

Chuyện như sau: năm 1966, tức mười năm sau vụ đóng cửa báo Nhân Văn, Trần Dần xin được sở Công an Hà Nội cấp giấy phép để ra vào tiếp cận, lấy tư liệu từ những nguỵ binh cũ thời Pháp thuộc làm chất liệu cho cuốn tiểu thuyết. Khi tiểu thuyết hoàn thành, Trần Dần đã phải nộp bản thảo chép tay duy nhất lên sở Công an Hà Nội (thời đó không có phương tiện sao chụp, in ấn hay máy tính như hiện nay để nhà văn có thể sao lưu bản thảo). Vậy là bản thảo tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn cùng tập thơ Cổng tỉnh của Trần Dần đã nằm trong hốc tối ngăn kéo của cơ quan an ninh suốt 22 năm. Cho đến khi giá trị sáng tạo của phong trào Nhân văn giai phẩm được dần dần soi rọi, thì Những ngã tư và những cột đèn được trả về cho tác giả (1988). Thế nhưng lại có một nghịch lý oan uổng khác đến với số phận bản thảo kỳ lạ này: bản thảo đã phải tiếp tục nằm trong ngăn kéo của tác giả thêm 20 năm trời, vì các nhà xuất bản trong nước đều từ chối in. Phải đợi đến năm năm sau khi tác giả Trần Dần được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật thì Những ngã tư và những cột đèn mới chính thức ra mắt công chúng. Còn nhớ, mùa xuân 2011, khi cuốn sách ra mắt, nhiều tờ báo chính thống trong nước đã nhắc đến nó một cách dè dặt, vì cho là “còn nhạy cảm”.

Cũng thuộc nhóm Nhân văn giai phẩm, Phùng Cung là cái tên ít được nhắc đến. Song, khi xem lại những dữ liệu về nghi án văn chương này, có thể thấy Phùng Cung tuy ít xuất hiện, nhưng ngay từ đầu đã cho thấy một tài năng văn chương lớn. Truyện ngắn Con ngựa già của chúa Trịnh của ông in trên tờ Nhân Văn là một thành công về biểu tượng phúng dụ, một thông điệp văn nghệ sắc sảo và đầy thâm thuý thời bấy giờ. Số phận con thiên lý mã hoành tung chiến trận một hôm chấp nhận vào phủ chúa Trịnh chịu mang hàm thiếc bạc nạm vàng, bị che mắt chỉ được nhìn thẳng, chạy thẳng một hướng về phía trước là một thông điệp mạnh mẽ mà sức lan toả còn mãi đến hôm nay. Có lẽ vì thế mà sau khi báo Nhân Văn đóng cửa (1956), Phùng Cung bị giam giữ tại các trại Hoả Lò, Bất Bạt, Yên Bái, Phong Quang…

Trong sự nghiệp của mình, Phùng Cung chỉ viết chừng tám truyện ngắn, còn lại là hơn 250 bài thơ rất ngắn với ngôn từ độc đáo hàm súc, thi ảnh đẹp trong một nhịp điệu thong thả, một thế giới gần gũi tĩnh lặng nhưng đôi khi đầy bức bối.

Năm 1995, lần đầu tiên, tập thơ Xem đêm Phùng Cung ra mắt nhờ sự nhiệt tình tài trợ và uy tín của những bạn bè một thuở như Phùng Quán, Hoàng Cầm, Nguyễn Hữu Đang. Những ngày cuối năm 2011, tập thơ này được Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn tái bản với phần phụ lục có “đính kèm” truyện ngắn Con ngựa già của chúa Trịnh và một số bài viết của những văn hữu gần gũi Phùng Cung trong những tháng ngày sống lặng lẽ cùng số phận ẩm ương của những trang bản thảo – những tháng ngày, văn nhân sống trong tâm trạng: “nhòm nhõm thâu đêm/ chết thèm cái bóng”.

Cái bóng của cuộc đời, quan niệm sáng tạo nhà văn đổ xuống số phận của trang viết, dường như điều này không còn mấy xa lạ trong bối cảnh văn chương của chúng ta. Trần Dần đã có nhiều chục năm ngồi trước bức tường, đến nỗi, khi ông đổ xuống, từ giã cõi đời, thì cái bóng ông vẫn còn in trên vách. Còn Phùng Cung, ông chỉ lặng lẽ kiên trì viết những bài thơ nhỏ, chẳng thiết in ấn.

Nhưng thời gian đã khai quật để trả về cho những số phận văn chương các giá trị bị coi bất phùng thời, dù cái giá của thời gian cũng thật nghiệt ngã với bản thân người sáng tạo, độc giả và lịch sử tiến hoá của văn học.

Nguyễn Vĩnh Nguyên – SGTT.VN

1 Phản hồi cho “Từ số phận của hai bản thảo”

  1. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa qúi đồng hương,

    Đối với CS cũng như các chế độ độc tài khác thì ngoài tội ác ẾM TÀI người khác chính kiến, hay giỏi hơn chúng, bọn chúng còn mang thêm tội LÃNG PHÍ nhân tài. Chẳng hạn người tài giỏi lại bị xử dụng vào những công việc không thích hợp với năng lực, hay tìm cách trừ khử không nương tay.
    Trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm các văn nghệ sĩ tích cực tham gia bị đánh phá tơi bời bởi bọn cô đầu văn nghệ, và sau đó buộc đi lao động thực tế gọi là cải tạo tư tưởng.

    Ví thế mọi hình thái độc tài đều đáng phỉ nhổ, bởi chúng độc quyền ở mọi mặt, nhằm khống chế dư luận quần chúng, buộc toàn dân phải lệ thuộc và phục vụ cho chúng. Văn nghệ sĩ không được tự do sáng tạo theo ý mình, mà phải theo đúng sự chỉ đạo của bọn cầm quyền, nếu không sẽ bị vạ to.

    Mọi biện hộ cho sự tồn tại của độc tài đều không thể chấp nhận được và hãy xem đó là sự tiếp tay bóp chết các nền dân chủ tự do, nhất là khi còn non trẻ.

    Quốc sự là chuyện toàn dân, không được độc quyền yêu nước theo kiểu của riêng mình. Nếu không có dân ủng hộ nhiệt tình, thì không một cá nhân, một tổ chức nào có thể tồn tại và để nắm quyền mà điều hành đất nước phát triển tới thịnh vượng, hòa bình và hạnh phúc.
    Từ đó ta thấy không được đề cao lãnh tụ quá mức, thậm chí phong thánh cho lãnh tụ, hay hành xử tương tự cho một tổ chức chính trị nào cả. Rút kinh nghiệm ở Bắc Hàn, cũng như ở đất nước mình, ta nên dứt khoát từ bỏ thói xấu trên, quyết không cho độc tài dưới mọi hình thái có cơ hội ngóc đầu dậy phát triển.

    Kính cáo,
    Lại Mạnh Cường

Phản hồi