WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

8 người hùng và tội đồ của tài chính thế giới 2011

1. Người hùng số một: Elizabeth Warren

Bà là người áp đảo được phố Wall kể cả khi bị Nghị viện phản đối hay Tổng thống bỏ rơi. Năm 2008, bà trở thành chủ tịch của Hội đồng Giám sát Quốc hội, chịu trách nhiệm giám sát việc thi hành Đạo luật bình ổn kinh tế khẩn cấp, trong đó bao gồm cả Chương trình cứu trợ tài sản. Đến tháng 7/2011, vai trò của Warren càng ngày càng rõ nét hơn khi bà là biểu tượng chiến thắng của người dân Mỹ trước các tổ chức lớn.

Nhưng thành tựu lớn nhất phải kể đến Văn phòng bảo vệ tài chính người tiêu dùng, được thành lập năm 2010, và đã đi vào hoạt động hè năm nay sau nỗ lực không biết mệt mỏi của bà trong một thời gian dài. Hiện tại, Warren đang tham gia tranh cử vào Thượng viện Mỹ, và nếu thành công, bà sẽ giúp ích rất nhiều cho tổng thống Obama – nếu ông tái đắc cử.

2. Người hùng số hai: Thẩm phán Jed Rakoff

Ông đã từ chối thỏa thuận khi các công ty tại phố Wall vi phạm pháp luật. Jed Rakoff cảm thấy thật bất công khi cuộc khủng hoảng tài chính bị gây ra bởi lòng tham và sự lừa đảo của các công ty tại phố Wall, trong khi họ không phải chịu một chút trách nhiệm nào. Theo một cuộc điều tra của New York Times trong 15 năm, có tới 51 trường hợp liên quan đến 19 công ty tại phố Wall vi phạm luật chống lừa đảo, mà trước đó chính họ đã thề thốt sẽ không tái phạm.

Tháng 11/2011, Citigroup bị cáo buộc bán cho các nhà đầu tư cổ phiếu của một quỹ thế chấp trị giá 1 tỷ USD và nói dối họ rằng một tổ chức khác đã giữ số tài sản trên. Sau đó, những cổ phiếu này mất giá và nhà đầu tư chịu một khoản lỗ lên tới 700 triệu USD, trong khi Citigroup kiếm lời được 170 triệu USD.

SEC thường rất ngập ngừng khi phải đưa các đại gia của Wall Street ra tòa, vì vậy, họ chỉ yêu cầu Citigroup nộp khoản tiền phạt trị giá 285 triệu USD. Tuy nhiên, thẩm phán Rakoff không đồng ý, ông nói rằng ông không thể quyết định được số tiền này có đủ “công bằng, hợp lý và phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng hay không”. Giám đốc của SEC đã chỉ trích hành động này của ông là “bỏ qua hoạt động đã thành truyền thống hàng thập kỷ nay giữa các cơ quan và tòa án liên bang”.

3. Người hùng số 3: Những người tham gia phong trào “Chiếm phố Wall”

Một mô hình dù chưa hoàn hảo nhưng mang đậm phong cách sôi nổi của nền dân chủ. Những người tham gia biểu tình đã phải chịu đựng thời tiết khắc nghiệt, sự cản trở của cảnh sát New York và việc tiếp cận dồn dập của các phương tiện truyền thông đại chúng. Họ bị chế nhạo, chịu nhiều thiệt thòi và thậm chí còn bị đuổi ra khỏi nhà. Tuy nhiên, những người tham gia biểu tình vẫn quyết tâm thay đổi sự bất bình đẳng thu nhập trên khắp nước Mỹ với khẩu hiệu nổi tiếng “Chúng tôi thuộc 99%”. Và dù đã bị dập tắt, nhưng mùa xuân năm 2012 rất có thể sẽ là thời điểm tốt để họ khởi động lại chiến dịch của mình một cách quy củ và bài bản hơn.

4. Người hùng thứ tư: Michael Woodford

Ông đã dũng cảm vạch trần những bê bối của chính công ty mình. Ngày 1/10, Michael Woodford được bổ nhiệm làm CEO của Olympus – một công ty chuyên sản xuất máy chụp ảnh và thiết bị nội soi của Nhật Bản. Ông là người ngoại quốc đầu tiên được đảm nhận vị trí này tại Olympus.

Tuy nhiên ngay sau đó, Woodford đã phát hiện ra hàng loạt những mập mờ trong chi tiêu của công ty từ những năm 1990, điển hình là việc Olympus đã chi quá 1,4 tỷ USD cho các công ty nhỏ để che giấu các khoản đầu tư lỗ của mình. Woodford dần nhận ra rằng ông được chỉ định vào vị trí CEO chỉ để hội đồng quản trị dễ bề sai khiến. Do đó, ông đã đề nghị công ty kiểm toán PwC điều tra lại những khuất tất trong vấn đề quản trị doanh nghiệp của Olympus. Chính hành động vạch áo cho người xem lưng này đã làm hội đồng quản trị của Olympus nổi giận và quyết định sa thải ông vào ngày 14/10.

5. Tội đồ số một: Jon S. Corzine


Đây là kẻ đã lừa đảo các khách hàng, nhân viên của mình, và bất cứ người nào vẫn còn tin tưởng giới tài chính Mỹ. Jon Corzine là cựu thống đốc bang New Jersey, đồng thời cũng là cựu lãnh đạo của Goldman Sachs. Danh tiếng đó đã giúp ông được J. Christopher Flowers – đối tác trước đây của Goldman Sachs – mời về làm CEO cho công ty môi giới ít tên tuổi MF Global mà Flowers có 10% cổ phần.

Corzine đã từng thể hiện rất tốt khi còn là CEO của Goldman Sachs, tuy nhiên, sai lầm lớn nhất của ông chính là tham vọng biến MF Global thành một Goldman Sachs thu nhỏ bằng việc mua lại nhiều khoản nợ mạo hiểm của Eurozone. Hơn nữa, phần lớn số tiền đó là từ đi vay. Vì thế, khi sử dụng hết tiền mặt của công ty để trả cho các lệnh đòi tăng tiền đặt cọc (margin call), Corzine đã tiêu lẹm vào tiền của nhà đầu tư. Hậu quả là, khi công ty tuyên bố phá sản, số tiền bị thất thoát đã lên tới 1,2 tỷ USD.

Dù ông liên tục phủ nhận việc mình phá vỡ các quy tắc trong phiên điều trần tại Nghị viện, thì sự việc này cũng đã làm cho các khách hàng và nhân viên của MF Global thiệt hại lớn và mối quan hệ giữa Washington và phố Wall thì ngày càng u ám.

6. Tội đồ số hai: Newt Gingrich

Ông chính là minh chứng hoàn hảo nhất cho cụm từ “đạo đức tài chính giả”. Năm 1999, sau khi nghỉ hưu, cựu phát ngôn viên của Hạ viện Mỹ đã thành lập hai công ty là Trung tâm cải tiến sức khỏe và The Gingrich Group, cùng một tổ chức hoạt động chính trị là American Solutions for Winning the Future. Tổng doanh thu của cả ba tổ chức này là 105 triệu USD. Theo một báo cáo của Bloomberg, trong vòng 8 năm, Gingrich đã nhận của Freddie Mac 1,6 triệu USD để bảo vệ công ty này thoát khỏi những điều luật mới mà Nghị viện đang cân nhắc.

Dĩ nhiên, ai cũng biết Fanny Mae và Freddie Mac là những công ty được chính phủ bảo trợ, vì thế đổ lỗi cho Fannie hay Freddie chỉ là chiến lược của Gingrich mà thôi. Khi người ta bắt đầu nhận ra Gingrich là một trong số những chính trị gia được lợi rất nhiều từ việc thân thiết với Freddie Mac, ông biện luận rằng mình chỉ đơn thuần đưa ra lời khuyên mà thôi. Ông giải thích số tiền nhận được từ Freddie Mac “không phải chỉ trả cho mình tôi, mà là cho cả tập đoàn Gingrich. Đó là khoản phí môi giới cho các nhân viên, cũng giống như bất kỳ công ty môi giới nào thôi. Đó là doanh thu của cả tập đoàn, chứ đâu phải của riêng tôi”.

7. Tội đồ số ba: Quốc hội Mỹ


Đây la cơ quan đã suýt nhấn chìm cả nền tài chính Mỹ trong mâu thuẫn đảng phái. Năm 2011 được để lại nhiều dấu ấn không mấy tốt đẹp từ cuộc tranh luận về vấn đề nâng trần nợ công và kết thúc bằng việc Standard and Poor hạ bậc tín dụng của Mỹ đến việc thành lập một “siêu ủy ban” giảm thâm hụt cũng vô dụng không kém, và gần đây nhất là sự thất bại trong việc giảm thuế lương ngay trước Giáng sinh.

Theo một cuộc thăm dò ở New York Times, năm 2011 sẽ được ghi nhận là năm mà tỷ lệ người dân tin tưởng vào Nghị viện của họ rơi xuống mức thấp kỷ lục là 9%. Đi kèm với sự yếu kém của một Nghị viện không có khả năng làm những việc có lợi cho người dân là những lùm xùm xung quanh việc các nhà lập pháp đang lợi dụng chức vụ của mình để trục lợi.

8. Tội đồ thứ tư: Jamie Dimon


Ông đã nhiều lần để lộ bộ mặt thật của mình trong năm 2011. Ông được coi là “CEO ngân hàng được yêu thích nhất nước Mỹ”, hay chí ít cũng là “ít bị ghét nhất”- theo cách nói của tờ The New York Times. Nhưng CEO của JPMorgan Chase – Jamie Dimon – đã để lộ bộ mặt thật của mình trong năm 2011.

Tháng 6, Dimon gây ầm ĩ với Chủ tịch Fed Ben Bernanke trên một diễn đàn công cộng về việc liệu rằng những người điều tiết có đang đi quá xa trong việc khôi phục lại quyền kiểm soát hệ thống ngân hàng tại Mỹ hay không. Dimon lý luận rằng: “Tôi e ngại có ai đó sẽ viết một cuốn sách trong 20 năm tới, kể lể những việc chúng tôi đã làm giữa cuộc khủng hoảng để làm chậm lại đà hồi phục”.

Trong thực tế, lo ngại lớn nhất của ông ta chính là việc tăng vốn bắt buộc, vốn được định ra để bảo vệ các ngân hàng lớn chống lại các cú sốc đã làm Bear Sterns và Lehman Brothers sụp đổ. Ông ta than thở rằng giữ quá nhiều tiền mặt sẽ gây bất lợi đến hoạt động cho vay. Tuy nhiên sau đó, chủ tịch của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang đã chỉ ra rằng, vào thời điểm ấy, các ngân hàng nhỏ hơn với mức vốn cao hơn còn cho vay nhiều hơn các ông lớn. Cái mà Dimon thực sự quan tâm chỉ là được rảnh tay để thu lợi nhuận mà thôi.

Cuối tháng 9, Dimon cũng liên tục bày tỏ sự giận dữ với thống đốc của Ngân hàng trung ương Canada khi cho rằng các tiêu chuẩn toàn cầu mới về tỉ lệ an toàn vốn là “chống lại nước Mỹ”. Ông ta từng tự giải oan cho mình rằng: “Mọi người cứ làm như là người thành công là kẻ xấu, và bởi vì giàu có nên họ xấu xa vậy! Tôi không thể hiểu nổi điều đó! Dĩ nhiên đôi lúc cũng có kẻ xấu thật, và tôi khinh bỉ bọn họ!”

Theo Vnexpress

3 Phản hồi cho “8 người hùng và tội đồ của tài chính thế giới 2011”

  1. Thaophuong says:

    Tội đồ đặc biết hơn hết là tội đồ bán nước Nguyễn tấn Dũng … Đó là sự thật không chối cãi vào đâu được ..

  2. Nguyễn Nghĩa . says:

    Theo tôi, tội đồ số 1 mà không bị nêu trong danh sách là Tổng thống G.W Bush và bộ máy hành chính của ông ta. Chính Bush đã ký cho phép các ngân hàng cho vay tiền bỏ qua điều kiện phải có khả năng thanh toán, chỉ cần dựa trên Chứng minh nhân dân.
    Tội đồ số 2 la Alain Greenspan, Thống đốc ngân hàng trung ương Hoa Kỳ suốt 10 năm. Ông ta đã không nắm vững tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng lớn, cho phép họ trộn nợ tốt và xấu, để lừa đảo trên các sàn chứng khoán.
    Một tội đồ quan trọng nữa, mà thoạt nhìn tưởng như không dính vào khủng khoảng tài chính Hoa Kỳ. Đó là giới tài phiệt Bắc Kinh ở Cấm thành Trung Nam Hải. Họ cấu kết với bộ phận thối rữa của phố Wall thông qua những biện pháp như giữ tỉ giá nhân dân tệ ở vị trí rất thấp, vi phạm luật sở hữu trí tuệ, xuất khẩu với giá dumping…Những biện pháp này, không phải là các nhà kinh tế TQ tài giỏi, mà do sự mách bảo của Alain Greenspan và hàng trăm các nhà kinh tế giỏi của Hoa Kỳ trong cơn mù quáng trước sự trỗi dậy của 1 nền văn minh phong kiến được mệnh danh là thần bí. Sự cấu kết này đem lại dự trữ đô la không lồ của Bắc kinh, và khủng khoảng tài chính Hoa Kỳ.

    “We are 99%.” “Occupe Wall Street, Occupe Cấm thành Bắc Kinh” là khẩu hiệu nêu rõ thực chất cuộc khủng khoảng tài chính lần này, mà tôi, bạn và tất cả chúng ta đều phải hứng chịu.

    Nguyễn Nghĩa

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Thưa tôi không chia sẻ hoàn toàn với ông Nguyễn Nghĩa khi chỉ trích Tàu cộng.
      Tại sao ư ?

      1-
      Tuy đầu đề là người hùng và tội đồ quốc tế …, nhưng ta thấy rõ ràng chỉ khoanh vùng ở Mỹ. Thực tế tội đồ còn nhiều lắm ở các quốc phương Tây khác. Chứng tỏ tác giả chưa nắm vững vấn đề đưa ra.
      Chẳng hạn việc thống nhất tiền tệ trong khối EU và rộng ra ở Âu châu cũng đóng góp không nhỏ cho sự suy thoái kinh tế tài chính thế giới. Cũng bởi sự chủ quan duy ý chí ấy mà tác hại đến cái chung thế giới

      2-
      Tàu cộng muốn phá vỡ cái thế độc quyền (monopoly) tài chính của Mỹ xưa nay đã áp đặt lên toàn thế giới. Nói khác đi Tàu cộng khi thấy mình đã lớn mạnh về kinh tế, nên muốn thử lửa làm một cuộc cách mạng trong thế giới tiền tệ, ngõ hầu tìm một lối thoát cho chính mình là chủ yếu và thế giới nếu có thể được. (Dĩ nhiên với ý đồ cướp ngôi vị hàng đầu của Mỹ).
      (Cũng) dĩ nhiên cướp được hay chăng còn tùy thuộc nhiều điều và hậu quả ra sao cũng chưa rõ ! Nhưng cũng không nên cấm Tàu cộng làm cách mạng để thay đổi bộ mặt thế giới chứ sao.

      Ta thấy biết bao cuộc cách mạng xảy ra trên thế giới này từ phía Mỹ và đồng minh phương Tây, tại sao ta lại cấm cản, không tin tưởng để cho Tàu cộng hay Nga hoặc nước nào đó làm cuộc cách mạng chứ.
      Phong trào CS cũng chỉ là “con đẻ của chủ nghĩa tư bản hoang dại” ban đầu nơi môi trường xã hội phương Tây chịu nhiều ảnh hưởng Kitô giáo với quá nhiều bất cập do có những liên minh ma qúi từ các cấu kết giữa giáo hội Kitô với giới cầm quyền thời đó. Đối đầu hai khối tư bản và CS cũng từ các anh to đầu muốn ăn chia thế giới để trị và vì không đồng đều nên to mồm đánh đấm nhau trong mọi lãnh vực, gây hoạ cho nhân loại.

      3-
      Khi diễn ra cuộc suy thoái kinh tế và lan rộng sang tài chính, các nhà bình luận phương Tây đã nghĩ đến ba scenario có thể xảy ra trong tương lai:

      Một là, Wall Street vẫn không bị sứt mẻ gì hết
      Hai là, Wall Street phải chia sẻ quyền lực sang nơi khác, nhưng vẫn ở Mỹ
      Ba là, Wall Street san sẻ quyền lực ra khỏi nước Mỹ

      Tại sao không thể là sàn chứng khoán ở Tây Âu, Nhật hay Bắc Kinh, Hương Cảng hay ở nơi nào đó tại Nam Mỹ, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm về thế giới tài chính quốc tế !

      Thế giới đa cực vẫn hay hơn là đơn cực hay lưỡng cực, tôi cho là thế. Các thế lực phải kiềm chế nhau, không thể có mỗi một thương hiệu Pax America hay Pax Romana ..

      Tôi tin tưởng rằng con người, dù sắc tộc hay chủng tộc nào đi nữa, đủ thông minh để làm chuyện đó, chẳng cứ gì người Mỹ hay giống dân da trắng.
      Dân ta vẫn còn ấp ủ ý tưởng tôn sùng lãnh tụ, nên hầu như mọi người vẫn có nhu cầu về quốc tế rất cần một nước đàn anh cầm chịch cho chính trị, kinh tế tài chính, sinh hoạt văn học nghệ thuật …., còn về quốc gia lại cần một lãnh tụ, một đảng phái để cứu nước ….
      Thời đại dân chủ đa nguyên đã thủ tiêu mọi cái gọi là chính thức, từ một tôn giáo chính thức (không có quốc giáo), một đảng chính thức, một văn hóa chính thức, một lịch sử chính thức …

      Lại Mạnh Cường

Phản hồi