Một trăm một chén nước trà
Trà nóng một trăm đồng một chén, trà đá thì hai trăm đồng.
Lúc ấy trời còn đang trong mùa lạnh, chỉ có trà nóng là bán được. Mẹ cứ gặp gió lạnh là nôn khan, hắn ngồi bán hàng thay cho mẹ. Giờ nhà chỉ còn hai mẹ con và quán nước chè của mẹ là kế sinh nhai.
Hắn mới ra tù, sau nhiều năm trong trại cải tạo trở về cuộc sống bên ngoài còn nhiều bỡ ngỡ. Hôm đầu tiên hắn nhìn đường phố kêu sao chật thế. Mẹ cười bảo anh đi đến anh về nhà vẫn từng ấy mét, phố xá vẫn từng ấy thước, mất đi đâu mà kêu bé. Hắn phì cười, ừ nhỉ, chẳng qua mấy năm ở trên ruộng đồng, núi non rộng rãi sải bước chân quen rồi. Giờ đi mấy bước là đụng người, đụng vật bé là phải thôi. Còn nữa lúc ngủ chiều nghe tiếng kẻng đổ rác, hắn vùng dậy lao xuống giường, mẹ hỏi làm sao, hắn mới nhớ ra ở nhà mà cứ nghĩ tiếng kẻng báo thức ở trại giam. Tiếng kẻng mà bọn tù gọi là kẻng gọi hồn.
Mẹ đưa 5 nghìn bảo đi chợ, dặn 2 nghìn mua gạo, 2 nghìn mua thịt ba chỉ, 1 nghìn mua rau cải. Thịt ba chỉ luộc lấy nước để nấu rau cải, xong đem thịt rim cháy cạnh. Hắn nấu cơm xong ăn trước rồi ra trông hàng cho mẹ ăn, mẹ dặn:
- Trà nóng một trăm một chén, trà đá thì hai trăm, thuốc lá hai trăm một điếu con nhé.
Tối mẹ con ngồi ăn cơm, mẹ nói:
- Thôi anh mới về, cứ bán hàng với mẹ, rồi tìm công việc gì sau.
Hắn bán hàng cho mẹ, mua báo Rao Vặt đọc mục tìm việc, chỗ đòi có xe máy, chỗ đòi có tay nghề. Hắn chỉ tìm được mục bảo vệ, đưa hàng (không cần có xe). Sáng mẹ cho hai nghìn ăn sáng, uống nước hắn mượn xe đạp hàng xóm đạp xe đến nơi xin việc. Hóa ra đều là văn phòng giới thiệu việc làm. Họ nói phải nộp 50 nghìn lệ phí.
8 tờ năm nghìn, 5 tờ 2 nghìn, mẹ vuốt từng tờ thật phẳng kẹp gáy thành từng chục nghìn một. Hai tờ năm nghìn tờ nọ kẹp gáy tờ kia, một tờ 2 nghìn kẹp gáy 4 tờ còn lại. Đếm trong xong rồi đếm gáy, đủ 5 gáy tiền là đủ năm chục nghìn. Mẹ bảo cầm cẩn thận, anh là hay ẩu lắm, từng này là bao nhiêu chén nước trà của mẹ đấy anh biết không?
Hắn làm bảo vệ cho một công ty THHH, hắn chỉ nghe nói vậy, cái công ty ấy có cái xác nhà không, chả thấy ai làm việc. Hàng ngày hắn đến ngồi ở cái phòng có đúng cái ghế và bàn cũ mèm. Trưa mua cơm hàng ăn, chiều khóa cửa về. Mỗi sáng hắn đi làm, mẹ nhìn thương mến lắm, mẹ khoe mấy bà hàng xóm cháu nó có việc làm, nét mặt mẹ rạng ngời niềm vui. Được bốn ngày thì người chủ công ty dẫn một người đàn ông khác đến, bảo hắn trao chìa khóa, ông ấy nói hắn làm không hợp, cứ về rồi mai kia công ty hoạt động sẽ gọi đến làm chân đi đưa hàng.
Nghỉ nhà mãi cả tuần không ai gọi, mẹ bảo có khi họ không muốn anh làm họ đuổi khéo. Hắn mò đến chỗ nhà ấy, thấy có người ở, vào hỏi thi họ nói nhà này tôi mới mua được hai hôm, đang dọn đồ đến. Hắn hỏi công ty ấy người ta đi đâu, chủ nhà nói làm gì có công ty nào ở đây, nhà này tôi mua hai tháng nay, nhưng mới đặt tiền, hôm kia trao hết thì nhận chìa khóa người ta trao nhà là hoàn tất mua bán. Hắn quay lại văn phòng môi giới việc làm, hỏi sao lại thế, bên môi giới đưa nói họ chỉ biết giới thiệu việc làm và lấy phí,nào công đưa đi, công giới thiệu còn, đã có người nhận làm rồi, còn làm được hay không làm được thì là người làm với chủ thuê, làm sao họ biết được.
Hắn lại ở nhà bán nước chè giúp mẹ, một hôm có hai người khách vào nói chuyện, họ nói về mở văn phòng môi giới việc làm, nhà đất là ăn nhất. Khách mua nhà cứ đưa đến chỉ nhà là lấy 50 nghìn, mua hay không mặc kệ chủ nhà với nhau, ngày 3 khách là cũng có 150 nghìn. Rồi họ còn nói là ông kiếm nhà nào quen cứ giả vờ là muốn bán, khách dẫn đến đòi giá cao không mua được, những cứ có 50 nghìn dẫn đi chia cho nhà kia mấy chục là ngon. Ồ thì ra là lừa đảo à, hắn chợt nghĩ đến việc mình đi làm, hỏi ông khách. Ông khách bảo môi giới việc làm thì cứ côn ti nhê với đứa nào đó, giả vờ nhận thử việc vài ngày đến 1 tuần rồi bảo không hợp. Mình có tiền thu phí, còn đứa kia được có kẻ làm thuê dăm hôm không bị mất tiền trả lương là được. Đứa nào cãi được mình cơ chứ, mình làm chặt chẽ, đúng luật, ông mua nhà được hay không việc của ông, tôi chỉ lấy công 50 nghìn dẫn đi, mua cái nhà thì 50 nghìn bõ bèn gì. Phần xin việc thì tôi chỉ giới thiệu, đưa đi, bảo đảm đúng công việc thỏa thuận môi giới. Ông làm được không với người ta là do khả năng của ông, tôi sao mà biết được.
Hai ông khách trả 1 nghìn cho hai chén nước và hai điếu thuốc, không lấy tiền trả lại. Hắn cầm tờ một nghìn máu sôi sùng sục, răng nghiến chặt. Hắn từng chém người thuê, đòi nợ thuê được hàng trăm nghìn, miễn là đối tượng phải vào viện, có phải khâu thế là ngon tiền. Hắn biết chém vào đâu để đối tượng không chết, không di chứng hậu quả, nhát chém sâu từng nào đủ phải khâu, cứa dao thế nào để đủ khâu bao nhiêu mũi. Chém ở thời điểm nào, thoát thân ra sao…
Ề chề, cay đắng, hôm nay hắn bị người ta chém, chém bằng luật lệ chặt chẽ. Chém đúng vào cái lúc hắn muốn tìm công việc lao động chân tay, sống bằng mồ hôi, sức lực sau bao năm vác đá, trồng rau nắng mưa ở trại tù. Lúc mà hắn và mẹ bưng từng chén nước trà lấy được 100 đồng có cả vốn lẫn lãi, công sức vào đó. 50 nghìn là bao chén nước trè của mẹ. Lúc mà bao thằng bạn giang hồ đảo qua thì thầm rủ rê mối nọ, mối kia bị hắn bỏ ngoài tai…Hắn cay cái con ranh ở phòng môi giới việc. Địt mẹ con chó con, bố mày chém người lấy tiền, từng phạm pháp đi tù, giờ về thương mẹ muốn làm người lành cho mẹ già vui những ngày còn lại trong đời. Không phải túi nhỏ, to lỉnh kỉnh đi tiếp tế cho con những ngày hè đổ lửa hay mùa đông mua gió. Giờ những con chó như chúng mày lại chém cả tao lẫn mẹ tao lúc này. Cả đêm hắn không ngủ, chỉ mong sáng dắt dao đến hỏi tội con ranh xem chúng nó trả tiền lại không. Hắn nhớ lúc mẹ vuốt tiền đưa, lời mẹ như gửi hết hy vọng vào đó, một trăm một chén nước trà con ạ.
Mờ sáng hắn dậy đánh răng, rửa mặt. Phải đợi thêm chút nữa mới mượn được xe đạp, hắn bọc con dao vào mấy lượt giấy báo nhìn đồng hồ chờ. Tiếng đồng hồ tích tắc, trong khi nghe tiếng tíc tắc ấy hắn nghe thấy thấy tiếng mõ của mẹ trên gác. Hắn lên đứng ở cầu thang nghe tiếng mẹ lần cuối thế nào. Hắn xử xong bọn này sẽ đi theo bọn thằng Thắng, biết bao giờ còn nghe tiếng mẹ. Tiếng mẹ rì rầm…
- Nam mô quan thế âm Bồ Tát, Nam mô…con xin cho nam tử con là…tuổi Tân…năm nay sớm có được công ăn việc làm, sớm yên bề gia thất, con Nam Mô…phù hộ độ trì, con lạy Thánh…con lạy Mẫu…con lạy chín phương trời, mười phương Phật, con lạy…
Hắn gục đầu vào bậc thang, đi lên các bậc thang kia là mẹ già đang cầu nguyện, đi xuống là đến chỗ con ranh ở văn phòng môi giới việc làm. Một lúc sau hắn bừng tỉnh khi nghe tiếng động mẹ cất mõ, chuông. Hắn đi lên xin mẹ tiền mua báo Rao Vặt.
Mẹ cho 4 nghìn, bảo con ăn gì đó nhé, lâu rồi mấy khi anh dậy sớm để ăn sáng đâu.
Mùa xuân năm đó hắn xin được việc làm không mất phí. Người đàn ông tuyển người gắt với hắn:
- Tôi đăng báo là tuyển người có tay nghề cơ mà.
Hắn nhìn sâu vào đôi mắt của ông. Nói chậm từng tiếng:
- Em hứa với anh em sẽ biết nghề nhanh nhất, xin anh cho em được thử việc.
Không biết người đàn ông khó tính ấy đọc được gì trong mắt hắn, ông thở dài:
- Thôi tao cho mày thử một tuần.
Được 3 ngày, ông gọi hắn bảo:
- Giờ tháng đầu lương mày là 300 nghìn.
Ba tháng sau lương hắn được 800 nghìn. Lúc đưa tiền lương cho mẹ, mẹ bảo để dành rồi mẹ vay bát họ mua cho cái xe máy mà đi làm con ạ. Anh đi làm thế này là mẹ yên tâm, không lo còn dại dột như xưa nữa.
Bây giờ mẹ hắn không còn bán nước chè nữa, nhưng thứ nước mà hắn thích uống nhất trên đời này vẫn là trà mạn, thích nhất cái thứ uống rẻ tiền lúc đầu chan chát sau vị ngọt đọng trên miệng lâm râm.
Lần nọ trên đường phố của Châu Âu, hắn đi tìm mãi thứ nước ấy, sau người bạn đi cùng phải đưa hắn vào một quán ăn sang trọng. Hai thằng ăn hết gần 200 euro để được ấm trà tráng miệng nhạt toẹt. Hắn bảo bạn rằng:
- Tôi không xa quê hương được đâu ông ạ, tôi nghiện trà.
Bạn nói:
- Ở đây cũng có, tại ông muốn ngay, chứ mình tìm mua siêu thị thì cái gì bên Việt Nam có bên này cũng có, ở khu bán cho người Việt mình có hết, rau muống cũng có mà.
Hắn lắc đầu:
- Không, tôi thích quán trà ở vỉa hè, hay đầu ngõ, nơi có những chiếc ghế dài bằng gỗ bóng loáng vì ngồi nhiều, có mặt bàn gỗ xước tróc, có những chiếc cốc Bát Tràng, có một bà cụ già áo nâu bán hàng cơ, ở đây không có được như thế. Ngày xưa mẹ tôi cũng bán nước trà mạn đấy, hồi ấy có một trăm đồng một chén thôi. Tôi còn làm thơ về điều ấy là:
Một trăm một chén nước trà
Mẹ đong từng chén để mà nuôi con
Nguồn: Blog Nguoibuongio
Sao toi nho Hanoi nhung ngay xua den the !
Hôm nọ đọc bài viết của Nguyễn Hưng Quốc về Tết, nhớ Mẹ ở Voa Tiếng Việt, hôm nay đọc bài của Người Buôn Gió về Mẹ , tự dưng trong lòng tôi có sự suy nghĩ, tôi phải hành xử làm sao với tư cách là một người Mẹ, để đứa con trai sẽ mãi yêu thương, quý mến với tôi, vẫn có niềm tin yêu trong cuộc đời cho dù sau này tôi đã về với cát bụi .
Thân tặng BichThuy,
Nhất Hạnh nổi tiếng như cồn và mãi tận giờ trong dân gian, không phải bởi các sách hay bài viết về thiền của ông, mà chính là nhờ câu truyện ngắn, ông viết dựa theo truyền thống đáng yêu nhất của Nhật trong ngày lễ về Mẹ.
Ai còn mẹ, được tặng bông hồng đỏ, để vui sướng cài áo; ai mất mẹ, sẽ đau khổ mang bông hồng trắng, để tưởng nhớ công ơn cù lao dưỡng dục của mẹ lúc mình còn thơ cho đến khi bước chân vào đời!
Câu truyện ngắn mang tựa đề BÔNG HỒNG CÀI ÁO ấy, được truyền tụng khắp nơi trước năm 1975 trong miền Nam; rồi sau này được dịch ra nhiều thứ tiếng, để vinh danh Mẹ, đồng thời để giới thiệu với các dân tộc bản xứ, nơi có người Việt tị nạn CS tạm cư, biết về những nét đẹp của văn hóa văn minh Việt, các tập tục cổ truyền dễ yêu dân Việt.
Phạm Thế Mỹ, một nhạc sĩ thiên Cộng, đã phổ thơ Nhất Hạnh thành bài hát cực hay.
Mỗi khi nghe bài hát này, nhất là qua giọng hát Hà Thanh, lòng tôi trùng xuống và rưng rưng nước mắt.
Và chẳng hiểu sao tôi vẫn còn nhiều ngại ngùng, chưa dám thực hiện những điều Nhất Hạnh khuyên. Đó là hãy nói với Mẹ: CON YÊU MẸ LẮM MẸ CÓ BIẾT KHÔNG !
Chắc hẳn tôi lo sợ, nếu tôi thú thực lòng mình như thế mẹ tôi có thể đột tử mất chăng !?
Đã bao phen tôi tự hứa, sẽ dịu dàng sẽ sàng với Mẹ, nhưng không ít lần tôi đã cất cao giọng với mẹ, bực bội vô cớ với Mẹ ! Hình như Mẹ là người duy nhất trên đời chịu đựng nổi những cái vô lý cùng cực, nói đúng hơn những thói hư tật xấu của tôi !
Mới chiều nay cụ tôi gọi điện thoại, hỏi thăm thằng con trai út của cụ có khoẻ chăng ?
Anyway ngày mai hay ngày mốt tôi sẽ lên xe lửa cao tốc TGV chạy thẳng qua Paris thăm Mẹ và dẫn bà cụ già trên 90 tuổi đi tái khám con mắt bệnh. Tôi sẽ được ở chung phòng và ăn cơm với Mẹ vài ngày. Hãy vui sướng cùng tôi đi nhé bạn ơi. Bởi tôi đang còn Mẹ !
BÔNG HỒNG CÀI ÁO
(nhạc: Phạm Thế Mỹ – thơ Nhất Hạnh)
http://www.youtube.com/watch?v=pLIbkJG5s9A
Một bông Hồng cho em
Một bông Hồng cho anh
Và một bông Hồng cho những ai
Cho những ai đang còn Mẹ
Đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn
Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi
Như đóa hoa không mặt trời
Như trẻ thơ không nụ cười
ngỡ đời mình không lớn khôn thêm
Như bầu trời thiếu ánh sao đêm
Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền
Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối
Mẹ, Mẹ là lọn mía ngọt ngào
Mẹ, Mẹ là nải chuối buồng cau
Là tiếng dế đêm thâu
Là nắng ấm nương dâu
Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời
Rồi một chiều nào đó anh về nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu
Rồi nói, nói với Mẹ rằng “Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không ?”
-Biết gì ? “Biết là, biết là con thương Mẹ không ?”
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
Thì xin anh, thì xin em
Hãy cùng tôi vui sướng đi.
Lại Mạnh Cường
TB:
Nguyễn Du mượn một câu chuyện tình của người Tàu, dựng nên tập trường thi bất hủ mang tên Truyện Kiều, để bàn về thuyết Tài Mệnh tương đố, hay đễ tả nỗi lòng sâu kín của mình khi phục vụ cho chế độ mới (nhà Nguyễn) !
Nhất Hạnh cũng mượn một truyền thống hay đẹp của Nhật, viết nên một truyện ngắn bất hủ, nhằm vinh danh Mẹ, trong buổi lễ truyền thống Vu Lan của Phật giáo !
Bài viết giản dị và người đọc củng đọc một cách giản dị,có xúc đông nhiều hay ít vì tình mẹtình con ,không bôi sson trát phấn ,không làm dáng trí thức nhất là sau khi đọc trầntrungđạo nguyểnvănhảo “tríthức” và nguyểnvănđạo(văn).Bỏ hết các chi tiết ,”râu ria” quanh bài viết,chỉ còn mẹ con ly nước trà và hoài niệm về một người mẹ gắn liền với chén nước chè,quán cốc nghèo nàn và người mẹ dịu dàng ,bình dị không “cải lương”. Đọc để giải trí ,cho một chút tình cảm nhớ mẹ (ai củng nhớ mẹ và kỷ niệm về me gắn liền với caí gì đó để nhớ..) như vậy là đủ rồi !
Mà bài viết này của nbg,ngắn quá ,nên có nhừng sự kiện chỉ nói qua ,không khai thác…nhưng cần gìđọcchỉ còn lại mẹ và con.mộtxóay sâu vào ý chíính là đủ>Và người đọc củng chỉ nhìn thấy mẹ con-lynước-chè rẻ tiền bên quán cốc xiêu veo của mộ nơi nào đó trên quê hương. Mà ai trong chúng ta không nhớ tơi một cái gì đó như niềm vui nổi bùôn,một người bạn một người thân (nhất là Mẹ)…Ở đây,người ta vẩn nhớ nhửng món ăn của saigon một thuả miền Nam ha một ly cà phê bí tất của một quán Tàu nào đó …Nếu không sao ở đây có phở hiền vương,chè hiển khanh,tô bún bó ,phở hà nội,phở saigon…Thế mà ăn cái gì của quê hương ở đây củng nhắc nhớ tới món quê hương mà đả ăn qua tại quêhương thuả nào. Đó là ký ức ,kỷ niệm ,dù về ăn ngay taị quê hương bây giờ củng không tìm ra mùi vị dỉ vảng…
Do dó chúng ta có lẻ tốt hơn là đọc bài này cộng thêm tình cảm của minh,nhửng cảm cúc về ngày xưa của mình để có thể cảm xúc theo lói kể tác giả.Nếu phân tích ,nếu phê phán như ông thầy chấm bài luân văn của hoc trò hay của một phê bình gia,hay nâng quan điểm chính trị thì “còn gì nửa mà ĐỌC…”
Cải lương đôi khi củng ĐƯỢC lắm
Cái hay cái hơn người (thường) của người nhà văn, nhà thơ ở chỗ là, HƯ CẤU THẬT KHÉO , DỤNG NGÔN thần kỳ!
Anh / chị viết văn cổ động lòng yêu mẹ, yêu cha, yêu nước yêu nòi, yêu người dưng khác họ (mà lòng chẳng nọ thời kia) … mà dở như hạch thì xin lỗi chỉ … ăn đấm thui !
Thú thiệt có chửi cha thằng Tố Hữu, nhưng phải công nhận hắn viết thơ / vè cổ động rất “ép-phê” (effet; effect), qua những hình ảnh ví von một mạc đơn sơ, nhưng khiến cho người ta rất … tự hào dân tộc :-) !
Này nhé : chân dép lốp bay vào vũ trụ !
(Xuân Sách châm biếm thêm dzô: Khi trở về ta lại là ta !)
Hay : Từ đó trong tôi bừng nắng hạ (ko phải nắng cực nhớ) / Mặt trời chân lý chói qua tim / Hồn tôi là một vườn hoa lá / Rất đậm hương và rộn tiếng chim … (Từ Ấy)
Hoặc dân ca thật ác liệt như: Quạ kiêu ấy mới là quạ kiêu / Quạ kiêu Nam đáo / Tắc đáo nữ phòng / Người dưng khác họ / Chẳng nọ thời kia / Nay dzìa mai ở / Bàn ngày thì mắc cỡ / Tối ở wên dzìa / Rằng ai ối a ra dzìa / Lòng thương nhớ thương (3x)
Xin cho tôi dẫn chứng thêm nữa để rõ nghĩa hơn tài “phóng đại” của những bậc thầy về nghệ thuật. Chẳng hạn như Phạm Duy khi viết “Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc”, đã bắt đấu bằng những câu ca hư cấu nhưng gây cho người nghe ấn tượng mạnh, vì nó quá gần với sự thật:
Ngày xưa khi anh vừa khóc chào đời
Mẹ yêu theo gương người trước chọn lời
Đặt tên cho anh, anh là Quốc
Đặt tên cho người, đặt tình yêu nước vào nôi !
Rồi anh nâng cao tổ quốc vào đời
Tuổi xanh vươn trong lửa máu ngập trời
Việt Nam đang sôi, sôi lòng nước
Việt Nam nung sôi, sôi lòng Quốc
Việt Nam đang đòi
Tự do hạnh phúc giống nòi !
Ngược lại bọ Lập trong bài viết mới đây dưới tựa đề “Trong Nhà Quan Có Một Người Dân” có một chi tiết quan trọng, khiến tôi … không hài lòng, vì không phản ánh đúng sự thật một ly ông cụ nào hết !
Đó là câu: Đa số các bà chị đều gốc nông dân, đều “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”, nên thấy dân bị cướp giết hiếp thì tức lắm. (nguyên văn)
Xin lỗi chính các “ông anh” cũng nông dân rặt như các “bà chị”, nhưng một sớm “từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, mặt trời chân lý chói qua tim”, mà các đấng liền anh bèn cất bước ra đi (khi gà chưa đạp mái, xin lỗi wên … trời chưa rạng sáng, trăng mồng mười còn lơ lửng ở đầu non). Các eng đi theo Boác cùng đảng làm cái gọi là “cắt mạng” người ta. Nhờ thế mà nay ngồi trên đầu trên cổ thiên hạ như rứa.
Íu mịa các liền anh quên mẹ nó cái gốc nông dân nghèo hèn ngày xưa mất tiêu lâu rồi. Liền chị còn quên lẹ và quên kỹ hơn ai hết thảy !
Làm gì có chuyện “trong nhà quan có một người dân” là các bà chị nhỉ !
Nếu có dân thật trong nhà quan, theo tôi đó chính là tập đoàn bao gồm các ô-sin, bồi bếp, bảo vệ … đang phục vụ quan ông quan bà cùng các công tử tiểu thơ !
Lão Ngoan Đồng
Thưa qúi đồng hương,
Tôi thì chỉ thấy tác giả, quên nhân vật chính trong truyện xưng TÔI (mà hình như giống giống ít nhiều số phận tác giả, tức cũng đi tù cải tạo CS như kể trong tự truyện viết chuyện qua Paris ở nhờ ăn đậu nhà đại ca Vũ Thư Hiên dạo nọ), thuộc loại DỞ HƠI DỞ HỒN :-) ! Bởi ông này chỉ thích lội ngược dòng “chính thống” (mainstream) !
1/
Này nhé trong cái xã hội thời đại hiện nay, gọi là thị trường theo định hướng xã nghĩa, người người chạy theo đồng tiền đến khùng điên, và ngay chính nhân vật TÔI cũng thế trong quá khứ, kiếm tiền bằng nghề anh chị đâm thuê chém mướn. “Sinh nghề tử nghiệp”, cũng may không bị chết vì dao đâm chém từ người khác, nhưng đi tù mút mùa! Rồi sau khi ra tù “tôi” lại lẩn thẩn muốn đoạn tuyệt với qúa khứ đâm chém, nhưng kiếm bộn tiền. Dĩ nhiên “tôi” có quyền ước muốn sống lương thiện theo kiểu kinh điển là “đồ tể vất dao đi vẫn thành Phật” như thường ! Nhưng hệ quả tất yếu là “tôi” trở thành nạn nhân (bị chém) của cái xã hội chết tiệt kia. “Tôi” bị cho vào xiệc quá dễ dàng bởi một con bé miệng còn hôi sữa ở văn phòng tìm việc; rồi “tôi” lại ngu xuẩn nuôi ý định trả thù đời bằng sự chém dằn mặt con nhỏ này !
Chuyện khó tin quá xoá, nhưng Người Buôn Gió vẫn tỉnh bơ tiếp tục hư cấu như thường. Choáng quá. Bởi với thành tích anh chị vào tù ra khám, tay nghề cao đến mức xuất qủi nhập thần (“Hắn biết chém vào đâu để đối tượng không chết, không di chứng hậu quả, nhát chém sâu từng nào đủ phải khâu, cứa dao thế nào để đủ khâu bao nhiêu mũi. Chém ở thời điểm nào, thoát thân ra sao…”) mà lại bị một con nhãi ranh phòng tuyển người kiếm việc cho vào xiệc dễ dàng, rồi giận đời tính mang dao chém con bé làm công cho người ta !
Mjạ “tôi” phải thừa trí khôn mà biết rằng, ở đời này “khôn sống dại chết” và “mạnh được yếu thua”, nhất là vài cái thời mạt hạng CS!
Nói thiệt, kinh nghiệm riêng Lão Ngoan tôi thấy rõ rằng, cái chế độ chó đẻ nó cho mình vào tù thì nó chẳng thể nào có thể cải tạo mình thành “người tốt” theo kiểu của nó, mà chỉ làm mình thêm căm thù nó thôi. Chính nữ luật sư Lê Thị Công Nhân đã tâm sự khi ra tù rằng, bạo quyền CS tưởng bở dùng nhà tù để khuất phục cô, nhưng hệ quả trái ngược lại, cô càng thêm căm ghét cái cơ chế bỏ tù oan uổng cô, nên cô phải vận dụng mọi tài trí mà lật đổ nó !
2/
“Tôi” lại vô duyên thối ở chỗ, có cơ hội bằng vàng qua đến tận kinh thành ánh sáng Ba Lê thời hiện đại, lại dở hơi đòi bạn mình tìm chỗ uống nước trà mạn (“cái thứ uống rẻ tiền lúc đầu chan chát sau vị ngọt đọng trên miệng lâm râm”) !
Nhưng cái vô lý nhất vẫn là lời tâm sự quá cải lương của đương sự cuối bài thay cho kết luận:
“Không, tôi thích quán trà ở vỉa hè, hay đầu ngõ, nơi có những chiếc ghế dài bằng gỗ bóng loáng vì ngồi nhiều, có mặt bàn gỗ xước tróc, có những chiếc cốc Bát Tràng, có một bà cụ già áo nâu bán hàng cơ, ở đây không có được như thế. Ngày xưa mẹ tôi cũng bán nước trà mạn đấy, hồi ấy có một trăm đồng một chén thôi. Tôi còn làm thơ về điều ấy là:
Một trăm một chén nước trà
Mẹ đong từng chén để mà nuôi con”
Thực ra không cần nói nhiều, tác giả đã gửi gấm tâm sự qua câu nói ngay trước đó:
- Tôi không xa quê hương được đâu ông ạ, tôi nghiện trà.
Theo tôi thì cái phần này hơi bị lạc khoản !
Lão Ngoan
Thật mộc mạc và bình dị mà cảm động rơi nước mắt.
Cám ơn tác giả và mong được đọc nhiều hơn nữa.
Lòng mẹ tình con,mộc mạc,nghèo nàn,nhưng sao nghe thắm thiết quá.
Không nghe nói tình thương ,yêu mẹ,đổi cả “thiên thu” hay cáigì đó để nghe tiếng mẹ nói mẹ cười….
không dùng chử “to”,không lý luận trí thức dài dòng.không có nỏi buốn ,nước mát,nổi nhớ niềm thương quay quắt.Không son phấn làmdáng mà thẳng tuột,bính dị ,lời kể chuyện sự kiện tuôn ra,chảy ra dể dàng,giản di,nghỉa là không có màn lên gân,không thấy có chút “làm văn” cho thật kêu ,nhưng tình me- con ,lòng con- mẹ vẩn bàng bạc trong suôt bài viết. Không nói yêu mẹ nhớ mẹ mà chỉ nhớ tới quán trà bên đường .ly trà 100$ mà saunày ở nước ngoài ,dù đầy đủ ,có trà,cóđá,vẩn thấy không đâu bằng ly trà của mẹ…
….bài viết làm người đọc nhớ tới lòng- mẹ-y-vân.
Thật giản dị,đi vào lòng người.
Tôi nói ra thì nhàm chán, nhưng bài viềt này thật hay và cảm động!
Tôi cầu Bác, tôi cầu Đảng, tôi cầu Lê Nin, cho các trí thức Việt cộng, cho những lãnh đạo của Đảng, những tổng biên tập báo đảng, cho những con người còn rơi rớt chút xíu lương tâm, có dịp đọc và ‘ngấm’ những bài viết như vầy.
Tôi không hiểu là NBG cần viết chú thêm phần giãi nghĩa không? tôi lo là họ đọc bài như vậy họ không hiểu, hoặt họ coi đây là một câu nhuyện bình thường! có lẽ phải nhờ anh Nguyễn khoa thai Anh hay luật sư còi hụ hỏi thẳng với họ, trước mặt của ca sĩ Ái Vân mới biết được. hehe
Bài viết hay. Tôi sẽ đọc đi đọc lại để nhớ từng giấu phẩy. Bữa nào có hứng tôi cũng sẽ viết một bài về tình mẹ. Nếu có vô tình trùng hợp từng giấu phẩy đừng nói là tôi ăn cắp văn. Có báo trưóc rồi đấy nhá.