WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Biên giới Việt-Trung theo các công ước về biên giới Pháp-Thanh 1887-1895.[2]

Tiếp theo phần I

3/ Kết quả phân định – Việt Nam mất đất Giang Bình, Bạch Long cùng các đảo trong vịnh Vạn Xuân:

Hồ sơ tranh chấp được chuyển về Bắc Kinh. Công Sứ Toàn Quyền Pháp tại Bắc Kinh là ông Ernest Constans.

Hiệp ước Thiên Tân 1885 dự trù ở điều 3 về việc nhìn nhận lại đường biên giới, điều 6 dự trù một kết ước về thuơng mại. Công ước về Thuơng mại được ký ngày 25 tháng 4 năm 1886 do ông François-Georges Cogordan ký với Lý Hồng Chương. Công ước này là một thất bại lớn lao cho phía Pháp. Bởi vì tất cả những gì Pháp yêu cầu đều không chấp thuận, trong khi những đòi hỏi của Trung Quốc, cho dầu rất phi lý, thì đều được chấp nhận. Mặc dầu, trên danh nghĩa, Pháp thắng trận. Để « gỡ gạc » lại vấn đề kinh tế, chính quyền Pháp cử ông Ernest Constans một mặt phụ trách ký kết Công ước 1887 về phân định biên giới, mặt khác kiêm nhiệm luôn việc thuơng lượng để ký lại một phụ ước về thuơng mại (Convention additionnelle de Commerce).

Ông Constans như thế cùng lúc phụ trách ký kết hai công ước : một về thương mãi và một và biên giới. Vấn đề biên giới như thế bị « phụ thuộc » vào « thuơng mại ». Phía Trung Hoa do đại diện Tổng Lý Nha Môn là Lý Hồng Chương phụ trách. Ông này nổi tiếng là một con «cáo già » chính trị.

Để nhận được ưu đãi về thuơng mại, ông Constans đã nhượng bộ cho Trung Hoa tất cả những đòi hỏi của ủy ban Trung Hoa về lãnh thổ. Ở biên giới Quảng Đông, Pháp nhượng cho Trung Hoa các vùng đất của Việt Nam mà người Pháp gọi là « enclave Paklung », tức bao gồm huyện Giang Bình và bán đảo Bạch Long (và các đảo trong vịnh Vạn Xuân). Biên giới Vân Nam thì nhượng tổng Tụ Long và toàn vùng lãnh thổ hở hữu ngạn sông Đà (tức toàn vùng Lai Châu, là vùng đất chịu ảnh hưởng của các thổ ti người Thái như Đèo (Điêu) Văn Trị). Vùng đất này chỉ lấy lại được qua công ước bổ túc về biên giới 1895. Ngoài ra, sau này, trong thời kỳ phân giới, do các bản đồ vẽ sai và do các âm mưu của quan lại người Hoa, phía Việt Nam bị thiệt hại thêm các vùng đất thuộc tổng Kiến Duyên và Bát Tràng (sẽ nói ở dưới), đất thuộc tổng Đèo Lương (Luông) thuộc tỉnh Cao Bằng, mất thêm đất ở Mường Khuơng v.v…

Nội dung công ước về biên giới ngày 26 tháng 6 năm 1887 như sau:

“Tại Quảng Ðông, hai bên thỏa thuận rằng những điểm tranh chấp ở về phía Ðông và phía Ðông Bắc Móng Cái, những điểm này ở phía bên kia của đường biên giới đã được ủy ban phân định xác định, thì chúng được giao cho Trung Hoa.”

Phần còn lại, vùng biên giới Quảng Ðông được thể hiện qua biên bản số 1, ký tại Móng Cái ngày 29-3-1887 (nhằm ngày năm tháng ba năm Quang Tự thứ mười ba). Nội dung như sau :
“Ủy ban phân định biên giới đã công nhận rằng từ Trúc Sơn 竹山, thuộc Trung Hoa, đường biên giới theo dòng sông, hướng Ðông sang Tây, cho đến Móng Cái – Ðông Hưng 東興. Ðường trung tuyến của dòng sông được dùng làm ranh giới và chia các khu vực thuộc Trung Hoa là La Phù Ðộng 羅浮峒, Ðông Hưng 東興v.v.. với các khu vực thuộc An Nam là Ngũ Sĩ 伍仕, Móng Cái v.v..

Từ Móng Cái – Ðông Hưng đến Bắc Thị 北市 – Gia Long 加隆: đường biên giới khá quanh co, có hướng chung Bắc đến Bắc Tây Bắc và theo trung tuyến của dòng sông, phân chia những vùng đất Na Chi 那芝, Ka Long v.v.. thuộc về Trung Hoa những vùng Thác Lãnh 托嶺, Nam-Lý南里, Bắc Thị v.v… thuộc An Nam.

Từ Bắc Thị – Gia Long đường biên giới theo trung tuyến sông Gia Long, là một phụ lưu tây ngạn của sông Bắc Thị 北市江, có độ dài khoảng chừng 30 lí (mỗi lí là 561 thước), và khi vượt ra ngoài 30 lí nầy đường biên giới rời sông, theo đường thẳng trực tiếp để đến điểm cách Ðộng Trung 峝中村 3 lí về hướng Bắc, tức điểm được đánh dấu A (甲) trên bản đồ số 1. Ðường biên giới chia cho phía Trung Hoa các vùng Lãnh Hòa 嶺懷, Phi Lao 披勞, Bản Hưng 板興 v.v… và một ngọn núi mang tên Phân Mao Lĩnh 分茅嶺, núi này ở phía Ðông Nam của Bản-Hưng 板興 và dựa lên đường biên giới. Các vùng Ná Dương 那陽, Ðộng Trung 峝中 và những nơi khác thì thuộc về An Nam.

Từ điểm A, đường biên giới đi về hướng ải Bắc Cương 北崗隘, núi Phái Thiên 派遷山, cách làng Bình Liêu 平寮村 của An Nam khoảng 30 lí theo đường thẳng. Ðường biên giới chia các trạm Ná Quang Ca 那光卡, Bản Thôn Ca 板吞卡v.v.. cho Trung Hoa và các vùng Na Dương 那陽, xã Trình Tường 呈祥社 v.v.. cho An Nam. »

Bản đồ phân định dưới đây cho thấy đây là một tấm bản đồ rất sai. Đường biên giới trên bản đồ cho thấy hướng đi chung của nó là tây bắc, đến điểm A trở lại hướng tây nam để đến Bắc Cương Ải. Điểm A xác định trong biên bản ở kế cận núi Phân Mao. Những ủy viên phân dịnh Pháp, tin tưởng lên tấm bản đồ này, nghĩ rằng họ đã thiết lập được đường biên giới qui ước phù hợp với đường biên giới lịch sử, do đó không ngần ngại ký nhận vào viên bản. Nhưng sau này, khi phân giới, người ta khám phá rằng tấm bản đồ này hoàn toàn không đúng trên thực tế. Hướng tây bắc trở thành hướng tây và tây nam. Điểm A không còn ở kế cận núi Phân Mao (gần Khâm Châu) mà ở xa về phía nam. Người Hoa đã dựng lên một đền thờ giả Mã Viện gần một trái núi và nói rằng núi đó là núi Phân Mao. Những việc này sẽ nói ở phần phân giới và cắm mốc.

4/ Kết quả phân giới và cắm mốc:

4.1 Thời kỳ 1889-1890 do Chiniac De Labastide làm chủ tịch.

Việc phân giới khu vực Quảng Đông chính thức bắt đầu vào buổi họp ngày 1 tháng 11 năm 1889. Phái đoàn Pháp do ông Chiniac de Labastide làm Chủ Tịch. Bên Trung Hoa có Li Sheou-Toung, Tri Phủ Khâm Châu làm Chủ Tịch. Trong thời kỳ này, các quyết định của hai ủy ban về biên giới không hiệu lực tức thời mà phải chờ sự chấp nhận của Tổng Lý Nha Môn. Trước đó, hai bên đã có nhiều cuộc họp để bàn luận nhằm thống nhất quan điểm về đường biên giới. Phía Pháp đặt bản doanh ở Hoành Mô. Các ủy viên Pháp ra thực địa làm công tác trắc địa và lập bản đồ. Có hai bộ bản đồ được lập ra, trên vải lụa, tỉ lệ 1/10.000. Một tấm mô tả biên giới từ biển cho đến hợp lưu sông Gia Long- Bắc Thị. Một tấm từ điểm hợp lưu này đến ải Bắc Cương.

Như đã thấy, theo nội dung biên bản phân định, đường biên giới phải đi qua ngọn núi Phân Mao. Đây là nguyên nhân đem lại khó khăn cho vấn đề phân giới. Các ủy viên người Pháp đã bỏ công tìm kiếm trên thực địa, cũng như xem lại các địa chí, hay hỏi thăm dân chúng trong vùng để xác định vị trí núi này. Phía người Hoa, trong một buổi họp, khi các ủy Pháp đặt câu hỏi về vị trí núi này ở đâu trên bản đồ, thì lộ vẻ bối rối, hẹn trả lời trong buổi họp tới. Đến lúc họp mặt lại, thì ông tri phủ Khâm Châu chỉ tay vào một trái núi trên bản đồ rồi cho rằng đó là “Phân mao lãnh”. Phía ủy ban Pháp phản đối, vì họ đã biết vị trí thật của núi này ở đâu. Trong khi đó, khoảng thời gian giữa hai buổi họp, phía người Hoa đã cho người tạo dựng một ngôi đền nhỏ, viết tên đề là đền thờ « Phục Ba tướng quân », rồi đặt tên cho ngọn núi đó là núi Phân mao. Phái đoàn Pháp kịch liệt phản đối, vì họ biết chính xác vị trí núi này ở cách xa khu vực này vài chục cây số, về phía bắc. Phía người Hoa biện luận rằng nhận xét của phái đoàn Pháp là chính xác, những núi đó là núi “Đại Phân mao”, trong khi núi ở khu vực này là “Tiểu Phân mao”. Phía người Hoa lập lại một nguyên tắc đã dùng ở Tụ Long để chiếm đất của Việt Nam, qua việc dựng lên con sông Tiểu Đổ Chú. Chiniac De Labastide, trong một bản tường trình lên Toàn quyền Đông dương, tố giác việc này và yêu cầu phân định lại biên giới, nhưng không thành công.

Chiniac De Labastide nhật xét: Từ hợp lưu của sông Gia Long cho đến ải Bắc Cương, trên một chiều dài khoảng 40 cây số, người ta đã bỏ biên giới lịch sử để lấy một đường biên giới khác, ở xa về phía nam, một đường biên giới hoàn toàn qui ước. Việc nầy đã nhường cho Trung Hoa 7 xã rưỡi thuộc tổng Bát Tràng và hai xã khác thuộc tổng Kiến Duyên. Ông không chấp nhận nhượng bộ, yêu cầu phân định lại biên giới. Do đó công việc phân giới bế tắt, đến thời kỳ Đại tá Galliéni (1893-1894) mới giải quyết.

Trong buổi họp đầu tiên 1 tháng 11 năm 1889, một biên bản xác định biên giới được hai bên đồng ý thiết lập, liên quan đoạn biên giới từ biển đến hợp lưu sông Gia Long – Bắc Thị. Biên bản này chỉ có hiệu lực vào ngày 2-3-1890, ký tại Thán Sản.

Biên bản này xác định biên giới hai nước là con sông Gia Long, tức chỉ một phần của đoạn 1. Biên bản cũng dự trù việc cắm mốc, mà việc này, phía bên Trung Hoa cũng như phía bên Việt Nam, dĩ nhiên là không cần thiết. Nội dung biên bản như sau:

Chủ quyền các đảo và đoạn biên giới từ biển cho đến hợp lưu sông Gia Long được xác định như sau:

1. Những hòn đảo ở phía Ðông kinh tuyến Paris, 105° 43’ của kinh độ Ðông, có nghĩa là đường Bắc Nam đi qua đông điểm của đảo Trà Cổ 茶古 thì thuộc về Trung Hoa ; những hòn đảo tên Cữu-Ðầu九頭 và những đảo khác ở phía Tây của đường kinh tuyến nầy thì thuộc về An Nam.

2. Từ Trúc Sơn 竹山, đường biên giới theo dòng sông từ Ðông sang Tây cho tới Ðông Hưng 東興 và Mang Nhai 硭 鈣.

Ðường trung tuyến của dòng sông là đường biên giới phân chia địa hạt La Phù 羅浮 và địa hạt Ðông Hưng 東興 thuộc Trung Hoa với vùng Xuân Lạn 春爛 (vùng này bao gồm các địa phận Mũ Sãi, còn được gọi là Ngũ Sĩ 伍仕, địa phận Tử Kinh Sơn 紫京山, địa phận Lục Lâm 陸林) và địa phận Vân Xuân 萬春 (địa phận nầy bao gồm thị trấn Mang Nhai 硭街, tức Móng Cái), những vùng nầy thuộc về An Nam.

3. Từ Ðông Hưng 東興 và Mang Nhai 硭街 cho tới Gia Long 加隆 (còn viết là嘉隆) và Bắc Thị 北市 đường biên giới khá ngoằn ngoèo và dòng sông đại để đi theo hướng Tây Bắc.

Biên giới phân chia Na Chí 那至 (còn được viết là 那芝),Vọng Hưng 望興, Gia Long 加隆 (hay 嘉隆) và những vùng khác thuộc Trung Hoa với vùng Ninh Dương 寧陽 và vùng Vạn Xuân 萬春 (vùng nầy bao gồm địa phận Thân Phan 櫬潘) và Bắc Thị 北市 thì thuộc về An Nam.

Theo các công ước đã được hai ủy ban công nhận trong phiên họp khai mạc công trình phân giới, vào ngày 1 tháng 12 năm 1889 nhằm ngày 8 tháng 10 năm Quang Tự thứ 15, người ta luôn chọn đường biên giới là đường nước tàu bè lưu thông, có nghĩa là phần sâu nhất của dòng sông, là đường giới hạn giữa hai nước.

Nếu sau nầy, vì ngập lụt hay vì cạn nước, đường tàu bè thông lưu thay chỗ, và nếu những dãi đất hay các cù lao được thành hình, đường biên giới sẽ đương nhiên dời qua đường tàu bè thông lưu mới và những dãi đất hay cù lao mới thành hình sẽ thuộc về nước mà phía bờ của nó ở đó.

Theo biên bản đã ký tại Móng Cái ngày 29 tháng 3 năm 1887 tức ngày thứ năm tháng 3 năm Quang Tự thứ 13, địa phận Thác Lãnh 托嶺 thuộc về An Nam.

Cả hai ủy ban đã không thể biết địa phận nầy ở đâu, nêu cùng quyết định sẽ không tìm kiếm thêm nữa.

Cũng trong biên bản đó chỉ định rõ rệt rằng địa phận Nam Lý 南里 thuộc An Nam.
Ðịa phận nầy ờ tả ngạn của dòng sông biên giới và tạo thành một vùng đất của An Nam nhưng ở trên nước Trung Hoa, ủy ban Pháp nhượng địa phận nầy cho Trung Hoa.
Ðể bù lại, ủy ban Trung Hoa cam kết sẽ hành động giống như vậy, nếu trong lúc phân giới đoạn thứ hai của biên giới Quảng Ðông, Trung Hoa có một vùng đất tương tự trong nội địa An Nam.

Theo hiệu lực của các điều trên đây, các ủy ban đã thi hành như sau việc cắm mốc trên đoạn thứ nhất của đường biên giới.

TRÊN LÃNH THỔ AN NAM
Cột số 1: Trên hòn đảo nhỏ mang tên Lionceau (ltg : Sư Tử Lãnh)
Chuẩn điểm : bỏ trắng
Cột số 2: Tại Tri Kình Sơn 紫京山.
Chuẩn điểm :
Cột số 3: Tại Lục Lâm 陸林.
Chuẩn-điểm :
Cột số 4: Ðối diện Na Triệu 那旐, trên đường dẫn tới Xuân Thụ 春樹.
Chuẩn điểm :
Cột số 5: Phía trước lô cốt Móng Cáy.
Chuẩn điểm góc: b 311° 56’ 05’’ ; Mirador 315° 22’ 10’’ ; Fortin 77° 08’ 15’’
Cột số 6: Ở đầu của con đường Phục Thiên 服扁.
Chuẩn điểm góc: Mirador 273° 44’ 10’’ ; b 33° 14’ 40’’ ; a 56° 21’ 35’’
Cột số 7: Ðối diện Thác Lãnh 托嶺, ở trước phần dưới thấp của một dãi cát.
Chuẩn điểm:
Cột số 8: Trước tòa Lộc Phủ 祿俛.
Chuẩn-độ góc: Signal Ðông Bắc Lộc Phù 31° 30’ 05’’ ; a 145° 30’ 50’’ ; a 199° 56’ 55’’
Cột số 9: Phía trước nhà Tất Na 必那.
Chuẩn độ góc: a 59° 32’ 20’’ ; h 320° 16’ 40’’ ; s 321° 13’ 20’’
Cột số 10: Trên một cù lao ở phía trước Trúc Kết, còn gọi là Ðôn Cát.
Chuẩn độ góc: f 345° 38’ 00’’ ; s 349° 16’ 30’’ ; Mã Ðầu Sơn 213° 21’ 10’’.

TRÊN LÃNH THỔ TRUNG HOA
Cột số 1: Tại chợ Trúc Sơn 竹山.
Chuẩn độ phương vị từ : Sư Tử Lãnh 345° ; Fortin 285°
Cột số 2: Tại điểm Trắc Ki Thán 測旗灘.
Chuẩn điểm:
Cột số 3: Ở tại hợp lưu với con suối Kiều Ðầu Câu 橋頭溝.
Chuẩn-độ phương-vị từ : Lô-cốt 311° ; Fortin 331°
Cột số 4: Phía trên cầu thang dẫn đến ngôi chùa nhỏ ở Ðông Hưng.
Chuẩn-điểm:
Cột số 5: Ở ngay ngả vào của con đường trổ ra cầu Ðông Hưng.
Chuẩn-điểm :
Cột số 6: Tại Thủng Bốc, còn được gọi là Thùng Bộc, ở tại bến phà Quá Phố 瓜甫.
Chuẩn độ góc : Fortin 185° 24’ 10’’ ; a 39° 23’ 45’’ ; b 14° 54’ 25’’
Cột số 7: Tại hợp lưu với con suối Giang Na 江那, phía tả ngạn.
Chuẩn độ góc : b 64° 52’ 45’’ ; a 351° 53’ 55’’ ; a 292°
Cột số 8: Tại hợp lưu với con suối Vọng Hưng望 興, phía hữu ngạn.
Chuẩn-độ góc: Signal đông bắc Lộc Phù 98° 15’ 00’’ ; s 15° 20’ 35’’ ; f 1° 57’ 15’’
Cột số 9: Tại hợp lưu với sông Na Lương那 良, phía hữu ngạn.
Chuẩn-độ góc: f 94° 48’ 15’’ ; s 60° 29’ 45’’ ; Mã Ðầu Sơn 348° 11’ 20’’.
Cột số 10: Tại Ðại Hà 大河, ở đầu con đường dẫn tới Bắc Thị 北市.
Chuẩn độ phương vị từ: f 114° ; Mã Ðầu Sơn 221° 00’

(còn nữa)

© Trương Nhân Tuấn

© Đàn Chim Việt

Phản hồi