WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sự nghi ngờ của dân chủ

Nếu có thể tóm gọn sự khác nhau giữa độc tài và dân chủ thì có thể nói độc tài luôn tạo ra và nuôi dưỡng sự lạc quan vô tận cho dân chúng còn dân chủ thì khuyến khích sự nghi ngờ về mọi thứ, nhất là về những người có quyền lực, nắm ảnh hưởng dư luận. Kết quả những cuộc thăm dò gần đây của các tổ chức có uy tín cũng cho ra chỉ số lạc quan vào tương lai của người dân ở một số quốc gia độc tài cao hơn rất nhiều so với ở các quốc gia dân chủ, trong khi chất lượng sống nói chung ở các quốc gia độc tài đó lại đang đi xuống và thấp hơn hoặc thấp hơn rất nhiều so với ở các quốc gia dân chủ.

Các nguyên tắc tam quyền phân lập, kiểm soát và cân bằng (checks and balances), tranh cử tự do, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội hoặc các nhiệm kỳ có giới hạn của các lãnh đạo quốc gia, v.v. trong chế độ dân chủ đều có nền tảng dựa trên mối nghi ngờ quyền lực, nghi ngờ mặt trái của con người. Nếu nghi ngờ đã đưa con người đến với khoa học thì chế độ dân chủ, có thể nói, là một bước tiến vĩ đại của con người về khoa học nhân văn – đặt hẳn nghi ngờ và tạo ra các thiết chế thường trực nhằm thẳng vào những người có quyền, có ảnh hưởng tới xã hội bất kể công trạng, tài năng hay đức độ. Tinh thần dân chủ và chế độ dân chủ không bao giờ chấp nhận và không để cho bất kỳ sự ảnh hưởng, lãnh đạo, hướng đạo nào không phải trải qua sự soi xét, thẩm định của các nghi ngờ, của các thiết chế ước chế quyền lực, hạn chế sai lầm và ngăn chặn sự áp đặt, độc tôn. Đó chính là sự nghi ngờ của dân chủ. Sự nghi ngờ của dân chủ không chỉ giúp phát hiện, loại bỏ cái Ác mà còn ngăn ngừa sự suy đồi của cái Thiện. Thiếu sự nghi ngờ của dân chủ chắc chắn dân chủ sẽ thoái hóa, cái Ác sẽ lên ngôi hoặc vẫn chỉ là độc tài, phi dân chủ. Cuộc sống cũng cho thấy những sai lầm, vấp ngã, hụt hẫng tệ hại nhất, đau xót nhất của con người thường bắt nguồn từ sự tin tưởng tuyệt đối – sự lạc quan vô tận – vắng bóng nghi ngờ.

Nhìn cụ thể vào lịch sử Việt Nam, chúng ta có thể thấy thảm trạng của đất nước hiện nay cũng một phần, có thể nói là lớn, do hệ quả xã hội Việt Nam chưa có hoặc có rất ít sự nghi ngờ của dân chủ. Trong thời kỳ lịch sử cận đại, đặc biệt giai đoạn 1930-1945, có rất nhiều người tài năng và đức hạnh đã nhiệt tâm ủng hộ và trao hết niềm tin, không một nghi ngờ, cho Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và các lãnh tụ của nó, chỉ vì đây là một tổ chức chính trị có sức hấp dẫn mạnh hơn so với các đảng phái, tổ chức khác cùng trên một con đường tranh đấu giành lại độc lập, tự do, công bằng cho dân tộc. Nhưng lịch sử tiếp sau đã cho thấy một tổ chức rất kỷ luật và bài bản, với nhiều con người rất đáng khâm phục, có sức thu hút và huy động quần chúng hết sức to lớn, đã tạo nên những chiến thắng lẫy lừng trước các lực lượng nước ngoài hoặc người Việt khác chính kiến, nhưng với động cơ, quan điểm chính trị phản tiến bộ – cụ thể là độc tôn, độc tài toàn trị, phi dân chủ – lại đưa dân tộc và đất nước lún sâu trở lại cú vòng lịch sử: nhân dân cứ trao hết niềm tin, dốc hết của cải, xương máu cho một lãnh tụ, một tổ chức để rồi lại tiếp tục cuộc đời nô tì cho các vua chúa, lãnh tụ độc tài nội địa.

Chắc chắn không có người Việt nào thực tâm yêu nước hiện nay lại muốn cú vòng lịch sử hổ nhục, đau đớn như thế lại diễn ra một lần nữa. Nhưng việc tránh cú vòng lịch sử đó không đơn giản bởi cuộc đấu tranh hiện nay giữa nhân dân và lực lượng cầm quyền phản dân chủ về bản chất vẫn là cuộc đấu giằng co giữa hai lực lượng Thiện-Ác. Trong khi cái Thiện thường hồn nhiên và bị động thì cái Ác lại luôn âm mưu và chủ động, nhất là khi cái Ác đã bị lộ diện. Cái Ác không chỉ luôn cảnh giác, nhạy bén trong việc phát hiện, loại bỏ những gì gây nguy hiểm cho bản chất Ác mà chúng còn luôn tìm cách biến hóa, biến hình thành Thiện. Lịch sử của ĐCSVN cũng cho thấy Đảng không chỉ thanh trừng, loại bỏ thẳng tay những nhân tố không có lợi cho sự độc quyền quyền lực của Đảng mà Đảng còn dùng đủ cách khiến dư luận ngộ nhận và đồng nhất Đảng với dân chủ, tiến bộ, cải cách, như đổi tên, tự giải tán, tự lập ra các đảng phái khác hoặc “đổi mới”. Những đảng viên công thần hàng đầu của ĐCSVN như Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Hộ, Trần Xuân Bách đều đã bị Đảng gạt bỏ không thương tiếc, không phải vì họ không còn yêu mến hay không trung thành với Đảng mà chỉ vì họ đã có những khát khao hết sức khiêm tốn, nhưng rất cơ bản cho dân chủ, như có một tờ báo tư nhân giống thời thực dân Pháp hoặc chỉ muốn có tranh biện tự do về chính trị. Những đóng góp, hy sinh hết mình cho Đảng, cho “Bác” của những người như Nguyễn Thị Năm hay Vũ Đình Huỳnh cũng không thể giúp họ tránh được lao tù hay phải thí mạng cho những mưu tính về quyền lực độc tôn của Đảng. Những Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội hay Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ là những tổ chức dân chủ trá hình của Đảng.

Vậy điều gì để đảm bảo ĐCSVN không tiếp tục biến hình dân chủ trong thời đại mà dân chủ đang trở thành khát khao của mọi dân tộc? Ai trong xã hội hiện nay có uy tín, công trạng và sự lẫm liệt đối với Đảng hơn những người vừa kể? Ai có thể đảm bảo rằng giới lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay ngây thơ, yếu kém hơn những bậc tiền bối của họ trong việc duy trì quyền lực độc đoán? Hay giới lãnh đạo hiện nay đạo đức, ít ràng buộc với quyền lực hơn những vị tiền bối tới mức có thể “động lòng” chấp nhận những cải cách dân chủ từ những người tỏ ra “trung thành” với Đảng? Và điều gì đảm bảo rằng những người bề ngoài vẫn tỏ ra “trung thành” với ĐCSVN nhưng lại có tư tưởng dân chủ thực sự ở bên trong? Tất cả đều là những câu hỏi không dễ trả lời. Nhưng chính việc không thể có một câu trả lời dứt khoát cho những câu hỏi này lại càng cho thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của sự nghi ngờ của dân chủ. Tuy nhiên các thiết chế dân chủ là những thứ không thể có được ngay. Cái có thể có ngay chính là ý thức thận trọng, nghi vấn, nghi ngờ có tính dân chủ đối với tất cả những người cầm quyền và tất cả những nhân vật có ảnh hưởng tới công luận.

Cho dù sự nghi ngờ của dân chủ có thể gây quan ngại hoặc ảnh hưởng tới sự gắn kết, đoàn kết vẫn còn mỏng manh giữa những người dám đứng lên chống lại cái Ác. Nhưng nếu một gắn kết, đoàn kết không chịu nổi hay cố lảng tránh những phê bình của dư luận thì chắc chắn nền tảng của nó có vấn đề. Có thể sự nghi ngờ của dân chủ cũng sẽ ảnh hưởng tới những trân trọng đang cần để khuyến khích thêm sự dấn thân cho xã hội. Nhưng sự trân trọng sẽ có ý nghĩa hơn nhiều khi dám đối mặt và vẫn đứng vững trước mọi thử thách. Tất nhiên, khó có một dân tộc nào đầy chiến tích lại để cho cái Ác cứ ngạo ngược giày xéo mãi. Nhưng chỉ có sự nghi ngờ của dân chủ mới có thể giúp cho dân tộc đó không bị quàng trở lại chiếc vòng nô lệ.

© 2012 pro&contra

6 Phản hồi cho “Sự nghi ngờ của dân chủ”

  1. Minh Đức says:

    Sự nghi ngờ của dân đối với chính quyền trong chế độ dân chủ đã được đảng Cộng Sản Việt Nam ra sức ngăn chặn bằng điều 88 Bộ Luật Hình Sự. Sự nghi ngờ của dân trong chế độ dân chủ đưa đến cơ chế theo dõi và giám sát chính quyền bị điều 88 xem như là tội phạm với câu:

    “” Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân”

    Ai có ý cho rằng viên chức chính quyền không ngay thẳng, gian lận, chính sách của chính quyền có chỗ sai, chính quyền nói dối, đánh lừa dân đều có thể bị gán vào tội “” Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân”.

    • NGÀN KHƠI says:

      Luôn luôn chỉ có những cá nhân chân chính, thẳng thắn, thông minh, chính trực, thành thật, tài năng, thiện chí, tâm huyết, hiểu biết, sáng suốt mới là những yếu tố xây dựng những xã hội tốt đẹp, phát triển, tiến bộ, mà đó không hề là “giai cấp” công nhân hay nông dân như kiểu tuyên truyền xuyên tạc, phản sự thật, bóp méo sự thật, cường điệu sự ngụy tín.

      NON NGÀN

  2. nguyenha says:

    Khi ta dặt câu hỏi: Vì sao,tại sao…??thì ta dã bước qua một Lãnh vực khác,dó là “Sự Tìm-tòi, khám-phá”.Dúng là Sự-kám-phá là Mong-muốn giải quyết”những nghi-ngờ”.Dây là một “tính-năng”của những nhà-khoa-học.Nhưng lại không phải “tính năng” của nhà Dân-chủ.Bởi vì cái cốt lỏi “tính năng” của Dân-chủ là Sự-lựa-chọn,là Tự-Do.Có lựa-chọn,có Tự-Do thì khi dó mới có “nghi-ngờ”.Vậy thì”Sự-nghi-ngờ” dến, sau khi dã có Tự-Do và Dân chủ. Cho nên với Tiêu dề mà tác-giả dặt ra”sự-nghi-ngờ của Dân-chủ,theo tôi,không dược
    chuẩn xác lắm.Chưa nói,có thể gây “ngộ nhận”. Lại nữa ,khi bạn PHS nói:1930-1945,nhiều người tài giỏi theo DCSVN?? Dây có phải là một “nhầm lẩn” chăng??Hầu hết những người tham gia chông Pháp dều bị DCS lừa,bởi vì lòng yêu nước.Nhà văn nữ DTH dã nói:”DCSVN bám vào củ-nghĩa yêu-nước như con
    dĩa bám vào thân xác con người”.
    Dến dây chắcBạn Phạm hồng Sơn dã rõ về những “yếu kém’ cuả Luận-diểm mà mình dã dưa ra.

    • nguyenha says:

      Xin góp ý thêm về quan diểm của Bạn PHS:” Dộc tài luôn tạo ra và nuôi dưỡng “Sự lạc quan Vô-
      tận” cho dân chúng”. Nhưng thế nào là “Sự-lạc quan”dưới chế-dộ Dộc tài??”bó cỏ” treo trước miệng Lừa,phải chăng dó là “Sự-lạc-quan-vô-tận”??Nếu dó là Sự-Thật, thì dó chẳng phải là Lạc-quan Vô-tận,mà chỉ là một sự Lừa-dối ảo-tưởng! Nói cho cùng ,trong mọi thể chế Phi-dân-Chủ(Dộc-tài) chỉ tạo ra Sự -sợ-hải,lừa-dối dối với người Dân, thay vì tạo ra sự-lạc quan,cho dù “một sự lạc-quan giả-tạo”.! Rất dễ nhĩn thấy ở trên khuôn mặt của mổi người dân Việt,nụ cười dã tắt,hay trở thành “héo-hon” k/t khi có Dảng.! Không cần biện bác dài dòng,câu nói của nhà văn Nguyễn Tuân trước khi chết: “tớ sống dến hôm nay ,là vì Tớ biết sợ”.Nổi sợ-
      hải chính là niềm hoan-llạc mà Bạn PHS muốn nói dến??

    • ĐẠI NGÀN says:

      NGHỆ THUẬT

      Nghệ thuật suy nghĩ là sự chín chắn, rành rọt, chính xác.
      Nghệ thuật ngôn ngữ là sự thẳng thắn, khách quan, khoa học, chuẩn mực, đúng đắn, không ngụy tạo, không xuyên tác, không dối gạt người, không lừa phỉnh xã hội.
      Nghệ thuật hành động là sự cẩn trọng, sự chừng mực, không thái quá, không bất cập, không mưu lợi riêng mà hại người, không vì bản thân mà hại xã hội, không vì cái tôi mà áp chế, áp đảo hay áp bức người khác.
      Con người chỉ có ba yếu tố quan trọng nhất là suy nghĩ, phát ngôn và hành động. Không suy nghĩ đúng thì không phát ngôn đúng. Không phát ngôn đúng cũng không bao giờ hành động đúng. Không hành động đúng cũng không bao giờ lợi ích cho ai hay lợi ích chung cho mọi người. Suy nghĩ giả dối luôn luôn đưa đến ngôn ngữ giả dối. Ngôn ngữ giả dối luôn luôn đưa lại hành vi giả dối. Nghệ thuật cuộc đời là nghệ thuật cái chân không thể nghệ thuật cái ngụy. Cái chân, cái thiện, cái tốt, là cái tốt đẹp nên mới có nghệ thuật. Cái ác, cái phi thiện, bất thiện, chỉ có thể là xấu, nên không thể là nghệ thuật mà chỉ là quỷ thuật, ma thuật, tà thuật. Cho nên kết luận, chỉ có cái nghệ thuật mới đi theo với con người chân chính, còn mọi cái quỷ thuật chỉ đi theo với con người không chân chính. Đây cũng chính là thước đo ngàn đời để đánh giá mọi con người trong đời sống, trong lịch sử, trong xã hội, trong lý thuyết, học thuyết, cũng như trong ngôn ngữ và mọi hành vi nói chung.

      NGÀN KHƠI
      (11/02/12)

  3. ĐẠI HẢI says:

    CÁI CỐT LÕI CỦA DÂN CHỦ VÀ ĐỘC TÀI

    Độc tài thì thời nào cũng có, ở đâu cũng có. Tuy có nhưng thật sự nó không phổ biến. Chỉ một bộ phận còn lạc hậu nào đó trong nhân loại thế thôi. Còn nói chung dân chủ thường phổ biến hơn, lâu dài hơn, vĩnh cửu hơn trong xã hội loài người. Do vậy nếu chỉ bàn về độc tài hay dân chủ về mặt hình thức, mặt hiên tượng bên ngoài thì không bao giờ cùng. Nên ở đây ta hãy bàn cái cốt lõi của cả hai thực tế đối nghịch này chủ yếu là gì. Muốn thế thì phải nói tới nguyên nhân, ý nghĩa, và mục đích của nó. Nguyên nhân của dân chủ là mọi người đều thật sự làm chủ xã hội. Bởi mọi người đều cùng làm chủ, cùng bình đẳng, nên chỉ cần sử dụng phương thức bầu cử, ứng cử phổ thông để ai có trách nhiệm, có tâm huyết, có thiện chí, có tài năng, có khuynh hướng, có ý muốn làm việc xã hội đứng ra đảm nhận các hoạt động chính quyền thế thôi. Chính quyền chỉ là công cụ cần thiết quản lý xã hội mà không là gì khác. Trong khi đó độc tài là sự độc chiếm quyền của xã hội. Thời quân chủ vua là người chiếm quyền độc quyền vì vua đã đánh thắng hết các địch thủ đối lập của mình. Quyền công cộng như vậy trở thành quyền cá nhân, cha truyền con nối. Cho nên nếu trong thời đại dân chủ, một nhóm, một tập thể, một đảng phái nào đó cũng làm theo cách của các nhà vua xưa, đó cũng chỉ là quân chủ trá hình mà không phải là dân chủ đích thực. Còn nói về mục đích của nó, mục đích của dân chủ là toàn xã hội, là mọi người, không vì mục đích cá nhân nào. Do vậy cũng không có sự chiếm riêng quyền làm gì, vì điều này trái với lẽ công bằng, nó làm bế tắt mọi tài năng cần phát huy, phát triển khác trong xã hội, như là quyền tự nhiên, chính đáng hay là quyền nhằm phục vụ công ích. Dân chủ bởi vậy cũng chính là giá trị chân lý khách quan, bởi vì nó làm cơ sở cho mọi xã hội đi lên, tiến bộ, phát triển. Mặt khác nó cũng bảo vệ cho chính nhân cách, giá trị của mọi người. Bởi người độc tài tự nó kém giá trị rồi, mà nó cũng làm cho mọi người khác mất nhân cách, nhân phẩm. Bởi không có tiếng nói chống áp bức, bất công, độc tài, như thế là mọi người đều nhu nhước, đều kém phẩm giá, đều mất nhân phẩm. Có nghĩa người đè đầu chận cổ người khác một cách vô lý là kẻ không có giá trị, nhân cách về mặt đè đầu. Ngược lại người bị đè đầu, chận cổ một cách phi lý cũng chẳng còn nhân cách, phẩm giá của kẻ bị chận cổ, đè đầu. Đấy chính cái ý nghĩa hết sức quan trọng về tính chất của độc tài hay tự do dân chủ nó là thế đấy. Cái thứ ba, mục đích của độc tài là gì ? Theo nghĩa xấu của nó thì vô cùng, như ích kỷ, tham lam, vô nhân, phi nhân cách như trên đã nói. Còn ý nghĩa tốt của nó là sự hợm hĩnh, là chủ quan, cho mình tài giỏi hơn người khác thì mình phải chuyên đoán, độc tài mới làm cho xã hội, đất nước khá lên được, mới làm cho cuộc đời thành ổn định, bền vững được, nếu không thì loạn hết. Thế nhưng dựa vào đâu để cho mình rằng giỏi, rằng tốt hơn mọi người khác trong xã hội ? Đó là tâm lý cứ cho rằng dân ngu, khinh dân, hay tâm lý ảo tưởng, ngụy tín, do niềm tin nào đó mà cho rằng niềm tin mình là chân lý, là đúng, nên mình cần phải độc tài, bởi độc tài thì mới thực hiện chân lý, thực hiện quy luật khách quan của lịch sử được. Đây là ý nghĩa phổ thông hiện nay nhất. Mà nguồn gốc sâu xa của nó là lý thuyết của Các Mác. Mác cho rằng giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, hay giai cấp vô sản nói chung là động lực, là đầu tàu của lịch sử, cho nên cần phải chuyên chính hay độc tài vô sản. Sự nông cạn, ngây thơ, mê tín của Mác do tin nhảm vào học thuyết biện chứng luận của Hegel ngày nay qua cả một thế kỷ thực tế lịch sử thế giới đã trả lời đầy đủ rồi, không cần phải nói nữa. Riêng người viết ở đây cũng đã viết quá nhiều bài viết về ý nghĩa này rồi, không cần phải nhắc lại. Chỉ nói gom một điều, sự độc tài chuyên quyền ngày nay hoặc xuất phát từ lòng ích kỷ, có quyền, tất có lợi rồi thì không muốn bỏ đi. Hoặc xuất phát từ niềm tin mù quáng do khả năng nhận thức còn hạn chế, không có cơ sở hiểu biết khách quan, khoa học rộng rãi mọi vấn đề liên quan, nên cứ tưởng niềm tin của mình mới khách quan, khoa học, hữu ích thành cũng không dễ dàng từ bỏ độc tài được. Cái nữa chính là yếu tố khinh dân, tâm lý hợm hĩnh, cho là dân ngu nên phải tuyên truyền, giáo dục xã hội theo ý chủ quan của mình, tạo nên một quần chúng tôn thờ độc tài một cách mù quáng. Từ đó thấy thiên hạ tôn vinh mình một cách ép buộc hay giả tạo, thành ra cũng có ảo tưởng mình là thánh, là thần, là công trạng kinh thiên động địa, thế làm sao không tiếp tục độc tài, bởi vì luôn luôn chỉ nghĩ mình là thánh thượng anh minh, vạn tuế, vạn vạn tuế, kiểu như trong các tuồng cải lương, phim cổ trang hoặc hát bộ trên sân khấu tuồng xưa. Thế nên cái gì không có lửa sao có khói. Nếu độc tài là phi khoa học, phản thực tế, là thật sự sai lầm, nó cũng kéo theo sự phủ nhận mọi giá trị, ý nghĩa của các nguyên nhân hay nhân vật đã khơi nguồn, đã tạo ra nó trong quá khứ. Đó chính là những người đã đưa ra học thuyết độc tài, những người đầu tiên từng thực hiện học thuyết đó và những người về sau tiếp tục sắp hàng dọc triển khai học thuyết đó. Trong lịch sử thế giới loài người, từ thời cổ đại đến thời cận hiện đại, như Khổng tử, Mạnh tử, đến Montesquieu, J. J. Rousseau, v.v… không hề ai chủ trương độc tài cả. Duy chỉ có Các Mác bởi mù quáng, mê tín vào học thuyết biện chứng luận của Hegel mà mới nên nông nổi. Cho nên Mác là đỉnh cao của trí tuệ loài người nhằm giải phóng nhân loại hay Mác chỉ là tội đồ của nhân loại nhằm vô tình hay hữu ích nô lệ con người, xã hội, nhân loại, chỉ vì cái tôi nhất thời nào đó của mình, là điều mà mọi người sáng suốt, có nhân cách, có tri thức ngày nay hoàn toàn cần phải xem lại.

    Đại Ngàn Võ Hưng Thanh
    (10/02/12)

Leave a Reply to ĐẠI NGÀN