Suy nghĩ tản mạn về ngày 30 tháng 4
Ba mươi lăm năm trước, vào ngày 30-4, cuộc chiến tranh nóng Bắc – Nam kéo dài 10 năm (1965-1975) chấm dứt. Hàng trăm ngàn người Việt Nam bỏ nước ra đi. Sĩ quan, công chức cao cấp của chế độ miền Nam đi tù, tạo nên cảnh ly tán trong gia đình và xã hội.
Đó là hậu quả của chiến tranh mà lịch sử nước nào cũng có lần phải trải qua. Nếu hôm nay, sau 35 năm hòa bình, chính quyền cộng sản đã thành công xây dựng một nước Việt Nam phồn thịnh, bên trong có nội lực bảo vệ quốc gia, bên ngoài được sự kính nể của thế giới thì có lẽ những người Việt không may (hay may mắn tùy theo quan niệm mỗi người) sống xa quê hương sẽ chấp nhận cơn đau của lịch sử, yên tâm xây dựng tương lai cho con cháu ở nước ngoài, và lòng cùng hướng về quê hương đất nước.
Không may, Việt Nam hôm nay không được như vậy. Xã hội xuống cấp trong mọi lĩnh vực từ y tế, giáo dục đến đạo đức, dân tình ly tán, uy tín trên trường quốc tế suy đồi, và sự vẹn toàn lãnh thổ đang bị đe dọa. Với biển rộng, sông dài, núi non hùng vĩ, đất đai thiên nhiên phong phú và con người không thua kém Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, Mã Lai … mà sau 35 hòa bình chúng ta không làm được như các nước đó đã làm thì hiển nhiên người cộng sản Việt Nam đã thất bại trong công cuộc xây dựng đất nước phú cường như mục tiêu “độc lập, tự do, hạnh phúc” họ nêu ra từ những ngày đầu của cuộc đấu tranh giành độc lập.
Về phía người quốc gia không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản rời bỏ quê hương thì sau 35 năm sống trong môi trường tự do dân chủ, thành công cá nhân thì có nhưng thành công tập thể thì không. Hơn 3 triệu người Việt sống ở hải ngoại chưa xây đựng được sức mạnh cộng đồng có khả năng ảnh hưởng đến thái độ và chính sách của người cầm quyền trong nước.
Như vậy sự bế tắc của đất nước Việt Nam hôm nay không phải chỉ do người cộng sản bất tài hay người quốc gia bất trí mà có thể còn do những lý do khác sâu xa hơn.
Người ta thường nói đến hậu quả của cuộc chiến tranh 9 năm giành độc lập (1945-1954) và tiếp theo là cuộc chiến tranh Bắc – Nam quá dài và quá đẫm máu như một trong những lý do chính. Nhưng chiến tranh Triều Tiên 1950 -1953 cũng khốc liệt và sự tàn phá trong trận Thế giới Chiến tranh II cũng đã để lại một nước Nhật hoang tàn. Thế nhưng sau vài chục năm Nam Hàn và Nhật Bản đã có thể hồi sinh.
Vì vậy cần tìm nguyên nhân của vấn nạn Việt Nam hôm nay trong chính con người Việt Nam chứ không nên đi tìm đâu xa xôi trong “chủ nghĩa”, trong “chiến tranh lạnh” hay trong thế kẹt “nước lớn, nước nhỏ”.
Về con người chúng ta có nhiều khuyết điểm hơn là ưu điểm.
Khuyết điểm này do dòng giống hay là hậu quả của một nền giáo dục thiếu căn bản quá lâu qua nhiều thế kỷ ? Câu trả lời xin dành cho các nhà nghiên cứu.
Một điều chúng ta có thể khẳng định rằng, dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh, cần cù, chịu thương chịu khó. Rất tiếc hình như nhiều người Việt Nam chỉ biết đầu tư sự thông minh và tính cần cù cho cá nhân chứ không đầu tư cho tương lai của đất nước.
Do đó chúng ta thiếu người lãnh đạo có tầm vóc. Chúng ta có tinh thần vọng ngoại và ít tin tưởng vào chính mình. Chúng ta chạy theo những cái đang lên và coi thường những thế lực đang xuống. Nói đơn giản chúng ta không có cái nhìn xa, và do đó chúng ta không có chính sách.
Vào đầu thế kỷ 20, trước sự du nhập của văn hóa phương Tây và sự lu mờ của nước Trung Hoa phương Bắc người trí thức Việt Nam chúng ta chỉ biết cóp nhặt văn hóa châu Âu vô điều kiện và chúng ta coi thường người Tàu đang lép vế trước sức mạnh cơ khí Tây phương. Chúng ta quên phức sự thật là văn hóa Trung quốc đã yên vị lâu đời trong đầu mỗi người Việt. Và chỉ chờ thời điểm (như hôm nay) là họ nắm cổ toàn bộ vận mạng của nước Việt Nam.
Lãnh đạo quân sự và chính trị của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam có nhiều khuyết điểm đưa đến thất bại, nhưng chưa chắc quyết định chiến lược can thiệp của người Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam là một quyết định sai lầm. Nhưng phía miền Nam chúng ta – vì thiếu người tài, vì thiếu chí – đã không lợi dụng cơ hội để xây dựng một miền Nam tự túc về kinh tế và đặt một nền móng cho sự canh tân đất nước. Cho nên khi người Mỹ nhận ra rằng miền Nam không phải là một đồng minh có bản lãnh họ đi tìm một sách lược khác và bỏ rơi chúng ta một cách tàn nhẫn.
Miền Bắc Việt Nam cũng không khá gì hơn. Hà Nội chạy theo một lý thuyết kinh tế lỗi thời làm thui chột kinh tế miền Bắc, và trước áp lực của Liên bang Xô viết dồn mọi tiềm năng nhân lực cho cuộc chiến bành trướng chủ nghĩa mà họ nhất định phải thắng “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn!”
Miền Bắc toàn thắng. Việt Nam thống nhất trong điêu tàn. Và khi người đồng minh Liên bang Xô viết sụp đổ không đủ sức viện trợ kinh tế như Hà Nội chờ đợi Việt Nam chỉ còn một con đường là lệ thuộc vào Trung quốc.
Và loay hoay, sau 35 năm hòa bình, Việt Nam lại rơi một hoàn cảnh của những ngày đầu của cuộc chiến tranh lạnh: lần này kẹt giữa Hoa Kỳ và Trung quốc.
\Bài học gì người Việt Nam cần rút ra hôm nay, đứng trước thế kỷ 21 mới bắt đầu được một thập niên và hứa hẹn nhiều biến chuyển quan trọng có thể quyết định sự mất hay còn của Việt Nam trên bản đồ thế giới?
Biến chuyển lớn nhất của thế kỷ 21 là quyết tâm trở thành siêu cường của Trung quốc và cuộc đụng độ khó tránh khỏi giữa Hoa Kỳ với Trung quốc. Biến chuyển này sẽ chi phối mọi sinh hoạt chính trị và kinh tế trên toàn thế giới trong thế kỷ này.
Việt Nam nằm ngay trên chiến trường nhỏ là chiến trường Đông Nam Á và nếu không khôn khéo rút bài học cũ chúng ta lại sẽ biến thành một thứ tiền đồn.
Quan sát tình hình Á châu và Đông Nam Á ai cũng đồng ý rằng Việt Nam đang bị Trung quốc đe dọa bởi một chương trình xâm thực có bài bản và Việt Nam đang rơi vào đôi cánh tay thủ đoạn của Trung quốc.
Chính sách nào để Việt Nam tồn tại như một quốc gia độc lập? Trong thế kỷ trước mắt Việt Nam không có con đường nào khác hơn là liên kết với các quốc gia trong vùng chủ yếu là Ấn Độ, Nhật Bản và khối Asean, nhưng quan trọng hơn hết là một chính sách ngọai giao khéo léo đối với Trung quốc và Hoa Kỳ. Cả hai khối thế lực này đều cần Việt Nam để chuẩn bị cho cuộc so kiếm thư hùng của thế kỷ.
Nhưng muốn có một chính sách, Việt Nam cần hai điều kiện. Thứ nhất là khả năng tự lực trong khung cảnh mới của thế giới. Tự lực đây không phải là chỉ có đầy đủ cái ăn và cái mặc mà phải có tiềm năng kỹ nghệ và sản xuất.
Thứ hai là một lớp người lãnh đạo có “tâm” và có “chí” qua sự đào tạo những con người Việt Nam. Cần sửa đổi hệ thống giáo dục, trước hết từ cấp Sơ học cho đến cấp Trung Học hướng về những khái niệm yêu người, yêu đất nước, biết quý trọng những giá trị Việt Nam, những ý niệm sơ đẳng phổ cập về dân chủ, đạo đức và tự do tín ngưỡng, quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc. Và nền giáo dục này cần được làm gương bởi lãnh đạo các cấp. Cấp đại học cần hướng về giáo dục thực tế, liên kết chặt chẽ sinh hoạt đại học với các cơ sở sản xuất lớn để khuyến khích sáng kiến khoa học kỹ thuật và khả năng phát minh. Chính sách của Việt Nam là sẵn sàng làm Thợ để sẽ làm Thầy, và sự chuyển nhượng khoa học kỹ thuật qua các cơ sở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam phải là một chính sách quốc gia.
Sau 35 năm hòa bình, Việt Nam chưa hoàn hồn vì cơn bão của thế kỷ 20, thì nay lại đang đứng trước sự đe dọa của một cơn bão khác hứa hẹn có sức tàn phá hơn.
Nhưng không phải chúng ta không có con đường thoát hiểm. Nếu chúng ta biết học bài học tự cường của nước Nhật, biết học bài học đùm bọc yêu thương nhau trong tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” của nước Đức, và trên hết – người cầm quyền - biết huy động nội lực dân tộc qua một chương trình chấn hưng văn hóa có nội dung tôn trọng dân chủ và nhân quyền .
© Trần Bình Nam
April 21, 2010
Bài ‘NHỮNG SUY NGHĨ TẢN MẠN VỀ NGÀY 30/4′ của ông Trần Bình Nam viết rất hay và mang tính đầy tâm huyết. Theo tôi nhược điểm nếu có của người VN là như thế này : Không yêu mình, không yêu người, không yêu xã hội thật sự. Bởi yêu mình thì phải có tinh thần tự do độc lập, phải biết vươn lên, tìm đến các ý nghĩa tinh thần, không chỉ suốt đời cứ khu khư trong duy nhất trong ý nghĩa, mục đích và các quyền lợi vật chất. Không biết yêu người nên thành hay có tính ích kỷ, đố kỵ, chê bai, dè bỉu, ghen ghét người khác, có ý thức kèn cựa, cạnh tranh không chính đáng đối với người. Không có tinh thần xã hội nên thật sự thích a dua, thậm chí nịnh bợ để nhằm hưởng lợi, không có lập trường, quan điểm riêng, không vì lợi ích chung, mà hay nghĩ lợi ích riêng, không dám hi sinh, không chịu tự nguyện hi sinh có ý thức cho lợi ích xã hội, mà thường chỉ bị động, bị miễn cưỡng hi sinh do người khác quyết định. Nói chung sự yếu kém về tính thẳng thắn, tính cương trực nơi cá nhân cũng là một yếu tố làm phương hại nhiều đến xã hội mà rất ít người nhận biết. Thích được nịnh bợ và hay ưa làm chuyện nịnh bợ, cũng chính là một tệ trạng xã hội lâu dài, sâu xa, ảnh hưởng, tác động đến tất cả nhiều phương diện mà không hề đơn giản. Nếu điều này có thì quả thật một trong những nguyên nhân gây nên các tệ hại xã hội VN cũng chính là chỗ này.
Từ các tính chất đó nếu có, người VN thường hay trùm chăn, thụ động, ngủ dòm, cho nên đôi khi thường hay khôn lõi, giả dối hay giả tạo đối với người khác và xã hội.
Cũng từ đó mà hay có tính hư trương, mặt cá nhân cũng như mặt xã hội. Mà hư trương là không thực chất, là thiếu anh hùng, là không chân chính, không thực lực.
Vậy thì yếu tố con người, yếu tố ý thức con người, yếu tố tâm lý là chính, là quyết định mà chưa hẳn đã là hoàn cảnh hay ngoại cảnh.
Các suy nghĩ của ông Trần Bình Nam là hết sức cẩn thiết, chuẩn xác và rất có giá trị. Đó là giá trị xây dựng, cứu vãn, cải thiện, đổi mới, làm tốt hơn, tức giá trị tích cực mà không phải ý nghĩa tiêu cực kiểu vạch áo cho người xem lưng mà có người có thể nhận thức hay phê phán.
Thấy cái yếu, cái khuyết của mình, dù công khai, dù mặc nhận, đều là tốt, đều là tích cực.
Ngược lại với điều đóm là hoàn toàn tệ hại, hoàn toàn tiêu cực.
Bởi vậy có thể nói ý thức xã hội sau bao nhiêu năm xây dựng ở VN, về kết quả hay thực chất là còn quá kém hay không có thực. Trong xã hội gọi là duy cá nhân cũ, tinh thần xã hội luôn có, luôn mạnh mẽ, tiềm ẩn nhưng mãnh liệt, thực chất, hiệu quả. Trái lại trong thực tế gọi là tinh thần xã hội, thực chất người ta lại quay về chủ nghĩa cá nhân, tinh thần cá nhân hơi nhiều, hay có thể nói hầu như đa số. Vậy thì, giá trị của mọi sự ở đời là thực chất, là khách quan, mà không phải thiếu thực chất, chủ quan, hoặc thậm chí làm cho biến chất.
Bởi cá nhân làm nên tập thể, con người cá thể làm nên xã hội mà không hề có quy trình hay nguyên lý ngược lại.
Chất lượng thúng cam là chất lượng từng quả cam hoặc phần lớn quả cam hợp lại. Chân lý này hoàn toàn đơn giản, dĩ nhiên, dễ thấy.
Cho nên muốn xây dựng một xã hội, một đất nước mạnh không thể tạo thành toàn những con người yếu, yếu về thực chất, yếu về ý thức, yếu về tinh thần. Thực chất đây là bản lĩnh, tinh thần ý thức độc lập tự do không lệ thuộc, tinh thần quả cảm biết đấu tranh tự nguyện, tự giác cho cái tốt, cho công lý, cho điều đúng, cho chân lý sự thật, cho điều hay lẽ phải. Nếu không có các đặc điểm đó, nói cho cùng lại cũng chỉ là những cá nhân èo uột, những con người yếu.
Nhưng những con người yếu là do đâu, do chính mình tạo thành cho mình, do người khác tạo thành cho mình, do xã hội tạo thành cho mình. Đó chính là một vòng luẩn quẩn. Cá nhân tạo thành xã hội và xã hội lại tác động ngược, khuôn nắn lại cá nhân. Trong cái vòng luẩn quẩn đó làm sao có lối ra ? Đó là ý thức quyết tâm hay tự giác của mỗi người. Cái gì trở nên số nhiều, số đông thì trở thanhf hiệu quả hoặc kết quả. Điều này cũng giống như sự lên men hay sự kết tinh đường qua quá trình quay li tâm. Đó chính là bước đột phá tiên quyết nhất.
Tất nhiên đầu tiên phải từ nhận thức rồi người ta mới đi đến được hành động. Sự nhận thức, trình độ dân trí, tức trình độ của số đông là điều tiên quyết nhất. Và khởi điểm của tất cả những điều đó trước hết phải là những người có ý thức, những người có trí thức. Họ giống như các yếu tố lên men đầu tiên, yếu tố kết tinh những hạt đường đầu tiên.
Muốn phá vòng luẩn quẩn phải có sự đột phá, bước đột phá, nơi đột phá. Nơi đó chính là sự tự ý thức và sự nhận thức. Thiện chí chung của số đông, của xã hội chính là số gộp lại, số kết thành từ thiện chí của mỗi cá thể, của số đông.
Trước tiên mọi người đều là sản phẩm của hoàn cảnh, nhưng muốn thoát ly được hoàn cảnh phải là ý thức con người.
Không thể cứ ngồi chờ sung rụng hoặc chờ ăn trái sung của người khác hái được hay lượm được. Đó là tính cách quyết định quan trọng nhất của mỗi con người. Mỗi người có cách mạng được bản thân trước thì cách mạng xã hội mới có thể đến sau. Nguyên lý này không loại trừ bất kỳ ai hoặc ở địa vị, tính chất gì.
Đây là ý nghĩa thực tiển mà không phải ý nghĩa lý thuyết. Lý thuyết chỉ soi sáng, chỉ đường thực tiển mà không bao giờ thay thế được thực tiển.
Mọi ưu tư của ông Trần Bình Nam như trên, không biết việc chia sẻ như vậy có đúng đắn và chân xác không ?
VHT
Tôi quên không biết ai đã nói câu nầy :”Ba người Nhật đi chung chỉ có 1 ông thầy ,còn người VN thì cả ba đều là thầy “nên dân tộc làm sao có sự đoàn kết được.Thời sau 75 gặp phải cái nạn “đỉnh cao trí tuệ ” và “VN ta là xứ ngàn lần dân chủ hơn bọn tư bản ” do vậy mà Xuống Hố Cả Nước là phải.Hết nô lệ Tây đến Mỹ – Nga -Tàu lại thêm cái nạn độc đảng hoành hành ,đất nước sẽ đi về đâu điều mà những người còn ưu tư đến vận nước đã thấy rõ nhưng cũng đành bó tay.
Mot nguoi Nhat da noi rang
Nguoi Nhat chung toi la dat set . Con nguoi VN la nhung hat kim cuong .
Mot so sanh qua tuyet voi va khiem nhuong . Dung vay , nguoi Nhat la dat set , ho ket hop voi nhau duoc ….cho nen muon lam cai gi muon thanh cai gi ho deu lam duoc .
Con nhung hat kim cuong chi de lam dung cu hoac lam do trang suc …
Nuoc Nhat co nhung Thien-Hoang lo va nghi toi dan ….Con VN sau thoi Ly cong Uan, Tran -Hung-Dao , Quang-Trung …..thi khong con nhung vi lanh tu lo cho dan va yeu nuoc nua ….Co le do la so phan cua VN….
Dù đấtsét, dù kimcương, đều cátbụi,
Và cuốicùng cũng hũyhoại cả mà thui!
Việt hay Nhật,..thì cũng đều từ loài khỉ…
Để rùi mai vào kwákhứ, bị chôn vùi !!!
Toi nhan thay ong Nguyen Canh Thong co loi le gop y chia re hon la doan ket va ong co ve co su hiem khich ca nhan ma thieu tich cuc trong loi ich chung cua dan toc va to quoc.
Trong boi canh hien tai voi nanh vuot xam lang cua Trung Cong va su de hen cua dam CSVN chung ta can su doan ket chat che trong va ngoai nuoc . Chung ta phai doi pho voi bon tay sai thai thu CSVN va chung ta phai duong dau voi ke thu truyen kiep Trung Quoc nen chung ta can doan ket tat ca nhung chien si dan chu, nhung lao thanh cach mang, nhung cuu chien binh, thuong binh, nhung hang ngu quan doi, ke ca Cong An cung dung ve chuyen tuyen cua chien si dan chu va tat ca dong bao trong va ngoai nuoc de xoa bo che do doc tai CSVN va duong dau truc dien voi ke thu truyen kiep Trung Quoc bao ve lanh tho bao ve to quoc.
Son ha nguy bien, to quoc lam nguy da den luc chung ta khong the dung do de chi trich hay nguyen rua bong toi. Chung ta hay thuc te doan ket de mang anh sang vinh quang ve cho dan toc to quoc.
Tôi là đại uý lính dù nhưng tôi chẳng hận cộng sản vì suy cho cùng họ cũng chỉ vì muốn đánh đuổi ngoại bang thống nhất đất nước mà thôi. Tôi đi lính là do đang học đại học van khoa bị bắt lính và từ đó vào đời quân ngũ. Tôi hận là hận bọn Thiệu Kỳ, chúng là tổng thống và phó tổng thống.Lúc Việt cộng tấn công Ban mê thuột, chúng nói sẵn sàng tử thủ đến cùng nhưng đã lấy máy bay trốn sang Đài loan và Philipine cùng vợ con không quyên lấy vàng trong ngân khố quốc gia mang đi. Nay Cao Kỳ lại về Sài gòn và Hà nội mua nhà tậu sân Golf ở Ba-na Hải dương, còn Phạm Duy giờ ung dung mua nhà Hà nội và đi ăn khoai nướng cá rô nướng ở Hà tây và Sa-pa. Đấy các bạn xem, một chính phủ như vậy hỏi sao Việt nam cộng hoà không bị bức tử mà chết. Mỹ thua là đúng vì đem tiền viện trợ cho lũ tham nhũng này thì thua là phải và chúng cũng đểu cáng không kém, chúng thấy bí bỏ chạy đầu tiên, bỏ lại sau lưng hàng triệu người lính Việt nam Cộng hoà. Chỉ có chúng ta là khổ, chiến đấu đên scùng và chịu 8 năm tù ở Sơn tây. Nay sang Mỹ già yếu rồi, chúng ta được cái gì nào? vẫn khổ hoàn khổ.
Cho nên những ai còn tha thiết với cái chế độ VN cộng hoà thì tôi cho là không thức thời và chào cờ, hát nuối tiếc nó thật như kèn đám ma vậy là tự hoại mình thôi. Tôi chẳng cần nghe chính trị chính em gì, ngồi nhà vui cùng con cháu, niệm Phật cho đến lúc chết. Đó là hơn hết, than khóc sân hận làm gì cho mệt. Chán cảnh này thì phải rũ bỏ thôi.
Phạm Đức Trọng
Lý thuyết Chủ Nghĩa Cọng Sản có nhiều khuyết điểm đã được mổ xẻ, và thực tế đã thất bại ngay tại nôi sinh ra nó là Liên Bang Xô Viết. Cái bất hạnh cho Việt Nam là ông Hồ Chí Minh và học trò của ông ta đã du nhập vào Việt Nam đã làm đảo lộn xã hội. Mục đính của người cọng sản Việt Nam là nắm quyền, họ có thể hy sinh thân mạng để nắm được quyền, vì họ quan niệm được thì được tất cả mà mất thì chả mất gì ngoài cái thân trơ trụi, họ chỉ giỏi phá hoại mà không biết làm gì để xây dựng sau khi có được quyền trng tay vì thiếu kiến thức, họ coi trí thực không bằng cục phân bón cho cây. Thực trạng xã hội Việt Nam ngày nay là kết quả của lối giáo dục không có tình người mà chỉ có đấu tranh giai cấp trong xã hội cọng sản, ngày nay những người trẻ được đào tạo trong xã hội đó trở thành những người nắm quyền và là công dân chủ yếu của xã hội, cái bất hạnh của đất nước Việt là họ trở thành người chiến thắng cai trị toàn cỏi đất nước!. Điều quan trọng hiện nay là giới cầm quyền hiện tại phải nhìn thấy cái sai của mình và thực tâm biết sửa sai, họ phải biết lắng nghe lời góp ý của giới trí thức để điều hành đất nước và xây dựng lại xẵ hội, tuy chậm vẫn còn tốt hơn để mất trắng vào tay Tàu thì không còn dân, còn nước thì lấy ai để họ sai bảo thủ lợi?
sau chuoi doi lam canh sat , hang dem toi van lui thui ru ngu dan toc toi , mong som thuan hoa phu vu chu Tau . moi ho rang rung ,rang rung gay rung rang .
mai kia lia doi ,toi se thanh liet si trung hoa . dung chi tay ve phuong Nam .
Gop y voi ong Nguyen canh Thong
Ong keu go.i nguoi Hai ngoai ho+.p tac voi nha^n dan trong nuoc de^? la^t do^? che do CS nhung ong lai chu+i? cha nguoi Hai ngoai la bon na`y muo^’n vuc da^.y cai thay ma VNCH, toi xin nhan xet loi keu goi cua ong co the^? noi la ngu xua^n?, hon 90% nguoi Hai ngoai la nguoi goc mie^`n Nam, hang nam so tie^`n gui ve nuoc tong cong 8 ty? Dollars do nguoi Hai ngoai goc VNCH, chinh nha cam quyen CS cung da phai co^ng nhan tien gui ve cua Viet Kieu la mot nguon loi lo+’n nhat hon bat cu mot nguon loi nao khac
Co the noi 3 trieu nguoi Hai ngoai da gop phan vao viec nuoi so^’ng 80 trieu nguoi trong nuoc
Ong chui cha nguoi Hai ngoai nhung chinh ong da song nho+` truc tiep hoac gian tiep cua nguoi Hai ngoai
Theo toi biet bon Viet Gian CS du+a co` mo^`i gia? vo+` lam do^.c gia? gop y de^? chia re nguoi trong nuoc va ngoai nuoc, ong da de^? lo^. cai ma(.t na. ( mask, masque) roi ong Cong an CS oi !
DN
GÓP Ý với Ông Nguyễn Cảnh Thông (Hà Nội).
-Nhìn chung , những khẫu hiệu “Hoà hợp Hoà giãi” giuã nhưng nguời cọng sãn yêu nuớc, trong sáng , văn minh , có phẫm chất như Bùi Tín, Lê Hoàng Hà , Nguyễn Thanh Giang,
Nguyên Thựơng Long, Vi Đức Hồi , cùng thế hệ trẻ có học trong nuớc …và tầng lớp trí thức nay cã sĩ quan Miền Nam đến nay coi như thành công và cùng đi đến một kết luận là họ đang cùng lật đổ chế độ cọng sãn .
Một trong những lý do khẵng định thêm chính nghiã sáng ngời cuả ho là nghị quyết 1481 ( Cọng Sãn ( kể cã CSVN) là tội ác chống nhân loại)cuả Hội đồng Âu Châu đầu năm 2006.
-Việc giãi quyết chế độ CSVN thoi thóp kéo dài bỡi đám tàn dư cọng sãn hiện nay không thể không có bàn tay cuả Hoa kỳ gắn liền với danh nghiã hợp pháp VNCH , với bộ mặt mới cuả thế hệ mới . Vì đó, CSVN đặt “diễn tiến hoà bình ” ( của Hoa kỳ ,mầm móng tạo dân chủ gây mất đãng )lên hàng đầu cao hơn việc mất đất mất đão mất nuớc cho Trung quốc .
Từ các nhận định sơ khởi trên cuả một nguyên sĩ quan VNCH này, Bùi Tín vẫn mãi là một trong những nhân tố cần thiết và quan trọng trong giãi phóng Đất nuớc và nhân dân khỏi bàn tay tôị ác cuả CSVN.
Tự do và Dân chủ ở nước ta vẫn còn xa vời lắm! Vì sao nói vậy? Vì người dân bị áp bức, bị bóc lột, bị tước quyền đó nhưng họ vẫn thản nhiên như không, nhiều người còn coi đó như là thứ hàng sa xỉ phẩm, còn gọi những người dám hiến thân sự nghiệp chịu tù đầy đấu tranh cho Dân chủ tự do Việt nam là kẻ dại khờ. Chính những người Việt nam ở hải ngoại hay người Việt nam ở trong nước khi có điều kiện ra nước ngoài sinh sống hay học tập thì mới biết giá trị vô cùng quý báu của nó và lại là người thương bà con Việt nam ở trong nước mà dấn thân đấu tranh để đem lại quyền lợi chính đáng và thiền liêng đó cho tất cả mọi người.
Trong khi đó, Đảng CSVN càng ngày càng bộc lộ bản chất độc đoán chuyên quyền và tham nhũng, suy đồi đạo đức đến cực độ đáng nhẽ đây là lúc có đầy đủ cơ hội để những nhà đấu tranh cho Dân chủ Việt nam thể hiện hơn sự chính nghĩa của họ. Muốn cho cuộc đấu tranh này thành phong trào thì điều đầu tiên là phải vận động giáo dục quần chúng, phân hóa người cộng sản đưa những người Cộng sản yêu nước tiến bộ về phía mình nhất là hàng ngũ sỹ quan quân đội và công an, đặc biệt là những nhà trí thức Việt nam và sinh viên. Nhưng đáng tiếc là vừa qua một số người ở ngước ngoài tự cho mình là người đấu tranh cho dân chủ nhưng lại gây mất đoàn kết, không biết phân biệt ai tốt ai xấu, đả kích bêu riếu vô lý, dựng chuyện làm cho rất nhiều bà con trong nước và nhiều nhà đấu tranh cho Dân chủ Việt nam bất bình. Đã vậy họ có dấu hiệu muốn vực dậy thây ma Việt nam cộng hòa mà khi xưa cũng tham nhũng, chuyên quyền suy đồi đạo đức chẳng khác gì cộng sản hôm nay đã bị chính nhân dân Việt nam biểu tình phản đối nên kết cục là quan tướng từ trên xuống dưới phải bỏ chạy thục mạng trong khi vũ khí vẫn đầy trên tay. Những người như ông Bùi Tín và một số người sân hận đã làm cho phong trào đấu tranh cho Dân chủ Việt nam bị phân hóa sâu sắc đây chính là điều mà phong trào đấu tranh cho Dân chủ Việt nam ở hải ngoại cần phải họp lại lý giải và giải quyết nhanh chóng. Chúng ta hoan hô mọi thành phần người Việt nam tham gia trong một nhà nước Việt nam dân chủ và tự do mới nhưng không thể để cho Cộng sản độc đoán chuyên quyền và phe Việt nam cộng hòa đã hết thời xưa lợi dụng ảnh hưởng của phong trào đấu tranh cho dân chủ Việt nam vào mục đích của họ là vực lại thây ma Việt nam cộng hòa và con bệnh trầm kha chủ nghĩa cộng sản đang trên đà rãy chết này. Đây là điều mà người đấu tranh cho Dân chủ Việt nam ở trong và ngoài nước phải hóa giải được nếu không cuộc đấu tranh này còn dài lâu, vạn lý trường chinh còn ngàn dặm xa xôi. Điều này đòi hỏi người lãnh đạo của phong trào này phải sáng suốt, tỉnh táo và đoàn kết chặt chẽ hơn. Có lẽ phải vạch mặt chỉ tên để nhân dân biết mà cảnh giác những kẻ đã phá hoại phong trào đó như Bùi Tín, Lu Hà và những kẻ lấy tên bậy như HoDanDUC v.v… để nhân dân cảnh giác chúng. Ông Bùi Tín là con dao hai lưỡi lợi ít hại nhiều cho phong trào này vì ông bị những người Việt nam Cộng hòa sân hận mua chuộc đưa ông vào tổ chức này nên cần phải vạch rõ sự thật này. Một mặt vận động giáo dục cổ vũ nhân dân biết giá trị của Tự do Dân chủ, vạch rõ sự tham nhũng và xấu xa của nhà nước Cộng sản hôm nay để toàn dân đi theo người Đấu tranh cho Dân chủ Việt nam, triệt để xử dụng sự đồng tình ủng hộ của phong trào dân chủ quốc tế để tạo ra mặt trận mới cho một cuộc tổng phản công mới. Đó là những điều kiện quan trọng cho sự thắng lợi của phong trào dân chủ Việt nam mới hôm nay.
Hà nội ngày 25 tháng 4 năm 2010.
Trân trọng:
Nguyễn Cảnh Thông.