WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sở hữu vô chủ

Nhiều đất nông nghiệp bị biến thành sân Golf. Ảnh: sân golf Vũng Tầu

 

Nghị trường. Ngày 31-5-2003. QH thảo luận về Luật Đất đai (sửa đổi).

Đại biểu QH Nguyễn Ngọc Đào đặt ra hàng loạt câu hỏi: “Với khái niệm đất đai là sở hữu toàn dân và Nhà nước là chủ sở hữu thì Nhà nước là ai? Chủ sở hữu là ai?”. Theo ông Đào, chế độ sở hữu này đã dẫn đến tình trạng “Có rất nhiều Nhà nước trong một Nhà nước” khi xã, huyện, tỉnh, cấp nào cũng là nhà nước, cũng được giao đất, cho thuê đất dẫn đến tình trạng dân không biết Nhà nước nào giao đất cho mình”. Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc thì cho rằng “Quyền sở hữu toàn dân là một thứ hư quyền, là chẳng phải của ai cả. Trong khi đó, về lý thuyết, người dân chỉ có quyền sử dụng đất. Đó là một thứ quyền rất mỏng manh”. Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc đề cập thẳng thắn tới việc: Không thể lẩn tránh vấn đề cơ bản trong luật đất đai là Quyền sở hữu.

Điều đáng lưu ý là ông Nguyễn Đình Lộc từng đảm nhiệm vị trí Trưởng Ban biên tập Hiến pháp 1992.

Nhưng tất cả những phát biểu đó là vô nghĩa khi về nguyên tắc, chế độ sở hữu đất đai trong luật không thể trái với Hiến pháp, đạo luật được coi là luật gốc, là luật mẹ của các luật.

Đa sở hữu đối với ruộng đất thực ra đã được đặt ra ngay trong bản dự thảo Hiến pháp 1980. Ông Vũ Mão, một cựu quan chức của Quốc hội khi trả lời câu hỏi “Vì sao” có sự thay đổi chế độ sở hữu đất đai kể từ bản Hiến pháp 1980 đã thừa nhận: “Khi đó xu hướng, nhận thức chúng ta về xây dựng CNXH có “hơi quá” so với thực tiễn cuộc sống”. Tới đầu những năm 90, khi Hiến pháp 1980 được sửa đổi, quan điểm này tiếp tục được đưa ra. Thậm chí ngay cả khi bản Hiến pháp 1992 không thừa nhận quyền tư hữu, thì Luật đất đai 1993, đã đẻ ra một thuật ngữ lạ “Quyền sử dụng đất”. Trao đổi với nhà báo Huy Đức, Trưởng ban Biên tập Hiến pháp 1992, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc lý giải: ”Không ai có đủ dũng cảm đứng lên đòi bỏ sở hữu toàn dân, vì đó là một vấn đề nhạy cảm, đụng đến chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, Luật Đất đai 1993 đã rất tiến bộ so với “Luật mẹ” khi “lách hiến pháp” bằng cách giao 5 quyền đối với đất đai, trong đó có quyền chuyển nhượng Quyền sử dụng đất.

Cả ông Vũ Mão và ông Nguyễn Đình Lộc đều không giải thích rõ nhận thức “hơi quá” thực chất là gì. Tuy nhiên, nhận thức “hơi quá” đó đã dẫn đến một hình thức “sở hữu toàn dân” trong Luật mẹ, “sở hữu nhà nước” trong Luật đất đai, và “Sở hữu vô chủ” trong thực tế; đã biến Luật đất đai, một bộ luật quan trọng liên quan đến gần 90 triệu dân, dù đã 4 lần sửa đổi, bổ sung (riêng Luật đất đai 2003 có trên 400 văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện) [thành bộ luật] chứa đầy bất cập, xa lạ với thực tế. Một nguyên nhân không nhỏ của những bất cập là vì những nhập nhằng trong chế độ sở hữu. Những bất cập mà nó đẻ ra đã được đại biểu QH Nguyễn Đình Lộc nói tại Quốc hội năm 2003: Nhà nước không quản lý được giá đất khiến giá đất lên cơn sốt nhiều lần. Còn đại biểu Nguyễn Thị Nga thì cho rằng: Nhà nước không bán đất nên đất không có giá. Nhà nước giao 7 quyền cho tổ chức, cá nhân sử dụng nhưng cần phải khẳng định rằng những quyền này không phải đối với đất mà là đối với quyền sử dụng đất.

Năm 2010, khi tổng kết thi hành luật đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên phát biểu, dù rào đón rằng đó chỉ là quan điểm cá nhân: “Tốt nhất là cho sở hữu tư nhân đất ở vì thực chất đã sở hữu tư nhân rồi mà ta cứ nói là sở hữu toàn dân, thành ra bao nhiêu chính sách ra không rõ!”.

Nhưng không thể sửa luật nếu như chế độ sở hữu đất đai trong “Luật mẹ” chưa thay đổi.
Ngày 26-3-1970, sau khi được thông qua tại lưỡng viện, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh ban hành luật “Người cày có ruộng”. Theo tinh thần của Luật: Ruộng đất không trực canh đương nhiên bị truất hữu (nhưng được bồi thường với gia trị quy định là 2,5 lần giá năng suất thóc từ mảnh ruộng đó) và được cấp phát miễn phí cho tá điền. Đến năm 1974, theo số liệu của Tổng nha Điền Địa, toàn miền Nam đã cấp phát gần 1,3 triệu ha cho khoảng 75 vạn nông hộ, với khoảng 5 triệu nông dân. Nông dân còn đồng thời còn nhận kèm giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất. Thành công nhất của dự Luật là chấm dứt chế độ tá canh ở miền Nam khi tá điền trở thành điền chủ. Bản thân các đại địa chủ, cũng được bồi thường, chứ không bị thu trắng, với số tiền lên tới 171 tỷ đồng. Luật “Người cày có ruộng” bấy giờ được dư luận hết lời ca ngợi. Thậm chí còn được The New York Times đánh giá là cuộc cách mạng ruộng đất mang nhiều tham vọng và tiến bộ nhất thế kỷ 20.

Tuy nhiên, tờ Chính Luận Sài Gòn số ra ngày 23-2-1971 dẫn lời dân biểu Trần Văn Quá, Chủ tịch Ủy ban Canh nông của Thượng viện tiết lộ: “Hầu hết số ruộng này đã được Việt Cộng cấp không cho nông dân từ mấy năm trước, nay luật “Người Cày Có Ruộng” xem như hợp thức hoá tình trạng đó”.

“Người cày có ruộng” thực chất chính là khẩu hiệu của Đảng khi tiến hành cuộc cách mạng vô sản. Sau cải cách ruộng đất 1954-1956, khẩu hiệu này đã được hiện thực hóa khi 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn con trâu bò và 1,8 triệu nông cụ đã được chia cho gần 2 triệu nông dân.

Nhưng ruộng đất lại trở thành của “toàn dân” chỉ rất nhanh sau đó.

Sau “vụ án Cống Rộc”, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã vạch ra những bất cập xung quanh việc giao đất có thời hạn, đại ý: 20 năm, 50 năm, hay 70 năm thì cuối cùng cũng vẫn dẫn tới việc hết thời hạn. Và vì thế, nếu không có sự thay đổi cơ bản về chế độ sở hữu, những “vụ án Cống Rộc” chắc chắn vẫn sẽ xảy ra.

Cương lĩnh của Đảng năm 2011 đã không còn cụm từ “chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” – như trongCương lĩnh 1991 – đây có thể là một tín hiệu “đèn xanh” để chế độ sở hữu về ruộng đất có thể thay đổi trong đợt sửa đổi Hiến pháp tới đây. Tuy nhiên, có thể chính vụ án Cống Rộc mới là yếu tố thực tiễn thúc đẩy sự thay đổi này trong Hiến pháp, đạo luật được coi là Luật mẹ. Để ít nhất các luật đất đai sẽ không phải “lách hiến pháp”, để nông dân thực sự có ruộng đất và không bị đẩy đến bước đường cùng nữa.

Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=5759

 

6 Phản hồi cho “Sở hữu vô chủ”

  1. Hiểu một cách nôm na thì Cộng sản không còn là một đảng đại diện cho người dân, nhưng đã được hình thành từ một tập đoàn mafia chuyên khủng bố, cướp bốc tài sản của dân sau khi cưỡng chiếm miền Nam: Cộng (+) tài sản của dân sẽ bằng (=) Cộng Sản = THÚ tướng Dzũng

  2. Thuloan says:

    Sau nhiều năm sõng dưới chế độ CS,cho đến giờ tôi vẩn không hiểu trong câu nói ” Đảng lảnh đạo, nhà nước quản lý,nhân dân làm chủ,” là sao? Lảnh đạo ,tức là quản lý,tức là làm chủ mẹ nó rồi còn gì cho dân làm chủ.đúng là cộng sản

  3. Dế Mèn says:

    NGƯỜI DÂN VIỆT NAM KHÔNG CÓ MỘT CỤC ĐẤT CHỌI CHIM.

  4. TƯ DO says:

    ĐCSVN nên từ chức vì CNCS hoàn toàn không thể thích ứng với loài người trên hành tinh này. Ở VN ta, chỉ cần làm tốt theo một khuôn mẫu sẳn có như các nước dân chủ tiên tiến là quá đủ, đâu cần phải mài mò sáng tạo ra những điều không tưởng phi thực tế. Ngu thì chịu ngu đi. Có câu: “điếc hay ngóng, ngọng hay nói”. Đừng để đến khi nhân dân ra tay kéo xuống thì còn gì là danh dự.

  5. kbc 3505 says:

    Hãy sửa hoặc bỏ khẩu hiệu “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.
    Vì thực tế nhân dân chẳng làm chủ gì cả. Sửa lại luật đất đai không có nghĩa là sửa lại sao cho hợp thức hoá những đất đã cướp mất trắng của người dân mà ngươc lại, phải trả lại tất cả những đất đai đã lấy hoặc phải đền bù thoả đáng cho dân. Bên cạnh đó, luật mới sẽ cho người dân được quyền sở hữu đất đai của mình, có nghĩa là nhà nước không được quyền quản lý đất của người dân, có vậy người dân mới yên tâm chăm lo làm ăn trên miếng đất mình làm chủ. Điều này sẽ dẫn dến ổn định xã hội. Vậy còn luật đất xây nhà để ở hay đang ở thì sao? Cũng phải sửa cho người dân có quyền xử lý (làm chủ) chứ không phải chỉ quyền xử dụng mà thôi.
    Tóm lại, những gì của dân phải trả lại cho dân. Nhà nước không có quyền quản lý mà chi có quyền đánh thuế trên tài sản mà người dân làm chủ mà thôi.

    kbc3505

  6. ĐẠI NGÀN says:

    TỪ KỸ THUẬT ĐẾN ĐẠO ĐỨC

    Kỹ thuật tốt là phương thức giải quyết tốt nhất một vấn đề. Đạo đức tốt là ý nghĩa lành thiện khi thực hiện một yêu cầu. Không có kỹ thuật tốt, không có đạo đức tốt, người trí thức không thành người trí thức, người lương hảo không thành người lương hảo. Người trí thức đúng nghĩa là người phải thấy được vấn đề đúng trước tất cả mọi người. Người lương hảo là người có can đảm nói lên ý nghĩa đúng của sự việc trước tất cả mọi người. Không trí thức, không lương hảo, liệu có còn là những con người chân chính. Có nghĩa, tại sao có những việc trước kia có những người đã cho là đúng, nay cũng chính họ lại thú nhận rằng sai. Đó là do tính cách của những xã hội chuyên chính, độc tài, khiến con người không còn ngay chính, không còn dũng khí nói lên hay phát biểu điều gì là chân lý, là sự thật. Chẳng hạn thế nào là sở hữu toàn dân hoặc sở hữu nhà nước ? Sở hữu nhà nước là khả khi, vì nhà nước là một tổ chức hành chánh, một pháp nhận. Sở hữu nhà nước có nghĩa là sở hữu của pháp nhân nhà nước. Chính người đại diện nhà nước cũng là người đại diện cho sở hữu đó. Trong khi đó toàn dân chỉ là một khái niệm chỉ về số lượng. Tổng số người dân trong một đất nước tại một thời điểm cụ thể, đó là khái niệm toàn dân. Đây không phải một pháp nhân nào cả. Bởi nhà nước là pháp nhân thay mặt toàn dân rồi. Nên khái niệm sở hữu toàn dân là ngụy tạo, sai pháp lý, sai thực tế. Vậy nhưng suốt thời gian dài không ai nhận ra hoặc có nhận ra cũng không thể nói khác. Đó là tính cách của sự chuyên chính thủ tiêu cả ý nghĩa kỹ thuật khoa học và cả đạo đức nơi con người chính đáng là như thế. Đó là vì học thuyết Các Mác hay học thuyết chủ nghĩa Mác Lênin phủ nhận quyền tư hữu. Phủ nhận quyền tư hữu thì người dân không được tư hữu mà chỉ có “toàn dân” mới có sở hữu. Nhưng toàn dân không phải là một pháp nhân mà chỉ là một thực thể khách quan hoàn toàn trừu tượng, nên rút lại cũng chỉ có nhà nước, tức chính quyền, tức pháp nhân hành chánh tổng thể là có sở hữu. Nhưng nhà nước cuối cùng lại cũng chỉ do những cá nhân có quyền hợp thành. Vậy rốt cục lại, không có chủ sở hữu thật thì lại có chủ sở hữu ảo thay vào. Đó là các cán bộ nắm quyền, những người có quyền hành, vô hình chung trở thành những người có quyền quyết định duy nhất thay cho sở hữu toàn dân và sở hữu tư nhân. Song xét cho cùng, nguồn gốc đầu tiên chinh của nó cũng chỉ do Mác nhầm lẫn giữa ý nghĩa phương tiện và ý nghĩa mục đích của quyền tư hữu. Quyền tư hữu thật ra chỉ là phương tiện mà không bao giờ là mục đích của con người hay xã hội con người như Mác hiểu. Chính vì hiểu tư hữu là mục đích nên Mác chủ trương tiêu diệt quyền tư hữu để thực hiện cách mạng. Trong khi đó, để thực hiện công bằng tương đối trong xã hội, người ta chỉ cần vận dụng kỹ thuật phân bố ruộng đất hợp lý hay kỹ thuật quản lý tài chánh hợp lý, khoa học cũng vẫn đủ, chẳng cần gì đấu tranh giai cấp một cách phi đạo đức, đầy chất mê tín và phản khoa học, phản kỹ thuật. Sự hạn chế suy luận khách quan trong đầu óc của Mác chính là như thế. Thế nhưng sản phẩm của Mác tạo ra lại vinh danh Mác trở lại như là đỉnh cao của trí tuệ loài người, là thiên tài của thời đại. Điều này cũng chẳng khác gì con kỳ nhông tự cắn lấy cái đuôi của nó mà thôi. Cho nên từ kỹ thuật đến đạo đức, chỉ có một bước hoàn toàn đơn giản, không tốn kém, lại trở thanh vô cùng phức tạp và vô cùng tốn kém trong lịch sử nhân loại từ Mác qua Lênin cho tới tận mãi ngày nay rốt cuộc cũng chỉ là như thế, mà vụ Đoàn Văn Vươn chỉ giống như một tia lửa lóe lên giữa một đồng cỏ khô có khác.

    Non Ngàn Võ Hưng Thanh
    (15/02/12)

Leave a Reply to TƯ DO