Đại giải mật con số thương vong của 2 bên trong chiến tranh biên giới 1979
BTV: 33 năm trước, vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đã xua quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta. Cuộc chiến khốc liệt này đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người lính Việt Nam, những người đã xả thân bảo vệ Tổ Quốc, cũng như của rất nhiều thường dân vô tội ở biên giới phía Bắc. Hôm nay, xin quý độc giả hãy giành những giây phút tưởng niệm, để nhớ đến những người lính Việt Nam đã anh dũng ngã xuống, hy sinh thân mình bảo vệ mảnh đất thân yêu mà chúng ta đang sống hôm nay. Cũng không quên những người dân vô tội sống dọc các tỉnh biên giới, đã bị Trung Quốc giết hại 33 năm trước.
Liên quan đến cuộc chiến này, chúng tôi xin giới thiệu 2 tài liệu để độc giả tham khảo: Một tài liệu nói về con số thương vong của hai phía Việt – Trung và một tài liệu khác, nói về vai trò của Liên Xô liên quan đến cuộc chiến này. Đây là 2 tài liệu do phía Trung Quốc đưa ra, nên những từ ngữ sử dụng trong bài, chúng tôi xin được giữ nguyên văn.
—————————————————
ĐẠI GIẢI MẬT CON SỐ THƯƠNG VONG CỦA HAI BÊN TRONG CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT NĂM 1979
Tác giả: Vạn Lý Hải Cương
Người dịch: Quốc Thanh
27-9-2009
Ẩn số về thương vong của hai bên trong Chiến tranh Trung-Việt năm 1979
Về con số thương vong của hai bên Trung-Việt trong “Trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam” năm 1979, báo Lao Động của Việt Nam hồi năm đó nói, đã tiêu diệt hơn 3 vạn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc; báo Giải Phóng quân của ta cho biết, quân ta thương vong 4.000 người, tiêu diệt 70.000 quân địch.
Theo ghi chép trong hồ sơ mật về trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 đã được giải mật từ lâu: con số thương vong của quân ta là hơn 27.000 người, trong đó, số sĩ quan binh lính chết trận là hơn 6.000, binh lính bị thương là hơn 21.000 người.
Trong thời kỳ đầu của trận chiến, tỉ lệ thương vong bên quân ta quả thực khá cao, cá biệt có những đại đội thậm chí còn bị thương tới 90%. Thường bộ đội thuộc những đại đội mũi nhọn, khi rút về nước sau cùng, chỉ còn lại có mười mấy người, một tiểu đội còn lại chưa đến một hai người. Về mặt này, có nguyên nhân là do sự phòng ngự kiên cố của Việt Nam, đồng thời cũng có cả nhân tố tham chiến thời kỳ đầu, các chỉ huy bên quân ta còn thiếu kinh nghiệm đánh trận thật. Sau khi đã thích ứng tạm thời, chỉ huy bên quân ta đã nhanh chóng điều chỉnh lại được trạng thái bình thường.
Cao điểm 315 ở Đông Khê, Việt Nam, vào năm ấy (BTV: Tác giả nhắc lại trận đánh năm 1969 giữa Bắc Việt với Hoa Kỳ), quân Mỹ huy động binh lực hơn 30 máy bay ném bom và 2 trung đoàn, sau khi bao vây suốt một tuần mới miễn cưỡng buông tay. Đã phải trả giá bằng thương vong hơn 300 người, phần thu được chỉ là hơn 20 thi thể người Việt Nam [Bộ phim Mỹ “Đồi Thịt Băm” - Hamburger Hill - đã được dựng dựa theo trận đánh này]. Cũng ở Cao điểm 315 này, bộ đội phản kích tuyến phía đông của quân ta chỉ với binh lực 2 đại đội, chiến đấu trong 3 giờ, mà đã chiến thắng.
Khi phòng ngự với quân Mỹ, Việt Nam thường áp dụng chiến tranh địa đạo để làm tiêu hao sức chiến đấu của bọn Mỹ. Nhưng chiến tranh địa đạo lại là do Trung Quốc phát minh, truyền lại cho Việt Nam, bây giờ mà lại dùng nó để ứng phó với Trung Quốc thì tất sẽ phản tác dụng. Trong các trận chiến ở Lào Cai, quân ta đã dùng hơi độc để làm chết ngạt người Việt Nam dưới địa đạo, về sau khi trao đổi tù binh với Việt Nam, được biết đường địa đạo này đã chôn vùi hơn 200 quân nhân và hơn 1.000 thường dân. Chiến tranh thật tàn khốc, anh không giết nó thì nó cũng giết anh, huống chi Việt Nam khi ấy quân với dân là một.
Thương vong chủ yếu phía quân ta là, trong các trận đánh thọc sườn của tập đoàn quân tuyến phía đông, khi Đặng Tiểu Bình có ý định giải quyết trận chiến trong vòng mươi ngày nửa tháng, Tư lệnh Hứa Thế Hữu nóng lòng muốn cho xong, nên đã có chút khinh thường địch. Khi còn chưa thám sát tường tận địa hình, đã hạ lệnh đánh thọc vào, dẫn đến nhiều con đường đánh thọc sườn của quân ta gặp phải sự phục kích, với binh lực vượt trội của Việt Nam, thương vong rất nặng nề, thậm chí còn xuất hiện cả tình huống bị quân địch bắt sống nguyên cả đại đội. Tiến độ chiến đấu chậm chạp, về sau bộ đội thiết giáp của ta đã tìm cách thoát hiểm, liều chết vượt qua núi Phục Sơn cao tới 1.500 m so với mực nước biển, thọc một mũi dao vào sau lưng quân Việt, thì mới xoay chuyển được thế cục bất lợi. Nhưng bộ đội thiết giáp cũng đã bị thương tổn nặng nề, một lượng lớn xe tăng bị rơi xuống từ trên núi cao. Ngoài ra, còn có rất nhiều lính bộ binh ngồi trên xe tăng để chống rung lắc, đã tự trói mình ở trên đó, làm thành những tấm bia sống cho quân Việt Nam.
Sau khi đánh tới Lạng Sơn, do điện lệnh của Trung ương, thời gian tấn công đã phải lui lại 2 ngày, khiến cho quân Việt Nam nhân đó hoàn thành được việc bố trí phòng ngự đối với Lạng Sơn, lại còn tạo nên sự thương vong không đáng có của quân ta trong trận tấn công Lạng Sơn sau đó. Mặc dù vậy, bộ đội tuyến phía đông vẫn đem lại cho quân Việt những tổn thất nặng nề hơn. Chiến dịch Lạng Sơn đã vây diệt 13 sư đoàn át chủ bài của Việt Nam, đã tiêu diệt 24.000 quân chính quy Việt Nam, là chiến quả lớn nhất trong trận chiến phản kích tự vệ này.
Nếu so sánh về mặt chiến quả, thì chiến tích của tập đoàn quân tuyến phía đông mạnh hơn tuyến phía tây; nếu so sánh về mặt con số thương vong thì tập đoàn quân tuyến phía đông lại lớn hơn tuyến phía tây rất nhiều. Nếu làm một phép so sánh, thì Dương Đắc Chí ở tuyến phía tây tỏ ra thận trọng hơn nhiều, mấy lần trì hoãn thời gian tổng công kích, cố gắng chuẩn bị mọi phương diện sao cho không để có gì sơ xuất, khi tấn công đã áp dụng phương pháp ẩn tiến, tích thắng nhỏ thành thắng lớn, nên đã giảm thiểu được thương vong cho bộ đội một cách có hiệu quả. Nhưng đồng thời cũng bởi quá thận trọng nên đã đánh mất cơ hội tiêu diệt sư đoàn 316 của quân địch, khiến nó chuồn khỏi giữa 2 sư đoàn của quân ta. Sau trận chiến, Thượng tướng Dương Đắc Chí được bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng, còn Thượng tướng Hứa Thế Hữu kể từ đó đã “thề nguyền” không về Bắc Kinh. Đó là lời cuối của ông.
Nếu so sánh về mặt trang bị súng ống, thì giữa quân ta với quân địch chênh lệch nhau chẳng bao nhiêu, bởi vì súng ống của Việt Nam chủ yếu là do Trung Quốc viện trợ, công nghiệp quân sự cũng do Trung Quốc viện trợ thành lập. Thời Đại Cách mạng Văn hóa, theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế, nước ta luôn viện trợ cho Việt Nam các trang thiết bị tiên tiến nhất.
Sự chênh lệch lớn nhất giữa Việt Nam với quân ta là hỏa pháo, lục quân Trung Quốc học ở Liên Xô, hết sức coi trọng việc xây dựng đội ngũ pháo binh, hỏa lực pháo binh của chúng ta ngang ngửa với Liên Xô, mạnh hơn nhiều so với NATO và các nước trong Khối Warsaw. Trước khi tấn công vào trận địa Việt Nam, quân ta đều áp dụng biện pháp pháo kích kiểu rải thảm, hỏa lực mạnh gần như xới tung trận địa quân địch. Điểm mà quân ta mạnh hơn quân Mỹ ở chỗ, hỏa pháo cỡ vừa và nhỏ của quân ta có rất nhiều chủng loại, hết sức linh hoạt khi đánh trận thật, quả là phù hợp khi phải đối phó với trận địa phòng ngự cắm chốt ở khắp nơi của Việt Nam. Trong suốt thời gian diễn ra trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam, hỏa pháo Việt Nam luôn bị quân ta chế ngự, không thể nào chống trả nổi quân ta. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho phòng tuyến phía bắc của quân Việt Nam bị tan vỡ nhanh chóng. Phía bắc Việt Nam có rất nhiều rừng núi, sau khi bị quân ta pháo kích, đã biến thành đồi trọc, hơn 20 năm sau vẫn không mọc được cây, đủ để thấy hỏa pháo của quân ta năm ấy mạnh đến nhường nào.
Một sự chênh lệch quan trọng khác giữa hai bên chính là bộ đội thiết giáp. Khi đó,Việt Nam tuy có một lượng lớn xe tăng Mỹ, nhưng thực lực tổng thể bộ đội thiết giáp của họ lại yếu hơn Trung Quốc. Trong trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979, quân ta tổng cộng huy động hơn 700 xe, còn Việt Nam chỉ có một số ít bộ đội át chủ bài thuộc sư đoàn 316A và sư đoàn 13 là có thể chống trả lại được với xe tăng của quân ta, kết quả đều bị quân ta đánh trọng thương, thậm chí tiêu diệt hoàn toàn. Ở thời kỳ đầu của trận chiến, Việt Nam nhờ vào địa hình rừng núi phức tạp, đã khiến cho bộ đội thiết giáp của ta bị tổn thất đôi chút, nhưng lại chưa bị sứt mẻ gì đến gân cốt. Kỳ tích bộ đội thiết giáp vượt qua núi Phục Sơn đã làm xoay chuyển chiến cục toàn bộ tuyến phía đông. Trận tấn công Lạng Sơn, quân ta dùng bộ đội thiết giáp mở đường, chỉ 24 giờ đã khống chế được toàn bộ Lạng Sơn. Sau khi tấn công Lạng Sơn, ở phía nam đều là đồng bằng, Hà Nội đã phòng thủ rất yếu, bộ đội thiết giáp của quân ta hoàn toàn có thể tiến thẳng vào.
Mới đầu, có nhiều người trong nước cho rằng, Việt Nam chỉ đưa vào một đội quân tạp nham và du kích. Thực ra, Việt Nam đã cho xuất vốn, trong số 4 sư đoàn át chủ bài được Liên Xô trang bị của họ (sư đoàn 316A, sư đoàn 8, sư đoàn 13, sư đoàn 27) có 3 sư đoàn được đưa ra tác chiến với quân ta, kết quả 1 sư đoàn bị tiêu diệt hoàn toàn, 2 sư đoàn bỏ trận vì bị tổn thất nặng. Theo tin tình báo quân ta có được, từ trước trận chiến, bộ đội phòng ngự ở vùng Bắc Việt có 15 vạn. Trận chiến vừa mở màn, chỉ riêng bộ đội chính quy Việt Nam thuộc biên chế giao tranh với quân ta đã có tới hơn 10 vạn, trong quá trình chiến đấu còn liên tục tăng quân ra tiền tuyến. Khi bộ đội tuyến phía tây của quân ta sắp tiến đến sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, Tổng Bí thư Lê Duẩn của Việt Nam còn cho tăng viện thêm 2 sư đoàn phòng thủ Hà Nội đang giấu kỹ trong két, kết quả cũng là thả dê vào miệng hổ, một đi không trở về. Với Việt Nam, mỗi người dân là một chiến binh, trong trận chiến này, số lượng quân chính quy lần lượt tung vào vượt xa con số 20 vạn quân của quân ta.
Trái lại, số quân bên ta được tung vào trận chiến này thua xa Việt Nam, đối sánh lực lượng nghiêng về Việt Nam, chúng ta vừa không tổng động viên toàn quốc, lại cũng không điều động bộ đội át chủ bài tinh nhuệ nhất, mà chủ yếu là bộ đội biên phòng của vùng Quảng Tây và Vân Nam, có bổ sung thêm bộ phận tác chiến cốt cán của các quân khu khác, tổng số không quá 20 vạn, mà số quân thường trực của ta khi ấy là 450 vạn.
Khi rút quân, quả thực quân ta có tổn thất ít nhiều, theo hồi ức của một lão chiến binh tham chiến, cả tiểu đội 10 người của họ, 5 người đã hy sinh trước lúc khai chiến 3 ngày, 2 người hy sinh trên đường về nước, về đến nơi chỉ còn lại có 3 người. Trong 2 chiến sĩ hy sinh trên đường về nước, 1 người bị phụ nữ Việt Nam bắn tỉa chết. Còn quân ta bị thương vong khi rút quân chủ yếu do sự quấy rối của quân du kích Việt Nam, nông dân Việt Nam đã chôn mìn và bẫy trên rất nhiều con đường chính, dẫn đến sự thương vong nhất định cho quân ta.
Về con số thương vong của quân Việt Nam, phía Việt Nam vẫn luôn mập mờ. Theo ghi chép từ hồ sơ mật về Trận Phản kích Tự vệ với Việt Nam đã được giải mật: Ta tiêu diệt gần 6 vạn quân địch, trong đó hơn 42.000 đã chết và hơn 10.000 người bị thương, hơn 2.000 người bắt làm tù binh. Con số này chủ yếu là kết quả sau những cuộc giao tranh giữa quân ta với quân chính quy Việt Nam, bao gồm tiêu diệt gọn sư đoàn 6, sư đoàn 13, sư đoàn 25, tiêu diệt gọn cả 13 trung đoàn thuộc “Trung đoàn anh hùng”, gây tổn thất nặng cho nhiều nhánh quân thuộc sư đoàn 316A của Việt Nam, con số thương vong của dân binh và bộ đội công an địa phương chưa được tính vào đây. Còn theo số liệu do báo Lao Động của Việt Nam công bố, dân thường bị tổn thất 5 vạn người, từ đó có thể suy ra được con số thương vong của Việt Nam trong trận chiến năm 1979 có lẽ là trên 10 vạn người.
Trận phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 là niềm vinh quang của quân ta, là niềm tự hào của dân tộc. Nó cho thấy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc không hổ thẹn với danh hiệu “Trường thành gang thép”.
Bản tiếng Trung: China.com
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Bản tiếng Việt © Quốc Thanh
—————————————
NGUYÊN NHÂN THỰC SỰ CỦA VIỆC TRUNG QUỐC KHÔNG TẤN CÔNG HÀ NỘI TRONG CUỘC CHIẾN TRUNG-VIỆT
31-8-2010
Quốc Thanh trích dịch
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc huy động binh lực hơn 20 vạn quân, phát động cuộc tiến công Việt Nam trên một trận tuyến dài 772 dặm. Trong trận chiến diễn ra 2 tuần, tuy quân đội Trung Quốc bị thương vong nặng nề, nhưng đã tiến sâu được vào đất Việt Nam khoảng 40km. Ngày 20 tháng 2, đại quân tuyến phía tây tấn công Lào Cai, Phong Thổ…, ngày 4 tháng 3 tấn công Sapa, đại quân tuyến phía đông tấn công Lạng Sơn vào cùng ngày, các thị trấn trọng điểm ở miền Bắc, Việt Nam đều bị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc kiểm soát. Phía nam Lạng Sơn là vùng đồng bằng, thích hợp cho bộ đội thiết giáp Trung Quốc tác chiến, quân Việt Nam không thể phòng thủ nổi. Nhưng quân đội Trung Quốc không còn duy trì được chiến quả như ở thời ky đầu, nếu nói là do xuất phát từ việc phải hạn chế, không để cho thử thách chính trị có xung đột quá lớn, nhưng đúng hơn là do trang bị thiếu thốn.
Dương Đạt so sánh tình trạng trang bị giữa hai quân đội: “Khi ấy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vừa mới bước ra từ cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, năng lực tác chiến không mạnh, khi tiến đánh các thành phố biên giới khác như Lạng Sơn, Lào Cai… đã phải trả giá rất lớn. Ví dụ như xe tăng của Quân Giải phóng rất dễ bị đánh đổ, chất lượng xe tăng rất kém, có những chiếc đạn pháo không nổ, có những chiếc số lượng đạn pháo bộ đội pháo binh bắn ra vào ngày đầu trận chiến còn nhiều hơn cả số lượng đạn pháo bắn ra của 20 năm trước. Còn bên quân Việt Nam thì vừa kết thúc cuộc chiến Việt Nam năm 1975, giàu kinh nghiệm tác chiến, trong tay còn nắm những trang bị vũ khí thu được của quân Mỹ, Liên Xô viện trợ một số lượng lớn hỏa lực, rồi cả viện trợ trước đó của Trung Quốc. Cho nên, nếu đánh xong Lạng Sơn mà hành động tiếp nữa thì sẽ rất bất lợi cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc”.
Nguồn: HISTORY.STNN
——————————————
BTV: Về con số thương vong hai bên, BTV đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu nước ngoài khác nhau, xin giới thiệu 2 nguồn này để độc giả tham khảo thêm:
- THE CHINESE PEOPLE’S LIBERATION ARMY: “SHORT ARMS AND SLOW LEGS“ (Global Security). Theo tài liệu này, ông Russell D. Howard cho biết, quân Trung Quốc bị tổn thất 60.000 người, trong số đó, có 26.000 người bị giết: “The PLA suffered more than 60,000 casualties, including 26,000 killed.”
- Theo tạp chí Time, cuộc chiến biên giới Việt – Trung 30 năm sau: China-Vietnam Border War, 30 Years Later, cho biết, có ít nhất 20.000 lính Trung Quốc thiệt mạng, trong khi có khoảng chưa tới 10.000 lính Việt Nam bị giết. “Though casualty figures remain unclear, estimates suggest at least 20,000 Chinese soldiers died, while Vietnamese dead number under ten thousand.”
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
người trung quốc viêt bài với mục đích của họ còn thực tế hoàn toàn khác,bác tôi là người trực tiếp tham gia chiến đấu tại núi đống thóc kể lại răng bộ đội chủ lực quan chính quy của ta khi đó còn đang ở biên giới tây nam giúp nước bạn cambodia, khỏ nạ diệt chủng. Để tấn công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 30 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối[42] và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Ngoài lực lượng quân chính qui, Trung Quốc còn huy động hàng chục vạn dân công và lực lượng dân binh ở các tỉnh biên giới để tải đồ tiếp tế, phục vụ, tải thương, hỗ trợ quân chính qui phục vụ cho chiến dịch.[43], chỉ riêng tại Quảng Tây đã có đến 215.000 dân công được huy động.[1] Về phân phối lực lượng của Trung Quốc: hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55; hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50; hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14; hướng Lai Châu có quân đoàn 11; hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.
Về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ. Lực lượng tinh nhuệ nhất của phía Việt Nam đóng ở biên giới Việt-Trung là Sư đoàn 3 (đóng tại Lạng Sơn) và sư đoàn 316A (đóng tại Sa Pa), ngoài ra còn có các sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở Quảng Ninh, 345 ở Lào Cai, 326 ở Phong Thổ, Lai Châu. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng biên giới có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn (327 và 337) từ tuyến sau lên Lạng Sơn tiếp viện.[44] Lực lượng độc lập gồm các trung đoàn 141, 147, 148, 197, trung đoàn pháo binh 68, các trung đoàn quân địa phương 95, 121, 192, 254 và 741.[41] Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc đổi ý tiến sâu vào trung châu. Ngày 27 tháng 2, Quân đoàn 2 là chủ lực của Bộ quốc phòng được lệnh cơ động về để bảo vệ miền Bắc, đến ngày 5 tháng 3 bắt đầu triển khai trên hướng Lạng Sơn, nhưng chưa kịp tham chiến thì Trung Quốc tuyên bố rút quân.Dân binh Trung Quốc trong các đội tải thương. Ước tính có khoảng 4.000 lính Trung Quốc tử trận chỉ trong 2 ngày đầu của cuộc chiến.
Nhân dân Việt nam từ bao đời nay – họ là những người không chỉ anh hùng trong kháng chiến bảo vệ đất nước, đánh đuổi ngoại xâm, mà đất nước tôi còn tự hào vì đất nước mình luôn luôn đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, một đất nươc kiên cư…ờng bất khuất mà cũng đậm đà tình yêu thương. Tôi tự hào khi nghe 1 số bạn bè trên thế giới ước được như chúng tôi, có được một hòa bình thực sự, một chủ quyền độc lập không phải “tầm gửi” vào bất cứ một quốc gia nào khác… Tôi tự hào vì an ninh của đất nước tôi luôn được xếp vào tốp đầu của thế giới, nhân dân tôi luôn được sống bình yên không phải lo toan vì khủng bố hay xung đột vũ trang. Đất nước tô 54 dân tộc anh em nhưng chúng tôi luôn chung sống hoà bình, hòa quyện cùng tình đoàn kết toàn dân tộc, không như những nước “rân chủ” kia suốt ngày xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nội chiến triền miên… Đất nước tôi bé nhỏ và không phát triển mạnh như Mỹ nhưng nhân dân Việt Nam chúng tôi luôn được sống trong hòa bình, ổn định, không phải suốt ngày lo sợ bị khủng bố, hay bị bới móc mọi thông tin cá nhân đời tư… Tôi tự hào khi tổng thống Mỹ cũng không dám “tự do” trên đất nước của họ mà mỗi khi xuất hiện phải bảo vệ vòng trong vòng ngoài nhưng lại có thể “buông lỏng” khi đứng chân mình trên quê hương, đất nước chúng tôi.
Tôi tự hào vì tôi là con người Việt Nam, vì tất cả những gì chúng tôi đã và đang có. Vì thế nếu có một thế lực thù địch nào đó muốn “thay đổi” chúng tôi, muốn chà đạp lên niềm tự hào ấy sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường, những sự trùng trị nghiêm khắc. Chính Pháp- Mỹ- Nhật là những bài học đắt giá cho những kẻ nào muốn xâm phạm tới những niềm tự hào đầy tôn kính ấy!
Trong đám 30 hay 40 ngàn tên cán binh Việt cộng xác phơi chiến địa hay què cụt lê lết ắt hẳn không thiếu những tên trước đã từng rót pháo hay nã súng vào người dân Miền Nam trên đường chạy loạn xa lánh bọn chúng năm 1975 .
PHẢI CHĂNG, TÁC GIẢ VẠN LÝ HẢI CƯƠNG VÀ BTV ĐỀU NHẦM LẪN?
Trích: “Cao điểm 315 ở Đông Khê, Việt Nam, vào năm ấy (BTV: Tác giả nhắc lại trận đánh năm 1969 giữa Bắc Việt với Hoa Kỳ), quân Mỹ huy động binh lực hơn 30 máy bay ném bom và 2 trung đoàn, sau khi bao vây suốt một tuần mới miễn cưỡng buông tay. Đã phải trả giá bằng thương vong hơn 300 người, phần thu được chỉ là hơn 20 thi thể người Việt Nam [Bộ phim Mỹ “Đồi Thịt Băm” - Hamburger Hill - đã được dựng dựa theo trận đánh này]. Cũng ở Cao điểm 315 này, bộ đội phản kích tuyến phía đông của quân ta chỉ với binh lực 2 đại đội, chiến đấu trong 3 giờ, mà đã chiến thắng.”
NÊN XEM LẠI CHO ĐÚNG:
Đông Khê nằm dưới chân cao điểm 315, là thị trấn huyện lị của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam, tức là ở phía Bắc Việt Nam, giáp Trung Quốc. Lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam chỉ có mặt ở miền Nam từ sông Bến Hải, Quảng Trị trở xuống. Vậy làm gì có chuyện năm 1969 có lính bộ chiến của Mỹ đánh nhau với bộ đội Việt Nam ở Đông Khê?
Phải chăng, tác giả muốn nhắc tới trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới năm 1950 giữa bộ đội Việt Minh và quân Pháp đồn trú ở Đông Khê?. Đông Khê là căn cứ vững chắc của quân Pháp đóng trên cao điểm 315 thuộc thị trấn Đông Khê. Trong chiến dịch Biên giới năm 1950, Việt Minh đánh chiếm cao điểm 315 để chiếm toàn bộ Đông Khê. Trận đánh mở đầu lúc 6 giờ sáng ngày 16.9.1950. Bằng phương pháp bộc phá liên tục để mở cửa, bộ đội Việt Nam lần lượt đánh chiếm các vị trí ở vòng ngoài để phát triển vào trung tâm. Do quân Pháp ở đây có hệ thống công sự vững chắc và tổ chức phản kích nhiều lần, nên việc đánh chiếm Đông Khê chưa dứt điểm được. Đến 17 giờ ngày 17.9.1950, phía Việt Nam tổ chức tiến công đợt 2 với một quyết tâm cao. Trong đợt này đã xuất hiện nhiều gương hi sinh anh dũng: Trần Cừ lấy thân mình lấp lỗ châu mai, La Văn Cầu nhờ đồng đội chặt cánh tay bị thương để khỏi vướng mà tiếp tục làm nhiệm vụ, nữ dân công Đinh Thị Dậu anh dũng cứu thương binh trong lửa đạn, vv. Đến 10 giờ ngày 18.9, bộ đội Việt Nam hoàn toàn tiêu diệt Đông Khê, chỉ có 32 tên lính Pháp và lính ngụy người dân tộc thiểu số chạy thoát. Đông Khê bị tiêu diệt đã buộc quân Pháp phải rút bỏ thị xã Cao Bằng và nhiều nơi khác trên đường số 4. Đọc Trận Đông Khê: http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1252&Itemid=5
Hay là tác giả nhầm lẫn Đông Khê với trận Đắk Pơ thuộc huyện An Khê, Gia Lai ngày 24 tháng 6 năm 1954 giữ bộ đội Việt Minh với quân Pháp. Trận đánh diễn ra tại khu vực cầu Đắk Pơ trên đèo Mang Yang. Tháng 6 năm 1954, do lo ngại nguy cơ bị bao vây như ở Điện Biên Phủ, Bộ Chỉ huy Pháp quyết định nhanh chóng bỏ căn cứ An Khê rút về Pleiku cách đó 80 km. Binh đoàn cơ động 100 gồm 3 tiểu đoàn bộ binh và các đơn vị pháo binh, thiết giáp, công binh, thông tin… được lệnh hành quân bằng cơ giới theo Quốc lộ 19 và dự kiến sẽ hội quân với binh đoàn cơ động 42 và binh đoàn dù 1 ở cây số 22. Trong trận này,binh đoàn cơ động 100 của Pháp bị tổn thất rất nặng, gần 2.000 lính chết và bị thương, trong đó có 500 chết, hơn 300 lính bị bắt làm tù binh, 85% xe cộ, 100% pháo binh và 68% trang bị thông tin bị phá hủy. Đọc: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_%C4%90%E1%BA%AFk_P%C6%A1
Bộ phim Mỹ “Đồi Thịt Băm” – Hamburger Hill – không phải dựng theo trận Đông Khê, mà dựng theo trận Ia Đrăng (nay thuộc huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) diễn ra từ ngày 19 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm 1965 giữa quân giải phóng và lính Mỹ. Đọc: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Ia_%C4%90r%C4%83ng