WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chia tay Euro 2012

Tây Ban Nha giành cup tối 1/7/2012

1

Không tin cũng phải tin: cả thế giới vừa chứng kiến những hình ảnh của lịch sử. Đội tuyển Tây Ban Nha trở thành đội tuyển đầu tiên thắng liên tiếp 3 giải cao quý nhất của làng bóng tròn thế giới, cũng là đội lần đầu tiên bảo vệ được ngai vô địch EURO, đồng thời chiến thắng đậm nét với tỷ số 4-0 cũng đánh dấu lần đầu tiên các chàng matadors của Xứ Đấu Bò thắng đội tuyển quốc gia được cả thế giới biết đến với món pizza.

“Chẳng ai có thể ngờ trận banh này lại kết thúc lạ lùng đến thế”, anh bạn tên Sơn cứ nhắc đi nhắc lại điều này trên đoạn đường về nhà. “Tây Ban Nha thắng thì đúng rồi, nhưng bắn thắng Ý tới 4 phát thì nặng quá”.

Điều anh Sơn nói làm tôi nhớ lại những lời bàn của “phe cộng” nhà mình (đây là chữ người Việt ở Ba Lan và Ukraine gọi nhau) về kết quả trận tranh chung kết EURO 2012. Trước giờ bóng lăn một nửa nghĩ Tây Ban Nha thắng, một nửa khác tin Ý sẽ thủ huề và tối nay “xem bóng đá cho cực đã” vì 2 hội sẽ phải đá thêm giờ và biết đâu chừng sẽ phân định thắng bại bằng những quả phạt đền. Hầu như chẳng ai dám nghĩ Tây Ban Nha thắng dễ như thế, đặc biệt hơn nữa là các chàng trai trẻ của Xứ Đầu Bò cho anh thủ môn lừng danh Gianluigi Buffon vào lưới nhặt banh tới 4 lần.

“Em chỉ đoán Tây Ban Nha thắng 1-0 hay 2-1 thôi”, anh tài xế tên Dũng vừa lái xe vừa góp chuyện. “Thắng Tây Ban Nha thật xứng đáng, đá rất chuẩn, nhưng một phần là lỗi của thắng Ý. Nó chỉ có 2 cơ hội mà làm ngay 2 quả. Vào hiệp nhì rõ ràng Ý chấp nhận thua cuộc, đá thật rời rạc, để cho nó làm thêm 2 quả nữa”.

“Mình không nghĩ như thế đâu” một “cộng” khác -tên Hải- nhanh nhẹn trả lời. “Xem trận banh này rõ chán, thấy ngay là thằng Ý nó bán độ chứ làm sao nó có thể thua thằng Tây Ban Nha tới 4 quả”. Nhất định không cho mọi người cơ hội, “cộng” Hải nói tiếp: “mỗi thằng về sẽ được bọn chủ đề chia cho vài trăm nghìn ‘oi’ (Euro) tha hồ ăn tiêu”. Không ngừng ở đó, Hải bảo thêm “trước ngày sang đây bọn Ý đã bị công an điều tra về tội bán độ rồi, kỳ này về thì thế nào cũng có lắm thằng chết. Các con có chạy đằng giời cũng không khỏi nắng”.

Không ai buồn lên tiếng trả lời, tất cả vẫn đang nghĩ về trận banh vừa kết thúc. Rõ ràng dàn hậu vệ của Tây Ban Nha quá giỏi, không thể chối cãi dàn công cùa Tây Ban Nha quá tài. Chính điều đó đã giúp cho đội tuyển này tạo lịch sử tối hôm nay, và chiến thắng lẫy lừng 4-0 trước đội tuyển Ý từng đoạt vô địch thế giới xác định rõ vị trí của Tây Ban Nha trong làng bóng tròn thế giới: đây chính là đội tuyển mà cả thế giới phải đón xem khi họ ra sân tranh tài ở World Cup Brazil 2014.

“Ý là đội tuyển rất giỏi, là đối thủ cực mạnh của chúng tôi”, ông huấn luyện viên Vicente Del Bosque trả lời câu hỏi của báo chí sau khi hân hoan chứng kiến cảnh các cậu cầu thủ học trò chuyền tay nhau chiếc cúp vô địch. Ông bảo tiếp “chúng tôi làm chủ trận banh từ hiệp đầu, càng đi sâu vào trận banh chúng tôi càng nắm phần chủ động”. Bình luận gia thể thao Tony Bell của đài truyền hình FOX News chia sẻ cảm nghĩ của ông sau khi trận banh kết thúc: “bóng đá đòi hỏi 2 chuyện là đường banh chuyền cho bạn đồng đội và thế trận khi tấn công. Đội tuyển Tây Ban Nha có cả 2 yếu tố này, và đó là lý do tại sao họ lại thắng dễ dàng trận banh tối nay”.

Đương nhiên không thể quên vai trò của anh thủ môn Iker Casillas và những lần anh tung người cứu những đường banh thua trông thấy. Chỉ trong những phút đầu tiên của hiệp nhì, Casillas cản được cú sút ngàn cân của Antonio Di Natale, sau đó 2 lần đưa tay đẩy banh vượt xà ngang, phá tan hy vọng dùng đầu đưa banh vào lưới của các cầu thủ Ý.

2

Giải EURO 2012 năm nay quả là một Giải thật đặc biệt, hơn hẳn Giải 2008 diễn ra ở Thụy Sĩ và Áo. Thành công thì Giải thể thao nào cũng thành công, nhưng thành công của EURO 2012 có những nét riêng mà những giải trước đó không có.

Bốn năm trước đây hầu như chẳng ai thắc mắc gì về chuyện tổ chức một trong những giải thể thao quan trọng nhất ở 2 quốc gia Tây Âu nổi tiếng giầu có, lần này mọi người phải kinh ngạc, không ngờ 2 nước Đông Âu đang trong thời kỳ phát triển lại có thể hoàn tất trách nhiệm một cach kỳ diệu đến thế.

Điều kỳ diệu này thể hiện rõ trên nét mặt của mọi người dân, tin rằng họ đã làm được điều mà chỉ ít năm trước đó chẳng ai tin họ làm được, và thể hiện ngay cả sau khi cả 2 nước chủ nhà phải chia tay với giải ngay từ vòng bảng. Một người bạn tôi có dịp gặp lại ở Warsaw bảo rằng người dân nước nào cũng mong thấy đội tuyển của họ tiến sâu, nhưng khi cả Ukraine và Ba Lan bị loại, “người dân 2 nước láng giềng này vẫn hăng say hòa nhịp với các hội banh còn lại, vì họ hãnh diện EURO 2012 là giải của họ, và họ đã góp công sức để Giải có thể thành hình theo đúng ước mong của mọi người”.

Ngay chính một nhà hoạt động của Ba Lan bảo với tôi là “ít khi xem đá banh” nhưng ông vẫn hãnh diện “EURO 2012 đã giúp người dân các nước xích gần lại với nhau, xóa bỏ bớt những nghi kỵ hay tị hiềm”. Một thanh niên trẻ Ba Lan thì bảo EURO 2012 giúp cho người dân nước anh “vui vẻ hơn, sẵn sàng gật đầu chào hỏi mọi người nhiều hơn, nhất là với những người lạ, những du khách từ những nước khác sang đây tham gia vào các chương trình lễ hội chào đón các cuộc tranh tài.

Ngay chính những trận banh diễn ra trên 8 sân ở Ukraine và Ba Lan cũng có những điểm đặc biệt. Không chỉ ở EURO 2008 mà ngay ở những giải trước đó, có những trận banh khá tẻ nhạt và hầu hết khán giả yêu nghệ thuật nhồi bóng thế giới đều đoán đúng khá nhiều những gì sẽ xảy ra. Ở Giải năm nay thì không: trận banh nào cũng là trận banh đáng xem, số lần banh tung lưới cũng nhiều hơn, con số cầu thủ “siêu sao” chạy nhảy trên sân cỏ cũng đông hơn. Một ông Việt Nam tôi gặp trên đường vào sân Warsaw xem trận tứ kết nói đùa “chỉ bỏ ra có hơn trăm bạc mà trông thấy 22 cầu thủ trị giá cả trăm triệu đá bóng cho mình xem thì đúng là quá rẻ”.

3

Nhưng cuộc vui nào cũng phải tàn. Sau 24 ngày sống, ăn, ngủ và nằm mơ với quả banh, cuối cùng chúng ta phải chia tay nhau với EURO 2012. Chia tay với 16 đội tuyển đại diện cho làng banh da Âu Châu, chia tay với những bất ngờ không thể đoán biết trước, từ chuyện Liên Bang Nga “mạnh đến thế mà vẫn bị loại”, cho tới đội Hòa Lan phải xách valise về nước sớm vì thua cả 3 trận, chuyện Đức “đá kinh khủng thế mà lại bị thắng Ý thắng 2 trái ngay hiệp đầu”, hay chuyện “thằng Tây Ban Nha đá lởm khởm ở vòng bảng” mà lại tạo kỷ lục thắng Ý tới 4-0 ở trận chung kết.

Xúc xích Ba Lan rất ngon. Từ trái qua: Ti Sơn, Trần Ngọc Thành, Nguyễn Văn Khanh

Riêng với tôi, chia tay với EURO 2012 còn có nghĩa là phải chia tay với những ly cà phê thật đậm uống mỗi tối sau trận banh để chống cơn buồn ngủ khi ngồi viết bài lúc mọi người đã đi ngủ, chia tay với những món ăn thật đặc biệt của người bản xứ -không thể nào quên được món xúc xích Ba Lan ăn với lát bánh mì quết thật nhiều mù tạt-, chia tay với những vại bia 1 lít chứa đầy trong những chiếc ly thật to và thật nặng, chia tay cả với những thành phố mà tôi có dịp đi qua, với những sân vận động tôi đã bước vào, và cả với dòng nước biển Baltic nhạt hơn nước biển ở các nơi khác nhưng lạnh cóng người.

Cùng đi tắm biển Baltic trước khi vào sân xem bóng đá. Từ trái qua: Vũ Hiệp, Mạc Việt Hồng, Nguyễn Văn Khanh

Nhưng buồn nhất vẫn là phải chia tay với những người bạn Việt Nam mà tôi mới gặp nhưng tình thân như đã có từ bao giờ. Nhớ những bát phở ngồi ăn chung bàn giữa trưa hè nóng toát mồ hôi, nhớ những ly nước chè pha vội nhưng lúc nào cũng thật đặc, nhớ những chuyến đi xa để cùng xem một trận banh, sau đó cả bọn lại lái xe cả đêm để đi về, vừa đi vừa ngủ gà, ngủ gật. Nhớ những câu chuyện kể về cuộc sống khá khó khăn và ước mong có ngày gặp lại nhau “ở đâu cũng được nhưng ở Mỹ thì hay hơn”.

Tại sao không hẹn gặp lại nhau ở Ba Lan nhỉ?

Viết từ Warsaw

 

2 Phản hồi cho “Chia tay Euro 2012”

  1. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa qúi hữu,

    Hè năm nay tha hồ giới hâm mộ thể dục thể thao khắp hành tinh tha hồ mà xem no con mắt các sự kiện thể thao đẳng cấp cao nhất.

    Vào giai đoạn cuối của Roland Garros, một grand slam hàng năm của tennis, ở Paris là bắt đầu của giải Vô địch Bóng đá Âu châu 2012 ở hai xứ Đông Âu là Ba Lan và Ukraine. Giải kéo dài ba tuần đầy sôi động từ lúc khai mạc cho đến khi kết thúc như ai ai cũng rõ.

    Cuối giải túc cầu quốc tế này lại được bắt đầu bằng Tour de France, một giải đua xe đạp quan trọng bậc nhất hàng năm, được biết dưới tên Vòng Đua Pháp quốc, tức đua làm nhiều chặng, đủ kiểu và kích cỡ (leo núi, đổ đèo, đua tốc độ, đua đường trường, cá nhân, toàn đội …), trong khoảng 5 tuần quanh nước Pháp. Tuy gọi thế nhưng những năm sau này giải đã mở rộng ra các lân bang. Như trong năm nay vào cuối tuần vừa qua Tour de France lại khai mạc ở thành phố Liège, thủ phủ vùng nói tiếng Pháp của vương quốc Bỉ.

    Thực ra trong khi giữa giải túc cầu trên là đã bắt đầu giải grand slam tennis khác ở Luân Đôn mang tên là Wimbledon. Nếu giải Roland Garros diễn ra trên sân đất sét nện (terre battue) thì ở Wimbledon diễn ra trên sân cỏ. Hiện giải đang diễn ra tới hồi rất gây cấn ở cả phía nam lẫn nữ. Xin xem bên dưới sẽ rõ chi tiết cụ thể.

    Tiếp nối Wimbledon thì xứ sở sương mù Anh lại tưng bừng khai diễn Thế vận hội Luân Đôn.
    Thôi thì cứ gọi là chóng mặt với thể dục thể thao để quên đi mọi buồn phiền về suy thoái kinh tế tài chính vậy.

    Xin tạm bình loạn chút ít về bóng đá và quần vợt quốc tế vừa qua và hiện nay nhé.

    Thưa qúi hữu,

    A/
    Trái banh da tròn đã chính thức không còn lăn trên sân cỏ của các cầu trường to lớn tại hai xứ Đông Âu cựu CS là Ba Lan và Ukraine, nhưng nó vẫn còn lăn dài dài trên mặt báo giấy báo mạng và cửa miệng mọi người trong ít ra cả tuần nữa.

    Giải đấu Vô địch Túc cầu Âu châu kỳ này phải nói là mang lại nhiều điều vui và bất ngờ cho nhân loại trong lúc tình hình chính trị, nhất là kinh tế và xã hội không được sáng sủa ở nhiều nơi trên thế giới.
    Niềm vui kể ra nhiều lắm, nhưng đại thể có thể kể sơ ngay một số điều dễ thấy nhất:

    1/
    Đông và Tây Âu xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. Không ai có thể mong đợi hơn ở một giải thể thao quan trọng như giải vô địch túc cầu bốn năm mới có một lần diễn ra tại vùng đất vẫn bị gọi là cựu lục địa (so với Tân thế giới), lại rất hài hòa và hoành tráng ở hai nước vốn còn chưa được xem là tân tiến, khá giả, hay nói rõ hơn chi tiết là về chính trị vẫn có những bất cập như ở Ukraine.
    Vâng vừa mới thoát khỏi ách CS độc tài toàn trị từ đầu thập niên 90, mà hai thập niên sau đã có những bước tiến đáng kể về mọi mặt ở vùng Đông Âu cựu CS này.

    Cũng cần nhắc một chút về quá khứ không xa, Ukraine đã bị Nga cố kềm chế trong vòng qũi đạo của mình, do bởi tay tổ mafia chính trị Nga là (tổng thống, rồi thủ tướng, rồi lại tổng thống) Putin, tìm mọi cách khuấy động liên tục sinh hoạt chính trị ở đó (bầu cử tổng thống gian lận với con bài của Nga (là thủ tướng đương nhiệm), đồng thời Nga cho người bí mật đầu độc (bằng Dioxin ? qua đường tiêu hóa) một ứng viên đối lập chính quyền lúc đó, nhưng cuối cùng ông này lại đắc cử tổng thống; rồi vụ khủng hoảng khí đốt, nói rõ hơn có dính dáng đến hệ thống ống dẫn khí đốt cung cấp cho Tây Âu đi xuyên ngang qua Ukraine. Putin tìm mọi lý cớ để tăng giá khí đốt và săng dầu xuất khẩu sang Ukraine trong lúc mùa đông đang ập về …)

    2/
    Điểm son đáng kể là đội tuyển hai nước chủ nhà, dù theo thông lệ được miễn trừ thi đấu vòng loại, nhưng ở vòng bảng họ đã chứng tỏ tài năng cao cường của mình trước các đội đàn anh. Cho dù không được vào tứ kết, nhưng không ai có thể nào quên các trận cầu gây sóng gió trước giờ đấu, như trận giữa gấu trắng vùng cực Nga với con phượng hoàng trắng trên sông Oder, cũng như các cầu thủ của Ukraine và Ba Lan.
    Tuyển Ba Lan trong bảng A đã hai hòa (Hy Lạp và Nga) một thua (1-0 trước tuyển Tiệp đứng đầu bảng với hai thắng sau khi thua đậm Nga 4-1).
    Tuyển Ukraine được chia ở bảng C, thua hai trận trước Pháp và Anh (do bị xử ức nên thua; xem thêm bên dưới), sau trận khai mạc thắng ròn rã Thụy Điển 2-1 nhờ công của chân sút Shevchenko. Anh là người ghi bàn nhiều thứ 3 trong lịch sử Giải vô địch bóng đá châu Âu với 62 bàn thắng, chỉ sau huyền thoại Gerd Müller (62), Raúl González (68) và đồng đội Filippo Inzaghi (68)

    3/
    Có những đội bị xem là yếu kém tại vòng bảng, như tuyển Ý lại lọt sâu vào tận chung kết, trong khi có đội mạnh như xe tăng Đức lại bị tuột xích ở bán kết thật đau thương, bởi cầu thủ da mầu là con báo đen bất trị Balotelli của Ý ngay trong hiệp đầu (phút 14 và 42). Balotelli đã thi đấu một trận quá xuất sắc (chả khác gì trung phong Gomez của Đức một mình ghi hai bàn thắng trong trận đụng độ Hòa Lan; Shevchenko trong trận Ukraine đối đầu Thụy Điển …).
    Ứng viên sáng giá nhất của giải là cơn lốc màu da cam Hòa Lan, bước vào giải với danh hiệu Á quân (lần thứ ba) WC 2010 và đã thắng như chẻ tre ở vòng loại, không ngờ lại phơi áo trong cả ba trận vòng bảng !
    Rồi gấu Nga những tưởng sẽ làm được một sự bùng nổ sau khi thắng ròn rã Tiệp 4-1, lại xì hơi dần bằng trận đá hòa và trận cuối thua Hy Lạp, nên bị loại ở vòng bảng, cho dù bằng điểm (4) và tỉ số bàn thắng bại hơn hẳn Hy Lạp
    Ngược lại Hy Lạp và Tiệp dũng mãnh và hiên ngang cùng dắt tay nhau lọt vào tứ kết, bỏ mặc gấu Nga đứng tiếc hùi hụi ở vòng bảng.
    Tương tự, đội Anh “què quặt” do thiếu vắng các ngôi sao, thế mà đứng đầu bảng D; còn đội Pháp cũng cố lết vào theo đội Anh tới tứ kết. Và tuyển Anh chỉ chịu thua Ý vì đá phạt đền luân lưu sau 120 phút thi đấu (hai hiệp chính và hai hiệp phụ)
    Đau hơn hoạn là tuyển Bồ Đào Nha với siêu sao Ronaldo càng đá càng tỏa sáng, chỉ chịu thua ở vòng bán kết trước đương kim vô địch giải Tây Ban Nha, từ cái lệ oan nghiệt là đá luân lưu ở chấm phạt đền, sau khi cầm chân đối phương ở cả hai hiệp chính lẫn hiệp phụ.

    B/
    Nếu túc cầu là môn thể thao đồng đội với sự tham gia đông đảo nhất các lực sĩ (vận động viên), mà mỗi bên đưa ra chính thức 11 ứng viên vào sân thi đấu, chưa kể các cầu thủ ngồi ghế dự bị ở sát bên sân, nhằm thay người khi cần thiết (tối đa ba lần ?), đồng thời với những bất ngờ về kết quả mà hầu như mỗi cuộc đấu là một lời đố khó giải đáp cho mọi người, kể cả các chuyên gia bóng đá vào hàng cao thủ võ lâm. Bởi vì thế mà gần đây người ta đã có khuynh hướng chọn các con vật thay người. Từ voi đến cá … với hy vọng các con vật thông tuệ hơn người, bởi chúng không bị vướng mắc quá nhiều điều trần tục như người (danh vọng, tiền tài, sắc dục, ẩm thực …), mà có thể dùng bản năng để chọn lựa xem ra có phần khá chính xác, như kỳ tiên đoán kết quả WC 2010.
    Thì tennis là môn thể thao cá nhân ngày một trở nên thông dụng (popular) đến phổ quát (universal). Dù chia rõ lằn ranh hai bên khi thi tài, nhưng ko vì thế mà tennis mất tính hấp dẫn do những căng thẳng mang đầy kịch tính trong khi thi đấu, hay kết quả cũng bất ngờ đến chóng mặt.

    Thí dụ như ở tuần đầu rồi bắt đầu tuần thứ hai của giải Wimbledon, tức vào hôm thứ hai này đã có những kết quả thật không ai ngờ được về phía nữ.

    1/
    Trước hết phải nói về tay vợt số một hiện nay. Nữ hoàng tennis về hai mặt, tài năng và sắc vóc, là búp bê Nga Sasha, tức nàng gấu cái vùng cực (Siberia) tóc vàng có tên là Maria Sharapova.
    Vâng em xinh như mộng, chân dài quá mang tai (khi ngồi xổm), bởi em cao quá khổ 188 cm, có giọng thét to hơn sấm sét trong mỗi cú đánh (ko biết khi giao banh giữa nệm ấm chăm êm, em bị đối phương pin down on bed, em có thét ầm lên như còi xe cứu hỏa chăng !?)

    Em Sasha bị em Đức gốc Ba Lan Sabine Lisicki hạ gục trong hai set ở vòng bốn Wimbledon trưa hôm thứ hai vừa qua. Sabine cao 178 cm và cặp đùi như hai cái chân voi.
    Vừa mới tháng trước Sasha đăng quang ở Roland Garros và đoạt luôn ngôi vị số một của tay vợt Bạch Nga (Belorussia; Wit-Rusland) Victoria Azarenka (Việt hóa là Azarenka Chiến Thắng). Sasha sẽ lại mất chức này về tay Victoria Azarenka, do VA vẫn tiếp tục tiến sâu vào trong giải, qua chiến thắng quá dể ở vòng bốn, với tỉ số 6-0, 6-1 trước một hoa hậu một thời là nàng Ana Ivanovic.
    Vic Azarenka về ngoại hình chả khác gì búp bê Nga. That means chân dài vì cao quá khổ (183 cm). Thay vì hét to như Sasha, thì Vic này hú vang vang chả khác gì còi xe lửa trong khi đánh banh.

    Ana Ivanovic cũng cao những 184 cm, người xứ Serbia, từng vô địch RG 2008 và á quân RG 2007 và Australian Open 2008 và là cựu số một thế giới.

    Em Đức gốc Ba Lan khác Angelique Kerber cũng hạ gục tay cựu vợt số một thế giới người Bỉ là Kim Clijsters thật dễ dàng. Bà mẹ tóc vàng to con, gái một con trông mòn con mắt người Bỉ này tài nghệ đã sút giảm, do tuổi lớn với nhiều chấn thương liên tục, nhưng vẫn thi đấu rất dũng mãnh, đã phải lùi bước trước sức trẻ. Angelique Kerber hiện nay là cây vợt số một nữ của Đức, sau khi Petra Petkovic lúc này bị chấn thương liên tục phải vắng mặt ở cả hai grand slam là Roland Garros và Wimbledon.
    Đức đang bùng nổ trở lại với một số cây vợt trẻ, đa phần gốc Đông Âu. Như tay vợt số ba hình như cũng gốc nước ngoài (xét qua hình dáng), là Julia Gorgeos. Chỉ có tay vợt số bốn Mona Barthel hình như là Đức (chính) cống !

    Đương kim vô địch Wimbledon người Tiệp Petra Kvitova thi đấu có phần sút kém và thắng tay vợt số một Ý Francesca Schiavone khá chật vật trong ba set.

    Cô em Serena Williams vẫn tiếp tục cất bước mặc dù thi đấu không lấy gì làm ấn tượng như các kỳ trước đây ở Wimbledon. Tôi e rằng cô em nhà Williams khó mà vào đến chung kết kỳ này.
    Williams em thắng khá chật vật trước một hiện tượng của giải là tay vợt nữ xứ Ka-dắc-tăng Yaroslava Shvedova (thắng tay vợt số một Hòa Lan Arantxa Rus ở vòng hai, và bất ngờ thắng luôn á quân Roland Garros 2012 là tay vợt Ý Sera Errani ở vòng ba)

    Một ứng cử viên sáng giá của Wimbledon là tay vợt số ba người Ba Lan Agnieska Rawanska.
    Không có gì gọi là đáng gây ấn tượng ở tay vợt số một xứ Ba Lan, như về độ cao quá khổ (chỉ cao 172 cm), sắc vóc trung bình (hơi bị móm) và rất im lặng khi đấu, hầu như hiếm khi để lộ cảm xúc ra bên ngoài; cũng ko huênh hoang khi được báo giới phỏng vẩn.
    Cô được cái là đánh rất đều tay, không trồi sụt quá bất thường. Ưu điểm là giao banh không vũ bão, cũng không thuộc trong khuynh hướng powertennis, nhưng cô có tài đeo banh và đặt banh (placer des balles) rất học hiểm khi thi đấu; cũng như tinh thần thi đấu rất ngoan cường. Khó mà ăn được điểm của cô (chả khác gì tay vợt Úc Lleyton Hewitt, đeo dai hơn điả, và đặt banh rất ác), nên muốn thắng cô cũng rất chật vật, nếu như không nhẫn nại, có thể lực để mà trả treo trong các pha bóng cò cưa kéo dài tưởng như không dứt (very long rallies), hay các game ăn qua thua lại …
    Càng ngày cô đánh càng tiến bộ, giật được nhiều giải lớn, nên thứ hạng gia tăng đáng kể và không thường bị dính chấn thương như các tay vợt nhà nghề thượng thặng khác.
    Wikipedia:
    In 2007, Radwańska became the first Polish player to claim a WTA singles title when she won the Nordea Nordic Light Open. The following year, she became the first Polish player to reach the WTA Top 10. Radwańska has won two WTA Awards, being voted Most Impressive Newcomer in 2006, and Fan Favorite Singles Player in 2011. She has also reached six Grand Slam quarterfinals, three each at the Australian Open and Wimbledon.

    Ngược lại bên Nam thì lại sau chấn động Rafa bị loại sớm, còn không có gì đáng ngạc nhiên cả. Vừa rồi tàu tốc hành Thụy Sĩ có bi khựng lại chút đỉnh do đau lưng, nhưng khi tái đấu vẫn thắng dễ dàng đối thủ.

    Xin tạm sơ kết như trên về Wimbledon khi mới bước sang đầu tuần thứ hai và còn hứa hẹn nhiều bất ngờ bên nữ. Hy vọng Wimbledon sẽ có một nữ vô địch mới.

    Lão Ngoan Đồng

  2. LeQuocTrinh says:

    Thân chào các ông bà mê bóng đá,

    Gạt chuyện “cá độ” qua một bên, tui đã đoán trước là Tây Ban Nha sẽ thắng, nhưng tui hổng ngờ mấy ông Ý Tà Lồ thua đậm như vậy .

    Lý do làm cho Ý thua trận cũng không khác gì lý do Đức bị tơi bời trước đó. Tựu chung chỉ vì tính kiêu ngạo khinh thường đối thủ, nhưng lần này Ý thua vì có hai nguyên nhân khác nữa:

    1- Thể lực sút kém vì mới mât hết 100% công lực trong trận sát phạt với Đức, chỉ được ba ngày nghỉ ngơi, chưa kịp hồi sức;

    2- Lần này ông Tây đen Balotelli hết cơ hội làm mưa làm gió, bởi vì thế trận rời rạc, có vẻ cầu thủ Ý tranh nhau đòi làm bàn cho nên ít ai chịu đưa banh cho ông Tây đen. Cuối trận ông nổi giận đùng đùng rời sân sớm, chẳng thèm bắt tay với đối thủ theo đúng tinh thần thể thao;

    Hổng biết tui phân tích có hợp gu các ông bà mê bóng tròn không ?

Phản hồi

Loading...