WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khai trí, chấn khí để đòi lại quyền làm người

Cách đây hơn 100 năm, quyền làm người của nhân dân Việt Nam bị chế độ độc tài phong kiến và thực dân Pháp tước đoạt, người Việt Nam sống trong cảnh nô lệ, không hơn súc vật bao nhiêu. Phan Châu Trinh và các đồng chí của cụ là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng đã khởi xướng ra phong trào Duy Tân để kêu gọi toàn dân đứng lên đòi lại quyền làm người.

Các cụ đã mở nhiều trường học để nâng cao dân trí và khai sáng cho người dân thấy rằng quyền làm người của mình đã bị bọn cường quyền tước đoạt như thế nào, làm thế nào để đòi lại và đòi lại được thì làm thế nào để bảo vệ.

Theo các cụ, muốn đòi lại thì phải chấn khí từ niềm tự tin vào trí tuệ được khai sáng của mình, tạo ra sự dũng cảm, tập hợp lực lượng, xây dựng tinh thần dân chủ, đấu tranh lại với cường quyền đòi lại dân quyền đồng thời với chủ quyền quốc gia.

Khi đã đòi lại được trọn vẹn quyền làm người thì để bảo vệ nó, phải xây dựng một nhà nước pháp quyền theo định chế dân chủ với ba quyền phân lập rõ ràng. Chỉ có một nhà nước pháp quyền thực sự như vậy do người dân dựng lên mới đảm bảo bền vững quyền làm người trọn vẹn của người dân.

Quyền làm người của toàn dân là cái gì đó còn quý báu hơn vàng nên luôn là món mồi béo bở kích thích sự thèm muốn của những kẻ cầm quyền. Bọn cầm quyền phong kiến trong hàng ngàn năm trên toàn thế giới chưa bao giờ nghĩ đến việc trả lại cho người dân những quyền cơ bản để làm người. Khi chế độ phong kiến sụp đổ, một chế độ khác thay thế nếu không theo định chế dân chủ, không tam quyền phân lập hoặc dân chủ trá hình sẽ tạo cơ hội cho cá nhân hay một nhóm cá nhân cầm quyền nổi lên lòng thèm khát, tái tước đoạt quyền làm người của toàn dân.

Quyền làm người của nhân dân để trước mắt nhà cầm quyền mà không có định chế dân chủ trùm lên bảo vệ cũng giống như mỡ để trước miệng mèo mà không có lồng che. Hầu hết những nhà nước phi dân chủ tiếp theo sau chế độ phong kiến đều đã xử sự như vậy, hiếm hoi và may mắn lắm mới xuất hiện đâu đó một ông độc tài nhưng mà tốt, biết kiềm chế cơn thèm khát quyền lực của mình.

Nhà cầm quyền cộng sản do ông Hồ Chí Minh lập ra, sau khi Nhật đầu hàng đồng minh thì đối mặt ngay với cuộc chiến 30 năm đã tạo lý do cho họ đưa toàn bộ quyền làm người của từng người dân vào chế độ quân quản thời chiến. Vì lí do nầy hay lí do khác hoặc vì thấy cần thiết phải hy sinh cho chiến thắng nên người dân có thể chấp nhận điều nầy.

Nhưng vào giai đoạn hòa bình, nhà nước đặt dưới quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng Sản, lại đưa cả nước tiến lên CNXH theo đường lối kinh tế hoạch định. Toàn bộ tài sản, đất đai, tư liệu sản xuất, phương tiện sản xuất đều được quốc hữu hóa để đặt dưới quyền quản lý của nhà nước. Quyền làm người của từng người dân, tuy không phải là vật chất nhưng cũng được nhà cầm quyền duy vật đưa vào tập thể, được quốc hữu hóa và cũng được quản lý nghiêm ngặt như các loại tài sản vật chất khác. Từ đó, sinh ra khái niệm “quyền làm chủ tập thể của nhân dân” mà người khai sinh ra nó là ông Lê Duẩn rất đắc ý.

Trong đêm dài bao cấp của “quyền làm chủ tập thể”, hầu như người dân mất toàn bộ quyền tự do để làm người. Tư do riêng tư, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do mưu sinh, tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự do hội họp, tự do lập hội… Tất cả những cái quyền ấy đều được nhà cầm quyền cất giữ, ai muốn tạm xin lại phải làm đơn để cơ quan chức năng xét duyệt và không phải quyền nào cũng xét trả tạm lại được. Nhớ lại thời ấy, người dân muốn làm cái gì cũng phải xin phép nhà cầm quyền. Đi từ địa phương nầy sang địa phương khác, phải xin phép. Tạm trú qua đêm tại nhà khác cũng phải xin phép.

Rồi có những việc xin phép cũng không được làm như: Ngôn luận, lập hội, biểu tình…và chuyện mưu sinh cũng bị cấm đoán. Vì thế mới có chuyện vua lốp tự ý sản xuất ra lốp xe nên bị bắt bỏ tù và những tư nhân làm ăn khấm khá bị đưa đi cải tạo.

Thậm chí cái quyền cốt lõi của con người là quyền được sống cũng bị xâm phạm nghiêm trọng. Hàng vạn người chết vì cải cách ruộng đất và gần cả triệu người bỏ xác trên biển vì đi tìm đất sống đã nói lên điều đó.

Cho đến khi đất nước rơi vào hoàn cảnh khó khăn cùng cực, hết đường xoay sở, nhà cầm quyền mới “đổi mới” chấp nhận làm ăn theo cơ chế thị trường đồng thời trả lại cho người dân một số quyền tự do như quyền tư hữu, quyền tự do mưu sinh, tự do đi lại, tự do cư trú…để phục vụ cho sự vận hành của cơ chế thị trường. Vì nếu không tư hữu, không tự do đi lại, không tự do cư trú, không tự do mưu sinh thì không thể nào làm cho thị trường lưu thông được.

So với thời “quyền làm chủ tập thể”, ngày nay, đời sống người dân trở nên thoải mái hơn, một bộ phận dân chúng đã tăng cao thu nhập, bộ mặt xã hội nhờ vậy đã được cải thiện đáng kể.

Tuy vậy, người dân Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều quyền tự do để trở thành con người bình đẳng với người dân của rất nhiều nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực.

Những người dân đã khai trí, hiểu mình bị mất những quyền gì và luôn luôn tìm cách đòi hỏi.

Không được ra báo tư nhân để thực thi quyền tự do ngôn luận, nhiều người dân đã thay thế bằng cách ra blog, ra web, vào mạng xã hội… để viết lên chính kiến của mình. Những trang nầy càng ngày trở nên lớn mạnh và uy tín đến mức trở thành một luồng truyền thông khác bên cạnh luồng truyền thông của nhà cầm quyền.

Nhà cầm quyền đang tìm mọi cách dẹp luồng truyền thông nầy, nhưng e rằng không thành công vì người dân đã biết quyền của mình đến đâu. Nhà xuất bản tư nhân cũng được nhiều người tự thành lập mà không cần xin phép nhà nước.

Không được cho phép biểu tình, người dân vẫn đi biểu tình vì họ biết rằng đây là quyền tự do phổ quát của họ, tự nhiên có, đã được hiến pháp công nhận, không cần phải xin xỏ ai. Biểu tình đòi lại đất, biểu tình chống bất công, biểu tình chống ngoại xâm… tuy bị nhà cầm quyền ngăn cấm, trấn áp nhưng vẫn cứ diễn ra khắp nơi.

Quyền hội họp, quyền lập hội cũng đang được nhiều người dân đòi lại quyết liệt dù họ phải bị trả giá bằng tù đày. Câu lạc bộ nhà báo Tự Do của anh Điếu Cày, nhóm 8604, nhóm Thức- Long- Định- Trung…là những ví dụ.

Tóm lại người dân Việt Nam trong thời đại thông tin bùng nổ đã biết tự khai trí, tự chấn khí để biết mình còn bị mất những gì và tự tin đòi lại những gì thiêng liêng thuộc về mình.

Cái gì của con người phải trả lại cho con người, hy vọng nhà cầm quyền đang được khai trí cũng hiểu ra điều đó.

Nguồn: Blog Huỳnh Ngọc Chênh

 

1 Phản hồi cho “Khai trí, chấn khí để đòi lại quyền làm người”

  1. NGÀN KHƠI says:

    TRẠI LÍNH, TRẠI CỪU, VÀ CÁI SÂN GẠCH CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRƯỚC KIA

    Thời quân chủ chỉ vua đứng đầu. Dưới vua là hệ thống quan lại giúp việc. Toàn bộ nền quân chủ chỉ gồm triều đình, guồng máy chính quyền cai trị địa phương, thế thôi. Dân chỉ là thực thể bị trị. Đó là hệ thống quân chủ chuyên chính kéo dài hàng ngàn năm, theo kiểu hoặc phong kiến tản quyền, hoặc đế quyền tập quyền. Xã hội cứ thế mà vận hành, có khi kéo dài vài trăm năm cho một triều đại, rồi một triều đại khác dấy lên, kịch bản cũ cũng lặp lại. Đó là do xã hội chưa phát triển về các mặt khoa học kỹ thuật, kinh tế văn hóa nói chung cũng dẫm chân tại chỗ là như thế. Đó cũng là lý do tại sao khi xưa vua thắng giặc thì đất nước tự chủ, độc lập. Vua thua giặc thì nước nhà bị ngoại bang đô hộ, mất nước. Tình trạng thời Bắc thuộc của nước ta kéo dài hàng ngàn năm là thế. Trong thời cận đại, sau khi triều đình VN bó tay trước người Pháp, chế độ thực dân được thiết lập cả gần trăm năm trên đất nước cũng là như vậy. Có nghĩa trình độ dân trí, cơ chế xã hội đều là những cái quyết định cho ý nghĩa và tính cách của dân sinh xã hội. Trình độ dân trí thấp, dễ bị lũng đoạn, khống chế bởi cơ chế, cho dầu cơ chế đó hà khắc, phi lý nhất, như cơ chế quân chủ, cơ chế độc tài. Trong chế độ thực dân, ý thức và nhất là dân trí của nhân dân còn thấp, khó chiến thắng sự hà khắc, vũ lực, sức mạnh của chính quyền thực dân được, đó là lý do tại sao Phan Chu Trinh đã xướng lên thuyết chấn dân khí, nâng dân trí một cách hoàn toàn cần thiết, đúng đắn. Cho nên chế độ thực dân là một chế độ ngu dân trí, muốn thoát khỏi thực dân, chì có thể bắt đầu bằng khai dân trí. Đó là sự hoạch định nguyên lý giải phóng dân tộc hoàn toàn sáng suốt, tiết kiệm, đúng đắn, hiệu lực của nhà cách mạng chân chính Phan Chu Trinh. Phan Chu Trinh hoàn toàn biết khi lực lượng thực dân mới bắt đầu xâm lược nước ta, do sự nhận thức yếu kém hay sư ngu dốt của triều đình VN, cộng với sự sơ đẳng về vũ khí nên mới chịu sự thất bại và mất nước. Đến khi thực dân đã thiết lập chế độ thuộc địa, điều đó càng trầm trọng hơn, nên quả thật khó làm cuộc chiến tranh giải phóng ít tốn kém mà hiệu quả. Đó là ý nghĩa của cuộc cách mang dân quyền, nhân quyền và duy tân giải phóng dân tộc mà họ Phan đã khởi xướng. Chỉ tiếc nó chưa thành công vì hoàn cảnh, thời cơ quốc nội và quốc tế khi đó hoàn toàn chưa đến, vì hãy còn đang là khởi điểm. Sau này, khi thế chiến thứ hai chấm dứt, Phan Chu Trinh không còn nữa, nhưng khi ấy phòng trào giải phóng các dân tộc bị áp bức dưới chế độ thực dân, thuộc địa đã phát triển và thành công mạnh mẽ. Nhưng một bước ngoặc lại xảy đến cho môt số các quốc gia. Hoặc theo chế độ dân chủ tự do, hoặc theo chế độ độc tài toàn trị kiểu mác xít lênin nit. Cho tới thời điểm hiện tại, những quốc gia theo đường lối phi mác xít, tức đường lối tư sản và tự do dân chủ đều thành công về mặt kinh tế, trong khi đó các nước theo đường lối mác xít lêninnít, tức đường lối tập trung hóa kinh tế và bao cấp trước đây hoàn toàn thất bại và đều phải quay trở về con đường kinh tế thị trường và sự hội nhập quốc tế một cách trễ chậm và muộn màng. Đó là điều thực tế chua chát mà ngày nay không còn ai có thể phủ nhận được. Nhưng một trong những nguyên nhân tác hại của nó là suốt một thời gian dài, với ý nghĩa toàn trị một cách thống nhất, xã hội đã biến thành xã hội kiểu trại lính và xã hội kiểu trại cừu. Tức chỉ có một khuôn khổ mọi mặt thống nhất từ trên xuống dưới, từ trước ra sau như quân đội hay kiểu quốc phòng toàn dân về mọi mặt, đồng thời mọi người đều ngoan ngoãn tuân theo sự chỉ đạo duy nhất từ trên xuống mà không ai có thể có ý kiến khác biệt dầu sai hay đúng. Điều đó quả thật hoàn toàn trái lại hẳn tinh thần của Phan Chu Trinh đã đề ra để vực dân tộc và đất nước dậy cách đây đã gần một trăm năm như từ đầu đã nói. Đấy tính cách cách mạng theo kiểu tư sản dân quyền và nhân quyền của họ Phan hoàn toàn khác hẳn với chính sách cách mạng của những người Bonchevik trước kia mà khởi điểm bắt đầu từ ông Hồ có lẽ cũng chính là như vậy.

    ĐẠI NGÀN
    (04/7/12)

Phản hồi