WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ngoại trưởng Indonesia cứu nguy cho ASEAN

Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa (giữa), Bộ trưởng ngoại giao kiêm phó thủ tướng Campuchia Hor Nam Hong (trái) và Ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya phát biểu tại một cuộc họp báo ở Jakarta

ASEAN vừa trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Cuộc hội nghị lần thứ 45 của ngoại trưởng 10 nước ASEAN lâm vào bế tắc, lần đầu tiên không ra được Tuyên bố chung, do sự phá đám dấu mặt của Bắc Kinh.

Phiên họp cuối chiều ngày 17/7/2012, chủ tọa khóa họp là Ngoại trưởng Campuchia Hor Nam Hong tuyên bố hội nghị đã không đạt được tuyên bố chung vì có 2 nước nhất định đòi ghi cuộc tranh dành lãnh thổ với một nước lớn vào (ám chỉ Philippines và Việt Nam).

Tân Hoa Xã đưa ngay tin bình luận coi đó là thắng lợi của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng ở Biển Đông. Ông Hor Nam Hong sau khi đổ lỗi cho Philippines và Việt Nam, liền thanh minh rằng ông rất công bằng không thiên vị, không bênh một bên nào.

Nhưng các nhà báo quốc tế có mặt rất tinh đời. Báo Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ đều đưa tin là chủ nhà đã làm lợi cho nước lớn, có thể là con ngựa thành Troia của Bắc Kinh, đã bị mua vì Trung Quốc vốn có sẵn cả âm mưu và đô-la. Ngôi nhà họp quốc tế là “Cung Hòa Bình” – Peace Palace, là quà tặng của Trung Quốc, trị giá 20 triệu đô-la.

Một số bài bình luận tỏ ra thất vọng về ASEAN, coi đây là biểu hiện của khủng hoảng và bế tắc, rằng nó không còn tương lai trước một kẻ bành trướng hung hãn, thâm độc có nhiều âm mưu và phương tiện chia rẽ.

Nhưng không phải vậy. Đã có ý cảnh báo Bắc Kinh chớ vội hý hửng, vì tuy đạt về chiến thuật nhưng Bắc Kinh sẽ vấp phải những thất bại chiến lược mới, do các nước ASEAN sẽ cảnh giác hơn với Trung Quốc, sẽ tìm cách thắt chặt đoàn kết hơn trước hiểm họa phương Bắc quá rõ.

Quả đúng như vậy. ASEAN không chia rẽ. ASEAN vẫn đoàn kết. ASEAN vẫn ra được tuyên bố chung 6 điểm nguyên tắc cho những tranh chấp vùng Biển Đông.

Đó là vì tất cả các nước ASEAN không chấp nhận thất bại, ở ngay trong cuộc họp này. Các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Lào, và cả Campuchia nữa, cuối cùng cũng nhận ra nhu cầu phải cứu vãn tình thế, vì lợi ích tối cao của mỗi nước, cũng vì lợi ích chung của khu vực.

Những người đóng góp lớn nhất vào sự chuyển biến có hậu này là ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, ngoại trưởng Malaisia Amifah Haji, ngoại trưởng Singapor K.Shanmugan.

Trong gần một tuần lễ từ sang 18/7, các vị này chạy lui chạy tới, đôn đáo trao đổi bàn luận, giúp nhau sáng kiến, củng cố niềm tin để đánh thông bế tắc, tìm ra giải pháp.

Công đầu rõ ràng là thuộc về Ngoại trưởng Indonesia M. Natalegawa, người rất gần với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, một nhà lãnh đạo luôn quan tâm đến vai trò tập thể của ASEAN. Suốt 4 ngày, ông M. Natalegawa hoạt động không ngơi nghỉ, 2 lần ghé Kuala Lumpur để gặp ngoại trưởng Amifah Haji. Ông này cũng nhắc đi nhắc lại ý mình là “ ASEAN phải có tiếng nói duy nhất, phải có tiếng nói thống nhất. Không thể để cuộc họp không có kết luận, sẽ tạo một tiền lệ xấu và nguy hiểm”.

Sau đó ông ghé qua Hà Nội 2 lần, gặp cả tổng bí thư, cả thủ tướng, cả Bộ trưởng Phạm Bình Minh, rồi lại trở về Pnom Penh lần thứ tư để thuyết phục cả thủ tướng Campuchia Hun Sen và Bộ trưởng Ngoại giao kiêm phó thủ tướng Hor Nam Hong. Trước đó, ông còn sang Vientiane, Manila.

Ông Natalegawa kể lại trước ngày 17/7 ông đã đích thân thảo đi thảo lại đến 6 lần bản thông cáo chung, từ cụ thể nhất đến chung chung nhất, nhưng đều không được nhất trí. Bản chung cuộc ông đưa ra ngày 25/7 này không nói những tranh chấp cụ thể, chỉ nói đến 6 nguyên tắc nhất trí để thảo ra Văn kiện về ứng xử ở Biển Đông (DOC) trong một cuộc họp sắp tới, điều mà Trung Quốc cũng đã buộc phải tuyên bố đồng tình. Trong bản mới này, có nguyên tắc không được dùng vũ lực là điều Trung Quốc rất quan ngại, vì bị chạm đúng nọc.

Trong cuộc họp báo ngày 25/7 ở Pnom Penh ông M. Natalegawa đứng cạnh ông Hor Nam Hong để trình bày với các nhà báo quốc tế, nói rõ rằng cuộc họp ngoại trưởng ASEAN đã có kết luận nhất trí, “chúng tôi đoàn kết và thống nhất”, “chúng tôi không chia rẽ, không chống đối nhau”. Trung Quốc bị một cú phản kích đau điếng. Ông Trì Hạo Điền hết vênh mặt.

Họat động mạnh mẽ, xuất sắc của ngoại trưởng M. Natalegawa rất đáng khâm phục. Thật ra không có gì là lạ. Ông là một nhà ngoại giao trẻ xuất sắc. Ai đã từng gặp ông ở trụ sở Liên Hiệp Quốc – New York hồi 2006 khi ông hơn 40 tuổi, là Đại diện của Indonesia, có thể thấy ông hoạt bát, thông minh ứng phó ra sao trước các nhà báo quốc tế, với tiếng Anh nhuần nhuyễn, chứ không nói kiểu công thức, theo sách giáo khoa như phần lớn các nhà ngoại giao Hà Nội. Suốt mấy tháng nay ông gặp bà ngoại trưởng Clinton nhiều lần và luôn tâm đầu ý hợp.

Điều dễ hiểu là Indonesia là một nước lớn, rộng gần 2 triệu km2, gồm hơn 17 ngàn đảo,với 240 triệu dân, rộng gấp 6 lần và đông dân gấp 3 lần Việt Nam, rất xứng đáng là nước đầu tầu, nước đàn anh chững chạc, năng động của ASEAN. Lâu nay Indonesia đã chọn con đường liên minh tòan diện với Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản, tạo thế chiến lược tự tin vững chãi.

Trong khi ấy, bộ trưởng ngoại giao VN ở Pnom Penh và thứ trưởng ngoại giao VN ở Hà Nội khi trả lời các nhà báo Pháp và Nhật Bản…, chỉ có mấy câu trả lời vuốt đuôi kiểu than thân trách phận, rất giống nhau ở chỗ mất tự tin, mất phương hướng: “cuộc họp đã thất bại”, “thật là đáng tiếc”, “tình hình đang xấu đi”, “chúng tôi không hài lòng”. Họ không biết nói gì thêm.

Gương sáng hành động có hiệu quả của nhà ngọai giao Indonesia thật đáng ca ngợi và học tập.

Blog Bùi Tín (VOA)

7 Phản hồi cho “Ngoại trưởng Indonesia cứu nguy cho ASEAN”

  1. Tran Binh Trong says:

    Bởi vì dốt nên quan chức cộng sản phải bợ đít tàu, làm thái thú cho tàu đan tâm bán rẻ đất nước để làm quan bù nhìn dưới sự cai trị của tàu, chúng đã đàn áp dã man những người yêu nước.

    • Củ Lẫn says:

      Dốt mà lại muốn được làm “quan” nên mới làm khổ cho đất nước…

  2. Trung Hoàng says:

    Với hướng tiến ngang ngược bướng bỉnh cuả Cái Lưỡi Bò Trung Quốc, Cái Cánh Cung vô hình Nam Dương, Ấn Úc, Nhật Hàn là một mối trở ngại lớn cho bá quyền bành trướng Bắc Kinh. Nam Dương là một đất nước bao gồm rất nhiều đảo kết hợp thành, cũng tương tợ như Nhật và có phần nào giống như Úc, là phải luôn cần có một lực lượng hải quân hùng mạnh, để bảo vệ sự toàn vẹn lảnh thổ lảnh hải cuả mình.

    Riêng đối với Việt Nam, có thể được xem như một bán lục điạ, vì có một bờ biển chạy dài xuyên suốt từ Bắc chí Nam. Chính vì thế, trên vấn đề an ninh lảnh thổ lảnh hải Việt Nam, hiện đại hoá hải quân chính là hướng trọng yếu rất đáng lưu tâm, cần nên phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết; những thành phần theo đóm ăn tàn, cần phải được loại trừ không thể thương tiếc. Một lời ví von cuả một số nhà lảnh đạo CSVN ngày nay, đó chính là câu nói: Việt Nam cần phải “Vươn ra biển lớn”; một cách nói gây tạo ấn tượng để quyết tâm thực hiện, nhằm hướng tới sự phát triển rộng khắp trên nhiều mặt, về lực lượng và trang bị cho hải quân Việt Nam hiện tại và cả đến tương lai mai sau.

    Trong khối ASEAN, Nam Dương là nước có đông dân nhất, với nền kinh tế đang phát triển tuy không mạnh mẻ như Nhật, Hàn, Trung Quốc trong khu vực, nhưng vẫn có cái lợi thế đó là sự ổn định trong xã hội khá vững chắc; so với xã hội Trung Quốc, thì ai cũng có thể thấy là Nam Dương khó có thể xảy ra những biến cố lớn bên trong. Trong lúc Trung Quốc với một chính thể độc đảng toàn trị Cộng Sản, sự bùng nổ trổi dậy cuả các sắc dân, mà tộc Hán đã cướp đất cuả các sắc tộc nầy, có thể tạo nên một biến động bất ngờ không thể lường trước được. Những biến động đột ngột mà Lịch Sử Trung Hoa đã luôn luôn được hay phải bị xảy ra, với bao thời Tam Phân Tứ Liệt xuyên suốt trong lịch sử cuả họ.

    Với Cánh Cung vô hình đó, ASEAN chính là mũi nhọn cuả đầu mũi tên, mà trong nó Nam Dương chính là chất xúc tác trọng yếu cho họp chất sắt thép cứng rắn đó. Mua chuộc Cam Bốt để làm giảm bớt độ sắt thép cuả mũi nhọn nầy, CSBK xem như đã thành công có tính giai đoạn, mà không thể nào có thể bao kín giử được toàn bộ ngọn lao trong lâu dài; dưới lực đẩy cuả số đông các nước trên thế giới, khi bộ mặt bá quyền bành trướng cũng như dùng “chiêu thức” đi vào cưả hậu, để quấy phá sự đoàn kết ASEAN như cả thế giới đã thấy rõ trong phiên họp mới đây.

    Cho dù CSBK cho đó là một thắng lợi, nhưng ai cũng hiểu là một thắng lợi nhờ lẻn vào bằng cưả hậu, thì chắc hẵn cũng không được thơm tho gì cho mấy.

    Xin trân trọng.

  3. Dân Việt says:

    Các nhà Lãnh đạo nhiều nước như indo làm sao mà giỏi bằng lãnh đạo Đảng và nhà nước VN được . Đặc biệt là bằng cấp . Phần lớn lãnh đạo từ cấp tỉnh đến Trung ương đều tốt nghiệp xuất sắc ( Trường Nguyễn Ái Quốc ) , ngoài ra còn có thêm vài ba cái bằng Kinh tế , Tài chính , hành chính , …

  4. Lâm Vũ says:

    Nam Dương có một tổng thống tài ba, đức độ và một ngoại trưởng trẻ, trí thức, giỏi dang. TT Susilo Bambang Yudhoyonom năm nay mới 63, vốn là một sĩ quan chuyên nghiệp, binh chủng nhẩy dù, nhưng luôn luôn phấn đấu trau dồi kiến thức, bỏ công theo học đại học và tốt nghiệp đaị học ở Mỹ, khi ông thụ huấn những khóa quân sự ở đó. Ông cũng đã lấy bằng tiến sỹ quốc gia ngành Canh Nông tại nước nhà, không lâu trưoơc khi ông đắc cử tổng thống lần đầu, Thật là một gương tranh đầu, vì ông thu thập kiến thức để giúp dân giúp nước, chứ không phải để làm quan.

    Ngoại trưởng Marty Natalegawa, năm nay 49 tuổi, đã du học ở Anh quốc và Úc. Ông có bằng tiến sỹ của đại học quốc gia Úc (ANU). Dễ hiểu là hai nhà lãnh đạo rất tâm đầu ý hợp.

    • Dân buồn says:

      Nhìn các lãnh tụ Indonesia, Singapore, Thái Lan, Phi Líp Pin,… trong khối ASEAN nói tiếng Anh lưu loát không cần thông dịch khi tiếp xúc với giới báo chí Tây phương mà thấy xấu hổ cho các lãnh tụ đỉnh cao trí tuệ nhà ta. Bằng cấp (giả có, thiệt có) thì đầy mình mà sao khi nói chuyện với quan chức, phóng viên nước ngoài phải nhờ đến thông dịch.

      • Lâm Vũ says:

        Không nói được tiếng Anh thì nói tiếng Tây, tiếng Tầu hay tiếng Việt đâu có sao. Đã có thông dịch viên mà. Vấn đề phải biết nói cái gì!

        Lấy thí dụ về tài ngoại giao của các lãnh tụ CSVN. TT Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Miến Điện (năm ngoái) lên giọng khuyên nhà cầm quyền Miến “hãy dân chủ hơn” (đúng là… chột mà tưởng ai cũng còn chột hơn mình… vài tháng sau chính quyền quân phiệt Miến thả các hết tù nhân chính trị, cho bầu cử tự do… thế có phải “quê” không?). Hay chuyện TT Clinton qua thăm VN, được TBT Lê Khả Phiêu đón tiếp. Trong lúc tró chuyện, TT Clinton thao thao bất tuyện về ích lợi của Dân Chủ cho quốc gia, LKP mặt thâm phèo… Khi TT Clinton dứt lời ông LKP chỉ nói được một câu: “VN chúng tôi không cần dân chủ”. Chấm hết!

        Đấy các lãnh tụ anh minh của cái đảng vô địch… là thế!

        Trong cả hai trường hợp, cả TT Miên Điện Thein Sein và TT Clinton chỉ còn biết… chửi thề trong bụng, dù sao cũng là Tổng Thồng một nước chả lẽ xổ nho… coi sao được!

        (Các lãnh tụ CSVN đó đều là “học trò” của Hồ chủ tịch… nhưng tôi không thích nói về ông Hồ nên xin chấm dứt ở đây).

Leave a Reply to Dân Việt