Gần một tuần lễ sau khi Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh không ra được bản Thông cáo chung, hãng tin Anh Reuters ngày 17/07/2012 đã thu thập lời chứng của nhiều nhà ngoại giao hiện diện tại các cuộc họp, để mô tả các cuộc tranh cãi chung quanh vấn đề Biển Đông.
Cảm nhận của các phóng viên Reuters là nhiều người không che giấu thái độ bất bình với cách hành xử của nước chủ nhà Cam Bốt, chủ tịch luân phiên của ASEAN, bị tình nghi là đã dùng mọi cách để áp đặt quan điểm của đồng minh Trung Quốc.
Micro của Ngoại trưởng Philippines bị tắt
Sự cố đầu tiên được Reuters ghi nhận liên quan đến Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario. Sáng thứ Năm 12/07, khi ông bắt đầu nói đến vấn đề nhạy cảm là hồ sơ Biển Đông trong một cuộc họp, bất chấp sự phản đối của Cam Bốt, đột nhiên micro của ông bị tắt.
Phía chủ nhà Cam Bốt khẳng định đó chỉ là một sự cố kỹ thuật, tuy nhiên một số nhà ngoại giao đã ám chỉ rằng sự cố đó phản ánh một thực tế thâm hiểm hơn, nằm trong một loạt các nỗ lực của Cam Bốt, đồng minh của Trung Quốc, nhằm loại bỏ đề tài Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự.
Sự kiện đó cũng như nhiều sự kiện khác, được các nhà ngoại giao trực tiếp tham gia các cuộc họp và xin giấu tên kể lại cho Reuters, đã nêu bật tình trạng phân cực sâu đậm trong nội bộ khối Đông Nam Á dưới tác động của ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Tổng thư ký ASEAN bị ngắt lời
Theo các nhà ngoại giao, Cam Bốt luôn luôn tìm cách đánh bật mọi nỗ lực đề cập đến vấn đề tranh chấp trên biển, cả trong các cuộc họp của ASEAN lẫn tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) với sự tham gia của Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
Một ví dụ cụ thể được nhiều nhà ngoại giao Đông Nam Á xác nhận là Tổng thư ký ASEAN, Surin Pitsuwan chẳng hạn, đã bị Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong ngắt lời khi ông tìm cách đề cập đến vấn đề Biển Đông.
Ngoài việc ngăn chặn không cho ai đề cập đến Biển Đông, Cam Bốt còn bị cho là đã lạm dụng quyền chủ tịch để bác bỏ việc công bố bản Thông cáo chung có nhắc đến tranh chấp Biển Đông.
Reuters kể lại : Hôm thứ Sáu 13/07 là ngày cuối cùng của Hội nghị, vào hôm ấy các nhà ngoại giao đã phải rốt ráo làm việc để tránh cho cả khối bị bẽ mặt và thống nhất được trên một bản Tuyên bố chung vào giờ chót.
Có đến 18 dự thảo nhưng tất cả đều bị bác
Indonesia là nước có dấu hiệu hăng hái nhất. Theo một nhà ngoại giao ASEAN, thậm chí Ngoại trưởng Indonesia là ông Marty Natalegawa còn gọi đồng nhiệm Singapore, khi ấy đang ở sân bay, là phải quay trở lại để góp phần thảo ra bản Thông cáo chung.
Theo nhà ngoại giao kể trên, ông Natalegawa đã phải thảo ra đến 18 bản khác nhau để điều hòa quan điểm giữa Cam Bốt, và hai nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc là Philippines và Việt Nam.
Thế nhưng các cố gắng đó rốt cuộc đã trở thành vô ích do thái độ khăng khăng của Cam Bốt, nhất quyết không chấp nhận bất kỳ ghi chú nào liên quan đến bãi cạn Scarborough – nơi diễn ra cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines – ngay cả khi Manila đã nhượng bộ và chấp thuận đề nghị của Indonesia chọn từ ngữ chung chung là “bãi cạn bị ảnh hưởng (affected shoal)”.
Đối với nhà ngoại giao đã kể lại sự cố trên, Cam Bốt là nước phải chịu trách nhiệm về việc Hội nghi ASEAN không có được thông cáo chung : “Lẽ ra chủ nhà phải đóng một vai trò tốt hơn, nhưng họ đã không làm như thế”.
Một nhà ngoại giao : Trung Quốc đã mua được lòng trung thành của Cam Bốt
Một nhà ngoại giao đã mô tả Cam Bốt, nước hiện giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm nay, là “chủ tịch tồi tệ nhất”, và cho biết là Trung Quốc đã thành công trong việc mua lòng trung thành của Cam Bốt và một số nước khác bằng sự hào phóng về mặt kinh tế.
Theo Reuters, diễn biến tại hội nghị ASEAN đã phá vỡ những nỗ lực nhằm xây dựng các “quy tắc ứng xử” trên biển trong năm nay giữa ASEAN và Trung Quốc, làm tăng nguy cơ là các sự cố ngày càng nhiều giữa hải quân các nước trên vùng biển dồi dào dầu khí bùng lên thành xung đột.
Sự cố đó cũng nêu bật những thách thức lớn đang chờ đợi Hoa Kỳ vào lúc nước này chuyển trọng tâm chú ý về quân sự và kinh tế qua châu Á nhằm đối phó với đà vươn lên của Trung Quốc. Biển Đông đã trở thành ngòi nổ quân sự tiềm tàng mạnh nhất châu Á do việc các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh đang đẩy Trung Quốc vào thế chống lại Việt Nam và Philippines trong cuộc đua nhằm khai thác lượng dầu khí có thể rất lớn dưới đáy biển.
Trọng Nghĩa (RFI)
Cám ơn các bloger đã có lời thức tỉnh tinh thần tự tôn dân tộc, tinh thần quật khởi của nhân dân Việt nam. Hỡi đồng bào! toàn dân hãy xuống đường nêu cao chí khí chống giặc tàu xâm lược, đập tan bè lũ tay sai bán nước- những con điếm chính trị cho Trung cộng. Khi đi bà con mang theo máy ảnh, quay phim chụp hình bọn chó săn đạp mặt, bóp mồm nhân dân để gửi lên công luận thế giới văn minh làm tư liệu về một thời kỳ mông muội của tổ quốc tôi.
Khi xưa, thời CSVN trợ giúp Heng Samry và Hung Seng đánh đuổi Kmer Rouge của Pol Pot(chống đỡ bởi TQ để đánh phá đòi vùng biên giới Hà Tiên cho Cao Miên), thì Tầu Quen đã gọi dân Miên là”khỉ đen”,mà bây giờ TQ tiếp tục giật dây, dậy”khỉ đen”làm trò,phá hoại ASEAN dùm ông chủ gánh”circus”.
Vậy mà CSVN vẫn tiếp tục”bắt chước”(như khỉ !!) mô hình”độc tài,độc tôn”chính trị, và kinh tế”lạc hướng XHCN” của ông chủ TQ, mặc dầu bị “ông chủ” xua đuổi ở Biển Đông !!
Chuyện Mên Lào bỏ VN theo Trung quốclà chuyện đương nhiên chỉ sớm hay muộn mà thôi, Trung quốc chỉ bỏ ra chừng 10 tỉ đô trong 3 ngàn tủ đô thặng dư mậu dịch là số tiền rất nhỏ để mưa đứt cán bộ lớn nhỏ của Mên Lào là chuyện thật mà tôi đã cảnh cáo trước đây nên tôi không ngạc nhiên thái độ Cambot như vậy,
Với tình hình thế giới hiện tại VN vừa rất may nếu biết khai thác cái hung hãng ngang ngược của Trung lôi cuốn Thế giới vào cuộc chiến tranh với Trung quốc thì TRung quốc sẽ nhanh và bị chia thành nhiều nước nhỏ , qua cuộc chiến VN ít tốn kém ít bị tàn phá mà lấy lại được trọn vẹn đảo biển và lãnh thổ đã mất vào tay Trung quốc và chấm đứt được mối hiểm họa từ phương Bắc từ ngàn xưa, Nếu không đánh ngay thì VN sẽ mất vào tay Trung quốc bằng nhiều cách trong đó có cách Trung cộng bỏ ra 10 tỉ đô để mưa đứt cán bộ lớn nhỏ của Việt nam, đó là số tiền rất nhỏ của TRung mà Trung quốcđã và đang bỏ ra mua nhưng chưa xong và do tháu độ Trung quốc quá ngang quá vội, quá tham và có thái độ quá trịch thượng làm bất mãng phần lớn bộ chính trị VC nên mới có chuyện nhà nước VC , Nếu Mỹ chỉ hăm dọa mà không đánh Trung cộng thì thế nào Trung cộng cũng thoát hiểm rồi dầm dầm Mỹ buộc phải chia chát quyền lợi vớt Trung quốc và bỏ rơi toàn vùng biển đông, rồui sau đái thế giới sẽ có đại loạn rồi chiến tranh hủy diệt cả thế giới,
Vậy muốn cứu thế giới , cứu VN thì phải đánh Trung quốc ngay, đánh lúc Trung quốc còn yếu và đang bi bao vây, Nếu không dánh ngay thì VN và cả đông nam Á, Nhật bản Nam hàn xát nhập vào Mỹ thảm họa Trung quốc xâm lược chứ chưa tránh được thảm họa hủy diệt môi trường thế giới do dân số gia tăng và sự hưởng thụ vật chất của từng cá nhân bùng nổ, đó mới thật hiểm họa toàn cầu. Để thoát được hiểm họa đó phải có kế hoạch hòa bình nhân đạo tự nhiên hạ dân số thế giới còn lại một nữa, khuyến khích sông giản dị, cân bằn giữa vật chất và tinh thần, từng bước xóa bỏ biên giới quốc gia, điều chỉnh lại mật độ dân số và tài nguyên thiên nhiên của thế hiới cho hợp tình hợp lý thì nhân loại mới hòa bình an lạc sung túc, tình thương, hạnh phúc vĩnh cửu trên địa cầu nầy , Đó là việc làm rất dễ ở trong tầm tay nhân loại mà nếu không làm thì chết thê thảm còn lôi kéo mọi sự sống xuống hố thẳm tậng cùng chổ chết..
Nếu theo dõi chính sách tráo trở , lật lộng , bội tín , nghiêng ngã cuả Việt nam từ xưa cho đến nay, nhất là hiện nay nhằm bảo vệ sống còn mong manh dù bị cô thế thì Kampuchia không chĩ trung thành với Trung Quốc mà âm thầm ngoan ngoãn với Hà nội nưã !
Nhìn chính sách ngoại giao giưã Hànội và Bắc Kinh qua 4 tốt va 16 chữ vàng ngày càng phát triễn thì những phản ứng ngoại giao cuả Kampuchia vẫn phục vụ rất nhiều không chĩ cho Bắc Kinh mà cho Hànôi nưã . Cho nên Bác Chênh nói tới tâm và tầm cuả Kampuchia lúc này là không chê vào đâu…
TẠI SAO LẠI CÓ THỂ XẢY RA ĐIỀU TẠP NHẠP TẠI MỘT HỘI NGHỊ KHỐI CÓ TÍNH QUỐC TẾ NGHIÊM TÚC ?
Dĩ nhiên Kampuchia chỉ là một nước nhỏ trong khối nhiều nước. Kamphuchia không dại dột gì tự tạo ra thế cô lập với những nước khác nếu không có một nước lớn nào đó hậu thuẫn, đó là Trung Quốc. Quả nhiên Kampuchia đã quá đánh bài liều khi có những hành động đứng về phía TQ trước diễn đàn quốc tế của khối như thế. Sự cả tin này của Kampuchia quả là nông nỗi và dại dột. Tuy nhiên giống như đã ở trên lưng cọp nên phải theo luôn. Song cái đáng nói nhất ở đây của Kampuchia là vô hình chung tự mình đã làm ra thế bế tắt của khối, giống như một sự phá hoại, chia rẽ rất đáng thất vọng và đáng buồn cười của khối. Nhưng cái đáng phải cười hơn nữa chính là những điều Kampuchia làm theo sự chống lưng của TQ tỏ ra mang tính thấp kém, giang hồ, chẳng khác gì cuộc bàn thảo của những tay anh chị trong một góc chợ nào đó, giống cách đá cá lăn dưa, mà không phải sự trang trọng, đàng bệ của những nước chững chạc trong tư thế của một khối Asean đang đầy triển vọng về tiếng nói và nhiều mặt khác như yếu tố một khối nước quan trọng tại Đông Nam châu Á. Điều này quả thật có nói lên tính cách bất xứng nào đó trong hành vi, thái độ rõ ràng là không đàng hoàng của TQ trong cộng đồng quốc tế đã càng ngày càng quá vụng về và lộ liễu như ngày nay.
NON NGÀN