WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Nhạc Sĩ tài hoa và những dư âm

Mấy hôm trước, một lần tôi tình cờ vào trang mạng nghe được bài hát Chân trời màu tím của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Bài hát đã mang một không khí tình yêu lãng mạn vào khung cảnh chiến trường đầy ác liệt cam go của đất nước Việt Nam trước năm 1975, thêm vào đó cả sân khấu được bài trí toàn một màu tím đã gây một ấn tượng khó phai trong tôi. Cái cơ duyên trong cuộc đời nhiều khi lại bắt nguồn từ những sự tình cờ như thế. Vì rằng thường thì người ta yêu mến bài hát vì nó phù hợp với tâm trạng, mà ít khi để ý tác giả là ai, cho đến khi có một sự kiện nào đó. Thì ra nhạc sĩ Trần Thiện Thanh cũng là tác giả của nhiều bản tình ca nổi tiếng mà tôi ưa thích hồi trẻ như: Anh về với em, Chuyện hẹn hò, chiếc áo bà ba, Lâu đài tình ái, Lời tình viết vội…; đến lúc này thì tôi thực sự dành hẳn tình cảm ngưỡng mộ cho người nhạc sĩ tài hoa này.

Có một điều thú vị là tôi đã nhầm lẫn tên gọi khi thấy trên các trang mạng ghi là: Nhật Trường – Trần Thiện Thanh. Lúc đó tôi không hiểu lắm, cứ nghĩ đây là tên của hai người hát chung hoặc là hai nhạc sĩ đồng sáng tác. Quả là mình đã lầm, vì thực ra đây chỉ là tên của một người, cùng là của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Vì khi trò chuyện với chị Dáng Thơ (dangtho.blogspot.com) bên Australia thì mới được chị cho biết điều này. Nhật Trường là nghệ danh mà nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sử dụng khi ca hát và biểu diễn. Rồi chị Dáng Thơ lại gửi email cho tôi thông báo về buổi nhạc hội tưởng niệm cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh tại Úc Châu mà chị cũng là người tổ chức. Lúc này thì tôi mới hiểu rõ hơn về người nhạc sĩ tài hoa này.

Cũng vì điều đó mà tôi liên tưởng đến một câu chuyện xưa thú vị: Ấy là thời Tam Quốc, Lưu bị là người có hoài bão mang lại thái bình cho thiên hạ. Đất nước loạn lạc vì chiến tranh, sinh linh đồ thán, trong khi đó Lưu bị vẫn long đong lận đận vì chưa tìm được người tài trợ giúp. Trong giới nho sĩ ẩn dật người ta hay nói nhiều đến Ngoạ Long – Phượng Sồ. Đây là tên của hai danh sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ: Ngoạ Long là Gia Cát Khổng Minh, Phượng Sồ là Bàng Thống. Người ta đồn rằng, nếu có được một trong hai người ấy thì sẽ thành đế nghiệp. Lưu Bị cũng nghe nói vậy nhưng chưa biết Ngoạ Long – Phượng Sồ là ai, ông vẫn cứ nghĩ đó là tên của một người. Cho đến khi ông gặp được Từ Thứ (một mưu sĩ tài giỏi giúp đỡ nhiều cho Lưu Bị) thì mới vỡ được lẽ. Khi biết được Lưu Bị có Từ Thứ trợ giúp, Tào Tháo đã bắt giam lỏng mẹ để Từ Thứ phải bỏ Lưu Bị mà về với mình. Là người con có hiếu, Từ thứ đành từ biệt Lưu Bị để về Hứa Đô gặp mẹ. Trước khi chia tay, Từ Thứ nói với Lưu Bị:

- Gần đây có một kỳ sĩ, sao chúa công không mời ra để mưu nghiệp lớn?

Lưu Bị rơm rớm nước mắt hỏi:

- Người đó là ai? Tài năng so với ngài như thế nào?

Từ Thứ nói:

- Tài năng của tôi so với người ấy thì như đom đóm so với mặt trăng vậy.

Lưu Bị lại hỏi:

- Tại sao ngài lại không mời ông ta giúp tôi luôn chứ, hay là ngài muốn thoái thác thì mới nói như vậy?

Từ Thứ lại trả lời:

- Người đó không muốn đi đâu hết, chỉ có chúa công thành tâm đích thân đến mời thì mới được.

Nghe thấy thế Lưu Bị mừng rỡ, vội hỏi:

- Thế quý danh của người ấy là gì?

- Tên người đó là Ngoạ Long. (Từ Thứ trả lời)

Lưu bị hỏi dồn:

- Ngoạ Long – Phượng Sồ?

Từ Thứ phì cười:

- Ngoạ Long – Phượng Sồ là tên của hai người. Ngoạ Long là Gia Cát Khổng Minh, Phượng Sồ là Bàng Thống ở Giang Đông.

Chuyện là vậy, để hiểu và biết đến một người nhiều khi phải cần đến cả cơ duyên nữa.
Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh cũng sáng tác nhiều bản tình ca cho người lính, bản thân ông cũng thường mặc áo lính để ca hát cho họ nghe. Những bản tình ca lính của ông mang lại không khí lãng mạn vui tươi, chứ không hề mang tính kích động hận thù. Rất nhiều người lính đã thuộc lòng những ca khúc của ông, yêu nhạc cũng như con người ông – một người nghệ sĩ tài hoa và có nhiều cống hiến cho cuộc đời.

Trần Thiện Thanh sinh năm 1942 tại Phan Thiết – Bình Thuận. Người nhạc sĩ – ca sĩ từng là giáo viên trung học này mang trong mình một tình cảm thiết tha đối với đất nước quê hương. Cũng không lạ khi ông sáng tác và hát nhiều về đời lính gian khổ, vì ông từng học trường hạ sĩ quan, đã từng gắn bó nhiều với người lính. Các bài hát của ông như xoa dịu đi những mất mát đau thương do chiến tranh mang lại, tạo niềm hy vọng vào tương lai.

Những ngày này người ta lại tưởng nhớ nhiều đến ông – người nhạc sĩ tài hoa. Nhiều bài hát của ông như: Chân trời màu tím, Biển mặn, Trên đỉnh mùa đông… lại vang lên trên các sân khấu ca nhạc. Và điều quan trọng hơn cả là những bản tình ca bất hủ của ông đã để lại dư âm đẹp trong lòng người những thế hệ hôm nay.

Văn Minh gửi đăng

1 Phản hồi cho “Người Nhạc Sĩ tài hoa và những dư âm”

  1. Trúc Bạch says:

    Hình như không có bản nhạc nào mang tên “Chân Trời Màu Tím”, mà chỉ có nhạc phẩm mang tựa đề : Chân Trời Tím

    Với câu mở đầu rất dễ thương : Anh hứa đưa em về nơi chân trời tím ….

    Một chút góp ý để đồng cảm với tác giả về một tài hoa của VN .

Leave a Reply to Trúc Bạch