WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trao đổi với nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt về vấn đề tự do [2]

 

Tiếp theo phần I

Trong phần “Khế ước xã hội”, trang 110, 111 cuốn “Nguyễn Trần Bạt- Cội nguồn cảm hứng”,tác giả viết: “Một người sinh ra trên hoang đảo, anh ta sẽ không có nhu cầu nhận thức về tự do, mặc dù anh ta đang có tự do. Như thế, vấn đề trước tiên cần bàn bao giờ cũng là,tự do trong mối tương quan giữa người dân và nhà nước, và tự do giữa con người với nhau trong xã hội”

Trong định đề trên, ông Bạt sao đã vội cấp cho “một con người sinh ra trên hoang đảo” chứng chỉ TỰ DO khí sớm? TỰ DO bao giờ cũng cần đi kèm những điều kiện của nó. Một con người bị tách ra khỏi xã hội loài người, con người đó làm sao có tự do? Anh ta ( chị ta) sống một mình trên hoang đảo, dĩ nhiên không được hưởng sự giáo dục tối thiểu. Một người dốt liệu có tự do không? Không phải cứ sống hoang dã như loài thú thì có tự do.

Vả, ông Bạt đưa con người vào hoàn cảnh phi xã hội, phi nhận thức, phi lịch sử như trên rồi ban cho nó món tự do của loài huơu nai mà được ư? Trong hành trình của con người hoang dã này, sao nó chỉ được xét trong mối quan hệ với xã hội và con người mà thiếu vắng một MỐI QUAN HỆ GỐC là mối quan hệ với TỰ NHIÊN…
Tách con người ra khỏi tự nhiên mà chiêm ngưỡng xem nó có tự do hay không là quan điểm rất duy tâm về con người. Ở chỗ này, ông Bạt đã tiếp thu cái sai lầm to lớn của Marx, khi định nghĩa về con người như sau: “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Marx sai là đã tách con người ra khỏi thế giới tự nhiên. Cần phải sửa câu định nghĩa về con người của Marx như sau mới chính xác: “CON NGƯỜI LÀ TỔNG HÒA CÁC MỐI QUAN HỆ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI”.

Trước khi Marx ra đời trên dưới hai trăm năm, một nhà bác học người Anh theo phái tự nhiên là John Locke đã khẳng định con người có ba quyền lớn nhất mà Chúa Trời ban cho như Ngài đã ban cho muông thú : QUYỀN ĐƯỢC SỐNG, QUYỀN TỰ DO VÀ QUYỀN SỞ HỮU. Sau này triết gia người Mỹ Jefferson đã dựa vào thuyết này của John Locke mà viết ra bản “tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ” bất hủ. Tách rời tự nhiên ra khỏi con người, nên Marx đã rất hồ đồ cho rằng: mọi tội lỗi, mọi sự thống khổ của con người đều do quyền tư hữu, sở hữu mà ra. Chao ôi, khi quyết liệt xóa tư hữu, xóa sở hữu, Marx đã hạ bệ con người xuống dưới cả loài kiến; vì con kiến cũng biết tư hữu, sở hữu cái tổ của chúng, sở hữu miếng ăn của chúng và sở hữu cái râu của chúng…
Cho nên, trong các nước cộng sản sau Marx, người ta đề ra một khẩu hiệu rất ngông cuồng là cần phải chống lại thiên nhiên, là vì vậy…

Con người đi tìm tự do cho mình thông qua thiên nhiên, thông qua xã hội và thông qua mối quan hệ đồng loại. Không có thiên nhiên tham dự vào hành trình tìm kiếm cuộc sống và tự do, con người sẽ không bao giờ có tự do.

Nguyễn Trần Bạt đã rất đúng và rất dũng cảm khi viết: “Qua những nghiên cứu về thực trạng thế giới thứ ba (Việt Nam nằm trong số này-chú của TMH),tôi nhận ra rằng, phần rộng lớn của thế giới lạc hậu nhất là về chính trị và biểu hiện quan trọng nhất của sự lạc hậu ấy là nhân dân ở đó không có tự do” (trang 12, cuốn: “Nguyễn Trần Bạt : Cải cách và sự phát triển – NXB Hội nhà văn 6-2011)

Khẳng định nười dân Việt Nam hôm nay sống trong chế độ cộng sản “lạc hậu nhất về chính trị” hoàn toàn không có tự do là một thách thức lớn của Nguyễn Trần Bạt với nhà đương cục độc tài.

Ngay sau những dòng đáng nể trên, ông Bạt khí chủ quan khi đưa ra một hằng đẳng thức có vẻ thiếu sự kiểm soát của khoa học: “Những nghiên cứu của tôi đã đi đến một kết luận có tính nguyên lý về lý luận, đó là KHÔNG THỂ CÓ SỰ PHÁT TRIỂN NÀO ĐI TRƯỚC TỰ DO…” (sách vừa dẫn trang 12)

Khái niệm TỰ DO không chấp nhận cái ác và cái cực đoan. Chỉ xét trong hoàn cảnh Việt Nam từ năm 1986, năm nhà cầm quyền Việt Nam bỏ chủ nghĩa cộng sản để xây dựng nền kinh tế tư bản, mặc dù chưa có tự do; rõ ràng xã hội đã có sự phát triển hơn trước, cứu dân Việt Nam thoát khỏi cuộc chết đói vĩ đại có tên là chủ nghĩa xã hội. Nên nhớ học thuyết Marx căn bản là học thuyết về kinh tế.( CỘNG mọi tài SẢN của dân vào tay đảng cộng sản). Bỏ kinh tế độc quyền bị kế hoạch hóa để làm kinh tế tư bản : đa nguyên kinh tế, đảng cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn phủ nhận học thuyết Marx. Chính họ là những kẻ CHỐNG ĐẢNG NHẤT chứ không phải là những nhà dân chủ đối lập bị họ gán cho tội chống đảng rồi bắt giam cầm trong nhà tù như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn Phan Thanh Hải sẽ ra tòa ngày 24/9/2012.

Nhà Đường Trung Hoa có nền kinh tế và văn hóa phát triển hơn châu Âu đang chìm đắm trong bóng đen trung cổ, mặc dù các vua nhà Đường chưa hề biết khái niệm tự do. Chính Tôn Trung Sơn từng khẳng định: người Trung Hoa suốt 5000 năm lịch sử không bao giờ có tự do, cũng không hề nhận thức về tự do.

Ngay thế giới Ả Rập thời đó cũng phát triển hơn châu Âu mặc dù họ chưa có tự do. Trung Quốc ngày nay là một đất nước KHÔNG CÓ TỰ DO nhưng là một ĐẤT NƯỚC PHÁT TRIỂN vào loại hàng đầu thế giới về kinh tế. Do đó kết luận: KHÔNG CÓ SỰ PHÁT TRIỂN NÀO ĐI TRƯỚC TỰ DO của Nguyễn Trần Bạt là không đúng.

Nguyễn Trần Bạt đã rất đúng khi khẳng định chỉ có nền chính trị đa nguyên ( đa đảng) mới là nền chính trị tự do: “Một thể chế chính trị hợp lý là một thể chế có khả năng được điều hành bởi những đảng chính trị khác nhau. Đó là CHÍNH TRỊ TỰ DO”(Cải cách và phát triển, trang 92, sách vừa dẫn).

Nhưng sau đó chỉ 4 trang, ông Bạt đã tự mâu thuẫn, nói ngược lại ý mình như sau: “Tự do về chính trị là giải phóng con người ra khỏi chính trị chứ KHÔNG CÓ NỀN CHÍNH TRỊ TỰ DO” (sách đã dẫn, trang 96).

Một nền chính trị đa đảng do dân bầu nên người cầm quyền là một nền chính trị vương đạo, một nền chính trị tư do. Ngược lại một nền chính trị độc tài, độc đảng là một nền chính trị bá đạo, nền chính tri không tự do, thiếu vắng nhân quyền.

Rõ ràng ông Bạt còn tỏ ra lúng túng và bất cập về quan niệm giữa tự do và chính trị.
Phủ nhận vai trò thiết yếu của các cuộc cách mạng trong vấn đề tạo dựng tự do, Nguyễn Trần Bạt viết: “Tôi cho rằng, mọi cuộc cách mạng đều không đem lại tự do, các cuộc chỉnh lý sau cách mạng đem lại tự do chứ không phải các mạng. Mọi người tưởng rằng cách mạng Pháp mang lại tự do, nhưng trên thực tế đã tạo ra Napoleon…” (Cải cách và sự phát triển –NXB Hội nhà văn 6-2011, trang 93).

Nguyễn Trần Bạt viết như thế là hoàn toàn sai. Chính cuộc Cách mạng Pháp 1789 đã tạo ra khẩu hiệu tuyệt vời: TỰ DO-BÌNH ĐẲNG- BÁC ÁI.Đây chính là cuộc CÁCH MẠNG CỦA TỰ DO. Naponeon chính là sản phẩm tự do của cách mạng Pháp. Chính nhờ thiên tài quân sự vô song của Naponeon mà thành quả tự do của cách mạng Pháp không bị liên minh quân sự hùng mạnh của các vua Châu Âu bóp chết. Sau khi chiếm gần trọn châu Âu, Napoleon đã gieo hạt giống tự do dân chủ lên toàn châu lục này. Bộ luật DÂN SỰ của Napoleon rất tiến bộ, khẳng định quyền tự do, quyền sống, quyền tư hữu của công dân, giải thoát người nông dân châu Âu thoát khỏi vòng nô lệ của các lãnh chúa là bô luật vĩ đại, là bước tiến lớn của lịch sử nhân loại. Sau hai trăm năm từ khi bộ LUẬT DÂN SỰ của Naponeon ra đời, luật pháp, hiến pháp của các quốc gia Âu Mỹ hầu như vẫn còn giữ lại tinh thần giải phóng, tinh thần tự do của Naponeon. Lấy việc xưng Hoàng Đế của Napoleon để phủ nhận vai trò tiên phong của ông giữ gìn và phát huy tinh thần tự do của cách mạng Pháp, Nguyễn Trần Bạt hầu như chưa nghiên cứu kỹ lịch sử thế giới.

Nếu không có Naponeon, thế giới ngày nay chưa thể đạt được sự toàn thắng của Tự do; trừ năm nước cộng sản: Trung-Việt-Triều-Cu-Lào vẫn còn giữ chế độ độc tài, một chế độ mà Cách mạng Pháp và Naponeon đã xóa sổ từ hơn hai trăm năm trước.
Còn có thể kể thêm hai cuộc cách mạng khác đã tạo tự do cho nhân dân,là Cách Mạng Tân Hợi 1911 do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, lật đổ nhà Thanh, mang lại nền cộng hòa cho dân tộc Trung Hoa, và cách mạng bất bạo động của Mahatma Gandhi giành độc lập cho Ấn Độ năm 1947.

Cần phải trích thêm một đoạn văn khác của Nguyễn Trần Bạt, để thấy sự ngộ nhận của ông về chuyện các cuộc cách mạng không mang lại tự do là một lô cốt ông không thể vượt qua để đi tới khái niệm tự do: “Không có hòa bình thì con người chạy trốn để tìm cách tồn tại. Tồn tại là mục tiêu của những hoạt động phi hòa bình ( tức chiến tranh)…Chính vì thế, tự do hoàn toàn không phải là sản phẩm của các cuộc cách mạng…Các nhà cách mạng tạo ra một trạng thái bịa đặt, một trạng thái được gọi là tự do sau khi ra khỏi tù…”(Sách đã dẫn, trang 93,94,95)

Những nhận xét của ông Bạt trên đều không đúng. Chính Naponeon đã dùng đại bác để rao giảng tự do, dùng chiến tranh để tạo dựng tự do trên phần lớn các lãnh thổ châu Âu phong kiến.

Nhận thức về tự do của ông Bạt quả là ấu trĩ khi ông viết: “Tự do không phải là giải phóng nô lệ vì giải phóng nô lệ là giải phóng con người ra khỏi trạng thái bị giam hãm chứ không đem lại tự do thực sự cho con người”.(Sách đã dẫn gtrang 94)
Viết như thế này, Nguyễn Trần Bạt đã vô tình xúc phạm người anh hùng giải phóng nô lệ Abraham Lincoln?

Chúng ta còn có thể tìm thấy khá nhiều sự bất cập, thiếu vắng tinh thần khoa học trong sách của ông Nguyễn Trần Bạt, không chỉ sai về quan niệm tự do, mà còn sai nhiều nơi rải rác như khi ông bàn về dân chủ, về kinh tế, văn hóa hay toàn cầu hóa…Hẹn bạn đọc trong một dịp khác chăng?

Khi chúng tôi đang ngồi viết bài báo này thì nhận được điện thoại của nhà báo, nhà thơ Lê Phú Khải gọi lên từ Cần Thơ: “Này, Trần Mạnh Hảo đừng để mất uy tín khi viết bài khen ngợi sách của ông Nguyễn Trần Bạt nhá. Ông ta đã phản bội các cuốn sách của mình rồi. Vừa qua, ông Bạt trong một bài trả lời phỏng vấn ca ngợi nhà nước cộng sản Việt Nam là không phải toàn trị, không phải độc tài, nghĩa là ngầm khen nhà nước độc đảng này dân chủ. Ông Bạt còn dám lăng nhục những người dân biểu tình đòi lại đất bị chính quyền ăn cướp là bọn người ăn vạ chính phủ. Ông Bạt còn nói nghiên cứu xã hội thì phải đứng trên lập trường của nhà cầm quyền…Nghĩa là ông Bạt đã lừa chúng ta bằng các cuốn sách dân chủ dỏm, tự do lừa. Thực ra ông Bạt là con bài của nhà nước đã bị lật mặt…Anh Hảo cho tôi ( LPK) nhắn với Nguyễn Trần Bạt rằng: ông ta là một ngụy trí thức, là một người bỉ ổi…Anh Hảo hãy vào mạng xem bài của Phạm Hồng Sơn viết về Nguyễn Trần Bạt…”


Tôi hơi bị choáng váng bởi hai cú điện thoại của nhà báo Lê Phú Khải nói về ông Nguyễn Trần Bạt. Tôi đã vào mạng đọc bài của anh Phạm Hồng Sơn, và phần nào thông cảm với sự nổi giận của anh Lê Phú Khải. Chỉ xin trích những lời ông Nguyễn Trần Bạt trả lời phỏng vấn để bạn đọc phán xét, trích từ bài báo :“Hơn hai sai lầm nguy hiểm của ông Nguyễn Trần Bạt” của Phạm Hồng Sơn Tháng 9 4, 2012 in trên © 2012 pro&contra.

Chúng tôi chỉ xin trích những lời phát biểu của ông Nguyễn Trần Bạt, ngược hoàn toàn với tinh thần khai phóng, chan chứa nỗi niềm tự do dân chủ của ông từng thể hiện trong các cuốn sách của ông, như sau:

“Ông Nguyễn Trần Bạt trả lời phỏng vấn Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ.”

Ông Nguyễn Trần Bạt phát biểu: “Và đến bây giờ, tôi kết luận là: không có bất kỳ nguy cơ nào về mặt chính trị cho các nhà cầm quyền, cho Đảng Cộng sản Việt Nam và cho chính phủ Việt Nam khi chúng ta có một xã hội dân sự lành mạnh. Ngược lại, nó gỡ cho họ những gánh nặng khủng khiếp trong việc bành trướng cơ cấu nhà nước để tổ chức quản lý xã hội, cái mà nhiều người không thiện chí gọi là toàn trị. Tôi cho khái niệm toàn trị là một khái niệm thuần tuý lý thuyết. Xã hội chúng ta thực ra cũng không toàn trị. Các nhà lãnh đạo của chúng ta không có ai toàn trị.”
Khi bàn đến vấn đề nhân quyền (quyền con người) ông Nguyễn Trần Bạt có đưa ra hai nhận định:

Nhận định (1): “Người ta tưởng rằng nhân quyền gắn liền với sự đòi đất, kêu oan, biểu tình, nhưng tôi không nghĩ như vậy. Con người sở dĩ ăn vạ chính phủ là vì họ không có năng lực.”

Nhận định (2): ”Tôi đã có một kết luận rằng nhân quyền không còn là quyền chính trị, nhân quyền là quyền phát triển và chống lại rủi ro của cuộc sống.”

Về chỗ đứng của nghiên cứu khoa học:

Nguyễn Trần Bạt. Ảnh Internet

Nguyễn Trần Bạt phát biểu: “Nghiên cứu xã hội học tức là anh phải đặt mình vào địa vị của nhà cầm quyền, bởi vì bao giờ những nghiên cứu xã hội cũng phải bắt đầu từ lực lượng xã hội mạnh nhất, mà lực lượng xã hội mạnh nhất chính là các đảng chính trị cầm quyền. Vì nếu không xuất phát từ quyền lợi của các đảng chính trị cầm quyền thì các khái niệm tử tế không hình thành được. Cho nên phải đặt mình vào địa vị của họ để nghiên cứu cái mà mình muốn có hại gì cho họ không?”

Ông Nguyễn Trần Bạt ơi, sao lại quay ngoắt 180 độ như thế này? Ông vừa mới phê phán đảng cộng sản Việt Nam là độc tài, là phi dân chủ, là tước đoạt tự do của nhân dân Việt Nam, sao giờ ông lại đổi giọng nịnh đảng thế, lại chửi dân oan, lại công khai nói ông đứng hẳn về phía chính quyền để nghiên cứu xã hội. Ông đã làm tổn thương đến tình cảm của tôi dành cho ông trong hai bài viết về những cuốn sách rất đáng đọc của ông.

Xin ông thương lấy những cuốn sách rất được của mình mà đừng phản bội nó, hơn nữa lại đang tâm phản bội độc giả từng đánh giá cao ông, ít ra là trong thái độ dũng cảm dám đương đầu với cường quyền.,.

Sài Gòn ngày 23-9-2012

© Trần Mạnh Hảo

© Đàn Chim Việt

 

16 Phản hồi cho “Trao đổi với nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt về vấn đề tự do [2]”

  1. Vũ Thắng says:

    Cảm ơn nhà văn Trần Mạnh Hảo đã vạch ra bộ mặt thật của Nguyễn Trần Bạt – một con người ngụy tri thức, ngụy dân chủ, một tay nịnh hót chế độ độc tài của ĐCS Việt Nam đang tạo ra một chiếc bánh vẽ tư tưởng để thay mặt chế độ mỵ dân một cách trắng trợn!

  2. D.Nhật Lệ says:

    Xin đồng ý hoàn toàn với bác nhà báo,nhà thơ Lê Phú Khải.
    Trước đây,tôi có đọc vài bài viết về dân chủ của NTBạt thì thấy cũng khá nhưng cũng khám phá ra rằng bài nào ông ta cũng NÚP BÓNG và DỰA HƠI kiểu như “hơi hùm rung nhát khỉ”"Hùm” ở đây là họ Hồ làm lá bùa hộ mệnh cho những nhận định của mình.(Người nữa là gs.Tương Lai cùng một lò như NTB.).
    Đây là thủ đoạn TUYÊN TRUYỀN mới,thay cho kiểu tuyên truyền “xưa rồi Diễm” đã không còn…ăn khách
    vì thời này có Internet,nên phải tuyên truyền kiểu mới (thì mới che giấu được ý đồ bịp bợm vì không ai biết).
    Thủ đoạn này có đặc điểm là nói lung tung trên trời đưới đất một hồi nhưng kết luận sau cùng là vẫn phò nhà nước qua những biện hộ… rằng thì là mà…. v.v…Nếu đọc lướt qua,rất dễ bị hoa mắt vì HOẢ MÙ !
    Thủ đoạn tuyên truyền này là dựa vào giới có học thì mới dễ lừa dân ngu khu đen.Ngoài bọn khoa bảng
    trong nước csVN.cũng dựa vào giới có học người VN.ở nước ngoài để dễ lòe giới có học trong nước,
    khiến giới này thêm tinh thần theo kiểu “lên giây cót tinh thần” vốn đang bi quan đến tuyệt vọng !
    (Tưởng cũng nên nhắc sơ qua một thủ đoạn nữa là csVN.còn nhờ mấy tay bồi bút ngoại quốc khen mình
    để dễ lừa gạt người dân trong nước hơn như thời trước 1975).
    Do đó,khoa bảng loại này thì chúng ta nên cảnh giác vì chúng được Mao đánh giá là còn thua một cục phân và Lênin chê kín đáo (chứ không trắng trợn như Mao) là “bọn ngu xuẩn có ích”.

    • NGÀN MÂY says:

      THƯƠNG DÂN, THƯƠNG NƯỚC

      Thương dân thì chẳng mị dân
      Còn khi thương nước chẳng cần gạt ai
      Tuyên truyền dối gạt dài dài
      Vậy là chỉ có một hai thương mình
      Thương mình mới kiểu vì mình
      Bốc thơm mình mãi đặng mình lợi hơn !

      NON NGÀN
      (25/9/12)

  3. Trần Thương Nòi says:

    Bản chất lưu manh, côn đồ cộng với bệnh điên dại của các anh CCCĐ cũng đáng đề phòng. Dù sao thì chúng cũng chẳng làm ai sợ mà chỉ nhận được khinh bỉ mà thôi. Thật ra cũng nên cảm ơn nước Mỹ vì họ đã rước đi những cặn bả ô uế cho Việt Nam ta. Bà con Việt kiều có tình cảm với quê hương thì đáng hoan hô và trân trọng lắm. Nhưng cái đám CCCĐ về nước thì cũng chỉ thêm “bẩn” quê hương xứ sở thân yêu của chúng ta thôi. Dù sao thì chúng cũng chẳng còn được mấy móng. Thật tình thì đất nước dân tộc chẳng nở oán ghét và từ bỏ những đứa con mất nết hư thân. Nhưng với những kẻ bất hiếu, bất trung, đại nghịch, bất đạo, bội nghĩa, bội tín… thì có bỏ đi cũng chẳng phải luyến tiếc gì.

    • Ngụy Quân Tử - Hồ Bác Cụ says:

      Tôi đề nghị đổi tên thành ra “Trần Thuơng Giòi” nghe có “ấn tượng” và chính xác hơn.

    • NGÀN KHƠI says:

      DÂN NGU

      Một đất nước nếu dân như bầy vịt
      Chỉ cả tin, không độc lập tư duy
      Không suy nghĩ, không lập trường dân tộc
      Chỉ chạy theo, tíu tít thứ tôi đòi
      Đất nước đó trước sau đều suy thoái
      Khi mất rồi thì biết liệu làm sao ?
      Đất nước mạnh khi mọi người phải mạnh
      Mỗi người dân tự chủ lấy cuộc đời
      Không nô lệ, không kiểu như bầy vịt
      Sao dân ngu, ai tạo cảnh này đây ?

      NON NGÀN
      (25/9/12)

  4. NGÀN KHƠI says:

    SỰ NGỚ NGẨN VÀ NGÂY THƠ CỤ CỦA NGUYỄN TRẦN BẠT

    Nguyễn Trần Bạt nói : “Ngược lại, nó gỡ cho họ những gánh nặng khủng khiếp trong việc bành trướng cơ cấu nhà nước để tổ chức quản lý xã hội, cái mà nhiều người không thiện chí gọi là toàn trị. Tôi cho khái niệm toàn trị là một khái niệm thuần tuý lý thuyết. Xã hội chúng ta thực ra cũng không toàn trị. Các nhà lãnh đạo của chúng ta không có ai toàn trị.” Ở đây chẳng hiểu Bạt hiểu ý niệm toàn trị là như thế nào. Ông ta cho ý niệm toàn trị chỉ là sự phao vu của những người không có thiện chí. Trong khi đó ông ta không giải thích “việc bành trướng cơ cấu nhà nước để tổ chức quản lý xã hội” là nhằm ý nghĩa gì. Lý do nào của sự bành trướng như vậy ông ta vẫn không nói tới, điều đó hợp lý hay không hợp lý, tốt hay xấu, kể cả mục đích nào ông ta cũng không nói tới. Bởi vì Bạt vẫn cho răng khái niệm toàn trị chỉ là khái niệm thuần túy lý thuyết. Có nghĩa theo Bạt “Các nhà lãnh đạo của chúng ta không có ai toàn trị”. Rõ ràng đây không phải chỉ là Nguyễn Trần Bạt mà còn cũng là Lý Bạt Mạng, nói để nói một cách hoàn toàn vô nghĩa lý. Điều này chắc chắn Nguyễn Trần Bạt đang tự dọn đường cho mình vào chính quyền, chuẩn bị tham gia vào cái không phải toàn trị như anh ta đã tuyên bố. Anh ta quyên rằng lý thuyết nào, đường lối nào, cơ chế nào, tập thể nào hoàn toàn tự chuyên hết mọi chuyện, toàn xã hội không thể có ý kiến gì khác được, đó có phải là tự trị, bị trị, cưỡng trị, phần trị, hay là toàn trị ? Đúng là cách kẻ giả mù sa mưa, cách của kẻ lợi dụng sự hổn tạp của xã hội nhằm múa may quay cuồng, kẻ múa gậy vườn hoang, tự đạp đất bay lên mà không có cơ sở tri thức, nhận thức khoa học đầy dủ, khách quan, hay chỉnh đốn nào cả.

    NON NGÀN
    (24/9/12)

  5. NGÀN KHƠI says:

    Nguyễn Trần Bạt nói: “Nghiên cứu xã hội học tức là anh phải đặt mình vào địa vị của nhà cầm quyền, bởi vì bao giờ những nghiên cứu xã hội cũng phải bắt đầu từ lực lượng xã hội mạnh nhất, mà lực lượng xã hội mạnh nhất chính là các đảng chính trị cầm quyền. Vì nếu không xuất phát từ quyền lợi của các đảng chính trị cầm quyền thì các khái niệm tử tế không hình thành được. Cho nên phải đặt mình vào địa vị của họ để nghiên cứu cái mà mình muốn có hại gì cho họ không?
    Phát ngôn như thế mà tự nhận mình như nhà “tư tưởng”, nhà “khoa học”. Bởi nghiên cứu xã hội có hai phương diện. Phương diện lý thuyết hay phương diện khoa học, và phương diện thực tiển hay phương diện ứng dụng, áp dụng. Tất nhiên cả hai khảo hướng đó đều không tách rời, hay chỉ có thể tách rời được một cách tương đối, tùy theo tính cách hoạch định của ý nghĩa hay phạm vi khảo sát rộng hay hẹp, trước mắt hay lâu dài, bao quát hoặc cụ thể, thế thôi. Như vậy nghiên cứu xã hội phải đặt vào vị trí của con người hay cá nhân mỗi người trong xã hội, tức vào từng đơn vị hay những nhóm đơn vị nào đó của xã hội. Trên cơ sở đó nghiên cứu mối quan hệ của các nhóm và mối quan hệ trong từng nhóm, đồng thời cả mối quan hệ tổng quan nhất của một xã hội cụ thể. Tức nghiên cứu cả nền tảng, nguyên nhân, chiều hướng, sự chuyển biến chung của các yếu tố đó, đâu có phải chỉ “đặt mình vào địa vị của nhà cầm quyền”, thế thì nghiên cứu nhóm cầm quyền chứ xã hội nỗi gì. Bạt lại nói “lượng xã hội mạnh nhất chính là các đảng chính trị cầm quyền”. Lực lượng đây là lực lượng gì, quyền chính, sự độc đoán, hay là lực lượng xã hội dân sự, lực lượng kinh tế xã hội. Nếu không có tài chánh của xã hội đóng góp, liệu nhóm cầm quyền có còn là lực lượng xã hội mạnh nhất không. Bạt còn nói “Vì nếu không xuất phát từ quyền lợi của các đảng chính trị cầm quyền thì các khái niệm tử tế không hình thành được. Cho nên phải đặt mình vào địa vị của họ để nghiên cứu cái mà mình muốn có hại gì cho họ không?”. Tức quan niệm sự tử tế là điều gì có lợi cho nhóm cầm quyền, và người nghiên cứu phải làm hài lòng nhóm cầm quyền, làm họ thấy cái gì người nghiên cứu muốn là không có hại cho họ, thì đó mới là sự nghiên cứu mang ý nghĩa. Đây quả là tâm lý theo cách cơ hội, hoạt đầu, phản xã hội, phản con người, phản công ích, chỉ có tinh thần, ý thức, ý chí điếu đóm lại mệnh danh như kiểu ich lợi, kiểu chính đáng cho mọi người. Một người tự nhận là nghiên cứu xã hội mà mù tịt về phương pháp luận, sai trái về mục đích, mập mờ về nền tảng, khù khờ về chức năng và cấu trúc, thế thì hỏi còn có ý nghĩa hoặc giá trị thế nào. Đấy cái tinh thần, ý thức, và mục tiêu nghiên cứu “khoa học xã hội” tại VN ngày nay chỉ là như thế, tức hiện nguyên hình như những thái độ, những tâm lý theo cách tà mị, phản chân lý, phản sự thật, phản xã hội không hơn không kém.

    THƯỢNG NGÀN
    (24/9/12)

  6. ĐẠI NGÀN says:

    NÓI CHƠI CÙNG ÔNG TRẦN MẠNH HẢO VÀ ÔNG NGUYỄN TRẦN BẠT
    KHI BÀN VỀ Ý NIỆM SỰ TỰ DO

    Ông Hảo phê phán Nguyễn Trần Bạt, song chủ yếu nhằm nhận định về ý nghĩa của sự tự do. Dĩ nhiên ở đây tôi không muốn đi sâu vào ý kiến của ông Hảo hay của ông Bạt, vì điều đó quá rõ ràng như hai ông đã trình bày và mọi người đều thấy. Ở đây tôi chỉ muốn nói chơi với ông Hảo và ông Bạt về ý niệm chung của sự tự do thôi.
    Trước hêt, tự do có nghĩa không bị ức chế hay khống chế bởi yếu tố nào khác ngoài chính ý chí, ý muốn riêng của mình, tức một chủ thể nào đó. Có nghĩa tự do luôn phải gắn vào một ý thức, cái gì phi ý thức tất cũng không có tự do, không cần nói hay không thể nói về sự tự do. Vật chất vô cơ chỉ có quán tính, không có tự do. Vật chất hữu cơ chưa có ý thức, cũng chưa có tự do. Vậy tự do chỉ nơi loài vật có ý thức. Nhưng ý thức loài vật giá trị còn thấp kém, chưa mang ý nghĩa tinh thần, do đó tự do cũng không phải được đặt ra bởi chính nó, và bởi cả cái ngoài nó. Trong khi đó, con người là một tồn tại sinh học bậc cao, có đời sống xã hội cao, có ý thức tinh thần cao, ý nghĩa tự do của loài người chính là như thế. Tự do có nghĩa mình được tự quyết định, được phát huy theo mọi hướng mình muốn một cách hữu lý, thiết yếu hay cần thiết, không bị bất kỳ một sự khống chế, một sự sai khiến, ép buộc phi lý từ một chủ thể nào đó bên ngoài, cho dù chủ thể đó là ai cũng vậy. Như thế, tự do cá nhân là tự do về phương diện cá nhân. Tự do xã hội là tự do về mặt xã hội. Tất nhiên cả hai mặt này tự chúng không ra ngoài nhau, mà chúng làm điều kiện, cơ sở cho nhau. Chỉ có tự do cá nhân khi có tự do xã hội cũng như ngược lại. Cả hai mặt này cùng gắn bó nhau và cùng quyết định lẫn nhau. Mức độ và tầm vóc của chúng đều phụ thuộc vào đó. Tự do có nghĩa là tự do về mặt chủ thể, tính độc lập về mặt chủ thể, là điều kiện phát huy hiệu quả về mọi mặt của chủ thể, thế thôi. Tự do không phải là cái gì đó quá thấp kém, tầm thường, cũng chẳng phải cái gì đó quá mơ hồ hoặc thần thánh. Tự do là ý nghĩa hay điều kiện tồn tại hoàn toàn có tính cách nhân bản của con người, thế thôi.
    Bởi vậy, mọi chế độ độc tài, cá nhân hay đảng trị, tập đoàn trị nào đó, đều là sự đi ngược lại tính tự do của cá nhân lẫn của xã hội. Bởi độc tài khống chế cá nhân, khống chế xã hội, đó thật sự là sự cưỡng chế thấp kém, tầm thường, suy hóa, không hề là nhu cầu tự nhiên, cần thiết, hoặc cao cả nào hết.
    Các Mác là người chủ trương dùng chuyên chính vô sản để thủ tiêu tự do cá nhân, thủ tiêu tự do xã hội, hướng xã hội vào trong lý thuyết của mình, hướng xã hội lập nên nhà nước vô sản, rồi dùng chuyên chính đó đạt đến ý nghĩa thủ tiêu nhà nước, thủ tiêu giai cấp, thủ tiêu tư sản, đạt đến ý nghĩa của xã hội cộng sản được ông ta gọi là cộng sản khoa học trong tương lai một cách vĩnh viễn như kiểu một thiên đàng hạ giới.
    Đó thật sự là một quan điểm hoàn toàn ấu trĩ, ngây thơ của Mác. Bởi tự do hoàn toàn đối lập với mọi sự can thiệp, mọi sự khống chế từ ngoài. Chỉ tự do mới không đánh mất bản thân. Mọi sự khống chế từ ngoài đều khiến đánh mất bản thân, đều trở thành vong thân, trở thành phi nhân bản, phản nhân bản.
    Thế thí xã hội vốn tự trong bản thân nó là một sự tự do. Không cá nhân nào đứng trên xã hội để khống chế sự tự do của xã hội, ban phát được sự tự do cho xã hội. Làm điều đó chỉ là những tên ngố, những loại phản xã hội, mặt lý thuyết cũng thế mà mặt thực hành hay thực hiện cũng vậy. Các Mác đầu tiên là một tên ngố, bởi coi lý thuyết của mình như là chân lý khách quan tuyệt đối, bắt toàn thể xã hội phải theo những điều phi lý nhất, những điều chỉ có tự Mác cho là hợp lý, nhưng mọi người khác có thể cho là ngu tối, phi lý.
    Thế cho nên tự do của xã hội là kết quả của tự do mọi cá nhân hợp lại. Mọi cá nhân tự thỏa hiệp với nhau, nhượng bộ một phần tự do riêng của mình để tạo nên tự do chung của toàn xã hội. Tính cách tự do của xã hội vừa mang tính chất tương đối vừa mang tính chất tuyệt đối chính là như vậy. Tính cách tự do của cá nhân trước xã hội cũng vừa mang tính chất vừa tương đối mà cũng vừa tuyệt đối chính là như thế. Tự do bẩm sinh của cá nhân là tự do tuyệt đối. Tự do thực tế của cá nhân là tự do tương đối trong xã hội chính là như vậy. Đó chính là kết quả của công ước xã hội, một khế ước vô hình, dựa trên nền tảng pháp lý chung, dựa trên nền tảng của trật tự xã hội chung. Cũng chính bởi vậy, một xã hội tư sản chỉ là xã hội khách quan, tự nhiên, bình thường. Trên cơ sở của xã hội tư sản đó, nền kinh tế thị trường tự nhiên, cũng là ý nghĩa kinh tế khách quan. Cũng trên nền tảng đó, một nền pháp luật bảo đảm được mọi sự dân chủ, tự do chân chính, hợp lý, khoa học, khách quan, cũng tức là một nền chính trị chân chính, khách quan, tự nhiên, mà không là gì khác.
    Lênin một là mờ tối, hai là lợi dụng Mác để nhằm đạt tham vọng quyền lực cá nhân của mình, nên đã xây dựng một nền chuyên chính độc tài dựa trên học thuyết Mác, đó là một sai lầm tuyệt đối nghiệm trọng và tai hại của Lenin đối với đất nước Nga, đối với dân tộc Nga. Tất cả điều ấy ngày nay không những đất nước Nga mà cả toàn thế giới đều đã chứng minh. Chuyên hiển nhiên đã rõ nên cũng chẳng cần phải bàn nhiều đến.
    Thế nên, thứ đến, nhận thức về sự tự do cũng còn tùy theo trình độ của người nhận thức, tức chủ thể nhận thức, tùy theo năng lực của người nhận thức, tức sự bén nhạy của họ hay tài năng riêng của họ, và thứ đến cũng còn tùy mục đích của họ. Có nghĩa bàn về sự tự do để cuối cùng xiển dương sự nô lệ, xem sự nô lệ như cao hơn, quý hơn, thiết yếu, đúng đắn, hiệu lực, cần thiết hơn sự tự do, thì lý luận đó cũng chỉ là lý luận cùn, cũng chỉ là sự bàn suông, chẳng có ý nghĩa hay lợi ích gì. Nên bàn về sự tự do chỉ cao quý hay thiết yếu khi mục đích đó là để nêu bật ý nghĩa của sự tự do, xác định đâu là tự do đúng đắn, đâu là tự do không đúng đắn, xác định sự nguy hại, phi lý của sự độc tài, độc đoán, không phải minh họa, biện minh cho mọi sự độc tài, độc đoán.
    Đấy vài lời như thế để bàn chơi với hai ông Trần Mạnh Hảo và Nguyễn Trần Bạt. Một ông thì có thể bị chính quyền ác cảm hiện nay. Một ông thì có thể được chính quyền thiện cảm hiện nay. Nhưng hai ông cũng chỉ nói qua nói lại trên phạm vi ý nghĩa quan hệ của chính quyền. Trong khi đó ý nghĩa của tự do thật sự không phải là ý nghĩa của tôn giáo, của chính trị ý thức hệ, nô lệ, thấp kém, kể cả chính trị bị suy thoái thành một thứ tôn giáo trá hình, kịch cỡm, mà lại chính là thứ tự do thật sự khách quan, cụ thể được nhìn trên góc độ thuần túy khoa học và triết học chân chính, một cách hoàn toàn tự nhiên, khách quan và hoàn toàn chính đáng. Cho nên một kẻ ngố như Mác lại được bọn điếu đóm, nịnh bợ, vô ý thức, vô trách nhiệm, tôn xưng làm thần thánh, làm chân lý tuyệt đối đúng, đó chẳng qua cũng chỉ do trình độ nhận thức, năng lực nhận thức, kể cả mục đích nhận thức như trên đây đã nói.

    VO HƯNG THANH
    (24/9/12)

  7. THƯỢNG NGÀN says:

    THÔI ĐI TÁM

    Các anh chỉ lý luận cùn
    Việc đời thấy rõ buông tuồng mà chi
    Nói suông thì có ích gì
    Cùn mằn lập luận ích chi cho đời
    Tự do là lẽ của trời
    Độc tài là lẽ của người ngu ngơ
    Ngày xưa Các Mác quá khờ
    Nói toàn những chuyện tơ mơ trên đời
    Trống xuôi kèn ngược khắp nơi
    Ở trong tác phẩm để đời vu vơ
    Bởi vì tin chắc Hegel
    Nghĩ rằng “biện chứng” là then cuộc trần
    Biết đâu đời vẫn vô cùng
    Phịa ra “biện chứng” kiểu khùng kiểu điên
    Độc tài thành một cái niềng
    Siết đầu nhân loại đảo điên một thời
    Chỉ toàn lý luận lơi khơi
    Trật chìa phình gạt trên đời toàn ngu
    Lê Nin cũng thứ lù khù
    Dếnh vào anh Mác tiếng ngu để đời
    Đảo điên nhân loại một thời
    Bây giờ mới hiểu ra trời tự do
    Tự do không phải làm trò
    Tự do nhận thức soi cho cuộc đời
    Tự do hành động đẹp tươi
    Tự do phê phán khiến người thẳng ngay
    Tự do quyết định phiếu bầu
    Tự do dân chủ mới hầu tự do !

    ĐẠI NGÀN
    (24/9/12)

  8. Phải có ranh giới rõ ràng . Ta hay không phải ta. Ông bạt nói nhiều nhưng toàn vòng vo tam quốc. Hãy tìm nguyên nhân chính cho sự nghèo khổ của đa số nhân dân lao động Việtnam.

    • THƯỢNG NGÀN says:

      LÝ LUẬN CÙN
      KIỂU NGUYỄN TRẦN BẠT

      Trong thùng rồi lại phản thùng
      Trong lò rồi lại lò dò thoát ra
      Óc toàn thứ mác lênin
      Lập nên lý luận mới tinh lẽ nào
      Nên chi cá muốn vượt ao
      Phải thành kiểu cá hóa rồng mới nên
      Đó là kiểu vượt vũ môn
      Còn như chỉ kiểu lon ton ích gì
      Nên chi cách lý luận cùn
      Như ông Trần Bạt chỉ buồn thế gian !

      ĐẠI NGÀN
      (24/9/12)

  9. vn says:

    Tôi đề nghị đưa ông Bạt ra hoang đảo để ông ắy sống một mình và hưởng TỰ DO

    • NGÀN KHƠI says:

      TỰ DO

      Tự do để chỉ làm tiền
      Tự do nịnh bợ có phiền chi ai
      Tự do nhũng lạm dài dài
      Tự do độc diễn đố ai làm gì
      Tự do lao động cu li
      Tự do ích kỷ chuyện gì mặc ai
      Tự do cấu kết nhau hoài
      Tự do sống chết mặc ai trên đời
      Tự do tâng bốc rầm tời
      Tự do tung hứng những lời quang vinh !

      NON NGÀN
      (24/9/12)

  10. michia nguyen says:

    Cám ơn bác Hảo

Leave a Reply to Trần Lê Nguyên