WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Nguyễn Văn Hiếu,Nguyễn Thị Bình, Trần Nghị và Nguyễn Duy Trinh

 

Nguyễn Duy Trinh (1910- 1985)

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Nguyễn Văn Hiếu và Nguyễn Thị Bình

16-05-1965

Mô tả: Chu Ân Lai nói chuyện với Nguyễn Văn Hiếu và Nguyễn Thị Bình liên quan đến các bước nên thực hiện nếu Mỹ leo thang chiến tranh ở Việt Nam và mở rộng vào Trung Quốc, so sánh Việt Nam với Triều Tiên.

Chu Ân Lai: Tôi đã có các cuộc hội đàm với ông Ayub Khan khi ông ấy chuẩn bị cho chuyến đi Mỹ theo lời mời gần đây. Tôi nhờ ông ấy nói với Hoa Kỳ bốn điều sau đây. Tôi chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ hỏi ông ấy rằng Pakistan, có quan hệ tốt với Trung Quốc, có biết ý kiến của Trung Quốc hay không. Lúc đó, ông ấy nên nói với họ những điều này và nói rằng đó là ý kiến ​​của Thủ tướng Trung Quốc.

Điều đầu tiên: Trung Quốc sẽ không bao giờ khởi động một cuộc chiến chống Mỹ. Đài Loan là một ví dụ. Trung Quốc đã có các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ trong 10 năm. Chúng tôi kiên định với nguyên tắc, Mỹ nên rút khỏi Đài Loan. Tuy nhiên, Mỹ không đồng ý và vấn đề không thể được giải quyết.

Cần chung sống hòa bình nhưng điều này phải dựa trên 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, chứ không phải vô điều kiện. Hoa Kỳ đã không chấp nhận bởi vì họ không muốn rút khỏi Đài Loan. Vì họ không muốn rút khỏi Đài Loan, điều đó cũng có nghĩa là họ không muốn rút khỏi miền Nam, Việt Nam. Người dân Đài Loan đã không nổi dậy như ở miền Nam Việt Nam. Chúng ta phải tự kiểm điểm những thiếu sót của chúng ta, không hướng dẫn họ nổi dậy (*).

Điều thứ hai: Những lời lẽ và hành động của Trung Quốc thì nhất quán. Chúng tôi sẽ [đưa quân] vào Việt Nam nếu Việt Nam cần, như chúng tôi đã làm với Triều Tiên.

Điều thứ ba: Bây giờ Trung Quốc đã sẵn sàng. Rõ ràng là các tỉnh giáp biên giới với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sẵn sàng. Toàn bộ Trung Quốc cũng đã sẵn sàng.

Điều thứ tư: Cuộc chiến sẽ không có giới hạn nếu Hoa Kỳ mở rộng vào lãnh thổ Trung Quốc. Mỹ có thể đánh một cuộc chiến trên không. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có thể đánh một cuộc chiến trên bộ.

—————————————————

Ghi chú:

1. Nguyễn Văn Hiếu (1922-1991) là nhà báo và là Bộ trưởng lưu động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, thực hiện nhiều chuyến đi thiện chí ở nước ngoài. Ông là Tổng thư ký của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VN từ năm 1961-1963. Đến năm 1967, là đại sứ danh nghĩa của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VN ở Campuchia, nhưng được xem như người chịu trách nhiệm về đối ngoại cho Mặt trận Giải phóng. Năm 1976 ông trở thành Bộ trưởng Văn hóa nước CHXHCN Việt Nam.

2. Nguyễn Thị Bình (1927-) là trưởng đại diện của MTDTGPMN tại các cuộc hội đàm Paris từ năm 1968, là Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam từ khi thành lập hồi tháng 6 năm 1969. Dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời trong các cuộc đàm phán bốn bên ở Paris. Bà trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục năm 1976, được bầu làm Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đầu thập niên 1990, và tái đắc cử hồi năm 1997.

Bản Anh ngữ: www.wilsoncenter.org

Lời bình của người dịch: Dân chúng Đài Loan không nổi dậy phải chăng do ở Đài Loan không có “Mặt trận Dân tộc Giải phóng Đài Loan”, khác với miền Nam có “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam”, nên dân chúng nổi dậy đánh đuổi “đế quốc Mỹ”? Và đúng như Chu Ân Lai đã nói, Cộng sản Trung Quốc đã không hướng dẫn dân chúng Đài Loan nổi dậy như dân miền Nam, nên cho đến nay đảo quốc Đài Loan vẫn chưa bị CSTQ “giải phóng” và phát triển hơn nhiều so với miền Nam đã được “giải phóng”.

————————————————————

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Trần Nghị và Nguyễn Duy Trinh

18-12-1965

Mô tả: Chu Ân Lai và Trần Nghị đưa ra chiến thuật đàm phán với Hoa Kỳ.

Chu Ân Lai: Tôi không biết lập trường của Hoa Kỳ về các vấn đề khác. Nhưng đối với các cuộc đàm phán về vấn đề Việt Nam hay Trung Quốc, thậm chí họ sẽ đến Hà Nội hoặc Bắc Kinh nếu chúng ta đề nghị [điều đó]. Tương tự như vậy, nếu chúng ta chỉ gợi ý chúng ta muốn nói chuyện với Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan, họ sẽ đến ngay lập tức.

Trần Nghị: Chúng ta có thể gợi ý rằng chúng ta có thể đàm phán về vấn đề miền Nam Việt Nam và có thể đồng ý sự hiện diện của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Chu Ân Lai: Không, không phải như thế. Chúng ta có thể thoả thuận đặt vấn đề miền Nam qua một bên, và họ sẽ đến ngay lập tức. Chỉ cần ông đồng ý liên lạc, họ sẽ đến. Nếu các điều kiện chúng ta đề xuất vì lý do nào đó ít thuận lợi cho chúng ta, họ sẽ đến nhanh hơn (1).

————————————————
Ghi chú:
1. Ngày 28 tháng 12, Hoa Kỳ phát động cái gọi là một “cuộc tấn công hòa bình”, bị Bộ Ngoại giao Bắc Việt tố cáo như là một sự lừa dối có quy mô lớn.

Bản Anh ngữ:www.wilsoncenter.org

——————————————————-

CWIHP

Thảo luận giữa Trần Nghị và Nguyễn Duy Trinh

17-12-1965

Mô tả: Trần Nghị ủng hộ việc sử dụng đàm phán song song với chiến đấu.

Trần Nghị: Chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng các ông quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng và để vạch trần bộ mặt thật của kẻ thù. Cá nhân tôi nghĩ rằng chính sách này là đúng đắn và tôi đồng ý với các ông.

Trong lịch sử của cuộc cách mạng Trung Quốc, cũng như trong lịch sử đấu tranh của Việt Nam, chiến đấu trong khi đàm phán đã diễn ra trong một giai đoạn nào đó. Chúng ta chiến đấu chống kẻ thù và khi chúng ta đạt được các giai đoạn nhất định, chúng ta bắt đầu đàm phán. Mục đích là để vạch mặt kẻ thù. Đúng vậy. Cho đến giờ, chúng tôi cho rằng cuộc chiến Việt Nam cuối cùng sẽ giành chiến thắng và một kết cục hòa bình. Hai đảng chúng ta thống nhất rằng, không có dấu hiệu nào cho thấy Hoa Kỳ muốn có hòa bình. Họ chỉ muốn mở các cuộc đàm phán để đánh lừa dư luận. Chúng ta cũng mở cuộc đấu tranh chính trị để vạch mặt họ. Nếu họ muốn đàm phán, lúc đó chúng ta sẽ nói chuyện. Đây là ý kiến ​​cá nhân của tôi.
——————————————————-

Ghi chú:
1. Nguyễn Duy Trinh (1910-1985), là lãnh đạo Đảng CS Đông Dương/ Đảng Lao Động VN liên khu 5 (khu vực phía Nam miền Trung, Việt Nam) thời Chiến tranh Đông Dương. Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Bắc Việt cho đến năm 1965, Bộ trưởng Ngoại giao và Ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1965-1979 (có nguồn ghi đến năm 1982).

Bản Anh ngữ: www.wilsoncenter.org

© Ngọc Thu (Bản tiếng Việt)

1 Phản hồi cho “Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Nguyễn Văn Hiếu,Nguyễn Thị Bình, Trần Nghị và Nguyễn Duy Trinh”

  1. Hi x Pham says:

    Noi dung cua bai tren van la nhung ngai o dat Viet dau la cong cu cua Tau Cong, ngai nao o mien Nam
    (phia Nam vy tuyen 17 hoat dong cho giac deu phai ra toa xet xu bat luan ly do gi) co the tu hinh hoac nem da (tuy ac that nhung de lam guong cho nhung ke manh tam phan lai quyen loi cua cong dong, cua QG)
    Cam on cac ngai.

Phản hồi