WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tài Liệu: Trích Biên bản cuộc họp tại Bắc Kinh giữa Chu Ân Lai và H. Kissinger về vấn đề Việt Nam, 1972

Cuộc Đàm Thoại Kissinger và Chu Ân Lai năm 1972. Ảnh Google

Biên bản cuộc họp tại Bắc Kinh giữa Chu Ân Lai và H. Kissinger về vấn đề Việt Nam, Châu Á ngày 20 tháng 6 năm 1972 tại Bắc kinh.

Trong buổi họp này, Tiến Sĩ Henry Kissinger, Phụ Tá An Ninh của Tổng Thống Richard M. Nixon, và Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai đã thảo luận nhiều vấn đề thế giới và đặc biệt là giải quyết cuộc chiến Việt Nam. Tài liệu gồm 37 trang dưới đây cho thấy sức mạnh và ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới. Từ trang 1 đến trang 26, Hoa Kỳ và Trung Cộng bàn thảo về tương quan giữa các quốc gia cùng an ninh toàn cầu. Đặc biệt từ trang 27 đến trang cuối, Kissinger và Chu Ân Lai bàn luận kế hoạch giải quyết vấn đề Đông Dương. Khai thác sự rạn nứt Trung – Nga năm 1969, Hoa Kỳ muốn tái lập bang giao với Trung Cộng. Bang giao với Trung Cộng sẽ giúp Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, lấy lại hết tù binh, giải quyết những bất ổn chính trị tại Hoa Kỳ và còn được khai thác thị trường to lớn trong lục địa. Để tái thiết ngoại giao với Trung Hoa, Kissinger đã nói với Thủ Tướng họ Chu: “Nếu chúng tôi sống chung được với một chính quyền cộng sản Trung Hoa, chúng tôi sẽ chấp nhận được ở Đông Dương”. Ngoài ra Kissinger cũng gián tiếp cam kết với Chu Ân Lai Hoa Kỳ không có ý định tiêu diệt hoặc đánh bại cộng sản Bắc Việt.

Bạn đọc có thể tìm đọc nguyên bản tiếng Anh tại links sau:

www.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB193/HAK%206-20-72.pdf

Tam dịch một đoạn quan trọng trong số đó.

“Những Nhân Vật Tham Dự: Thủ Tướng Chu Ân; Lai Ch’iao Kuan-hua Phó Tổng Trưởng Ngoại Giao; Chang Wen-Chin, Phụ Tá Tổng Trưởng Ngoại Giao; Tang Wen-sheng, Chao-chu, Thông Dịch Viên Hai nhân viên ghi chú biên bản, Tiến Sĩ Henry A. Kissinger, Phụ Tá Tổng Thống về An Ninh Quốc Gia; Winston Lord, Nhân Viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia; John D. Negroponte, Nhân Viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.

Ngày và Giờ: Thứ Ba, ngày 20 tháng 6 năm 1972, 2:05 – 6:05 chiều

Địa Điểm: Đại Sảnh Đường Nhân Dân, Bắc Kinh.

Dưới đây là cuộc đàm thoại, thương lượng và trả giá giữa Henry A. Kissinger Cố Vấn An Ninh của Tổng Thống Richard M. Nixon và Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai về tương lai VNCH.

Từ trang 27:

Chu Ân Lai và Henry Kissinger

Tiến Sĩ Kissinger: Đó không phải là ý định của chúng tôi. Chúng tôi không có ý định thành lập một chế độ công quản – nó đòi hỏi một hoàn cảnh khác thường để chúng tôi thực hiện điều này. Không phải là ý đồ của chúng tôi để tạo ra một chế độ công quản. Chúng tôi thực có ý định tạo dựng một bức tường ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng, dù về chính trị hay là thực thể vật chất. Điều khiến chúng tôi quan ngại nhất là khi cường quốc khai thác những xung đột địa phương cho mục đích riêng của họ.

Thủ Tướng Chu: Trong những phản đối của Nga Sô về bản thông cáo giữa chúng tôi với quí quốc hình như họ đặc biệt bày tỏ sự phản đối về nguyên tắc chung: “Không bên nào nên làm bá chủ.” Họ có nghĩ là điều đó nhắm vào họ không?

Tiến Sĩ Kissinger: Họ không nói, nhưng hình như họ nghĩ rằng điều đó có thể nhắm vào họ. Chúng tôi cho rằng nó nhắm vào những quốc gia muốn tạo chế độ công quản. Tôi có một thắc mắc lý thú từ Ấn Độ – không biết Thủ Tướng có nghĩ vậy không. Họ nói rằng khi Á Châu – Thái Bình Dương không bao gồm Ấ Độ, vậy những gì chúng tôi nói tức là chúng tôi thỏa thuận để Trung Hoa công quản Ấn Độ (cười). Nên tôi nói với họ là không đúng. Tôi mong Thủ Tướng không phật ý.

Thủ Tướng Chu: Ấn Độ là một quốc gia hết sức mập mờ. Đó là một quốc gia rất to lớn. Nhiều khi họ làm ra vẻ một quốc gia lớn, nhưng nhiều khi họ có mặc cảm tự ti.
Tiến Sĩ Kissinger: Họ bị khống chế bởi ngoại bang qua gần hết lịch sử của họ.

Thủ Tướng Chu: Vâng, đó có thể là một trong những nhân tố lịch sử. Và một nhân tố nữa là quá nhiều cạnh tranh vĩ đại trên thế giới. Bây giờ chúng ta sang tới vấn đề Đông Dương – – Tôi muốn nghe ông trình bày.

Tiến Sĩ Kissinger: Thủ Tướng có nói ông có vài nhận định muốn nói với tôi. Có lẽ chúng ta nên đổi vị trí để Thủ Tướng phát biểu trước.

Thủ Tướng Chu: Có những vấn đề cần tranh luận, và chúng tôi muốn nghe ông trước để biết giải pháp của ông cho vấn đề.

Tiến Sĩ Kissinger: Thủ Tướng muốn gợi ý là sau khi nghe tôi trình bày tôi sẽ thuyết phục được khiến mọi tranh luận sẽ biến mất, và sẽ không còn điều gì thêm để Thủ Tướng phải nhận định?

Thủ Tướng Chu: Tôi không có những dự tính đó, nhưng tôi thực sự mong sẽ giảm thiểu được những tranh luận.

Tiến Sĩ Kissinger: Tôi sẽ trình bày sự thẩm định thật vô tư của chúng tôi. Tôi biết không hợp với ý Thủ Tướng, nhưng tôi nghĩ dù sao nó cũng ích lợi để Thủ Tướng hiểu quan điểm của chúng tôi về hiện tình. Và tôi sẽ trình bày tình hình từ khi Bắc Việt bắt đầu vụ tấn công ngày 30 tháng 3. Tôi tin rằng tôi đã giải thích vói Thủ Tướng những mục tiêu tổng quát của chúng tôi ở Đông Dương. Hiển nhiên không phải mục tiêu của chính phủ này là sẽ duy trì vĩnh viễn những căn cứ tại Đông Dương hoặc tiếp tục chính sách khởi xướng bởi vị tổng trưởng ngoại giao đã từ chối bắt tay Thủ Tướng. Không phải như vậy? chúng ta đang ở một giai đoạn lịch sử khác. Chúng tôi tin rằng tương lai quan hệ của chúng tôi với Bắc Kinh quan trọng vô biên cho tương lai của Á Châu hơn là những gì xảy ra tại Phnom Penh, tại Hà Nội hoặc ở Sài gòn. Chắc Thủ Tướng còn nhớ khi Tổng Thống Johnson đưa quân đội Hoa Kỳ vào Việt Nam ông biện minh rằng vì một phần những gì xảy ra tại Đông Dương đã được kế hoạch tại Bắc Kinh và là một phần của âm mưu thôn tính toàn cầu. Dean Rusk đã diễn đạt như vậy trong một bản tuyên bố. Rồi quí quốc tiến hành cuộc Cách Mạng Văn Hóa và không, với những gì tôi đọc, nhấn mạnh đến phiêu lưu ra ngoại bang.

Với thực tế chúng ta đang ngồi họp trong phòng này đủ thay đổi nền tảng mục đích của cuộc can thiệp đầu tiên tại Đông Dương. Là người thừa hưởng cuộc chiến vấn đề của chúng tôi là tìm cách thanh toán nó với một phương thức không ảnh hưởng đến uy tín toàn cầu của chúng tôi và – – đây không phải là mối quan tâm chính của Thủ Tướng – – để ổn định nội bộ tại Hoa Kỳ. Nên chúng tôi đã chân thành cố gắng để chấm dứt chiến tranh, và Thủ Tướng có thể biết hoặc không biết, tôi đã đích thân khởi xướng thương lượng với Bắc Việt năm 1967 khi tôi còn ở ngoại biên của chính quyền khi không được quần chúng ưa thích, vì tôi tin rằng phải có một giải pháp chính trị để chấm dứt cuộc chiến. Rồi từ khi chúng tôi nắm chính quyền chúng tôi đã cố gắng chấm dứt cuộc chiến. Và chúng tôi hiểu, như tôi đã thưa với Thủ Tướng trước đây là, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một nhân tố vĩnh viễn trên bán đảo Đông Dương và có thể là một thực thể mạnh nhất. Và chúng tôi đã không có ý định tiêu diệt họ hoặc ngay cả đánh bại họ. Sau khi chiến tranh chấm dứt chúng tôi sẽ triệt thoái xa 12 ngàn dậm. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vẫn chỉ cách Sài gòn 300 dậm. Đó là một thực tế mà họ có vẻ không hiểu.

Thủ Tướng Chu: Điều mà họ quan tâm tới là vụ gọi là Việt Nam Hóa chiến tranh của quí quốc.

Tiến Sĩ Kissinger: Nhưng họ có một sự thiếu tự tin kỳ lạ. Chúng tôi đã cố gắng làm gì? Chúng ta hãy quên “họ là bậc thầy về phân tích những điểm khác nhau nhưng quên những khái niệm toàn bộ”. Chúng tôi đã cố gắng tách rời hậu quả quân sự ra khỏi hậu quả chính trị để rút ra khỏi vùng và để những thế lực địa phương tự xếp đặt tương lai của họ. Thật rất kỳ lạ, phía Bắc Việt đã cố níu chúng tôi ở lại để chúng tôi giải quyết vấn đề chính trị cho họ. Thí dụ như ngày 30 tháng 5 vừa qua, chúng tôi đã đề nghị là chúng tôi sẽ triệt thoái tất cả lực lượng nếu có sự ngưng bắn và hoàn trả các tù binh.

Đúng là ngày 31, không phải 30. Phía Bắc Việt sẽ ở đâu ngày hôm nay nếu họ đã chấp thuận dề nghị này. Tại sao? Vì họ muốn chúng tôi lật đổ chính quyền và đặt để chính quyền của họ vào. Chúng tôi không thương lượng. Tôi cố gắng giải thích điều chúng tôi suy nghĩ.

Hậu quả thực tế của những đề nghị của chúng tôi vẫn là để chúng tôi triệt thoái. Hậu quả thực tế của những đề nghị của họ là giữ chúng tôi ở lại.

Họ có hỏi chúng tôi “có một đòi hỏi họ đưa ra mà chúng tôi đã không đáp ứng, không thể đáp ứng và sẽ không đáp ứng, dù phải trả với giá nào với những quan hệ khác”, và đó là chúng tôi lật đổ những nhân vật chúng tôi vẫn thường giao thiệp và cũng là những người tin tưởng ở chúng tôi, đã có một hành động nào đó. Đây không phải là sự ưa thích cá nhân của một nhân vật nào đó đối với những nhân vật liên hệ. Không phải vì chúng tôi muốn có một chính quyền thân Mỹ ở Sài gòn. Tại sao chúng tôi lại muốn một chính quyền thân Mỹ ở Sài Gòn khi chúng tôi có thể sống với những chính quyền không thân Mỹ tại các quốc gia to lớn hơn nhiều ở Á Châu? Vì rằng một quốc gia không thể bị đòi hỏi để ràng buộc vào một hành động phản bội to lớn và coi đó như một nền tảng của chính sách đối ngoại.

Thủ Tướng Chu: Ông nói triệt thoái những lực lượng. Ông muốn nói triệt thoái toàn bộ Lục quân, Hải quân, Không quân, các căn cứ và tất cả?

Tiến Sĩ Kissinger: Năm ngoái khi tôi ở đây, Thủ Tướng đã hỏi tôi điều này. Tôi đã trình Thủ Tướng chúng tôi muốn lưu lai một số cố vấn. Rồi Thủ Tướng có nói một câu rất hay về hậu quả của cái mà Thủ Tướng gọi là “để cái đuôi ở lại.” Phần lớn do lời nói đó, chúng tôi, trong vòng một tháng, đã thay đổi đề nghị của chúng tôi nên bây giờ bao gồm luôn việc triệt thoái toàn bộ cố vấn trong những loại Thủ Tướng nêu lên bây giờ. Chúng tôi đã chuẩn bị triệt thoái tất cả lực lượng….”

————————————–
Nguồn:

Biên bản bằng tiếng Anh:
www.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB193/HAK%206-20-72.pdf
Đoạn dịch sang tiếng Việt:
http://danlambaovn.blogspot.fr/2012/09/nhung-su-that-can-phai-biet-su-that-ve.html#more

26 Phản hồi cho “Tài Liệu: Trích Biên bản cuộc họp tại Bắc Kinh giữa Chu Ân Lai và H. Kissinger về vấn đề Việt Nam, 1972”

  1. huyb85 says:

    @Kính gởi các ông chống cộng: Các ông chém gió là các ông tài giỏi, các ông có chánh nghĩa… vậy mà ở Việt Nam thì đa số mọi người đều khinh các ông, ở hải ngoại thì đại đa số người ta đều nói các ông là quân ăn cướp là các ban điên dại của cộng đồng. Vậy xin hỏi các ông là các ông là sự chống đói của các ông, sự đấu tranh của các ông sẽ có kết cục như thế nào và các ông có còn chút liêm sỉ nào không???

  2. vantrang says:

    Các ông bàn chuyện Mỹ bỏ rơi miền Nam VNCH tôi đồng ý với Trọng Đạt, lòng dân không còn muốn chiến tránh tang tóc, Mỹ đã mất gần 60 ngàn nhân mạng cho cuộc chiến càng ngày càng leo thang để nếu một bên không ngừng thì chiến tranh sẽ xẩy ra giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản, tôi nghỉ thế giới có được hòa bình hôm nay cũng nhờ tiền đồn VNCH bỏ ngỏ nếu không bom nguyên tử sẽ nổ tung trái đất và không còn ai sống sót mà bàn chuyện như hôm nay.

  3. Trúc Bạch says:

    Kiss từng rủa VNCH bằng câu :

    “Sao chúng nó không chết phức cho rồi ?”

    Ai cũng biết rằng Kss rất tức giận khi VNCH cứng cồ, không chịu “chết” theo ý của Mỹ, và ai cũng biết rằng, chỉ có bọn mang bản chất tôi tớ thực sự mới phải vâng lệnh quan thày, dù quan thày bảo phải nhảy vào dầu sôi, lửa bỏng như trường hợp của Hồ Chí Minh và đảng csVN .

    Hồ Chí Minh và đảng csVN sẵn sàng cho chết đến người VN cuối cùng để hoàn thành tốt mọi chỉ thị từ Mút cu và Bắc Kinh, nên ông Hồ và đảng csVN không bao giờ bị Mao Trạch Đông hay Chu Ân Lai mong cho mau chết cả .

    - VNCH thua vì hết súng, hết đạn, thua vì không muốn đất nước tan hoang thêm dưới làn mưa đạn của phe cs, chứ không thua vì Mỹ bảo phải thua ! Đó là Thua trong danh dự !

    - Hồ Chí Minh và đảng csVN thắng là vì Liên Sô và Trung Quốc bảo phải thắng bằng mọi giá, dù với cái giá “cắt cổ” .. Đó là Thắng trong ô nhục !

    Các anh chị đỉnh cao trí tệ nhất định rất hãnh diện về việc Hồ Chí Minh và đảng CSVN không bao giờ bị Liên Sô hay TQ rủa cho mau chết như VNCH đã bị .

  4. DâM Tiên says:

    Có nhẻ ông Trọng Đạt nhầm to bự.

    Mỹ nó bỏ Đông Dương là cách chuyển hướng mục tiêu;
    xong rồi đâu vô đó, Mỹ trở lại Đông Dương bằng cách
    khác.

    Thằng Tàu cũng nằm trong tấm quan sát của Mỹ mà
    thôi; có gì mà to chuyện.

  5. Sự thật says:

    Quân lực VNCH chiến đấu dũng cảm lắm nhưng vì bị bọn mẽo nó bỏ rơi, bị phản bội, bị VC nó tuyên truyền, rồi là bị mấy ông tướng nhát chết chạy trước, bị mấy thằng lính nó đâm đằng sau lưng chứ nếu không thì VNCH còn tồn tại đến bây giờ ấy chứ

    • Thich sự thật says:

      Đúng đúng, nếu không ai đánh VNCH chẳng chết được đâu, mà cứ thử giấc mơ thành sự thật là không ai đánh, VNCH tồn tại đến bây giờ thì ai nuôi nó nhỉ, chắc cũng tự ngỏm thôi?

  6. Trọng Đạt says:

    Việc Kissinger đi Tầu (June/72) để thiết lập bang giao và đi Nga (Sept/72) để thương thuyết về việc Nga mua lúa mì vi` mất mùa trầm trọng và v/d tài giam binh bị. Tóm lại cả hai chuyến đi có mục đích hòa hoãn. Riêng cuộc đi Tầu 1972 để thiết lập bang giao, để cùng Tầu chống Nga…. Nhiều tin đồn cho rằng Kissinger đi Bắc Kinh 1972 đã thỏa thuận với Chu Ân Lai v/v bỏ Đông Dương, rút quân Mỹ khỏi VN
    Việc rút quân khỏi VNCH bắt đầu co’ từ 1969 cho tới 1972 chỉ còn vài chục ngàn người. Ngày 7/7/1969 tại Honolulu TT Nixon họp với ông Thiệu, Kissinger, Bộ trưởng Quốc phòng Laird, Tướng Abram… để bàn việc Mỹ rút quân thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh (xin coi Kissinger a biography trang 234, 35, 36.. tác giả Walter Isaacson). Nixon theo đề nghị của Bộ trưởng quốc Phòng Laird rút quân để xoa dịu dư luận chống đối vì người dân chống đối chiến tranh dữ dội, khi Nixon lên làm TT thì biểu tình chống chiến tranh dữ hơn trước, bạo động, đổ máu, chết người…Ông Thiệu trong lòng không đồng ý Mỹ rút, Kissinger phản đối mạnh mẽ việc rút quân vì ông nói sẽ mất thế mạnh tại cuộc hòa đàm Paris.
    Khi Nixon lên nhậm chức thì quân số Mỹ tại VN là 530 ngàn, Nixon bắt đầu cho rút quân từ 1969, 70.. trung bình một năm rút khoảng 150 ngàn, tới năm 1972 chỉ còn khoảng 5% thôi (vài chục ngàn).
    Việc bàn luận giữa Kissinger và Chu ân Lai không dính dáng gì tới việc bỏ Đông Dương vì KISSINGER KHÔNG CÓ THẨM QUYỀN, mọi việc ông phải trình lên Tổng thống. Tại hòa đàm Paris hàng tuần ông phải đánh điện về Mỹ hỏi ý kiến Nixon, hàng tháng ông thường bay về Mỹ xin lệnh Tổng thống .
    Sự thực việc bỏ Đông Dương cũng nằm ngoài thẩm quyền TT Nixon, trong những năm 1971, 72, 73…quyền hạn TT ngày càng bị thu hẹp chỉ còn khoảng từ 20 tới 30% thôi, Quốc hội nắm từ 70 tới 80% quyền lực nguyện do tỷ lệ người chống chiến tranh lên cao, tỷ lệ người ủng hộ cuộc chiến VN chỉ còn 28% (Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war). Ngoài ra năm 1972 đảng Dân chủ nắm Hạ viện, họ chiếm đa số tỷ lệ là 55.6% tức 242 ghế, Cộng Hòa chỉ có 192 ghế. (Hành Pháp Nixon là Cộng Hòa )
    Những tin đồn Kissinger, Nixon bắt tay Mao, Chu ân Lai 1972 bỏ Đông dương là HOÀN TOÀN SAI NGUYÊN TẮC , mọi chuyện quan trọng nếu có phải đưa ra Quốc hội, thực ra Nixon cũng chẳng có quyền gì nhiều, ngay như sinh mạng của Chính phủ Nixon cũng còn nằm trong tay Quốc hội , ngày 8/8/1974 Nixon từ chức vì nếu không sẽ bị Quốc hội truất phế vì vụ Watergate
    Việc bỏ Đông Dương không phải do Kissinger, Nixon, cũng chẳng phải Quốc hội mà vi` người dân đã quá chán, quá mệt mỏi vì cuộc chiến , họ chống đối quyết liệt đến đổ máu nên Quốc hội phải dứt điểm cuộc chiến (họ theo dân vì sống nhờ lá phiếu của nhân dân) .
    Một nước dân chủ thực sự mọi việc do người dân quyết định, không phải một cá nhân nào, không phải ông Nixon, ông Kissinger, ông Chủ tịt Hạ viện…. quyết định bỏ Đông Dương mà chính đám đông mới là động cơ quyết định

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa ông Trọng Đạt và bà con,

      “Một nước dân chủ thực sự mọi việc do người dân quyết định, không phải một cá nhân nào, không phải ông Nixon, ông Kissinger, ông Chủ tịt Hạ viện…. quyết định bỏ Đông Dương mà chính đám đông mới là động cơ quyết định” (sic)

      - Bình loạn:
      Rất chính xác, bởi chính quyền là do dân, nên là của dân. Nhưng trên thực tế, nếu ta mổ xẻ kỹ sẽ thấy ra sao ?

      Ở bất cứ đâu và vào thời nào thì dân vẫn là TRÒ CHƠI của giới mần chính trị ! Ở nước dân chủ tự do hàng đầu như Mỹ và một số đồng minh thì quả là chính giới không thể thao túng như chốn không người như ở các nước độc tài, nhất là thêm vấn nạn chậm tiến, chiến tranh, nhược tiểu …, nhưng chính giới vẫn mị dân được như thường.

      Ở (Âu) Mỹ chính khách ra ứng cử (tổng thống) với một chương trình hành động “bắt mắt” (thường rất thời thượng, bởi cố đáp ứng nguyện vọng của dân bằng mọi giá, cho dù có hứa lèo đi nữa. Chẳng hạn Obama hứa mau chóng sẽ rút quân ở Afghanistan và đóng cửa nhà tù ở Guatalamo ở Cuba thật sớm …) và một ban vận động bầu cử hùng hậu, có nhiều nhà tài trợ tài chánh ….
      Nếu tài giỏi trong vận động tranh cử (trong đó tài ăn nói rất quan trọng), sẽ thắng cử nắm quyền.
      Trong thời gian tại chức, ông/bà ta có giữ lời hứa theo đuổi đúng y như đường lối đã đề ra chăng ? Sự thật khó mà theo đúng, bởi thời thế biến động không ngừng, khó ai mà tiên đoán đúng 100%. Chưa kể nếu đối phương nắm đa số trong quốc hội, khiến cho ứng viên tổng thống Mỹ sẽ bị bó tay hành động rất nhiều.
      Dĩ nhiên tổng thống phải cố chạy tội, hay gỡ thế bí bằng trăm phương ngàn cách, để thứ nhất không mang tiếng, thứ hai làm lợi thế cho tái cử, như Obama hiện nay chẳng hạn.
      Cũng phải kể trường hợp không ít gặp, đó là kẻ ăn ốc người đổ vỏ. Chính quyền Reagen (Cộng hòa) làm thâm thủng ngân qũi quốc gia quá xá, nên khi Clinton (Dân chủ) lên thay thế phải cứu vãn tình hình gần chết luôn. Bởi thế dù bê bối qua vụ gọi là “sách nhiễu tình dục” (sexual harassment), nhưng Bill vẫn được tha tào là vậy (dĩ nhiên được vợ nhà nhắm mắt làm ngơ nữa và nhiều yếu tố khác)
      Hay triều đại Bush con làm thiệt hại công qũi rât nhiều, đến Obama bị lãnh búa ta qua vụ nổ bong bóng địa ốc …

      Nói tóm lại, không thiếu gì những lãnh đạo nói hay, hành động như mèo mửa. Rồi dân lại sau đó chọn người thay. May thì gặp người tài giỏi, ko may lại gặp kẻ mị dân, rồi lại bất tín nhiệm, hết nhiệm kỳ thì lại bầu người khác thay thế và trò chơi cứ thế tiếp diễn đều đều.

      Rất may ở nước có tự do, tức có dân chủ thật sự, dân có thể biểu lộ phản kháng bằng biểu tình làm áp lực, chẳng hạn như Phong trào Chiếm cứ Phố Tường (Occupy Wall Street); hay lật đổ chính phủ, như bất tín nhiệm qua trưng cầu dân ý, để lật nhào tổng thống De Gaulle vào hồi thập niên 60 ở Pháp.

      Kết luận, dân chỉ có thể “can thiệp”, sau khi thấy người mình bàu đã đi ngược lại nguyện vọng hay điều mình mong đợi. Nói rõ hơn, dân thường là kẻ bị đứng trước một sự đã rồi “un fait accompli”, gặp anh thợ cày giỏi thì đỡ khổ (kô tăng thuế, vật giáo bình ổn, nạn thất nghiệp thấp, lạm phát khống chế được … chẳng hạn), gặp anh dở thì kéo cày chết bỏ luôn.

      Từ đời tonton Mỹ Eisenhower mạnh dạn can thiệp trực tiếp vào Đông Dương dưới ô dù “Thuyết Domino”. Nhưng khi thất bại nặng đến sa lầy, do chủ trương sai lầm leo thang chiến tranh thời Kennedy rồi Johnson, nên thời Nixon rồi Ford … phải tìm cách chữa cháy. Dân Mỹ cứ gọi là è cồ ra gánh lấy cái sai của lãnh đạo mình.
      Tương tự như sai lầm từ thời Bush con cầm quyền, quá chú trọng vào thế giới Hồi giáo Ả Rập (nên sa lầy ở Iraq và Afghanistan), đồng thời bỏ lơ Đông Á (nên Tàu cộng ngoi lên tranh bá đồ vương với Mỹ). Giờ thời Obama phải chữa cháy liên tục như ta thấy hiện nay

  7. nguoihaingoai says:

    Xin Gã què và Già ham vui đừng giả mù xa mưa
    Miền Nam VN tự vệ chống bọn CS Bắc kỳ xâm lược chứ không phải nội chiến, nó vác sung đạn vào chiếm đất, chiếm nhà, ăn cướp của cải người ta nên người ta phải chống trả
    NHN

  8. Gã què says:

    Nguời Việt chống Cộng cực đoan lẫn CS cực đoan , cả hai đã đánh mất tinh thần tự chủ của bản thân , thường kết luận cuộc chiến VN 54-75 là cuộc chiến ý thức hệ hay cuộc chiến giải phóng dân tộc .

    Chống Cộng cực đoan và CS cực đoan không dám nhìn vào sự thật vì sợ mất đi cái hào nhoáng , cái sĩ diện của quá khứ . Mất đi cái điều kiện để đánh bóng cho hiện tại , trốn tránh khi dùng từ chính xác nhất , rõ ràng nhất để gọi cuộc chiến tại VN từ năm 54 tới 75 với tên gọi là cuộc chiến tranh NHỒI DA XÁO THỊT , TƯƠNG TÀN HUYNH ĐỆ ! !!

    Nếu người cực đoan bên này lẫn người cực đoan bên kia không mất đi cái tự chủ bản thân , không để cho cái màu sắc chính trị tự do hay CS ngoại lai chi phối , có lẽ họ không mất đi cái tự chủ của dân tộc để xác nhận đó chính là một cuộc NỘI CHIẾN vì những chủ thuyết ngoại lai .

    Chống Cộng sản vì tự do , chống Mỹ Nguỵ vì giải phóng dân tộc , tất cả đã ăn sâu vào tiềm thức của những người tham dự vào cuộc chiến , nó làm mờ đi tinh thần dân tộc , tự chủ dân tộc .

    Thế nhưng , khi đứng trước bàn thờ tổ Quốc dầu bất cứ nơi đâu , những người Việt cực đoan này vẫn kính cẩn , mặc niệm , tưởng nhớ đến tiền nhân . Tiếc thay , tất cả những con người CS lẫn chống Cộng cực đoan lại quên mất tinh thần tự chủ của bản thân , tinh thần tự chủ của dân tộc .

    Ba mươi bảy năm sau kể từ ngày chiến tranh chấm dứt , họ vẫn còn là chiếc rào cản của dân tộc , không dám xác nhận họ như những con rối của một cuộc Nội chiến , một cuộc chiến nhồi da xáo thịt , tương tàn huynh đệ giữa người Việt với nhau .

    Thế mà họ vẫn luôn luôn vỗ ngực tự hào , ta tự chủ được bản thân để đi vào cuộc chiến , ta cầm lấy chính nghĩa , ta giương cao ngọn cờ dân tộc . Tiếc thay cái tự chủ dân tộc lại không có trong tay !!!

    Giờ đây không biết những con người chống cộng cực đoan lẫn CS cực đoan đã sáng mắt ra chưa ?

    Vì tự do dân chủ nhân quyền để không biết mình là ai , cũng chẳng khác gì CS nói về dân tộc mà không biết cái bản đồ VN ở đâu trong cái thế giới đại đồng .

  9. NON NGÀN says:

    TO ĐẦU

    To đầu chúng bắt tay nhau
    Đẩy con cá nhỏ ra mau giữa ngàn
    Sóng xô gió giật bộn bàng
    To đầu khoái trá cười vang góc trời
    Tội con cá nhỏ kia ơi
    Tưởng mình như vẫn ngàn khơi vẫy vùng !

    MÂY NGÀN
    (28/9/12)

    • gia ham vui says:

      To đầu chúng bắt tay nhau
      Nhỏ đầu ngu dại đánh nhau tới già…

      VNCH và VNCS ,hai tên ngu, giờ vẫn chưa tỉnh ngộ. Dân Việt và Sử Việt sẽ phê phán đám tội đồ giết hại dân chúng 2 miền.
      “Cuộc chiến đó không có người thắng, cuộc chiến của các nạn nhân, và hậu quả của nó vẫn còn tranh cải… ( Stanley Karnow)

  10. dv says:

    Tát cả những mưu đồ chính trị , quân sự và sự thôn tính các vùng , lãnh địa …các nước nhỏ đễ khai thác lợi ích… nào đó cho các nước lớn . Trong lúc , các nước nhỏ không có một chính thể độc lập , tự do , dân chủ thật sự đễ quyết định sứ mệnh Quốc Gia – Dân Tộc mình bằng một lập trường chính nghĩa đúng đắn , mà cứ luôn lệ thuộc một cách bất thường vào các nước lớn , bất cứ thể chế nào đi nữa thì những nước nhỏ, có cơ địa chính trị lệ thuộc , yếu ớt , thì sớm muộn gì cũng bị đem ra bàn nghị sự làm vật tế thần , đổi chát của những nước lớn dùng đễ mặc cả , đánh đổi … , phân chia lại trật tự thế giới có sự trao đổi lợi ích của các ông trùm nước lớn trong tình hình có lúc thuận lợi hoặc bế tắc vè mặt nào đó !. Bàn cờ chính trị và trật tự thế giới trong mọi thời kỳ đều nằm trong sự phân chia , thỏa thuận ngầm , mật đàm và sự mặc cả của các nước lớn …. Do đó mỗi quốc gia đều phải có lập trường nhất quán , tự chủ, mọi lợi ích đều phục vụ cho quốc gia -dân tộc,không độc tài tham nhũng , gia đình trị của nhóm quan quyền chóp bu , không quá lệ thuộc vào đồng minh , đ/c thì đất nước đó mới lớn mạnh vì có tiếng nói chính nghĩa, nhằm phục vụ cho lợi ích QUỐC GIA & DÂN TỘC . NẾU AI ĐÓ LÀM LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC MÀ CÚI ĐẦU , KHUM LƯNG ,THÌ ĐỪNG HÒNG TRÁNH KHỎI SỰ BỊ NƯỚC LỚN XỎ MŨI VÀ DẮT MŨI . Ví dụ như : Miền Nam VN là CP VNCH quá lệ thuộc vào Hoa Kỳ và không tìm thêm các đ/m khác ,còn Miền Bắc VN quá lệ thuộc hoàn toàn vào LX và Trung cộng . Trường hợp này đã bị 2 nước lớn đại diện bên Hoa Kỳ là : Ngoại trưởng Kissinger thay lời NIXON , bên Trung cộng là TT Chu ân Lai thay lời Mao trạch Đông , thì 2 chế độ trên một quốc gia như Việt Nam bị cả Hoa Kỳ và Trung cộng đêm ra xẻ thịt , phanh thây sau khi được mật đàm = sự mặc cả 2 bên đều có lợi , dù cho có đánh đổi những ông em quá ngu muội nghe và quá trung thành tin đàn anh , đ/c theo như tin chúa . Hiện nay mọi sự được bách hóa …đã thấy rõ, nhưng VN ,hiện nay thực tế chỉ còn 1 chính thể ‘ chế độ ‘ cs . Nhưng vẫn u mê đi theo con đường mác – lê lỗi thời hoang tưởng … Qua đó lại nhìn nhận , LỆ THUỘC ông anh đ/c TRUNG CỘNG nham hiểm gọi là cùng chung lý tưởng XHCN (còn đảng còn mình ) đễ rồi dân tộc VN phai lao đao ,lận đận trong nguy cơ mất nước , dưới chiêu bài vừa đánh vừa xoa của bọn bành trướng bá quyền , tham lam , hiếu chiến và tàn ác của chế độ đại Hán mang hơi hướng cộng sản giả tạo ,đễ ông em đ/c láng giềng ( cung vua phủ chúa ) Việt Nam tin vào chúng,nên bị mắc lỡm và bị dắt mũi lúc nào không hay biết . Từ đó luôn hèn với giặc ác với dân , nghe lời Bắc Kinh hành dân bán nước cho bọn đại Hán thời nay !? Theo nhân dân hiện nay cs VN cố bám ghế hành dân theo chân Tàu cộng

Phản hồi