WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

23-10 là ngày trưng cầu dân ý

Nhị Lang uy hiếp Nguyễn Văn Vỹ

Hai ba tháng Mười là ngày trưng cầu dân ý” là một câu trong bản nhạc thời danh trên các đài phát thanh tại miền Nam Việt Nam vào mùa thu năm 1955, mà nhiều người lớn tuổi có thể còn nhớ.  Đó là cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955 do thủ tướng Ngô Đình Diệm tổ chức để truất phế quốc trưởng là cựu hoàng Bảo Đại.

1.-  SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH TRƯỚC CUỘC TRƯNG CẦU DÂN Ý

Ngày 16-6-1954, quốc trưởng Bảo Đại ban hành sắc lệnh số 38/QT đề cử Ngô Đình Diệm về nước thay Bửu Lộc, làm thủ tướng toàn quyền hành động dân sự và quân sự.  (Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua: Việc từng ngày (1945-1964), Sài Gòn 1966, California: Xuân Thu tái bản, tt. 148-149.)

Ngô Đình Diệm về tới Sài Gòn ngày 25-6-1954, chính thức nhận chức thủ tướng Quốc Gia Việt Nam (QGVN) và trình diện nội các đầu tiên ngày 7-7-1954.  Ngày nầy thường được gọi là ngày Song Thất. Trong khi lo tiếp thu chính quyền từ Pháp, ông Diệm còn phải lo định cư gần một triệu người di cư từ Bắc vào Nam, và nhất là lo đối phó với những thế lực thân Pháp.

Ngày 26-10-1954, thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh (quốc tịch Pháp), tổng tham mưu trưởng quân đội Quốc gia, dự định tổ chức đảo chánh, lật đổ thủ tướng Ngô Đình Diệm.  Kế hoạch nầy bị phía Hoa Kỳ ở Sài Gòn cản trở.  (Thomas L. Ahern Jr., CIA and the House of Ngo, tr. 49.)  Thất bại, thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh bỏ qua Pháp ngày 19-11-1954.

Ngày 1-12-1954 quốc trưởng Bảo Đại gởi điện văn cử thiếu tướng Lê Văn Tỵ thay thế thiếu tướng Hinh và cử thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ làm tổng thanh tra Quân đội thay thế tướng Pháp là Marcel Alessandri.

Khoảng 1G.30 sáng 30-3-1955, lực lượng Bình Xuyên (BX) của Bảy Viễn tấn công bộ Tổng tham mưu Quân Đội Quốc Gia (QĐQG) và Sở Cảnh sát Đô thành, do lực lượng Nhảy dù bảo vệ.  Quân BX bị đẩy lui ở cả hai nơi.  Bình Xuyên pháo kích dinh Độc Lập, nhưng thiệt hại không đáng kể, chỉ có một số người bị thương.

Sau một thời gian thương lượng giữa chính phủ và Bình Xuyên bất thành, ngày 26-4-1955, thủ tướng Diệm quyết định cách chức tổng giám đốc Cảnh sát Công an Lai Văn Sang (BX), cử đại tá Nguyễn Ngọc Lễ thay thế.  Đồng thời thủ tướng Diệm ra lệnh giải tán đoàn Công an Xung phong của BX, và quân đội BX phải rút lui khỏi Sài Gòn.

Lai Văn Sang chống lại lệnh của thủ tướng. Ngày 28-4-1955, lực lượng BX tấn công trụ sở Nha Cảnh sát Công an, bộ Tổng tham mưu và pháo kích dinh Độc Lập.  Nhiều đám cháy lớn xảy ra ở trung tâm Sài Gòn.  Các tiểu đoàn Nhảy Dù trong QĐQG tấn công các vị trí của BX. Cả hai bên đều thương vong.

Trong lúc tình hình hết sức xáo trộn ở Sài Gòn, thì trong cùng ngày 28-4-1955, văn phòng quốc trưởng Bảo Đại tại Cannes (Pháp) gởi về Sài Gòn liên tiếp hai điện văn.  1) Điện văn thứ nhứt yêu cầu các phe nhóm và chính phủ Diệm cố gắng tự chế, tránh bạo động.  2) Điện văn thứ hai đề cử thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ làm tổng tư lệnh QĐQG và yêu cầu thủ tướng Diệm sang Cannes trình bày tình hình. (Đoàn Thêm, sđd. tt. 170-171.)

Hôm sau, ngày 29-4-1955, thủ tướng Diệm trả lời quốc trưởng Bảo Đại rằng ông không thể rời khỏi Việt Nam trong lúc tình hình xáo trộn.  Ngày 30-4-1955, thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ từ Đà Lạt đem Ngự lâm quân về Sài Gòn, bao vây dinh Độc Lập, ép thủ tướng Diệm phải thi hành điện văn của quốc trưởng Bảo Đại, nghĩa là ép ông Diệm phải giao cho ông Vỹ làm tổng tư lệnh QĐQG và ông Diệm phải qua Cannes  gặp quốc trưởng Bảo Đại, một hình thức trục xuất ông Diệm. (Nhị Lang, Phong trào kháng chiến Trình Minh Thế, tt. 317.)

Lúc đó, Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Quốc Gia (HĐNDCMQG) gồm các nhân sĩ của các đoàn thể chính trị và tôn giáo, đến Dinh Độc Lập gặp thủ tướng Diệm, chứng kiến việc nầy, liền vây quanh tướng Vỹ. Nhị Lang, tổng thư ký HĐNDCMQG dùng súng ngắn uy hiếp và buộc tướng Vỹ phải ký giấy quy thuận chính phủ Diệm.  Bị bất ngờ, thiếu tướng Vỹ đành chấp nhận, rồi rút lui lên Đà Lạt và sau đó ra ngoại quốc. (Nhị Lang, sđd. tt. 318-319.)

Trong khi đó, lực lượng BX vẫn tiếp tục chống đối.  Ngày 2-5-1955, quân đội Quốc gia (ủng hộ chính phủ Diệm) bắt đầu tiến đánh khu cầu Chữ Y, nơi đặt đại bản doanh của tướng Lê Văn Viễn tức Bảy Viễn (BX).  Tướng Trình Minh Thế, thuộc lực lượng Cao Đài Liên Minh, đem quân nhập trận về phía QĐQG.  Cuộc đụng độ rất gay gắt.  Chiều ngày 3-5, tướng Thế tử thương tại cầu Tân Thuận.

Quân BX dần dần triệt thoái khỏi khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn, trong khi chính phủ ban hành dụ số 31 ngày 3-5-1955, gọi Lê Văn Viễn (Bảy Viễn), Lai Văn Sang là phiến loạn và đặt ra ngoài vòng pháp luật.  Ngày 10-5-1955, đồn Công an Xung phong BX cuối cùng ở Sài Gòn bỏ trống.  Bình Xuyên rút khỏi Sài Gòn.  Như thế là BX bị dẹp yên.

Dẹp xong Bình Xuyên, chính phủ Diệm lại lo ngại thế lực của HĐNDCMQG, nên cho cảnh sát bao vây trụ sở hội đồng nầy trên đường Phùng Khắc Khoan (Sài Gòn) để theo dõi từ tháng 8-1955. (Nhị Lang, sdđ tt. 315-316.)  Vì vậy HĐNDCMQG ngừng hoạt động.  Để thay thế, chính phủ phỏng theo danh xưng hội đồng nầy, lập Phong trào Cách mạng Quốc gia (PTCMQG), là một mặt trận chính trị, nhằm liên kết các tổ chức quần chúng để hậu thuẫn cho chính phủ, do Trần Chánh Thành làm chủ tịch trung ương, và đặt văn phòng PTCMQG tại các tỉnh và thành phố trên toàn quốc.

2.-  TRƯNG CẦU DÂN Ý

Sau khi ổn định tình hình, chế độ khá vững vàng, thủ tướng Diệm liền tìm cách chấm dứt vai trò quốc trưởng của Bảo Đại, người đã tin tưởng ông Diệm và bổ nhiệm ông Diệm làm thủ tưóng với toàn quyền dân sự và quân sự.  Vào tháng 6-1955, tổng trưởng Ngoại giao Việt Nam báo cho đại sứ Mỹ George Frederick  Reinhardt biết rằng chính phủ Diệm có thể sẽ lật đổ Bảo Đại bằng một cuộc trưng cầu dân ý (TCDY).  Reinhardt khuyến cáo là cuộc TCDY cần có sự đồng ý của quốc dân đại hội.  Tuy nhiên, lúc nầy chưa có quốc dân đại hội.  Khoảng tháng 7 hay tháng 8-1955, thủ tướng Diệm báo cho Edward Lansdale, biết là sẽ tổ chức những cuộc biểu tình chống Bảo Đại và chính phủ sẽ căn cứ vào ý kiến đó, truất phế Bảo Đại.  Lansdale là một đại tá CIA hết sức giúp đỡ ông Diệm củng cố chế độ, cố gắng thuyết phục thủ tướng Diệm nên tổ chức TCDY. (Thomas L. Ahern Jr., sđd. tt. 92-93.)

Không còn Hội đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia, chính phủ mời đại diện 15 đoàn thể chính trị, tôn giáo, thanh niên, lao động họp ngày 4-10-1955, thành lập Ủy ban TCDY.  Ủy ban nầy đưa kiến nghị yêu cầu chính phủ truất phế Bảo Đại, suy tôn thủ tướng Diệm lên làm quốc trưởng. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 183.)  Ngày 6-10-1955, chính phủ quyết định tổ chức TCDY để quốc dân chọn lựa ai làm quốc trường giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm.  Ngày 8-10-1955, bộ Nội vụ cho biết sẽ tổ chức TCDY ngày 23-10-1955.

Mở đầuchiến dịch TCDY, các đài phát thanh chính phủ đọc đi đọc lại nhiều lần những bài thơ,  bài vè xấu xa về Bảo Đại.  Ví dụ “Vè vẻ vè ve, Nghe vè Bảo Đại, Là quân ăn hại, Theo gót thực dân…”  Bản nhạc phổ biến rộng rãi là “Hai ba tháng mười là ngày trưng cầu dân ý / Bầu cho, bầu cho người nào / Bầu người chống cộng bài phong / Hai ba tháng mười là ngày trưng cầu dân ý / Đứng lên, toàn quốc viết trang sử mới …”  Những bức hý họa châm biếm Bảo Đại xuất hiện trên báo chí.  Những chuyện về đời tư của quốc trưởng Bảo Đại bị xuyên tạc và bêu riếu.

Ngược lại, quốc trưởng Bảo Đại hoàn toàn không có cơ hội trình bày trước quốc dân trường hợp của ông, hay trả lời những cáo buộc, hoặc đối chất các xuyên tạc do bộ máy tuyên truyền của chính phủ Diệm đưa ra trước cuộc TCDY.

Như thế, chỉ có phía chính phủ Diệm tự do tuyên truyền một chiều, tự do ca tụng thủ tướng Diệm, tự do đả kích quốc trưởng Bảo Đại, tự do tổ chức và kiểm soát thùng phiếu.  Trong cuộc TCDY ngày 23-10-1955, hai câu hỏi được đặt ra là:

Câu 1: “Tôi truất phế Bảo Đại và chấp thuận Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Việt Nam, với nhiệm vụ đặt nền móng dân chủ.”

Câu 2:  “Tôi không truất phế Bảo Đại, và không chấp nhận Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng để đặt nền móng dân chủ.” (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Xuân Thu, 1990, tr. 539.)

Ngoài việc tuyên truyền một chiều, câu hỏi số 1 (truất phế Bảo Đại, chọn Ngô Đình Diệm) đưọc in trên giấy màu đỏ; câu hỏi số 2 (không truất phế Bảo Đại, không chấp nhận Ngô Đình Diệm) được in trên giấy màu xanh.  Ban tổ chức TCDY chọn màu đỏ cho lá phiếu của ông Diệm vì ban tổ chức cho rằng đa số dân Viêt tin tưởng màu đỏ là màu may mắn.  Ban tổ chức TCDY đưa ra câu vè cho dân chúng dễ nhớ: “Xanh bỏ giỏ, đỏ bỏ bì”, hay “Phiếu đỏ ta bỏ vô bì / Phiếu xanh Bảo Đại ta thì vứt đi.” “Xanh bỏ giỏ” nghĩa là lá phiếu số 2 màu xanh bầu cho Bảo Đại bỏ vào giỏ rác đặt dưới thùng phiếu (loại bỏ).  “Đỏ bỏ bì” là phiếu số 1, chọn Ngô Đình Diệm, bỏ vào phong bì rồi bỏ vào thùng phiếu, bầu cho ông Diệm.

Hai câu hỏi nầy chỉ đặt vấn đề chọn lựa giữa cá nhân hai nhà lãnh đạo để làm quốc trưởng nhằm mục đích xây dựng dân chủ, chứ không nói đến hình thức thể chế chính trị của Nam Việt Nam, ví dụ quân chủ lập hiến, đại nghị chế, tổng thống chế…, và cũng không nói chức danh người đứng đầu nhà nước như tổng thống, hay chủ tịch hay thủ tướng…

Từ khi phát động TCDY trên toàn quốc cho đến khi bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả, nghĩa là từ đầu đến cuối, chỉ có nhân viên chính phủ của thủ tướng Diệm điều khiển tất cả các công việc TCDY, mà không có ai kiểm soát.  Tuy nói TCDY để dân chúng chọn lựa giữa hai người (Bảo Đại và Ngô Đình Diệm), nhưng thực sự chỉ có chính phủ Diệm tổ chức và điểu khiển.

3.-   KẾT QUẢ CUỘC TRƯNG CẦU DÂN Ý

Kết quả là thủ tướng Ngô Đình Diệm thắng phiếu một cách áp đảo.  Theo thống kê của Bộ Nội vụ, thì kết quả cuộc TCDY ngày 23-10-1955 như sau:

-   5, 960, 302     Số cử tri kiểm tra

-   5, 828, 907     Số cử tri đi bỏ phiếu

-   5, 721, 735      Phiếu truất phế Bảo Đại và suy tôn thủ tướng Ngô Đình Diệm lên chức vụ quốc trưởng (98,16%)

-         63, 017      Phiếu không chịu truất phế Bảo Đại. (1,1%)

-       131, 395      Không có ý kiến. (bì không có phiếu)

-         44, 155      Phiếu không hợp lệ. (Đoàn Thêm, sđd., tr. 184).

Kết quả đắc cử của ông Diệm trong cuộc TCDY ngày 23-10-1955 (5,721,735 trên 5, 828,907, tức 98,16%) cao hơn cả kết quả đắc cử của Hồ Chí Minh tại Hà Nội ngày 6-1-1946 (169,222 trên 172,725 tức 97,97%). (Đoàn Thêm, sđd. tr. 18.)

Cuộc TCDY chẳng những truất phế quốc trưởng Bảo Đại, mà chấm dứt luôn những hoạt động chính trị của cựu hoàng.  Sau cuộc TCDY, cựu hoàng Bảo Đại không phản đối hay phê phán chính phủ Ngô Đình Diệm.  Bảo Đại cũng không lập chính phủ lưu vong ở nước ngoài.  Từ năm 1956, thỉnh thoảng có vài cuộc phỏng vấn cựu hoàng Bảo Đại, nhưng ảnh hưởng không quan trọng đến chính trị trong nước.

Ba ngày sau cuộc TCDY, ngày 26-10-1955, trước hàng vạn dân chúng tại sân dinh Độc Lập, tân quốc trưởng Ngô Đình Diệm đưa ra bản Tuyên cáo, công bố thành lập nền Cộng hòa.  Tiếp theo bản tuyên cáo,  quốc trưởng Ngô Đình Diệm công bố bản  Hiến ước tạm thời để điều hành việc nước trong khi chờ đợi một hiến pháp mới.  Nguyên văn điều thứ nhứt và điều thứ hai bản Hiến ước tạm thời như sau:

Điều thứ 1 – Quốc gia Việt Nam là một nước Cộng hòa.

Điều thứ 2 – Quốc trưởng, đồng thời cũng là thủ tướng chính phủ, lấy danh hiệu là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.

KẾT LUẬN

Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm thủ tướng toàn quyền dân sự và quân sự năm 1954.  Sau khi nắm vững quyền lực, thủ tướng Diệm tổ chức TCDY lật đổ Bảo Đại.  Trong cuộc TCDY, phía Bảo Đại không được lên tiếng, chỉ có một mình chính quyền thủ tướng Diệm vận động, nghĩa là một hình thức độc diễn.

Kết quả cuộc TCDY là “truất phế Bảo Đại và chấp thuận Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Việt Nam, với nhiệm vụ đặt nền móng dân chủ.”  Như thế, thủ tướng Diệm chỉ được dân chúng chọn lựa lên làm quốc trưởng để đặt nền móng dân chủ, chứ không chọn lên làm tổng thống.  Theo lẽ thông thường, quốc trưởng Ngô Đình Diệm tổ chức quốc dân đại hội hay quốc hội để tổ chức nầy quyết định thể chế tương lai và quyết định chức danh quốc trưởng.

Tuy nhiên, sau cuộc TCDY, quốc trưởng Ngô Đình Diệm tuyên bố ngay việc thành lập nền Cộng hòa, và tự mình lên làm tổng thống.  Sau đó, chính phủ tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến ngày 4-3-1956.  Quốc hội soạn xong và thông qua lần cuối bản Hiến pháp ngày 20-10-1956.  Bản hiến pháp được tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành ngày 26-10-1956.  Điều 96 của bản Hiến pháp nầy hợp thức hóa chức vụ của ông Diệm là vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa.

© Trần Gia Phụng

(Toronto, 10-10-2012)

© Đàn Chim Việt

 

45 Phản hồi cho “23-10 là ngày trưng cầu dân ý”

  1. DâM Tiên says:

    Vậy thì tôi phải nói ra, tí.
    Cái thói hư của người mình, thì Cộng cũng như Hòa, đều ngang nhau
    thôi.
    Huống chi, ông Diệm hay ông Hồ đều là dân…trọ trẹ, nghèo nàn khó
    tính, thiển cận, bạc như vôi, làm nước ta điêu linh.

    Hai lão Diệm và Hồ đều là quân gian, theo lệnh OSS/ CIA, soán ngôi
    nhà Nguyễn Bảo Đại. Ông Ngô có tội lớn phản chủ cách đau đớn!

    Hai tên Ngô Hồ đều gian xảo trong bàu cử, lừa dân. Cuộc trưng cầy
    dân ý (?) là sự tráo trở ăn gian tổ chảng! Sao mà ông Diệm ăn
    được những 98% phiếu người dân? Phét lác.

    Ấy a, nhưng vì người Mỹ cần đến ông Hồ hơn, nhằm uýnh vô cha
    mẹ ông Hồ và đoảng CSVN là Nga Tàu, nên ông Hồ có lợi thế hơn.

    Tôi chỉ cầu mong, cuối cùng, thì sẽ hết Hòa hay Cộng, để có một
    nước Việt Nam mới. Cộng Sản và Cần Lao, đi chơi chỗ khác!
    Không biết thằng Mỹ sẽ có buông tha cho đất nước tui không, hè ?
    Xin hương linh Bảo Đại phù trì cho Việt Nam. Ông Bảo Đại thì tốt
    hơn Diệm Hồ. Nam Phương hoàng hậu thì tốt hôn bà Nhu và Nông
    thị Xuân. Bảo Long thì hay hơn thằng Nông mà Đút Mạnh…

    • Tien Ngu says:

      Nghe Ý hát xuôi theo sử da Phụng mà Tiên Ngu cười…phèn phẹt.

      Các anh…bất lương vừa thôi.

      Nếu cứ để anh Bảo Đại làm xếp, chỉ huy từ…bên Pháp, thì dân miền Nam có lẽ…chết cha hết với cái đám du đảng Bình Xuyên. Giáo dục miền Nam chắc cũng…tiếng Tây không hè…

      Và, đến 1956, lại lọt vô tròng cộng sản liền tù tì. Bình Xuyên với các anh tướng…tây của Bảo Đại, sức mấy mà dẹp nỗi Cộng nằm vùng. Bắt tay với chúng sớm sớm…là cái chắc.

      Bảo Đại đã một thời hai tay dâng giang sơn cho Hồ chí Minh rồi (Hồ chỉ mới học lớp 7, khii ra đời kiếm ăn). Từ 1945 cho đến 1954, VN…tanh bành, té bẹ, đói mờ người, chết lai rai trên 2 triệu mạng.

      Thành ra, trừng cầu đá dít anh Bảo Dại đi qua Pháp chơi luôn là phải rồi. Oan ức gì nữa…?

      Ít ra dân VN còn được nữa nước biết đến hai chử yên vui, kìa thôn quê dưới ánh trăng vằng bát ngát…

      Có được các…tình ca để đời, giáo dục cũng cung cấp được nhiều tài danh cho đến hôm nay, một triệu dân miền Bắc tị nạn cs cũng có chổ…cơm no bò cỡi…
      (Một triệu dân miền Bác này mà để cho Bảo Đại với Bình Xuyên quãn lý, chắc…đi đái hết quá. Nội cái nam kì thị bắc thôi cũng đủ mệt…)

  2. Saigon Buffalo says:

    Tôi có nghe rằng sau khi chế độ Ngô Đình Diệm được vững mạnh, ông Nhị Lang, tức là người dùng súng lục để uy hiếp tướng Nguyễn Văn Vỹ trong bức hình kèm theo bài viết, đã phải chạy sang Cao Miên tỵ nạn. Vậy có ai ở đây biết lý do tại sao Nhị Lang đã phải đào tẩu hay không. Xin cho tôi được biết. Đa tạ.

  3. Hòa says:

    So Sánh Ngô Đình Diệm & Hồ Chí Minh:
    Diệm hơn xa HCM ở chỗ: gia đình danh giá, xuất thân không phải thuộc loại con hoang vô thừa nhận như HCM, học vấn NĐD cao, trình độ cao, nề nếp, trong khi trình độ HCM chỉ cao lắm là hạng bồi Tây, bồi Nga, bồi Tầu, bồi bách phương ..
    Diệm không muốn ngoại bang như Mỹ vào miền Nam để tạo cớ cho chiến tranh leo thang để dân VN chém giết nhau, vì thế Diệm mới bị giết. Còn HCM đê hèn ngu xuẫn hơn, tự động hiến thân làm cộng nô cho Nga Tầu, xúi giục bắt buộc cả nhân dân miền Bắc phải đem thây người VN làm tiền đồn lót xác đi xây dựng chủ nghĩa cộng sản cho cộng sản thế giới đại đồng.
    Như thế Hồ ngu hơn Ngô, vì vừa hèn vừa vì ngoại bang mà giết chủng tộc bắt dân tộc Việt làm nô lệ cho ngoại bang, nhưng kết cuộc dân MB csvn được cái gì? được Nga cho bo bo đồ ăn súc vật của Nga ban bố? hay csvn phải trả nợ chiến tranh Nga bằng sản phẩm của nhân dân VN đến nay chưa dứt? hay trả nợ cho Tầu biên giới lãnh thổ lãnh hải VN? biến xã hội VN Xuống Hàng chó Ngựa? Nếu không phải như vậy thì dân MB csvn “theo chủ nghĩa cs” được gì? Nay thì đảng csvn biết tỏng rằng bác và đảng ngốc cực kỳ nên “đổi cũ” để biến kinh tế VN cho giống kinh tế VNCH khi xưa.
    Bọn csvn thường tuyên truyền thời VNCH, khắp nơi là gái MN làm điếm cho Mỹ, kể cả vợ con của lính VNCH. Nhưng rất tiếc thời nay đảng csvn chỉ làm giỏi một việc khắp phường Nam Bắc VN là điếm, bia ôm, cà fê ôm, hớt tóc ôm, massage ôm, tắm biển ôm. Xuất khẩu dân và xuất khẩu đĩ điếm, lao nô đi khắp thế giới, chuyện nhục nhã nầy chưa từng có xảy ra trong lịch sử VN.
    Thua trí VNCH I và II rồi đảng csvn ơi. Mộng VNCH I và II là biến toàn thể VN theo tư bản, nay dù đảng còn quá chậm theo tư bản nhưng cũng đủ chứng tỏ bác Hồ và đảng csvn ngốc từ 1954 rồi!

  4. DâM Tiên says:

    Ông Phụng còn ziết đoạn sử này làm gì?

    Viết đã sai, lại càng gây thêm mâu thuẫn ra.

    Tóm tắt: ông Diệm có thể là OK; nhưng quần
    thần thì Nô Kê. — Chính thể Cộng Hòa vượt
    xa mười lần chế độ CS, mà các nhân vật bên
    ta làm hư bột hư hồ hết. Tội nặng!

  5. Trung Hoàng says:

    ĐIỂM ĐỨNG CHUNG DÂN TỘC.

    Không chỉ riêng Hồ Chí Minh mới có hiệp định 54, để chia cắt Việt Nam mà được, mà hai thế lực đương thời trên thế giới là động lực chính trong sự phân chia Nam Bắc. Từ cái mốc lịch sử đó, bao đau thương dồn dập đến với đất nước và dân tộc Việt Nam ta. LUỴ SONG MÂU cũng từ đó mà di hại cho mãi đến ngày hôm nay, cho dù đất nước đang đứng trước nguy cơ to lớn, trước nạn Bá Quyền Bành Trướng từ Trung Quốc, nhưng xem ra dân tộc chưa có được sự hài hoà thực sự đoàn kết lại, để cùng ngăn chận làn sóng xâm lấn nầy.

    Ngô Đình Diệm được sự đồng tình ủng hộ cuả khối Tự Do, trở về đất nước nhờ vào thế lực bên ngoài nầy, mà tổ chức chính quyền ở Miền Nam Việt Nam. Hãy hiểu sự việc như cá nằm trên thớt cuả các lực lượng Chống Pháp ở Miền Nam Việt Nam trước đây, khi mà có sự phân chia Nam Bắc, thành phần yêu nước chơn chính nầy không thể tập kết ra Bắc, vì họ không bao giờ chấp nhận Cộng Sản. Nhưng với tinh thần yêu nước, họ cũng không thể chấp nhận xáp nhập vào lực lượng, mà ít nhiều có dính liú với người Pháp trước đây. Dưới chế độ Ngô Đình Diệm ở Miền Nam Việt Nam 1954, những thành phần yêu nước Chống Pháp nầy được đặt ra ngoài vòng luật pháp, xuyên suốt những năm Ngô Đình Diệm cầm quyền ở Miền Nam Việt Nam.

    Đau đớn và tủi nhục hơn, thành phần bao đời Chống Pháp nầy được chế độ Ngô Đình Diệm phán quyết là THÀNH PHẦN PHIẾN LOẠN. Mà tiêu biểu là Tướng Lê Quang Vinh, người khởi xướng từ Cây Tầm Vong Chống Pháp, bị phán là PHIẾN LOẠN, đã bị xử tử xong còn đào mồ lấy xác, để bầm thây ra nhiều khúc thả trôi sông, chỉ vì KHÔNG CHỊU CẢI ĐẠO THEO CÔNG GIÁO, cũng như không tùng phục Ngô Đình Diệm.

    Cho rằng dưới thời Ngô Đình Diệm thì tôn giáo và tự do tín ngưỡng được tôn trọng, thì chắc chắn đưá con nít miền Nam chơn chất cũng không bao giờ tin. Hãy hiểu suốt thời kỳ Ngô Đình Diệm, thì PGHH được đặt ra ngoài vòng pháp luật, mãi đến 1966, Uỷ Ban Hành Pháp Trung Ương do Nguyễn Cao Kỳ lảnh đạo, ký sắc lệnh cho PGHH có Tư Cách Pháp Lý Truyền Đạo. Thế nên, càng cố gắng dựng lên hình ảnh tốt đẹp cho Ngô Đình Diệm, e rằng đối với người dân trong nước, chắc chắn sẽ phản tác dụng rất nghiêm trọng. Hãy hiểu và phải thấy được điều đó.

    Tất nhiên trong giai đoạn đầu cầm quyền cuả cả hai thế lực Nam Bắc, Hồ Chí Minh hay Ngô Đình Diệm, luôn lo cũng cố lấy quyền lực cuả mình, thì Miền Bắc chưa có hành động xâm nhập vào Nam trong giai đoạn nầy. Nếu Miền Bắc có cuộc Đấu Tố thành phần theo Pháp, thì trong Nam những thành phần Chống Pháp cho dù không theo Cộng Sản, cũng bị xem là thành phần PHIẾN LOẠN, mà cay đắng là nó lại được ghi trong Lịch Sử Việt Nam, dưới chế độ Miền Nam lúc bấy giờ. Lịch Sử Dân Tộc sẽ hiểu sao khi người Chống Pháp lại trở thành là Kẻ Phiến Loạn. Có phải đó là Lịch Sử cuả Dân Tộc Việt Nam.

    Thế nên, cho dù ở Miền Bắc hay ở Miền Nam, đứng trước Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam, tất cả sẽ không bao giờ đúng đắn tuyệt đối được. Chỉ có sau nầy, người dân Việt yêu nước cùng đứng trên điểm đứng chung, là Ý THỨC VÀ TÌNH TỰ DÂN TỘC, soi xét lại tất cả để khã dĩ mới có được cái nhìn chơn thực về lịch sử trong thế kỷ vưà qua.

    Xin trân trọng.

    • Choi Song Djong says:

      Cuối còm ông Trung Hoàng viết “xin trân trọng”. Quá ư lễ nghĩa,ôi tâm và khẩu.

      Ông đọc những sự trên của một vài tác giả hoặc một vài nhà nghiên cứu song ông không tìm đọc thêm những tài liệu khác để cho có một nhận xét hoặc có một cái nhìn đúng của sự việc,đằng này ông không cần kiểm chứng mà cho đó là chân lý.Thôi thì xin bótay.com và vâng bên công giáo gọi mùa này là mùa thương khó,bị lôi ra đấu tố và đóng đinh đủ kiểu.Nay mai khi đã thành một huyện của Tàu rồi thì có muốn nuốt trở vào cũng khó.

      • Saigon Buffalo says:

        Tôi để ý thấy rằng mỗi khi có ai đó chỉ trích chế độ Ngô Đình Diệm thì lại có một số người, hình như là tín đồ Công Giáo, lôi giặc Tàu ra để chỉ trích người chỉ trích chế độ Diệm. Thế nhưng, trong lịch sử Việt Nam, chính những người Việt không theo đạo Công Giáo đã là người giành lại độc lập từ tay người Tàu và chính họ cũng là người hy sinh xương máu để giữ nước Việt Nam độc lập. Nhờ vậy nên người Việt theo đạo Công Giáo mới có thể bắt đầu xuất hiện trên một đất nước Việt Nam độc lập trên ba thế kỹ trước đây. Và hiện nay cũng không có dấu hiệu nào cho thấy rằng tuyệt đại đa số người Việt không theo đạo Công Giáo sẽ không tiếp tục chống lại người Tàu như tiền nhân của họ đã làm. Vậy việc đem giặc Tàu ra để chỉ trích những người chỉ trích Ngô Đình Diệm có thể được xem như là một thủ thuật rẻ tiền, nhất là nếu chúng ta nhớ đến nội dung bức thư viết tay mà Đức Giám Mục Ngô Đình Thục đã gửi cho Toàn Quyền Pháp Jean Decoux vào tháng 8 năm 1944.

      • mythanh says:

        Những ngừoi có tính đố kỵ tôn giáo (mới có thể) suy bụng ta ra bụng người. Họ không hiểu rằng, đạo Thiên Chúa lấy tình yêu thương làm gốc, cũng như đạo Phật lấy đức từ bi để … hỉ xả.
        Và chưa bao giờ trên đất nước VN có chuyện TCG ép buộc người phải theo đạo mình hay bách hại những người có niềm tin khác. Chỉ có chuyện TCG bị bách hại vào thời các vua nhà Nguyễn như Thiệu Trị, Tự Đức thì có.
        Đã có hàng trăm ngàn ý kiến về chuyện kỳ thị tôn giáo trong thời đệ I CH. Để rồi chỉ thấy những chứng cớ chỉ ra rằng các thuộc cấp của TT NĐD số Phật tử nhiều hơn Công giáo (Tư lệnh Hải quân Hồ Tấn Quyền, được Tổng thống bổ nhiệm, trung tín và bị giết thảm trong biến cố 1/11 cũng là Phật tử, và biết bao nhiêu tướng tá khác cũng là Phật tử) Điều tra của LHQ về vấn đề kỳ thị tôn giáo thời CH I cũng phủ định. Đến lúc này, cả nửa thế kỷ lịch sử đã có bao nhiêu cơ hội lật xẻ trắng đen mà vẫn có những kẻ tin / đưa ra những nguồn tin kiểu này thì lý do vì ngây thơ hay thành thật không phải là giải thích của tôi.

      • Thằng Bờm says:

        Tôi rất ngưỡng mộ “mythanh” bên dcv, không rỏ mythanh ở đây có đúng là người tôi vừa nêu hay không !

        Nếu đúng, xin nhắc với mythanh rằng, cần xét lại “Và chưa bao giờ trên đất nước VN có chuyện TCG ép buộc người phải theo đạo mình hay bách hại những người có niềm tin khác”. Bởi lẽ, câu chuyện có thể xảy ra ở một số nơi hẻo lánh (hoặc không hẻo lánh) nào đó mà người cải đạo cũng đã tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn họ, như mythanh đã viết “đạo Thiên Chúa lấy tình yêu thương làm gốc, cũng như đạo Phật lấy đức từ bi để … hỉ xả.”

        Việc tranh luận về những ưu, khuyết điểm của đệ I, II cọng hoà là điều nên làm trong chiều hướng xây dựng một nền đệ tam cọng hoà cho VN. Tranh luận chúng trong một bối cảnh vu vơ, theo tôi là điều “chẵng cần thiết” nếu không muốn nói là tối kỵ.

        Nếu bạn không phải là mythanh ở bên dcv, tôi gởi những lời trên cho tất cả những ai mong muốn xây dựng một nền đệ tam cọng hoà cho toàn cỏi VN.

      • mythanh says:

        hihi “chính nó” đí bác Thằng Bờm ạ. Cám ơn bác đã lưu tâm. Vâng, bác nhắc nhở cũng phải. Kể ra câu nhận định của mt mang tính tuyệt đối quá, thường ký gì “tuyệt đối” cũng có “vấn đề”. Có lẽ phải chỉnh lại là: chưa bao giờ có chính sách TCG ép buộc hay bách hại người khác niềm tin trên đất nước VN thì mới chính xác. Còn những chuyện cá biệt hay do một cá nhân tự tung tự tác nào đó gây ra thì làm sao tránh khỏi. Nhưng nói chung mt vẫn stand by góp ý trên của mình trên tinh thần phản biện lại comment của Trung Hoàng.
        Về lời nhắn gửi của bác, mt rất đồng ý. Tuy nhiên, chắc khó tránh, vì không phải mọi người đồng thuận với nhau được về bối cảnh cũng như mục đích khi bàn về đề tài nào…

        Riêng mt, có tính dở, cứ bất bình là phải lên tiếng (bất kể tình huống hay đối tượng) Hic!

      • Trung Kiên says:

        xin nhắc với mythanh rằng, cần xét lại “Và chưa bao giờ trên đất nước VN có chuyện TCG ép buộc người phải theo đạo mình hay bách hại những người có niềm tin khác”. Bởi lẽ, câu chuyện có thể xảy ra ở một số nơi hẻo lánh (hoặc không hẻo lánh) nào đó mà người cải đạo cũng đã tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn họ, như mythanh đã viết “đạo Thiên Chúa lấy tình yêu thương làm gốc, cũng như đạo Phật lấy đức từ bi để … hỉ xả.” (Thằng Bờm)

        Chào bác Thằng Bờm

        Cũng đã có cáo buộc rằng “TCG ép người ta theo đạo” nhưng người nói lại không đưa ra bằng chứng, mà chỉ bâng quơ, vô trách nhiệm, khiến TK thắc mắc và cố gắng tìm hiểu xem sự thể thế nào…?

        Theo TK được biết, việc theo đạo là quyền của mỗi người, không một vị LM hay GM nào có quyền ép người khác…Nếu Bác nghe hoặc biết “có trường hợp” (thật sự) thì cứ việc nêu ra…

        Đồng ý với Bác rằng:…”Việc tranh luận về những ưu, khuyết điểm của đệ I, II cọng hoà là điều nên làm trong chiều hướng xây dựng một nền đệ tam cọng hoà cho VN“.

        Thế nhưng có những kẻ cố tình xuyên tạc, cứ mỗi lần bài viết có “hơi hám tôn giáo” là chúng nhảy bổ vào phỉ báng, bôi nhọ. Nếu chúng ta không lên tiếng, cứ để cho những kẻ tiểu nhân phá đám, tự tung tự tác múa gậy vườn hoang, và xả rác bừa bãi…thì khác gì chúng ta “bó tay”, vô cảm trước bất công và tội ác???

    • D.Nhật Lệ says:

      Thưa bác Trung Hoàng,
      Xin bác chỉ ra tài liệu nào nói xác Lê Quang Vinh “…bằm thây ra nhiều khúc thả trôi
      sông,chỉ vì không chịu cải đạo theo công giáo…”
      Tài liêu cũng có nhiều loại : chính sử hay sử ngụy tạo,tài liệu thuộc loại nghe hơi nồi
      chỏ rồi cường điệu lên hay tài liệu của đám tàn dư thực dân Pháp theo nhu cầu và
      mục đích tuyên truyền gây hoang mang cho dân chúng miền Nam.
      Nếu “tài liệu” do những kẻ nhân danh hay đội lốt người miền Nam của phe cộng sản
      miền Bắc thôn tính miền Nam thì chẳng ai tin lúc này.Trường hợp nữa là do người dân
      miền Nam có ý đồ chống lại chính quyền trung ương,thì đúng là phiến loạn.
      Theo những gì tôi biết thì Hoà Hảo đòi hỏi được duy trì lực lượng quân đội riêng,do đó
      chính quyền trung ương phải đánh dẹp là điều hợp lý.Bất cứ nước nào cũng vậy,muốn
      vững chắc thì phải thống nhất 1 quân đội,chứ không thể bị chia năm sẻ bảy như vậy.
      Công bình mà nói,ông Diệm là người thấm nhuần Nho giáo hay “môn đệ cuối cùng của
      Đức Khổng Tử”,lẽ nào lại xử sự bất nhân như vậy.Hơn nữa,đạo lý công giáo cũng làm
      gì cho phép ông ta tàn ác như thế ! Không chịu cải đạo nên bị trả thù một cách trắng trợn
      mà khó ai nghĩ ra được.Chẳng biết sao lại suy nghĩ dễ dãi và hời hợt như thế vì người
      làm chính trị không ngây ngô thế được,trừ ra kẻ điên hay con nít !
      Đúng là phá vở một nguyên tử còn dễ hơn phá vở một thành kiến ! Yêu nên tốt,ghét nên
      xấu.Nhất là người qúa nặng về tình cảm thì lý trí bị che lấp,thậm chí SÂN SI qúa đáng !

    • Timsuthat says:

      – Trích: “Nếu Miền Bắc có cuộc Đấu Tố thành phần theo Pháp, thì trong Nam những thành phần Chống Pháp cho dù không theo Cộng Sản, cũng bị xem là thành phần PHIẾN LOẠN, …”

      Có hai vấn đề tôi muốn tranh luận:

      1/ Đấu tố đã không dành cho riêng thành phần theo Pháp. Trường hợp điển hình: bà Năm, chính người đã nuôi các lãnh đạo ĐCS, và rất nhiều người từng đóng góp cho Việt Minh đều là nạn nhân. Những người bị đấu tố không vì họ đã phản đối chính quyền HCM, nhưng chỉ vì họ là “trí, phú, địa, hào”.

      2/ Tôi nghĩ ông Hoàng muốn ám chỉ PGHH và Cao Đài. Về vấn đề này, ông Diệm hoàn toàn chính đáng đòi hỏi các phe nhóm (kể cả Bình Xuyên) phải bỏ vũ khí, vì chỉ có thể có một quân đội thống nhất – không thể có nhiều thành phần võ trang trong nước để nổ súng vào nhau khi bất đồng ý kiến. Ở Mỹ cũng đã từng có những nhóm tín ngưỡng cực đoan dùng súng đạn trong mục đích của họ chống lại chính phủ (vụ Waco, Texas) và vì thế đã bị CP buộc giải tán. Sắc lệnh của chính phủ Diệm là điều hợp pháp, hợp lý, không thể coi là “độc tài”.

      Riêng về qui định về tôn giáo của các nhóm này, nếu theo học thức chuyên môn về tôn giáo thì các nhóm này đều có thể gọi là “religious sect” (một môn phái của tôn giáo nào đó với vài sắc thái riêng) hoặc có thể là một “cult” (một môn phái có những tín điều lạ, không giống các tôn giáo truyền thống, VÀ có yếu tố bạo động hoặc có thể có nguy hiểm cho XH hoặc chính người theo đạo). Nếu không có yếu tố nguy hiểm, các tôn giáo này đều đã có thể tranh đấu cho địa vị tôn giáo hợp pháp BẰNG CÁCH tranh đấu ôn hòa, qua đàm luận, qua thủ tục luật pháp.

      Qui định về tôn giáo luôn là khó khăn cho mọi chính thể, mọi QG, vì nó có liên quan đến lợi ích các tôn giáo thường được hưởng: không thuế, giúp đỡ của chính phủ, luật về xây cất v.v… Nếu chính phủ Diệm đã có nghiêm khắc về vấn đề này, đó cũng là để bảo vệ thanh danh cho các đạo giáo truyền thống đã có lâu đời như Phật Giáo và TCG, không nên có điều kiện quá dễ dàng (bất cứ ai cũng lập “đạo” mới được!). Ngày nay các QG dân chủ thường khá dễ dàng về việc này, miễn là không nguy hiểm. Bạo động để tranh đấu như đã xảy ra với 2 tổ chức này đã không giúp cho hiểu biết và chấp nhận; đó là điều đáng tiếc.

      – Và trích: “Nhưng với tinh thần yêu nước, họ cũng không thể chấp nhận xáp nhập vào lực lượng, mà ít nhiều có dính liú với người Pháp trước đây.”

      Nếu yêu nước mà không thể xát nhập lực lượng chỉ vì có những người liên hệ với Pháp trước đó (những quan triều đình, lính, và các thương gia, chuyên viên kỹ sư, học giả, chưa kể đến các giáo sĩ CG, v.v..) thì có quá khích không? Họ đang nỗ lực chung để tạo một nền dân chủ không-CS cho miền Nam mà không thể bắt tay? Nếu không sát nhập với khối người tôi nêu ra như trên, thì hẳn là muốn tách biệt thành một QG khác, hoặc làm “lãnh chúa” một vùng? Những thành phần dù đã làm cho Pháp trước đó không có quyền trút bỏ quá khứ thuộc địa để đóng góp cho một VNCH tự lập mới?

      Đương nhiên, vấn đề tin cậy (trust) vẫn cần nên đặt ra và đáng nhẽ phải được giải quyết qua các khế ước và hệ thống giám sát. Nhưng thái độ “không thể sát nhập” này có khác gì tự đặt một thất bại cho nước họ yêu? Khó mà tránh nội chiến trong trường hợp này chỉ vì không tin tưởng nhau – chứ chưa cần vì khác ý thức hệ!

      Và đến bây giờ ngồi xét lại, nếu ai không được thuyết phục bởi sự nguy hiểm nghèo đói, chết người, phản nhân bản của CNCS như đã từng được phe CS theo đuổi mà nhận ra rằng những thỏa hiệp với chính quyền VNCH – dù có thể đắt giá, thiếu công bằng đi chăng nữa – là những điều đã rất đáng làm để giữ miền Nam khỏi CS, thì tôi không biết thế hệ sau sẽ học được những gì, sẽ đánh giá những ý kiến của họ ra sao?

  6. Choi Song Djong says:

    Sau “Mơ NĐD…” thì lại đến bài này, ĐCV cũng khéo lựa.Đương nhiên cũng xin cám ơn ông Trần Gia Phụng đã kịp thời gửi bài đúng lúc dù phải ngày đêm cực khổ đi tìm “bằng chứng tội ác dòng họ Ngô Đình”.
    Tiếng giầy trận,tiếng xích xe tăng đang reo,quân đội của kẻ thù truyền kiếp đang đằng đằng sát khí ngoài biên ải mà ta ở đây khơi lại lòng hận thù,chia rẽ tôn giáo tạo cơ hội cho những ai thì quí vị cũng đã biết và đã đọc qua (mở cờ trong bụng nhé,phen này phải tô cho đậm,cho toè ngòi mới thôi).
    Không cần thiết phải nói về quá khứ của cựu Hoàng BĐ và hãy để Ngài R.I.P nhưng chỉ xin đề cập tí chút là trong ngôi vị của một quân vương thì Ngài đã làm gì và ở đâu trong khi quốc gia của Ngài đang trong cơn bão tố ? Thân mến.

  7. Saigon Buffalo says:

    Test

  8. Saigon Buffalo says:

    Tôi không hiểu tác giả Trần Gia Phụng muốn nói gì khi viết rằng số cử tri kiểm tra là 5, 960, 302.

    Làm một bài toán cộng trừ, tôi chỉ thấy rằng tổng số “bì” được đếm cao hơn số cử tri đi bỏ phiếu:

    5, 721, 735 “bì” phiếu truất phế Bảo Đại + 63, 017 “bì” phiếu không chịu truất phế Bảo Đại + 131, 395 “bì” không có ý kiến + 44, 155 “bì” phiếu không hợp lệ = 5,960, 302 “bì” phiếu.

    Trong khi đó số cử tri đi bỏ phiếu theo như Trần Gia Phụng cho biết là 5, 828, 907.

    5, 960, 302 – 5,828,907 = 131, 395.

    Như vậy, theo những con số do bài viết cung cấp thì trong cuộc trưng cầu dân ý nói trên đã có đến hơn 100, 000 “bì” phiếu không có cử tri được bỏ vào thùng phiếu. “[T]hủ tướng Ngô Đình Diệm thắng phiếu một cách áp đảo” là phải rồi.

    • Thích Nói Thật says:

      Ông Trâu Sàigòn (Saigon Buffalo) giỏi tính nhẩy?
      Tôi xin phép tính lại xem sao:

      Tổng số cử tri kiểm tra là: 5, 960, 302.
      Tổng số cử tri đi bầu: 5,828,907 tức 97,80%
      Số cử tri không đi bầu :131,395 tức 2,20%

      Ông Diệm được: 5, 721, 735 tức 98,16%
      Bảo Đại được: 63, 017 tức 1,08%
      Không có ý kiến: 44,155 tức 0.76%

      Tổng cộng là : 5,828,907 tức 100% Tổng số cử tri đi bầu

      Tác giả Trần Gia Phụng viết như trên là đúng. Ông Trâu Sàigòn căn cứ vào đâu mà cho rằng; “Như vậy, theo những con số do bài viết cung cấp thì trong cuộc trưng cầu dân ý nói trên đã có đến hơn 100, 000 “bì” phiếu không có cử tri được bỏ vào thùng phiếu. “[T]hủ tướng Ngô Đình Diệm thắng phiếu một cách áp đảo” là phải rồi.” (sic) ?

      Hê hê, muốn chê hay chỉ trích ông Diệm thì cũng phải nói cho đúng, chớ nói theo kiểu này thì khó coi lắm. Khi thương thì củ ấu cũng tròn, bồ hòn cũng ngọt. Còn khi ghét rồi thì tròn bóp thành méo, trắng bôi nhọ cho đen?

      • Saigon Buffalo says:

        Thích Nói Thật viết: “Số cử tri không đi bầu :131,395 tức 2,20%”.

        Đây là điều ông hay bà TNT tự đưa ra chứ không phải là điều do chính Trần Gia Phụng viết. Trần Gia Phụng không hề nói gì đến số cử tri không đi bầu. Ông ta chỉ viết: “131, 395 Không có ý kiến. (bì không có phiếu)”.

        Rỏ ràng là số bì này đã phải được bỏ vào thùng phiếu, nên sau đó mới có thể được kiểm soát và khám phá ra là bì không có phiếu. Như vậy:

        5, 721, 735 “bì” phiếu truất phế Bảo Đại + 63, 017 “bì” phiếu không chịu truất phế Bảo Đại + 131, 395 “bì” không có ý kiến + 44, 155 “bì” phiếu không hợp lệ = 5,960, 302 “bì” phiếu.

        Trong khi đó số cử tri đi bỏ phiếu theo như Trần Gia Phụng cho biết là 5, 828, 907.

        Đây là căn cứ để tôi cho rằng theo những con số do bài viết cung cấp thì trong cuộc trưng cầu dân ý nói trên đã có đến hơn 100, 000 “bì” phiếu không có cử tri được bỏ vào thùng phiếu. “[T]hủ tướng Ngô Đình Diệm thắng phiếu một cách áp đảo” là phải rồi.”

      • NgườiViệtYêuNước says:

        Xin can các Bác

        Bác Saigon Buffalo viết là: “Như vậy, theo những con số do bài viết cung cấp thì trong cuộc trưng cầu dân ý nói trên đã có đến hơn 100, 000 “bì” phiếu không có cử tri được bỏ vào thùng phiếu. “[T]hủ tướng Ngô Đình Diệm thắng phiếu một cách áp đảo” là phải rồi.” là không đúng.

        Noí rằng 131’395 phiếu trắng (bì không phiếu) là “không có cử tri được bỏ vào thùng phiếu” là sai hoàn toàn. Nó đã được cử tri bỏ vào thùng phiếu nhưng bất hợp lệ. Chỉ trừ khi số phiếu nhiều hơn số cử tri đi bầu thì câu trên của bác Saigon Buffalo mới xác thực.

        Ông Trần Gia Phụng viết sai hay không rõ điều này nên đã gây ra tranh cãi?
        Cho dù là bỏ phiếu trắng hay bất hợp lệ, thì cũng được coi như đã có cử tri đi bầu. Vậy phải nói tổng số cử tri đi bầu là 5,960,302 người mới đúng, thay vì 5,828,907!

      • Saigon Buffalo says:

        Ông Trần Gia Phụng viết rất rõ: “5, 828, 907 Số cử tri đi bỏ phiếu”, trong khi số bì được đếm lại là 5,960,302 bì. Tôi chỉ dựa vào những con số do Trần Gia Phụng cung cấp để kết luận rằng có hơn 100,000 bì không có cử tri đã được bỏ vào thùng. Ai không đồng ý với tôi thì nên liên lạc với Trần Gia Phụng để bắt đền.

      • lêphê says:

        Tôi không tin là Ông gọi là sử gia TGP lại viết con số mà không công lại trừ đi cho đúng,để người đọc không thắc mắc…Theo thiển nghỉ là ông Phụng viết
        “Tổng số cử tri kiểm tra là: 5, 960, 302.thì chử “kiểm tra” này đơn giản chỉ là số cử tri ghi danh đi bầu(ông sử gia dùng chử mà!). Có tên đi bầu nhưng họ không đi củng chẳng ai bắt buộc trắng trợn như thời BC ngày nay. Cho nên mới có vế thứ 2
        “Tổng số cử tri đi bầu: 5,828,907 tức 97,80%” Tỷlệ này nói rỏ là số Cư triđi bầu so với số CửTri ghi danh .
        Số cử tri không đi bầu :131,395 tức 2,20%(5828907+131395=5960302)
        Ông Diệm được: 5, 721, 735 tức 98,16%
        Bảo Đại được: 63, 017 tức 1,08%
        Không có ý kiến: 44,155 tức 0.76%
        Tổng cộng là : 5,828,907 tức 100% Tổng số cử tri đi bầu (5721735 +63017+44155=5828907
        Vây ông Phụng viết sử không lẻ ông ta viết “phứa”ra ,không “kiểm tra” ? Có chi phải CẢI (gióng?)
        (lp)

  9. thang Bom says:

    Cho đến bây giờ, chúng ta cùng nhìn vào những quốc gia “mất gốc”, Pháp, Đức, Ý, Nga, Trung Quốc…, là những quốc gia làm cách mạng tiêu diệt “Vua”, và những quốc gia “còn gốc”, Anh, Nhật, Tây Ban Nha, NaUy, Thuỵ Điển…, làm cách mạng gìn giữ “Vua”. Hãy xem “mất gốc” và “còn gốc” khác nhau thế nào…!!!???

  10. Tuần tử says:

    Xét về lý (luật) thì khó mà chấp nhận cho Ngô Đình Diệm thực hiện mưu đồ làm Tổng Thống VNCH lúc bấy giờ nhưng xét về tình hình (loạn sứ quân và loạn giặc cộng) thì bất cứ nhân vật nào cũng phải hành động như Diệm thôi mà nhất là trên một triệu đồng bào vừa chạy thoát nanh vuốt cs bắc kỳ. Thời thế là phải thế. Lúc ấy kẻ hèn nầy vừa bước vào ngành giáo dục nên cũng mong có người đủ tài đủ đức để chống cs. Nhưng đáng tiếc về sau này Diệm bị những thằng ngu phản bội và vân vân…

Phản hồi