WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thế nào là phản động

Những người biểu tình thể hiện sự dân chủ, tiến bộ, phù hợp với xu thế thời đại.

Từ “phản động” nghĩa là tất cả những gì đi ngược lại hay trái với quy luật của tự nhiên và xã hội.

Khái niệm “phản động” trong lĩnh vực chính trị xã hội được hiểu là khi các chính phủ, tổ chức, đảng phái chính trị, cá nhân có đường lối, chính sách, tư tưởng, cương lĩnh hoạt động đi ngược lại xu thế dân chủ và tiến bộ xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Các đảng cầm quyền, chính phủ cố níu kéo và duy trì chế độ chính trị lạc hậu, phi dân chủ. Họ tuyệt đối hóa quyền lực của một cá nhân hay một đảng. Họ khinh thường các giá trị của quyền con người. Họ biến nhân dân thành đối tượng, công cụ để họ thỏa mãn về quyền lực và của cải. Họ sử dụng cả hệ thống chính trị, luật pháp, và truyền thông để chống lại và đàn áp những tổ chức, cá nhân đấu tranh dân chủ và bảo vệ nhân quyền.

Trong các nước có chế độ chính trị độc tài hoặc độc đảng toàn trị, cụm từ “phản động” và “thế lực thù địch” được chính quyền sử dụng để chụp mũ, qui kết, ám chỉ những người, những tổ chức đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tiến bộ xã hội. Chính quyền cũng sử dụng từ “phản động” và “thế lực thù địch” để chụp mũ và qui kết cho những người có tư tưởng, quan điểm đối lập với đảng cầm quyền. Những người lên tiếng phê phán, chỉ trích đảng cầm quyền trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, an ninh,…

Để vô hiệu hóa cũng như cô lập những người hoạt động đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Đồng thời làm mất đi sự ủng hộ của những người dân còn thiếu thông tin dẫn đến hiểu sai về việc đấu tranh của những người yêu nước. Các chính quyền độc tài và độc đảng toàn trị thường sử dụng quyền lực và các phương tiện truyền thông độc quyền của họ để tuyên truyền, vu khống và gọi những tổ chức và những người dân yêu nước là “phản động” và “thế lực thù địch”.

Trong thực tiễn của lịch sử thế giới, có những cá nhân, đảng phái chính trị mà ban đầu mang bản chất cách mạng, có công lao trong việc đem lại độc lập cho quốc gia. Nhưng khi nắm được quyền lực đã trở nên tham nhũng, thoái hóa, biến chất và không chịu từ bỏ những tư tưởng độc tài, độc đảng lạc hậu để tiếp thu những tư tưởng dân chủ, tiến bộ. Do đó những nhà lãnh đạo, đảng cầm quyền này dần dần trở thành đảng phản động, và họ đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Họ sử dụng bộ máy an ninh, cảnh sát, nhà tù để đe dọa, uy hiếp người dân nhằm duy trì quyền lực cùng với bản chất phản động của họ.

Một ví dụ điển hình đó là Robert Gabriel Mugabe, tổng thống Zimbabwe, ông nổi tiếng bắt đầu thập niên 1960 và được nhân dân châu Phi coi là anh hùng đấu tranh cho độc lập dân tộc. Ông đã nhận thức sai lầm rằng Chúa trao cho ông quyền lực thì không ai có thể đoạt lại được. Từ đó dẫn đến nạn tham nhũng, quản lý kinh tế yếu kém. Nhân dân đã nổi dậy để chống lại ông, để bảo vệ quyền lực của mình ông đã dùng quân đội để giết hại 20000 người vào năm 1998. Trong những năm sau này chế độ do ông lãnh đạo còn giết hại nhiều người khác. Năm 2008, Nữ hoàng Anh đã tước danh hiệu hiệp sĩ đã phong cho ông vào năm 1994. Chính phủ nhiều nước đã chỉ trích gay gắt chế độ của Mugabe, nhiều nước coi chính quyền của ông là bất hợp pháp. Người bạn thân thiết của ông là cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã nhiều lần khuyên ông từ chức để giữ lại một chút danh tiếng. Còn nhân dân Zimbabwe coi ông là tên phản động số một cần phải bị lật đổ.

Để hiểu rõ thế nào là phản động và thế lực thù địch với nhân dân, chúng ta cần phải xem xét kỹ từ bản chất bên trong cho đến những biểu hiện ra bên ngoài của một chế độ chính trị xã hội, đảng cầm quyền, hay một chính phủ.

Trong Thánh Kinh cho biết “…Không có cây lành lại nào sinh quả độc; không có cây độc nào lại sinh quả lành; vì xem quả thì biết cây. Không ai hái trái vả nơi bụi gai, hay trái nho nơi bụi tật lê. Người tốt do lòng chứa điều thiện mà sinh ra điều thiện; kẻ xấu do lòng chứa điều ác mà sinh ra điều ác; bởi đầy dẫy trong lòng nên miệng mới nói ra.”

Ở những quốc gia mà do những đảng chính trị mang bản chất phản động nắm quyền thì chúng ta nhận thấy như sau:

Thứ nhất, mọi giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn. Những kẻ bất chính, bất lương và gian ác thì nắm quyền lực, chiếm chỗ của những người công bình, chính trực. Những kẻ lưu manh, xấu xa thì khoác áo công quyền. Họ nhân danh Nhà nước, pháp luật để sách nhiễu, bắt giữ, xét xử và cầm tù những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền.

Thứ nhì, tham nhũng trở thành quốc nạn, nó diễn ra ở khắp mọi nơi từ địa phương đến trung ương. Từ nơi kín đáo, riêng tư cho đến công khai trên các tuyến đường giao thông.

Thứ ba, hệ thống, bộ máy quản lý kinh tế yếu kém dẫn đến tham nhũng, lãng phí tài sản của nhân dân, của quốc gia. Hệ thống tư pháp lạc hậu dẫn việc xét xử oan sai, công lý được đem ra mua bán, trao đổi. Hệ thống hành chính, thủ tục hành chính chồng chéo, không minh bạch dẫn đến tình trạng sách nhiễu người dân.

Thứ tư, nạn tham nhũng và vô trách nhiệm của chính quyền đã dẫn đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên, rừng bị tàn phá và khai thác cạn kiệt. Môi trường sống, không khí trong các đô thị bị ô nhiễm xếp hạng nhất thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của hàng chục triệu người dân.

Thứ năm, những đảng phản động nắm quyền vô trách nhiệm, không đủ khả năng, năng lực để kiểm soát những loại hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm độc hại, kém phẩm chất được sản xuất trong nước cũng như nhập lậu. Họ cũng yếu kém về trí tuệ cũng như tầm nhìn trong qui hoạch, kiến trúc và xây dựng đô thị.

Cuối cùng, chúng ta so sánh trong lĩnh vực nhân quyền để thấy rõ hơn bản chất phản động của một chế độ chính trị. Ở các quốc gia do các đảng mang bản chất phản động cầm quyền thì các quyền con người trong lĩnh vực chính trị bị hạn chế hay tước bỏ hoàn toàn như: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Khi người dân phê phán hay chỉ trích những sai trái của chính quyền thì bị qui kết chống lại nhà nước và bị cầm tù. Người dân không được quyền làm báo chí tư nhân mà báo chí do đảng phản động độc quyền. Khi người dân thực hiện quyền hội họp, biểu tình ôn hòa thì bị sách nhiễu, bị tước đoạt quyền tự do, đem đi giam giữ mà không xét xử. Khi người dân thực hiên quyền lập hội, lập đảng thì bị qui kết hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Còn ở các quốc gia dân chủ tiến bộ thì người dân được tự do thành lập các tờ báo, báo chí trở thành công cụ quyền lực của nhân dân để giám sát hoạt động của chính quyền. Người dân được tự do hội họp, tự do biểu tình ôn hòa. Người dân có quyền tự do tham gia hoặc thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị.

Qua thực tiễn ở các chế độ độc tài và độc đảng ở Đông Âu trước đây và ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi hiện nay. Chúng ta thấy rằng “các thế lực thù địch và phản động” đã bị chính quyền chụp mũ trước đây. Khi cách mạng dân chủ thành công thì đã chứng minh rõ ràng đó là những lực lượng cách mạng chân chính và tiến bộ. Họ đã tiến hành các cuộc cách mạng dân chủ đem lại quyền lực, quyền làm chủ đất nước về cho nhân dân. Thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ văn minh. Các chế độ độc tài và độc đảng sau khi bị thay thế và công khai tất cả các thông tin về họ thì mọi người dân đều nhận thấy bản chất của các chế độ đó đều hết tàn bạo và mang bản chất cực kỳ phản động.

Chính quyền phản động thường biến nhân dân từ địa vị làm chủ đất nước thành công cụ để phục vụ cho lợi ích phi pháp của họ đó là nhân dân phải lao động cực khổ trong các nhà máy, trên các công trường, hầm mỏ, đồng ruộng, trên các ngư trường đánh bắt hải sản để làm tiền và nộp thuế cho ngân sách quốc gia nhưng đã bị các từng lớp quan chức tha hóa chi tiêu lãng phí, tham nhũng và vơ vét của cải của nhân dân thành của riêng. Để dễ dàng thực hiện những hành vi phi pháp đó mà không bị nhân dân trừng phạt thì các chính quyền phản động phải duy trì quyền lực tuyệt đối của mình để kiểm soát mọi mặt của đời sống xã hội. Họ xây dựng hệ thống pháp luật, hệ thống các cơ quan tư pháp và hệ thống chính quyền nhằm hạn chế tối đa các quyền con người, vô hiệu hóa các quyền tự do, dân chủ của nhân dân.

Các chế độ chính trị phản động muốn duy trì bóng tối bao trùm lên cả dân tộc để che đậy những hành vi tội ác của họ. Nhưng các lực lượng dân chủ và tiến bộ xã hội lại mang ánh sáng tới để xua tan bóng tối đang đè nặng lên dân tộc, và quét sạch đi mọi tội ác.

Nhận diện được bản chất thực sự ai là phản động? Ai là thế lực thù địch với nhân dân? Và ai là dân chủ, tiến bộ là rất cần thiết. Các đảng phản động, chế độ phản động, chính phủ phản động cho dù khéo léo che đậy đến đâu đi nữa, thì sớm hay muộn cũng sẽ bị nhân dân nhận diện. Nhân dân và các lực lượng dân chủ, tiến bộ sẽ loại bỏ các đảng phản động ra khỏi đời sống chính trị xã hội để xây dựng một quốc gia với thể chế chính trị dân chủ và tôn trọng các quyền con người.

Hà nội, ngày 18 tháng 10 năm 2012.

Nguồn: http://vietnamhumanrightscommitte.wordpress.com/2012/10/19/the-nao-la-phan-dong/

9 Phản hồi cho “Thế nào là phản động”

  1. Lê Duy San says:

    Ngụy Quyền Cộng Sản VN là một chính Quyền Phản Động

    Lê Duy San
    Chính quyền là một tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân được hiến pháp và luật pháp công nhận. Chính quyền có nhiệm vụ quản lý và điều hành quốc gia, nếu là chính quyền trung ương, hay một khu vực nằm trong một quốc gia, nếu là chính quyền địa phương. Trong tiếng Việt, chính quyền trung ương còn được gọi là chính phủ. Còn chính quyền địa phương không bao giờ được gọi là chính phủ. Trong tiếng Anh, chính quyền hay chính phủ đều được gọi là government. Trong các văn thư ngọai giao của chính quyển, người ta thường dùng hai chữ “chính phù”. Trái lại, trong các văn thư của người dân, khi nói tới chính phủ, người ta lại dùng hai chữ “chính quyền”.
    Chính quyền của một nước hay hay dở, tốt hay xấu không những là do nước đó theo chế độ nào, thể chế nào, mà còn do chính quyền nước đó do ai lãnh đạo hay đảng nào lãnh đạo và lãnh đạo thế nào. Vì thế nhiều nước tuy cùng theo một chế độ, nhưng nếu chính quyền độc tài hoặc làm tay sai cho ngọai bang, không được người dân ủng hộ thường bị người dân hay phe đối nghịch gọi một cách khác nhau như: chính quyền phát xít, chính quyền quân phiệt, chính quyền nô lệ, chính quyền tay sai, chính quyền bù nhìn, chính quyền phản động v.v…Trong các lọai chính quyền này thì chính quyền phản động là một chính quyền tồi tệ, xấu xa và khốn nạn nhất.
    Nhưng thế nào là phản động? Ngụy quyền Cộng Sản Viết Nam có phải là một chính quyền phản động không?
    1/ Thế nào là phản động?
    Luật sư Nguyễn Văn Đài, một luật sư trong nước, trong bài “Thế nào là phản động” đã định nghĩa từ “phản động” như sau: Phản động là tất cả những gì đi ngược lại hay trái lại với quy luật của tự nhiên và xã hội. Định nghĩa này không được rõ ràng và cũng không được chính xác lắm. Thí dụ phá thai là một hành động trái với quy luật của tự nhiên và xã hội nhưng không ai gọi hành vi phá thai là phản động mà chỉ gọi đó là một hành vi vô nhân đạo hay hành động phạm pháp nếu có luật pháp ngăn cấm.
    Vậy “phản động” là gì? Đọc hai chữ “phản động” lên ta cảm thấy cái hành động này không những nó là hành động chống lại, phản lại mà còn chống lại một cách sai trái. Còn những hành động chống lại, phản lại một cách đứng đắn, nghiêm chỉnh, có lương tâm, có trách nhiệm thì không thể gọi những hành động đó là “phản động”. Chính vì thế, anh Nguyễn Tiến Nam, một sinh viên trong nước đã viết một bài với tiêu đề rất mỉa mai là: “Bây giờ tôi đã hiểu thế nào là “bọn phản động” của chế độ Cộng Sản độc tài đảng trị” sau khi anh bị bắt vì đã tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm chiếm Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam vào cuối năm 2007. Anh viết: “Họ (“bọn phản động”) chính là những người yêu nước, thương dân thực sự. Họ sống có lương tâm và trách nhiệm với tổ quốc và nhân dân thực sự. Họ không như các cơ quan báo chí (của chính quyền) trong nước vu cáo và bôi bác. Họ là những con người có nhân cách và đạo đức…Vì thế, từ “phản động” phải được định nghĩa một cách chính xác và nghiêm chỉnh như sau: Phản động là những hành động sai trái chống lại các quy luật tự nhiên của xã hội và các luật pháp chính đáng của chính quyền.
    Theo định nghĩa trên thì những hành động chính đáng, hợp với lòng dân của người dân, để chống lại những hành động sai trái của chính quyền hay những luật pháp không phù hợp với ý nguyện hay quyền lợi của người dân không phải là phản động. Trái lại, chính những hành động sai trái của chính quyền để chống lại người dân đó mới là phản động. Vì thế, chúng ta có thể kết luận chính quyền Cộng Sản Việt Nam hiện tại là một chính quyền phản động vì đã có những hành động sai trái như sau:
    1/ Không cho người dân có quyền ứng cử và bầu cử.
    2/ Không bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự vẹn tòan của lãnh thổ cũng như quyền sinh sống của người dân.
    3/ Không tôn trọng nhân quyền.
    1/ Không cho người dân có quyền ứng cử và bầu cử.
    Ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam không phải là một chính quyền của dân.
    Điều 2 của bản Hiếp Pháp Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1992) ghi: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhưng trên thực tế, ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam đâu có do dân thực sự bầu ra mà nói là của nhân dân, do nhân dân và vì dân dược? Tất cả thành viên của quốc hội đều là do đảng Cộng Sản Việt Nam đề cử ra để úng cử. Người dân chỉ còn quyền lựa chọn. Nhưng chọn ai thì cũng đều là người của đảng CSVN, vì thế những người mang danh là dân biểu thực ra chỉ là người của đảng CSVN và làm theo lệnh của đảng Cộng Sản Việt Nam mà thôi.
    Không phải chỉ có Quốc Hội của ngụy quyền CSVN mới như vậy, mà ngay cả cơ quan hành pháp và tư pháp của ngụy quyền CSVN cũng như vậy. Tất cả đều do đảng CSVN đề cử. Vì thế, tòa án cũng như các cơ quan của ngụy quyền CSVN, nhiệm vụ chính vẫn là để bảo vệ ngụy quyền CSVN tức đảng CSVN..
    2/ Không bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự vẹn tòan của lãnh thổ cũng như quyền sinh sống của người dân.
    Ngày 19/1/74, trong khi Hải Quân của Việt Nam Cộng Hòa tử chiến với quân xâm lược Trung Cộng để bảo vệ Hoàng Sa thì ngụy quyền Việt Công Hà Nội im hơi lặng tiếng một cách hèn hạ, không một lời phản đối Trung Cộng.
    Cuộc chiến Việt Trung xẩy ra vào ngày 17/2/1979 còn gọi là chiến tranh biên giới Việt Trung, được chấm dứt vào ngày 18/3/1979, Trung Quốc tuyên bố họ không tham vọng dù “chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam”. Nhưng trên thực tế, quân Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60km2 lãnh thổ mà Việt Nam kiểm soát trước khi chiến sự nổ ra. Tại các nơi khác, quân Trung Quốc cũng chiếm giữ một số các vị trí chiến lược quân sự khác để làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh Việt Nam. Ngòai ra tại một số nơi khác như khu vực quanh Hữu Nghị Quan gần Lạng Sơn, quân Trung Quốc chiếm đóng các mặc dầu không có giá trị quân sự quan trọng.
    Một cuộc chiến Việt Trung thứ 2 đã xẩy ra vào ngày 2/4/1984, cuộc chiến này còn được gọi là trận chiến Lão Sơn, và được kết thúc vào ngày 14/7/1984 với một trận chiến ác liệt. Với số thương vong quá lớn của VN, quân đội của CSVN đã phải bỏ chạy và chịu mất vùng Núi Đất (Lão Sơn) vào tay Trung Quốc từ đó.
    Sau hai cuộc chiến 1979 và 1984, một phái đòan của ngụy quyền CSVN đã bí mật sang Trung Quốc xin tái lập bang giao với Trung Cộng vào năm 1989. Theo hiệp ước này thì cả Trung Cộng và Việt Nam đồng ý ký hiệp ước hoà bình và phân định biên giới, qua đó núi Lão Sơn và những rặng núi bên cạnh trước kia của Việt Nam nay được trao cho Trung Cộng kiểm soát với nhiều nhượng bộ đất đai khác lên đến cả chục ngàn cây số vuông. Không những thế, Trung Cộng còn bắt Việt Cộng phải khai trừ hết các phần tử chống Trung Cộng ra khỏi Ban Lãnh đạo Ðảng. Và cũng kể từ đó, ngụy quyền CSVN không những không còn dám phản đối Trung Cộng bất cứ điều gì mà còn luôn luôn tỏ ra là một đàn em trung thành và biết phục tùng.
    Ngòai việc nhượng bộ cả chục ngàn cây số vuông ở vùng biên giới Việt Trung, ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam còn dâng cho Trung Cộng cả Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc và cả trăm ngàn cây số vuông lãnh hải của Việt Nam khiến người dân miền Trung sống bằng nghề đánh cá không còn kế sinh nhai.
    3/ Không tôn trọng nhân quyền.
    Đối với quan thầy Trung Cộng thì thế (hèn với giặc). Trái lại đối với dân thì ngụy quyền CSVN thì rất độc tài và tàn ác (ác với dân).
    Thực vậy, mặc dầu ngụy quyền CSVN đã ký vào bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Nhưng trên thực tế, chúng không bao giờ tôn trọng nhất là đối với nhân dân Việt Nam. Bản Tuyên Ngôn Quốc không những đề cao và tôn trọng những quyền tự do căn bản của con người như tự do tư tưởng (điều 18), tự do ngôn luận (điều 19), tự do hội họp và lập hội (điều 20), tự do ứng cử, bầu cử (điều 21) mà còn đòi hỏi luật pháp quốc gia có trách nhiệm phải bảo vệ dân chúng chống lại mọi hành vi nhăm tiêu hủy những quyền tự do liệt kê trong bản tuyên ngôn nàyn này (điều 30). Nhưng trên thực tế, hầu hết tất cả các quyền tự do căn bản này đều bị ngụy quyền CSVN cấm đóan. Không những thế, hơi một chút là vin vào điều 88 bộ luật hình sự để quy kết vào tội “tuyên truyền chống phá nhà nước…” Trường hợp điển hình và rõ ràng nhất là Việt Khang, một người Nhạc Sĩ yêu nước cũng đã làm một bài nhạc yêu nước nhan đề “Việt Nam tôi đâu” chỉ để nói lên lòng yêu nước của mình trước tình trạnh đất nước đang mất dần bởi sự xâm lấn của Trung Cộng vậy mà cũng bị bọn ngụy quyền Việt Cộng bắt giam bỏ tù vì sợ mất lòng thiên triều (Trung Cộng).
    Điều 4 bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cấm chỉ các chế độ nô dịch, nô lệ và mua bán nô lệ dưới mọi hình thức. Nhưng ngụy quyền CSVN không nhưng không cấm đóan mà còn để cho các cán bộ nhà nước công khai đứng ra tổ chức những dịch vụ xuất cảng lao động, môi giới hôn nhân v.v…mà thực ra chỉ là làm nô dịch, nô lệ hoặc mãi dâm trá hình.
    Tóm lại, với những hành vi phản động trên của ngụy quyền CSVN đủ để cho ta kết luận rằng ngụy quyền CSVN là một chính quyền cực kỳ phản động. Chính vì thế, chúng chỉ muốn biến người dân thành công cụ để phục vụ cho những hành vi phi pháp, phản động của chúng. Chúng tham nhũng, vơ vét tài sản của dân chúng để làm của riêng. Chúng đặt ra những luật pháp vô lý, trái với luật tự nhiên, trái với công pháp quốc tế, trái với nhân quyền để duy trì quyền lực tuyết đối của chúng để áp chế người dân. Tòa án của chúng cũng chỉ là phương tiện để bảo vệ quyền lợi của chúng. Chúng sẵn sàng làm nô lệ cho Tầu, chúng sẵn sàng dâng đất, dâng biển cho Tầu. Là người dân VN, muốn được hưởng các quyền tự do, muốn nhân quyền được tôn trọng, muốn bảo vệ dược chủ quyền cũng như đất nước, dù ở tầng lớp nào, chúng ta cũng cần phải tìm cách lọai bỏ ngay chính quyền phản động này càng sớm càng tốt để xây dựng lại một chính quyền tốt đẹp, thực sự của dân, do dân và vì dân .

  2. Bùi Lễ says:

    “… Nguyễn thanh Phượng” ỷ thế lực của cha dám gọi các blog chỉ trích và phê bình mình cũng là “phản động” thì phải giải thích ra sao, mong bạn Bùi Lễ chỉ dùm …”

    Chiếu theo định nghĩa của việt cộng thì hành động này (đoạn trên) không fa?i là
    phản động . Vì bà này vâng lời đảng việt cộng để mà làm những chuyện này .

    Theo ý tôi, bà này làm như thế không đáng trách . Cái đáng trách là người dân
    VN trong nước đã giao đất nước cho bọn cướp thì họ phải chấp nhận . Nếu không
    thì họ nên lấy lại . Còn không thì chẳng ai làm việc này cho họ cã .

  3. quandannambo says:

    ba đình hà nội

    hang ổ phản động

  4. T. says:

    Kẻ bán nước,cướp đất, cướp nhà dân chúng, đánh đập, bỏ tù những người yêu nước, những người chống lại bất công, tham nhũng trong một quốc gia nếu không gọi là kẻ “PHẢN ĐỘNG” thì gọi là gì??

  5. NON NGÀN says:

    “PHẢN ĐỘNG”

    Một thời từ xửa từ xưa
    Chụp từ “phản động” người nào khác phe
    Vì ta cộng sản đỏ lòe
    Kẻ vàng, xanh, tím, tất nhiên “phản” rồi
    Thế thì dao thớt chơi thôi
    Chính quyền chuyên chính dễ hầu tự do
    Phải im hoặc giả ngủ khò
    Còn như láng cháng cho ra bìa rừng
    Kiểu người trí thức Phạm Quỳnh
    Hoặc như dân Huế lạnh mình mậu thân
    Giờ thì thời thế khác dần
    Thiên đường cộng sản vạn phần mây bay
    Nên chi đổi mới mỗi ngày
    Tự do kinh tế loay hoay ra vào
    Tới nay quả đến cao trào
    Tiến lên tư bản anh nào lạ chi
    Quẳng đi chuyện cũ tức thì
    Toàn cầu hội nhập có chi lạ lùng
    Thế nên hết nói lung tung
    Hết còn “Cách mạng” vẫy vùng ngày xưa
    Bao danh từ chỉ thành thừa
    Ai người “phản động” ngày xưa hóa thường
    Hiện thời chỉ có một đường
    Tiến lên tư sản khó đường nào lui
    Nên thôi mọi sự sáng rồi
    Anh nào chạy ngược rõ anh cựu trào
    Sóng ngàn bọt trắng lao xao
    Thành ra “phản động” anh nào đỏ tươi
    Nói ra đâu khác chuyện cười
    Nếu mà không nói ai người biết đây !

    THƯỢNG NGÀN
    (21/10/12)

  6. Trúc Bạch says:

    Phản đối Trung Quốc là Phản Động !

  7. Bùi lễ says:

    “… Thế nào là phản động …”

    Theo tự điển của việt cộng thì phản động có nghĩa là không vâng lời lãnh đạo/chủ tịch .

    • Bùi lý Lẽ says:

      Bạn Bùi Lễ định nghĩa “thế nào là phản động” theo kiểu Cọng sản thực hay. Thế còn việc “Con ngựa cái Nguyễn thanh Phượng” ỷ thế lực của cha dám gọi các blog chỉ trích và phê bình mình cũng là “phản động” thì phải giải thích ra sao, mong bạn Bùi Lễ chỉ dùm !!!

      • Hoàngdung says:

        Phản đông là hành động phản lại (réaction);vậy
        hành động chống TC cườp biển đảo.Hành động chống lạicướp nhà cướp đất của người dân bị áp bức bỏi một ngụy quyền phản quốc ,hại dân thì giửa người dân chống đối và ngụy quyền cs đàn áp ,ai xứng đáng nhận lấy 2 chử phản động ?Điếu này thì ai củng biết là AI rồi !
        Tụi cộng sản dang ở thế cai trị đôc tài đảng trị nên áp dặt 2 chử phản động cho bất cứ ai nhóm nào chống lại chúng. Nhưng ở xứ tự do ,người vn,không phân cs hay quốc gia,có đầu óc (không cần bằng cấp lơn như bác sỉ ,kỷ sư,thạc sỉ tiến sỉ như có người lên dđ này khoa trương trí thức ),củng hiểu và nên hiẻu: đảng CS VN là đảng phản động vì đả phản lại hành động yêu nước của nhân dân ,phản lại lời hưá dân chủ tự do hạnh phúc cho nhân.dân. Và cố nhiên tên hồly đang nằm trong WC BaĐình là đại phản động.Hắn ,theo tục lệvn xưa nay ,thì coi như đang bịtrời phat phơi thây cho mọi người nguyền rủa,thân xác cứ bị kéo lên rồi kéo xuống ,linh hồn có còn thanh thản không ?
        Cho nên ntphương hay nhửng tên cs lên đây viêt bài ,phản hồi ca ngợi bọn phản động bađình thì chúng củng là phản động.Nguyểnphùng và bọn theo voi hít bả miá củng có đầu đặc sệt phân,khờ khạo như mán rừng ,nên củng đươc sắp chung vào một Lò ĐẠI PHẢNĐỘNG
        Tóm lại,hảy tự suy nghỉ ,tự trả lời: AI LÀ PHẢN ĐỘNG ? Cộng sản các Anh (chị) hay người việt QG/TNCS chúng tôi !
        (H.7)

Leave a Reply to Bùi Lễ