WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lạm bàn về Trần Nhân Tông Academy

Dư luận gần đây bàn tán khá nhiều về sự ra đời của học viện Trần Nhân Tông và “giải thưởng hòa giải Trần Nhân Tông”. Nhân dịp này tôi cũng xin mạo muội chia sẻ vài ý kiến.

Đầu tiên, Trần Nhân Tông Academy ra đời trong hoàn cảnh thế giới chứng kiến và nhiệt thành hoan nghênh những thành tựu đầu tiên của cuộc hòa giải và thay đổi chính trị ngoạn mục tại Burma, nên xem như sự ra đời này có thể là một cách “đánh tiếng” về tương lai chính trị Việt Nam. “Hạ cánh an toàn” và không bị trừng phạt chính là điều họ muốn người dân dành cho các vị lãnh đạo Cộng sản của chúng ta chăng?

Tuy chẳng dám có xét đoán nào về sở học của các vị giáo sư, tiến sĩ trong TNT Academy, nhưng xem qua danh sách nhân sự trong tổ chức này tôi chú ý đến nhiều điểm. Tôi đặc biệt chú tâm đến ông chủ tịch Thomas Patterson- người đã ca ngợi ông Hồ Chí Minh ngang tầm Washington: “sự vô tư không vị kỉ, sự khiêm tốn mà chúng ta tìm thấy ở cuộc đời Hồ Chí Minh hay George Washington”. Sự so sánh khập khiễng đầy dụng ý này chắc chắn không phải xuất phát từ một nhà nghiên cứu vô tư- người có nhiều điều kiện để đạt tri kiến tường minh về sự thật lịch sử hơn phần lớn nhân loại. Trong TNT Academy còn có một số vị học rộng tài cao thuộc hàng ngũ trí thức trưởng thành từ chế độ Cộng Sản hoặc thuộc “thành phần thứ ba” trước năm 1975, cùng các vị trí thức nước ngoài đặc biệt là ở Harvard, Hoa Kỳ. Các vị thuộc thành phần thứ 3 và các vị ở Harvard không hiểu sao cứ làm tôi nghĩ tới phong trào phản chiến, phong trào chống VNCH và ủng hộ Cộng Sản ở Harvard và Hollywood trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Với trình độ tri thức trung bình, một người như tôi, thiển nghĩ, cũng có quyền đặt nghi vấn về những con người này.

Một tổ chức cổ vũ hòa giải mà lại không hề có sự tham gia của thành phần  trí thức từng là nạn nhân Cộng Sản. Các vị có thiện chí hòa giải thực sự hay không, tôi chưa dám bàn đến, nhưng khi muốn hòa giải thì điều tối thiểu là phải có đầy đủ các bên liên quan. Ví như có một người A đánh người B bị thương, muốn hòa giải thì trong bàn hòa giải ấy phải có anh A và anh B, cả những người bên A và bên B; chứ không thể chỉ có anh A và những người liên quan đến anh, hay những người bàng quan đứng giữa (thành phần thứ ba) mà thiếu đi sự có mặt của anh B. Chưa nói đến nội dung hòa giải và khả năng hòa giải, thành phần của “hội đồng hòa giải” này cũng khiến người ta ngay từ đầu đã không khỏi nghi ngờ.

Thứ hai, về hình tượng Trần Nhân Tông, theo cách nhìn của cá nhân tôi, Ngài là một vị vua đáng ngưỡng phục, cả với vai trò người đứng đầu quốc gia và tư cách một cá nhân bình thường. Với vai trò người lãnh tụ chính trị, ông đã lãnh đạo cuộc chiến đánh đuổi quân Nguyên thành công, củng cố sự ổn định của chính sự triều Trần và phát triển quốc gia. Ông còn là người góp phần mở rộng lãnh thổ nước Đại Việt về phía Nam. Đứng trên lập trường luân lý công bằng của nhân loại, lấy đất của nước người không thể gọi là Nhân; nhưng với địa vị của một ông vua nước Việt, ông không những không đáng trách mà còn là người có công. Trong chính thể quân chủ, một nguyên thủ quốc gia mà giữ gìn và mở rộng được quyền lợi của đất nước thì đó đã là một người cai trị thành công. Điều đáng nói ở đây là có một khả năng không thể tránh khỏi: giá trị tạo nên một nguyên thủ tốt lại mâu thuẫn quyết liệt với giá trị tạo nên một con người tốt.  Bởi vậy, với vị trí một cá nhân, Trần Nhân Tông đã bỏ việc chính trị phiền hà để lên núi xuất gia. Điều này cho thấy một sự nhận thức rõ về thân phận con người trên thế gian và một quyết định dứt khoát chấm dứt mâu thuẫn giữa một bên là một ông vua bất chấp thủ đoạn và một cá nhân bình thường, thiện hảo.

Nhìn vào cuộc đời vị vua này, tôi nhận thấy một diễn tiến mỹ mãn, một kết thúc có hậu và một lựa chọn đứng trên thiên hạ nhưng điều này không đồng nghĩa với việc tất cả những gì ông làm đều đúng và đều có thể áp dụng cho thời đại chúng ta. Tên tuổi Trần Nhân Tông tất nhiên xứng đáng để đặt cho bất cứ học viện nào, nhưng không phải vì “tinh thần Hòa giải” theo cách mà chúng ta gán ghép cho ông (sẽ nói ở phần sau), mà vì công lao thực sự đối với đất nước (như là một vị vua và một nhà văn hóa).

Con người là luôn sai lầm nên việc ca ngợi ông như một bậc thánh là quá miễn cưỡng, ấy là chưa nói đến việc “thánh hóa” ông để làm bình phong che đậy một dụng ý nào đó. Biến ông thành một tấm gương đạo đức cao cả để định hướng cho một ý đồ của chúng ta là một hành vi lợi dụng lịch sử trắng trợn. Ông đã là một nhân vật lịch sử, xin đừng sử dụng ông trong những vấn đề mà thời đại chúng ta phải đối mặt. Cá nhân tôi luôn đề cao việc sử dụng những giá trị đương đại để giải quyết những vấn đề đương đại. Việc sùng bái cá nhân, chẳng có tác dụng giải quyết triệt để vấn đề hôm nay mà còn gây ra những hệ lụy tai hại trong nhận thức của công chúng. Chúng ta không cần bất cứ tượng đài cá nhân “hậu Hồ Chí Minh” nào nữa.

 Thứ đến, xin lạm bàn về câu chuyện mà nhà sư Thích Nhất Hạnh kể về vua Trần Nhân Tông. Chuyện kể rằng, sau khi đánh xong giặc Nguyên, nhà vua đã cho đốt tất cả các tài liệu bí mật ghi về việc các cận thần của ông đã hợp tác với quân Nguyên và nói rằng: “Đất nước ta cần sự hòa giải và hàn gắn chứ không cần sự trừng phạt”. Trước tiên, xin đừng nhìn mọi việc dưới nhãn quan luân lý dễ dãi. Bởi luân lý là quan trọng nhưng không phải lúc nào nó cũng là chìa khóa giải quyết vấn đề của nhân loại.

Thời quân chủ, ông vua chính là luật pháp, là nguyên tắc tối thượng, ông muốn bắt tội ai thì bắt, tha cho ai thì tha. Một khá năng lớn là: những người mà nhà vua không trừng phạt và giấu kín cả hành động phản quốc của họ là hoàng thân quốc thích; cho nên sự ân xá của ông chỉ  là để bảo vệ uy danh của hoàng triều. Quả thật, hành động cá nhân tùy tiện của một ông vua chính là đặc trưng của chính thể quân chủ chuyên chế. Ở đây, luật pháp trong tay ông và ý dân có thể là điều ông không cần màng đến. Dù là một vị vua anh minh, có gì đảm bảo quyết định của ông không cảm tính, không phù hợp và không vị nể tình riêng?

Trong thời đại pháp trị này, tất cả mọi người, kể cả một nguyên thủ quốc gia, đều hành xử trong sự điều chỉnh và chế tài của luật pháp. Một vị nguyên thủ dù tài năng xuất sắc cũng không thể đưa ra những quyết định tùy tiện và độc đoán. Một kẻ có tội đáng bị trừng phạt phải do pháp luật quyết định chứ không phải dựa trên quyết định cá nhân của người cầm quyền.

Không biết câu chuyện ấy có thật hay không và được lấy ra từ tài liệu lịch sử nào, nhưng dẫu nó là thật thì việc này cũng chỉ cho thấy tính chất độc đoán của quyền lực quân chủ. Tôi viết những dòng này không nhằm đả kích cá nhân vua Trần Nhân Tông, mà nhằm chỉ ra cái khiếm khuyết tất yếu của nền chính trị quân chủ. Và từ đó, sẽ thấy thật vô lý nếu lại lấy cái giá trị khiếm khuyết đó để áp dụng cho thời đại này, dù nhân danh Hòa giải hay gì đi nữa. Chúng ta không thể lấy cái luân lý cũ, cái nguyên tắc cai trị cũ ra để áp đặt vào thời đại mới, lấy một câu chuyện mang đầy màu sắc quân chủ để cổ vũ hòa giải trong thời pháp trị. Nếu làm vậy, thì một là chúng ta quá vô lý, hai là chúng ta có ý đồ ám muội.

Còn câu chuyện về hòa giải đã tốn khá nhiều giấy mực và dấy lên nhiều cuộc tranh luận chưa ngã ngũ, tôi không dám bàn đến, chỉ xin nói rằng: Nếu anh A đánh anh B bị thương thì còn bàn đến chuyện hòa giải để mang hai anh lại, cùng ngồi vào bàn nói chuyện với nhau, để anh A nói chuyện xin lỗi và bồi thường cho anh B. Cần phải lưu ý trong chuyện này, anh A phải là người chủ động, có thiện chí thực sự, và phải nhận thức được lỗi lầm của mình. Anh A phải mang tiền thuốc men và thành khẩn đến nhà anh B nói chuyện hòa giải, để mong anh B khỏi kiện ra tòa; chứ không phải cứ trịch thượng ngồi nhà, rồi cho người ra đánh tiếng trước cổng nhà, rêu rao về hòa giải. Còn trường hợp anh A đánh anh B chết thì theo luật pháp, dù gia đình anh B có muốn tha cho anh A cũng không được, vì hành vi của anh A  lúc này là tội phạm hình sự không chỉ lấy đi tính mạng của cá nhân anh B mà còn xâm phạm đạo đức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách cư xử bình thường của xã hội. Lúc này, vai trò giải quyết vụ việc phải được giao cho luật pháp, chứ không ai có thẩm quyền bàn đến trừng phạt hay tha thứ. Sau khi Công lý được thực thi thì mới tính đến chuyện hòa giải giữa hai gia đình A và B. Thật vậy, Hòa giải cần một số điều kiện, mà Công lý là điều kiện không thể bỏ quên.

Để kết thức bài viết, tôi xin chia sẻ rằng: học viện Trần Nhân Tông có nhiều nhân sự và cố vấn phương Tây, nhưng điều đó không phải là một bảo chứng hữu hiệu cho uy tín và giá trị của học viện này. Sau buổi trao giải thưởng vắng mặt cho hai chính khách Burma và những phát hiện của công luận về việc đưa thông tin không đúng sự thật của tổ chức này, học viên Trần Nhân Tông xem như đã mở đầu “vở kịch” không được thành công. Và nhân đó, chúng ta cũng cảm nhận được rằng: uy tín của một tổ chức không đến từ thành phần nhân sự khoa bảng bằng cấp đầy mình, mà đến từ thời gian làm việc nghiêm túc trong tinh thần trách nhiệm và tôn trọng sự thật.

Là một người ít học, ít tuổi nhưng lại hay nói thật những điều mình nghĩ, tôi rất mong nhận được cái nhìn bao dung từ độc giả. Thành thật mong rằng, tranh luận không đẩy người ta ra xa nhau mà mang chúng ta đến gần nhau trong tinh thần mưu cầu sự thật.

Tam Kỳ ngày 15 tháng 10 năm 2012

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

 

22 Phản hồi cho “Lạm bàn về Trần Nhân Tông Academy”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Bài này của cô Huỳnh Thục Vy cũng hay lắm vì cô đã nhìn ra được bản chất của vấn đề nhằm “lấp liếm” và
    định hướng dư luận quốc tế nhưng lại là muốn tạo phản ứng ngược về trong nước để tác động người dân
    vốn đang giao động cực độ đến mất niềm tin vào đảng CS.sẽ kiên nhẫn đợi chờ… bánh vẽ khác !
    Từ Nguyễn Anh Tuấn rời chức vụ ở Vietnamnet với “khổ nhục kế” ngụy tạo rằng mình chống Tàu cộng nên
    bị sa thải đến ông giáo sư người Mỹ Patterson bị lợi dụng,dù vô tình hay cố ý,cũng đều mang lại tai họa như nhau.Theo tôi,ông Mỹ này (chắc chắn là thiên tả) không ngốc nghếch đâu vì ông hành động vì quyền
    lợi nước Mỹ vì họ cũng đang “tương kế tựu kế” hợp tác với VC.để có thể gây ảnh hưởng ngược lại VC.
    Dân Mỹ khét tiếng thực dụng mà,bất kể dân thường hay giới trí thức ! Thế nhưng dù biết vậy,tôi chán ngấy sự thực dụng gây hại qúa nhiều cho nước khác của họ,như lịch sử VN.gần đây cho thấy.
    Chỉ sợ rằng kẻ tiểu nhân đê tiện nhất thì có thể lợi dụng được nhiều hơn kẻ tiểu nhân…nửa nạc nửa mỡ !

  2. Hoàng Triết says:

    Xét xử, định tội trước… Giảm hình hoặc ân xá sau. Đó mới là anh minh lẫn nhân từ. Không thể che dấu, bỏ qua trong tình hòa giải và gieo mầm bất công, ai oán, oan khiên trong xã hội.

    Mình thấy Học Viện Trần Nhân Tông là đầu óc cũ với chương trình mới đấy.

    Không thể nào bỏ lơi thực tế mà nắm tay hát kumbaya được đâu. Thực tế trước mặt là đất nước của Trần Nhân Tông đang có một chính quyền càng ngày càng mất lòng dân. Nếu các vị trí thức của HV Trần Nhân Tông thật sự “hiếu thảo với đất nước và dân tộc” như họ đã nói, thì việc đầu tiên họ làm phải là ứng dụng tư tưởng và tinh thần Trần Nhân Tông khuyên bảo các vị lãnh đạo đang tại vị ở Việt Nam để họ trước biết hòa giải với những người bất đồng chính kiến và các nông đân đang kiện tụng, sau biết hòa giải với những nạn nhân của CS khi miền Bắc đánh chiếm miền Nam, thật sự sống vì đất nước dân tộc cho xứng với chức vị lãnh đạo của mình.

    Ngày nào học viện này chưa làm được việc đó, thì họ vẫn là đang sử dụng cái danh của tiền nhân nhưng lại bỏ việc nhà, chạy lo ngoài ngõ, vẫn là hậu sinh khả…. ố. Người nước ngoài sẽ nhìn vào sẽ thắc mắc họ đang giở trò gì vậy?

    Cám ơn bài viết của bạn!

  3. Khinh Binh says:

    Cô HTV không cần phải khiêm tốn. Sở học của cô tới đâu thì tôi không biết, nhưng suy nghĩ, suy luận của cô thì thật thấu tình đạt lý. Như thế là đủ, bằng bà cố nội mấy đứa có bằng này bằng nọ mà ngu trời chạy luôn. Nếu tụi nó không ngu thì cái tâm của tụi nó dơ dáy, chả đáng liếm giày cho cô!

    Mụ Ngô Bá Thành đâu rồi? Học hành làm chi? Ăn cái giống gì mà ngu cả mẹ lẫn con như vậy? Mụ nên đội mồ dậy rồi dẫn thằng con quỳ trước nhà cô HTV này mà học thêm kiến thức và đạo đức!

  4. Đặng kim Toàn says:

    Tôi là người đã đi qua chiến tranh – một cuộc chiến tranh hung bạo, đầy nước mắt và máu. Có hai loại người trong chiến tranh tôi “ghét cay ghét đắng”. Loại thứ nhất là loại chuyên ám sát, đặt mìn quán ăn hay trên các trục đường và đã gây tai ương cho không biết bao nhiêu người vô tội. Loại thứ hai là loại “thiên tả”, loại ăn no ấm cật để rồi quay lưng lại với những người đã hy sinh cả mạng sống của mình để cho họ có một cuộc sống tốt, học hành thành đạt cho nên đối với tôi, họ cũng là một thứ….giết người không thua gì loại thứ nhất như tôi vừa nói !
    Thiên bất dung gian, ngay cả người mà họ ton hót ủng hộ một thời nay cũng thấy được cái bản chất “đứng núi này trông núi nọ” của họ và điều gì đã xảy ra ? một TNH và đệ tử chạy mất dép là một trong những minh chứng…

    • hoàng says:

      TNH là ai.??? Đặng kim Toàn co thể tỏ rỏ cho mọi người hiểu để mà tránh,cá-nhân tôi không muốn bị quen biết người như thế,không thích viết tắt dù bấc cứ vấn đề gì hoàn cảnh nào.
      Chúng ta cần thẳng thắng,ngay thẳng,trực viện với cái xấu và tội ác.Mọi người trong sạch cần hiểu rỏ hơn .

  5. nt says:

    Cách đây ko lâu, CS Hà Nội mang Lý Thái Tổ ra làm tượng bây giờ thì học viện TNT. Nếu
    họ muốn hòa giải thật sự thì chỉ làm 1 việc là giải thể lăng HCM.

  6. vn says:

    Vua Trần Nhân Tông lại bị người đời lợi dụng rồi. Không khéo gỉai thưởng Trần Nhân Tông lại biến thành cái bình phong như “Tư tưởng HCM”. Than ôi!!!!

  7. Thằng Bờm. says:

    Hiến pháp Hoa Kỳ Điều II, Khoản 2 :

    (1)_ ………. Tổng thống có quyền hủy bỏ bản án hoặc ân xá đối với những hành vi chống lại Hoa Kỳ, trừ những trường hợp xét xử các vụ trọng tội.

    • Ngụy Quân Tử - Hồ Bác Cụ says:

      Xin đừng quên TT hành xử quyền theo Hiến Pháp hay luật pháp đã quy định. Hành xử theo luật pháp đã quy định khác xa với “Tao là luật, luật là tao”

  8. Hoang Sơn says:

    Bài phân tích tuyệt vời, tôi rất thích câu : – uy tín của một tổ chức không đến từ thành phần nhân sự khoa bảng bằng cấp đầy mình, mà đến từ thời gian làm việc nghiêm túc trong tinh thần trách nhiệm và tôn trọng sự thật.- Theo tôi nghĩ, bài viết trên đã nói lên hết ” cái sự thật ” của học viện TNT.

  9. MÂY NGÀN says:

    GỬI HUỲNH THỤC VY

    Mấy lời nói với Thục Vy
    Tuổi đời còn trẻ lo gì tương lai
    Đời đâu chỉ mãi an bài
    Bánh xe tạo hóa lai rai quay hoài
    Làm vua như cỡ vua Trần
    Nhân Tông lại mặc nâu sòng là sao
    Người khôn có tiếng để đời
    Còn bao anh dại trời ơi nghĩ gì
    Đời mà hết thịnh đến suy
    Suy rồi lại thịnh có gì phải lo
    Tuần hoàn vốn chuyện hay ho
    Thuyền nào neo mãi bến đò năm xưa
    Mà thôi nói mấy cho vừa
    Tham, sân, si ấy Phật xưa bảo rồi
    Nên mong giải thưởng vua Trần
    Phải cho xứng đáng vua Trần ngày xưa !

    BẠT NGÀN
    (25/10/12)

  10. tran thanh ninh says:

    toi hoan toan dong y voi tac gia,tai ha thanh toi luon duoc nghe… tuyen truyen quang ba mot cach qua dang…nhung ca he thong chinh tri , ho co chu muu,,con nhieu nguoi thi tu hao rom…nhat la gioi su ai it hoc vn ,toi nghe that nang tai…

Leave a Reply to Đặng kim Toàn