Một chiến lược Biển Đông của Hải Quân Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí
Trần Bình Nam (giới thiệu)
Ngày 24/4/2013 Đoàn làm phim tài liệu về chủ quyền biển đảo Việt Nam do sáng kiến của đài truyền hình HTV tại Sài Gòn đã phỏng vấn Hải Quân Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí tại quận Cam (Orange County), California.
Nội dung cuộc phỏng vấn do Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, trưởng Đoàn đã được Trung Tá Trí post trên mạng “Tranh chấp Biển Đông”
Cuộc phỏng vấn phản ảnh một sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu bảo vệ biển đảo của Đoàn phỏng vấn cũng như của người được phỏng vấn.
Ngoài ra nội dung các câu trả lời của Trung tá Nguyễn Mạnh Trí cho thấy cái nhìn chiến lược xuyên suốt trên toàn diện bức tranh tranh chấp Biển Đông giữa Trung quốc và Việt Nam của ông, một cái nhìn hướng về tương lai, chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước vượt lên trên những khác biệt đang còn tranh cãi – những tranh cãi cần thiết- giữa chính quyền trong nước và người Việt sống tại hải ngoại.
Được biết Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí là sĩ quan Hải quân khóa 10 (trong 26 khóa SQHQ được đào tạo tại trường Sĩ quan Hải Quân Nha Trang) tốt nghiệp năm 1962. Ông là chủ quản của diễn đàn điện tử “Tranh Chấp Biển Đông”. Ông hiện sống tại quận Cam, California ./.
–:o0o:–
Câu hỏi phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Trí
(Ngày 24/4/2013 tại California)
Sau đây là phần phỏng vấn giữa tác giả và Đoàn làm phim tài liệu về Chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đạo diễn: Lâm Thành Quí – Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV).
Lời nói đầu của ông NMT trước cuộc phỏng vấn:
Chào mừng đồng bào quốc nội.
-
Để bảo vệ cho hành động xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc thường viện dẫn công hàm do ông Phạm Văn Đồng, Thủ tướng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký vào năm 1958 công nhận về chủ quyền lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, coi đó là văn bản pháp lý của Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các đảo trong biển Đông. Vậy ông đánh giá thế nào về nội dung và tính pháp lý của Công hàm 1958 này?
Chúng ta cần phân tích công hàm này trên hai phương diện Nội dung và Pháp lý.
Về nội dung, công hàm này rất ngắn gọn, chỉ tuyên bố “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hải phận của Trung Quốc” và “có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”. Công hàm này không nói gì về Hoàng Sa và Trường Sa .
Về mặt pháp lý thì trong thời điểm 1958, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa là 2 quốc gia có chủ quyền riêng biệt và Hoàng Sa cũng như Trường Sa trực thuộc VNCH. Một quốc gia này không có thẩm quyền pháp lý khi bàn về chủ quyền của một quốc gia khác.
- Được biết ông là một người quan tâm đến trận hải chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa chống lại sự xâm lược của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19/4/1974, xin ông cho biết về quá trình tham chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những diễn biến chính của sự kiện bi hùng này?
Trước hết, tôi xin nói đôi chút về địa lý Hoàng Sa . Trong thời gian gần đây, Trung Quốc tuyên truyền rất nhiều về thành phố Tam Sa như mở tuyến du lịch, phát triển hạ tầng cơ sở cũng như tăng cường quân sự để chỉ huy toàn thể Biển Đông. Thật sự, quần đảo Hoàng Sa chỉ gồm 2 nhóm. Phía Đông là nhóm Tuyên Đức mà đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm, diện tích chỉ khoảng 2 km² với 1 phi đạo dài 1,500 km, không có nước ngọt, phải tiếp tế từ Hải Nam. Phía Tây là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết mà đảo lớn nhất là đảo Pattle (Hoàng Sa) diện tích chỉ khoảng 0.3 km².
Trong thời gian 1962-1964, tôi phục vụ ở Hạm Đội, có 1, 2 lần ra Hoàng Sa tiếp tế và thay quân.
Năm 1973, tôi trở lại Hạm Đội, ra công tác ở Trường Sa khoảng hơn 2 tháng, có lên đảo Nam Yết và Song Tử Tây.
Cuối tháng 11/1973, Đại tá Hà Văn Ngạc và tôi được lệnh ra Đà Nẳng tăng cường cho V1DH vì tình hình căng thẳng tại Hoàng Sa. Trong tháng 12/1973 và đầu tháng 1/1974, Trung Quốc tăng gia hoạt động tại Hoàng Sa.
Trước khi nói về trận Hải chiến Hoàng Sa, tôi xin nói đôi chút về tương quan lực lượng:
Trong thập niên 70, Hải quân Trung Quốc, phần lớn mua hay đóng dựa theo thiết kế của Liên Xô, tàu nhỏ nhưng khả năng chiến đấu khá tốt. Tàu nhỏ, tốc độ nhanh, vận chuyển dễ dàng, hỏa lực khá mạnh.
Trong khi đó hải quân VNCH, nhận viện trợ từ Hoa Kỳ, gồm có các chiến hạm và tàu tuần duyên từ Đệ 2 Thế Chiến, chỉ dùng cho việc tuần tiểu. Hải quân VNCH có 2 khu trục hạm, hỏa lực mạnh với 2 khẩu 76 ly bắn nhanh, có hệ thống khóa mục tiêu nhưng trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến không có vật liệu thay thế. Các tuần duyên hạm có khả năng chịu sóng rất mạnh nhưng cồng kềnh chỉ dùng cho việc tuần tiểu và cấp cứu.
Hải quân hai nước đều không có kinh nghiệm hải chiến.
Ngày 16/1/1974, Tổng thống Thiệu ra thăm V1DH ra lệnh cho hải quân được dùng mọi phương tiện, kể cả vũ lực để trục xuất tàu Trung Quốc ra khỏi Hoàng Sa .
Đại tá Ngạc, đang đi phép tại Sài Gòn, được lệnh khẩn cấp trở ra Đà Nẵng. Ngày 17/1, ông cùng HQ 5 và HQ 10 ra tăng viện cho HQ 4 và HQ 16 đang bị áp lực nặng nề từ phía Trung Quốc.
Chiều ngày 18/1, 4 chiến hạm VHCH và 6 chiến hạm Trung Quốc gồm có 4 tàu hộ tống 271, 274, 389, 396 và 2 tàu chở quân 402, 407 vờn nhau trong vùng lòng chảo Hoàng Sa. Tối 18/1, 4 chiến hạm VNCH được lệnh rút ra ngoài, chuẩn bị chiến đấu vào ngày mai. Vào sáng ngày 19/1, khi các chiến hạm VNCH vào thì các chiến hạm TQ đã chờ sẵn, hai bên ở rất gần nhau, HQ 10 chỉ cách tàu địch trên dưới 1 ngàn thước. Khoảng 10 giờ sáng, trong lúc tôi đang có mặt tại Trung tâm Hành quân thì Đô đốc Thoại cho lệnh khai hỏa. Đại tá Ngạc còn mở máy âm thoại để phòng hành quân theo dỏi diễn tiến trận đánh. Nữa giờ sau đó là cả một sự hỗn loạn trên máy âm thoại: tiếng ra lệnh, tiếng đạn nổ, tiếng reo hò của thủy thủ đoàn khi tàu địch trúng đạn. Khoảng 45 phút sau, liên lạc âm thoại bị gián đoạn, cả một sự im lặng đến rợn người trong phòng hành quân V1DH. BTL vùng không còn liên lạc được với 4 chiến hạm. Khoảng 2 chiều, TTHQ mới liên lạc được với HQ 16. HQ 16 cho biết bị trúng đạn, nghiêng 15° nhưng thoát được ra ngoài, cho biết HQ 10 bị trúng đạn ngay phút đầu giao chiến, bất khiển dụng tại chổ. Độ 1 giờ sau, phòng hành quân liên lạc được với HQ 4 và HQ 5 cho biết bị hư hại nhẹ. Cả ba chiến hạm về lại Đà Nẵng vào ngày 20/1.
- Thưa ông, vì sao quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã không giữ được Hoàng Sa trong sự kiện ngày 19/1/1974? Có phải do sự chênh lệch của tương quan lực lượng giữa chúng ta với kẻ thù hay còn vì lý do nào khác? Có phải chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã không tiên liệu được việc Trung Quốc sẽ đánh chiếm Hoàng Sa vào năm 1974 nên đã không cảnh giác đúng mức cần thiết, vì thế chúng ta đã lâm vào thế bị động và để mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc?
Vào cuối năm 1968, Hoa Kỳ đã để lộ ý định muốn chấm dứt cuộc chiến Việt Nam và tạm thời hòa hoãn với Trung Quốc để đối đầu với Liên Sô. Cả hai miền Việt Nam đều chưa hiểu được vị trí chiến lược của Hoàng Sa trong tương lai. VNCH chỉ gởi ra Hoàng Sa một đại đội Địa phương quân. Hải quân VNCH cũng không tuần tiểu thường trực tại Hoàng Sa. Trong khi đó, sau khi đạt được thỏa thuận ngầm với Hoa Kỳ không can thiệp ở Hoàng Sa, Trung Quốc chuẩn bị xâm chiếm Hoàng Sa ở cấp bậc cao nhất. Tài liệu đã giải mật của ông Gerald Kosh, người đã theo HQ 5 ra Hoàng Sa cho thấy Trung Quốc đã huấn luyện đổ bộ từ tháng 7/1973 và Tổng bí thư Đặng Tiểu Bình và Bộ Chính Trị đã đích thân chỉ huy trận đánh. Hạm đội Nam Hải gồm mấy chục chiến hạm đã túc trực sẵn giữa Hải Nam và Hoàng Sa .
Thành thử, nếu hải quân VNCH không khai hỏa vào sáng 19/1 thì không sớm thì muộn Trung Quốc cũng tìm cách đẩy hải quân VNCH ra khỏi Hoàng Sa. Quyết định khai hỏa đã chứng minh chủ quyền của VNCH tại Hoàng Sa. Các chiến sĩ VNCH đã chiến đấu và hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974 cũng như các chiến sĩ trong trận chiến biên giới 1979 và trận hải chiến tại Trường Sa 1988 để bảo vệ đảo Gạt Ma đều là anh hùng dân tộc, đáng được đồng bào quốc nội cũng như hải ngoại tri ân.
- Thưa ông, ông có thể cho biết về thái độ và hành động của Hoa Kỳ trong đối với trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974? Ông đánh giá thế nào về vai trò của Hoa Kỳ trong sự kiện này?
Trước trận hải chiến Hoàng Sa 1974, hạm đội Hoa Kỳ vẫn còn ở vịnh Bắc Việt. VNCH yêu cầu hải quân Hoa Kỳ lập một “Buffer zone” nhưng không được trả lời. Sau đó, khi được yêu cầu giúp đỡ tìm kiếm bè đào thoát từ HQ 10, hải quân Hoa Kỳ cũng không tham dự.Nhưng điều này không có nghĩa là tình hình 1974 giống như tình hình hiện nay. Quyền lợi của các đại cường Hoa Kỳ-Trung Quốc-Nga Sô không bao giờ thay đổi, quan niệm bạn thù chỉ là giai đoạn. Quyền lợi của Hoa Kỳ và Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đi song song với nhau. Dù rằng vẫn còn nhiều trở ngại nhưng những người lãnh đạo 2 nước phải cố gắng biến trở ngại thành cơ hội để tiến tới một thế liên minh chiến lược.
- Thưa ông, xin ông cho biết đánh giá của ông về biến cố này và ý nghĩa của biến cố này trong lịch sử đấu tranh và bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc Việt Nam? Theo ông, Việt Nam cần có chiến lược và hành động như thế nào để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và tránh những mất mát đáng tiếc như đã xảy ra đối với quần đảo Hoàng Sa?
Biển Đông là một phần trong sự đối đầu toàn diện giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là Hoa Kỳ, các cường quốc Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), Ấn Độ, Úc Đại Lợi và ngay cả Nga Sô và Liên Âu cùng 5 nước Đông Nam Á liên hệ trên mọi phương diện chính trị-ngoại giao, kinh tế-tài chánh-thương mại và quân sự.
Biển Đông nắm giữ quyền lợi sinh tử của Trung Quốc về tài nguyên về dầu khí và hải sản và là yết hầu di chuyển nhiên liệu từ Trung Đông sang Bắc Á. Trung Quốc cố gắng chiếm Biển Đông bằng mọi cách cho đến khi bị chận lại.
Chiến lược quân sự của Việt Nam phải đi song song với mặt trận ngoại giao, kinh tế. Trong thời gian gần đây đã có những cố gắng để tăng cường phòng thủ như mua Su-30 MKV, hỏa tiễn phòng thủ bờ biển, tàu khu trục Gepard 3.9, tàu ngầm Kilo, phi cơ tuần tra nhưng điều quan trọng nhất là đừng để Trung Quốc dụ vào thế đối đầu để chiếm thêm các đảo tại Trường Sa. Hệ thống phòng thủ chỉ được dùng để phản công khi tối cần thiết. Du kích chiến trên biển có thể áp dụng tại Hoàng Sa. Các ngư dân miền Trung đang ở tuyến đầu trong mặt trận này. Họ xứng đáng nhận được sự tri ân của toàn dân cả nước. Chiến tranh phi quy ước trên Biển Đông vẫn còn hiệu lực để đối đầu với nước mạnh hơn. Cuối cùng thì một thế liên minh quân sự chiến lược với Hoa Kỳ, các cường quốc Đông Á (Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi) và các quốc gia liên hệ tại Đông Nam Á (Việt Nam và Philippines) chỉ là vấn đề thời gian.
6. Ông có ý kiến gì để tăng cường sự hiểu biết của đồng bào quốc nội và hải ngoại về Tranh chấp Biển Đông nhất là tình hình tại Trường Sa.
Hiện nay, sự hiểu biết của đồng bào quốc nội và hải ngoại về Hoàng Sa và Trường Sa tương đối hạn hẹp. Nếu chúng ta tổ chức được những buổi triễn lảm về tình trạng chiếm đóng Biển Đông thì đó là điều đáng làm.
Hồ sơ: NMT-HS-042413-Phong van.doc
© Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri2012@yahoo.com
www.tranhchapbiendong.com
Tu chỉnh: 24 tháng 4 năm 2013
–:o0o:–
Đề nghị ông Trí cho ra sách “Chiến lược du kích trên biển – của trung tá Trí Lác” cho hải quân Vc học hỏi với nhá!
Phan tich lam quai gi cong ham cua ngai giac Cong Pham van Dong, neu manh thi xe het, con yeu thi
Tau cong roi may quat truoc roi chi to giay cua ngai Van Dong ra bat thi hanh. Tat ca chinh sach cot loi cua cac ngai giac Cong la giet bot dan Viet di de cac ngai ay tho ngai Mao chu tich :
“Giet giet nau ban tay khong ngung nghi, Cho ruong dong lua tot thue mau xong ;
Cho dang ben lau cho nuoc chung long, Tho Mao chu tich Xit ta Lin bat diet”
de dua dat Viet vao dat Tau Cong : …”Ben nay bien gioi la nha, Ben kia bien gioi cung la que huong”
Du kích trên biển là gì?
Cứ theo như ông Hà says:
Hà says:
13/05/2013 at 14:06
Du kích trên biển là cho một cái tàu ngầm mini nấp ở một nơi kín đáo chờ tàu chiến đich đi qua là bụp một cái, xong ù té quyền./.
Ngoài ra du kích trên biển còn là:
1/ Lấy vk lạc hậu tấn công phương tiện với vk hiện đai. Tỷ dụ như dùng hàng vài chục máy bay lác hậu MIC 22 lỗi thời nhưng lại mang tên lửa hiện đại, tập trung hướng vào một tàu lớn của địch với đường bay sát mặt nước biển (cách mặt biển chỉ 10m) để vô hiệu ra đa địch. Hiện VN còn tồn vài trăm MIC 22 đấy thôi.
2/ Đich từ xa đến tất nhiên là phải dùng tàu chiến to vì to mới đi xa được. Ta phòng thủ bằng tàu nhỏ, Tàu tên lửa có tốc độ cao, tập trung nhiều tàu nhỏ đánh một tàu to của địch.
3/ còn rất nhiều cách đánh băng VK hiện đại nhưng lai áp dụng chiến thuật du kích. Không muốn nói ra sợ lộ bí mật quân sự đấy mà thôi. Trong luc đánh máy bay B52 Bắc Việt đã chẳng dùng chiên thuật du kích là gì? Đến Mỹ cũng không ngờ được. Chỉ Huy bảo phi công B52 Mỹ rằng các anh chỉ việc bay đúng lịch trình và bấm nút, thế thôi xong quay về. sẽ không cho chuyện gì sảy ra với B52 của chúng ta. Nhưng thực tế thì thế nào các vị cũng đa biết rồi còn gì?./.
Đến trên không còn dùng chiến thuật du kích được thì trên biển có khi còn dễ dàng hơn. Đáy biển là nơi dễ ẩn nấp nhất. Vụ tàu chiên của Nam Hàn bị trúng ngư lôi là một ví dụ hùng hồn về chiên thuật du kích trên biển. Cả thế giới vào điều tra nhưng vẫn có tìm ra được kết luận gì xác đáng đâu?Đành chìm xuồng./.
Chào thua 2 ông nội này , đúng là 2 ông láo như VE.M
Theo lời giải thích của 2 cha nội này ,thì đây không phải là ”du
kích trên biển ” ,mà là ”tự sướng trên biển ”.
Hà có phải là Phạm-Tuân Trung-úy lái phản-lực Mig 21 không ? Nếu là hậu-duệ thi hỏi lại Ông Phạm-Tuân đã vận dung Du-kích-chiến trên không như thế nào ? Phạm-Tuân lái Mig 21 bay lên không gian, chui vào đám mây có đủ yếu-tố che dấu tắt máy phục-kích ở đó. Chờ B52 Mỹ bay đến, Pham-Tuân đã dùng chiến-thuật du-kich trên không tấn-công bắn hạ hàng loạt B52 của Mỹ trên không gian Miền Bắc Việt-Nam trước năm 1975. Theo tôi có thể dùng hữu-hiệu chiến-thuật ĐẶC CÔNG ” tự sát (cảm-tử).” cho Không-quân và Hải-quân. Nhật đã chiến-thắng Mỹ tai Trân-Châu-Cảng năm (không nhớ). Người Nhật điều-khiển máy bay chiến-đấu mang bom, từ trên không chui xuống làm nổ tung tàu chiến Mỹ.
Haile says:
18/05/2013 at 13:17
“… hỏi lại Ông Phạm-Tuân đã vận dung Du-kích-chiến trên không như thế nào ? Phạm-Tuân lái Mig 21 bay lên không gian, chui vào đám mây có đủ yếu-tố che dấu tắt máy phục-kích ở đó. Chờ B52 Mỹ bay đến, Pham-Tuân đã dùng chiến-thuật du-kich trên không tấn-công bắn hạ hàng loạt B52 của Mỹ trên không gian Miền Bắc Việt-Nam trước năm 1975. Theo tôi có thể dùng hữu-hiệu chiến-thuật ĐẶC CÔNG ” tự sát (cảm-tử).”
Ha ha! tui xin làm phi công xung phong,tui lái máy bay vận tải,chở hết Haile,VietkieuMỹ,Ha,Vn,Ngo cùng tất cả đồng chí nào muốn đánh du kích trên không,theo tui.Tui sẽ bay tới mục tiêu,nấp vào mây,tắt máy,các đồng chí cứ nấp trong mây,tha hồ đánh du kích,các đồng chí không sợ thằng tây nào hết!
Cãm ơn bạn đọc ABC đã xung phong lái máy bay chở hết các đồng chí Vc núp vào mây, tắt máy…Các đồng chí này vào đây phét lác, láo…chớ thật ra các đồng chí khi nghe ông ABC xung phong lái máy bay là…chết ngất!
Lần tới ông ABC có xung phong, nhớ kêu em nữa, nghen…
Các đồng chí này lên mạng thì to mồm, láo…Chớ một khi núp vào mây, tắt máy, mở cửa máy bay, thi` dá… các đ/c tọt lên cổ! Nên em sẽ đạp các đồng chí ra khỏi cửa…để các đồng chí tha hồ…du kích!
Vâng, y như kinh. Nhớ ngày nào máy bay chúng ta đã…dám tắt máy núp trong mây, phi công của ta tranh thủ nàm vài bi thuốc ..nào tỏa khói nàm quân thù bị mù mắt. Đấy..đấy, đánh du kích trên biển có nghĩa nà dùng thuyền thúng nợi dụng đêm tối cặp sát vào tàu địch rồi bất thần phát noa…gọi chúng đầu hàng. Nhỡ chúng có nổ súng thì ngư dân sẽ…nặn, nín thở bám vào các rặng san…hô lần mò đến chân vịt của “tàu nạ” và kế tiếp dùng răng …bẻ ốc. Phương pháp này tuy đòi hỏi sự hy sinh hai cái bàn nạo nhưng bọn giặc Sai Noa sẽ kinh hồn, khoanh tay chịu trói. Các đồng chí thấy thế..nào?
Nưu ý các giới có thẫm quyền cần ghi xuống ngày giờ xuất quân của ngư dân ta để sau này nàm….đám giỗ.
Mấy ông ở nước ngoài không về VN mà tổ chức chống TQ, cứ lẩn khuất ở xó xỉnh nào trên đất ngưòi rồi nhận xét xằng bậy về quê hương đất nước. Các ông ấy chỉ yêu bản thân các ông ấy và cái chế độ VNCH đã chết 38 năm nay. Thật buồn cho những ngưòi tự nhận là dân Việt nhưng lúc nào cũng hận thù với quê hương đất nước, lúc nào cũng chỉ muốn chính quyền sụp đổ để đục nước béo cò.
Cháu sinh viên Phương Uyên chỉ dùng máu mình viết:”Tàu khựa cút khỏi biển đông!”thì lại bị CSVN phạt cho 6 năm tù giam,thế thì “về VN mà tổ chức chống TQ “để cho cái chính quyền bán nước ấy bỏ tù hả Dư lợn viên?
“TQ mạnh giỏi thì thử bắn vào những cái dàn khoan đó xem sao? Các vị không có lý lẽ gì bẻ lại bài báo trên mà chỉ nói suông…” vk
Tại sao phải nghe thằng óc … đậu vk thách thức, lập bập…thử bắn…Vc?
Vc đã từng dâng đất biển VN cho Tc…đúng không thằng vk?
Thế thì tại sao Tc lại bắn, phá tài sản của Tc?
Khi rút quân khỏi VN thì Mỹ đã bán toàn bộ biển Đông cho Trung Quốc
Đã 39 năm qua, Quần đảo Hoàng Sa thân yêu của chúng ta nằm trong tay bọn bành trướng Bắc Kinh. Từ đó đến nay, “nỗi nhớ” Hoàng Sa vẫn rực cháy trong tim mỗi người VN.
Chủ đề này không mới nhưng để hiểu về nó thì không ai cũng biết cả. VNCH đã dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc năm 1974. Nhưng từ đó đến nay các “chiến binh hèn nhát” vẫn ngày đêm ra rả chửi “Việt Cộng”.
Có một sự thật mà chính các sỹ quan của VNCH Lê Văn Thự chỉ huy chiến hạm, tàu HQ-16 đã xác nhận: “May là viên đạn không nổ, chứ nổ thì HQ-16 chìm tại chỗ! Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết rằng viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 bắn.”
Một loạt các câu hỏi tại sao lại có sự “kỳ quặc” như vậy?
1. Tại sao tầu HQ-5 lại bắn vào tầu quân mình?
2. Tại sao con tầu ngắm bắn điện tử HQ-4 không tham chiến?
3. Tại sao HQ-4/5 chạy sang Philippines chứ không chạy về Nam để vòng về Sài Gòn?.
4. Tại sao HQ-4 và HQ-5 không trúng đạn?
5. Vũ khí của Trung Quốc và Ngụy ai hơn ai, hơn mấy lần?
6. Số tầu Ngụy đã tham chiến thật sự, tức là bắn giặc Tầu chứ không bắn quân mình, là bao nhiêu, chiếm bao nhiêu trên tổng số vũ khí của 4 tầu.
7. Khi chỉ còn một mình HQ-16 chiến đấu, thì tương quan lực lượng thế nào giữa HQ-16 và các tầu chiến Trung Quốc?
8. Khi HQ-5 đứng về phía Trung Quốc, thì HQ-16 với liên quân Ngụy – Tầu sẽ tương quan lực lượng thế nào?
9. Tại sao có nhiều máy bay F-5 trong phi đội lớn thứ 3 thế giới lúc đó, toàn bộ phía Tây quần đảo nằm trong vùng chiến đấu tích cực của F-5 và A-37 cũng như những máy bay khác, toàn bộ quần đảo nằm trong tầm chiến đấu tối đa của các máy bay Ngụy, kể cả trực thăng như Chinook, nhưng toàn bộ các máy bay thúc thủ?
10. Trung Quốc có thật sự đem lực lượng lớn đến đánh “Hải chiến Hoàng Sa 1974″ không, hay chỉ vài tầu cá, tầu rà mìn, tầu chống ngầm… thăm dò?
11. Trận chiến tử thủ Hoàng Sa năm 1974 diễn ra ở đâu, những ai, những đơn vị nào đã tử thủ?
12. Có phải Trung Quốc ban đầu chỉ dám thăm dò? Sau đó, khi nó nhìn rõ HQ-4 và HQ-4 đã đứng về phiá Trung Quốc, nó mới đanh mạnh và chiếm đảo, có phải vậy không?
Những câu hỏi Tại sao này chắc phải để lại cho các “chiến binh cờ vàng” đang đêm ngày “thăng cấp” vì chưa “giải ngũ” bên Cali hay Bolsa trả lời.
Tuy nhiên, để mở rộng đường để tìm hiểu về trận “hải chiến” này mà các sỹ quan VNCH vẫn nổ banh salon suốt 39 năm nay. Chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút “bí mật” về trận chiến này.
Tại sao bọn Trung quốc lại tự bắn giết nhau thế này trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974:
Về phía Trung Quốc: Soái hạm 274 bị chìm, toàn bộ Bộ tham mưu gồm đô đốc Phương Quang Kinh, tư lệnh phó hạm đội Nam Hải, 5 đại tá, 6 trung tá, 2 thiếu tá, 7 sỹ quan cấp úy và một số thuyền viên trên tàu chết; Hộ tống hạm 271 bị hư, phải ủi bãi, đại tá Vương Kỳ Ưu, hạm trưởng chết; Hai trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng, 2 chỉ huy là trung tá Triệu Quát và đại tá Diệp Mạnh Hải, chết.
Những câu hỏi như trên là để dành cho những tên CAM & trí thức cộng sản bắc kỳ chuyên nghề làm chứng gian như cái nick Hoang Sa chiến binh cờ đỏ và bọn hải quân nhân dân cộng sản chuyên nghề đẩy ngư dân ra tuyến đầu, chết trước, thế mạng cho hải quân nhan dân cộng sản VN, bọn cộng sản Hồ chí Minh vong bản ngọai lai tay sai tàu cộng
Kẻ nào, bọn chiến binh cờ đỏ như nick Hoang Sa, gọi cuộc chiến đấu của HQ/VNCH tại Hoàng sa 1974, chống lại Trung quốc xâm lược, là “dâng HS cho Trung quốc”,
thì kẻ ấy, chiến binh cờ đỏ nick Hoang Sa, là một tên phản quốc đê tiện, đang cất dọng cú diều đểu cáng vô giáo dục truyền thống Hồ chí Minh nô lệ tàu cộng, nguyền rủa 64 cái chết của 64 chiến sĩ hải quân Việt nam hy sinh tại Trường sa 1988, chống lại quân Trung quốc xâm lược, là “tự bắn lẫn nhau”, là “dâng Gạc Ma cho Trung quốc” để Trung quốc chiếm đóng Gạc Ma của VN từ ngày 16 tháng 3 năm 1988 và vẫn giữ cho đến nay.
Ông bạn NoiLeo tuyên bố:
…”Tại sao bọn Trung quốc lại tự bắn giết nhau thế này trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974:
Về phía Trung Quốc: Soái hạm 274 bị chìm, toàn bộ Bộ tham mưu gồm đô đốc Phương Quang Kinh, tư lệnh phó hạm đội Nam Hải, 5 đại tá, 6 trung tá, 2 thiếu tá, 7 sỹ quan cấp úy và một số thuyền viên trên tàu chết; Hộ tống hạm 271 bị hư, phải ủi bãi, đại tá Vương Kỳ Ưu, hạm trưởng chết; Hai trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng, 2 chỉ huy là trung tá Triệu Quát và đại tá Diệp Mạnh Hải, chết”.
____________________________
Đề nghị ông bạn nói rõ hơn và dẫn chứng lịch sử về chi tiết đo’ .
Cám ơn nhiều,
Trich tu bài viết mang tên tác giả “Huy Đức”, pót trên trang “Trương Duy Nhất”:
http://www.truongduynhat.vn/tran-hai-chien-hoang-sa-y-tuong-vinh-danh-nhung-nguoi-linh-cong-hoa/
Soái hạm HQ5 và trận hải chiến Hoàng Sa
Jun 16, 2004
LTS: Tòa soạn nhật báo Cali Today cũng vừa nhận được thêm một bài viết của cựu sĩ quan Hải Quân Bùi Ngọc Nở về trận chiến Hoàng Sa, nhằm góp thêm ý kiến của bài viết trước đây Cali Today đã đăng của cựu Trung tá Lê Văn Thự. Chúng tôi đăng bài viết này để rộng đường dư luận và cũng để góp phần tìm hiểu, nghiên cứu thêm về một trận đánh lừng danh của Hải Quân VNCH trong chiến nghiệp bảo vệ sông núi do tổ tiên để lại. Xin trân trọng cám ơn những tác giả đã bỏ thời gian và tâm trí để viết rất công phu những bài viết nói trên. Cali Today.
- Người viết: Bùi Ngọc Nở.
- Khoá 19 SQHQ/Nha Trang.
- Nguyên Sĩ Quan Hải Hành, Xử Lý Thường Vụ Trưởng Khối Hành Quân Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ 5
Các tài liệu đã đọc:
- Một Vài Uẩn Khúc Trong Trận Hoàng Sa của Ðề Ðốc Trần Văn Chơn Tư Lệnh HQ.
- Phỏng Vấn Phó Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại Tư Lệnh HQ / Vùng 1 Duyên Hải về trận chiến Hoàng Sa.
- Hành Quân Trần Hưng Ðạo 47 của HQ Ðại Tá Phạm Mạnh Khuê Bộ Tư Lệnh Hành Quân Biển.
- Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa của HQ Ðại Tá Hà Văn Ngạc, Chỉ Huy Trưởng cuộc hành quân.
- Sau 24 Năm, Nhớ Về Hải Chiến Hoàng Sa của HQ Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng Khu Trục Hạm HQ 4.
- Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa của HQ Trung Tá Lê Văn Thự, Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm HQ 16.
- Diễn Biến Cuộc Ðụng Ðộ Ở Hoàng Sa Tháng 1 Năm 1974 của ông Trần Ðỗ Cẩm (cùng khoá 11 với Hạm Trưởng San).
- Trận Hải Chiến Hoàng Sa theo tài liệu Trung Cộng của ông Trần Ðỗ Cẩm.
- Cuộc Hải Chiến Hoàng Sa của ông Hà Quang Tự khoá 12 SQHQ / Nha Trang.
- Tuần Dương Hạm HQ 16 Và Trận Hải Chiến Hoàng Sa của ông Ðào Dân khoá 18 SQHQ / Nha Trang.
- Lần Ðào Thoát Ở Hoàng Sa của HQ Trung Úy Nguyễn Ðông Mai, Hộ Tống Hạm HQ 10.
Lời Dẫn Nhập
Tôi phải liệt kê các tài liệu đã đọc để nói lên một điều là các cấp chỉ huy trực tiếp của trận đánh đã lên tiếng, những người thuộc các chiến hạm tham dự trận đánh đã lên tiếng như HQ 4, HQ 10 và HQ 16, ngoại trừ HQ 5. Nay tôi một người thuộc Tuần Dương Hạm HQ 5 (Soái Hạm) trực tiếp tham dự trận đánh, buộc lòng phải lên tiếng và thấy cần phải lên tiếng, đặc biệt là sau khi đọc bài “Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa” của HQ Trung Tá Lê Văn Thự, Hạm Trưởng HQ 16. Tôi rất ngạc nhiên sau khi đọc xong bài này, ngạc nhiên vì một Hạm Trưởng có mặt từ đầu đến cuối trận chiến, sự hiểu biết của Hạm Trưởng Thự rất là hạn chế và có rất nhiều điều sai lầm, nếu không muốn nói là bôi bác 2 chiến hạm bạn là HQ 4 & HQ 5. Hạm Trưởng Thự nói (trích nguyên văn): “Chính tôi là người chỉ huy HQ 16 mà cũng không biết những hoạt động của HQ 4 và HQ 5 làm sao ông Dân biết được”, “Tôi không biết gì về hoạt động của HQ 4 và HQ 5 cũng như nhiệm vụ của họ”, “Sự thật là HQ 4 và HQ 5 chỉ ở vòng ngoài chứ không tham dự trận chiến trong lòng chảo”, “Suốt trận chiến, HQ 4 và HQ 5 làm gì tôi không được biết”, “Sự thật là HQ 4 và HQ 5 chẳng bị trầy một mảnh sơn nào cả. Cả Hải Quân đều biết, vì thế cho nên chỉ một mình HQ 16 được tiếp đón ở Sài Gòn và gắn huy chương chứ không có Ðại Tá Ngạc hay HQ 4 và HQ 5”, “Muốn thanh toán quân Trung Cộng trên đảo, tôi nghĩ không nhiều, chừng một tiểu đội mà dự định đổ bộ một toán người nhái 9, 10 thì khó mà thành công”, “Người nhái không đổ bộ trong ngày cuộc chiến xảy ra và cũng chưa bao giờ lên được đảo”, “Trước sau họ (Trung Cộng) chỉ đưa ra vỏn vẹn có 3 chiến hạm không thuộc loại tối tân”, “Toàn bài viết của Ðại Tá Ngạc (về trận chiến Hoàng Sa) từ đầu đến cuối là sai sự thật”, v.v… và v.v…
Tôi không biết Hạm Trưởng Thự muốn nói đến sự thật nào và đã xảy ra ở đâu chứ không phải là trận chiến Hoàng Sa, chỉ có một sự thật được nói lên là Hạm Trưởng Thự biết quá ít về trận chiến này, nhưng tôi không có tham vọng là viết lại trận hải chiến Hoàng Sa, vì Ðại Tá Ngạc, Chỉ Huy Trưởng cuộc hành quân, Ðại Tá Khuê BTL/Hành Quân Biển và ông Trần Ðỗ Cẩm đã viết rồi, tương đối đầy đủ dù không hoàn toàn chính xác, tôi cũng không nghĩ đến chuyện tranh công, cướp công hay luận công ai nhiều ai ít, tôi chỉ nói lên những điều tôi biết, tôi thấy, tôi nghe và tôi hãy còn nhớ dù nó đã xảy ra hơn 30 năm rồi. Tôi chỉ muốn sự thật hãy trả về cho sự thật, hãy trả lại công lao cho những người đã chiến đấu và đã anh dũng hy sinh và cho những người còn sống dù họ còn ở trong nước hay đang sống ở hải ngoại. Mục đích chính của tôi là muốn làm sáng tỏ và rộng đường dư luận về cái gọi là “Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa” của Hạm Trưởng Thự, cho nên tôi sẽ nói nhiều về những hoạt động của HQ 5 liên quan đến trận chiến này.
* *
Ngày 16 tháng 1 năm 1974, chiến hạm tôi (Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ 5) đang ở Vũng Tàu thì được lệnh ra Ðà Nẵng. Chiến hạm tôi cập cầu quân cảng Tiên Sa chiều ngày 17 tháng 1 năm 1974, ngay sau đó Hạm Trưởng HQ 5, HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh lên BTL/HQ Vùng 1 Zuyên Hải họp hành quân. Họp xong Hạm Trưởng Quỳnh mang về một lệnh hành quân, mang tên Hành Quân Trần Hưng Ðạo 47, tôi đã đọc lệnh hành quân này. Về phía ta tức lực lượng bạn tham dự cuộc hành quân gồm có:
- Hải Ðoàn Ðặc Nhiệm I: HQ 4, HQ 16, HQ 5, HQ 10.
- Hải Ðoàn Ðặc Nhiệm II: HQ 1, HQ 6, HQ 17, HQ 11 (ghi chú: các chiến hạm này trên đường hướng về Ðà Nẵng, nghĩa là còn xa vùng hành quân và các diễn biến ở Hoàng Sa xảy ra quá nhanh, nhanh hơn dự liệu, nên hải đoàn này ít được nhắc đến).
- Lực lượng Hải Kích và Biệt Hải.
Còn lực lượng địch gồm cả Hải Lục Không quân và có thể có cả tiềm thủy đĩnh nữa, chi tiết không nhớ được.
Sau đó lực lượng hải kích lên chiến hạm gồm 49 người với đầy đủ vũ khí cá nhân và hiện đại, dưới quyền chỉ huy của HQ Trung Úy Nguyễn Minh Cảnh Khoá 20 SQHQ / Nha Trang.
Lúc 00:37 giờ ngày 18/01/1974 chiến hạm tôi rời quân cảng Tiên Sa, Ðà Nẵng cùng đi có HQ Ðại Tá Hà Văn Ngạc Chỉ Huy Trưởng Hải Ðội Tuần Dương kiêm Chỉ Huy Trưởng cuộc Hành Quân. Khởi hành cùng lúc còn có Hộ Tống Hạm HQ 10 do HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà làm Hạm Trưởng. Lúc đầu còn đi hải hành tập đội, nhưng vì HQ 10 chỉ còn một máy chánh, chạy không được nhanh, nên sau đó HQ 5 đã tăng tốc độ chạy trước. Chiến hạm tôi đến Hoàng Sa lúc 15:00 giờ ngày 18/01/1974, nơi đây đã có mặt HQ 4 và HQ 16. Sau đó Ðại Tá Ngạc ra lệnh 3 chiến hạm hải hành đội hình hàng dọc từ đảo Hoàng Sa tiến về đảo Quang Hòa (Duncan), tất cả đều vào nhiệm sở tác chiến, nhưng các khẩu pháo vẫn ở vị trí số 0, mục đích là quan sát, thăm dò sự hiện diện và phản ứng của địch. Khi tiến gần đến đảo Quang Hòa thì có 2 chiến hạm Trung Cộng loại Kronstad mang số 271 & 274 xuất hiện và nghênh cản, họ vận chuyển rất nguy hiểm bằng cách cắt ngang đường tiến của đội hình. HQ 5 và một Kronstad có trao đổi quang hiệu, cả hai bên đều nhận đảo này thuộc chủ quyền của mình và yêu cầu phía bên kia hãy rời khỏi đảo, dĩ nhiên kết quả là không đi tới đâu. Thấy tình hình không ổn và hơi căng thẳng, Ðại Tá Ngạc ra lệnh cho đội hình quay trở lại đảo Hoàng Sa và thả trôi ở đó. Ðến chiều tối, HQ 5 chuyển 16 hải kích qua HQ 16 nghĩa là trên HQ 5 còn lại 33 hải kích, nhận từ HQ 16 một phái đoàn Công binh gồm 6 người do một Thiếu Tá làm trưởng đoàn trong đó có một cố vấn người Mỹ, sau đó vì lý do an toàn và tránh mọi rắc rối có thể xảy ra, HQ 5 đã đưa phái đoàn này lên đảo Hoàng Sa. Tối hôm đó (tối ngày 18/01/1974) trên chiến hạm HQ 5 có một cuộc họp hành quân gồm 6 sĩ quan do Ðại Tá Ngạc chủ tọa, 6 sĩ quan đó là: Ðại Tá Ngạc, Hạm Trưởng Quỳnh, Hạm Phó Thông, Thiếu Tá Toàn, tôi sĩ quan Hải Hành, Xử Lý Thường Vụ Trưởng khối Hành Quân của chiến hạm và Trung Úy Cảnh chỉ huy hải kích. Ðại Tá Ngạc chia Hải Ðoàn đặc nhiệm I thành 2 phân đoàn: phân đoàn 1 gồm HQ 4 và HQ 5 làm nổ lực chính do Hạm Trưởng HQ 4 chỉ huy, phân đoàn 2 gồm HQ 16 và HQ 10 do Hạm Trưởng HQ 16 chỉ huy. Có người viết gọi phân đoàn 1 thành phân đoàn 2, phân đoàn 2 thành phân đoàn 1, nhưng đây chỉ là chi tiết nhỏ và không có gì quan trọng. Hạm Trưởng Thự nói việc chỉ định Hạm Trưởng San làm phân đoàn trưởng “là sai nguyên tắc” vì Ðại Tá Ngạc ở trên HQ 5, không lẽ Hạm Trưởng San chỉ huy luôn Ðại Tá Ngạc hay sao? Tôi nghĩ đây chỉ là chuyện phân quyền, phân nhiệm cho có vì trên thực tế người chỉ huy và điều động vẫn là Ðại Tá Ngạc và Hạm Trưởng Thự, đừng quên là Ðại Tá Ngạc Chỉ Huy Trưởng cuộc hành quân bao gồm 3 lực lượng: Hải đoàn đặc nhiệm I, Hải đoàn đặc nhiệm II dù chưa hiện diện trong vùng hành quân, lực lượng Hải kích và Biệt hải.
Theo kế hoạch hành quân này, phân đoàn 1 tiến về phía Tây Nam đảo Quang Hòa, phân đoàn 2 tiến về Ðông Bắc đảo Quang Hòa, đổ bộ Hải kích và Biệt hải để chiếm lại 2 đảo là Quang Hòa và Duy Mộng, giờ xuất phát ấn định là 0400H ngày 19/01/1974. HQ 10 vì chỉ còn 1 máy chánh, chạy chậm nên đã nhập vùng vào khoảng 2200H ngày 18/01/1974. Còn lực lượng Hải kích và Biệt hải được phân bổ như sau: HQ 5 có 33 Hải kích, HQ 16 có 16 Hải kích, HQ 4 có một trung đội Biệt Hải, riêng HQ 10 không có Hải kích hay Biệt hải.
0400H ngày 19/01/1974 (nhằm 27 tết) đúng giờ xuất phát, phân đoàn 1 gồm HQ 4 và HQ 5 rời Hoàng Sa hướng về Tây Nam đảo Quang Hòa, phân đoàn 2 gồm HQ 16 và HQ 10 hướng về Ðông Bắc đảo Quang Hòa. Ðúng 0600H HQ 4 và HQ 5 đã có mặt ở Tây Nam đảo Quang Hòa và hiện diện ở đây cho đến lúc tàn trận chiến, tôi không biết Tây Nam đảo Quang Hòa có nằm trong lòng chảo mà Hạm Trưởng Thự đã đề cập hay là còn có một lòng chảo nào khác. Khi xuất phát, chiến hạm đã vào nhiệm sở tác chiến, trên đài chỉ huy chỉ có 3 sĩ quan là Ðại Tá Ngạc, Hạm Trưởng Quỳnh và tôi là sĩ quan hải hành, Hạm Phó Thông ở trong Trung tâm Chiến báo (C.I.C.), Hạm Trưởng và Hạm Phó không cùng vị trí khi có nhiệm sở tác chiến, để khi cần còn có thể thay thế chỉ huy chiến hạm. Cả 3 đều hiện diện trên đài chỉ huy từ 0400H đến khoảng 1500H, nghĩa là từ khi bắt đầu nhiệm sở tác chiến cho đến khi giải tán nhiệm sở tác chiến. Và cũng kể từ 0400H trở đi, mọi liên lạc, báo cáo giữa soái hạm HQ 5 và Ðà Nẵng, cũng như giữa các chiến hạm với nhau, tôi đều được nghe trực tiếp từ đài chỉ huy của chiến hạm, cho đến khi phòng vô tuyến của chiến hạm bị ăn mấy trái đại bác 100 ly, bị hư hại nặng, mới chuyển giao lại việc liên lạc tầm xa cho HQ 4, và cũng kể từ đó không liên lạc được với HQ 16 và HQ 10.
Khi HQ 4 và HQ 5 đến nơi, tôi không thấy chiến hạm Trung Cộng đâu cả, nhưng sau đó khi phát hiện ra HQ 4 và HQ 5, hai chiến hạm Kronstad mang số 271 và 274 từ phía Ðông đảo Quang Hòa xuất hiện. Khoảng 0650H, Hải kích đã sẵn sàng, Ðại Tá Ngạc ra lệnh đổ bộ, Hải kích xuống xuồng cao su để vô bờ, từ chỗ chiến hạm thả trôi vô bờ cũng gần thôi, nhưng thấy xuồng không vô gần bờ mà càng lúc càng xa bờ, có lẽ có một luồng nước đã đẩy xuồng đi về một hướng khác, HQ 5 phải thả “yu yu” xuống để kéo các xuồng Hải kích vô gần bờ, cả hai phía đều theo dõi diễn tiến này, trong khi đó mạn bên kia đảo, Trung Cộng cũng đang đổ thêm quân, tôi không rõ là bao nhiêu, cuối cùng khoảng 0730H, 30 Hải kích trên HQ 5 đã đặt chân lên đảo Quang Hòa, tiến vô sâu khoảng mấy chục mét, nhưng ngay sau đó đã bị quân Trung Cộng dàn hàng ngang chận lại, Ðại Tá Ngạc ra lệnh Hải kích chiếm lại đảo bằng biện pháp ôn hòa, nghĩa là nói rằng đây là đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa, yêu cầu quân Trung Cộng phải rời khỏi đảo, nên Hải kích dù trang bị tối tân nhưng súng chỉ được quyền chỉa lên trời, trong khi đó súng của quân Trung Cộng chỉa thẳng vào bụng của Hải kích, hai bên xí xô xí xào qua lại, bên này nói đảo thuộc chủ quyền của mình yêu cầu bên kia rời khỏi đảo, nghĩa là bên ta muốn chiếm lại những gì đã mất, còn bên kia cũng nói đảo thuộc chủ quyền của họ và yêu cầu Hải kích rời khỏi đảo, nghĩa là họ quyết giữ những gì đã chiếm, nhì nhằng như vậy kéo dài hơn một tiếng đồng hồ và quân Trung Cộng với súng chỉa vô bụng Hải kích, càng lúc càng đẩy lùi Hải kích về lại bãi biển, nơi đã đổ bộ. Khoảng 0840H thấy tình hình như vậy, Ðại Tá Ngạc mới ra lệnh cho Trung Úy Lê Văn Ðơn trưởng toán Hải kích đổ bộ tiến về phía Ðông đảo chiếm ngọn đồi nhỏ, Trung Úy Ðơn và Hải kích mới di chuyển về phía Ðông, quân Trung Cộng liền nổ súng, bắn hạ ngay Trung Úy Ðơn (quân Trung Cộng biết rõ Trung Úy Ðơn là cấp chỉ huy) và một Hạ Sĩ Nhất người nhái tên Ðỗ Văn Long và bắn bị thương thêm 3 Hải kích khác. Thấy Trung Úy Ðơn tử thương và tình hình bất lợi, Ðại Tá Ngạc ra lệnh rút Hải kích về lại HQ 5, toàn bộ Hải kích sau đó đã rút về kể cả người chết và bị thương ngoại trừ Hạ Sĩ Nhất Ðỗ Văn Long ở lại vĩnh viễn để làm chứng nhân lịch sử cho việc xâm lấn của bọn giặc đỏ Bắc phương. Quân Trung Cộng không bắn theo khi Hải kích rút đi vì mục đích của họ là chỉ muốn Hải kích rời khỏi đảo và vì e ngại các chiến hạm của ta có thể hải pháo vô đảo. Trong khi đó HQ 16 và HQ 4 báo cáo là đổ bộ Hải kích và Biệt hải không thành công có nghĩa là thất bại. Hạm Trưởng Thự nói: “Muốn thanh toán quân Trung Cộng trên đảo, tôi nghĩ không nhiều, chừng một tiểu đội, mà dự định đổ bộ một toán người nhái 9, 10 thì khó mà thành công”, “Người nhái không đổ bộ trong ngày cuộc chiến xảy ra và cũng chưa bao giờ lên được đảo”, điều này chứng tỏ Hạm Trưởng Thự hoàn toàn không biết gì hết dù sự việc đã xảy ra lúc đó hay đã hơn 30 năm rồi, tình hình diễn biến mỗi lúc một khác và các diễn biến này khó lường trước hết được. Ngay sau đó Ðại Tá Ngạc báo cáo mọi diễn tiến về cho Ðà Nẵng, Ðà Nẵng ra lệnh “tái đổ bộ, cố gắng lập một đầu cầu, nếu cần thì hải pháo vô đảo”. Lệnh này khá gay go: tái đổ bộ, lập một đầu cầu không dễ dàng, còn hải pháo vô đảo các chiến hạm Trung Cộng đâu để yên cho mình, cuối cùng suy đi tính lại chỉ còn có cách là đấu pháo, nếu diệt được mấy chiến hạm Trung Cộng thì mới có thể đổ bộ và chiếm lại đảo. Ðại Tá Ngạc nêu đề nghị về Ðà Nẵng và xin lệnh. Ðà Nẵng chập thuận cho khai hỏa. Ðại Tá Ngạc ra lệnh phân đoàn 2 từ Ðông Bắc đảo di chuyển về Tây Bắc đảo Quang Hòa hợp cùng phân đoàn 1, dĩ nhiên 2 chiến hạm Trung Cộng mang số 389 và 396 đã bám sát HQ 16 và HQ 10 từ sáng tới giờ cũng di chuyển theo. Bốn chiến hạm VNCH lập thành đội hình vòng cung từ Tây Bắc xuống Tây Nam đảo, vị trí các chiến hạm của ta tính từ trên xuống HQ 16, HQ 10, HQ 4 và HQ 5, còn các chiến hạm Trung Cộng theo đội hình hàng dọc, một kèm một và nằm bên trong vòng cung vị trí theo thứ tự từ trên xuống 389, 396, 271, 274 (xin xem phóng đồ). Hạm Trưởng Thự nói rằng “Trước sau họ chỉ đưa ra vỏn vẹn chỉ có 3 chiến hạm không thuộc loại tối tân”. Nội 4 chiếc bám sát các chiến hạm ta từ mờ sáng cho đến lúc hải chiến đã là 4 rồi, không kể những chiếc khác mang số 402, 407, 281, 282. Hạm Trưởng Thự đứng ở đài chỉ huy, tôi cũng đứng ở đài chỉ huy, tôi nhìn thấy HQ 16 và HQ 10 (chiếc HQ 4 nằm gần bên tôi không kể), và các chiến hạm địch tôi nhìn rõ con tàu lẫn số tàu và hãy còn nhớ như in dù đã 30 năm rồi, còn Hạm Trưởng Thự không nhìn thấy đầy đủ các chiến hạm địch và tệ hơn nữa không nhìn thấy chiến hạm bạn cho nên không biết HQ 4 và HQ 5 đang ở đâu và đang làm gì, tôi rất ngạc nhiên và không hiểu nổi về điều kỳ quái này. Lúc này các khẩu pháo không còn ở vị trí số không và các nòng pháo đều chỉa thẳng vào nhau, các pháo thủ của cả hai phía đều khiêng tối đa đạn lên pháo tháp của mình, chiếc này kèm chiếc kia và cũng là mục tiêu của nhau: HQ 16 & 389, HQ 10 & 396, HQ 4 & 271, HQ 5 & 274. Theo kế hoạch của Ðại Tá Ngạc, HQ 10 sẽ bắn phát đạn 76 ly 2 lên đảo như là một tiếng súng lệnh, ngay sau đó các chiến hạm đồng loạt nhả đạn vào chiến hạm địch. Lúc 1024H ngày 19/01/1974, Ðại Tá Ngạc ra lệnh HQ 10 khai hỏa, ngay sau đó các chiến hạm ta đồng loạt bắn thẳng vào các chiến hạm địch với mục tiêu đã định, trận hải chiến Hoàng Sa bắt đầu. Trận đấu pháo giữa ta và địch bắt đầu, lúc này chiến hạm ta và địch chỉ cách nhau khoảng 1500 yards, nghĩa là hoàn toàn nằm trong tầm pháo của nhau, trên bờ quân Trung Cộng bắn trước, trên biển hải quân ta bắn trước. Vài phút sau nghe báo cáo HQ 4 bị trở ngại tác xạ, 10 phút sau nghe báo cáo HQ 10 sắp chìm, nhiệm sở đào thoát, 15 phút sau nghe báo cáo HQ 16 cũng sắp chìm, đang nhiệm sở đào thoát. Riêng HQ 5, 15 phút đầu nhả đạn như mưa về phía tàu địch tức chiếc 274, không kể đạn đại bác 40 ly và 20 ly, chỉ tính riêng khẩu đại bác 127 ly đã bắn trên 100 quả đạn, nghĩa là cho đến khi bị bất khiển dụng vì trúng đạn đại bác 100 ly của địch, làm chết trưởng khẩu, làm bị thương các pháo thủ và làm đứt tung hệ thống điện của khẩu pháo, một khẩu pháo khác là khẩu đại bác 40 ly cũng bị bất khiển dụng vì trúng đạn 37 ly ngay khối cơ bẩm, làm khối cơ bẩm không di chuyển được, dĩ nhiên là không bắn được. 15 phút đầu tôi thấy HQ 5 ăn đạn cũng hơi nhiều nhưng không nhiều bằng những phút sau đó. Vì sao, vì HQ 10 đang chìm, HQ 16 đang rời vòng giao chiến vì bị thương nặng, HQ 4 đang lùi ra xa vì trở ngại tác xạ, chỉ còn lại HQ 5 là soái hạm với soái kỳ trên đỉnh, mà hỏa lực lúc bấy giờ rất hạn chế, chỉ còn lại một khẩu pháo 40 ly sau lái bên hữu hạm bắn cầm cự mà thôi, trong khi đó các chiến hạm Trung Cộng quay sang “dí” HQ 5, mỗi phút trôi qua, không biết bao nhiêu là quả đạn hướng về HQ 5 và không trật. Ðến khoảng 1100H, thấy tình hình hoàn toàn bất lợi, Ðại Tá Ngạc ra lệnh “di tản chiến thuật”, HQ 5 tăng máy rời vùng lửa đạn, hướng về phía Nam, sau đó đổi sang hướng Tây, chiến hạm Trung Cộng đuổi theo một đoan thấy vô ích nên quay trở lại. Khoảng 1400H ngày 19/01/1974 khi ngang qua đảo Tri Tôn thì được lệnh từ Ðà Nẳng: “HQ 4 và HQ 5 phải quay trở lại Hoàng Sa “nếu cần thì ủi bãi”, khu trục hạm và tuần dương hạm mà ủi bãi có nghĩa là tự sát, một cái lệnh không hiểu nổi, nhưng không lâu sau đó có một phản lệnh từ Ðà Nẳng, cho HQ 4 và HQ 5 trở về lại Ðà Nẵng. Khoảng 1500H Hạm Trưởng Quỳnh ra lệnh giải tán nhiệm sở tác chiếm, trực chỉ Ðà Nẵng. Tôi rời đài chỉ huy đi xuống bên dưới, bên trong chiến hạm không điện, không đèn, tối thui, nhìn mọi người mặt mũi bơ phờ, đi một vòng chiến hạm thấy có quá nhiều vết đạn, phòng tai và nhân viên chiến hạm vẫn còn đang chiến đấu với thần hỏa vì hãy còn nhiều đám cháy nhỏ và phải làm ngập hầm đạn vì sợ sức nóng của lửa có thể dẫn đến việc nổ hầm đạn, người chết và bị thương rải rác khắp nơi trên chiến hạm, trời kêu ai nấy dạ, bên trong chiến hạm, nhiều nơi bị hư hại nặng v.v.. và v.v…, có điều hai máy chánh không bị suy suyển gì. Sau một trận hải chiến, thường thì người ta chỉ nhìn thấy những thiệt hại, những đổ nát, những tổn thất trên chiến hạm của mình mà không biết, mà không nhìn thấy những thiệt hại, những đổ nát, những tổn thất trên chiến hạm khác kể cả bạn và địch. Ðêm đó khi đi ngang qua “Ballon Room”, tần ngần nhìn 7 xác chiến hữu nằm xếp hàng ngang ở đó, có 7 chết và 18 bị thương bao gồm nặng nhẹ, kể cả Hải kích và nhân viên cơ hữu. Khoảng 0700H ngày 20/01/1974, HQ 5 về đến Ðà Nẵng và cập cầu thương cảng, được các đồng đội HQ hoan hô mà lòng cảm thấy xót xa buồn. Về đến bến, tôi là người đi đếm lỗ đạn, từ đài chỉ huy trở xuống, từ trước mũi ra sau lái, hữu hạm và tả hạm, vì Trung Cộng xử dụng loại đạn xuyên phá, nghĩa là xuyên thủng qua lớp thép rồi mới nổ và phá ở bên trong, nên thấy lỗ nào tròn tròn, đường kính khoảng 1 tấc đích thị là nó. Tôi đếm được tất cả là 102 lỗ đạn đại bác 100 ly, còn đạn đại bác 37 ly lỗ nhỏ hơn và nhiều không đếm được, riêng đài chỉ huy trúng mười mấy trái đại bác 100 ly nhưng may mắn là nhờ hai lớp thép bảo vệ nên khi xuyên qua hai lớp thép này thì hết tầm và cũng nhờ Trời thương Phật độ nếu không Ðại Tá Ngạc, Hạm Trưởng Quỳnh, tôi và các nhân viên trên đài chỉ huy có thể đã đi theo cố Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà, đâu đâu tôi cũng thấy vết đạn từ Trung tâm Chiến báo, phòng vô tuyến, phòng ngủ Hạm Trưởng, phòng ngủ sĩ quan, pháo tháp 127 ly v.v… và v.v… Riêng hữu hạm phần trên mặt nước trúng ba mươi mấy quả đại bác 100 ly, tàu to nên dễ bị ăn đạn, trúng đạn không có nghĩa là tàu phải chìm, sở dĩ trúng đạn nhiều mà không chìm là vì chiến hạm có hai phần, phần trên mặt nước và phần dưới mặt nước, nếu trúng phần trên chỉ gây hư hại, nếu trúng phần dưới mới nguy hiểm, mới có thể dẫn đến việc chìm tàu, vả lại hệ thống an toàn trên chiến hạm cao hơn tàu buôn rất nhiều, vẫn còn có thể cứu vãn được ngoại trừ trúng ngay chỗ nhược và có sức công phá mạnh như thủy lôi, torpedo, hỏa tiễn v.v… Sau đó Căn cứ Yểm Trợ Tiếp vận Ðà Nẵng xuống sửa chữa khẩn cấp và tạm thời, để chiến hạm có thể đi hành quân tiếp. 102 lỗ đạn 100 ly, chỉ hàn khẩn cấp ba mươi mấy lỗ đạn bên hữu hạm và gần mực nước vì sóng gió lớn có thể làm nước biển tràn vào bên trong, còn những lỗ đạn khác chỉ vá, cắt một miếng lưới tròn tròn, đắp lên rồi sơn phết lại trông cũng OK, sửa hệ thống điện khẩu pháo 127 ly, thay khối cơ bẩm khẩu pháo 40 ly, sửa máy vô tuyến và một số linh tinh lang tang khác, còn những hư hại khác chờ về Sài Gòn sửa chữa hay thay thế, riêng boiler hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt, mỗi ngày lọc được 8,000 gallons bị bắn bể không sửa chữa được kể cả sau khi về Sài Gòn rồi, báo hại những chuyến công tác sau đó không có nước ngọt để tắm, còn đạn dược phải khiêng lên toàn bộ số đạn đã làm ngập và khiêng xuống bằng ấy số lượng, nghĩa là phải thanh toán một cầu tàu đạn, toàn bộ sĩ quan, hạ sĩ quan và đoàn viên đứng thành một hệ thống dây chuyền, hết đưa lên rồi lại đưa xuống, từ trưa cho đến trước giờ giao thừa, xong hầu hết đều đi ngủ vì quá uể oải. Giao thừa tết Giáp Dần 1974 toàn chiến hạm trôi qua trong yên lặng và buồn thảm, buồn thảm vì có những người bạn đồng đội mới thấy đó đã vĩnh viễn ra đi, vì có nhiều việc phải lo, phải làm, lo cho người chết, lo cho người bị thương, lo báo cáo, lo sửa chữa và lo chuẩn bị để đi hành quân tiếp. Hạm Trưởng Thự nói: “Sự thật là HQ 4 và HQ 5 chẳng bị trầy một mảnh sơn nào cả. Cả Hải Quân đều biết. Vì thế cho nên chỉ một mình HQ 16 được đón tiếp ở Sài Gòn và gắn huy chương chứ không có Ðại Tá Ngạc hay HQ 4 & HQ 5”, tôi không hiểu tại sao Hạm Trưởng Thự lại lộng ngôn đến thế, nếu Hạm Trưởng Thự muốn làm anh hùng thì cứ việc, nhưng xin đừng bôi bác, xin đừng phủ nhận công lao của chiến hạm bạn và những chiến hữu của mình, đừng tạo ra những hiểu lầm tai hại vì sự mù lòa và thiếu hiểu biết của mình.
Sau khi sửa chữa tạm thời xong, nhìn từ bên ngoài HQ 5 trông vẫn OK, nhưng mấy ai biết được rằng từ đầu (đài chỉ huy) và lục phủ ngũ tạng (phần bên trong chiến hạm) gần banh xà rông, vẫn còn ngổn ngang trăm mối, ngoại trừ hai chân vẫn còn tốt, nghĩa là hai máy chánh vẫn còn khiển dụng. Ngày mồng Một Tết Giáp Dần, chiến hạm nhận được lệnh hành quân, đi đâu? – ra lại Hoàng Sa, làm gì? – tìm kiếm người mất tích, một cái lệnh coi bộ không vui chút nào, nhưng phải thi hành lệnh thôi. Sau vài ngày tìm kiếm người mất tích không kết quả, HQ 5 có tham dự thực tập tác xạ hải pháo lên một hòn đảo trọc (không cây cối) ngoài khơi Ðà Nẳng cùng với HQ 6 và HQ 17, xong về lại Ðà Nẵng.
Ðầu tháng 2/1974 chiến hạm tôi được lệnh rời Ðà Nẵng, trực chỉ Trường Sa, tham dự hành quân Trần Hưng Ðạo 48, Chỉ Huy Trưởng cuộc hành quân là HQ Ðại Tá Nguyễn Văn May và một lần nữa chiến hạm của tôi lại làm soái hạm. Lực lượng hành quân gồm có: Tuần dương hạm HQ 5 (soái hạm), Tuần dương hạm HQ 17, Hộ tống hạm HQ 07 và Hải vận hạm HQ 405 chở theo một tiểu đoàn Ðịa phương quân thuộc Tiểu khu Phước Tuy, mục đích là chiếm đóng và duy trì chiếm đóng 4 đảo còn đang bỏ trống thuộc quần đảo Trường Sa vì không muốn tái diễn Hoàng Sa thêm một lần nữa, 4 đảo này là Sơn Ca, Song Tử Tây, Sinh Tồn và đảo Trường Sa. Trước đó năm 1973 Hải quân VNCH đã chiếm đóng và duy trì chiếm đóng đảo Nam Yết, đảo lớn nhất thuộc chủ quyền của VNCH và là đảo lớn thứ nhì sau đảo Thái Bình thuộc Trung Hoa Quốc Gia. Lực lượng hành quân đi một vòng đổ bộ tiểu đoàn Ðịa phương quân lên các đảo kể trên cùng các quân trang, quân dụng, vũ khí đạn dược, lương thực, thực phẩm, nước ngọt v.v. và v.v…., kết quả hoàn toàn tốt đẹp mà không gặp bất cứ một sự kháng cự nào vì lúc đó trên đảo chỉ có chim và vích. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ các chiến hạm HQ 17, HQ 7 và HQ 405 rút về, chỉ còn lại soái hạm HQ 5 chạy vòng vòng 5 đảo để tuần tiểu, yểm trợ, tiếp tế, nói chạy vòng vòng chớ mấy đảo này cách nhau rất xa, hết 15 ngày về Vũng Tàu nghĩ bến, tiếp tế sửa chữa linh tinh 2 ngày, lại ra Trường Sa 15 ngày cứ như thế cho đến giữa tháng 4/1974 nghĩa là gần 3 tháng sau ngày xảy ra trận chiến, soái hạm của trận hải chiến Hoàng Sa mới được lệnh về Sài Gòn. Trong khi đó các lực lượng tham chiến và các thành phần liên quan đều đã lượt lượt trở về Sài Gòn hết rồi, từ HQ 16 được về sớm nhất, những người đào thoát từ HQ 10, HQ 4, những người đào thoát tù đảo thuộc HQ 16, rồi đến 48 tù binh bị Trung Cộng bắt giữ bao gồm Hải quân, Ðịa phương quân và Công binh trong đó có 1 cố vấn Mỹ, riêng soái hạm rời vùng lửa đạn sau cùng, ăn đạn nhiều nhất và cũng là chiến hạm về lại Sài Gòn chót nhất.
Dầu trở về muộn màng, HQ 5 cũng được đón tiếp, hoan hô và sau đó có nhiều phái đoàn xuống chiến hạm ủy lạo và tặng thưởng, tổng số tiền mà các phái đoàn ủy lạo kể cả trước đó ở Ðà Nẵng nằm giữa con số một triệu rưởi và hai triệu đồng tiền VNCH thời điểm 1974, điều này cũng đủ để an ủi, cũng đủ để ấm lòng dù hãy còn nhiều áy náy vì sứ mạng không thành.
Khi về lại Sài Gòn, tôi có nghe được những lời đồn đại đầy ác ý và bôi bác về Ðại Tá Ngạc, nào là trong khi hải chiến Ðại Tá Ngạc sợ quá bò lăn bò càng trên đài chỉ huy, nào là sợ quá tìm chỗ ẩn núp v.v… tôi đứng cạnh Ðại Tá Ngạc trên đài chỉ huy từ 0400H đến 1500H, nào có thấy gì đâu, ổng lo điều động, chỉ huy, báo cáo, nhận lệnh còn thì giờ đâu mà lo mà sợ, vả lại cái lon Ðại Tá của ổng đâu cho phép ổng làm như vậy, nếu ổng không anh hùng thì tôi chắc chắn là ổng cũng không hèn. Ngay chuyện trước mắt đây, Hạm Trưởng Thự nói: “Toàn bài viết của Ðại Tá Ngạc (trận hải chiến Hoàng Sa) từ đầu đến cuối là sai sự thật” Ðại Tá Ngạc là người trực tiếp chỉ huy trận đánh, mấy chục năm sau ngồi xuống, nhớ lại viết về trận đánh này có thể không hoàn toàn đầy đủ, có thể không hoàn toàn chính xác, có thể có một vài nghi vấn, nhưng không thể hồ đồ kết luận rằng tất cả đều sai sự thật, ngoại trừ phi Ðại Tá Ngạc bị lú lẫn, mà tôi tin rằng Ðại Tá Ngạc thì không, điều khôi hài là sự kết luận này lại đúng cho chính Hạm Trưởng Thự, nhiều điều trong bài viết của Hạm Trưởng Thự là hoàn toàn sai sự thật, tôi có thể khẳng định như vậy. Hạm Trưởng Thự đã nhiều lần tự xác nhận là mình không biết gì về nhiệm vụ và hoạt động của HQ 4 và HQ 5, không biết trước, trong và sau hải chiến HQ 4 và HQ 5 đang ở đâu và đang làm gì thì tốt hơn hết là Hạm Trưởng Thự xin hãy dựa cột mà nghe, đừng có lên tiếng, lên tiếng làm chi, rồi còn hết sự thật này tới sự thật kia, những sự thật trời ơi đất hỡi để làm phiền lòng nhau, phiền lòng nhau không phải bởi những điều Hạm Trưởng Thự nói đúng sự thật, mà bởi những điều nói sai sự thật.
Hãy trả sự thật về với sự thật dù là nó không trọn vẹn, không hoàn hảo, còn cái gọi là “Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa” xin được trả lại cho Hạm Trưởng Thự để khỏi phiền toái cuộc đời.
Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã làm tất cả những gì có thể làm được để bảo vệ quê hương và vùng biển thân yêu, nhưng lịch sử có những nghiệt ngã của nó, đã đưa đẩy chúng ta đến chỗ đau lòng, nhìn nước mất nhà tan và vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt rơi vào tay bọn quỷ đỏ Bắc phương, và xin hãy nhớ cho một điều quan trọng, chúng ta chỉ có một kẻ thù duy nhất là bọn giặc đỏ Bắc phương.
Garden Grove, Memorial Day 2004
Bùi Ngọc Nở
HQ 5
Bệnh cở này thì thuốc nào chữa nổi? Thầy nào cũng chạy.
Gửi bài HQ5, Soái hạm và trận hải chiến Hoàng Sa của tr/úy HQ Bùi Ngọc Nở là để độc giả tham kháo chứ mong chi chữa được con bệnh này.
Boris Yelsin nói không sai: “cộng sản chỉ có thể thay chứ không thể sửa .”
Tôi không phải Sĩ-quan Haỉ-quân VNCH. Nên tôi không biết chương-trình đào-tạo Sĩ-quan Hải-quân VNCH tại Nha-Trang, có trang-bị kiến-thức cho SVSQ/HQ về chiến-thuật “Du-kích chiến hay không ? Ông Hai-quân Trung-tá VNCH Nguyễn-Minh-Trí, đã góp ý giúp Việt cọng có thể vận-dụng chiến-thuật dukích trên biển đối với Hải-quân Tàu cọng tại Hoàng, Trường-sa !!! Việt cọng là Sư-phụ của du-kích chiến. Nếu vận-dụng được dukích chiến trên biển, như trên diện địa tại Nam Việt-Nam. Việt cọng đã khai-dụng rồi. biết đâu Ông Trí dã là Cố (Thiếu, Trung, Đại-Úy) như những Sĩ-quan Lục-quân VNCH đã hy-sinh trong cuộc chiến-tranh nhân-dân (Du-kích) của Việt cọng từ lâu rồi. Du-kích chiến phải dựa vào cơ-sở hợp-pháp bảo-vệ (nuôi dưỡng, che dấu, hướng-dẫn…) Hoạt-động ngay trên địa-bàn quen thuộc. Ban ngày ẩn-trú trong hầm , điểm che dấu bí-mật do cơ-sở hợp-pháp bao che giúp đở, cảnh-giác, ám hiệu….Tình-hình an-toàn , cơ-sở đánh-động Du-kích Việt công mới chui ra. Có giao-liên hướng-dẫn lộ-trình di-chuyển, mục-tiêu phá-hoại….. Vùng biển Hoàng, Trường-Sa của Việt-Nam làm gì có Thôn, Làng Ngư-dân Việt-Nam sống ở đó. Lấy cơ-sở hợp-pháp đâu ra dể nuôi dưỡng, bảo-vệ, tạo điều-kiện cho lực-lượng Du-kích ban ngày dấu mình, ban đêm hoạt-động…Chiến-thuãt Du-kích, cầm chân, tiêu hao lực lượng đối phương tại chỗ mà thôi. Di chuyển từ xa (bờ biển đất liền) ra không còn yếu-tố du-kích nữa ! Ngư dân sống trên biển chỉ có khả-năng thực-hiện đóng Ghe, Thuyền hai đáy là chổ che dấu bí mật . Không phải là nơi trú ẩn bí mật.