WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Tiểu chiến” và chiến lược bành trướng toàn bộ Biển Đông

“Tiểu chiến”, một chiến thuật nhỏ của 1 chiến lược lớn: Bành trướng toàn bộ Biển Đông.

Biển Đông và đường lưỡi bò

Liên tiếp 2 năm liền 2010 và 2011, vấn đề Biển Đông được đưa ra bàn thảo ở các Hội nghị Thượng đỉnh Asean.

Asean họp bàn về Biển Đông là 1 thất bại của chính sách không quốc tế hóa Biển Đông của Trung Quốc.

Trung Quốc cho tới nay vẫn 1 mực: Chỉ đàm phán song phương với các nước liên quan có tranh chấp trên Biển Đông.

Quốc tế hóa các tranh chấp các lãnh hải, các đảo đá ngầm, các đảo san hô…tại Biển Đông là vạch rõ điểm yếu nhất của Trung Quốc trong các đòi hỏi vô lý của họ tại Biển Đông.

Trung Quốc không có bằng chứng pháp lý và bằng chứng lịch sử.

Trung Quốc không chỉ ra được rằng: ngày nào, tháng nào năm nào, Hoàng Đế nào của Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.

Trung Quốc cũng không chỉ ra được rằng: ngày nào, tháng nào, năm nào Việt Nam chiếm cứ Hoàng Sa, Trường Sa mà bị chính phủ Trung Quốc phản đối.

Ngược lại, Biển Đông đã được Việt nam khai thác từ lâu đời.

Nhà sử học Lê quí Đôn đã mô tả công việc khai thác của Đàng Trong tại Hoàng sa, Trường sa trong Phủ Biên tạp lục (chữ Hán: 撫邊雜 錄) là bộ sách gồm 8 quyển được chia làm 2 phần do Lê Quý Đôn ghi chép lại hầu hết các thông tin quan trọng về kinh tế và xã hội của xứ Đàng Trong, trong gần 200 năm từ cuối thế kỷ 16 đến năm 1776).
Hoàng Đế Lê Thánh Tông đã truyền chỉ ghi tên Hoàng Sa, Trường Sa vào địa đồ, hải phận Việt Nam.

Năm 1816 Hoàng đế Gia Long Triều Nguyễn, Nguyễn Ánh chính thức công bố với thế giới chủ quyền với Hoàng Sa,Trường sa, chỉ sau khi triều đại này thành lập năm 1802. Hoàng Đế Gia Long cũng đã có sắc lệnh sát nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào lãnh thổ Việt Nam; đã cắm bia chủ quyền Việt Nam trên 2 quần đảo này; đã sắc lệnh thực thi khai thác liên tục 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, do 2 đội Bắc Hải và đội Hoàng Sa thực hiện.

Sau này, Pháp và Việt Nam nhiều lần tái khẳng định chủ quyền với Hoàng sa, Trường sa vào các năm 1930, 1933.

Năm 1951, yêu cầu chủ quyền của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã bị thế giới bác bỏ với 48 phiếu chống, chỉ có 3 phiếu thuận do Liên Xô làm hạt nhân tại Hội nghị gồm 51 quốc gia nhóm họp bàn định các vấn đề liên quan đến lãnh thổ sau Thế chiến thứ 2, tại San Francisco, Hoa Kỳ.

Lý do duy nhất mà Trung Quốc dùng làm minh chứng cho yêu cầu chủ quyền của họ tại Hoàng Sa, Trường Sa là việc Trung Quốc cộng sản tiếp quản 2 đảo, 1 ở Hoàng Sa, 1 ở Trường Sa từ tay Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch năm 1950.

Ngược lại, cũng tại Hội nghị này, tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa do Thủ tướng Việt Nam Trần Văn Hữu phát biểu, đã dành được đồng thuận của tất cả 51 quốc gia thành viên. Không một quốc gia nào phản đối hay đề nghị bảo lưu kháng nghị, ngay cả Liên Xô.

Một năm sau, năm 1952, Hiệp ước hoà bình Trung – Nhật cũng đã nhấn mạnh việc không thừa nhận hai quần đảo trên là của Trung Quốc.

* * *

Năm nay, Phillippines và Việt Nam cũng muốn tiếp tục duy trì các thảo luận về Biển Đông tại Phnôm Pêng.

Việc Asean thảo luận công khai về Biển Đông càng làm tăng tính cô lập, tính phi nghĩa của Trung Quốc trong các tranh chấp Biển Đông; làm tăng các cớ cho Hoa Kỳ tiến sâu hơn vào các vấn đề này: làm tăng uy tín của Hoa Kỳ trong kế hoạch quay trở lại Đông Nam Á-Thái Bình Dương.

Trung Quốc quyết tâm ngăn cản việc này, ra chiêu thức hoãn binh.

Thế là kế li gián được triển khai.

Hồ Cẩm Đào đã bất thình lình, chỉ trước Hội nghị Thượng đỉnh Asean mấy ngày, thăm Cămpuchia vào ngày 30/3/2012. Vẫn chiêu thức cũ rích, hen rỉ: giơ củ cà rốt, viện trợ của Trung Quốc, để dụ dỗ Cămpuchia không đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh lần này.

Việc đích thân Hồ Cẩm Đào thực hiện sự ép buộc 1 thành viên Chủ tịch luân phiên năm 2012 của Asean đi ngược với yêu cầu của 1 số thành viên Asean khác, trong các vấn đề Biển Đông, đã lộ rõ bản chất đế quốc, muốn thao túng Asean, bất chấp thủ đoạn của nước Trung Quốc không thành viên Asean này.

Điều này cũng khẳng định sự yếu thế của Trung Quốc trước triển vọng đoàn kết của Asean về vấn đề Biển Đông.

Biển Đông đã, và sẽ là quan tâm số 1, lợi ích cốt lõi của Trung Quốc trong thời gian tới.

Trong tương lai, Trung Quốc sẽ không từ 1 thủ đoạn nào để khống chế hoàn toàn Biển Đông của Việt Nam.

Sau khi thành công mưu kế dụ dỗ bằng “củ cà rốt ” viện trợ Trung Quốc, mấy hôm nay, ta lại thấy Trung Quốc thò “cây gậy” bằng bài báo :”Trung quốc có thể khởi sự những cuộc chiến quy mô nhỏ” đăng trên Asea Times ngày 6/4/2012 của Jens Kastner.

Vẫn là chiêu thức cũ rích trong chiêu thức đế quốc ” Cây gậy và củ cà rốt”.

Nội dung chính vẫn là dọa Việt Nam, dù có đả động đến Philippines…

Tuy không khoe mẽ lý thuyết binh pháp như các tướng lĩnh Hoa Kỳ, khi tung các chiến thuật: Phản ứng linh hoạt, Trực thăng vận, Tìm và diệt…, hơn nữa, là 1 đế quốc phong kiến với binh pháp của Tôn Tủ, từ hàng nghìn năm nay, người Trung Quốc vẫn hoàn thiện không ngừng kho tàng binh pháp xâm lược bành trướng của họ.

Không phải ngẫu nhiên mà họ dùng từ “Tiểu chiến” để khiêu khích, dọa dẫm Việt Nam.

Trung Quốc đã đặc biệt thành công trong các cuộc chiến tranh nhỏ với Việt Nam, trong 1 thời gian ngắn vừa qua.

Thời gian này gắn liền với sự lãnh đạo của ĐCS VN đối với đất nước Việt Nam.
Bài này sẽ là 1 cố gắng, điểm qua các cuộc chiến nhỏ( tiểu chiến) của Trung Quốc đối với Việt Nam, trong vòng vài thập niên qua, từ 1974 tới 1992.

1. Các cuộc “Tiểu chiến” thành công của Trung Quốc trong tranh dành lãnh thổ, lãnh hải với Việt Nam.

1.1 Cuộc hải chiến ăn cướp Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.

Tham gia cuộc Tiểu chiến này, mặc dù có mưu đồ chiến lược to lớn, được thai nghén nhiều năm bởi Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc chỉ dùng 1 lực lượng bề ngoài có vẻ tương đương với lực lượng có mặt bảo vệ Hoàng Sa của Việt Nam cộng hòa. Điều này cho thấy tính vụng trộm, sợ chiến tranh phát triển, sợ ngập sâu vào chiến tranh của Trung Quốc.

Mao Trạch Đông phục chức cho Đặng Tiểu Bình lần thứ 3 này, chính là muốn có 1 tay tướng lão luyện, kinh qua trận mạc, trực tiếp điều khiển trận Hải chiến Hoàng Sa, để đảm bảo 100% thắng lợi.

Trong trận chiến này, Trung Quốc đã chờ đợi được thời cơ : Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam và sẵn sàng làm ngơ trước sự ăn cướp trắng trợn của Trung Quốc. Năm 1970 Đô đốc Elmo Zumwalt cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Hạm đội 7 Hoa Kỳ.

Bắc Việt Nam cộng sản đã như 1 thuộc quốc, phụ thuộc vào viện trợ Trung Quốc.
Việt Nam Cộng hòa đang thất bại liên tiếp trên chiến trường.

Trung Quốc đã tạo được yếu tố bất ngờ trong cuộc chiến này cho phía Việt Nam Cộng hòa.
Đây là 1 Tiểu chiến đầu tiên của 1 Đại chiến lược Trung Quốc bành trướng không khoan nhượng ra Biển Đông của Việt Nam.

1.2 Cuộc Tiểu chiến ép Việt Nam rệu rã thần kinh 1984-1990.

Điển hình của các cuộc Tiểu chiến này là trận Trung Quốc đánh chiếm cao điểm 1509 tại Già Sơn, Vị Xuyên Hà Giang.

Ta cũng gọi là Tiểu chiến, vì nó không được ĐCS VN thông báo cho toàn dân Việt Nam biết. Chỉ huy các trận đánh ép Việt Nam này là tướng 3 sao Dương Đắc Chí, người đã trực tiếp chỉ huy cuộc chiến biên giới với Việt Nam 1979.

Một Trung Quốc lãnh thổ to lớn như vậy, họ cần gì ở một vài cao điểm heo hút trên biên giới của Việt Nam, để phải gây ra 1 loạt các hoạt động chiến tranh, tổn hại đến quan hệ giữa 2 quốc gia Trung Quốc-Việt Nam?

Thực tế, những cao điểm này có ý nghĩa quân sự, bảo vệ Việt Nam to lớn.

Chính từ cao điểm 1509 của Vị Xuyên, Hà Giang, năm 1979, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xây dựng cấp tốc 1 trận địa pháo cực mạnh, gây cho quân Trung Quốc khi rút lui về, còn bị thương vong lớn hơn khi tiến vào lãnh thổ Việt Nam.

Những trận chiếm đóng các đỉnh cao biên giới, những trận pháo kích bất ngờ…đã làm thần kinh ĐCS VN bị căng thẳng. Họ không dám thông báo cho toàn dân Việt Nam biết về những hành động xâm lược này của Trung Quốc.

Về cơ bản, Trung Quốc đã đạt được ý đồ chiến lược: Làm Việt Nam bạc nhược về ý chí, làm sói mòn lòng kiêu hãnh của quân đội Việt Nam; làm ĐCS VN thay đổi đường lối bảo vệ đất nước, quay sang hèn kém, quị lụy Trung Quốc.

Từ việc coi Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp đến khom lưng, cúi đầu nhận 16 chữ và 4 điều tốt của ĐCS TQ. Chiếc vòng kim cô chòng lên đầu dân tộc Việt Nam.

Đây là những cuộc Tiểu chiến của 1 chiến lược lớn: Bẻ gẫy ý chí Việt Nam.

Thành công của chiến thuật Tiểu chiến với Việt Nam là không gây chú ý của thế giới, không gây chú ý của nhân dân Việt Nam, nhằm đạt mục đích lớn : Làm suy yếu Việt Nam; làm Việt Nam bạc nhược trong những hành động xâm lấn lãnh hải của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa.

1.3 Tiểu chiến cướp 6 đảo của Việt Nam tại Trường Sa năm 1988 và cướp thêm 1 đảo Trường Sa năm 1992.

Như 1 quân ăn cướp lành nghề, Trung Quốc khi thử nắm dây thừng, thấy chủ nhà hèn kém, đã cướp luôn cả con bò mà không trả tiền.

Trung Quốc cũng như 1 tên hàng xóm khả ố, vừa ăn cướp vừa la làng là bị cướp: Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc từ lý do lịch sử.

Trận chiếm đảo Gạc Ma và 5 đảo khác tại Trường Sa của Việt Nam năm 1988 là có sự đồng lõa của BCT ĐCS VN.

64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã bị Trung Quốc tàn sát. Chúng đã giết các anh ngay cả khi các anh không có vũ khí, chỉ có xẻng cuốc, dụng khí công binh.

1.4 Âm mưu dùng “Tiểu chiến” để chiếm nốt Trường Sa của Việt Nam.

Kể từ 1990, sau Hội nghị Thành Đô nhục nhã, Trung Quốc đã trường kỳ bài binh, bố trận trên đất nước Việt Nam hòng chiếm nốt quần đảo Trường Sa, một phên dậu cho duyên hải Việt Nam. Trung Quốc ém quân trên Tây Nguyên, trên các cánh rừng biên giới Việt Nam. Các đội quân khoác áo công nhân len lỏi khắp đất nước Việt Nam. Về kinh tế, Trung Quốc dăng thòng lọng trong việc thắng đến 90% các gói thầu EPC. Thâm hụt mậu dịch của Việt Nam với Trung Quốc là hơn 12 tỷ đô la năm 2011.

Tất cả những hoạt động của Trung Quốc đều chỉ nhằm: khi bình yên thì thu lợi về Trung Quốc.

Khi Trung Quốc ra tay chiếm nốt Trường Sa bằng 1 ” Tiểu chiến,” thì Việt Nam chỉ được phép im lặng, chấp nhận kết quả.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao Trung Quốc cứ khăng khăng 1 mực xâm chiếm bằng được Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam?

Tại sao Trung Quốc cố ngụy tạo các lý do lịch sử, cố ngụy tạo các chứng cớ pháp lý để cố chiếm không của Việt Nam Hoàng Sa, Trường Sa?

Tại sao Trung Quốc dù có nhu cầu về dầu hỏa, có thể mua lại của Việt Nam, mà không phải ăn cướp, như cư sử của 1 nước văn minh hiện nay?

Câu trả lời nằm ở Chiến lược một Việt Nam yếu bên cạnh Trung Quốc. Chiếm trắng Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là Trung Quốc tước đi của Việt Nam 2 quần đảo chiến lược quan trọng, lại giầu có khoáng sản nhất là dầu hỏa. Trữ lường dầu thô tại Biển Đông theo ước tính là đủ cho nền kinh tế Trung Quốc trên 60 năm.

Một Việt Nam giầu có, hùng mạnh là nỗi lo trong tim của lãnh đạo bành trướng Trung Quốc.

Đây là mối lo lắng thành tâm thần của 1 Trung Quốc bạc nhược trước các nước nhỏ nhưng thiện chiến như Mông Cổ hay Mãn Thanh…

Câu trả lời cũng nằm trong sự nhu nhược của BCT ĐCS VN kể từ Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh,.. với sự cuồng tín về CN Mác-Lênin của những lãnh tụ cộng sản thế hệ 1, mà Phạm Văn Đồng là điển hình.

Câu trả lời còn nằm trong tham vọng tiến ra khống chế eo Malaca, cạnh tranh với Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương.

1.5 Kết luận về Tiểu chiến.

Như vậy Tiểu chiến là 1 chiến thuật Trung Quốc dùng để xâm lược lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam.

Tiểu chiến đã tỏ ra thành công xuất sắc, trong việc xâm lược thành công của Việt Nam quần đảo Hoàng Sa và 9 đảo tại Trường Sa.

Tiểu chiến đã giúp Trung Quốc chiếm một cách ngoạn mục 2 chuỗi các quần đảo có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của Việt Nam, có trữ lượng khoáng sản và hải sản giầu có.

Tiểu chiến cho phép Trung Quốc tốn ít sức lực mà hiệu quả chiếm đoạt lại cao.
Tiểu chiến cho phép Trung Quốc cao giọng trên toàn thế giới : Trung Quốc đang trỗi dậy 1 cách hòa bình.

Thực ra, nếu không có đồng lõa của lãnh đạo cộng sản Việt Nam thì Tiểu chiến không thể thành công như vậy.

“Tiểu chiến” thường được dẫn đường bởi các mưu kế dụ dỗ cùng lý tưởng, viện trợ quốc tế vô sản,…
” Tiểu chiến” chỉ tỏ ra có tác dụng đối với Việt Nam.

Năm 1969, khi Trung Quốc gây căng thẳng trên biên giới Xô-Trung bằng vụ nổ súng vào đơn vị biên phòng Liên Xô.

Trận “Tiểu chiến” này đã mang thảm bại cho Trung Quốc, cùng với nguy cơ suýt bị Liên Xô tấn công bằng bom nguyên tử.

2. Việt Nam đang đứng trước thách thức của lịch sử.

Dân tộc Việt Nam đã hiên ngang trường tồn 4000 năm nay, trước thách thức của các triều đại phong kiến Trung Quốc, kể cả các Đế quốc Nguyên Mông hay Đế quốc Mãn Thanh hùng mạnh, chỉ dựa vào sự đoàn kết toàn dân của dân tộc Việt Nam và địa thế hiểm yếu , thuận lợi cho tự vệ của địa lý Việt Nam.

Kể từ khi Việt Nam du nhập thành công Chủ nghĩa Mác-Lênin, ĐCS VN đã liên tiếp phạm sai lầm trước Trung Quốc, để Trung Quốc xâm lược thành công 2 quần đảo phên dậu của lãnh hải Việt Nam.

Hiện nay, sau khi nhận 16 chữ và 4 điều tốt, ĐCS VN đã quên tất cả các bài học về tồn tại của dân tộc này, kể cả những bài học mới nhất.

Cuộc chiến thành công 1975 bắt đầu từ đâu? Từ cao nguyên Tây Nguyên.

Hãy nhìn các hình ảnh tải lương thực, quân trang quân dụng của Trung Quốc bằng xe đạp thồ, trong trận chiến biên giới 1979, để hiểu tại sao phong kiến Trung Quốc luôn thất bại trong các chiến tranh nhằm khuất phục Việt Nam.

Nhân dân Việt Nam tiến hành một cách ngoan cường chiến tranh dưới bom đạn Mỹ, nhờ có dẫy Trường Sơn và các cánh rừng hiểm yếu biên giới với Miên, Lào, Trung Quốc.

Ai đã quên điều này, cho Trung Quốc thuê dài hạn cách rừng biên giới Việt Nam?
Đời đại hiện nay là thời đại của các quốc gia biển. Để mất Hoàng Sa, Trường Sa là làm cho ngực duyên hải Việt Nam bị muôn vàn họng súng Trung Quốc chĩa vào.

Con mắt nhòm ngó của bành trướng Trung Quốc từ Hoàng Sa, Trường Sa sẽ từng giờ, từng phút theo dõi các hoạt động của duyên hải Việt Nam.

Đất nước này sẽ không có 1 giờ được yên tĩnh.

Như vậy, tương lai trường tồn, tương lai phát triển hùng cường, tương lai sánh vai các cường quốc 5 châu, tương thoát khỏi đô hộ của Trung Quốc là Hoàng Sa, Trường Sa trở về với tổ quốc Việt Nam.

Việt Nam cần chuẩn bị tư tưởng và quân sự cho 1 cuộc chiến dành Hoàng Sa, Trường Sa, ngay cả giả định trường hợp thời cơ xuất hiện vào ngày mai.

Để cuộc chiến thành công, ĐCS VN phải cải cách dân chủ, phải từ bỏ độc quyền toàn trị vì dân tộc.

Các đảng viên ĐCS VN phải từ bỏ ước mơ tham nhũng vô tội vạ, mà không bị trừng phạt của pháp luật.

Chỉ có như vậy, Việt Nam mới dành được sự ủng hộ của toàn dân tộc Việt Nam.
Chỉ có như vậy, Việt Nam mới dành được sự ủng hộ của các quốc gia dân chủ trên thế giới hôm nay, trong cuộc chiến dành Hoàng Sa, Trường Sa ngày mai.

© Nguyễn Nghĩa

© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho ““Tiểu chiến” và chiến lược bành trướng toàn bộ Biển Đông”

  1. says:

    Bắc VN sở dĩ đánh thắng Mỹ, đuổi VNCH …chính là vì Bắc VN không có dân chủ (Nếu có dân chủ thì dân theo hết thế giới tự do rồi, còn đâu mà đánh với đấm nữa).

    Vậy bây giờ bạn xúi VN có dân chủ thì làm sao mà đánh thắng được TQ? Phải không dân chủ mới thắng được đế quốc to, bạn ơi!

  2. Nguyen Nghia says:

    Hôm nay trên bbc. nhà nghiên cứu TQ nhà nghiên cứu Dương Danh Dy từ Hà Nội , đã có bằng chứng khẳng định chính Mao là người ra lệnh xâm lược Hoàng Sa của Việt Nam. trich :
    “Tôi có tài liệu, Chu Ân Lai chính là người vạch ra kế hoạch, Diệp Kiếm Anh là người đôn đốc thi hành và Đặng Tiểu Bình lúc đó mới được phục hồi ra cũng đi sang Cục Tác chiến của Trung Quốc để áp trận.”/BBC.COM ” ‘Chính Mao đã quyết định đánh Hoàng Sa’

    Như vậy ta hiểu rằng Đặng Tiểu Bình sở dĩ được phục chức lần 3 do Mao nhìn thấy Đặng là người có uy tin và có thể đưa mưu đồ bành trướng của Mao thành sự thực.
    Những bằng chứng mới đã chứng tỏ dã tâm bán nước của ĐCS VN.

  3. Builan says:

    Những tên VC ngu si dốt nát, tham danh hám lơi…. Hãy vãnh tai lên mà nghe, banh to con mắt ra mà đọc, chẽ cái đầu ra mà nhồi cái khôn cái dại được dạy tới nơi tới chốn trong bài viết đầy tâm huyết nầy của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa - Người cả thế giới biết tên !

    Tôi lễ phép mời đích danh ngài Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (theo tôi là người tương đối có ăn học đàng hoàn) đọc hiểu mà truyền lại cho cai lũ “dot nhu chuyen tu ngu nhu tai chuc” !!

    Đảng VC hãy tôn ngài TS/ NXN làm CHA GIÀ của đàng- xứng đáng hơn cả ngàn lần tên Việt gian đội lốt yêu nước HCM

    Ai là người yêu đất nước VN thì cùng nhau tiếp tay, viết lên suy tư của mình ,dù chỉ là vai ba chữ ,vẫn hơn là “thầm lặng”

    Nước mà mất rồi thi chỉ còn làm thân NÔ LỆ !

  4. Nguyễn Nghĩa . says:

    Xin đăng lại trên DCV 1 commant mà tôi cho là sau sắc/ Danlambao/:

    HAI LÚA (NAM BỘ)Apr 10, 2012 08:19 PM
    - Cảm ơn Tác giả Nguyen Nghia có bài viết rất tâm huyết, của tấm lòng yêu nước, trăn trở thực sự.
    - Tuy nhiên đề nghị tác giả không nên dùng từ kiểu tàu cộng:” Biển đông của Việt nam”, HS, TS là của VN còn BĐ là vùng biển chung của thế giới, của chúng ta chỉ trong phạm vi theo luật Quốc tế thôi.
    - Tôi thấy chính xác và tâm đắc nhất là Tác giả nhận định quá đúng về chiến lược mà Trung quốc vận dụng để xâm lược VN là những “cuộc xâm lược tiểu chiến”. Khi đó buộc Đảng csVN phải cân nhắc có nên làm to chuyện hay không? hay im miệng để giữ đặc quyền đặc lơi cho bản thân? và cứ thế từng vùng lãnh thổ, lãnh hải, từng đảo của VN lần lượt rơi vào tay TQ mà người dân chẳng biết gì. Vụ Boxit chúng ta chẳng nói rất nhiều đến việc “để lâu cứt trâu hóa bùn hay sao?

    Đau buồn cho hiện tại và tương lai dân tộc VN.
    Trả lời
    Trả lời

    Nguyễn NghĩaApr 11, 2012 05:10 AM

    @ Hai Lúa.

    Cám ơn góp ý của bạn.

    Nguyễn Nghĩa.

  5. Tuần Triệt says:

    Tiểu chiến đã đến hồi cuối . Đại chiến bắt đầu triển khai….( Đài là điểm ngấm Phi là điểm nóng, Việt là điểm mấu chốt….)

Phản hồi