WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phản biện với Jonathan London. Hâm nóng giấc mơ là con đường duy nhất?

Bài viết của ông Jonathan London trên blog của ông „Đừng giữ một giấc mơ đã chết, hãy tập trung vào hiện tại” mà sau đó được BBC đăng lại đã gây nhiều tranh cãi mà hai bài viết „Con đường nào đi tới?” và „Tôi thấy giấc mơ vẫn còn đó” của ông sau đó có vẻ chỉ làm chìm sóng gió một cách miễn cưỡng.

Tuy ông Jonathan London nói về bài viết coi cờ vàng “đã chết” là “có một số thiếu sót nghiêm trọng và nội dung bài viết đã gây buồn lòng và làm tổn thương nhiều người” nhưng tôi lại cảm thấy băn khoăn nhiều hơn an ủi.

Có hai vấn đề ông đưa ra. Một là ông xin lỗi và không muốn xúc phạm tình cảm của những ai trân trọng cờ vàng. Hai là ông vẫn duy trì quan điểm nên dẹp chuyện vẫy cờ sang một bên khi chưa lo xong chuyện thay đổi thể chế. Giữa hai vấn đề, người đọc được bồi bổ thêm kiến thức về những suy nghĩ của ông với Việt Nam.

Thứ nhất, việc phân giải bản chất của tác giả, xin lỗi và nhận lời xin lỗi hay không là việc mà tôi xin miễn bình luận, coi đây như một trong các yếu tố có thể xuất hiện trong lúc tranh luận và mỗi người trong công chúng có đặc quyền tha thứ riêng. Nhưng những yếu tố còn lại làm tôi vô cùng e ngại mà theo tôi không thể khép lại sau các bài viết của ông tiến sĩ.

Ướp sống?

Coi chuyện vẫy cờ là „chướng ngại vật” trong môi trường đấu tranh dân chủ cho Việt Nam dĩ nhiên đẩy cờ vàng ra rìa công cuộc chống đối cam go hiện nay đồng thời làm những người muốn nhận lời xin lỗi từ ông như tôi đặt thêm dấu hỏi ông xin lỗi điều gì và đang nhắn nhủ chúng tôi điều gì. Nói nôm na, ông bỗng dưng nhận thấy giấc mơ cờ vàng „chưa chết” nhưng khuyên hãy ướp mạng sống của nó trong lúc chờ thời cơ. Hỡi ơi!

Tôi có những bất đồng tương tự khi đọc các suy nghĩ của ông trong bài „Có con đường nào đi tới?”. Xin lần lượt liệt kê.

Thời Cộng Hòa Nhân Dân Ba Lan, tướng Wojciech Jaruzelski từng phải bất ngờ ban lệnh thiết quân luật, chỉ trong vòng 3 năm đẩy hơn 10 ngàn người hoạt động dân chủ vào trại giam, chưa tính số nạn nhân bị thủ tiêu. Nhân mạng, tù đầy, uy hiếp…. Tất cả chỉ để ướp lạnh mọi giấc mơ. Cuối cùng thì giấc mơ thành hiện thực không chỉ đối với Ba Lan trong khi có người mong nó bị chết cóng từ lâu mà tốt nhất là đi vào quên lãng.

Nói cho cùng, nếu cứ ướp lạnh „have a dream” của Nelson Mandela thì không rõ ngày nay văn minh nhân loại nằm ở xó xỉnh nào đây.

Có quá nhiều giấc mơ thực sự sống cùng dân tộc và con người thực với trái tim biết khát khao luôn là ác mộng của độc tài. Bởi thế mà đã hơn 50 năm sau khi Đại Lai Lạt Ma rời quê lánh nạn, nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn phải chật vật đối phó với những ước mơ của ông. Dĩ nhiên lá cờ truyền thống của Tây Tạng là biểu tượng bị cấm đoán khay khắt nhất và Trung Quốc liệt kê vô vàn lý do để biện hộ cho việc cấm đoán đó. Y như đảng cộng sản Việt Nam đang làm với cờ vàng.

Tạm thôi?

Tôi không thấy trên thế giới có học giả nào khuyên Đạt Lai Lạt Ma rời bỏ ước mơ hay giả bộ phủ nhận biểu tượng Tây Tạng để coi đó là sách lược đối với Trung Quốc dẫu sự giành giật ở Tây Tạng đang ngày một tàn nhẫn mà hậu quả tới nay là các vụ tự thiêu diễn ra gần như triền miên.

Hãy nhìn sang Tây Tạng, Miến Điện, Ba Lan… để biết không thể vừa hòa mình vào lô-gích của độc tài, vừa bài trừ tệ nạn do chính độc tài tạo ra.

Ở Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi thà để đối phương trù dập mình, chứ không chấp thuận chùn bước dù luôn có cơ hội „chủ động tạm thôi”.

Đi ngược lại mong muốn của độc tài nghĩa là nắm bắt cơ hội duy nhất và con đường duy nhất cho chúng ta xoay đổi thế cờ. Vì thế việc học giả Jonathan London lên tiếng ủng hộ ý tưởng „tạm ngưng vẫy cờ” làm tôi vô cùng khó hiểu, nhất là khi ông tiếp tục hứa hẹn ủng hộ nhân dân Việt Nam trên con đường dân chủ hóa đất nước.

„Chúng ta”?

Ở Việt Nam, từ nay tới khi tình thế ngã ngũ, muốn hay không, sẽ luôn có hai phe: một phe ít nhiều thuộc đảng cộng sản và một phe của của xã hội ít nhiều tổn thương. Qua bài viết của tiến sĩ Jonathan London tôi được biết trong hàng ngũ đảng có „nhiều người thông minh tận tụy” và họ có những khát vọng „như tất cả chúng ta”. Tôi thật sự phát hốt và cáo lỗi xin ông đừng cho tôi vào đám „chúng ta” đó.

Tại sao việc họ „bị trói trong các thể chế còn khiếm khuyết” là điều được dĩ nhiên công nhận như một thực tế khách quan, như những bối rối trong lúc đợi chờ Gov-ba-chốp hoặc Kim Dae Jung xuất hiện tại Việt Nam? Trong khi đó „chúng tôi” phải tiếp tục chứng kiến bao phiên tòa phi lý, bao bản án phi nhân mà tác giả là „thể chế khiếm khuyết” được mông má bởi những nhân vật „thông minh tận tụy”. Tôi không thể tin và không thể chấp nhận lời nói ngọt ngào rằng nỗi uất giận và khát khao của tôi và của những người trong đảng cộng sản „cũng như nhau”. Khát vọng của những ông bố bà mẹ có con bị chế độ vùi dập, khát vọng của những người muốn tìm sự thật cho những án mạng khuất tất trong đồn công an, khát vọng của những thuyền nhân tìm tự do trên biển, khát vọng của dân oan bị cướp đoạt đất sống và khát vọng của những người „điên tiết” bởi bài viết của ông không thể đem so sánh bừa phứa với khát vọng của 3 triệu đảng viên phần lớn tồn tại được nhờ các „khiếm khuyết” vì e rằng việc so sánh này khiến ông phải xin lỗi thêm lần nữa.

Cờ lạ?

Tiến sĩ Jonathan London cho rằng có thể dung hòa giữa việc tạm ngưng vẫy cờ vàng và tạm ngưng bàn chuyện quốc kì trong hi vọng „một ngày nào đó Việt Nam sẽ có một lá cờ mà tất cả mọi người cùng chấp nhận” trong khi ông tiếp tục khuyến khích chúng tôi nhìn xem có những con đường nào đi tới.

Phải bàn luôn chuyện quốc kì cho ra nhẽ, bởi tôi thấy có xu hướng trong những bài viết và lời bình của ông J.London muốn người Việt tham vọng mang thêm một lá cờ lạ nào đó vào Việt Nam. Lại thêm một ý kiến làm tôi phải phản đối.

Sẽ là mị dân khi nói các dân tộc có thể đi vào tương lai mà không mang theo hành trang quá khứ. Cũng không có lá cờ nào dĩ nhiên được một thể chế dân chủ nào đó vẽ ra mà không màng tới các giá trị truyền thống vượt thời gian và phi đảng phái.

Việt Nam được thế giới biết tới như một dân tộc khác biệt tại Á Châu với màu vàng tượng trưng cho giáo lý Phật Pháp tiểu thừa. Màu vàng cũng là màu của người chủ quốc vương trên ngai vàng. Nếu có tìm thêm màu sắc của các cuộc khởi nghĩa như Trần Hưng Đạo, bà Trưng bà Triệu… thì cũng rất khó tìm ra màu đỏ. Tìm sao vàng càng bó tay. Trong trường hợp Việt Nam, màu đỏ thật sự đại diện cùng sự có mặt của phong trào cộng sản nước Nga. Kể cả „bác” Hồ cũng không dấu điều đó khi bắt trước Trung Quốc nhập nội cờ đỏ từ rất xa về Việt Nam.

Chỉ có các giá trị và truyền thống mới là điểm dựa có sức đột phá tiếp sức cho mọi thế hệ dân chủ Việt Nam, từ Hòa Thượng Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn Văn Lý, tới các bạn trẻ mới vào tù gần đây. Khi độc tài tưởng đã hạ bệ được „chúng ta” bằng bạo lực thì giá trị truyền thống là giá đỡ có thật và hiên ngang nhất bảo vệ sự sống dân tộc dẫu có người vẫn chưa nhận ra điều đó. Việc người Việt trưng cờ vàng không chỉ là việc nhắc nhở quá khứ hay nâng niu cảm xúc mà đang thực hiện công cuộc xây dựng tương lai bằng cách duy trì giá trị dân tộc thâu suốt. Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha hiên ngang trước tòa bởi có được sự nâng đỡ vô giá đó và trên hết thấu hiểu sức mạnh đó.

Dân chủ nhà nước yêu dân chủ ngoài luồng?

Ông Jonathan London nói vì có câu chuyện vẫy cờ mà môi trường dân chủ Việt Nam gặp „chướng ngại vật” khi ông gộp những người „thuộc bộ máy nhà nước” và những người „đối lập với nhà nước” vào cùng một khối. Tôi hoài nghi điều này bởi trên thực tế, phe nhà nước chỉ nhập cuộc dân chủ khi tình thế đã ngã ngũ hoặc đã bị dồn tới chân tường. Việc vẫy cờ màu gì trước và sau đó chỉ là một trong các cớ câu giờ.

Còn nếu xét việc vẫy cờ từ góc nhìn của những nhà hoạt động dân chủ „ngoài luồng” thì nguồn cảm hứng không bao giờ mâu thuẫn với hành động bởi họ gánh mạo hiểm quá cao. Các nhà hoạt động thấu hiểu điều gì là giá trị cần ưu tiên khi bị bài trừ. Lá cờ, nếu đã là nguồn cảm hứng, thì sẽ không thể đồng thời là chướng ngại vật trong công cuộc đeo đuổi mục đích. Nỗ lực của người Việt tị nạn trước kia cho tới Nguyễn Phương Uyên ngày nay đã chứng minh sức mạnh phi thường của sự liên kết đó.

Ngoài ra, các „chướng ngại vật”, nếu có, cũng không thành vấn đề phải dấu nhẹm. Các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam theo tôi không muốn ngoảnh mặt làm ngơ với các „chướng ngại vật” mà trước sau phải đối diện. Ngoài việc quốc kì, chúng ta còn phải tranh luật dài dài để đòi công bằng cho các thân nhân và chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, phải giải quyết được các oan ức đất đai, phải biết thành tâm tưởng nhớ boat people bỏ mạng tìm tự do, phải đòi công bằng cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong khi vẫn phải đối diện với Giáo Hội Phật Giáo của nhà nước…

Hai chân mạo hiểm ngã ba đường

Người Việt hiện nay đang thực sự dành vai trò thách thức đối phương qua tự do tư duy và tinh thần bất khuất. Những con đường nào cho Việt Nam ư? Bài học của những cuộc các mạng đã thành công cho thấy con đường chính nghĩa chỉ có một, nhưng ý kiến thì nhiều. Có ý kiến cho rằng có thể đặt hai chân ở hai bờ chiến tuyến để giữ vai trò khó định nghĩa như ông J.London với tờ Nhân Dân. Cũng có gợi ý khác về con đường kém vinh quang, đầy mạo hiểm ở giữa khoảng không của hai cái chân đôi khi được gọi là cây cầu hòa hợp… Không biết có tới được đích hay không nhưng chắc chắn chui qua háng chân là con đường luồn lách và cúi đầu.

Tôi không cho rằng đội ngũ dân chủ Việt Nam có xu hướng tìm giải pháp trung dung dẫu phía bên kia là đảng cộng sản đang nỗ lực vận động cho ý tưởng này.

Theo dõi hướng đi của thế hệ trước như Hòa Thượng Thích Huyền Quang, tù nhân lương tâm Trương Văn Sương, Nguyễn Hữu Cầu… và theo dõi động lực vận hành của cỗ xe dân chủ thời nay thì có thể đi tới kết luận rằng người vạch đường thấu đáo nhất là người đã gán số phận mình quyết cho cỗ xe chạy tới đích. Kẻ đứng giữa ngã ba đường tất nhiên có thể khua khoắng chướng ngại vật với dụng ý tốt nhưng e đó là hành vi vô bổ đầy mạo hiểm. Hơn nữa, khi đã thống nhất cỗ xe đang chạy là cơ hội duy nhất kéo Việt Nam rời độc tài thì chúng ta đừng phân vân mà hãy chủ động vịn tay tiếp sức. Về phía mình, tôi sẽ cố gắng dẫu tôi sinh sau 1975, từng có nhiều năm học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa tại Hà Nội và nay đang hoạt động xã hội tại Ba Lan.

 25 tháng 5 năm 2013, Warszawa

© Tôn Vân Anh

© Đàn Chim Việt

46 Phản hồi cho “Phản biện với Jonathan London. Hâm nóng giấc mơ là con đường duy nhất?”

  1. Đỗ Thùy Vân says:

    Thêm một bài phản biện nữa ở đây nè các bạn: http://namhai-truongson.blogspot.ca/2013/06/wake-up-and-dream.html . Nam Hải Trường Sơn cho J. London đo ván.

  2. Kien le xuan says:

    sao mấy người chống cộng cực đoan ở bolsa hiền thế nhĩ không cầm cờ 3 que đi khua làng khua phố
    chống lại ông mỹ gian này cho vui , biểu tình là xô diễn lớn ở đây mà bà con trong nước đang
    chờ được xem đó , cố gắng lên nhé , dạo này ko thấy biêu tình gi đó thấy hết vui…. hehe

  3. Nguyen Vu says:

    Nhân quyền, tự do tôn giáo … là cái “chung chung” muốn hiểu, nói sao cũng được. “Nó” chỉ là cái “cớ” của Mỹ sử dụng làm “điều kiện” để “mặc cả” có lợi cho Mỹ đó mà! Hoặc coi “Nó” cũng là “lý do” chữa “thẹn” khi thỏa thuận chưa đạt mục tiêu … Thực chất mà nói, ít có quốc gia nào có nhân quyền, tự do tôn giáo … đúng nghĩa như VN (nhờ chính sách Đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước). Vì “quyền” phải gắn liền với “trách nhiệm, nghĩa vụ” thực hiện; “tự do” phải không xâm phạm đến lợi ich, tự do, … chính đáng của người khác, cộng đồng, xã hội (nói cách khác là trong khuôn khổ pháp luật). Thật nực cười … khi một nước “chõ mũi” “can dự thô bạo” vào nước khác … lại nói “nhân quyền” (khi bản thân dân của họ không yêu cầu); còn CCCĐ sống ở nơi “của mình” không lo, lại “đòi” “chuyện bao đồng” tự do, nhân quyền cho nơi khác (không ai mượn) … Nếu thật lòng thì đừng nên “chõ mũi”, chống phá “người khác” chứ! Còn biện minh “tù nhân lương tâm” “dân oan” ư? … được, xin mời! Khi họ chấp hành xong hình phạt “chống phá Nhà nước VN” thì cứ bảo lãnh “rước” họ về xứ “tự do, nhân quyền” … Tôi nghĩ Nhà nước VN cũng chẳng “hẹp hòi”, thậm chí giảm nhẹ hình phạt trước hạn để “đưa tiễn sớm” cái “của quý” (của các ngài “chõ mũi”, CCCĐ) về nơi yêu cầu đòi “tự do, nhân quyền”, bản thân họ cũng toại nguyện … (giống như Bùi Kim Thành …) thì còn gì đâu nữa mà “chõ mũi” với “can dự” (giải quyết dứt điểm “tù nhân lương tâm”, “dân oan” rồi). Đồng ý nhé! Đừng “chõ mũi” với “can dự” nữa nhé!

    • noileo says:

      Nguyen Vu says: (03/06/2013 at 22:26)
      “Đồng ý nhé! Đừng “chõ mũi” với “can dự” nữa nhé!

      Bullet point Có những người Nga, nguòi Tàu, người Mỹ, như Brê nhép, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang trạch Dân, như ông London này … thường lên tiếng nói về các công việc của Việt nam,

      tại sao người Việt ở Mỹ, ở tây, ở Nga, ở tàu … lại không đuọc nói đến chuyện của VN ?

      Bullet point Có mấy chuyên gia bưng bô cộng sản, chuyên nghề kiếm cơm trong cái bô cộng sản, như Nguyen Vu says: (03/06/2013 at 22:26) và
      -bọn cộng sản Việt nam Dân chủ Cộng hòa bắc kỳ
      -bọn cộng sản Việt nam Hồ chí Minh,
      -những đảng viên cộng sản, như Hồ chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh , Võ văn kiệt, Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng …

      chỉ thích mang VN cống nộp cho cộng sản Tàu, đã mang VN cống nộp cho tàu cộng, khủng bố, đàn áp, trấn lột nhân dân đất nước VN

      Bullet point Có những người Việt, người Việt tự do ở Mỹ, ở tây, ở nước ngoài
      -không muốn VN bị Việt cộng cống nộp cho tàu cộng,
      -không muốn nhân dân đất nước VN bị cộng sản cai trị, khủng bố, đàn áp, trân lột
      những người Việt này, người Việt tự do ở Mỹ, ở tây, ở nước ngoài, có toàn quyền lên tiếng tố cáo & lên án tội ác phản quốc của Việt cộng, ngăn cản hành động phản quốc của Việt cộng, dâng nước VN cho tàu cộng,
      có toàn quyền lên tiếng tố cáo & lên án tội ác Việt cộng đàn áp trí thức, trấn lột dân nghèo.

      Bullet point Có mấy chuyên gia bưng bô cộng sản, chuyên nghề kiếm cơm trong cái bô cộng sản, như Nguyen Vu says: (03/06/2013 at 22:26) và bọn cộng sản Việt nam Dân chủ Cộng hòa bắc kỳ, bọn cộng sản Việt nam Hồ chí Minh,

      chỉ thích nghe lời mấy thằng Nga Cộng, tàu cộng, đem súng đạn Nga & Tàu cộng về VN, đem Mác lê về VN, khủng bố giết hại hàng trăm ngàn nông dân miền bắc, thảm sát hàng triệu người dân miền nam,

      chỉ thích nghe theo lời Tàu cộng cắt xẻ và đã cắt xẻ lãnh thổ VN dâng cho tàu cộng,

      chỉ thích nghe theo lời Tàu cộng cúi đầu làm nô lệ Tàu cộng,

      chỉ thích nghe theo lời Tàu cộng đàn áp, nhục hình người dân VN cho vừa lòng chủ nô Tàu cộng …

      Mặc dầu vậy, những điều trên không ngăn cản đuọc người Việt hải ngoại lên tiếng, nói về VN, tố cáo & lên án tội ác cộng sản tại VN đối với đất nước dân tộc VN …

      Bullet point Bất cứ người VN nào, ở bất cứ nơi đâu, đều có quyền, có bổn phận,
      -suy nghĩ về VN,
      -lên tiếng, nói về VN,
      -đưa ra những ý kiến, những giải pháp tốt đẹp cứu nước VN khỏi họa cộng sản, khỏi họa diệt vong vì bọn cộng sản Hồ chí Minh gian ác phi nhân phản quốc phản dân tộc
      -tố cáo & lên án tội ác cộng sản VN & HCM tiêu diệt nhuệ khí VN, đặt VN vào vòng nô lệ Tàu cộng
      -tố cáo & lên án tội ác cộng sản VN & HCM đối với nhân dân VN, vu khống bôi nhọ, đày đọa người dân yêu nước
      -tố cáo & lên án tội ác cộng sản VN & HCM đối với đất nước dân tộc VN suốt trên 68 năm qua từ khi bọn cộng sản tiến hành cuộc phản bội tháng 8-1945, cướp chính quyền VN, dạt chuinhs quyền VN vào tay bọn cộng sản Hồ chí Minh, từ đó gieo vô vàn tang thương triền miên trên đất nước dân tộc VN

Leave a Reply to Kien le xuan