WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Năm Ngàn & Năm Cắc

Lão bà nghỉ chợ bần thần
Đem tiền[Cụ Hồ] ra đếm mấy lần chửa xong
Xếp riêng rồi lại xếp chung
Miệng thời lẩm bẩm mà … (không rõ nhời) !

Lão Nông

Vài bữa sau, sau ngày đổi tiền ở miền Nam,  tờ Sài Gòn Giải phóng (số ra hôm 27 tháng 9 năm 1975) đã gửi đến những người dân ở vùng đất này đôi lời an ủi:

Nhiệm vụ của đồng bạc Sài Gòn (là) giữ vai trò trung gian cho Diệm xuất cảng sức lao động của đồng bào ta ở miền Nam cho Mỹ… Làm trung gian để tiêu thụ xương máu nhân dân miền Nam, làm trung gian để tiêu thụ thân xác của vô số thiếu nữ miền Nam, làm trung gian cho bọn tham nhũng, thối nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần, đạo đức của tuổi trẻ miền Nam, làm lụn bại cả phẩm chất một số người lớn tuổi… Nó sống 30 năm dơ bẩn, tủi nhục như các tên chủ của nó, và nay nó đã chết cũng tủi nhục như thế. Đó là một lẽ tất nhiên, và đó là lịch sử… Cái chết của nó đem lại phấn khởi, hồ hởi cho nhân dân ta.”

Ba mươi tám năm sau, nhà báo Huy Đức lại có lời bàn thêm, và bàn ra, nghe như một tiếng thở dài: “Không biết ‘tủi nhục’ đã mất đi bao nhiêu … nhưng rất nhiều tiền bạc của người dân miền Nam đã trở thành giấy lộn.”  (Bên thắng cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).

Tôi sinh ra đời tại miền Nam, cùng thời với “những tờ bạc Sài Gòn” nhưng hoàn toàn không biết rằng nó đã “làm trung gian cho bọn tham nhũng, thối nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần, đạo đức của tuổi trẻ” ở nửa phần đất nước. Và vì vậy, tôi cũng không thấy “phấn khởi” hay “hồ hởi” gì (ráo trọi) khi nhìn những đồng tiền quen thuộc với cuộc đời mình đã bị bức tử – qua đêm!

Suốt thời thơ ấu, trừ vài ba ngày Tết, rất ít khi tôi được giữ “nguyên vẹn” một “tờ bạc Sài Gòn” mệnh giá một đồng. Mẹ hay bố tôi lúc nào cũng xé nhẹ nó ra làm đôi, và chỉ cho tôi một nửa. Nửa còn lại để dành cho ngày mai.

Đồng tiền 50 xu, năm cắc, in hình ông Ngô Đình Diệm, phát hành năm 1960

Đồng tiền 50 xu, năm cắc, in hình ông Ngô Đình Diệm, phát hành năm 1960

Tờ một đồng, phát hành năm 1955

Tờ một đồng, phát hành năm 1955

Tôi làm gì được với nửa tờ giấy bạc một đồng, hay năm cắc, ở Sài Gòn – vào năm 1960 – khi mới vừa biết sài tiền?

Năm cắc đủ mua đá nhận. Đá bào nhận cứng trong một cái ly nhựa, rồi thổ ra trông như hình cái oản – hai đầu xịt hai loại xi rô xanh đỏ, lạnh ngắt, ngọt lịm và thơm ngát – để tôi và đứa bạn chuyền nhau mút lấy mút để mãi cho đến khi xi rô bạc hết cả mầu mới ngừng tay, lễ phép xin thêm:

-  Cho con thêm chút xi rô nữa được không?

-  Được chớ sao không. Bữa nào tụi bay cũng vậy mà còn làm bộ hỏi!

Năm cắc đủ cho một chén bò viên, dù chỉ được một viên thôi nhưng khi nắp thùng nước lèo mở ra là không gian (của cả Sài Gòn) bỗng ngạt ngào hương vị. Chút nước thánh đó – sau khi đã nhai thiệt chậm miếng thịt pha gân vừa ròn, vừa ngậy –   hoà nhẹ với chút xíu tương đỏ, tương đen, cùng ớt xa tế ngọt ngọt cay cay có thể  khiến cho đứa bé xuýt xoa mãi cho đến… lúc cuối đời.

Năm cắc cũng đủ làm cho chú Chệt vội vã thắng xe, mở ngay bình móp, lấy  miếng kem – xắn một phần vuông vắn, cắm phập vào que tre – rồi trịnh trọng trao hàng với nụ cười tươi tắn. Cắn một miếng ngập răng, đậu xanh ngọt lạnh thấm dần qua lưỡi, rồi tan từ từ… suốt cả thời thơ ấu.

Năm cắc là giá của nửa ổ bánh mì tai heo, nửa má xoài tượng hay một xâu tầm ruột ướp nước đường, một cuốn bò bía, một trái bắp vườn, một ly đậu xanh đậu đỏ bánh lọt, một dĩa gỏi đu đủ bò khô, một khúc mía hấp, năm cái bánh bò nước dừa xanh đỏ, mười viên cái bi ròn ròn cái bi ngon ngon nho nhỏ…

Một một đồng thì (Trời ơi!) đó là cả một trời, và một thời, hạnh phúc muôn mầu!

Một đồng mua được hai quả bóng bay. Chiều Sài Gòn mà không có bong bóng bay (cầm tay) để tung tăng e sẽ là một buổi chiều… tẻ nhạt. Những chùm bóng đủ mầu sẽ rực rỡ hơn khi phố mới lên đèn và sẽ rực rỡ mãi trong trong ký ức của một kẻ tha hương, dù tóc đã điểm sương.

Còn hai đồng là nguyên một tô cháo huyết có thêm đĩa dà trá quẩy ròn rụm đi kèm. Hai đồng là một tô mì xắt xíu với cái bánh tôm vàng ươm bên trên, và nửa cọng rau xà lách tươi xanh bên dưới. Tờ giấy bạc với mệnh giá quá lớn lao và rất hiếm hoi này, không ít lúc, đã khiến cho tuổi thơ của tôi vô cùng phân vân và bối rối!

Tờ bạc hai đồng, phát hành năm 1955

Tờ bạc hai đồng, phát hành năm 1955

Và trong cái lúc mà tôi còn đang suy tính, lưỡng lự, cân nhắc giữa bốn cái kem đậu xanh năm cắc, bốn cuốn bò bía, bốn ly nước mía, hay một tô hủ tíu xắt xíu thịt bằm béo ngậy (cùng) giá hai đồng thì ở bên kia chiến tuyến người ta đã quyết định cho ra đời Mặt trận Giải phóng Miền Nam – vào ngày 20 tháng 12 năm 1960.

Hệ quả thấy được, vào mười lăm năm sau – vẫn theo báo Sài Gòn Giải phóng, số thượng dẫn:

Miền Nam đã có một nền tiền tệ mới, khai sinh từ sự độc lập toàn vẹn của xứ sở, nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã nâng niu từng tờ bạc của Ngân hàng Việt Nam với một niềm hãnh diện chưa từng thấy sau bao nhiêu thế kỷ mất nước phải ép mình sống với đồng bạc của ngoại bang.”

Niềm hãnh diện được nâng niu từng tờ bạc mới (nếu có) cũng nhỏ dần sau từng đợt đổi tiền. Rồi với thời gian những tờ bạc này đã từ từ biến thành… giấy lộn – như tường thuật của nhà báo Bạch Nga, đọc được trên Vietnamnet hôm 21 tháng 5 năm 2012:

Trong khi ngồi đợi xe ở trạm trung chuyển xe bus Long Biên, tôi được dịp chứng kiến cảnh một bà lão ăn xin chê tiền của khách.

‘Cô tính thế nào chứ 2 nghìn bây giờ chả đủ mua mớ rau, lần sau đã mất công cho thì cho ‘tử tế’ nhá!’

Câu nói của bà lão ăn xin khiến nhiều người phải sốc…

Chị Hương (Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ câu chuyện có thật mà như đùa: ‘Nói thật, có lần gặp hai chị em nhà này đi ăn xin, thương tâm quá tôi liền rút ví ra đưa cho chúng 3 nghìn lẻ. Ngay lập tức, nó gọi tôi lại, giơ tờ 5 nghìn đồng lên trước mặt tôi bảo: cho chị thêm 2 nghìn cho đủ mua mớ rau nhé.”

Và đó là chuyện xẩy ra năm trước. Năm nay – sau khi dự phiên họp ngày 14 tháng 5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi nghe các báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính về ngân sách những tháng đầu năm 2013 –  Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan bỗng (chợt) nhận ra rằng: “Tình hình kinh tế gay go lắm rồi!”

Ủa, “gay go” thiệt sao?

Mà “gay go” tới cỡ nào lận?

Ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, người đã từng lạc quan tuyên bố “năm 2015 sẽ có một Vinashin mới” nay đã bắt đầu đổi giọng: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%.” Và đã đến nước này thì ông phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương,Nguyễn Xuân Cường, cũng đành phải (xuôi xị) nói theo thôi: “Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại.”

Điều lo ngại nhất là bó rau muống sẽ không ngừng ở giá năm ngàn đồng bạc. Dù với số tiền này – vào năm 1960 – đủ để mua hai ngàn tô phở gánh, hay hai ngàn năm trăm tô mì xe, hoặc mười ngàn chiếc bong bóng đủ mầu.

NamNganNamCac3 79786

Bù lại, vẫn theo lời của bà Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Doan, là mọi người được sống với “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân… khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản.”

Cái giá của “dân chủ” (cũng như Độc lập – Tự do – Hạnh phúc) của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, rõ ràng, hơi mắc. Dân Việt, tội thay, không những đã hớ mà còn mua nhầm đồ giả và đồ đểu nữa mới chết (mẹ) chớ!

© Tưởng Năng Tiến

8 Phản hồi cho “Năm Ngàn & Năm Cắc”

  1. Tự Do says:

    Ở miền Trung còn gọi là: hủ tiếu xá xíu và giò xíu quẩy. Trong bài viết của bác Tiến có hơi khác khi gọi tên hai món này, có phải vì do giọng của từng miền hay là lý do nào khác. Xin cám bác Tiến trước cho sự góp ý.

    Chào Bác và chúc sức khỏe.

  2. T. says:

    Khi nào trên đồng tiền của Việt Nam không còn hình ảnh cuả già Hồ nữa thì lúc đó nó mới có giá trị và nhân dân Việt Nam mới có tự do, hạnh phúc!!!

  3. Người Buôn Mộng says:

    “Chết mẹ” thiệt!

    Cám ơn bác Tưởng Năng Tiến.

  4. quangphan says:

    Đất nước ngày nay dưới sự thống trị của bè lũ Việt cộng dốt nát, công nhân lãnh lương 2 triệu đồng một tháng mà chỉ đủ ăn có…2 tuần . Trời đất !

    Lương công nhân ở Việt Nam vẫn ‘chết đói’

    Friday, April 12, 2013 8:17:34 PM

    Một phúc trình được công bố tại hội nghị về các vấn đề xã hội của Quốc Hội CSVN hôm 12 Tháng Tư ghi nhận mức sống thê thảm của công nhân Việt Nam hiện nay.

    Báo Tuổi Trẻ dẫn phúc trình của Viện Công Nhân Công Ðoàn nói rằng mức sống tối thiểu được qui định trong năm 2012 thấp nhất là 2.5 triệu đồng, và cao nhất là 3.7 triệu đồng, tương đương 125 đôla đến 185 đôla một tháng.

    Trong khi đó, khoản lương mà đại đa số công nhân Việt Nam được lãnh chỉ vào khoảng từ 1.4 triệu cho đến 2 triệu đồng/tháng, tương đương 70 đôla cho đến 100 đôla một tháng.

    Cũng tại hội nghị nói trên, ông Lê Xuân Thành, phó vụ trưởng Vụ Lao Ðộng-Tiền Lương thuộc Bộ Lao Ðộng Xã Hội CSVN nhìn nhận rằng công nhân lãnh lương tháng chỉ đủ sống… hai tuần lễ.

    Còn theo bà Văn Thu Hà, đại diện tổ chức Oxfam thuộc liên minh chống đói nghèo thế giới, mức lương tối thiểu được ấn định tại Việt Nam chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thế mà, hàng triệu công nhân chỉ được hưởng một nửa mức lương tối thiểu này.

    Nghiên cứu của Oxfam còn nói rằng hàng triệu người đang sống bằng một nửa mức lương tối thiểu đó hiện nay lâm vào tình cảnh chật vật khó khăn.

    Báo mạng VNExpress còn cho biết, trong vòng 5 năm qua, nhà nước CSVN đã năm lần tăng lương tối thiểu và mức này hiện nay là 1.05 triệu đồng, tương đương với 50 đôla một tháng.

  5. Hoàng Hựu says:

    Đảng ra xương sắt da đồng
    Hô hào khẩu hiệu lên đồng như điên!
    Đảng ta một lũ (ma) cà rồng
    Đầu mối tai họa tội đồ muôn năm!

  6. Đỉnh Cao Trí Tuệ Rừng Rú

    Đỉnh cao thời rừng rú
    Dả thú lên làm người
    Trở về thời tiền sử
    Bạo lực vang tiếng cười

    Sức mạnh thay lẻ phải
    A k thay đạo lý
    Mả tấu thay luân thường
    Thời ngạ “ủy” lên ngôi!

    Lịch sử giờ chuyển hướng
    Lớp ba lên làm cha
    Y tá làm thủ tướng
    Tiến sĩ toàn “ủy” ma!

    Quê hương ta bạc biển
    Cứ mặc sức kinh tài!
    Đất nước mình rừng tiền
    Lo gì chuyện cấ̀y cày!

    Quả đấm thép “Vi Na”
    Mười tỷ đô ra ma!
    Cháu con mình mang nợ
    Dù chúng chưa sanh ra!

    Dân thành thị ngập sóng
    Người người sống cùng lũ
    Vì phố xá thành sông
    Văn minh thời rừng rú!

    Ôi có đất nước nào
    Mọi rợ như nước ta?
    Người khôn đi vô tù
    Thằng ngu lên làm cha!

    T.Phạm

    http://sangcongpha.wordpress.com/

  7. Phan Huy says:

    Thuở Ấy Miền Nam

    Thuở ấy Miền Nam cảnh thái hoà
    Người người ca hát khúc hoan ca
    Ấm no, hạnh phúc xây đời mới
    Cuộc sống muôn màu đẹp gấm hoa.

    Cờ Vàng chiếu rạng cả Miền Nam
    Bến Hải, Cà Mâu, nhạc tấu vang
    Chuyến Đò Vĩ Tuyến, ai đưa khách?
    Khúc Hát Ân Tình, đâu cố nhân?

    Thành thị tưng bừng nhịp sống vui
    Thôn quê êm ấm lúa reo cười
    Tự do, dân chủ, và nhân bản
    Chế độ Miền Nam quá tuyệt vời!

    Nhưng bổng từ đâu đã đến đây
    Một phường vong bản, lũ tay sai
    Vâng lời quốc tế gieo tang tóc
    Cuộc chiến tương tàn ác liệt thay!

    Bao nhiêu máu đã chảy thành sông
    Bao nhiêu xương đã đổ ngập đồng
    Để rồi “thống nhất” trong nô lệ
    Trong cảnh nhà tan nước mất dần.

    Tại sao không dựng xây Miền Bắc
    Ấm no hạnh phúc tựa Miền Nam
    Mà lại xâm lăng và cướp bóc
    Để rồi mất mát cả giang san?

    http://fdfvn.wordpress.com

  8. NGÀN PHƯƠNG says:

    TIỀN BẠC

    Tiền mua nhiều thứ trên đời
    Khi tiền mất giá thì đời ra chi
    Mấy thằng nhà báo cu li
    Chỉ toàn ca ngợi còn chi là người
    Mới hay danh chính ở đời
    Danh mà không chính dẫn đời về đâu
    Bao nhiêu loại ngụy trước sau
    Thảy đều mất giá khác đâu đồng tiền

    HƯƠNG NGÀN
    (22/9/13)

Phản hồi