WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

TQ, Mã Lai, Nam Dương, và VN: Hối lộ, tham nhũng nhất thế giới

Một phúc trình mới của Ernst & Young nói rằng Trung Quốc và Mã Lai có mức hối lộ và tham nhũng cao nhất, hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Theo một loạt phúc trình của Ernst & Young về cuộc điều nghiên về sự gian lận tại vùng Á châu và Thái Bình Dương trong năm 2013, một nửa trong số 681 nhà lãnh đạo công ty, quản trị viên cao cấp và những nhân viên cấp làm việc tại tám quốc gia được hỏi về quan điểm của họ về gian lận, đã nói rằng Trung Quốc, Nam Dương, Mã Lai và Việt Nam là những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất về nạn hối lộ và tham nhũng.

Công ty chế tạo dược phẩm Anh GloxoSmithKline tại Trung Quốc bị tố cáo hối lộ.

Công ty chế tạo dược phẩm Anh GloxoSmithKline tại Trung Quốc bị tố cáo hối lộ.

Tại Trung Quốc, 34% vẫn còn tin rằng ban quản trị công ty rất có thể chọn con đường tắt khi điều kiện kinh tế khó khăn. Tại Nam Dương, 36% những người được hỏi, nói rằng hối lộ để đoạt được hợp đồng là một vấn đề thông thường tại quốc gia của họ. Tại Mã Lai, 39% nói rằng hối lộ và những thủ đoạn tham nhũng lan tràn khắp nơi.

Ông Chris Fordham, một viên chức của Ernst & Young, phụ trách phần dịch vụ điều tra gian lận và tranh chấp trong vùng Á châu – Thái Bình Dương của bản phúc trình nói rằng “những thủ đoạn gian lận ngày càng gia tăng và giữa chính sách về mặt lý thuyết và việc thực hành không liên hệ gì đến nhau.”

“Nói một tổng quát, một trong năm người được hỏi, nhận xét rằng nạn hối lộ và tham nhũng lan tràn khắp nơi trong nước của họ. Trái lại, nếu chúng ta tách riêng những thị trường phát triển nhanh, những nơi mức phát triển tương đối cao, nhưng điển hình các hệ thống và thủ tục lại kém mở mang.”

Tấc cả những người tham gia cuộc điều nghiên này làm việc tại những công ty có tổng số thương vụ hơn $500 triệu và trong nước ngành từ công nghiệp đến dịch vụ tài chánh, từ bán lẻ đến tài nguyên thiên nhiên.

Thực hành những điều thuyết giảng

Bản phúc trình của Ernst & Young tiết lộ rằng những người tham gia cuộc điều nghiên nghĩ rằng một vài nước ở Á châu có những chính sách chống hối lộ và tham nhũng rất mạnh nhưng trên thực tế những chính sách này không có hiệu quả.

Tại Singapore, 59% những người trả lời cuộc điều nghiên nói rằng chính sách chống hối lộ và tham nhũng tại nước họ tốt trên nguyên tắc, nhưng không không có hiệu quả nhiều trên thực tế.

Tại Nam Hàn, 86% những người trả lời cuộc điều nghiên nói rằng những chính sách tốt trên nguyên tắc, nhưng không có hiệu quả trên thực tế.

Khoảng 40% người trả lời cuộc điều nghiên nói rằng những công ty của họ có chính sách chống hối lộ và tham nhũng và 35% xác nhận rằng ban quản trị cao cấp biểu lộ cam kết đối với những nguyên tắc này.

Ernst & Young nói “Chúng tôi nhận thấy có nhiều rủi ro về gian lận, hối lộ và tham nhũng hơn trong những thị trường phát triển mạnh. Điều này có thể do môi trường kiểm soát yếu kém và hậu quả là những chính sách và thủ tục được thi hành khác với khuôn khổ tôn trọng luật lệ toàn cầu. Những công ty hoạt động trong những thị trường địa phương cũng có thể cảm thấy buộc phải tuân theo văn hóa địa phương, do đó tạo ra mâu thuẫn với chế độ tôn trọng luật lệ toàn cầu.”

Những chuyện hối lộ xấu xa

Những điều khám phá sẽ không gây ngạc nhiên đối với một số người kinh doanh sau khi chính quyền Trung Quốc trừng trị khu vực dược phẩm vì các viên chức phát giác rằng bốn viên chức lãnh đạo cao cấp của công ty sản xuất dược phẩm Anh GlaxoSmithKline (GSK) có cơ sở tại Trung Quốc đã chuyển hàng triệu bảng Anh tiền hối lộ qua những công ty du lịch và tư vấn.

Bộ Công An nói rằng những viên chức lãnh đạo GSK không nêu tên đã chuyển 3 tỉ nhân dân tệ (tức khoảng £324 triệu, €375 triệu, $489 triệu) tiền hối lộ cho các bác sĩ qua công ty du lịch và tư vấn để bán được dược phẩm nhiều hơn và tăng giá thuốc một cách bất hợp pháp tại Trung Quốc.

Trong khi GSK nói rằng đây chỉ là những lời tố cáo cá biệt không bằng chứng, một số công ty khác cũng đang bị Trung Quốc để ý. AstraZeneca, trong số những công ty sản xuất dược phẩm ngoại quốc, đang bị điều tra bởi cảnh sát.

Reuben Guttman là một trong những luật sự tiết lộ sự sai trái và một giám đốc tại công ty Grant & Eisenhofer. Ông nói với International Business Times – United Kingdom rằng GSK chỉ là cái ‘đỉnh của một tảng băng’.

———————-

 ”China, Malaysia, Indonesia, and Vietnam: World’s Worst for Bribery and Corruption” - International Business Times, 26-09-2013
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

1 Phản hồi cho “TQ, Mã Lai, Nam Dương, và VN: Hối lộ, tham nhũng nhất thế giới”

  1. HƯƠNG NGÀN says:

    THAM NHŨNG : SỰ KIỆN VÀ NGUYÊN TẮC

    Như vậy phúc trình mới nhất của Ernst & Young đã cho thấy rõ Trung Quốc và Mã Lai ngày nay có mức hối lộ và tham nhũng cao nhất, hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Bên cạnh đó nó cũng xác nhận Trung Quốc, Indonesia, Mã Lai và Việt Nam là những nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất về nạn hối lộ và tham nhũng hiện nay.
    Chúng ta thử phân tích thêm một vài khía cạnh của điều này là như thế nào :
    Trước hết đây chủ yếu là những nước Đông Nam Á.
    Nói cụ thể, người Đông Nam Á thường có bản chất tâm lý thiển cận, tức ít biết nhìn xa thấy rộng, nặng phần cảm tính hơn phần lý tính, muốn giải quyết mọi việc theo lợi ích riêng trước mắt, đó là xuất phát điểm tự nhiên của tính xấu hối lộ và tham nhũng.
    Nhưng nói đến tệ nạn tham nhũng là nói đến tệ nạn hai chiều. Tệ nạn của chiều nhận và tệ nạn của chiều đưa tham nhũng. Bởi không nhận thì có ai đưa, mà không đưa thì làm sao ai nhận. Đó là cái khớp nối với nhau tạo nên cái toàn thể tệ hại. Hoặc không thấy hoặc chấp nhận cái tệ hại, tất nhiên là điều kiện để cho cái tệ hại duy trì và phát triển. Vấn đề ở đây không phải ý nghĩa đạo đức mà còn là ý nghĩa của lý trí. Sự phi đạo đức che mờ lý trí và sự yếu kém về lý trí tạo điều kiện cho tính vô đạo xuất phát.
    Sự vô đạo này chính là tính không đàng hoàng và tính bất công. Không đàng hoàng có nghĩa không sống theo sự đúng đắn, cao quý hay đạo đức. Bất công là bất chấp tính công bằng xã hội, chỉ lấy cái lợi riêng tư làm chính. Chẳng hạn tình trạng lương khủng và hưu khủng hiện nay tại VN vừa được khui ra, lương đến nhiều trăm triệu đồng, còn hưu đến cả nửa năm triệu đồng mỗi tháng so với mức lương và mức hưu của người thấp nhất hoặc những người nghèo khó chẳng lương cũng chẳng hưu hiện nay trong xã hội, thật là sự bất công chưa hề có tiền lệ trong lịch sử đất nước. Những người trong cuộc của sự bất công đó, tự nó làm nên những nhóm lợi ích riêng, quả thật là mất lý trí, mất nhân tính, tức là mất cả mọi tính cách giá trị hay nhân phẩm.
    Cho nên hối lộ và tham nhũng, mọi người trong hiện tượng này thực chất đều mất lý trí, mất giá trị và mất nhân phẩm. Cả bên đưa và bên nhận cũng vậy, cả bên dung dưỡng và bên tọa rập, đồng lõa cũng thế.
    Đó cũng còn chính là thói quen chung của người Hoa từ xưa nay mà ai cũng biết. Phần lớn họ đều cho đó là nguyên tắc sống tự nhiên, nếu không như thế là không khôn ngoan, nếu không như thế là không thực tế. Tâm lý chính yếu của người Hoa chỉ là làm sao làm ăn được theo mọi cách. Nên quan điểm làm kinh tế của người Trung hoa nói chung phần lớn khá tầm thường hơn các nước phương Tây là như thế.
    Thật ra nếu nói dẹp tham nhũng, dẹp hối lộ một cách hoàn toàn tuyệt đối trong xã hội là điều hoàn toàn không tưởng. Bởi không thể có chuyện mọi người đều hoàn toàn tốt, hoàn toàn ngay chính trên cuộc đời này. Điều đó chỉ xảy ra khi mặt đất hoàn toàn không có cỏ dại. Đó chính là nguyên lý thực tế trong cuộc sống.
    Ý nghĩa chính là tỷ lệ của vấn đề ngoài ý muốn đó chỉ còn ở mức tối thiểu, mà không phải trong ý muốn hay ở mức tối đa nơi xã hội đó mà thôi. Cái tối ưu ở đây là tỷ lệ tối thiểu về tệ nạn so với chung toàn thể xã hội mà không là gì khác. Cho nên mọi ảo tưởng xây dựng một xã hội hoàn toàn đồng đều một cách lý tưởng chẳng qua là sự xuẩn ngốc. Ngược lại quan điểm chấp nhận những xã hội đầy những bất công thối nát như điều tự nhiên, khách quan, ngoài tầm với do một thực tế nào đó cũng đều là tính cách phi nhân, tệ hại, dã man của con người liên quan trong đó.
    Nên nói chung lại, ý nghĩa nền tảng của hối lộ hoặc tham nhũng là tính cách bất công, tính cách phản văn minh văn hóa trong các suy nghĩ và hành động của những con người như thế. Nhưng vấn đề ở đây lại không bao giờ giải quyết được trên sự kiện mà phải trên nguyên lý hay nguyên tắc. Giải quyết bằng sự kiện như tìm cách dẹp bỏ về mặt hiện tượng cụ thể, đặc thù bên ngoài. Hay tạo những niềm tin không có cơ sở hoặc giả tạo nào đó. Chẳng hạn hô hào người dân hay xã hội phải có niềm tin vào các yếu tố cấu thành, vào những nhân sự cấu thành một cơ chế toàn trị nào đó. Đó thực chất chỉ là sự ngốc nghếch, sự giả dối hay chỉ là sự ngụy tín. Bởi vì phần lớn xã hội thực chất không hề sống bằng những niềm tin nông cạn hay giả ảo nào đó, mà đều sống bằng những nhu cầu thực tiển hoặc bó buộc nhất. Cho nên không thể tin vào sự độc đảng hay tin vào sự độc tài nào đó mà có thể tạo yếu tố để dẹp bỏ tham nhũng, thối nát được. Vì chính sự độc đảng hay sự độc tài độc đoán mới tạo điều kiện tự nhiên nhất cho tham nhũng, hối lộ hơn bất kỳ điều gì khác. Bất kỳ ai đều không phải là thánh, nên khi có thực quyền duy nhất trong tay, chuyện nhũng làm theo mọi cách chỉ là điều tự nhiên, điều bình thường, chỉ có sự trong sạch tuyệt đối mới là điều bất thường, điều trái lẽ hay trái nguyên tắc tự nhiên.
    Như thế rõ ràng chỉ có thể giải quyết được tệ nạn tham nhũng bằng chính nguyên tắc mà không bao giờ chỉ bằng chính sự kiện. Người ta không thể bằng mọi cách nào đó để cho nước không thể hòa lẫn nhau, trừ phi người ta đặt những vách ngăn kín nước mới ngăn chặn được điều đó. Cái trước là dùng sự kiện để giải quyết sự kiện, sự kiện sẽ không bao giờ dứt. Cái sau là cái dùng nguyên tắc để giải quyết sự kiện, sự kiện tức khắc hầu tất yếu được chấm dứt.
    Cho nên chỉ có cách hạn chế tối đa tham nhũng, bài trừ được tham nhũng một cách hiệu quả nhất, nhanh chóng và dứt dạt nhất, đó chính là nguyên tắc tự do dân chủ và xóa bỏ mọi tình trạng độc quyền quyền lực trong xã hội. Nguyên tắc tam quyền phân lập một cách rạch ròi khách quan thật sự, đó chính là một biện pháp theo cách đó. Bởi đó là ý nghĩa của việc dúng nguyên tắc để giải quyết sự kiện mà không phải ngược lại. Mọi sự kiểm soát hiệu quả cụ thể lẫn nhau trong xã hội một cách thực tế, đó là nguyên tắc tự do dân chủ khách quan đích thực để tiêu diệt hay hạn chế tối đa và hiệu quả mọi sự hiện, mọi hiện tượng tham nhũng trong xã hội mà không thể còn cách khác. Bởi đó chính là nguyên lý, nguyên tắc giải quyết sự kiện mà không hề là những kiểu bùng nhùng, bung xung ngược lại. Nếu có người nói độc đảng mà còn chịu không nổi huống gì là đa đảng, đa đảng chắc còn tham nhũng khiếp hơn độc đảng. Nhưng nói như vậy thì thật sự kém thông minh và phi nguyên tắc. Bởi nguyên lý, nguyên tắc là cái chi phối được mọi cái mà không hề lệ thuộc vào bất kỳ cái riêng lẻ nào, vì nếu như thế nó cũng còn gì là nguyên tắc hay nguyên lý nữa.

    NON NGÀN
    (28/9/13)

Leave a Reply to HƯƠNG NGÀN