WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hoàng Sa & Hòa Giải Quốc Gia

“Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”. Phải khi Trung Quốc đánh Hoàng Sa, 19-1-1974, ông Nguyễn Đăng Quang – một thành viên của phía Hà Nội trong “Phái đoàn liên hiệp quân sự 4 bên” thi hành Hiệp định Paris (1973) – mới nhận ra điều này. Họ ở đây là các sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bên mà cho đến nay, nhiều người vẫn gọi là phía “ngụy”[1].

Phải mất 40 năm sau, báo chí nhà nước mới bắt đầu đăng hình bà quả phụ trung tá Ngụy Văn Thà lên trang nhất, sau khi một tổ chức “dân lập” – trung tâm Minh Triết – chứng nhận chồng bà đã “hành động vì biển đảo”.

Phải mất 40 năm sau, các thế hệ người Việt trong nước mới biết hình ảnh trung Tá Ngụy Văn Thà, thiếu tá Nguyễn Thành Trí, đứng thẳng trên đài chỉ huy chiến hạm Nhựt Tảo khi những loạt đạn đang bắn từ các tàu Trung Quốc; biết đến, hai hạ sĩ Lê Văn Tây và Ngô Văn Sáu từ chối xuống tàu cứu sinh, chiến đấu cho đến viên đạn cuối cùng rồi đi vào lòng biển Hoàng Sa cùng con tàu Nhựt Tảo.

Một số trong 74 binh sĩ VNCH đã ngã xuống khi bảo vệ Hoàng Sa

Một số trong 74 binh sĩ VNCH đã ngã xuống khi bảo vệ Hoàng Sa

“Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”. Ngày 14-3-1988, trên bãi đá ngầm Gạc Ma, trước mũi súng bắn thẳng của quân Trung Quốc xâm lược, các chiến sỹ hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam đã quyết không rời khỏi lãnh thổ thiêng liêng. Trong ngày hôm ấy, 64 người lính Việt Nam đã chết trong tư thế hiên ngang, máu họ đã lắng lại thành những cột mốc muôn đời trên biển.

Mười bốn năm trước đó, ngày 19-1-1974, khi một đơn vị hải kích gồm hai nhóm của Việt Nam Cộng Hòa đổ bộ lên chiếm lại đảo Quang Hòa, nhóm người nhái phải lội qua một đầm nước trống trải, ngập đến thắt lưng… Từ bắc đảo, quân Trung Quốc ào ạt đổ bộ lên, chúng núp sau các tảng đá dùng đại liên và cối 82 bắn thẳng vào đội hình – hai người lính Việt Nam cộng hòa tử thương, hai bị thương – nhóm hải kích vẫn không lùi bước. Trong ngày hôm ấy, 74 người lính Việt Nam đã chết trong tư thế hiên ngang, máu họ đã lắng lại thành những cột mốc muôn đời trên biển.

“Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”.

Thật trớ trêu thay, chỉ khi đứng trước dã tâm của quân Trung Quốc, những người đi từ miền Bắc mới có thể thốt lên, hóa ra người anh em miền Nam của mình cũng sẵn sàng xả thân bảo vệ non sông, đất nước.

Bất cứ điều gì xảy ra cũng đều có lý do, nhưng tại sao phải đợi quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa những người như ông Quang mới nhận ra chân lý đó. Năm 1974, Việt Nam Cộng hòa từng có ý định dùng không quân lấy lại Hoàng Sa, theo phi công Nguyễn Thành Trung: “Mấy ông cấp tá… phát biểu trong cuộc họp rằng: Đánh với Việt Cộng là chỉ đánh chơi thôi… Đánh với Trung Cộng mới là đánh, cho nên trận này… cấp đại tá, trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho họ biết người Việt Nam là như thế nào…”.

Phải chờ trận hải chiến Hoàng Sa 1974 những người lính miền Nam mới có cơ hội để chứng minh đầy đủ phẩm chất của một chiến binh; để những người lính miền Bắc, về sau nhận thấy, cái cách mà người anh em của mình chiến đấu, không có mảy may nào là “ngụy”.

Cái giá mà người Việt Nam phải trả để nhận biết điều vô cùng đơn giản này là biết bao máu xương và một phần lãnh thổ tổ tiên, quần đảo Hoàng Sa, đã rơi vào tay Trung Quốc.

Chiều 11-1-2014, sau khi nghe ông Lữ Công Bảy, thượng sĩ giám lộ trên khu trục hạm Trần Khánh Dư, kể lại trận hải chiến Hoàng Sa, một cử tọa, vốn là người cởi mở, vẫn dùng từ “ngụy” theo thói quen khi đặt câu hỏi về phía Việt Nam Cộng hòa.

Mất Hoàng Sa đã khiến cho người Việt thống nhất khá cao khi thấy Trung tâm Minh Triết tôn vinh bà quả phụ Ngụy Văn Thà. Nhưng mất Hoàng Sa, không phải người Việt nào cũng học được bài học: không thể giữ đảo, giữ biển khi người Việt Nam vẫn đứng ở các bên để tranh cãi ai chính danh, ai ngụy.

Năm 1950, khi luận về những hiềm khích giữa La Sơn Phu Tử và Bùi Dương Lịch, giáo sư Hoàng Xuân Hãn viết: “Lúc loạn thời… Tuy ai cũng làm theo lẽ phải, nhưng óc đảng phái nó làm sai lệch cả lý luận”.

Thống nhất giang san đã khó nhưng còn khó hơn khi thống nhất lòng người.

Thật vui khi trên trang nhất các báo xuất hiện chân dung bà quả phụ trung tá Ngụy Văn Thà. Nhưng làm sao có thể thống nhất lòng người khi chỉ coi 74 người lính cùng hy sinh với trung tá Ngụy Văn Thà là không phải “ngụy”.

Còn nhiều trang sử cần được mở ra, không chỉ có ở Hoàng Sa, dù ở đâu trên mảnh đất của ông cha, người Việt Nam chỉ nên để súng ống quay về cùng một hướng. Chỉ có hòa giải quốc gia mới có thể phát triển quốc gia. Một dân tộc không thể vững mạnh nếu như lòng người phân tán.

Huy Đức (Facebook)

————————————————

[1] Theo báo Thanh Niên số ra ngày 12-1-2014: Trong một buổi làm việc chính thức, một thiếu tá VNCH đã hỏi ông Quang: “Chúng ta đều là người Việt, hiện tại chúng ta đang là kẻ thù của nhau nhưng sau này có lẽ sẽ không là kẻ thù của nhau nữa. Tôi xin hỏi liệu sau này có một cường quốc phương bắc xâm chiếm một mảnh đất nào của chúng tôi hoặc của các ông thì các ông sẽ đối phó ra sao?”. “Lúc đó tôi mới ngoài 30, nhiều vấn đề cũng chưa hiểu rõ để đủ sức trả lời câu hỏi này. Chỉ một năm sau đó khi xảy ra sự kiện Hoàng Sa tôi mới thấy rằng chính những người ở phía đối địch hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”, ông Quang nhớ lại.

35 Phản hồi cho “Hoàng Sa & Hòa Giải Quốc Gia”

  1. Trần Hoàng says:

    Bán rồi còn đòi lại
    - Vào ngày 10 tháng Sáu, 1977 thay mặt Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm thảo luận với Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng tại Bắc Kinh về những vấn đề tồn đọng trong quan hệ giữa hai đảng và nhà nước. Lý Tiên Niệm đã trao cho Phạm Văn Đồng giác thư ngoại giao ghi lại những lời tuyên bố giữa hai bên. Sau khi quan hệ Việt-Trung xấu đi nhiều, Trung Quốc đã công bố bức giác thư này trên tạp chí tiếng Anh của Trung Quốc, Beijing Review, số 13 ra ngày 30 tháng Ba năm 1979. Chúng tôi dịch đoạn đối thoại giữa hai người về vấn đề hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, được ghi lại ở một chú thích cuối bài. Tựa đề của người dịch.
    Khi Phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm đề cập đến vấn đề này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đưa ra lý lẽ không thể nào chấp nhận được rằng: “Trong cuộc chiến tranh kháng chiến chúng tôi tất nhiên phải đặt công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ lên trên tất cả mọi thứ khác.” “Người ta nên hiểu như thế nào những tuyên bố của chúng tôi kể cả tuyên bố trong bức công hàm của tôi gửi Thủ tướng Chu Ân Lai? Người ta nên hiểu nó trong bối cảnh của hoàn cảnh lịch sử vào thời ấy.”
    Phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm lập tức chỉ ra rằng lời giải thích này không thuyết phục. Ông nói, vấn đề lãnh thổ giữa hai nhà nước chúng ta nên được giải quyết một cách nghiêm túc, chiến tranh không thể biện minh cho cách hiểu khác, và cần thiết phải có thái độ nghiêm túc. Hơn nữa, chiến tranh không diễn ra vào ngày 14 tháng Chín năm 1958, khi Phạm Văn Đồng, với tư cách Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công nhận trong bức công hàm của mình gửi Thủ tướng Chu Ân Lai rằng hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.
    Nguồn: Tạp chí tiếng Anh của Trung Quốc, Beijing Review, No. 13 March 30, 1979, trang 21, chú thích**
    http://www.marxists.org/subject/china/peking-review/1979/PR1979-13.pdf

    Bản tiếng Việt:
    Trần Quốc Việt
    danlambaovn.blogspot.com

  2. Trần Ngọc says:

    Hải chiến Hoàng Sa 1.1974: Trận chiến không chỉ 30 phút.

    (TNO) “Bè chúng tôi đã trôi xa nhưng vẫn còn nghe tiếng súng của tàu HQ-10, cho đến khi màn đêm buông xuống, ánh đạn vẫn còn lóe sáng ở đường chân trời… Tôi biết, các đồng đội ở lại tàu vẫn còn chiến đấu tới cùng với tàu chi viện của Trung Quốc”.

    Đã 40 năm trôi qua, ông Trần Văn Hà (61 tuổi) nói ông đã quên mất nhiều điều. Tìm gặp ông giữa cuộc sống mưu sinh bộn bề tại chợ Láng Tròn (huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu), sau thoáng dè dặt, mắt ông lại sáng rực lên khi nghe nhắc đến Hoàng Sa.
    Khi ấy, ông như sống lại thời khắc bi hùng của anh thợ máy 20 tuổi vừa tròn một năm lính trong trận chiến bảo vệ biển đảo quê hương mà có lẽ lịch sử giữ nước sẽ chẳng quên.
    Ông Hà là thợ máy có mặt trên hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) trong trận đánh ác liệt và đã may mắn sống sót để kể lại những giây phút oanh liệt của những đồng đội cùng với tàu nằm lại trong lòng biển thân yêu của Tổ quốc.
    “Những ngày giáp tết, sắp trở lại Sài Gòn sau thời gian dài bôn ba trên biển, chúng tôi rất háo hức”, ông Hà nhớ lại. Chiếc Nhật Tảo cập cảng Đà Nẵng để sửa chữa hệ thống điện của máy 2. Các anh em khác trên tàu được lên bờ mua quà cáp chuẩn bị về quê, người tranh thủ gửi tiền về cho người thân kịp đón tết… Thế rồi mọi người được lệnh tức tốc trở lại Hoàng Sa để đuổi tàu Trung Quốc gây hấn.
    “Tầm hoạt động của tàu Nhật Tảo là từ Hoàng Sa xuống tận vùng biển Cà Mau. Trong những lần tuần tra kiểm soát trên biển, tàu chúng tôi không ít lần giáp mặt với tàu thuyền của Trung Quốc xâm phạm vùng biển Hoàng Sa, những lần đó chúng tôi xua đuổi họ đều rời đi”. Nên lần được lệnh trở lại Hoàng Sa, anh thợ máy trẻ nghĩ là đi đuổi tàu Trung Quốc như mọi khi.
    “Nghe lệnh đi đuổi tàu Trung Quốc, anh em trên tàu đều rất háo hức, tinh thần rất cao. Mình nghĩ đây là chuyến hành quân cuối cùng trong năm, sau đó lại được về Sài Gòn đón Tết nguyên đán… Thật ra, khi đất nước chia cách, tâm lý tôi cũng như nhiều anh em khác trên tàu không phân biệt tàu Bắc – Nam đâu, đối tượng của chúng tôi là tàu nước ngoài xâm phạm thôi…”, ông Hà nhớ lại.
    Tàu Nhật Tảo ra khơi khi chỉ có 2 trong số 3 động cơ còn hoạt động, bởi máy số 2 vẫn sửa chưa xong.
    Đến sáng 19.1, HQ-10 tiếp cận mục tiêu là 4 tàu chiến của Trung Quốc đang nghênh chiến. Trên tàu, đội ngũ thợ máy có 5 người. Ông Hà được phân công trực điện đàm của chỉ huy để truyền đi cho cả tàu. Vì ở trong buồng máy, ông Hà không trực tiếp chứng kiến trận địa bên ngoài. Nhưng ông giữ vị trí “trung chuyển” thông tin liên lạc trên tàu nên ông hiểu điều gì xảy ra. Sau loạt đạn đầu bắn trúng mục tiêu là buồng chỉ huy của tàu địch, tàu Nhật Tảo vẫn tiếp tục khai hỏa tới tấp về tàu đối phương. Tuy nhiên, tình hình trở nên xấu đi khi nhận tin hầm máy 1 bị trúng đạn. Như vậy, tàu chỉ còn duy nhất máy số 3 hoạt động.
    Khoảng 10 phút sau thì điện đàm nhận tin Hạm trưởng Ngụy Văn Thà hy sinh ngay tại buồng chỉ huy. Tin truyền đi khiến cả tàu vô cùng đau buồn. Tàu tiếp tục chiến đấu dưới sự chỉ huy của Hạm phó, đại úy Nguyễn Thành Trí. Dưới buồng máy, ông Hà lần lượt chứng kiến 3 đồng đội hy sinh. Ông Hà không hay lúc ấy ông cũng bị nhiều mảnh đạn sượt qua người, vẫn tiếp tục giữ hệ thống thông tin trên tàu.
    “Tin cuối cùng tôi nhận được là lệnh “tiến 3”, cho máy số 3 tiếp tục tiến về phía trước cho đến khi một cú va chạm thật mạnh làm cả tàu chao đảo. Tôi nghĩ lúc này tàu của chúng tôi đã đâm nhau với tàu Trung Quốc. Kể từ đó tàu chúng tôi hoàn toàn mất khiển dụng. Hệ thống động cơ, điện đàm đều không còn hoạt động. Chỉ có hệ thống hỏa lực, anh em hy sinh nhiều, nhưng người này ngã xuống thì người khác tiến lên nhắm thẳng tàu địch mà bắn”, ông Hà nhớ lại.
    Khi tàu không còn hoạt động được nữa, hệ thống thông tin liên lạc cũng bị cắt đứt, lúc này, Hạm phó Nguyễn Thành Trí ra lệnh đào thoát khỏi tàu để bảo toàn tính mạng cho anh em. “Hạm phó Trí đã bị thương rất nặng. Ban đầu ông không chịu rời tàu. Nhưng anh em chúng tôi cương quyết thuyết phục ông, vì nếu không có ông chúng tôi không xuống bè”, ông Hà nói.
    Theo ông Hà, thật ra trận chiến của tàu Nhật Tào với tàu Trung Quốc chưa kết thúc ở đó. Ông nhớ lại, khi các bè chở quân nhân tàu Nhật Tảo rời tàu thì 2 tàu chiến Trung Quốc chi viện cũng xuất hiện nhưng hai tàu này đã phải bỏ mục tiêu vì bất ngờ tàu Nhật Tảo lại tiếp tục khai hỏa. Những người bị thương nặng ở lại tàu tiếp tục nhả đạn về phía tàu chiến Trung Quốc khiến chúng phải quay lại đối phó. “Mãi cho tới tối, lúc bè của chúng tôi trôi xa vẫn còn nghe tiếng súng của HQ-10, mãi đến khi tàu này chìm hẳn”, ông Hà ngậm ngùi.
    Tuy không còn bị tàu Trung Quốc truy đuổi, nhưng các quân nhân đào thoát khỏi tàu Nhật Tảo đã phải lần lượt làm những cuộc thủy táng đồng đội chết do bị thương mất máu, do kiệt sức sau nhiều ngày trôi lênh đênh trên biển. Hạm phó Trí cũng nằm lại biển khơi. “Chúng tôi phải đau đớn tháo dây cho đồng đội tách khỏi bè”, ông Hà rưng rức. Trên bè, vẫn có nhiều anh em bị thương chảy máu nên cá theo nhiều. “Sau 4 ngày trôi dạt, tàu chúng tôi được một tàu buôn của Hà Lan cứu vớt, chứ nếu không có lẽ chúng tôi cũng đã làm mồi cho cá”, ông Hà kể.
    Đến khi các chiến sĩ tàu Nhật Tảo được tàu buôn Hà Lan đưa vào đất liền thì tết cũng đã qua lâu rồi. Ông Hà được điều trị, dưỡng thương 3 tháng rồi được đưa về làm thợ máy tại căn cứ hải quân ở Bến Lức (Long An). Vài tháng sau thì đất nước thống nhất. “Trận Hoàng Sa là trận duy nhất của tôi từ khi phục vụ trong lực lượng hải quân VNCH. Tôi đã có dịp chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược. Các đồng đội của chúng tôi đã hy sinh rất anh dũng”, đôi mắt ông Hà đã ngấn lên niềm xúc động.
    Ông nói, sau này, không còn nhiều người nhắc đến trận chiến ấy nữa. Ít ai biết ông đã từng có mặt trên tàu Nhật Tảo chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa, ngay cả các con của ông cũng không biết được, trừ một vài người ở quê nhà Long An của ông.
    Sau 1975, ông Hà xuôi về Bạc Liêu kiếm kế sinh nhai tại chợ Láng Tròn. “Những người sống sót trên tàu Nhật Tảo năm đó tới giờ đã mất liên lạc với nhau. Chỉ nhớ mỗi năm đến ngày 27 tết là ngày giỗ chung của các anh em hy sinh trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa. Nói vậy chứ tôi cũng không biết được anh em nhà cửa ở đâu để tìm đến thắp nén nhang…”, ông Hà rưng rức.
    Thanh Niên Online
    (Tiến Trình).

  3. Trần Ngọc says:

    Hải chiến Hoàng Sa 1974: Căm phẫn vì lẽ cạn tình.

    (TNO) Một tháng trước khi xảy ra Hải chiến Hoàng Sa 1974, Trung đội địa phương quân Việt Nam trấn giữ Hoàng Sa còn cứu giúp ngư dân Trung Quốc gặp bão biển, nhường họ từng miếng cơm, nước uống, vậy mà sau ngày 19.1.1974, máy bay Trung Quốc bắn chặn cả tàu Việt Nam ra vớt xác.

    Hải chiến Hoàng Sa 1974: Căm phẫn vì lẽ cạn tình.

    Ông Lữ Điều, 87 tuổi, là người làng Nam Ô, nay trú phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Vốn người miền biển nên ông Điều chỉ vì muốn được tận mắt nhìn thấy phần đảo xa của quê hương mà tự nguyện đăng ký ra bảo vệ Hoàng Sa từ mùa hè năm 1952.
    “Thời đó Hoàng Sa rất bình yên, khi chúng tôi làm nhiệm vụ kiểm soát, bảo vệ Hoàng Sa hằng ngày để báo về đất liền, thì có cả tàu cá Trung Quốc vào xin nước uống. Tuy lúc đó chúng tôi uống nước rất tiết kiệm nhưng vẫn cung cấp cho họ lúc khó khăn và không quên nói rằng đây là lãnh thổ của Việt Nam chúng ta”, ông Điều kể.
    “Họ còn tỏ ra rất biết ơn, hài lòng và gật đầu đồng ý bắt tay chúng tôi. Có lúc có cả tàu cá Nhật Bản, ngư dân bị bệnh nặng vào đảo cầu cứu, chúng tôi cùng quân y ra tay giúp đỡ và cứu chữa. Họ không biết đền ơn chúng tôi bằng gì nên biếu tặng lưới và lưỡi câu, các tàu lớn khác cũng thường ghé vào”, ông Điều hồi tưởng lại.
    Từ đó cho đến tận tháng 12.1973, đơn vị địa phương quân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa vẫn thường xuyên cứu ngư dân Trung Quốc gặp nạn.
    Ông Trần Hòa, 60 tuổi, trú thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, còn nhớ tháng 10.1973, ông nhận Sự vụ lệnh của Bộ chỉ huy Tiểu khu Quảng Nam ra Hoàng Sa khám chữa bệnh cho địa phương quân và nhân viên khí tượng trên đảo.
    Cuối năm 1973, ông Hòa chứng kiến một trận bão bất ngờ khiến một tàu cá Trung Quốc không kịp vào bờ trú ẩn đã tấp vào đảo ngay trong đêm. Bão mạnh dần, chiếc tàu cá bị đánh dạt giữa biển khơi, phương tiện không còn, gia đình ngư dân Trung Quốc phải tá túc tại đảo.
    “Mặc dù lương thực sử dụng luôn phải tính toán chi li, nhưng tình người trong cơn hoạn nạn, nên ai nỡ ăn no để nhìn kẻ bên mình đang đói. Vậy là toàn đảo sẻ chia, cưu mang gia đình Trung Quốc kia cho đến ngày họ xin được tàu về lại quê hương”, ông Hòa kể.
    Ông Hòa còn nhớ như in ngày chia tay mọi người trên đảo ôm lấy nhau, ngôn ngữ bất đồng nhưng trong đôi mắt những ngư dân Trung Quốc hiện lên bao sự quyến luyến và biết ơn những người Việt Nam.
    Tình nghĩa địa phương quân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những ngư dân Trung Quốc là vậy, nhưng sau đó mọi chuyện chuyển biến rất nhanh. Ông Hòa thấy trong những ngày tiếp theo, tàu Trung Quốc đến đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa càng nhiều hơn bình thường. Khi tàu Hải quân Việt Nam Cộng Hòa tuần tra thì các tàu cá này chạy ra hải phận quốc tế, khi tàu tuần tra đi rồi thì chúng lại buông neo thả lưới quanh đảo.
    Đến sau khi trận hải chiến nổ ra, phía Trung Quốc thậm chí bắn chặn cả tàu Việt Nam Cộng Hòa đang tìm cách vớt xác đồng đội.
    Ông Phan Ngọc Chung, 80 tuổi, trú khu phố 5, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, kể lại rằng sau trận hải chiến, ông nhận lệnh theo chiến hạm ra biển tiếp cứu.
    Nhưng chỉ còn cách Hoàng Sa vài hải lý, tàu của ông bị 4 máy bay Trung Quốc tập kích, chặn đường cứu nạn.
    “Chúng tôi gọi xin lệnh Quân đoàn 1 tại Đà Nẵng thì được điều về Lý Sơn để tránh máy bay Trung Quốc chứ không cho chúng tôi tiến lên, vì lúc này tổn thất về nhân mạng binh lính đã quá lớn”, ông Chung ngậm ngùi.
    Thanh Niên Online
    (Nguyễn Tú).

  4. Bùi lễ says:

    Nguyễn Phan says:

    “… lập trường của Chính Phủ như lời Tuyên bố của Thủ tướng tại Quốc Hội tháng 11 năm 2011: Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý để khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. …”

    Nế;u tôi nhớ không lầm thì Ung văn Khiêm
    đã xác nhận Hoàng & Trường sa là của Tàu mà .

    Thằng giặc Tàu Hồ chí Minh và đảng Vietco.ng đã dâng đảo cho Tàu .

    Biết thế nên mấy tên việt cọng không dzám động đậy gì cã . Ngay
    cã nhắc đến tên cũng không dzám . Chỉ biết nói dzóc cho dân VN
    nghe vậy thôi . Và ông Thủ Tướng này nói dzóc mà các cụ tin dữ ha !

    Tớ thấy VN chẳng có cái gì làm bang chứng hợp pháp để kiện tụng nếu
    có . Vì Tàu đã có giấy tờ bán nước của Hồ chí minh và những văn kie6.n xác nhận
    của đảng vie6.t cộng .

    Cái còn mà không dzám/lo giử thì đủ khả năng đâu mà đòi cái đã mất ?!
    Đây cũng là lý do tớ nói, ông Thủ Tướng này nói dzóc mà các cụ tin dữ ha !

  5. NgườiViệtYêuNước says:

    Cựu chiến binh Hoàng SA nói:

    ”Giặc Tàu”

    Hỏi: Ông nghĩ gì về thái độ của chính quyền ngày nay đối với vấn đề trên Biển Đông?
    Ông Đỗ Văn Thọ, cựu hạ sỹ quan điện tử trên khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư thuộc hải quân VNCH, nói: “Tại sao giặc đến không đánh mà phải nhịn nhục đến nỗi mất hết 64 người năm 1988. Tôi nghe buồn lắm.”

    “Giặc đến thì cứ đánh, đánh không lại cũng đánh, tại sao lại để họ tự nhiên bắn hết 64 người như vậy, tôi thấy chuyện đó là không được.”

    “Hữu nghị hữu nghị cái gì chứ, nhiều khi họ phỏng vấn, tôi gọi là “giặc Tàu”, cũng không đồng ý cho tôi nói từ đó. Thành thử tôi cũng rất buồn.“

    http://ttxva.org/cuu-binh-hoang-sa-dang-ra-khong-mat/

    “Tính ông Hạm trưởng [Vũ Hữu] San (hạm trưởng HQ-4), cũng giống như tôi vậy, gặp là cứ đánh thôi, chuyện gì tới sẽ tới, đánh không lại cũng đánh.”

  6. Hồ Minh says:

    - Vào ngày 30 tháng Giêng 1980, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố văn kiện chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Nhân dịp tưởng niệm 40 năm cuộc hải chiến Hoàng Sa chúng tôi dịch phần thứ tư của văn kiện này để độc giả tiếp cận thông tin đa chiều về sự kiện lịch sử bi hùng này – (Trần Quốc Việt).

    …Trong bản tuyên bố vào ngày 9 tháng Năm, 1965 về việc Chính phủ Mỹ chỉ định “khu vực chiến đấu” cho lực lượng Mỹ tại Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố sự chỉ định ấy là “mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quốc gia láng giềng” vì “Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson coi toàn thể nước Việt Nam và vùng biển kế cận mà trải dài độ 100 dặm từ bờ biển Việt Nam và một phần hải phận của nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa tại Quần đảo Tây Sa là “khu vực chiến đấu” của lực lượng vũ trang Mỹ.” Ở đây một lần nữa Chính phủ Việt Nam rõ ràng công nhận Quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
    Khi tường thuật những vụ xâm nhập của nước ngoài vào Quần đảo Tây Sa, báo chí Việt Nam cũng công nhận những đảo này thuộc về Trung Quốc. Chẳng hạn, vào ngày 13 tháng Năm, 1969 báo Nhân Dân tường thuật rằng “vào ngày 10 tháng Năm máy bay quân đội Mỹ đã xâm phạm không phận của Trung Quốc trên Đảo Vĩnh Hưng (1) và Đảo Đông Đạo (2) thuộc Quần đảo Tây Sa của Tỉnh Quảng Đông.” Báo chí Việt Nam đã đăng nhiều bài tường thuật tương tự.
    Các bản đồ và sách giáo khoa chính thức của Việt Nam đều thừa nhận rất rõ ràng hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Chẳng hạn, Bản đồ Thế giới do Phòng Bản đồ thuộc bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh dấu hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa bằng tên tiếng Trung và chú thích trong dấu ngoặc hai quần đảo này thuộc về Trung Quốc. Tập bản đồ Thế giới do Cục Đo đạc và Bản đồ trực thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam cũng đánh dấu hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa bằng tên tiếng Trung. Một trường hợp khác, bài học tựa đề “Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” trong sách giáo khoa địa lý dành cho học sinh lớp 9 do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản vào năm 1974 viết một đoạn như sau: “Chuỗi quần đảo từ Quần đảo Nam sa và Tây Sa đến Đảo Hải Nam, Đảo Đài Loan, Quần đảo Bành Hồ và Quần đảo Chu San… hình dạng như cây cung và tạo thành một Vạn Lý Tường Thành bảo vệ đại lục Trung Quốc.”
    Người Việt Nam nhấn mạnh một cách nghiêm túc rõ ràng rằng để xác lập chủ quyền lãnh thổ cần thiết phải đưa ra “những tài liệu nhà nước chính thức” và “những văn kiện có giá trị pháp lý”. Những điều chúng tôi đã trích dẫn ở trên chính xác là “những tài liệu nhà nước chính thức” và “những văn kiện có giá trị pháp lý”của Việt Nam. Điều này chứng minh rõ ràng từ trước cho đến năm 1974 Chính phủ Việt Nam đã công nhận hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Giờ đây, chính quyền Việt Nam đã nuốt lời và tráo trở từ bỏ lập trường công nhận hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ Trung Quốc ban đầu của họ và theo luật quốc tế đây là điều tuyệt đối không thể nào cho phép.

    Nguồn: Tạp chí tiếng Anh của Trung Quốc Beijing Review, No.7 February 18, 1980.

  7. Hồ Minh says:

    Vào ngày 30 tháng Giêng 1980, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố văn kiện chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Nhân dịp tưởng niệm 40 năm cuộc hải chiến Hoàng Sa chúng tôi dịch phần thứ tư của văn kiện này để độc giả tiếp cận thông tin đa chiều về sự kiện lịch sử bi hùng này.

    - Cần phải hiểu rõ rằng trước đây thường không có tranh chấp về sở hữu hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Suốt trong một thời gian rất dài phía Việt Nam đã chính thức công nhận hai quần đảo này là lãnh thổ từ thời xa xưa của Trung Quốc, hoặc trong các bản tuyên bố và công hàm của họ, hay trên báo, tạp chí, bản đồ và sách giáo khoa của họ.
    Vào ngày 15 tháng Sáu, 1956 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ung Văn Khiêm của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp Lý Chí Mẫn, Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, và tuyên bố với ông ta, “theo tư liệu Việt Nam, hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa về mặt lịch sử thuộc về lãnh thổ Trung Quốc.” Lê Lộc, Quyền Vụ trưởng Vụ Châu Á Bộ Ngoại giao Việt Nam, có mặt trong buổi đón tiếp, đã trích dẫn chính xác tư liệu Việt Nam và chỉ ra rõ ràng, “xét theo lịch sử, hai quần đảo này đã thuộc về Trung Quốc vào thời triều đại nhà Tống.”
    Trong bản tuyên bố vào ngày 4 tháng Chín, 1958, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố chiều rộng hải phận của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và tuyên bố rất rõ ràng “điều khoản này áp dụng cho tất cả lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, bao gồm… Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa, Quần đảo Nam Sa và tất cả những đảo khác thuộc về Trung Quốc.”
    Vào ngày 6 tháng Chín, 1958, báo Nhân Dân, cơ quan trung ương của Đảng Lao động Việt Nam, đăng trang trọng trên trang nhất nội dung chi tiết bản tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc. Báo viết, “Vào ngày 4 tháng Chín, 1958 Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố về hải phận của Trung Quốc. Bản tuyên bố quy định chiều rộng hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý (hơn 22 km). Điều khoản này áp dụng cho tất cả lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bao gồm đại lục Trung Quốc và các đảo duyên hải của Trung Quốc, cũng như Đài Loan và những đảo xung quanh, Quần đảo Bành Hồ, Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa, Quần đảo Nam Sa và tất cả những đảo khác thuộc về Trung Quốc ở ngoài biển khơi cách xa đại lục và các đảo duyên hải của Trung Quốc.”
    Vào ngày 14 tháng Chín cùng năm, trong công hàm gửi Tổng lý Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Văn Đồng long trọng tuyên bố “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.” và “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy.” Bức công hàm của Phạm Văn Đồng chứng minh rõ ràng Chính phủ Việt Nam đã công nhận Quần đảo Tây Sa và Quần đảo Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc…

  8. Nguyễn Phan says:

    Thư gửi:

    Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng,
    Chủ Tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo,
    Bí Thư Thành ủy Phạm Quang Nghị

    Nguyễn Khắc Mai

    Kính thưa Ba vị, ngày 19-01-1974, cách đây chẵn 40 năm, Trung Quốc lợi dụng Miền Bắc cần viện trợ quân sự của họ, Miền Nam đang bị Mỹ đi đêm với Trung Quốc, nên bị bỏ rơi, còn Mỹ như đã nói đã bật đèn vàng cho Trung Quốc xua quân đánh chiếm Hoàng Sa của chúng ta. 74 chiến sĩ hải quân VNCH đã anh dũng chiến đấu, bỏ mình vì Chủ quyền Biển Đảo của Tổ Quốc.
    Để đánh dấu sự kiện bi hùng này, Sinh viên, Thanh niên và Nhân Dân Hà nội có kế hoạch tổ chức mit tinh lên án Trung Quốc xâm lược, tôn vinh gương anh dũng hy sinh của những chiến sĩ Hải quân bảo vệ Hoàng Sa năm xưa, bày tỏ quyết tâm ủng hộ lập trường của Chính Phủ như lời Tuyên bố của Thủ tướng tại Quốc Hội tháng 11 năm 2011: Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý để khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Họ dự định sẽ tập trung ở vườn hoa Chí Linh Hà Nội.
    Nhân danh một sái phu Minh Triết, tuổi đã ngoại 80, nhưng trong trái tim vẫn còn chảy giòng máu Việt, tôi kêu gọi Ba Ông:
    1. Nên thay mặt Chính Phủ, Thủ đô Hà Nội có lời tuyên bố nhân sự kiện 40 năm mất hoàng Sa. Hãy cùng xuống đường cùng Nhân Dân và Tuổi trẻ.
    2. Hãy chỉ thị cho Đoàn TNCS Hà Nội, Hội SV tổ chức cho thanh niên tình nguyện, mang nước uống, quạt, xôi, bánh, đến tiếp sức cho nhân dân, như họ đã làm khi đám tang Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    3. Hãy chỉ thị cho công an ăn mặc sắc phục chỉnh tề, với tinh thần phụng sự Dân trong một công việc có ý nghĩa lớn, trang nghiêm, hòa nhã, văn hóa để bảo vệ cho cuộc mít tinh này.
    4. Hãy chỉ thị cho nghành tuyên huấn xuống từng trường Đại học, từng Phường hô hào tuyên truyền vận động nhân dân như chúng ta từng làm, mời gọi SV, TN và nhân dân đến dự.
    5. Tuyệt đối không được gây bất cứ hành vi nào chống lai cuộc mít tinh. Nếu để xảy ra tình huống xấu, chúng ta sẽ đối diện với vấn đề ai phản quốc, ai nối giáo cho giặc cướp đảo, cướp biển của Tổ Quốc Ta.
    Hãy nghe lời khôn ngoan của người già, làm theo mách bảo của tinh thần Dân tộc, tôi tin rằng ba Vị sẽ có sự sáng khôn có hành vi văn hóa, đạo nghĩa, thuận lòng người, được Dân đồng tình khen ngợi. Trước thềm năm mới Giáp Ngọ xin chúc ba Vị thân tâm an lạc.

    Nguyễn Khắc Mai. Người già ở Ô Đồng Lầm, Thăng Long xưa.

    • Tudo.com says:

      Hoan hô tinh thần yêu nước cụ Nguyễn Khắc Mai. Người già ở Ô Đồng Lầm, Thăng Long xưa.
      Xin chúc sức khỏe cụ và gia quyến và năm mới Giáp Ngọ vạn sự cát tường !

      Kính chào cụ
      Trần Tự Do

Leave a Reply to Trần Ngọc