WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Johnson quyết định leo thang chiến tranh

Tổng thống Mỹ  Johnson (1908 – 1973)

Tổng thống Mỹ Johnson (1908 – 1973)

Bối cảnh lịch sử

Trong khi CSBV có đường đi rõ ràng: chiếm cho được vựa lúa miền nam thì người Mỹ còn đang thảo luận về chính sách đối với VNCH: tham chiến hoặc rút quân. Sau khi lên nhậm chức Tổng thống thay Kennedy bị ám sat ngày 22-11-1963, Johnson vẫn giữ McNamara tại chức vụ Bộ trưởng quốc phòng, ông không tiếp tục chương trình rút quân dần như Kennedy đã thông báo từ tháng 10-1963. Không những thế, ông còn tăng thêm số cố vấn từ 16,000 năm 1963 lên 23,000 cuối năm 1964 (1) vì tình hình an ninh tại miền nam không cho phép rút.

Theo McNamara (2), Johnson tập trung vào cuộc tranh cử Tổng thống cuối năm 1964 nên đã không có quyết định về vấn đề VN để cho mọi người biết ông muốn hòa bình. Johnson chưa hề có ý định leo thang chiến tranh vì thực ra vào thời điểm này các cố vấn, tham mưu trưởng cũng như viên chức cao cấp trong tòa Bạch ốc chưa đồng thuận với nhau, một số ít bi quan không muốn can thiệp, nhiều người nói phải giữ miền nam VN bằng mọi giá.

Tình hình quân sự tại VNCH không ổn định, CS gia tăng xâm nhập. Miền nam không thể tự đứng vững nêu không có sự can thiệp của Mỹ nguyên do quân viện của họ cho VNCH thua kém viện trợ của Nga, Trung cộng cho Hà Nội. Mặc dù Hoa Kỳ là một nước giầu nhưng viện trợ quân sự của họ cho đồng minh bao giờ cũng thua sút viện trợ của Nga, Trung Cộng cho cho các nước CS bạn. Năm 1950 Bắc Hàn mặc dù dân số chỉ bằng một nửa Nam Hàn, nhờ Nga, Trung Cộng cung cấp hỏa lực mạnh đã tiến đánh Nam Hàn thua chạy khiến Mỹ phải  đưa quân vào. Năm 1954 mặc dù viện trợ quân sự của Mỹ cho Pháp chiếm 78% chiến phí (3) nhưng Pháp vẫn phải thất trận tại  Điên Biên Phủ vì hỏa lực Việt Minh quá mạnh, không quân Pháp bị vô hiệu hóa trước màng lưới phòng không dầy đặc của đối phương (4)

Nhân vụ tầu Maddox bị hải quân CS tấn công tại Vịnh Bắc Việt đầu tháng 8-1964, ngày 7-8 Johnson đưa ra Quốc hội để được ủng hộ can thiệp vào VN. Johnson đã được ủng hộ tối đa tại lưỡng viện Quốc hội và được thông qua lấy tên là Tonkin Gulf Resolution, Đạo luật Vịnh Bắc Việt.  Chính sách của ông đã được Quốc hội ủng hộ vững chắc (5).

Quốc hội cũng như Ngũ giác đài không đòi hỏi Hoa Kỳ phải tuyên chiến vì người ta tưởng cuộc xung đột sẽ kéo dài không bao lâu. TT Johnson tin tưởng kế hoạch oanh tạc giới hạn tại BV sẽ khiến họ chấm dứt cuộc xâm lăng nhưng đó là một lỗi lầm tai hại.  Vả lại nếu tuyên chiến với Hà Nội, Nga và Trung cộng sẽ có cớ can thiệp mạnh như chiến tranh Triều tiên. Johnson cũng không muốn tham dự cuộc chiến khi ông đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống cuối năm 1964.

Mặc dù Tướng tư lệnh Westmoreland nhiều lần đề nghị cho tăng quân tác chiến vì tình an ninh miền nam VN ngày càng xấu nhưng Tổng thống Johnson còn do dự, e ngại cuộc chiến sẽ làm hỏng nhiệm kỳ và chương trình phúc lợi xã hội của ông như, medicaire, medicaid, nhân quyền, giúp người nghèo (6). . .

Diễn tiến tăng thêm quân

Tháng 2-1965 qua thăm dò của Harris poll, 78% người dân ủng hộ cuộc chiến chống CS tại đông nam Á, lưỡng viện Quốc hội ủng hộ Chính phủ, thuyết Domino được tin tưởng mạnh

Đầu tháng 3-1965, sau khi đắc cử Tổng thống , Johnson cho oanh tạc giới hạn Bắc Việt mục đích ngăn chận xâm nhập và  vận chuyển tiếp liệu của địch vào miền nam để khiến họ phải từ bỏ cuộc chiến, ngồi  vào bản hội nghị. Cuộc oanh tạc không có kết quả nên Johnson và các cố vấn phải thay đổi kế hoạch bằng đưa thêm quân vào miền nam để có thể thắng bằng cuộc chiến dưới đất (7). Giữa tháng 4-1965 ông đề nghị gửi một trung đoàn tới bảo vệ phi trường Biên Hòa

McNamara nói (8) sáu tháng (28-1 tới 28- 7-1965) là giai đoạn quyết liệt trong 30 năm can thiệp, Tổng thống Johnson đã có một lựa chọn định mệnh, nó đã buộc Hoa Kỳ đi vào con đường can thiệp vào VN ồ ạt về quân sự. Một cuộc can thiệp mà cuối cùng nó đã hủy hoại nhiệm kỳ của ông và phân hóa nước Mỹ chưa từng có từ thời Nội chiến. Trong giai đoạn định mệnh này Johnson đã oanh tạc Bắc Việt và đưa quân vào VNCH từ 23,000 ngươi (1964) lên 175,000 (1965) và khoảng 100,000 cho năm sau và còn tăng thêm nữa. Việc tiến hành không đưa ra bàn thảo trước công luận, gieo niềm bất tín mãi mãi

Ngày 17-2-1965 Tổng thống Johnson họp tại tòa Bạch ốc , McNamara, Tướng Bus Wheeler, Tướng Andy Goodpaster, các viên chức hồi Thế chiến thứ hai ngồi nghe trong hai giờ rưỡi bản tường trình về quyêt định oanh tạc và các vấn đề Vietnam. Cựu tổng thống Eisenhower được mời tham dự, ông nói nhiệm vụ đầu tiên của Johnson là ngăn chận CS tại Đông Nam Á, oanh tạc để hoàn thành mục tiêu này. Có thể nó sẽ không ngăn chận được sự xâm nhập của địch nhưng sẽ làm Hà Nội nhụt chí và từ bỏ cuộc chiến, Johnson sẽ chuyển từ trả đũa sang gây sức ép. Eisenhower nói có thể ta sẽ không cần đưa quân đội vào nhưng nếu Nga, Trung Cộng đe dọa can thiệp sẽ cho họ biết coi chừng hậu quả (9).

Có lần Dean Rusk, Bộ trưởng ngoại giao nhắc nhở Johnson nếu Đông Nam Á bị CS chiếm sẽ là thảm họa cho Mỹ và Thế giới tự do, nếu cần phải leo thang để đánh bại BV xâm lăng, thương thuyết rút quân tức là bỏ Đông Nam Á cho CS phương Bắc. Cuối cùng ngày 19-2, Johnson quyết định cho oanh tạc BV đều đặn nhưng không thông báo công khai như lời khuyên của Mac Bundy. Tháng 2-1965 người dân ủng hộ chính sách về Việt nam rất mạnh theo thăm dò, 64% ủng hộ cuộc chiến chỉ có 18% chủ trương rút ra. McNamara nói những con số này thay đổi dữ dội ba năm sau vì Johnson mất niềm tin của người dân, ông thiếu thành thật.

McNamara, Bộ trưởng quốc phòng toàn quyền đã đổ hết trách nhiệm cho Tổng thống mà thực ra ông che dấu sự sai lầm về chiến thuật, chiến lược cũng như sự sai lầm của chính mình khiến cho người dân chán nản mấy năm sau. Bắt đầu ngày 2-3-1965, hơn 100 máy bay từ các hàng không mẫu hạm và các phi trường VNCH tấn công một kho đạn tại BV, chiến dịch Rolling Thunder bắt đầu, nó tiếp tục trong ba năm và đã ném nhiều bom hơn tại Âu châu hồi Thế chiến thứ hai.

Tướng Tư lệnh Westmoreland lo bảo vệ các phi trường và yều cầu chính phủ gửi hai tiểu đoàn TQLC để giữ an ninh. Đại sứ Taylor ngạc nhiên, ông ủng hộ oanh tạc nhưng chống đem quân và đánh điện về Hoa Thịnh Đốn xin bãi bỏ yêu cầu của Tướng Westmoreland (Westy) nhưng Tổng thống chấp nhận đề nghị gửi quân của Tướng Tư lệnh. Theo McNamara có vài cố vấn nói đây chỉ là bước đầu, sau đó ông Tướng sẽ xin nhiều hơn. Các Tham mưu trưởng chia làm hai khối về chiến lược tại VN, ném bom chỉ để gây áp lực cho Hà nội và nâng cao tinh thần cho VHCH.

Sau này Westmoreland cũng chống lại kế hoạch oanh tạc trước khi đem quân vào, Johnson bi quan về dùng không quân và muốn thấy tiến bộ ở mặt trận tại miền nam. TT Johnson bèn cử Tướng tham mưu Trưởng Harold K. Johnson tới Sài Gòn để lượng giá tình hình. Tướng TMT  được biết tại nhiều nơi VNCH chưa đủ đông hơn địch theo tỷ lệ 5 trên 1  mà cuộc bình định chống du kích tại Phi luật Tân và Mã Lai đã đòi hỏi phải gấp 10 hay 12 lần. Tướng Westmoreland gửi lời nhắn chính phủ Mỹ phải có hành động để ngăn chận sự sụp đổ của VNCH.

Tướng Harold Johnson làm báo cáo gồm cả lời nhắn tăng quân, ông đề nghị tăng oanh tạc, đưa 16,000 quân đóng gần Sài gòn và Cao nguyên. Ngày 15-3 -1965 Tổng thống họp với McNamara, Tướng Johnson và các Tham mưu trưởng khác tại tòa Bạch ốc để thảo luận về bản tường trình. Trong phiên họp, Tướng Johnson ước lượng có thể cần tới 500,000 quân Mỹ trong năm năm để thắng CS, dự đoán của ông khiến Tổng thống, McNamara và các tham mưu trưởng khác rất băn khoăn, không ai nghĩ tới thời hạn như thế.

Sự chia rẽ quan điểm về VN vẫn sâu xa, một số ủng hộ oanh tạc BV, một số cho rằng muốn giải quyết cuộc chiến phải thắng ở miền nam, số còn lại tin không thể thắng được, Mỹ phải thương thuyết. Mc Bundy khuyên Tổng thống đưa quân vào, John McNaughton, Westmoreland ủng hộ đưa quân tác chiến vào nhưng Đại sứ Maxwell Taylor phản đối, cho là sẽ khiến quân đội miền nam ỷ lại vào Mỹ. (10). Mùa xuân và hè 1965, chính phủ phải giải quyết những yêu cầu tăng viện. Ngày 17-3 Tướng Westmoreland xin một tiểu đoàn TQLC nữa cho căn cứ Đà nẵng, đô đốc Sharp cũng yêu cầu một tiểu đoàn nữa hôm 19-3. Ngày hôm sau các Tham mưu trưởng sợ thua CS nên yêu cầu đưa một sư đoàn TQLC các tỉnh phía bắc VNCH và Cao nguyên trung phần.

Ngày 1-4-1965 Tổng thống họp với các ông Dean Rusk, Mac Bundy, McNamara để bàn về yêu cầu các Tướng lãnh, mọi người cho biết nếu đưa nhiều quân có thể gây chống đối, TT Johnson hoãn lại đề nghị các Tham mưu trưởng mà chỉ cho hai tiểu đoàn TQLC theo yêu cầu của Tướng Westmoreland và Đô đốc Sharp.

Trong phiên họp Hội đồng an ninh QG, McCone, giám đốc CIA đề nghị tăng cường oanh tạc, McNamara đồng ý với mọi người: BV và VC không thể thay đổi lập trường nếu cứ tiếp tục chương trình ném bom như bây giờ. Các Tham mưu trưởng cũng nhận xét nếu chỉ oanh tạc BV sẽ không thay đổi mà cần có thêm quân Mỹ giúp VNCH. TT Johnson muốn không được tiết lộ cho công luận, ông muốn tăng quân dần dần.

Hôm sau Dean, Mc Bundy, Taylor và McNamara ra trước Quốc hội, họ nói với các vị dân cử: Tổng thống luôn tham khảo Quốc hội tất cả mọi hành động như thế này nhưng nó chỉ khiến uy tín chính phủ ngày càng sứt mẻ nhiều hơn (vì nói dối)

Từ 6-3 Mac (Bundy) báo cáo Johnson tình hình miền nam đã đỡ, ta có thể đám phán, McNamara cũng tin là đàm phán sẽ chấm dứt cuộc chiến nhưng thực ra ông đã ngủ mơ cho tới khi rời Ngũ giác đài  ba năm sau. Có hai đề nghị đầu tháng bẩy: Ông U Thant Tổng thư ký Liên hiệp quốc đề nghị ba tháng ngưng  bắn hai miền Nam Bác; mười bẩy nước không liên kết kêu gọi đàm phán không điều kiện. Johnson chấp nhận đề nghị sau của mười bẩy nước, ông đọc diễn văn tại trường Đại học Johns Hopkins ngày 7-4 và nói sẵn sàng thảo luận không điều kiện. Ông nhấn mạnh quyết không chịu thua trận, không nản chí, không rút lui dù công khai hay dưới danh nghĩa hiệp ước vô nghĩa, tiếp tục chiên đấu lâu dài. Tổng thống cũng dụ dỗ VC, BV thương thuyết nên đưa ra chương trình giúp một tỷ đô la cho phát triển Đông Nam Á, một chính sách cây gậy và củ cà rốt.

Hà Nội bác bỏ, nêu chương trình bốn điểm: Quân đội nước ngoài phải rút, hai miền không liên kết quân sự với các nước khác, thống nhất đất nước, nội bộ miền nam VN phải do nhân dân miền nam định đoạt hòa hợp với  chương trình của Mặt trận giải phóng miền nam. Tất cả đều không thể chấp nhận được.

Ngày 6-4-1965, CIA báo cho Tổng thống biết một tiểu đoàn quân đội  BV xâm nhập Cao nguyên , một đơn vị chính qui nữa gần Đà nẵng, cấp chỉ huy quân sự Mỹ yêu cầu gửi thêm hai trung  đoàn khoảng 8,000 người tới miền nam VN. Tình hình ngày càng xấu, Johnson tỏ ý chấp nhận yêu cầu của các tướng. Ngày 20-4-1965 cuộc họp của các viên chức cao cấp và Tướng lãnh Hoa Kỳ diễn ra tại bộ chỉ huy Thái bình dương Honolulu . Mấy hôm trước Đại sứ Taylor điện cho Dean nói “Oanh tạc nhiều cũng không làm BV từ bỏ ý định.. nếu không có chiến thắng ở miền nam, Hà nội sẽ không thay đổi”

McNamara chia xẻ quan điểm này, mặc dù chỉ có một, hai Tham mưu trưởng không đồng ý nhưng đa số trong buổi họp Taylor, Westmoreland, Tướng Bus, Đô đốc Sharp, Bill Bundy, thứ trưởng John McNaughton đều đồng ý chỉ oanh tạc (không gửi quân) sẽ không có kết quả. Ý kiến chung xin tăng thêm quân giúp miền Nam đang có nguy cơ sụp đổ. Bus, Sharp, Westmoreland lập lại đề nghị cũ xin hai sư đoàn, thêm hai trung đoàn, lực lượng yểm trợ tiếp vận, tổng cộng khoảng 60,000 người. McNamara và Taylor bác việc xin hai sư đoàn , đồng ý tăng quân Mỹ nhưng từ 33,000 tới 82,000

Hôm 21-4 McNamara thúc dục TT Johnson sớm đưa quân sang để cứu nguy miền nam, McNamara biết sự triển khai số lượng đông như vậy sẽ có nhiều người chết và người dân sẽ quan tâm. Johnson chưa muốn thực hiện, ít lâu sau đầu tháng 5 ông đưa ra Quốc hội được chấp thuận với số phiếu tối đa: Hạ viện 408 thuận, 7 chống, Thượng viện 88 thuận, 3 chống.

George Ball, (Thứ trưởng ngoại giao) góp ý kiến muốn thương thuyết trước hết phải tiêu diệt các lực lượng VC tại miền nam VN, ông khuyên nên nhờ trung gian (như Thụy điển, Nga, mười bẩy nước không liên kết) cho Hà Nội biết Hoa Kỳ khó có thể chấp nhận lập trường của họ. Ít ngày sau McNamara  bảo thứ trưởng Mc Naughton thảo một đề nghị ngưng ném bom BV một tuần  để họ có thể thương thuyết hay giảm xâm nhập nhưng đa số các viên chức quân sự cao cấp đều chống lại đề nghị này sợ Hà Nội lợi dụng nó để gia tăng viện trợ cho VC.

Johnson chấp nhận lời đề nghị này và và cho ngưng oanh tạc từ ngày 13-5, cùng ngày đại sứ Mỹ tại Moscow gửi thư cho Đại sứ BV tại đây nói về việc ngưng ném bom nhưng Đại sứ BV từ chối không tiếp Đại sứ Mỹ. Johnson muốn tái oanh tạc ngày 16 nhưng McNamara đề nghị ngưng bẩy ngày, và sau sáu ngày Mỹ lại tiếp tục cho oanh tạc.

Ba tuần sau tình hình chính trị miền nam ổn định, Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu giữ chức vụ tương đương Quốc trưởng, Thiếu tướng Nguyễn cao Kỳ giữ chức tương đương Thủ tướng. Trong khi oanh tạc vô hiệu quả, tại miền nam cuộc chiến mở rộng. Ngày 3-6 Đại sứ Taylor đánh điện về Hoa Thịnh Đốn cho biết oanh tạc không có kết quả nhưng nếu ta thắng cuộc chiến ở miền nam thì gió sẽ đổi chiều và khuyên cho phép lính Mỹ tác chiến.

Trong khi ấy CSBV gia tăng xâm nhập và được Nga, Trung Cộng, các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ vũ khí dồi dào và giúp đỡ tích cực về mọi mặt. Giai đoạn 1961-1964 Hà nội được CS Quốc tế viện trợ 70,065 tấn vũ khí và giai đoạn 1965-1968 đã nhận được số lượng tăng gấp 6 lần : 411,779 tấn (11). Như thế CSVN được CS quốc tế kết hợp chặt chẽ leo thang chiến tranh, xâm nhập, họ đã đặt đường đi rõ rệt, chiếm cho được vựa lúa miền nam.

Ngày 5-6-1965, tại văn phòng Dean Tòa Bạch Ốc, các viên chức cao cấp  Dean, Mac, Bill, George, Tommy Thompson, McNamara bàn thảo về bức công điện của Taylor, khi ấy TT Johnson bước vào đọc bức điện lo âu khôn cùng. McNamara nói chúng ta đứng trươc tình trạng bế tắc ở miền nam, chẳng biết ta có làm gì được không, CS nghĩ họ sẽ thắng

Ngày 7-6 như một quả bom nổ tung khi  Tướng Westmoreland (Westy) gửi điện cho Ngũ giác đải: CSBV xâm nhập nhiều và còn tiếp tục, Quân đội VNCH gặp nhiều trở ngại, thiệt hại nhiều, cán cân quân sự ngiêng về phía CS, miền Nam cần tăng cường thêm quân Mỹ hay một nước thứ ba để chống CS.

Giữa tháng 6, VNCH bị mất nhiều tiểu đoàn lưu động tinh nhuệ, tướng Westmoreland kêu cứu Tổng thống Johnson, quân đội miền nam không thể đứng vững nếu không có quân tác chiến Mỹ vào giúp. Để cứu miền nam không sụp đổ, ông yêu cầu tăng gấp hai số quân Mỹ hiện có. Ông muốn 180,000 người –34 tiểu đoàn Mỹ và 10 tiểu đoàn Nam Hàn do Mỹ chi phí, đó chỉ là bước đầu ngoải ra cần thêm 100,000 người cho năm 1966 và còn gửi thêm nữa…

Johnson đứng trước sự lựa chọn, hoặc người Mỹ chấp nhận lao vào tham chiến hay đối mặt với thất bại (12)

Theo McNamara, Westy cần thêm 41,000 người nữa và sau đó 52,000 người, coi như sẽ tăng từ 82,000 lên 175,000 người, ông cho biết cần nghiên cứu và tăng thêm quân (13). McNamara cho biết trong bẩy năm phục vụ tại Bộ quốc phòng cái điện tín này làm ông băn khoăn nhất, ta phải lựa một quyết dịnh không còn để từ từ sẽ lựa chọn con đường: Chúng tôi bắt đầu thảo luận tại Phòng bầu dục (tòa Bạch ốc) sáng hôm sau, miền nam VN như đang sụp đổ nhanh chóng, chỉ có mũi thuốc giải độc cứu nguy bằng quân đội Mỹ, mọi người chưa biết giải quyết ra sao. Họ thảo luận tiếp ngày 10-6, Johnson hỏi có cần hơn 75,000 quân hay không?

Tổng thống và McNamara cho rằng Westmoreland còn tiếp tục xin thêm quân. Trả lời phỏng vấn ngày 16-6 về việc tăng quân, McNamara nói chúng tôi làm tất cả để hoàn tất mục tiêu ở VN, chúng tôi nói cho BV và VC cuộc chiến của họ để lật đổ chính phủ VNCH không thể thực hiện được và sau đó họ sẽ đàm phán cho hòa bình và an ninh đất nước.

Cùng ngày 16-6 Johnson cử Tướng Andy Goodpaster đi hỏi ý kiến cựu Tổng thống Eisenhower về yêu cầu cho tăng quân của Tướng Westy, cựu Tổng thống trả lời ngắn gọn, đi thẳng vào đề: “Hoa Kỳ  phải tập trung sức mạnh tại VN, chúng ta phải thắng, yêu cầu của Tướng Westy phải được chấp thuận (14). Trưa hôm sau Johnson coi thăm dò thấy 65% người dân ủng hộ cuộc chiến của ông, 47% ủng hộ tăng thêm quân, 23% không có ý kiến, 19% muốn giữ nguyên quân số hiện nay (80,000), 11% muốn rút quân. Johnson cũng biết người dân thay đổi ý kiến luôn. Ông thú thực với McNamara sự khó khăn điều khiển một cuộc chiến xa xôi với sự chia rẽ tại Mỹ, chúng ta không thấy kế hoạch chiến thắng quân sự hay ngoại giao. Ta cũng không hy vọng rút ra bằng sự ký kết với những cái ta đã nói (BV, VC phải ngưng cuộc chiến xâm lược), ta sẽ mất mặt.

Quyết định được hoãn lại và mò mẫm đi đường cũ. Nhiều ký giả thúc dục Tổng thống việc Thượng viện muốn hành động xa hơn, mặc dù được đa số người dân và Quốc hội ủng hộ leo thang nhưng Johnson, McNamara vẫn lưỡng lự.

Mỗi khi nhận được điện tín từ VN của Tướng Westmoreland và Đại sứ Taylor tường trình tình trạng tồi tệ của miền nam và xin tăng quân. Ngày 18-6 George Ball gửi thư choTổng thống và và Dean xin tăng quân không quá 100,000 người. Tuy nhiên sự thiệt hại gia tăng của quân đội VNCH và yêu cầu của Tướng Westy đưa nó vượt quá 100,000. Vì thế tại phiên họp 23-6 George giữ mức 100,000 và nói nếu thua sẽ rút về Thái Lan và giữ vững tại đây. Dean và McNamara phản đối mạnh cho rằng nêu VNCH sụp đổ Thái Lan sẽ không đứng vững. McNamara đề nghị tăng quân theo yêu cầu của Tướng Westy nhưng cũng cố gằng thương thuyết. George Ball giới hạn việc tăng quân vì muốn giảm tổn thất nhân mạng, Bill Bundy chỉ muốn tăng 85,000.

Westmoreland đánh điện xin thêm quân và nói còn phải tăng thêm sang năm 1966, sau khi thảo luận với Tham mưu trưởng liên quân, McNamara thảo một văn thư về yêu cầu của Tướng Westy và gửi Dean, Mac, George và Bill để hỏi ý kiến. Văn thư này nhấn mạnh Mỹ-VNCH phải tăng lực lượng để cho VC thấy họ không thế thắng cuộc chiến. Westy ước lượng cần 175,000 quân cho năm 1965 và một số chưa xác định cho năm 1966, McNamara chấp nhận con số này mục đích áp lực quân sự với BV, mở ngoại giao với Hà nội, Bắc Kinh, và Việt Cộng. Chương trình thành công nhờ VNCH giữ được tinh thần và nhờ quân đội Mỹ

Cựu TT Eisenhower nói ta phải có một hành động lớn, đe dọa để nói chuyện với Hà Nội, chẳng lẽ ta ta đưa 200,000 quân để bảo vệ triệt thoái

Quan điểm của Dean là ta không thể bỏ rơi VNCH mà không đưa tới thảm họa cho quyền lợi của Hoa kỳ trên thế giới

TT Johnson bàn với McNamara rồi cử ông này qua Sài Gòn nghiên  cứu yêu cầu của Westy và Taylor, đồng thời cử ông Harriman đi Moscow thăm dò mở lại hội nghị Genève và cử George Ball nghiên cứu tiếp xúc với đại diện Hà Nội tại Paris để tiếp xúc thương thuyết. Cuộc tiếp xúc của Harriman lấy bí danh là XYZ, mở vào tháng 8 giữa cựu viên chức ngoại giao Mỹ Edmund  Gullion và Mai văn Bộ của BV nhưng chỉ được một thời gian ngắn và Hà Nội ngưng bàn vào tháng 9.

Johnson hỏi ý kiến của nhiều nhân vật lớn trong nhiều lãnh vực, giới bảo thủ Quốc hội thúc dục tăng chi phí quốc phòng yểm trợ chương trình. Dân biểu Gerald Ford và Melvin Laird kêu gọi một bổ túc quốc phòng khoảng từ 1 tới 2 tỷ và kêu gọi ít nhất 200,000 quân trừ bị. Thượng nghị sĩ Dirksen thúc dục Tổng thống tìm thêm quyền và tiền. Khi ấy chương trình Great Society, Xã Hội Lớn tới khúc quành. Thượng viện chấp nhận medicaire và sẽ đưa vào nghị trình về cải tổ di dân, chống nghèo….Johnson nghĩ ngân sách quốc phòng sẽ làm hỏng chương trình xã hội của ông.

Johnson lưỡng lự giữa chiến tranh và chương trình phúc lợi xã hội, ông muốn đóng góp vào việc làm dịu kỳ thị chủng tộc tại Mỹ, năng đỡ nhân quyền, thực hiện được Đạo luật Nhân quyền (Civil Rights Act) năm 1964 và Quyền đầu phiếu 1965 một trong những thành tựu chính trị lớn  nhất thế kỷ

Ngày 14-7, McNamara nói điện thoại với Johnson, ông đề nghị Tổng thống ra Quốc hội xin yểm trợ, cần thêm quân vì với số quân hiện có không  thể thắng CS, hy vọng quốc hội sẽ ủng hộ. Johnson đồng ý, McNamara nhận xét Dean là người cực đoan không bao giờ muốn miền nam VN mất, ông muốn ta phải tránh cuộc chiến lớn nhưng nếu cần để giữ miền nam ta sẽ không ngại đại chiến.

McNamara gặp Westmoreland ở Sài Gòn ngày 16 và 17-7-1965, Westy nói cần 175,000 quân năm 1965 và thêm 100,000 quân nữa cho năm 1966, McNamara thảo luận với tướng Westmoreland về chiến dịch oanh tạc xâm nhập và kết luận

- VC và BV sẽ tuyển quân nhiều, chúng ta cũng phải tăng quân.

- Địch không chuyển nhiều tiếp liệu, ném bom không gây hại tiếp liệu

- Ta cần thêm nhiều quân để chống CS ở miền nam VN.

Westmoreland và McNamara tin rằng VC và BV sẽ tiến tới giai đoạn cuối: đánh lớn, tổng công kích (Tướng Giáp gọi là giai đoạn ba) mà Mỹ có thể tiêu diệt bằng chiến thuật qui ước. Trường hợp họ không tiến tới giai đoạn này Mỹ sẽ áp dụng chiến tranh chống du kích.

Ngày 21-7 McNamara từ Sài gòn về Mỹ tường trình với Tổng thống nội dung như sau.

Tình hình VN tệ hơn năm ngoái, sau ít tháng bế tắc nhịp độ chiến tranh đã nhanh hơn. VC đánh mạnh có thể chia cắt  miền nam và giáng cho VNCH một đòn nặng, nếu không giúp miền nam thì họ sẽ họ sẽ mất các trục giao thông chính và những vùng dân cư đông đúc nhất là Cao nguyên, tiêu diệt dần các đon vị VNCH, người dân mất tin tưởng.

Không thấy dấu hiệu gì cho biết đã cắt hết vận chuyển tiếp liệu địch vì nhu cầu của họ thấp (đánh du kích), những cuộc oanh tạc không cho thấy dấu hiệu đưa Hà nội tới chỗ đàm phán

BV, VC tin miền nam VN sẽ sụp đổ, họ không tỏ dấu hiệu gì hơn là muốn nuốt trọn

Sau đó McNamara duyệt lại ba kế hoạch đã được xem xét nhiều lần.

1-Rút quân dưới những điều kiện tốt nhất cũng chẳng khác gì đấu hàng không điều kiện

2- Tiếp tục ở mức độ hiện tại, chắc chắn sẽ đưa ta tới kế hoạch 1

3- Mở rộng lực lượng theo yêu cầu Westy, trong khi nỗ lực nhiều hơn để đàm phán hầu như sẽ tránh được thất bại nhưng sẽ tăng khó khăn và trả giá đắt cho cuộc rút lui sau này.

McNamara chọn kế hoạch 3, coi như điều kiện tiên quyết để thực hiện bất cứ cuộc thương thuyết nào coi được. Nếu chính trị quân sự hợp nhất mạnh và cương quyết sẽ có cơ hội hoàn tất một kết quả trong khoảng thời gian hợp lý, McNamara tự thú những biến cố tiếp theo chứng tỏ quan điểm của mình sai.

Tổng thống chấp nhận đề nghị tăng quân của McNamara ngày 27-7-1965 và thông báo cho dân chúng biết trong bài diễn văn trưa hôm sau 28-7-1965.

Theo sử gia  Bernard C. Nalty, tại phiên họp tại Honolulu ngày 20-4-1965 , mọi người đều cho cuộc oanh tạc BV không có kết quả, phải gửi thêm quân (9 tiểu đoàn, tổng cộng 13 tiểu đoàn) và kêu gọi các nước đồng minh Đông nam Á giúp đỡ yểm trợ gọi là more flags, thêm nhiều cờ (15)

Kết luận

Trên đây là hậu trường chính trị về diễn tiến đưa tới quyết định tăng quân của TT Johnson dựa theo lời kể của McNamara và ý kiến các nhà nghiên cứu sử Stanley Karnow, Marilyn B. Young, Bernard C. Nalty…

Như chúng ta thấy những năm 1963, 1964, 1965 người Mỹ còn tin tưởng mạnh vào thuyết Domino và chính sách be bờ ngăn chặn CS tại Đông nam Á. Đạo luật Vịnh Bắc Việt tháng 8-1964 cho phép chính phủ Mỹ tham chiến tại VN đã được Quốc hội và người dân ủng hộ với tỷ lệ rất cao. Sự ủng hộ nhiệt tình của người dân đã khiến Hành pháp dấn thân vào cuộc chiến nhưng người dân cũng thay đổi ý kiến rất nhanh, mấy năm sau họ chống đối cuộc chiến dữ dội và đòi phải rút khỏi vũng lầy.

Mới đầu Johnson tưởng chỉ dùng oanh tạc BV là có thể khiến Hà nội nản chí từ bỏ cuộc chiến để vào bàn hội nghị nhưng ông đã lầm, Hà Nội đã được Nga Trung Cộng và cả khối CS Đông Âu yểm trợ rất nhiều về tinh thần cũng như vật chất, CSBV ngoan cố không chịu thương thuyết tiếp tục đưa quân xâm nhập. Qua lời khuyên các cố vấn, của Bộ Tham mưu liên quân  đã đi tới quyết định đưa thêm lực lượng tác chiến vào miền nam theo lời yêu cầu của Tướng Westmoreland, Johnson đã quyết định tăng quân

Theo tác giả Stanley Karnow, McNamara đề nghị thỏa mãn lời yêu cầu của Westmoreland, McNamara còn đi xa hơn đề nghị Tổng thống gọi quân trừ bị, cũng đề nghị tấn công mạnh CSBV, phong tỏa hải cảng, phá phi trường , đường xá cầu cống , cơ sở quân sự kho dầu.. mục đích cho địch thấy không thể thắng được mà phải từ bỏ cuộc chiến (16)

Tình hình quân sự miền nam tồi tệ, Tướng Tư lệnh Westmoreland khẩn thiết yêu cầu chính phủ gửi thêm quân, Quốc hội và người dân nhiệt tình ủng hộ nhưng Johnson McNamara vẫn còn lưỡng lự. Johnson sợ nó sẽ làm hỏng chương trình xã hội của ông.

Giữa năm 1965 VNCH có nguy cơ sụp đổ, trung bình mỗi tuần mất một tiểu đoàn và một quận (17), giữa tháng 7-1965 McNamara sang viếng Sài Gòn quan sát tình hình. Ông được nhận được điện của Tổng thống gọi về, trả lời các ký giủa ông nói quân đội Mỹ đã gây tổn thất nặng cho VC nhưng khi báo cáo cho Tổng thống ông nói tình hình tồi tệ hơn năm ngoái (1964), những phi vụ oanh tạc không ngăn được CS xâm nhập, VNCH có thể sụp đổ trong vòng 6 tháng (18). Thực trạng nguy kịch của miền nam khiến Johnson quyết định tăng quân, leo thang chiến tranh.

Theo tác giả Stanley Karnow Hoa Kỳ đem quân vào miền nam VN đơn phương không bàn với chính phủ VNCH nhưng Marilyn B.Young lại nói từ tháng 4-1965 Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu (Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quân lực) đã cho người Mỹ biết tình hình nguy kịch của miền nam và nói rất cần quân Mỹ can thiệp. Ngoài ra theo tác giả Lloyd C. Gardner, Tổng thống Johnson mong được chính phủ VNCH chấp nhận cho Mỹ đưa quân qua, Washington sốt ruột chờ Đại sứ Taylor xác nhận Thủ tướng Quát đồng ý (19)

Khi đưa vào miền nam một số lượng nhân sự đông đảo nhưng thực ra số quân tác chiến không nhiều lắm, người Mỹ tổ chức quân đội theo nguyên tắc một người tác chiến có năm người yểm trợ. Quân đội Mỹ tổ chức cồng kềnh không thích hợp chiến trường với những kho hàng quân tiếp vụ rộng lớn  gồm thuốc lá, rượu bia, kẹo chocolate, đồ hộp…

Người Mỹ hành động tùy thời trái ngược với phía Cộng sản, họ có đường đi rõ ràng, khối CS quốc tế đã yểm trợ Hà Nội tối đa để nuốt trọn miền nam VN. Thiếu tin tức tình báo, không nhận định rõ âm mưu của Hà nội, của CS quốc tế nên Johnson –McNamara đã thất bại không đưa được BV, VC vào bàn hội nghị. Johnson suy nghĩ quá đơn giản, ông tưởng cuộc chiến chỉ kéo dài một thời gian ngắn nhờ oanh tạc BV, khi kế hoạch này thất bại không ép được địch vào bàn hội nghị Johnson mới chịu đưa thêm quân để thắng CS ở miền nam.

Tác giả Marilyn B. Young cho rằng McNamara, các cố vấn và Bộ tham mưu liên quân đã quả quyết theo đuổi mục tiêu bảo vệ VNCH, nhưng đó sẽ là một cuộc chiến lâu dài, cần đưa nhiều quân để đạt thắng lợi, họ ước tính: với từ 200,000 tới 400,000 quân cộng với sồ quân đã có hy vọng được  20% thánh công năm 1966, 70% bế tắc và 10% sụp đổ. Năm 1968 có hy vọng thắng 50%.

Cơ hội đạt được đàm phán thỏa đáng với từ 200,000 tới 400,000 quân chỉ có 40% năm 1966, mặc dù lên 70% năm 1968, nếu ít quân chỉ có một ít cơ hội thắng.(20)

Thực ra việc tăng quân có kết quả tốt về quân sự , sau mấy năm lùng diệt địch, Mỹ và VNCH đã tiêu diệt được mấy trăm ngàn cán binh BV, địch bị dồn lên những vùng hẻo lánh hoặc rút chạy qua bên kia biên giới Mên, Lào. Tuy nhiên họ dưỡng quân tại các căn cứ địa bên kia biên giới chờ bổ sung nhân lực, vũ khí tiếp tục cuộc chiến dù bị tổn thất nặng nề.

Trái với ước tính của Johnson-McNamara cuộc chiến đã kéo dài gần 10 năm cho tới cuối 1972, người Mỹ đã phải liên tục đưa thêm quân vào miền nam, năm 1965 lên 184,300, năm 1966 lên 385,300, năm 1967 lên 485,600, năm 1968 lên 536,100 người (21).

Johnson-McNamara đánh giá quá thấp sự yểm trợ của CS quốc tế, cho rằng lực lượng đông đảo của Mỹ sẽ khiến Hà nội nản chí từ bỏ cuộc xâm lăng. Sự thực không phải thế, quân viện của Nga sô, Trung cộng và các nước Đông Âu không đến nỗi tệ, từ đầu chí cuối cuộc chiến họ đã giúp Hà Nội :

Tổng cộng 2 triệu 362 ngàn tấn hàng hậu cần và vũ khí (22)

Nixon và một số tướng lãnh Việt Mỹ cho rằng Johnson-McNamara đã có nhiều sai lầm lớn trong giai đoạn những năm chiến tranh 1965, 1966, 1967… Nixon chỉ trích cuộc chiến tranh hạn chế của Johnson, chỉ cho oanh tạc giới hạn mục đích đe dọa Hà Nội để họ phải vào bàn hội nghị, ta không thể đe dọa hay dụ dỗ mà phải bắt ép Hà Nội, làm mạnh để buộc họ phải đàm phán. Nixon cũng cho thấy chiến lược đánh hao mòn, giết hại nhiều VC không có kết quả mà phải ngăn chặn đường xâm nhập vào miền nam của địch (23)

Tướng Westmoreland và đô đốc Sharp sau này cũng lên tiếng tố cáo cuộc  chiến tranh hạn chế cùa Johnson-McNamara đã khiến  kế hoạch oanh tạc miền Bắc, cuộc bình định miền Nam trở thành vô hiệu. Bộ tư lệnh Mỹ tại VN bó tay trước chính sách chiến tranh giới hạn không cho đánh qua bên kia biên giới Mên, Lào. Tướng Cao Văn Viên cũng đã nêu quan điểm y như Westmoreland chỉ trích McNamara không cho đánh qua biên giới và nới rộng oanh tạc khiến cho địch tiếp tục tấn công miền nam (24) đẩy mạnh phong trào phản chiến, kết quả là cuộc chiến ngăn chận CS thất bại hoàn toàn.

Trong hồi ký In Retrospect (trang 320), McNamara nói cuộc chiến VN là sai lầm đáng lý Hoa Kỳ phải rút bỏ miền nam VN từ cuối 1963, cuối 1964 hay đầu 1965 khi tình hình tại đây bị xáo trộn nặng nề.

Đó chỉ là một nhận định hoàn toàn không tưởng khi tình hình trong nước Mỹ hồi đó khác hẳn nhiều năm sau.  Những năm đầu và giữa thập niên 60, trong khi người dân và Quốc hội ủng hộ cuộc chiến VN với tỷ lệ rất cao từ 60 tới 80%, đảng Dân Chủ của Johnson-McNamara sẽ mất hết phiếu trong cuộc tranh cử Quốc hội cũng như Tổng thống nều họ rút bỏ miền nam VN .

CS quốc tế sẽ không chịu ngưng tại VN nếu họ chiếm được miền nam năm 1964, 1965. Nga và Trung Cộng dù chia rẽ nhưng vẫn tiếp tục chủ trương bành trướng của họ. Hoa kỳ sẽ phải tiếp tục ngăn chận CS tại Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai…

Mãi cho tới 1972 Hoa Kỳ mới hòa hoãn được với CS quốc tế. Chẳng phải Nixon, Kissinger có thiên tài ngoại giao bắt tay được Trung Cộng tháng 2-1972, hòa được với Nga tháng 5-1972 mà thực ra  khối CS quốc  đã quá mệt mỏi sau khi  cung cấp cho Hà Nội khối viện trợ quân sự khổng lồ như đã nói trên. Đụng độ mạnh với Mỹ trong cuộc chiến VN, CS quốc tế mới chịu từ bỏ chính sách bành trướng của họ tại Đông Nam Á.

Năm 1965 Johnson–McNamara quá lạc quan khi nghĩ rằng có thể hăm dọa BV để lấy được hòa bình, các vị này quên rằng Hà Nội luôn có khối CS quốc tế đứng sau lưng họ

Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

 —————————————————————————-

Chú thích

(1) Nixon, No More Vietnams trang 73, tăng 7,000 cố vấn.

(2) McNamara, In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam, Chương 6 trang 45

(3) The Pentagon Papers Volum 1, Chapter 2

(4) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine, trang 188-258, La Bataille De Dien Bien Phu

(5) No More Vietnams trang 73, 74, 75

(6) No More Vietnams trang 76

(7) Stanley Karnow. Vietnam A History trang 435

(8) In Retrospect, trang 169

(9) In Retrospect trang 172, 173

(10) Viet Nam A History trang 432, 433

(11) BBC.Vietnamese.com ngày 10-5-2006; Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh

(12) Vietnam A History trang 437, 438

(13) In Retrospect trang 188

(14) In Retrospect trang190: “The United States had now “appealed to force” in Vietnam and therefore “we have got to win”. Westy’s request should be approved”.

Lloyd C. Gardner, Pay Any Price, Lyndon Johnson anh The Wars of Vietnam trang 228-229.

(15) Bernard C. Nalty, The Vietnam War trang 110

(16) Vietnam A Hisrory trang 439

(17) Ngô Quang Trưởng, Trận Chiến Trong Mùa Lễ Phục Sinh 1972, trang 16, 17

(18) Vietnam A History trang 440,441

(19) Viet nam A History trang 432. The Vietnam wars 1945-1990, trang 142.

Lloyd C. Gardner, Pay Any Price, Lyndon Johnson anh The Wars of Vietnam trang 204.

(20) The Vietnam wars 1945-1990, trang 159

(21) Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 886.

(22) Về chi tiết:  3 triệu 600 ngàn khẩu súng bộ binh; 65,626 súng chống xe tăng;  27,960 khẩu súng cối; 2, 430 khẩu pháo hỏa tiễn; 2,165 khẩu đại bác; 3,229 khẩu cao xạ; 19,836 hỏa tiễn phòng không;  2,209 xe tăng, thiết giáp; 458 máy bay chiến đấu; 82 tầu hải quân; 148 tầu vận tải… (theo BBC.Vietnamese.com ngày 10-5-2006; Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh; Đăng Phong, Năm Đường Mòn Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Trí thức Hà nội 2008, trang 120, 121)

(23) No More Vietnams trang 82, 86

(24) Cao Văn Viên, Những Ngày Cuối VNCH trang 282, 292

 

8 Phản hồi cho “Johnson quyết định leo thang chiến tranh”

  1. hoanle says:

    Mỹ thua cũng phải Mỹ thua,(nước dân chủ đói đầu với CS độc tài)
    .Mỹ nhữ Cộng Sản Mỹ lùa nó vô.(tham lam)
    Nó vô lỡ trớn nó nhào,(CS Việt Nam quá mạnh ?)
    Rồi cũng tự nó đào mồ mà chôn (CS quốc tế sụp đổ1991.)

  2. Quan sát says:

    Nhân cách của con người thể hiện người đó có dám nhìn nhận sự việc, đặc biệt là lịch sử một cách khách quan hay không. Nhiều người có hàng chum vại kiến thức đấy nhưng luôn chủ ý bóp méo sự thật theo tư tưởng của mình, theo cái hận thù của cá nhân nhỏ bé của mình, những người mặc dù không may mắn trong quá khứ, họ cũng vượt qua khó khăn một cách đáng trân trọng nhưng hiện họ vẫn không có đủ nhân cách để nói, viết lên sự thật một cách khách quan. Cám ơn Ông TĐ!

  3. says:

    Độc giả Dâm Tiên nói

    “Nên thận trọng khi viết về Sử liệu. Sai một ly đi một dặm. (Cảm ơn, DâM TiêN)”

    Tôi không viết sai sử liệu như ông nói mà chỉ không đúng theo ý kiến riêng của ông
    Ý kiến riêng của ông có thể đúng mà có thể chỉ là một ý kiến hồ đồ vớ vẩn không có một tí giá trị về lịch sử
    Chẳng thà ông đừng góp ý thì hay hơn

  4. DâM TiêN says:

    Tô Mã Ý alias DâM TiêN, xin góp ý thêm cùng câu văn sau đây của tác giả Trọng Đạt:

    “Năm 1965 Johnson–McNamara quá lạc quan khi nghĩ rằng có thể hăm dọa BV để lấy
    được hòa bình, các vị này quên rằng Hà Nội luôn có khối CS quốc tế đứng sau lưng họ.”

    DâM góp ý : Hơn 10 năm sau, Mỹ không lấy được hòa bình toàn vẹn tại VN này, nhưng
    đã đập tan cái ” KHỐI CS quốc tế” đứng sau lưng CS AN Nam. Thả con săn sắt, bắt
    con cá vàng mà.

    Nên thận trọng khi viết về Sử liệu. Sai một ly đi một dặm. (Cảm ơn, DâM TiêN)

  5. Tô Mã Ý says:

    Tác giả Trọng Đạt nên xem xét lại câu kết này :

    “Năm 1965 Johnson–McNamara quá lạc quan khi nghĩ rằng có thể hăm dọa BV để lấy
    được hòa bình, các vị này quên rằng Hà Nội luôn có khối CS quốc tế đứng sau lưng họ.”

    Và TMY thưa thêm, qua hòa đàm Ba Lê tại Trung tâm Klébert, Kissinger có một lần tâm
    sự vụn với Lê đút Lọ như ri rà ,” Các ông có thể thắng tại Đông Dương, nhưng tôi sẽ
    thắng khắp toàn cầu.” Mục đích của ” No-Win War ” tại Miển Nam VN là câu nói đó.

    Kính,

  6. Bình Nguyên says:

    Cám ơn Ông Trọng Đạt, bức tranh quá khứ khá rõ về chiến tranh VN, đọc thì thấy rõ là quân Mỹ và VNCH chỉ còn đợi ngày thua nữa thôi. Đánh đấm mà bị động, chỉ mong mong rút cho êm, và chạy thì rõ kết cục rồi, nhục ơi là nhục!

    • Tien Ngu says:

      Nhục?

      Cò à cò. Mần ơn mở con mắt hí lên em.

      Mỹ..vọt, VNCH bại trận, nước VN mới máng…tai hoạ Cộng láo.
      Cái đó kêu bằng…xui, không phải nhục.

      Mà cái xui này, là toàn dân VN, ai không…vọt được, bị…thãm nhất.

      Nhẹ thì…mất nhà, đi…kinh tế mới, ra thân..ăn mày, con cái..chết non.
      Nặng thì tù khổ sai mút chỉ đường tà, bỏ mạng trên đường vượt biên.

      Nay thì nhờ Cộng mở mắt chút chút, học hỏi theo xã hội VNCH năm xưa, dân…đở đói.

      Nhưng cái nạn…láo thì, ôi cha, biết đời nào mới dứt?

      Giáo dục…láo
      Lịch sử…láo
      Nhân hậu…láo
      Cai trị…láo
      Khoe…láo

      Vân vân và vân vân. Nói tóm lại, thế giới của Cộng cai trị, cái gì cũng lấy…láo làm căn bản cả. Nếu láo không lừa được người, thì chúng chơi trò…bạo lực…

      Đây mới là cái nhục của người VN, bị…thãm dưới tay nhà nước VN Cộng…láo.

    • Tudo.com says:

      Xét ra thì cũng không có gì để nói Nhục Vinh giữa kẻ cướp và người bị cướp.

      Thử tưởng tượng một tên Răng Đen Mã Tấu như Bình Nguyên nhào vô nhà, cướp giựt, đâm chém túi bụi ai không sợ ?

      Gan to cở Bác Hồ cũng chạy chứ đừng nói Mỹ hay VNCH. Đúng không Bình Nguyên ?

Leave a Reply to Quan sát