WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Linh – Kiệt và món bê thui

 

Ông Linh gặp ông Kiệt lần đầu khoảng năm 1956. Để đánh dấu sự kiện quan trọng này, ông Linh mời ông Kiệt nhậu món bê thui chấm với nước mắm gừng. Tình đồng chí, mùi bê thui, với mắm mặn gừng cay đã để lại trong ký ức ông Kiệt những ấn tượng đến tận cuối đời. Bà Bảy Huệ vợ ông Linh là người đồng hương Vĩnh Long với ông Kiệt. Vợ chồng bà coi ông Kiệt như cậu em trong nhà. Nhưng khi hai ông đã đạt đến tột đỉnh quyền uy, thì họ cư xử với nhau thế nào. Huy Đức dẫn chúng ta lần mò vào chốn thâm cung, kín cổng cao tường, nhưng vô minh, tăm tối để tìm câu trả lời trong Quyền Bính.

Vò xé miền Tây

Tháng 6 năm 1986, ông Linh trở thành Tổng bí thư còn ông Kiệt là phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

Tháng 8 năm 1986 xảy ra vụ án Hoàng Cơ Minh, nguyên phó đề đốc tư lệnh Vùng II Duyên hải của VNCH, qua Mỹ từ năm 1975, về Thái lập căn cứ kháng chiến. Trong vụ án này có một bị cáo là Dương Văn Tư.

Cimexcol là công ty khai thác gỗ bên Lào của tỉnh Minh Hải và thành phố Hồ Chí Minh. Phó giám đốc điều hành là Dương Văn Ba.

Khi ông Linh lên Tổng bí thư được hơn một năm thì Dương Văn Ba bị bắt vì là anh của Dương Văn Tư, và anh Ba qua Lào lập chiến khu để em Tư đánh vào Việt Nam.

Nhưng Tư sanh ở miền Bắc, và nhiều tuổi hơn Ba. Họ không có mối quan hệ huyết thống. Lại không có bằng chứng Ba qua Lào để mở chiến khu.

Số phận đắng cay không buông tha Ba. Án chính trị chuyển thành án kinh tế. Hình phạt nặng nề giánh xuống đầu Ba và nhiều người khác trong ban lãnh đạo Cimexcol, mặc dù không có chứng cớ của tham nhũng hay thua lỗ.

Huy Đức không dừng lại ở việc tường thuật tại tòa mà còn đưa bạn đọc đi tìm căn nguyên. Trung tướng công an Võ Viết Thanh, thứ trưởng phụ trách an ninh “không thấy có bằng chứng Cimexcol qua Lào mở chiến khu”. Lãnh đạo Cimexcol là những đồng chí của ông Kiệt ở miền Tây trước 1975. Ông Linh và ông Kiệt đang “có vấn đề”. Ông Linh đã chỉ đạo Lâm Văn Thê giám đốc công an Thành phố Hồ Chí Minh làm án.

Từ trái sang phải: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Xô, Phạm Thái Bường (Ba Bường), và Võ Văn Kiệt thời kỳ chiến tranh "giải phóng miền Nam" Việt Nam. Ảnh VNN

Từ trái sang phải: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Xô, Phạm Thái Bường (Ba Bường), và Võ Văn Kiệt thời kỳ chiến tranh “giải phóng miền Nam” Việt Nam. Ảnh VNN

Cả miền Tây Nam bộ cuốn vào vòng xoáy nghiệt ngã của tị hiềm. Những con người hiền hòa chân chất của dải đồng bằng châu thổ kẹt giữa muôn vàn xô đẩy của quyền lực. Bao nhiêu cuộc kiểm điểm, bao nhiêu thông tư, chỉ thị, bao nhiêu người bị kỷ luật, liên lụy, cách chức, khai trừ, bao nhiêu người bị oan sai, bao nhiêu người phải ôm hận xuống mồ.

Hình ảnh của miền Lục tỉnh bị vò xé thực ra chỉ là một phiên bản hắt ra từ mối quan hệ Linh – Kiệt.

“Trèo cây, múa gậy”

Tháng 3 năm 1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng đột ngột qua đời. Theo Hiến pháp thì ông Kiệt sẽ lên thay cho đến khi Quốc hội bầu ra người mới.

Tháng 6 cùng năm, Quốc hội nhóm họp đã bầu Đỗ Mười mặc dù rất nhiều đoàn đại biểu đề nghị ông Kiệt. Bạn đọc được coi một màn xiếc, quay cuồng, đảo điên đến ngoạn mục của ông Linh.

Ngay khi Phạm Hùng vừa chết, ông Linh đi gặp cố vấn Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ, rồi giao cho Nguyễn Đức Tâm đi các tỉnh miền Bắc, Võ Chí Công đi các tỉnh miền Trung, và đích thân ông đi các tỉnh miền Nam để vận động loại ông Kiệt ra khỏi ghế thủ tướng.

Không thấy Huy Đức nêu ra nội dung của cuộc gặp giữa ông Linh và hai ông cố vấn. Nhưng theo hồi ký của Đoàn Duy Thành thì Phạm Văn Đồng đánh giá Đỗ Mười là “Chỉ có phá”. Ông Đồng có lúc đã “phản ứng rất gay gắt và đã giao cho năm đồng chí cấp tướng là phải hạ anh Mười xuống”. Cũng không thấy Huy Đức nêu ra bằng chứng Bộ chính trị chọn Đỗ Mười.

Khi vận động loại Võ Văn Kiệt, ông Linh đi đến đâu cũng bị phản đối, nhưng ông luôn nhân danh “Đây là quyết định của Bộ chính trị”.

Ông Linh đã thao túng dư luận, thao túng Quốc hội để chọn Đỗ Mười, một người đã phá nát nền kinh tế miền Bắc sau năm 1954, phá tiếp nền kinh tế miền Nam sau 1975, có tiền sử tâm thần phân liệt, đã phải phải “trèo cây”, “múa gậy” để “hạ nhiệt”, trở thành Thủ tướng.

“Cậu sẽ chết”

Ông Linh nghỉ hưu vào năm 1991, nhưng những cú thôi sơn của ông nhằm vào ông Kiệt dường như không muốn nghỉ ngơi.

Khi ông Kiệt đã trở thành Thủ tướng, miền Bắc thừa điện, miền Nam thì thiếu. Ông Kiệt cho xây dựng đường dây 500 kV tải điện vào Nam, thay vì bán qua Trung Quốc.

Ông Linh cho là ông Kiệt “lợi dụng tiền Nhà nước để gây thanh danh cá nhân”, rồi lại dùng con bài tư pháp như ông đã từng làm để triệt hạ đối phương.

Một động thái thiếu thận trọng nhưng không phạm pháp của Bộ trưởng Bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải đã trở thành một bản án đầy ám muội giáng xuống đầu ông cùng ban lãnh đạo xây dựng đường dây 500 kV.

Chưa đủ, ông Linh đích thân bay ra Hà Nội gặp Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để đổi cáo trạng từ khung “cảnh cáo” thành khung có mức án ba năm tù.

Vẫn chưa hài lòng, ông Linh còn can thiệp loại bỏ đợt ân xá trước Tết Nguyên đán hằng năm, để ông Hải không còn cơ hội ra tù sớm.

Quay lại vụ án Cimexcol, ông Linh đã tung ra một màn ảo thuật để tòa phải xử “sơ chung thẩm” kết hợp, đưa nạn nhận vào ngõ cụt, tuyệt đường kháng án.

Ở vụ án này, Huy Đức dẫn chúng ta vào một khoảng tối, phía sau vành móng ngựa. Một người bạn kể với ông Hải rằng “Vị ấy đã đồng ý tha cho tớ nhưng cậu sẽ chết”. “Vị ấy” là ông Linh.

Ông Linh đã dùng quyền bính để can thiệp vào các vụ án một cách tùy tiện đến mức thối nát, nếu không nói đó là hành vi phạm pháp. Đây không phải lần đầu và cũng không phải lần cuối. Ông Linh còn làm như vậy nhiều năm sau đó để triệt hạ ông Kiêt.

Không “đao to búa lớn” nhưng…

Giữa năm 1995, Chính phủ mà ông Kiệt điều hành gặt hái được nhiều thành tích, uy tín của ông lên cao. Khi đó Tổng bí thư Đỗ Mười đã ở tuổi 80. Ông Kiêt trở thành một ứng cử viên nặng ký cho chức tổng bí thư vào kỳ Đại hội VIII.

Điều này đã làm cho Trung Quốc, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, và đặc biệt là ông Linh trở nên quyết liệt hơn, tàn nhẫn hơn. Ông Linh tung ra trận đánh tổng lực với nhiều chiến thuật khác nhau.

Bà Phan Lương Cầm.

Bà Phan Lương Cầm.

Vợ ông Kiệt là bà Phan Lương Cầm, tiến sỹ Hóa, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, trở thành mục tiêu cho cuộc tấn công. Bà Cầm không phải đảng viên cũng trở thành một chủ đề cho dư luận đàm tiếu. Ông Linh gọi bà là “con mẹ Giang Thanh”. Hình ảnh bà Cầm lịch lãm, duyên dáng bên chồng trong những chuyến công du nước ngoài bị mỉa mai là “gót chân Achilles” của Thủ tướng. Tấm hình bà Cầm đang mang gói quà trong một chuyến công du được tung ra cho nhiều người coi “Ông xem, nó chỉ đi để lấy quà”. Những lời đồn thổi về chuyên cơ chở bà Cầm thường mang rất nhiều hàng hóa. Ông Linh công khai tung tin bà Cầm tham nhũng.

Đời tư của ông Kiệt cũng bị sách nhiễu. Ông Kiệt lấy vợ, ông Linh cho là “ẩu”, “không thèm hỏi ai”, “không chấp nhận được”. Ông Kiệt chơi tennis thì ông Linh cho là “xa rời lối sống và đạo đức cách mạng”, “tốn kém” và “học đòi”. Một ủy viên Bộ chính trị tâm sự “Ông Linh đi đâu cũng nói xấu ông Kiệt”. Một cán bộ cao cấp thì “rất buồn” khi nghe ông Linh gọi ông Kiệt là “thằng” giữa cuộc họp đông người. Khi ông Linh càng ốm nặng, ông càng lo lắng “Sáu Dân mà trở thành tổng bí thư thì gay lắm”. Ông quyết liệt hơn với bản trường ca “Tham nhũng đâu cần chống ở đâu, cứ chống ngay trong nhà Thủ tướng”.

Song song với những hoạt động để triệt hạ uy tín cá nhân ông Kiệt, ông Linh tìm cách cô lập và loại ông Kiệt ra khỏi Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Ông Kiệt không được tham dự vào các quyết định quan trọng nữa.

Đồng thời, ông Linh lôi kéo nhiều nhân vật gốc miền Tây Nam bộ để chống ông Kiệt, trong đó người dẫn đầu và lợi hại nhất là Nguyễn Hà Phan.

Khi ông Phan đang làm bí thư tỉnh Hậu Giang, ông khá phóng khoáng và năng động. Ông Kiệt cất nhắc ông ra Hà Nội làm phó cho mình vào năm 1986.

Chẳng bao lâu cơn thèm khát quyền lực chốn kinh thành đã thổi bay hương đồng gió nội. Phan bỏ Kiệt mà kề vai sát cánh với “lũ chim sẻ chim ri” Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, thậm thụt vào ra với đám “MA vương” Mười – Anh, và Nguyễn Văn Linh.

Khi chính phủ ông Kiệt chọn Úc là đối tác thăm dò dầu khí ở mỏ Đại Hùng, ông Phan bảo “miền Nam không ai đồng tình vì bọn Úc đã đưa quân vào tàn sát đồng bào ta”. Khi ông Kiệt chủ trương cho Malaysia xây dựng sân bay Nội Bài, ông Phan đưa lý do “an ninh quốc gia”, “không cho nước ngoài đầu tư ở cửa ngõ Thủ đô”.

Tháng 1 năm 1994 tại hội nghị giữa nhiệm kỳ, ông Phan đưa ra một bản thống kê mười sáu điểm chệch hướng của chính phủ mà ông Kiệt điều hành. Bữa đó, ông Phan được kết nạp vào Bộ chính trị.

Tất cả những hoạt động trên đây mới làm giảm uy tín, chứ chưa thể kết liễu sự nghiệp chính trị của ông Kiệt được. Song, những đối thủ của ông Kiệt cũng không phải chờ quá lâu, khi ông công bố “Thư gởi Bộ Chính Trị”.

Lá thư này được cho là do Nguyễn Trung, thư ký của ông Kiệt, chấp bút. Việc công bố lá thư vào một tình huống mà ông Kiệt đang bị bao vây bởi cánh bảo thủ, và vào một thời điểm trước đại hội khi mà các phe nhóm đang tính sổ với nhau, là một sai lầm chết người của ban tham mưu cho ông Kiệt.

Đối thủ của ông Kiệt không bỏ lỡ cơ hội. “Thư gởi Bộ chính trị” được hình sự hóa. Ông Lê Hồng Hà nguyên chánh văn phòng Bộ Công an bị khám nhà, hưởng hai năm tù giam vì tội tàng trữ lá thư. Tiến sỹ Hà Sỹ Phu hưởng một năm tù giam vì tội chuyên chở lá thư. Nguyễn Kiến Giang 15 tháng tù cho hưởng án treo về tội đọc lá thư.

Người chống đối lá thư này mạnh nhất là Nguyễn Hà Phan. Phan kết tội ông Kiệt là “nối giáo cho giặc”, “không vững vàng”, “chệch hướng 100%”.

Thảm đỏ đã trải ra để ông Phan bước vào Phủ thủ tướng nếu như không có một vụ án “Nguyễn Hà Phan” đầy kịch tính xảy ra ngay sau đó.

Lê Khả Phiêu người đập lại lá thư này rất đanh thép trên tờ “Quân đội nhân dân” đã trở thành Tổng bí thư kế nhiệm.

Người ta dàn xếp để ông Linh không “đao to búa lớn” với ông Kiệt như trường hợp Trần Xuân Bách. Nhưng sự nghiệp chính trị của ông Kiệt coi như đã cáo chung. Ông Kiệt yên vị ở ghế thủ tướng cho đến khi hạ cánh không lâu sau đó. Ông Linh chiến thắng.

Xuyên suốt toàn bộ “Quyền Bính” bạn đọc không thấy ông Kiệt ra đòn trả đũa. Chỉ có một tình tiết nhỏ là ông Kiệt đã chỉ ra một nhân chứng sống để lột mặt thật của Nguyễn Hà Phan, kẻ từng phản bội đồng đội trong thời gian bị bắt giam. Ban Bí thư quyết định tước hết mọi chức vụ và khai trừ ông Phan ra khỏi đảng trong vòng một buổi sáng. Ông Phan trắng tay về lại miền Tây như một tội đồ. Nhìn Phan khăn gói rời Hà thành, ông Linh tím ruột.

Lúc về hưu, ông Linh thề cống hiến cho đảng đến hơi thở cuối cùng. Sự thực của viêc cống hiến trong hơn mười năm cuối đời này là ông Linh chỉ làm một việc: Mang ông Kiệt ra thui như người ta thui bê làm món nhậu.

Kiếp người ngắn ngủi trầm luân. Cả hai ông giờ đang phiêu du miền cực lạc, chẳng biết có còn chút vấn vương trần thế mà nhớ tới bữa nhậu bê thui chấm với nước mắm gừng của thủa hàn vi.

Cảm ơn Huy Đức đã dũng cảm vượt lên sự sợ hãi, vượt lên những cám dỗ của đời thường, vượt lên những đắm đuối, mê say, sùng bái, tụng niệm của nhiều người cầm bút cùng thế hệ. Anh đã can đảm bức phá những khuôn khổ, kìm hãm, cấm đoán, răn đe để tìm tòi, và để lại cho đời, cho lịch sử một lời nói thật.

Tháng Giêng, Giáp Ngọ 2014

© Trần Hồng Tâm

© Đàn Chim Việt

70 Phản hồi cho “Linh – Kiệt và món bê thui”

  1. ĐôngA says:

    Võ văn kiệt vì là người miền Nam nên hiểu rõ hơn ai hết hành vi của bản thân mình là tội ác và ác tới mức độ nào. Những gì mà vvk đối với trí thức và văn nghệ sĩ miền Nam chỉ là một động tác lạt mềm buộc chặt mà thôi. Buộc ở đây là trói buộc họ vào vòng kim cô cộng sản. Võ văn kiệt đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của đảng cs giao cho: nhuộm đỏ miền Nam, nhuộm đỏ giới có học miền Nam

    Riêng cá nhân vvk, thì qua hành động mềm mõng trên, vvk cũng làm đúng câu: làm “đ~” chín phương, chừa một phương lấy chồng”. Chỉ là vậy thôi.

    • DâM TiêN says:

      Cái chết của ông VV Kiệt cũng gây ra nhiều mối…éo le
      như sự chết của ông Phạm Hùng, cùng quê Vĩnh Long.

      Ấy a, cũng như hôm…rày, cả bày đàn CS Bắc Kỳ xúm
      lại uýnh đồng chí X Miền Nam, mà không nổi…

      Chia rẽ ghét ghen Bắc Nam trong nội bộ CS to đùng lắm
      ai ui… ( DâM tui zui mầng hết nhớn !)

      ( Kẻ nào gai góc ngầm gây ra nỗi đoạn trường này đậy?)

  2. tonydo says:

    Kính qúi vị Trưởng Thượng cùng các bạn Dư Luận Viên!
    Comment mới nhất của bác sĩ Lão Ngoan Đồng hồi: 21/02/2014 at 00:32 hết sức trung dung, thành thật, không thiên vị hay thoá mạ bất cứ bên nào, người nào nhưng Lão Ngoan Đồng đã:
    Thu gọn lịch sử CẬN ĐẠI Việt Nam trong một Comment và:
    Lý giải một cách hết sức thuyết phục, trung thực, không đao to búa lớn, không đả đảo, chửi bới bên này hoặc bên kia.
    Những gì đã xảy ra cho VN từ khi các cụ ta tìm đường đánh Pháp xâm lược cho tới hôm nay và những gì cần phải làm để đưa Đất Nước tới Phú Cường cũng chỉ cần một Comment này là đủ.
    Sức hiểu và cách hành văn thuyết phục của bác sĩ là đáng nể, xin các bạn trẻ dư luận viên lấy ý kiến này của bác sĩ như là một trăn trở của một trí thức yêu nước với Quê Hương.
    Cúi đầu khâm phục Quan Bác
    Hy vọng được đón tiếp đàn anh tại Mỹ.
    Kính, em Tony.

    • vb says:

      Có cấy vần công,
      Có gặt vần công,
      Đương nhiên là phải có cả …khen ‘vần công’ nữa chứ!

      hehehe!!!

      • tonydo says:

        Luận mãi, ngược xuôi đủ kiểu…nhưng vẫn chưa hiểu ý đại ca.
        Xin cho rõ ràng thêm chút nữa.
        Cám ơn đàn anh.
        Em Tony.

      • Builan says:

        TONYDO10 ” giả khờ qua aỉ, giả dại qua truông” đấy vb à !
        Chào thua người anh em mặt ĐOI _ “chiụ đấm ăn xối”

        @ _quangphan says: 26/09/2013 at 20:46

        Đề nghị tonnydo hãy lên mấy trang mạng thiếu nhi quàng khăn Đỏ mà bịp bợm . Ở đây là trang mạng dành cho người lớn nha :

        @ Nguyễn Văn says:
        26/09/2013 at 22:27

        Ông tonydo chỉ nói thật có một phần để tuyên truyền, còn cái thật của những sự thật mà đảng chủ trương ông lại cố tình làm lơ giả vờ như không biết.
        Tôi đã nói rồi. Ông chỉ nói những gì cộng sản vẫn nói mỗi ngày, và nay ông tiếp tay tuyên truyền ra hải ngoại.

        @ _ DâM TiêN says:
        22/02/2014 at 11:12

        TOnyDO này ơi:
        Thành thật mà phán, ai kia nói thì trẫm còn tin tí ti, chứ ToNyDo sinh Bắc tử Nam,
        lại kiêm ngón nghề Tuyên Giáo ( LÁO), thì trẫm bỏ ngoài tai.
        ….. Nói ít, mong TonyDo từ bỏ cái nghề ( ngỗng) Tuyên Ráo đi, thì ta OK tí ti…Nơi này, ta chẳng muốn..chấm điểm ông y sĩ …cơm nhà dại chợ nữa. ( Thầy DâM)

        @- Ối blời ui ! blời ui! Đại tuyên GIÁO TOnydo lại cho Đảng ta sống
        thêm những vài ba chục mùa trăng tròn nữa, hơi nhiều đấy !
        Tonydo muốn, nhưng MỸ nó KHÔNG muốn như rứa đâu, phải
        chăng ngài Tư Xoang, Long An, và cháu Phương Uyên ?…

        Sao mà Tuyên GIÁO Tonydo ăn nói ” lẳng lơ ” thế. (Trg sĩ DâM)

        @ _• BUILAN says:
        28/09/2013 at 12:10
        Tôi đã noí mà !
        COMs sĩ cuả ĐCV là ông, cha, cố, tổ cuả bọn tuyên giáo tuyên huấn !
        Nguời ta biết tỏng caí NÓI và LÀM cuả CS . cũng như người biết rõ cái bộ mặt giã nhân giã nghiã lươn lẹo lấp liến láo lừa cuả từng loãi, từng hạng, từng thứ… HẠ BỘ cuả Hồ Quang Lợi ! chỉ có điều HỌ độ lượng, khoan dung cho caí đám sâu bọ nên lờ đi ! “Ai cũng cần miếng sống !”
        Cũng rất là tội nghiệp cho những con nai tơ !!!

        Sáng con mắt ra chưa hời anh mi TONYDO ??????
        ĐỆ đã từng nhẹ nhàng, lễ phép… cảnh báo HUYNH là LỘ HÀNG !!! Khakhakha

        _ LỘ HÀNG thì rúc vào hang !!!…………….Viết thêm nữa bác MOD rầy ! khe hehehe

    • DâM TiêN says:

      TOnyDO này ơi:
      Thành thật mà phán, ai kia nói thì trẫm còn tin tí ti, chứ ToNyDo sinh Bắc tử Nam,
      lại kiêm ngón nghề Tuyên Giáo ( LÁO), thì trẫm bỏ ngoài tai. Trẫm cũng chẳng
      muốn đôi co với cậu bé 10 tuổi Ngoan Đồng mà chi, phí lời.

      Vắn tắt như ” vầy”:Ta chỉ nguôi ngoai đôi phần, khi Rợ HỒ biết tội mình, ” giả vờ”
      lấy lại tên đảng Lao Đông, tên nước VN Dân chủ Cộng Hòa như tháng Ba 1975,

      rồi chính thức tạ lỗi xâm lăng cướp bóc đối với Miền Nam tươi sáng của chúng
      ta, thì may ra..( Sau đó, LHQ sẽ xem lại vấn đề VN như đã xem sóc tới Cambot).

      Nói ít, mong TonyDo từ bỏ cái nghề ( ngỗng) Tuyên Ráo đi, thì ta OK tí ti…Nơi
      này, ta chẳng muốn..chấm điểm ông y sĩ …cơm nhà dại chợ nữa. ( Thầy DâM)

      • tonydo says:

        Quan bác cứ khinh thường em! Cỡ như em đã và đang hấp thụ nhiều nền Văn Hóa khác nhau, lại ở trong môi trường Tự Do nhất thế giới mà đàn anh bảo em là Tuyên Giáo thì coi như em bị dìm xuống đáy sông Hồng rồi còn gì.
        Xin đàn anh đừng cho là em nói phét, chứ cỡ như đồng chí đồng hương với ngài Tô Mã Ý (Xuân Trường, Nam Định), Đinh Thế Huynh, ủy viên bộ chính trị, trưởng ban tuyên giáo TW đảng, tốt nghiệp đại học Mát Xi Cơ Va, cũng ít nhất là còn lẵng đẵng đằng sau em cả nửa bước.
        Chúc sức khoẻ đàn anh.

  3. DâM TiêN says:

    “Tôi giáo đầu dài dòng như trên, nhằm để cho mọi người thấy tôi rất biết
    về Nguyễn Duy. Đúng hơn ND là một trong số rất hiếm văn nghệ sĩ của
    chế độ xã nghĩa được tôi ngưỡng mộ.” ( Toubib…tự vạch ,tự vạch)

    Ấy..cô lái đò ơi, cho tôi sang sông với, khách sang mềnh tôi, ới cô lái
    Cườm ui, cho tôi sang sông…

    Thưa cô lái đó bến…Cườm, tôi cũng mê Nguyen RUY lắm, mê luôn
    Nguyễn Toan, Chế Lầm Thuốc Viên, Xuân Rượu, Cù Cù con …Kẹc…

    Cái mà tiu ghét cay ghét đắng …là hai tên Thiệu KỲ của Miền Nam
    tui ơi… bởi vì Thiệu KỲ chúng muốn tôi làm quân y sĩ, tui sợ té dái,
    tui mún theo Nguyen DUY, Nguyên Toan, Cù Cù kia, em chả em chả,,,

    • vb says:

      Xem chừng món ‘bê thui’, tương gừng hợp khẩu vị cuả ngài “tu-bip” rất, chẳng thế mà thấy ngài gắp, chấm lia lịa gần trọn… đĩa!
      Vừa miệng thì ăn, chả sao!
      Chỉ có điều :
      “tương ăn vào miệng thì ngon
      nếu để tung toé, liệu còn… hehe!!! “

  4. Lão Ngoan Đồng says:

    Dear Tonydo,

    Rất thích bình loạn linh tinh với ông bạn già. Xin hầu tíêp một vài chiêu số vừa mới đọc của bạn già nhé (Tonydo says: 19/02/2014 at 23:38)

    1/
    Bàn về tác phẩm Sông Đông êm đềm của Mikhail Sholokhov

    [trích]
    (..) cũng là bộ sách em đã say mê đọc nó thâu đêm. Ngày nay lớn tuổi, cố nhưng đọc lại không vô. Ngay cả phim của hai tác phẩm trên… cũng hàng, không coi đuợc.
    [hết trích]

    Luận về cái thích thì thường thay đổi theo thòi gian, lúc trẻ so với lúc già rất khác nhau. Giờ mà đọc lại các tác phẩm của Tự Lực văn đoàn mình thấy nó làm sao ấy ! Xã hội giờ khác xưa quá nhiều, nên đọc không còn xúc động như xưa nữa.

    Nhưng đọc Vũ Trọng Phụng, như Giông Tố, thì vẫn xúc động như thường ! Tại sao ư ?
    Văn chương hiện thực xã hội và xã hội thời nay vẫn còn cảnh người bóc lột người rất đậm nét, cũng như đám cơ hội chủ nghĩa, với cảnh “chó nhảy bàn độc” nắm quyền tác oai tác quái như Nghị Hách chẳng hạn.
    Chả thế mà khi tả Vũ Trọng Phụng, Xuân Sách rất khéo léo trong CHÂN DUNG 100 NHÀ VĂN:

    Đã qua đi một thời giông tố
    Qua một thời cơm thầy cơm cô
    Còn để lại những thằng Xuân tóc đỏ
    Vẫn nghênh ngang cho đến tận bây giờ.

    2/
    [trích]
    Luận mãi mới biết là tại vì khi đã xem The Good, the Bad and the Ugly thì mấy anh chàng Cô-Dắc của phim trường Nga chẳng ăn thua gì cả. Dẫn vậy để đàn anh hiểu ý em là, cái Văn Hoá của một Sắc dân là cái quyết định tồn vong cho Dân Tộc đó.
    Người Mỹ không có cái Văn Hoá dài dòng, lôi thôi, còn gọi là Văn chương gạch đầu dòng nên họ thực tế, uyển chuyển, người dân thì tin tưởng ở Lãnh Đạo và Lãnh Đạo thì làm bạc cả tóc cho dân.v.v.
    [hết trích]

    Theo tôi phần đông là thói quen. Sống trong miền Nam, tôi không ưa cách làm phim kéo dài nhiều tập của thời Liên Xô, như bộ phim Chiến Tranh và Hoà Bình, hay Sông Đông Êm Đềm …, bởi mình quen coi cách làm phim rút gọn lại thành một tập dài khoảng 3 giờ là tối đa, như phương Tây thực hiện các phim dẫn xuất từ các tiểu thuyết nổi tiếng của CS hay tư bản. Điển hình như Chiến Tranh và Hoà Bình, dựa theo tác phẩm của Leon Tolstoi, Nga; Dr. Zhivago, Boris Pasternak, Nga; Cuốn Theo Chìêu Gió, Margaret Mitchell, Mỹ; Giờ Thứ Hai Mươi Lăm, Virgil Gheoghiu, Lỗ Ma Ni …

    Đọc truyện tiểu thuyết Nga loại này cũng thế, dài dòng, lắm nhân vật, không thể nhớ sao cho hết được.

    Tuy nhiên sống với CS một thời gian dài (75-85), không có cái gì mới để đọc, đành đọc và xem của CS, lâu dần thấy quen và nhận xét họ có cái nhìn khác bên tư bản ! Mình chấp nhận được hay không và chấp nhận được bao nhiêu là chuyện từng cá nhân. Tuy nhiên mình mở rộng tầm mắt là, trên thế gian này rất đa dạng ! Ra hải ngoại mình lại mở rộng tầm mắt hơn nữa, nhất là được di đây đi đó nhiều, lại thêm cách mạng thông tin ….

    Cho nên tôi nghĩ bạn già sống lâu ở Mỹ, bắt đầu thấm cái văn hóa thực dụng của Mỹ, thấy thích hơn cái cũ là chuyện dễ hiểu.

    Nhân đây tôi cũng có nhận xét riêng, tôi xem những phim bọn Pháp thực hiện có dính dáng đến VN, (như Người Tình (L’ Amant; The Lover); Đông Dương (Indochina); Điện Biên Phủ), cho tôi cảm xúc sâu đậm hơn là phim Mỹ (như Trời và Đất (Heaven and Earth), dựa theo tiểu thuyết Khi Đất Trời Đảo Lộn / When Heaven and Earth Changed Places của Phùng Thị Lệ Lý aka Le Ly Hayslip; Trung đội (Platoon); Apocalypse Now …), thường nhuốm mùi tuyên truyền, dù được thực hiện bởi các nhà đạo diễn nặng ký và được khen ngợi hay đoạt giải.

    Cũng nói thêm là hình như chỉ có phim Mỹ dính tới chiến tranh Việt Nam mới thế, chứ bọn Mỹ làm rất nhìều phim hay về các cuộc chiến tranh khác, như The Longest Day, Save The Private Ryan, The Brigde on The River Kwai, The Gun of Navarone, Captain Corelli’s Mandolin …

    Đọc những truyện dài mang tính dã sử (faction = facts + fictions) của các đại văn hào Nga, mình cần làm quen nhiều về lịch sử. Chả khác nào đọc truyện giả sử của Tàu, như Đông Châu Liệt Quốc, Phong Thần, Tam Quốc Chí, Thủy Hử … nếu không nắm vững lịch sử Tàu thì sẽ rối tít mù lên.

    Dr Zhivago cho ta cái nhìn của nước Nga thời CS của một trí thức xuât phát từ giai cấp trung lưu, ở thành thị mà CS xếp hạng là “tạch-tạch-xè”, ám chỉ đám trí thức tiểu tư sản ở thành thị.

    Còn Sông Đông Êm Đềm là cái nhìn của giới nông dân ở một địa phương, đó là giống dân Cô-Dắc ở vùng sông Đông (đúng hơn một địa phương trong vùng sông Đông).

    Vừa qua xem Opening ceremony thế vận mùa đông Sochi 2014 Ban Tổ chức Nga cho ta cái nhìn khác khá mới lạ về thời kỳ CS ở nước họ ! Họ xem đó là thời kỳ kỹ nghệ hoá nước Nga, biểu tượng chính là chiếc xe lửa (làm tôi liên tưởng đên tay sinh viên theo CS sau thành một lãnh tụ CS rất sắt máu, chuyên dùng xe lửa bọc săt làm tổng hành dinh. Đó là một nhân vật phụ, là chồng của người tình Lara của bác sĩ Zhivago, cũng là người được Zhivago cứu chữa khi bị thương do biểu tình chống Sa hoàng ở Moscow)

    Nói tóm lại, Nga và Tàu là hai nước lớn, đông dân, lịch sử khá rắc rối, sản sinh ra lắm anh tài, nhất là ở địa hạt văn chương. Dân Nga và dân Tàu có biệt tài thi vị hóa lịch sử nước họ, nhất là dân Tàu từ ngàn xưa, với đầy những tưởng tượng phong phú. Nói thực lịch sử và văn hóa của họ rất dồi dào, cho dù chưa văn minh bằng các nước hàng đàu trên thế giới, nhưng tài nguyên và tiềm lực còn nhiều lắm. Một khi có dân chủ tự do chắc chắn sẽ tiến nhanh và tiến rất xa.

    3/

    [trich]

    Cứ nhìn kỳ hỏi ý kiến dân lần vừa qua của đảng CS thì mọi người đều hiểu là cái Văn Hoá của dân ta nó là vậy thì Đất Nước ta không cách gì thoát ra được ảnh hưởng của người Tầu.
    Thế giới chuyển mình như thế mà người CS, VN ta vẫn không chịu đổi tên đảng, tên nước và vẫn cố lỳ giữ lại lá cờ đã làm có tới gần cả chục triệu người chết oan uổng.
    (…)
    Còn bảo chơi với Mỹ thì cũng từ chết tới bị thương, có lẽ cũng có cơ sở, nhưng chơi với Tàu thì chắc chắn sẽ thành quận Giao Chỉ không xa.
    [hết trích]

    Tôi thiết nghĩ bạn già từng nghe mãi là, CS GIÁO ĐIỀU, DUY Ý CHÍ, nên cứng nhắc, hệ quả là thoái bộ, bởi lạc hậu; trong khi tư bản rất “flexible”, nên đã biết tự sửa chữa để thích nghi với hoàn cảnh mới, nên không còn mang bộ mặt gớm ghiếc bóc lột công nhân như thời cách mang kỹ nghệ của mấy trăm năm trước, vào thời Mác đang sống.

    Càng ngày CS càng mang bộ mặt phản tiến bộ, phản bội tầng lớp vô sản mà họ cho mình là đại diện. Cán bộ CS không có kinh nghiệm trong thời bình xây dựng đất nước, bởi cái lý thuyết thặng dư trong kinh tế của CS sai bét. Kinh tế chỉ huy lại bộc lộ ra nhiều yếu kém, nhưng cán bộ lại cứ khư khư bám lấy lý thuyết của ông tổ CS là Mác. Kết cục cán bộ CS vừa làm vừa học, nhưng lại như một lũ mù câm què và điếc cứ thế dắt díu nhau mà đi trong đêm trường tăm tối. Bởi thế người dân mới chế nhạo: SAI ĐÂU SỬA ĐÓ, CÀNG SỬA CÀNG SAI, CÀNG SAI CÀNG SỬA … Điển hình như vụ Cải cách ruộng đất ở ngoài Bắc năm 1954, sau khi sai quá xá bèn cho ban hành chính sách gọi là “sửa sai”, nhưng lại tạo ra một đám nạn nhân mới ! Hợp tác nông nghiệp ngoài Bắc đã thất bại, vì thu hoạch xút kém so với trong Nam; nhưng sau 1975 vẫn mang áp dụng vào trong Nam, nên gặp chống đối dữ dội. May mà nổ ra Chíên tranh Biên giới với Miên và Tàu trong các năm 1978, 79 và kéo dài âm ỉ trong khoảng 10 năm, cho nên vỡ kế hoạch hợp tác nông nghiệp. Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh cũng thất bại nhưng vẫn duy ý chí nhất định xoá sổ năm thành phần kinh tế để chỉ còn hai thành phần là quóc doanh và hợp doanh …

    Tóm lại, bọn lãnh đạo CS chỉ có tài nói phét và mị dân, cũng như biết cách (nói đúng ra là nhẫn tâm) đàn áp mọi tíêng nói phản đối lại chúng, reo rắc nỗi sợ hãi trong đại chúng, khiến họ phải phục tùng vô đìêu kiện.

    Còn các đảng phái quốc gia chống Cộng, nói thực lòng theo tôi, họ không chịu trau dồi kiến thức để mở rông tầm mắt, trái lại họ luôn luôn cao ngạo chả kém gì bọn CS, cho rằng chính nghĩa ở trong tay ta, ta tài ba hơn, để rồi chẳng hiểu rõ thật sự về đối phương ra sao. Hệ qủa không nối kết được với các nạn nhân CS như mình đã và đang sống hay lớn lên trong môi trường CS. Chính vì thế họ đã góp phần tạo nên BI KỊCH VIỆT NAM !

    Điều căn bản là hợp quần gây sức mạnh, tức phải tạo ra một đồng thuận dân tốc trong nét lớn. Chẳng hạn mục tiêu chinh yếu là DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN, còn ngoài ra đều là chi tiết nhỏ nhặt, thí dụ quốc ca, quốc kỳ … Ai thích chọn cái gì cứ việc chọn, nhưng căn bản là chống độc tài đảng trị ! Sau khi đánh bại CS, ta sẽ tính đến chuyện soan thảo hiến pháp, trong đó có những qui định cho quốc ca, quốc kỳ ở thời kỳ hậu CS.

    Một khi ta mạnh thì dẽ dàng tranh thủ được sự giúp đỡ của quốc tế. Chúng ta mà yếu hơn CS thì bọn họ chơi với CS có lợi hơn chơi với ta, nhất là khi CS đang nắm quyền, chơi với CS lợi hơn

    Tạm thời như thế nhé bạn già.

    LNĐ

  5. tonydo says:

    Kính Lão Ngoan Đồng và ngài Vb!
    Ngày nay ở trong nước từ quan to cho đến dân quèn nếu được hỏi, đều muôn người như một là Tầu không tốt, Tầu nó đểu, Tầu nó ác, Tầu nó giết mình về lâu về dài, lôi thôi là nó tiêm thuốc độc hay bỏ thuốc trừ sâu vô thức ăn.v.v.
    Ấy vậy nhưng hàng hoá của Tầu vẫn tràn ngập thị trường của ta, vẫn 16 chữ vàng, vẫn bốn tốt, thế mới lạ chứ?
    Các đồng chí ngoại giao khi được cử đi làm đại sứ thì luôn được dặn: Nếu tới Mỹ thì phải cẩn thận vì nó hay gài máy ghi hình và đài nghe lén, còn đi TQ thì khi ăn uống, tiệc tùng chỉ gắp sau người ta và đặc biệt là Mao Đài Tửu thì không được uống ly đã rót sẵn.v.v. Vì khi xong nhiệm kỳ trở về nước có người đã bị tưng tửng, có người điên nữa.
    Khoảng những năm 69 trở đi, các đồng chí Khơ Me đỏ ra mặt theo Tầu và quậy chúng tôi, kể cả ăn cắp súng đạn, nhiều khi thịt bộ đội ta đi lẻ.v.v.
    Một lần nghe báo có vài đồng chí bị họ bắt, chúng tôi tới giải cứu và phát hiện trong nhóm họ có một anh Tầu (không phải Tầu Phờ Nông Pênh vì nói tiếng Miên không rành). Tra hỏi, kể cả dọa nạt mới biết anh ta là bộ đội bác Mao.
    Vì vậy ngày nào Quân Dân Việt Nam Anh Hùng ta còn dính dáng với các đồng chí anh em hậu duệ của ngài Mèo Trắng Mèo Đen thì muôn đời lệ thủy, chẳng có khá được.
    Kính.

    • DâM TiêN says:

      Vậy kính thưa, tui, đời lính giang hồ Pleiku, Tà Lơn…

      Tôi nhỡ mà được…một eng Rose de Chine yêu dấu,

      thì tui phải làm cái chi , bỏ thì thương, vương thì tội.

      Hay là, mềnh giao ban TonyDo..nuôi giùm yêu giùm ?

      Hổng piết cổ có chịu mùi… hầm bí mật của chàng 0 ?

      • tonydo says:

        Kính Đàn Anh chiến hữu quan Sáu.
        Chúng ta lên mạng này để bàn chuyện Đả Trung diệt Cộng, hà cớ gì đại ca lại nói tới Rosa Chinensis Viridiflora, nho nhỏ xinh xinh?
        Chắc lại nhớ chuyện Trọng Thủy Mỵ Châu thời xa lắc, xa lơ.
        Dù gì thì Hoa là một chuyện, diệt Cộng hay phù Cộng lại là chuyện khác.
        Tổ Quốc hay là chết! Chúng ta nhất định thắng…..(Hồ Chí Minh)…Ở Mỹ..
        Xin quan bác giữ gìn sức khoẻ. Ngày trở về sạch bóng Việt Cộng là không còn xa nữa. Giỏi lắm Cộng Phỉ cũng chỉ trụ được dăm ba chục mùa tuyết phủ nữa là cùng.
        Kính.

      • DâM TiêN says:

        Thân chào đồng sàng dị mộng! Thân chào đồng mà chưa hợp!

        Này ơi, Trung sĩ DâM tui nghi nghi cái câu mà bác Hồ của Tonydo
        phán…phét ,” Tổ quốc hay là…chệt !” Boác có tổ quốc tổ cò con
        bà gì, bác nói bác chêt là đi thăm ông Mác ông Lê mà..

        Hay là bác khôn lanh dấu mặt đó, Bác đã tuyên thệ gia nhập
        OSS năm 1941 bên Tàu mà. Tài liệu OSS ghi minh bạch zõ
        zàng ! Vì sao Đảng ta không cải chánh? Báccủa Tonydo là gián
        diệp cho Mỹ hơn là cho Nga Hoa , nhẩy? Con ngụa Troie, hỉ ?

        Ối blời ui ! blời ui! Đại tuyên GIÁO TOnydo lại cho Đảng ta sống
        thêm những vài ba chục mùa trăng tròn nữa, hơi nhiều đấy !
        Tonydo muốn, nhưng MỸ nó KHÔNG muốn như rứa đâu, phải
        chăng ngài Tư Xoang, Long An, và cháu Phương Uyên ?…

        Sao mà Tuyên GIÁO Tonydo ăn nói ” lẳng lơ ” thế. (Trg sĩ DâM)

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Blogger Phương Bích
      Thứ Sáu, tháng 2 14, 2014

      KHỐN NẠN VÀ KHỐN KHỔ.

      Thằng giàu chửi Mỹ nhưng thích dùng hàng Mỹ (hãnh diện là đằng khác)

      Thằng nghèo chửi Tàu nhưng phải dùng hàng Tàu (vừa dùng vừa chửi)

      Một thằng khốn nạn, một thằng khốn khổ.
      ======

      Còm

      Nặc danh
      14 tháng 02 năm 2014

      Thằng quan chê Mỹ nhưng lại đem con sang Mỹ sinh sống
      Thằng dân ghét Tàu nhưng lại phải để con(gái)sang Tàu kiếm cơm

      Lão Ngoan Đồng
      15 tháng 02 năm 2014

      NGHỊCH LÝ THỜI ĐỒ ĐỂU !

      Đảng và nhà nước ta yêu nước chống Tàu, nhưng tiếp tục dâng đất dâng biển đảo cho Tàu và nghe Tàu răm rắp

      Dân ta ghét Tàu bành trướng, nhưng phải mua hàng Tàu …. cũng vì nghèo, dù biết rõ hàng Tàu là hàng sida, hàng dzởm; phải gả con gái cho Tàu dù biết là khổ và bị ngược đãi … cũng vì nghèo (trong khi quan ta dùng hàng hiệu tư bản và gả con cho Tây cho Mỹ)

      Dân biểu tình hay tỏ thái độ nào đó chống Tàu, bị đảng và nhà nước ta đàn áp tới số luôn.

      Đàng và nhà nước ta mua máy bay và tàu nổi tàu chìm của Liên Xô và tư bản (Canada, Hòa Lan …) nhưng lại không bảo vệ nổi dân đánh cá ta, cứ để mặc “Tàu lạ” (nhưng quen) hoành hành ở Biển Đông như chốn không người.
      Nghe nói vũ khí tối tân ấy sẽ chỉ dùng để đàn áp nếu dân nổi dậy chống chính quyền, như Cách mạng Hoa Lài ở Trung Đông và Bắc Phi !
      Nghe thế biết vậy, mà hình như thế thật đó. Bởi Bắc Kinh bảo sao Hà Nội vâng theo hết loạt. Năm nay không tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa và chiến tranh Biên giới Hoa Việt 1979, do Tàu yêu cầu Ta không làm.

      Lão Ngoan Đồng
      15 tháng 02 năm 2014

      NHÌN TỪ XA ..TỔ QUỐC

      Nguyễn Duy

      (…)

      Xứ sở kỷ cương
      sao thật lắm thứ vua
      vua mánh – vua lừa – vua chôm – vua chỉa
      vua không ngai – vua choai choai – vua nhỏ…
      Lãnh chúa xứ quân san sát vùng cát cứ
      lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa
      Luật pháp như đùa như có như không có
      một người đi chật cả con đường
      Ai ?
      không ai
      Vết bầm đen gập vuông thước thợ
      *
      ?…
      ?…
      ?…
      *
      Ai ?
      Ai ?
      Ai ?
      Không ai !
      Không ai !
      Không ai !
      Tự vấn – mỏi
      vết bầm đen còng còng dấu hỏi
      *
      Thôi thì ta trở về
      còn trang giấy trắng tinh chưa băng hoại
      còn chút gì le lói ở trong lòng

      • HOA NGÀN says:

        NGHỊCH LÝ

        Ở đời nghịch lý là thường
        Đời không nghịch lý khác thường dễ chi
        Vậy nên cứ đó mà suy
        Đừng tin thì có lấy gì mà lo
        Như câu Nam bộ thẳng chò
        “Vậy mà không vậy” hay ho quá trời !

        NGÀN HOA
        (19/02/14)

      • tonydo says:

        KHỐN NẠN và KHỐN KHỔ. Lão Ngoan Đồng bảo thế.
        Em chợt nhớ tới tiểu thuyết Những kẻ khốn nạn hoặc Những người khốn khổ của Victor Hugo mà hồi trẻ say mê đến độ phải lạy lục bạn bè để được mượn về đọc vội, đọc vàng.
        Lần trước đàn anh có nhắc tới tác phẩm Sông Đông êm đềm của Mikhail Sholokhov, cũng là bộ sách em đã say mê đọc nó thâu đêm.
        Ngày nay lớn tuổi, cố nhưng đọc lại không vô. Ngay cả phim của hai tác phẩm trên… cũng hàng, không coi đuợc.
        Luận mãi mới biết là tại vì khi đã xem The Good, the Bad and the Ugly thì mấy anh chàng Cô-Dắc của phim trường Nga chẳng ăn thua gì cả.
        Dẫn vậy để đàn anh hiểu ý em là, cái Văn Hoá của một Sắc dân là cái quyết định tồn vong cho Dân Tộc đó.
        Người Mỹ không có cái Văn Hoá dài dòng, lôi thôi, còn gọi là Văn chương gạch đầu dòng nên họ thực tế, uyển chuyển, người dân thì tin tưởng ở Lãnh Đạo và Lãnh Đạo thì làm bạc cả tóc cho dân.v.v.
        Cứ nhìn kỳ hỏi ý kiến dân lần vừa qua của đảng CS thì mọi người đều hiểu là cái Văn Hoá của dân ta nó là vậy thì Đất Nước ta không cách gì thoát ra được ảnh hưởng của người Tầu.
        Thế giới chuyển mình như thế mà người CS, VN ta vẫn không chịu đổi tên đảng, tên nước và vẫn cố lỳ giữ lại lá cờ đã làm có tới gần cả chục triệu người chết oan uổng.
        Ừ thì điều bốn hiến pháp nó có quá nguy hiểm cho sự tồn vong cũng như sinh mạng, tài sản của những người CS, nhưng những điều trên và thay đổi luật đất đai cho rõ ràng hoặc luật biểu tình cho minh bạch.v.v. thì đâu có ảnh hưởng gì lớn mà vẫn không chịu.
        Còn bảo chơi với Mỹ thì cũng từ chết tới bị thương, có lẽ cũng có cơ sở, nhưng chơi với Tàu thì chắc chắn sẽ thành quận Giao Chỉ không xa.
        Kính đàn anh, Lão Ngoan Đồng.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Bloggger PHƯƠNG BÍCH
      Thứ Sáu, tháng 2 14, 2014

      KHÔN NHÀ DẠI CHỢ !

      Rõ ràng cùng là kẻ xâm lược.

      Thời gian:
      - Mỹ: hơn 8 năm. 1965 – 1973 (đã chỉnh sửa)
      - Tàu: Làm tròn là ngàn năm

      Số lần:
      - Mỹ: 1 lần – cách đây 39 năm
      - Tàu: Nhiều đời – lần cuối cách đây 34 năm

      Không gian:
      - Mỹ: ở bên kia bán cầu
      - Tàu: sát nách

      MK! Thế lực thù địch sát nách không lo, cứ lo thế lực thù địch ở bên kia bán cầu.

      MK lần nữa.

      Có bạn bảo: Thế lực thù địch đối với “các cụ” là những ý kiến trái chiều của người dân trong nước.

      Theo các cụ ngày xưa bảo, thì thế gọi là khôn nhà dại chợ các bác nhỉ?

      ====

      “Còm” của Dân Đen
      14 tháng 02 năm 2014

      Ngày xưa, thần Kim Quy nói: “Kẻ thù ở sau lưng nhà vua đó.”

      Thần Kim Quy bây giờ có còn, sẽ thở dài: “Địch đâu phải ở Bejing hay ở Washington. Địch hiện ở trong Ba Đình dó.”

      ====

      Lão Ngoan Đồng
      15 tháng 02 năm 2014

      From: luongtuyennguyen
      Một câu hỏi được đặt ra là với lực lương vài trăm ngàn quân cùng đại pháo, xe tăng quân TC phải vài tháng để sửa soạn tập trung ở vùng gần biên giới. Thế mà phía VN lại bị đánh bất ngờ.

      ======

      Bravo anh Tuyền đã đọc kỹ các tài liệu để théc méc đặt câu hỏi thật đứng đắn !

      1/
      Trong thời nội chiến bọn CS luôn luôn CHỦ ĐỘNG trong mọi toan tính từ chiến thuật đến chiến lược, cho nên miền Nam đã đại bại.
      Thậm chi chuyện bọn Mỹ cho biệt kích đánh ra Bắc ở trại tù Sơn Tây để giải cứu tù binh Mỹ mà CS biết và đã sớm cho dời tù binh đi, nên bọn Mỹ hổng cẳng.

      Tại sao trong trận chiến biên giới với Tàu cộng CSVN lại dở tệ tthế ?

      Nên nhớ bộ máy chiến tranh của CSVN vẫn còn sống nguyên bầy đàn cả lũ. Đồng thời khí thế còn cao và kinh nghiệm chiến trường còn nhiều, bởi bộ đội VN mới chỉ ngưng tay súng khoảng 5 năm thôi (1975-1979).
      Trong khi bọn Tàu về quân sự dĩ nhiên kém xa phía Ta (CS) về nhiều mặt từ vũ khí cho đến kinh nghiệm chiến đấu. Chính vì thế bọn nó không chơi đánh hợp đồng binh chủng rộng rãi (bộ binh + pháo binh+ thiết giáp + không quân), mà chỉ dùng bộ binh và pháo binh với thiết giáp.

      Tình hình về mặt ngoại giao và chính trị đã vô cùng căng thẳng trước khi nổ súng nhiều tháng trước. Đặng Tiểu Bình hăm he nhiều lần sẽ đánh, thế mà vẫn bị bất ngờ!
      ĐTB cần chuẩn bị dư luận quần chúng thế giới. Phải tạo cho CSVN một bộ mặt gớm ghiếc, như DTB gọi VN là “bọn côn đồ”, vong ân bội nghĩa ăn cháo đá bát và lại là tên TIỂU BÁ VÙNG, nuôi giấc mộng xâm lăng lân bang Miên và Lào. Vả chăng CS Ta mới ký hiệp ước tương trợ về quân sự với LX, cho nên DTB cũng hơi bị e ngại.

      Nói ngắn gọn CS Ta phải thấy rõ tình hình ngày một nóng lên và chiến tranh là điểu không tránh khỏi.
      Rồi như anh Tuyền đề cập, bọn CS Tàu tập trung quân số đông đảo ở biên giới như thế mà ko biết là sao ?
      Buồn cười nhất là phía dân ở Lào Kay và một số nơi thấy xe tăng treo cờ đỏ sao vàng ngụy trang của Tàu lại tưởng là phe ta, nên vẫy tay chào hoan hô ! Như thế CS Ta không hề chuẩn bị tâm lý quần chúng vùng biên giới chút nào hết. Thời nội chiến báo đài “phỏng giái miền Nam” ngày đêm ra rả tuyên truyền và chửi Mỹ Ngụy tắt bếp luôn.

      Lẽ ra Hà Nội phải làm động tác giả tức thời là ban lệnh TỔNG ĐỘNG VIÊN, thì chắc chắc bọn Tàu thấy phe ta chuẩn bị sẵn sàng với khí thế trào dâng, sẽ không dám khai chiến nữa, em cho là thế đó anh Tuyền.

      Nói tóm lại, thời nội chiến CS Ta xâm nhập vào guồng máy của phe quốc gia khắp nơi, từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở, cho nên nhất cử nhất động phe quốc gia đều biết . Thứ hai có bọn gián điệp và tình báo phe “xã hội chủ nghĩa anh em”, trong đó có bọn Nga, Tàu cũng như bọn Ba Lan nằm trong cơ cấu ủy hội quốc tế kiểm soát đình chiến. Rồi cũng không chừng có thêm thành phần bồ câu chủ hòa phản chiến của Mỹ giúp sức nữa, nên bọn Mỹ cũng bị bất ngờ nhiều phen với CS Ta.

      2/
      Nhưng khi xung đột Hoa Việt thì mọi lợi thế trên ko còn nữa, CS Ta trở nên ĐUI MÙ.

      Thêm một yếu tố khác nữa làm CS Ta thông manh hơn bao giờ hết là, CS Ta CHƯA TIÊU HÓA NỔI CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI VÀ BẤT NGỜ tháng 4 năm 1975 !
      Bọn nó cứ nghĩ mình là giỏi là vô địch, kẻ thù nào cũng đánh thắng hết. Rồi nay lại được thêm LX hứa giúp về khoa học kỹ thuật cao, rồi liên minh quân sự (có chân trong khối Varsovie) kinh tế (trong khối Comecon) !

      Ai dè LX không ra mặt giúp để tạo thanh thế, kể cả sau này trong hải chiến Trường Sa. Có lẽ vi thế mà mới gần đây Putin ve vãn muốn trở lại Cam Ranh, nhưng Tấn Dzũng không mặn mòi như xưa nữa, hơn là sợ làm mích lòng thằng Tàu cộng thì phải.

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y trị :-) !

    • Lão Ngoan Đồng says:

      NGHỊCH LÝ THỜI ĐỒ ĐỂU !

      Đảng và nhà nước ta yêu nước chống Tàu, nhưng tiếp tục dâng đất dâng biển đảo cho Tàu và nghe Tàu răm rắp

      Dân ta ghét Tàu bành trướng, nhưng phải mua hàng Tàu …. cũng vì nghèo, dù biết rõ hàng Tàu là hàng sida, hàng dzởm; phải gả con gái cho Tàu dù biết là khổ và bị ngược đãi … cũng vì nghèo (trong khi quan ta dùng hàng hiệu tư bản và gả con cho Tây cho Mỹ)

      Dân biểu tình hay tỏ thái độ nào đó chống Tàu, bị đảng và nhà nước ta đàn áp tới số luôn.

      Đàng và nhà nước ta mua máy bay và tàu nổi tàu chìm của Liên Xô và tư bản (Canada, Hòa Lan …) nhưng lại không bảo vệ nổi dân đánh cá ta, cứ để mặc “Tàu lạ” (nhưng quen) hoành hành ở Biển Đông như chốn không người.
      Nghe nói vũ khí tối tân ấy sẽ chỉ dùng để đàn áp nếu dân nổi dậy chống chính quyền, như Cách mạng Hoa Lài ở Trung Đông và Bắc Phi !
      Nghe thế biết vậy, mà hình như thế thật đó. Bởi Bắc Kinh bảo sao Hà Nội vâng theo hết loạt. Năm nay không tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa và chiến tranh Biên giới Hoa Việt 1979, do Tàu yêu cầu Ta không làm.

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y trị :-) !

  6. GIÓ NGÀN says:

    QUAN TRƯỜNG VÀ LỊCH SỬ

    Ngàn xưa đã có quan trường
    Khiến làm lịch sử chỉ thường ăn theo
    Quan trường ai biết lúc nghèo
    Đến khi phú quý mới thành nên danh
    Khởi nguyên dân bét rành rành
    Khi đầy quyền lực lại thành oai phong
    Lệnh ra vâng dạ lung tung
    Chỉ vua mới khiển được bao quan trường
    Ấy vì vua vẫn còn ngồi
    Người người tâng bốc một trời vang danh
    Còn khi vua đã sụm xong
    Dễ chi ai muốn khen lao nửa lời
    Lại thêm thời buổi tơi bời
    Ánh huỳnh le lói vạn người bốc thơm
    Áo xiêm phò mã ai hơn
    Khen người tốt áo có hơn chi nào

    NÚI NGÀN
    (14/02/14)

  7. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa bà con,

    Lần dấu theo ông Võ Văn Kiệt, có bí danh anh Sáu Dân, tôi thật thích thú trước những bài viết ca tụng anh Sáu Dân bằng những từ ngữ có cánh ! Điển hình như bài báo TỪ CUỘC ĐIỆN THOẠI CỦA ANH SÁU DÂN của Võ Bá Cường (VBC) http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=18360

    Võ Bá Cường gây ấn tượng về cách xử thế của Võ Văn Kiệt với trí thức như kiến trúc sư văn nghệ sĩ, trí thức tầm cỡ như kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (cảm động nhất là cảnh mài mực cho ông Thụ vẽ cảnh vinh Hạ Long), nhất là rất chi tình với các văn nghệ sĩ.
    Nào là cho người xây nhà cho nhà văn Sơn Nam và cho tiền ông này; cấp ô tô con cho bà Phùng Há, rồi nhưởng luôn chỗ an táng cho bà …
    Chính vì thế mà đám văn nghệ sĩ bu quanh ông đen nghẹt. Điểm mặt trong đó có Trịnh Công Sơn, Trần Long Ẩn, Nguyễn Quang Sàng, Nguyễn Duy … hay ăn nhậu với anh Sáu (chuyện này tôi đã biết khi tiếp xúc gián tiếp với nhà thơ Nguyễn Duy, qua băng hình video quay khi ND họp mặt với anh em tị nan gốc Đông Âu ở Đức).

    VBC viết theo lời kể của Lê Văn Nuôi, một tay nằm vùng mang danh là học sinh trường kỹ thuật Cao Thắng hồi trước 1975. Nuôi nắm mặt học sinh, kết hợp với Huỳnh Tấn Mẫm nắm sinh viên:

    [trích]
    Gặp gỡ các nhà văn ngày đầu giải phóng Nguyễn Duy đã mạnh dạn đọc bài thơ “Đánh thức tiềm lực”. Một bài thơ có tính độc đáo chỉ ra mọi kém cỏi của những nhà quản lý đất nước. Duy đọc xong lo lắng. Không hiểu chú Sáu có “xử” không? Chú im lặng. Chỉ khen một tiếng “hay” ít lâu sau báo Tuổi trẻ in và không có phiền phức gì đến với tác giả. Vở kịch “Tôi và chúng ta” không được Hà Nội đón nhận vì Lưu Quang Vũ chỉ trích nặng nề thói quan liêu, kẻ cả trù úm người tốt của một số cán bộ tổ chức thoái hóa. Ông Sáu cùng hội sân khấu Thành phố ngồi duyệt rồi ông chỉ đạo cho thành phố Sài Gòn diễn: “Ai nói gì tôi xin chịu trách nhiệm” (Lê Văn Nuôi)
    [hết trích]

    Thực chất Nguyễn Duy là con đẻ của mái trường xã nghĩa, đã khôn ngoan sớm dời nhà vào trong Nam từ đấu năm 1976.
    ND là bộ đội thông tin hữu tuyến; từng có mặt ở chíến trường B năm 1972 và vào đến Đông Hà anh đã nhặt nhạnh được ở Ngọc Hà tinh xá một số sách miền Nam, trong đó có thơ Bùi Giáng, Ca Khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn, Niềm Vui Mặt Trời Mọc của Nguyên Vũ, tập thơ Hãy Đưa Tôi Ra Bờ Sông của Nguyên Sa, trong đó ND thích nhất bài thơ CHO THUÊ.
    ND đã nổi tiếng trước 1975 và có bài thơ TRE XANH, hình như được đưa vào sách giáo khoa. Xin tạm trích vài câu đầu bài thơ này để bà con ta kiểm chứng lại nhé

    Tre xanh xanh tự bao giờ
    truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

    Thân gầy guộc lá mong manh
    mà sao nên lũy nên thành tre ơi
    ở đâu tre cũng xanh tươi
    cho dù đất sỏi dất vôi bạc màu

    Có gì đâu, có gì đâu
    mỡ màu ít chắc dồn lâu hóa nhiều
    rễ xiên không ngại đất nghèo
    tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

    Vươn mình trong gió tre đu
    cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
    yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
    tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
    (…)

    Cũng chính ND cho hay khi anh có thói tật lạ đời:
    “Có những lúc đang làm thơ thật suông sẻ, tôi lại làm ra những câu thơ trăn trở, nặng nề. Ngay từ năm 1973 tôi đã viết bài thơ “gÂy sự” đầu tiên và tôi đã gặp khó khăn tức thời từ phía những người lãnh đạo. Đó là bài “NHÀ THƠ VÀ CCẢNH NGHÈO”, sau này đem in đổi lại thành “THƠ TẶNG NGƯỜI ĂN MÀY”
    Năm ấy là năm Qúi Sửu 1973, có một trận lụt rất lớn ở ngoài Bắc, vỡ đê sông Đuống, còn ở Thanh Hoá quê tôi lụt trắng đồng. Những nông dân đổ ra thành thị để xin ăn rất đông. Có người mang cả con đi cho. Lúc đó tôi là nhà thơ trẻ. lại đang rất nổi tiếng, nhờ mới đoạt giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ, do ông Hoài Thanh làm chủ tịch hội đồng giám khảo. Khi gặp tình cảnh những người ăn mày ấy, tôi làm bài thơ trên. Tôi lấy từ cao dao “Ăn mày là ai ? Ăn mày là ta ! Đói cơm rách áo hóa ra ăn mày” để làm đề từ cho bài thơ ấy.

    Sân ga Thanh Hoá chiều mưa đó
    một người mẹ dắt con
    một em bé mắt tròn đen lay láy

    Một bàn tay chìa ra run rẩy
    lời thều thào như nói với riêng tôi
    hỡi các bà, các ông, các anh, các chị
    ai làm ơn nuôi cháu nên người ?

    Tôi trả lời thề nào với cái nhìn đen lay láy
    với bàn tay run rẩy chìa ra đấy
    tôi nhận ra bàn tay vàng móng đó
    tay cấy cày làm hột gạo nuôi tôi

    Bây giờ đồng trắng nước trôi
    bàn tay xỉa vào mặt tôi gấp gáp
    hay là chính mẹ tôi từ trong lòng đất
    rắc đất lên thử lòng tôi chăng ?

    Tôi dấu mặt vào giữa đám đông
    đám đông chảy như một dòng nước siết
    chả lẽ moi ra một nhúm ngôn từ đẹp
    trả vào cái lòng bàn tay
    trũng như đồng chiêm
    dang ngửa lên

    Nhận về nuôi giúp mẹ đứa bé em
    chữ nghĩa tôi không sàng thành gạo
    trong túi còn lạo xạo dăm bài thơ

    Như đứa con bất hiếu tôi quay đi
    xin nhận lấy tròn đen hai con mắt
    hai con mắt trẻ thơ
    thành hai con ong đất
    đào thịt chui vào ngực tôi
    hai con ong tôi xin tự nguyện nuôi
    để cho mũi nọc ong độc địa
    xâm lên vách tim tôi
    một dòng mỉa mai:
    cám ơn lòng nhân ái của nhà thơ !

    (còn tiếp)

  8. DâM TiêN says:

    Ới ơi, chiện lọa vô cùng mây xanh như ri rà : kẻ nào đã ” chiêu hồi” ông
    Giá sống Võ Văn KIỆT vậy cà ? Có phải là một tay…Rau Muống không?

    Có nhẽ, có lẽ…aai vậy? ai ? ai ai ?

    Thì còn ai trồng khoai đất Vĩnh long ? phải chăng phu quân Người Đẹp Bình
    Dương?

    Thầy giáo dậy Dâm tại KBC 4027 bên Hồ Than Thở Lac des Soupirs, khoe
    với Dâm : ‘Xừ Kiệt cho…thu góp bọn mình làm Trí thức yêu nước, cho ngồi
    dịch bài báo Pháp Anh để tụi…văn công họ xài, thiệt tình là để tụi mình khỏi
    phải đi kinh tế mọi, và có miếng cơm đủ sống tại Saigon.. .chờ đi HO!

    Xừ Kiêt còn cho thân nhân…vượt biên gời quà về, tuy bị tụi Hải quan vây vo
    ăn bớt ăn cắp.., nhưng thân nhân tại VN cũng may mắn …dừa đủ xoài…

    Ông Kiệt nghe cái thư của Dâm than vãn, đã nhân đó ra Chỉ Thị cho tất cả
    sĩ quan VNCH xuất cảnh, được bán nhà… Thank You, His Excellency.

    Ông Kiệt nói , đất nước là của chung, không thuộc về một cái đảng nào…
    hay: ngày 30/4 làm cho triệu thắng Bắc Kỳ vui, trệu người Miền Nam buồn..

    ( Và vì còn dây dưa với cộng phỉ, nên ông VV Kiệt chỉ ” đổi mới” nửa chừng
    mà thôi. Ông Kiệt có cậu học trò là đồng chí X…Ông Kiệt ra đi đầy bí ẩn…)

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Dear Dâm Tiên,

      Nếu tôi nhớ không nhầm thì chính thị VVK cho ra cái nghị định chi đó cấm tụ tập đông quá ba người ! Ai còn nhớ xin cho tin để rộng đường dư luận.

      Cú “đá giò lái” đổi mới này của VVK thật ác liệt phải không !?
      Ở đời ai học được chữ ngờ, dù đã sống với CS lâu rồi !

      Tương tự như Nguyễn Văn Linh khi làm tổng bí đã hô hào: Đổi mới hay là chết !
      Nhưng rồi khi thấy thế giới CS sụp đổ đã vội vàng đóng sập mạnh cánh cửa ĐM !
      Nhà thơ Nguyễn Duy than: Điều này làm cho nhiều người bị “kẹp tay” oan uống !

      Xưa Bác Hồ còn mạnh miệng: Nay ở trong thơ nên có thép. Nhà thơ cũng phải bíêt xung phong !
      Một số nghe lời Bác vội vàng làm thơ có thép có lửa, nhưng lại bị đảng trù dập !

      Nghe thử một bài thơ có gang có thép cũ của Trạch Gầm xem sao nhớ

      TAO CHỬI MẦY MỘT TIẾNG
      Trạch Gầm

      Đ. má, cho tao chưởi mầy một tiếng
      Đất của Ông Cha sao mầy cắt cho Tàu?!
      Ngậm phải củ gì mà mầy cứng miệng?!
      Đảng của mầy, chết mẹ… đảng tào lao!

      Chế độ mầy vài triệu tay cầm súng
      Cầm súng làm gì… chẳng lẽ hiếp dân?
      Tao không tin lính lại hèn đến thế?
      Lại rụng rời … trước tai ách ngoại xâm!

      Mầy vỗ ngực: Anh hùng đầy trước ngỏ
      Sao cứ luồn, cứ cúi, cứ van xin?!
      Môi liền răng à thì ra vậy đó!
      Nó cạp mầy, mầy thin thít lặng thinh!

      Ông Cha mình bốn ngàn năm dựng nước
      Một ngàn năm đánh tan tác giặc Tàu
      Thân phận mầy cũng là Lê là Nguyễn
      Hà cớ gì…. mầy hèn đến thế sao?!

      Chuyện mầy làm Toàn Dân đau như thiến!
      Mầy chết rồi, tao nghĩ chẳng đất chôn!
      Hãy tỉnh lại ôm linh hồn sông núi
      Cứ đà nầy… chết tiệt còn sướng hơn!

      Đàn gãy tai trâu…. xem chừng vô ích
      Giờ mầy nghe tao chưởi còn hơn không!
      T.G.

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y trị :-) !

      • DâM TiêN says:

        Thưa Từ Mẫu : Vậy thì, enfin, Tango Metro bỏ phiếu cho Le soldat-
        sans- fusil Trạch Gầm hay Trung sĩ Trương Lương Dâm TiêN đây?

        Trạch Gâm súng gẫy mà Dâm tui vẫn còn cây sáo véo von, nỉ non…

        Từ Mẫu cho tôi vi vút đường chiều, xem may ra còn ” câu ” được
        vài anh chiêu hồi nào, cỡ Tiền Vô…chăng? Nghĩ mà thương, chiêu
        hồi họ cho bỏ búa liềm xuống thì thành công dân ơi, quốc gia đến
        ngày giải phóng, đồng lòng cùng phi…mã đề dương cước…rồi kìa…

        Là toubib chiến trường tuổi xanh, lại là cháu ông bác sĩ Tuấn Anh
        kiêm nhạc sĩ, thi văn sĩ …cho TT Ngô Đình Diệm,,,, thì toubib cũng
        thông minh kém chi ông bác là bác sĩ Dinh Độc Lập ngày nào,,,

        Toubib bầu bán cho Trạch Gầm hay DâM TiêN tay súng tay đàn ?.

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Tango Metro gọi Zerô Tôhô,
        nghe rõ 5/5 !

        1/
        Thẩm quyền gọi TA bằng anh, nghe rõ chưa !
        Thẩm quyền vốn ‘agent intelligent” hơn TA nhiều !

        2/
        CS ăn cướp trắng trợn mọi thứ, kể cả mạng sống người dân.
        Nay nó tha tào cho em kiếp sống thừa và cho hưởng cặn bã,
        sau khi chúng ăn no chán chể của cải do minh tích lũy bao năm !
        Thế mà DêRô Tôhô lại khen túi bụi và cám ơn rối rít tít mù bọn CS :-( !

        Ôi cái óc của Dêrô Tôhô ở đâu ?
        Chắc ở phần hạ thể mới lú lẫn đến thế.

        Trạch Gầm lý giải quá đúng vì quá thực.
        Tiếng sáo Dêrô Tôhô chỉ là cái loa rẻ tiền !

        Lão Ngoan Đồng
        Tổ sư Y trị :-) !

  9. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa bà con,

    Lần dấu theo ông Võ Văn Kiệt, có bí danh anh Sáu Dân, tôi thật thích thú trước những bài viết ca tụng anh Sáu Dân bằng những từ ngữ có cánh !

    Điển hình như bài báo TỪ CUỘC ĐIỆN THOẠI CỦA ANH SÁU DÂN của Võ Bá Cường (VBC)
    http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=18360

    Võ Bá Cường gây ấn tượng về cách xử thế của Võ Văn Kiệt với trí thức như kiến trúc sư văn nghệ sĩ, trí thức tầm cỡ như kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (cảm động nhất là cảnh mài mực cho ông Thụ vẽ cảnh vinh Hạ Long), nhất là rất chi tình với các văn nghệ sĩ.
    Nào là cho người xây nhà cho nhà văn Sơn Nam và cho tiền ông này; cấp ô tô con cho bà Phùng Há, rồi nhưởng luôn chỗ an táng cho bà …
    Chính vì thế mà đám văn nghệ sĩ bu quanh ông đen nghẹt. Điểm mặt trong đó có Trịnh Công Sơn, Trần Long Ẩn, Nguyễn Quang Sàng, Nguyễn Duy … hay ăn nhậu với anh Sáu (chuyện này tôi đã biết khi tiếp xúc gián tiếp với nhà thơ Nguyễn Duy qua băng hình video quay khi ND họp mặt với anh em tị nan gốc Đông Âu ở Đức).

    VBC viết theo lời kể của Lê Văn Nuôi, một tay nằm vùng mang danh là học sinh trường kỹ thuật Cao Thắng hồi trước 1975. Nuôi nắm mặt học sinh, kết hợp với Huỳnh Tấn Mẫm nắm sinh viên:

    [trích]
    Gặp gỡ các nhà văn ngày đầu giải phóng Nguyễn Duy đã mạnh dạn đọc bài thơ “Đánh thức tiềm lực”. Một bài thơ có tính độc đáo chỉ ra mọi kém cỏi của những nhà quản lý đất nước. Duy đọc xong lo lắng. Không hiểu chú Sáu có “xử” không? Chú im lặng. Chỉ khen một tiếng “hay” ít lâu sau báo Tuổi trẻ in và không có phiền phức gì đến với tác giả. Vở kịch “Tôi và chúng ta” không được Hà Nội đón nhận vì Lưu Quang Vũ chỉ trích nặng nề thói quan liêu, kẻ cả trù úm người tốt của một số cán bộ tổ chức thoái hóa. Ông Sáu cùng hội sân khấu Thành phố ngồi duyệt rồi ông chỉ đạo cho thành phố Sài Gòn diễn: “Ai nói gì tôi xin chịu trách nhiệm” (Lê Văn Nuôi)
    [hết trích]

    Thực chất Nguyễn Duy là con đẻ của mái trường xã nghĩa, đã khôn ngoan sớm dời nhà vào trong Nam từ đấu năm 1976.
    ND là bộ đội thông tin hữu tuyến; từng có mặt ở chíến trường B năm 1972 và vào đến Đông Hà anh đã nhặt nhạnh được ở Ngọc Hà tinh xá một số sách miền Nam, trong đó có thơ Bùi Giáng, Ca Khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn, Niềm Vui Mặt Trời Mọc của Nguyên Vũ, tập thơ Hãy Đưa Tôi Ra Bờ Sông của Nguyên Sa, trong đó ND thích nhất bài thơ CHO THUÊ.
    ND đã nổi tiếng trước 1975 và có bài thơ TRE XANH, hình như được đưa vào sách giáo khoa. Xin tạm trích vài câu đầu bài thơ này để bà con ta kiểm chứng lại nhé

    Tre xanh xanh tự bao giờ
    truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

    Thân gầy guộc lá mong manh
    mà sao nên lũy nên thành tre ơi
    ở đâu tre cũng xanh tươi
    cho dù đất sỏi dất vôi bạc màu

    Có gì đâu, có gì đâu
    mỡ màu ít chắc dồn lâu hóa nhiều
    rễ xiên không ngại đất nghèo
    tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

    Vươn mình trong gió tre đu
    cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
    yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
    tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
    (…)

    Cũng chính ND cho hay khi anh có thói tật lạ đời:
    “Có những lúc đang làm thơ thật suông sẻ, tôi lại làm ra những câu thơ trăn trở, nặng nề. Ngay từ năm 1973 tôi đã viết bài thơ “gÂy sự” đầu tiên và tôi đã gặp khó khăn tức thời từ phía những người lãnh đạo. Đó là bài “NHÀ THƠ VÀ CCẢNH NGHÈO”, sau này đem in đổi lại thành “THƠ TẶNG NGƯỜI ĂN MÀY”
    Năm ấy là năm Qúi Sửu 1973, có một trận lụt rất lớn ở ngoài Bắc, vỡ đê sông Đuống, còn ở Thanh Hoá quê tôi lụt trắng đồng. Những nông dân đổ ra thành thị để xin ăn rất đông. Có người mang cả con đi cho. Lúc đó tôi là nhà thơ trẻ. lại đang rất nổi tiếng, nhờ mới đoạt giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ, do ông Hoài Thanh làm chủ tịch hội đồng giám khảo. Khi gặp tình cảnh những người ăn mày ấy, tôi làm bài thơ trên. Tôi lấy từ cao dao “Ăn mày là ai ? Ăn mày là ta ! Đói cơm rách áo hóa ra ăn mày” để làm đề từ cho bài thơ ấy.

    Sân ga Thanh Hoá chiều mưa đó
    một người mẹ dắt con
    một em bé mắt tròn đen lay láy

    Một bàn tay chìa ra run rẩy
    lời thều thào như nói với riêng tôi
    hỡi các bà, các ông, các anh, các chị
    ai làm ơn nuôi cháu nên người ?

    Tôi trả lời thề nào với cái nhìn đen lay láy
    với bàn tay run rẩy chìa ra đấy
    tôi nhận ra bàn tay vàng móng đó
    tay cấy cày làm hột gạo nuôi tôi

    Bây giờ đồng trắng nước trôi
    bàn tay xỉa vào mặt tôi gấp gáp
    hay là chính mẹ tôi từ trong lòng đất
    rắc đất lên thử lòng tôi chăng ?

    Tôi dấu mặt vào giữa đám đông
    đám đông chảy như một dòng nước siết
    chả lẽ moi ra một nhúm ngôn từ đẹp
    trả vào cái lòng bàn tay
    trũng như đồng chiêm
    dang ngửa lên

    Nhận về nuôi giúp mẹ đứa bé em
    chữ nghĩa tôi không sàng thành gạo
    trong túi còn lạo xạo dăm bài thơ

    Như đứa con bất hiếu tôi quay đi
    xin nhận lấy tròn đen hai con mắt
    hai con mắt trẻ thơ
    thành hai con ong đất
    đào thịt chui vào ngực tôi
    hai con ong tôi xin tự nguyện nuôi
    để cho mũi nọc ong độc địa
    xâm lên vách tim tôi
    một dòng mỉa mai:
    cám ơn lòng nhân ái của nhà thơ !

    (còn tiếp)

    • Lại Mạnh Cường says:

      Thưa bà con,

      Tôi giáo đầu dài dòng như trên, nhằm để cho mọi người thấy tôi rất biết về Nguyễn Duy. Đúng hơn ND là một trong số rất hiếm văn nghệ sĩ của chế độ xã nghĩa được tôi ngưỡng mộ.
      Tôi đã bỏ rất nhiều thời gian để viết bài tường thuật cho riêng mình vào đầu thu 1997, khi ND gặp mặt anh em tị nạn gốc Đông Âu ở Đức, nhân khi Festival Hamburg ở Đức mời ND qua tham dự với tư cách là người viết lời cho vở múa chèo đương đại “Ngày xửa ngày xưa” (sau vở “Hạn hán và cơn mưa”) do Ea Sola Thủy làm biên đạo múa.
      Yên Phong, tổng biên tập tạp chí Thiện Chí ở Đức, một anh bạn thân của tôi, đã quay video và thu cassette, rồi gửi qua bưu điện tặng tôi. Mới xem qua làm quen với ND tôi thích quá, viết bài ngay sau đó. Sau này tôi còn gửi người về nước mua tất cả tập thơ ND và cả lịch tết do chính anh vẽ.

      Hai câu thơ cuối trong bài ngắn ĐÁ ƠI của ND được tôi thường trích dẫn khi góp ý. Bài này viết tại Kampuchia vào ngày 28 tháng 8 năm 1989, lúc người bộ đội VN cuối cùng chính thức rời khỏi đất Kampuchia. Bài đã được đăng ở nhiều báo và sau đó vào năm 1996 bị moi lại để đập ND. Đặc biệt bài còn được phổ biến ở Pháp, Mỹ và các nước Bắc Âu, vì thứ nhất dễ chuyển ngữ, và thứ hai dễ gần gũi với các dân tộc khác. Đó là lời tâm sự chân chất của ND và anh đã đọc thơ mình cho mọi người thưởng thức

      Ta mặc miệm trước Angkor đổ nát
      Đá cũng tàn phai
      Huồng chi là kiếp người
      Đá ơi xin tạc vào đây lời cầu chúc hòa bình
      NGHĨ CHO CÙNG TRONG MỌI CUỘC CHIẾN TRANH
      PHE NÀO THẮNG NHÂN DÂN ĐỀU BẠI.

      Giờ thì có lẽ mọi người đã biết tại sao tôi ngưỡng mộ ND qua những tâm tình kể trên. Nói rõ hơn tôi thích ND về tài năng lẫn tâm huyết, và tư cách, cũng như ND rất “biết người biết ta” ! ND thành thật trong sáng tác, đúng theo tinh thần “yếu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét” của Trần Dần như ta đã thấy. Khi bức bối trước thời cuộc anh sẵn sàng viểt nên những bài thơ mà anh gọi là CHÍNH SỰ. Đó thường là những bài thơ dài, rất nổi tiếng.

      NHÌN TỪ XA .. TỔ QUỐC là bài thơ chính sự rất dài thường được nhắc tới, và coi như tiêu biểu cho ND trong dòng thờ chính sự. Bài này được ND sáng tác khi đang ở Mạc Tư Khoa hồi tháng 5/ 1988 và hoàn tất tại thành Hồ vào 19/09/1988.
      Hồi đó tôi đã sưu tầm được bài này nơi trang 655-661, trong tác phẩm mang tên khá dài được ra mắt ở hải ngoại l, “Trăm hoa vẫn nở trên quê hương. Cao trào văn nghệ phản kháng ở Việt Nam: 1986-1989″ do một nhóm thực hiện và nhà xuất bản Lê Trần ở bang Cali in ấn, phát hành năm 1990.

      Qua băng hình video như đã kể trên, tôi làm quen thêm với hai ba bài khác. Đó là bài ĐÁNH THỨC TIỀM LỰC và KIM MỘC THỦY HỎA THỔ.

      KIM MỘC THỦY HỎA THỔ có lẽ ít người biết tới hơn hai bài kia. ND cho hay sáng tác vào năm 1991 và được in trên báo Cửa Việt năm 1992. Cho ra mắt song là Cửa Việt bị dóng cửa và Hoàng Phủ Ngọc Tường bay luôn chức Tổng biên tập và bị ngồi chơi sơi nước trong nhiều năm dài. ND còn nói thêm chi tiết: “Đó là nhờ nghị quyết 05 Bộ chính trị, nên người ta chỉ kỷ luật cái anh duyệt bài là Hoàng Phủ Ngọc Tường, còn tôi kô hề hấn gì” !
      Xin thưởng thức vài câu đầu bài thơ có một không hai này nhé:

      Kim mộc thủy hoả thổ
      quả đất nóng dần lên
      tầng ô-zôn có vấn đề gì đó
      Sọ dừa gặp vấn đề trì trệ
      trí thức nhồi vào tri tuệ cứ phòi ra
      Mằt vấn đề toét
      tai vấn đề ù
      bất an, vấn đề giấc ngủ
      Sâu rầy đang vấn đề cánh đồng
      Rừng cây vấn đề cháy trụi
      Nón hành khất ngả vấn đề xó chợ
      Trẻ lang thang vấn đề bụi đời
      Lổn nhổn hành tinh vấn đề đẻ và đói
      Chiến trận tuôn vấn đề đỏ lòm
      Chó cứ sủa người cứ đi
      Những con đường đầy vấn đề ổ gà
      Những nhịp cầu chênh vênh quá tải
      vấn đề nay mai sập bất cứ lúc nào
      Những giống người tham gặm nhấm cả đất trời
      Vấn đề ngày kia thiên nhiên ăn thịt tuốt
      Vấn đề nước cầm đầu lũ lụt
      Vấn đề lừa thủ phạm hỏa hoạn
      Khủng hoảng thiếu thần linh
      Khủng hoảng thừa yêu quái
      Đại loại thay cái thiên hạ rắc rối
      Vấn đề tầng ô-zôn cả thôi
      Lục bục bụng dạ sôi
      ruột gan đang có vấn đề gì đó
      Nghe chừng lục phủ ngũ tạng đều cọt kẹt
      Sida lòng, ung thư toàn thân
      Không thể nói rằng ta bất cần
      Ta cần sống và cần đủ thứ
      (…)
      [còn tiếp]

    • Lại Mạnh Cường says:

      ND tâm sự khá chi tiết về bài thơ ĐÁNH THỨC TIỀN LỰC như sau:

      Thói thường người ta quen chia phe phái ra thành phe bảo thủ, phe đổi mới v.v… Nhưng nếu ai đó hỏi tôi thuộc phe nào, tôi xin thưa tôi thuộc phe dân !
      Bài “Đánh thức tiềm lực” và “Về làng” cùng một mạch thơ. Mình không cần vắt óc viết ra các bài này, mà thực ra nó nằm tiềm ẩn sâu trong máu thịt mình rồi chảy ra. Thơ không đi ra từ óc, nhưng óc biết cách sắp đặt thành đường lối cho mạch thơ chảy.
      Bài ĐTTL có liên quan đến bài “Bán Vàng” viết năm 1980, mãi đến 1986 mới chính thức được công bố, nhưng công bố miệng lần đầu vào năm 1981. Lần ấy ông Võ Văn Kiệt đang giữ chức bí thư thành ủy t/p HCM. Trong một cuộc gặp gỡ giữa ông Kiệt với vài chục anh em văn nghệ, ông ấy mang rượu và thuốc lá mời anh em nhậu chơi. Sau đó mỗi người phát biểu một tí gọi là cám ơn ông bí thư có lòng nghĩ đến anh em., dù ông rất bận rộn coi thì giờ như vàng ngọc v.v… Còn tôi phát biểu: ” Nhân có anh Sáu Dân đến chơi, tôi xin được đọc thơ. Tôi đọc bài “Ông già Hậu giang” trước, và để anh Sáu nắm vững tình hình cuộc sống của anh em văn nghệ sĩ, tôi xin đọc tiêp bài Bán Vàng !”
      Sau buổi họp đó có buổi họp lớn hơn tụ tập đâu chừng vài trăm văn nghệ sĩ thành phố. Nhân đó ông Kiệt có nói: Hôm trước tôi nghe đọc bài thơ Bán Vàng. Theo tôi đó là “bản án nhân tình” đối với chế độ ta. Tôi xin tặng Hội Nhà văn thành phố một số tiền 20 triệu đồng. Vào thời điểm đó món tiền này rất lớn. Lúc đó ông Kiệt chưa vợ, còn ở một mình. Thỉnh thoàng ông lại gặp bọn tôi nói chuyện tào lao
      Năm 1982 ông Kiệt rời t/p HCM ra Hà Nội giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, nghĩa là đi làm kinh tế. Chúng tôi nhân đó nấu một bữa thịt chó đưa tiễn ông Kiệt đi nhận nhiệm vụ mới. Hôm ấy có mặt các anh Trịnh Công Sơn, Trần Long Ẩn, Nguyễn Quang Sáng và cô ca sĩ Nhã Phương đến giúp vui văn nghệ. Chính đêm hôm ấy tôi công bố bài Đánh Thức Tiềm Lực để tiễn ông Sáu Dân đi làm kinh tế. Bài này cho mãi đến năm 1986 báo Tuổi Trẻ mới dám đăng và năm 1987 được in trong tập thơ Mẹ và Em. (LMCường: Hồi viết bài này tôi phải sưu tập trong tạp chí Đi Tới tại Canada, số tháng 9/1997, trg 16-17)
      Từ ngữ “Tiềm lực” là chữ ông Sáu Dân thường dùng. Chính nhờ bài thơ này mà mối quan hệ giữa ông Kiệt và tôi sau này đã trở nên thân tình. Cố nhiên tôi không qua đó lợi dụng chi để nhờ vả ông ấy cả. Thỉnh thoảng ông ấy ghé qua thăm tôi và mời tôi đọc thơ, nói chuyện khào. Có những lần nói chuyện rất dài về những đề tài hóc búa. Thực sự qua cung cách đối xử rất nhân tình của ông Kiệt làm tôi tin tưởng vào cấp lãnh đạo, chứ phải như người khác là mình bị cách ly ngay, không ai dám gặp nước và ở trong nước gọi mình là thằng Chí Phèo. Khi tôi viết bài Nhìn từ xa Tổ quốc người ta đã gọi tôi là thằng Chí Phèo, nghĩa là Chí Phèo chửi mà chẳng sợ ai cả.
      Những bài “gay cấn” nhất của tôi được ông Kiệt cho người tới xin. Thực ra lúc đầu tôi chưa biết rõ về ông Kiệt. Sau này mới rõ ông ấy là người dám nghe, dám chịu đựng để cho chúng tôi nói về những điều rất nặng nề về cai trị đất nước. Ông ấy ngồi yên, nghe hết, không cắt lời, không tỏ thái độ bề trên. Thậm chí có những buổi nói chuyện tào lao, ông ấy ghi sổ những câu nói rất “tầm bậy” của mình. Tầm bậy theo nghĩa là chối tai.
      Tôi gặp ông Kiệt nhiều lần, gặp rộng đông người hay gặp hẹp ít người như khi đọc bài Bán Vàng, hay hẹp hơn nữa vài ba người khi đọc bài Đánh thức tiềm lực, hay rất hẹp chỉ tay đôi hai người. Trong các buổi nói chuyện ấy ông Kiệt đều ghi chép tỉ mỉ.

      LMC: Tại đây tôi chứng minh cho thấy, quan hệ giữa ông Kiệt thời làm bí thư t/p HCM với một số văn nghệ sĩ, trong đó đặc biệt có Nguyễn Duy rất thân tình và cởi mở. Trước hết do bản tính của ông Kiệt thích giao du với giới văn nghệ sĩ, bảo ông có chút máu mê văn nghệ cũng đúng [Nguyễn Cao Kỳ và một số sĩ quan tcao cấp trong không quân VNCH như cố chuẩn tường Lưu Kim Cương cũng thế. Ông tá họ Lưu chơi thân (và bao che cho) tay nhạch sĩ "bụi đời" (lúc đó trồn lính và chưa nổi tiếng nên còn sống cù bơ cù bất, không nhà) họ Trịnh, nên khi tử trận nhạc sĩ họ Trịnh sáng tác bài "Hát cho một người nằm xuống"]

      http://www.youtube.com/watch?v=RkMmRE_5W-4 (Khánh Ly)

      Sau nữa đó cũng là cách rất khôn ngoan để tiếp cận thật gần thành phần văn nghệ sĩ, đồng thời qua đó thăm dò dư luận quần chúng. VVK là một tay hoạt động lão luyện, nắm vững tâm lý quần chúng. Chỉ cần một vài động thái thân mật, vỗ về đám văn nghệ sĩ, đối xử thật bình dân như là bình đẳng, cũng đủ làm cho uy tín và thanh thế người lãnh đạo trở nên “popular”, bởi đám văn nghệ sĩ vốn là cái loa tuyên truyền vào lòng đại chúng. Thời Kháng chiến chống Pháp, có thiếu tướng Nguyễn Sơn vốn là tư lệnh và chính ủy Liên Khu 4 và 5, cũng là người được lòng các văn nghệ sĩ theo kháng chiến, trong đó có Phạm Duy, Đặng Thái Mai, cha vợ của Võ Nguyên Giáp sau này và nhiều người khác. Trần Độ cũng được giới văn nghệ sĩ qúi mến, bởi ông rất tâm lý, biết “chiêu hiền đãi sĩ” !
      Nói đâu xa, Hồ Chí Minh là một kịch sĩ đại tài, một nghệ sĩ nhân dân số một La Mã ở tài đóng kịch để mua lòng người. Tài tâm công của họ Hồ vào bậc thượng thừa.

      Tôi cho rằng văn nghệ sĩ “lâu nhâu” như đám chó con. Chơi với chó bị chó liếm mặt ! Nhưng để cho nó liếm chân, liếm tay, thậm chí liếm cả mặt, thì nó sẽ rất thương chủ và trung thành hết dạ với chủ. Thường thì cấp 1ãnh đạo lại sợ bẩn tay chân và nhất là thể diện, cho nên đứa nào lộn xộn trói và nhốt vô chuồng ngay. Bởi thế đám văn nghệ sĩ phục tài viên quan văn nghệ Tố Hữu, nhưng đa phần sợ “ông Lành” hơn là yêu mến ổng. Anh thương binh Hoàng Cát mới dám vuốt nhẹ râu ổng qua bài thơ “Cây Táo Ông Lành” mà bị ổng ngấm ngầm đì tới số luôn.
      Kiệt thì ngược lại thâm trầm hơn nhiều. Bằng chứng thân như ruột thịt thế đấy, nhưng Kiệt vẫn giữ chặt đường lối chủ trương của đáng, nên đã chỉ đạo rõ ràng cho thuộc cấp trực tiếp trông coi văn nghệ sĩ là nhạc sĩ Ca Lê Thuần nhớ thiệt kỹ rằng: LÀM KINH TẾ THÌ NHIỀU THÀNH PHẦN, NHƯNG LÀM VĂN HÓA CHỈ MỘT THÀNH PHẦN !

      (Lời người ra đi / Vân Khánh)
      http://www.youtube.com/watch?v=kg0U1E9EcOY

      Tôi còn nhớ cô em nuôi Phạm Hải Anh cách đây dễ đến 15 năm, có dậy tôi mấy câu hát tếu của dân ngoài Bắc, chế từ bài hát Lời Người Ra Đi của nhạc sĩ đỏ Trần Hoàn, như sau mà tôi chưa hiểu tại sao, nay mới rõ: Một chiều vàng, anh Sáu Dân tô-lô-phôn cho anh Ca Lê Thuần/ Anh dặn rằng: Làm kinh tế thì nhiều thành phần/ nhưng văn nghệ chỉ một thành phần, nghe em ! Sách còn rơi, mực còn rơi, bao nhiêu thằng mần văn nghệ bẻ bút đi hoang/ Nhưng phe ta quyết chiến đấu đừng sờn lòng, đừng nề gian khổ … (lâu quá quên mất rồi)

      Thực ra tôi cứ nghĩ đơn giản rằng câu chuyện này có liên quan đến ĐM thời Nguyễn Văn Linh vào năm 1986 theo version Perestroika + Glasnost của LX thời Gorbachov, nên tạo ra một phong trào văn nghệ phản tỉnh phản kháng vào hai năm cuối thập niên 80, nhằm lúc thế giới CS thi nhau sụp đổ bởi cuộc Cách Mạng Nhung và ở Tàu nổ ra vụ án chấn động Thiên An Môn 1989. Chính vì thế mà cánh cửa ĐM ở VN bị đóng sập lại thật bất ngờ, “làm cho nhiều người bị kẹp tay đau điếng”. Đó là nhận xét của nhà thơ Nguyễn Duy, thuật lại trong một lần họp mặt với anh em tị nạn gốc Đông Âu ở Đức, như dã kể ở trên

      Ghi chú:

      CA LÊ THUẦN:
      Phó giáo sư nhạc sĩ Ca Lê Thuần sinh ngày 1/4/1938, quê quán xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
      Từ 1982-1997, ông liên tục giữ các chức vụ : phó Ban Văn hóa – Văn nghệ Trung ương (1982), phó Ban Văn hóa – Văn nghệ Trung ương phụ trách phía Nam (1984) và sau đó là trưởng Ban Văn hóa – Văn nghệ Trung ương kiêm trưởng Ban Văn hóa – Văn nghệ Thành ủy Tp.HCM (1992), giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin Tp.HCM (1996), Giám đốc Nhạc viện Tp.HCM (1997), Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1989-1995), Thành ủy viên Tp.CHM khóa 3, 4, 5, đại biểu Quốc hội khóa 7, 8 (Tp.HCM), đại biểu Quốc hội khóa 9 (tỉnh Bến Tre).

      VÕ VĂN KIỆT (wikipedia)

      Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh ông được Trung ương Cục phân công giữ chức Bí thư Đảng uỷ đặc biệt trong Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn. Từ năm 1976 ông là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

      Ông cũng được bầu vào Quốc hội Việt Nam khóa VI. Từ sau Đại hội IV của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1976), ông được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 1982.

      Từ tháng 4 năm 1982 ông được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó chủ tịch và Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1988, ông giữ vị trí Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng qua đời đột ngột[6]. Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII (tháng 8 năm 1991), ông được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thay ông Đỗ Mười). Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX (1992-1997), ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

      Từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001, ông không còn giữ các chức danh trong chính phủ nhưng vẫn được Ban Chấp hành Trung ương Đảng cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

      (còn tiếp)

      • Lại Mạnh Cường says:

        Xin ngắn gọn phần viết cuối này là, trong bài víết của Võ Bá Cường có đoạn ca tụng hết mức sau đây làm tôi tức cười quá xoá

        [trích]
        Nhạc sĩ Trần Long ẩn xúc động trước hình ảnh ông Sáu Dân lội trong rừng đước. Nhạc sĩ đã nảy ra bài hát “Một rừng cây. Một đời người”.

        Ông Kiệt ngồi nghe Trịnh Công Sơn hát đi hát lại bài “Em còn nhớ hay em đã quên”. Rồi ông thốt lên lời khen rất thực theo kiểu của ông Kiệt: “mình muốn nói với chị em đừng bỏ đất nước mà đi. Hoặc nếu có đi cũng nhớ quay về. Nhưng mình nói không thể bằng Sơn được. Bài hát của Sơn viết đi thẳng vào trái tim người ta, giữ chân người ta lại, khiến người ta ray rứt. Tài năng đó là riêng biệt. Phải được tôn trọng đúng mực…”(Nguyễn Thế Thanh)

        Trong những cuộc lên rừng xuống biển của ông lo xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất hay đường dây 500kV rồi xây nhà máy thủy điện Trị An, có hàng trăm nhà báo đeo bám.

        Nhà báo Thép Mới hay đi với ông Sáu xuống cơ sở để xem ông tháo gỡ khó khăn cho sản xuất “bung ra”. Ông Thép Mới là người chắp bút nhiều bài phát biểu cho ông Sáu. Năm 1983 nhà báo Thép Mới đã gọi ông Kiệt là một hiện tượng. Còn bà Tôn Nữ Thị Ninh cảm nhận về ông: Ông Võ Văn Kiệt luôn thể hiện tố chất của một nhà lãnh đạo Quốc gia hiện đại… Việt Phương thì gọi ông là Sáu Dân- Thân Dân – Gần dân – Yêu dân – Trọng dân- Hầu dân – Tắm mình trong dân…
        [hết trích]

        Tại sao tôi lại tức cười vô duyên đến thế trong khi sự thật là thế ?

        Xin thưa đó là HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, tức là mọi sự đều có sắp đặt lớp lang thứ tự thành tuồng tích bài bản hết cả đó ạ. Những chuyện ông Hồ trồng cây, tát nước, đi thăm bộ đội, tiếp xúc các cô các chú kháng chiến trong chiến trường B ra Hà Nội thăm Bác … đều nhất nhất nằm trong chương trình, íu có chuyện tự phát ở đây được đâu ạ.
        Chình ông Hồ từng thú nhận những thủ thuật (truc), như ông buộc bọn quan chức Pháp trong khi điều đình phải đến nơi ông ở bằng sự phịa ngay ra ngày sinh nhật mình; cũng như khi chụp hình chung, ông khôn khéo đứng ở chỗ địa thế cao nhất (bậc thềm) để thấy mình nổi trội nhất đám (chụp chung với ông Giáp lúc ban đầu kháng chiến, trong khi ông Giáp diện đồ lớn và đi giầy tây còn Bác Hồ chỉ mặc độc có áo thường với quần cụt và đi dép !)

        Xuân Hồng, phóng viên BBC, tiết lộ muốn gặp ông Kiệt phỏng vấn không phải dễ dàng, dù ông đã về hưu lâu rồi như sau

        “Trong cuộc nói chuyện dài hơn một giờ đồng hồ, ông Võ Văn Kiệt cũng nói đến các nhân vật như ông Nguyễn Hộ và ông Trần Bạch Đằng. Một kỷ niệm khó quên với Xuân Hồng là dù chính ông Võ Văn Kiệt đã đồng ý để BBC phỏng vấn nhưng phóng viên BBC đã phải mất nhiều cuộc gặp với cơ quan chức năng, mới gặp được ông chỉ một giờ trước khi ra phi trường về Anh.”

        Nói tóm lại, khi ông VVK chủ động tìm đến ai là có chủ đích cả. Còn không dễ gì tự nhiên đòi gặp mặt ổng cả. Đơn giản bới đó không nằm trong dự kiến sắp đặt, thứ hai ổng không có thì giờ để tập tuồng rồi nhập tuồng sao cho khéo !

        Nguyễn Duy từng nói rõ, gặp nhau chơi khơi khơi với đám văn nghệ sĩ, mà ổng lúc nào cũng giấy bút ghi chép linh tinh loạn cả lên. Có lẽ ổng sợ hớ, nên im lặng kô phát biểu với đám văn nghệ sĩ cho dù là chơi với nhau khá thân. Còn các anh văn nghệ sĩ cứ có bia rượu thịt với thuốc hút phun khói thì cha nào cha đó cứ vung tí mẹt lên, xem mình như là cái rún vũ trụ. Giòi ạ thằng làm quan trăm họ trừ khi mắt mù tai điếc miệng câm mới không biết tí gì tình hình ngoài xã hội dân sống khốn khổ khốn nạn ra sao ! Phải đợi mấy anh nhà báo mấy anh văn nghệ sĩ dậy khôn mới thủng nan đề đất nước !

        Trước khi làm quan to súng ngắn các ảnh cũng là dân chứ có hơn ai gì đâu nè trời

        Còn khen Trịnh Công Sơn viết lời ca hay chả khác nào khen hoa hậu đẹp người ! Đó là nghề của chàng nên mới nổi tiếng. Trời phú cho anh ta cái tài đó. Còn ngoài ra anh ta sống bê bối, hút thuốc và uống rượu đến hủy hoại thân thể ! Cũng như ông VVK có tài ảo thuật chính trị vậy đó và ổng sống lành mạnh hơn TCS rất nhiều (chơi tennis, mang rượu và thuốc cho người ta uống và hút còn mình thì …. không)

        LMC

Phản hồi