WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Xin cho tôi hỏi

hoi

Westminster, California, ngày 12 tháng 2 năm 2014

Thưa quý Ban Biên Tập (viết tắt: BBT như quý vị ghi trong thư) trang mạng Bauxitevn,

Tôi rất hân hạnh nhận được email trả lời của quý vị. Hôm nay tôi xin phúc đáp.

Mở đầu thư, quý BBT viết: Trường hợp một cá nhân như ông Lê Hiếu Đằng có liên quan đến nhiều thế hệ người Việt thuộc nhiều quan điểm xã hội khác nhau, vì thế cách nghĩ về ông Đằng cũng khác nhau là điều dễ hiểu. Cho nên, để giải đáp vấn đề mà ông nêu ra sẽ phải cần đến một cuộc ĐỐI THOẠI rất dài, không phải trong một lá thư vắn tắt mà đã có thể làm thông thoáng được đầu óc của phía này hay phía kia. Chúng tôi chỉ có thể nói lược gọn quan niệm của chúng tôi đối với ông LHĐ: về cơ bản, ông ấy xuất thân là một trí thức, mà trí thức thì xưa nay hay cực đoan, lại hay cả tin ở những lý thuyết mà mình coi là tốt đẹp, tin với tất cả niềm tin chân thành. Thời kỳ ông Đằng cùng sinh viên miền Nam chống chế độ cộng hòa và bị kết án tử hình là thời kỳ niềm tin của ông ấy đặt ở lý tưởng giải phóng dân tộc để có một nền dân chủ dân chủ hơn cái mà ông ấy được chứng kiến và coi là chưa dân chủ, không dân chủ (Chính chúng tôi và rất nhiều trí thức hồi ấy cũng nghĩ vậy đấy).”

Tôi rất vui khi đọc thấy hai chữ “ĐỐI THOẠI” mà quý vị dùng trong đoạn văn trên. Bởi vì, tôi nghĩ, đối thoại với thành tâm thiện chí là để cùng nhau tìm ra một giải pháp tối ưu nhằm cứu nguy Đất Nước trước sự tồn vong của dân tộc. Do đó tương kính, lắng nghe, tỉnh táo, không chụp mũ nhau là nền tảng.

Ngoài ra, đối thoại khi hai bên có cùng một trình độ nhận thức thì mới mang lại hiệu quả. Nếu không, cuộc đối thoại sẽ đưa đến tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”. Tôi xuất thân nhà binh, tức là võ biền, không được xếp vào hàng trí thức như ông Lê Hiếu Đằng, nhưng có đôi chút học vấn, đọc và hiểu hai ngoại ngữ Anh Pháp và may mắn được sống trong xã hội mở nên không đến nỗi là loại vai u thịt bắp, chỉ biết lên đạn và bấm cò súng. Nói tóm lại, tôi chỉ có cái học ở trường đời qua trải nghiệm cuộc sống; chứ không có cái học khoa bảng với bằng cấp thạc sĩ, tiến sĩ để người đời đánh giá là trí thức.

Trong cuộc chiến Quốc – Cộng, tôi thua trận vì tự biết mình dở nên không có gì cay cú hay oán hờn, thù hận. Là một kẻ đã 75 tuổi và đã đưa tay tuyên thệ làm công dân Hoa Kỳ, dù rắp tâm có “ý đồ” gì đi nữa, cũng không thể có điều kiện pháp lý để đạt một địa vị gì ở Việt Nam.

Người xưa từng dạy: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Tôi tự nhủ: Huống chi mình có đôi chút học vấn, sao nỡ làm ngơ trước cảnh nước mất nhà tan? Lại thêm, mình là CON NGƯỜI, chứ không phải CON VẬT, thì mình không thể quay lưng trước nỗi bất hạnh của CON NGƯỜI. Thế giới có hội “Y Sĩ Không Biên Giới” (Médecins Sans Frontières), hội “Nhà báo không biên giới” (Reporters Sans Frontières) chẳng liên hệ máu mủ với dòng tộc Việt, mà họ còn chữa bệnh miễn phí bệnh nhân Việt Nam và lên tiếng đòi hỏi quyền làm người cho Việt Nam, là vì họ có tình nhân loại. Chẳng lẽ tôi còn có dòng máu của tổ tiên Lạc Hồng trong huyết quản, lại không cất lên tiếng nói để đòi cho dân mình được quyền bình đẳng chăm sóc y tế, quyền được biết thông tin đa chiều, quyền tự do tư tưởng?

Tự biết kiến thức mình có giới hạn, nên tôi đặt tựa đề bài hồi âm này là “Xin Cho Tôi Hỏi” để được phép nêu lên những vấn nạn mà bản thân không thể tự trả lời. Cho nên, đây không phải là cuộc đối thoại, mà đây là một người học trò đặt ra những thắc mắc để nhờ những bậc thầy (trí thức) giải đáp hộ. Xin các nhà thông thái hãy xem tôi như một dân oan mất cửa mất nhà, một học sinh không được đến trường vì tội đòi chủ quyền quốc gia. Dùng cách thức “Xin – Cho” này có lẽ hiệu quả hơn chăng?

Đây là những vấn đề lớn mà nhân dân Việt Nam đang đối diện. Khai thông được vấn đề một cách minh bạch, rõ ràng, không ngụy biện, ắt sự đoàn kết, hòa hợp không còn là điều khó khăn nữa. Xin đừng bảo rằng vấn đề này khó quá, bởi nếu nó dễ dàng thì nó không còn là vấn đề nữa! Và cũng xin đừng tỏ ra trịch thượng hay kiêu ngạo giống như bọn cầm quyền hiện nay mà ném nó vào thùng rác.

1/ Giáo sư Trần văn Giàu từng tâm sự với giáo sư Tạ Quang Bửu: “Bọn mình chỉ là thầy dạy triết. Giáo sư Trần Đức Thảo mới đúng là triết gia”. Tôi xin phép hỏi: “Là triết gia, tại sao ông Trần Đức Thảo không biết một đảng chính trị chọn chủ nghĩa vô thần để xây dựng xã hội sẽ mang lại một nền cai trị chuyên chính? Bởi vì chủ nghĩa dựa trên nhân sinh quan, vũ trụ quan phiếm định giống như tôn giáo? Phật giáo có giáo điều của Phật giáo. Công giáo có giáo điều Công giáo. Nhưng hai tôn giáo ấy có thể sống chung, hòa hợp vì họ không giành quyền cai trị về tay mình và không đòi tiêu diệt lẫn nhau. Còn chủ nghĩa vô thần cộng sản coi tôn giáo là thuốc phiện, cương quyết cướp chính quyền bằng mọi giá để thực hiện nhân sinh quan, vũ trụ quan của mình qua phương châm ‘Cứu Cánh Biện Minh Phương Tiện’ tức là dù vô luân, vô đạo đến mấy cũng thi hành để đạt mục đích?”

Theo tôi, một trí thức lỗi lạc như triết gia Trần Đức Thảo mà không nhìn ra cộng sản là một thứ tà giáo  sẽ khiến cho những “trí thức mọt sách” nhắm mắt lục tục theo chân thầy. Nếu tôi nói triết gia Trần Đức Thảo mù quáng, hoang tưởng, chẳng hiểu tôi có bị kết tội hỗn láo, xấc xược với bậc tiền bối?

2/ Chủ nghĩa Cộng Sản đòi chôn sống chủ nghĩa Tư Bản. Xin hỏi: “Tư bản có phải là chủ nghĩa không?”. Như tôi hiểu, nói đến chủ nghĩa là nói đến nhân sinh quan, vũ trụ quan, nên mới đẻ ra giáo điều. Tuy không đọc nhiều sách bằng những nhà trí thức, nhưng tôi không tìm thấy có sách nào đề cập đến nhân sinh quan, vũ trụ quan của Tư Bản. Vậy hạ quyết tâm đi theo cộng sản để chôn sống một thực thể không hề có trong thực tế thì có phải là điên rồ không?

3/ Hồ Chí Minh không che giấu chủ trương tiêu diệt trí thức qua câu khẩu hiệu: “Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ”. Hồ Chí Minh còn bắt mỗi chi bộ phải học tập cái chủ trương này. Tôi xin hỏi: “Tại sao người trí thức lại tôn thờ, sùng bái một người có chủ trương tiêu diệt giai cấp mình để rồi ngày nay, sau khi phản tỉnh, thì than mình bị lừa? Vậy người trí thức có dám can đảm nhìn nhận mình ngu không?” Người trí thức không thể đổ tội vì xu thế thời đại, có những trí thức tầm cỡ như Jean Paul Sartre, Bertrand Russells còn ca ngợi cộng sản, huống gi là chúng tôi! Những trí thức phương Tây khuynh tả là cái “mode”, không làm quốc gia họ bị rơi vào tay cộng sản, vì dân trí cao. Trí thức Việt Nam khuynh tả giống như con gà trống nhắm mắt cất lên tiếng gáy, bất kể con chồn đang sửa soạn vồ.

4/ Ông Võ Nguyên Giáp là người tương đối có học thức, vì nguyên là một giáo sư Sử Địa trường Trung Học Thăng Long, Hà Nội. Tối thiểu ông phải biết dã tâm của Tầu luôn luôn ôm mộng thôn tính nước ta. Tại sao ông Giáp không can ngăn Hồ Chí Minh đừng đi xin khí giới của Trung Cộng để xâm lăng Miền Nam? Nếu chiến thắng thì trước sau Đất Nước cũng rơi vào vòng nô lệ Tầu.

Được thổi phồng là anh hùng, là nhà quân sự đại tài, đang giữ chức Bộ trưởng Quốc Phòng thì bị Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đẩy đi làm công tác cai đẻ mà không dám từ chức về vườn. Khi đề nghị Chính quyền ngưng dự án khai thác Bô-Xít Tây Nguyên, ông Giáp bị Thủ tướng Dũng đáp thẳng vào mặt: “Không thể được, vì Đảng đã quyết định rồi” thì đứng im. Tại sao Tướng Giáp không dám hỏi Đảng là ai, để yêu cầu ngưng dự án? Xin hỏi: “Quý BBT nghĩ gì về nhân cách một người làm Tướng như ông Giáp? Một người đã tiếp tay Hồ Chí Minh đưa dân tộc đến bước đường cùng mà không hề có lời nào nhận trách nhiệm thì có đáng bị lên án không? Phải chi ông Giáp trả lời Nguyễn Tấn Dũng như sau: “Tôi trót đi theo Bác Hồ, chủ yếu là để làm cuộc cách mạng dân tộc. Nhưng nay cả thế giới lên án chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa diệt chủng chống nhân loại thì mới biết mình sai lầm. Các chú hãy về bàn bạc với nhau để từ bỏ cộng sản và trả lại quyền tự do cho dân, đừng lừa bịp họ nữa vì thời đại bịt mắt, bịt miệng đã qua rồi.” Tôi tin chắc rằng ông Giáp nói được những lời như thế thì khi ông qua đời sẽ được cả nước khóc thương; chứ khỏi bày trò thương vay khóc mướn như phường tuồng.

5/ Sau năm 1954, các thế lực quốc tế đã chia Việt Nam thành hai quốc gia. Từ vỹ tuyến 17 về phía Nam là nước Việt Nam Cộng Hòa có tuyển cử, bầu cử, có báo tư nhân xuất bản, được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận; từ vỹ tuyến 17 lên phía Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có tuyển cử, bầu cử và không có báo chí tư nhân. Miền Bắc đi xin vũ khi tối tân của ngoại bang Nga Tàu, vì tự thân chưa làm nổi chiếc xe đạp, xua quân xâm lăng Miền Nam, lập ra cái gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” làm công cụ. Tôi nhìn nhận rằng những trí thức thời 1945 gia nhập Việt Minh để chống Thực dân Pháp vì họ yêu nước và không biết Việt Minh là cái vỏ bọc của cộng sản. Nhưng sau 1954, gần một triệu người dân Bắc phải lìa bỏ mồ mả tổ tiên, bỏ tài sản nhà cửa đất đai để đi tới một nơi vô định, tất nhiên vì họ quá sợ hãi sự man rợ của cộng sản đã tiến hành cuộc cải cách ruộng đất từ 1953. Bản chất người Việt Nam là quyến luyến lũy tre xanh, ruộng vườn, hương hỏa cha ông; chứ đâu phải vì thèm bơ thừa sữa cặn của Thực dân như bộ máy tuyên truyền của cộng sản rêu rao?  Dù không có trí thông minh thì cũng phải biết người dân Bắc di cư vì chế độ cộng sản là không thể sống được. Miền Nam vừa mới được Thực dân Pháp trả độc lập, phải vừa xây dựng từ hoang tản đổ nát sau chiến tranh, vừa lo xây dựng nền dân chủ. Thế giới trong đó có cả các quốc gia phi liên kết cũng phải nhìn nhận Miền Nam đứng lên như một phép lạ. Vậy tôi xin hỏi: “Bọn nằm vùng, bọn tiếp tay cộng sản xâm lăng Miền Nam có đáng kết tội phản quốc (tức là phản nước Việt Nam Cộng Hòa) hay không?

6/ Những kiến nghị dâng lên Đảng, Chính quyền mà không một kiến nghị nào được cứu xét. Xin hỏi: “Tại sao quý BBT cứ tiếp tục gửi kiến nghị cho một tập đoàn thống trị vừa điếc, vừa câm, không còn sợi dây thần kinh biết xấu hổ? Trong cuộc hội thảo góp ý với Đại Hội Đảng gồm Phó Thủ tướng Phan Diễn, Vũ Khoan và những vị từng giữ chức vụ lớn trong Đảng, giáo sư Trần Phương (cũng từng là Phó Thủ Tướng) gay gắt đặt câu hỏi ai biết Chủ Nghĩa xã Hội là gì thì không một ai trả lời được. Tại sao những vị từng hưởng đặc quyền đặc lợi do nhân dân đóng góp, lại không dám có hành động cụ thể như tham dự vào các cuộc xuống đường với giới trẻ hoặc đến vườn hoa Mai Xuân Thưởng để đồng cam cộng khổ với dân oan như Hồ Chí Minh đã dạy chính sách tam cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm? Tại sao người tuổi trẻ chưa hưởng lợi lộc gì của Đất Nước, mà họ dám đứng lên bảo vệ chủ quyền Quốc gia, trong khi ấy các vị từng lãnh đạo Quốc Gia lại không dám?”. Rõ là hèn rồi, phải không?

Tôi tin rằng những vị từng dựng lên cơ chế cai trị này, từng hưởng bổng lộc từ sự đóng góp của nhân dân, nếu có tinh thần trách nhiệm đối với Đất Nước, dám có hành động cụ thể như tôi vừa nêu trên thì thế nào cũng có cuộc cách mạng sẽ xảy ra, giống như các nước ở Bắc Phi. Thật tội nghiệp cho các bạn trẻ bị thừa hưởng một di sản của nhiều thế hệ vô trách nhiệm, vô hồn, vô cảm.

*

*       *

Quý BBT đánh giá Lê Hiếu Đằng xuất thân là nhà trí thức, tôi thiết nghĩ không đúng. Lê Hiếu Đằng viết: “Trong lúc nằm bịnh tôi đọc quyển Chuyện nghề của Thủy của đạo diễn Trần Văn Thủy, các truyện của các nhà văn quân đội như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Trần Dần”. Những tác giả mà Lê Hiếu Đằng nêu trong bài, đã có sách xuất bạn từ lâu, đã giúp cho nhiều độc giả hiểu sự dã man, tàn ác của cộng sản. Tại sao bây giờ mới đọc, mới thấy sự tồi tệ của cộng sản? Trí thức kiểu gì lạ vậy? Nếu như Lê Hiếu Đằng đọc Nhân Văn Giai Phẩm do cụ Hoàng văn Chí xuất bản từ năm 1959 thì đã biết văn nghệ sĩ Miền Bắc bị cộng sản đày đọa ra sao. Trần Dần làm bài thơ “Nhất Định Thắng” trong đó chỉ có câu:Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ” mà bị đảng bỏ tù, hành hạ đến nỗi phải cắt tay tự tử, nhưng may quá không chết, thử hỏi Lê Hiếu Đằng nếu đọc tình cảnh đáng thương của Trần Dần, thì có chạy theo cộng sản để phản bội anh em, bạn bè học cùng trường gia nhập Quân đội VNCH chiến đấu bảo vệ cho nền tự do của Miền Nam?

Nếu Hồ Chí Minh không phải là cộng sản, không tình nguyện đưa cả Miền Bắc làm người lính tiền phong nhằm nhuộm Đỏ toàn cầu, thì Hoa Kỳ không lập ra chủ thuyết “Domino” để biến Miền Nam thành người lính tiền đồn. Nếu Việt Nam nằm ở góc khuất của thế giới giống Tân Cương, Tây Tạng thì Hoa Kỳ thây kệ, chẳng thèm bận tâm. Nên nhớ Hoa Kỳ đến giúp Việt Nam không phải Hoa Kỳ vì yêu thương dân tộc Việt Nam. Nhưng Hoa Kỳ đến Việt Nam không phải để bòn rút tài nguyên như Thực dân Pháp. Chiến lược của Hoa Kỳ là ngăn chặn làn sóng Đỏ, đồng thời cũng giúp Miền Nam có tự do hơn cộng sản. Nếu ai có chút học hành, có chút kiến thức thì tối thiểu phải hiểu điều đó chứ! Hơn nữa, nếu có học lịch sử thế giới, thì phải biết Mỹ giải phóng nhiều quốc gia khỏi bị họa Quốc Xã Đức, Phát Xít Ý và Quân Phiệt Nhật. Mỹ có kế hoạch Marshall để phục hồi Âu Châu sau Đệ Nhị Thế Chiến; trong khi những quốc gia Đông Âu thì nghèo khó, bị Cộng Sản Liên Xô đàn áp nên mới xảy ra các cuộc nổi dậy ở Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Ba Lan. Mỹ dội hai quả bom nguyên tử xuống Nagasaki và Hiroshima để sớm chấm dứt chiến tranh, nhưng sau đó giúp Nhật trở thành cường quốc kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới và duy trì nền quân chủ lập hiến còn tiên tiến hơn một số quốc gia dân chủ khác. Người dân quê ít học, hoặc bị Việt Cộng cưỡng bức cầm súng chống lại Miền Nam thì còn hiểu được. Những thành phần có học được mang danh nghĩa trí thức mà chạy theo cộng sản để giật sập một nền dân chủ còn phôi thai đều là hạng ngu ngốc, đần độn. Tôi lập luận như thế có đúng không?

Lê Hiếu Đằng giữ chức vụ Phó Tổng Thư Ký Ủy ban Trung Ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam là một tổ chức bịp bợm do cộng sản dựng lên, đã làm cho nỗ lực bảo vệ nền tự do của Miền Nam mất chính nghĩa trước con mắt thế giới. Việt Nam Cộng Hòa phải tự vệ để sống còn lại bị xem là quân hiếu chiến, chính là do bọn giả danh phản chiến này rêu rao. Những anh chị em chiến sĩ VNCH ngày đêm lao thân vào lửa đạn ngoài tiền tuyến mới đích thực phản chiến. Tại sao ư? Bởi vì chiến tranh càng kéo dài, càng tăng thêm nguy cơ mất mạng. Chúa Phật có nương tay độ cho sống sót một vài lần là may, nên người lính rất ghét chiến tranh. Bọn trí thức đòi hỏi chấm dứt chiến tranh, nhưng chỉ yêu cầu phía tự vệ phải buông súng xuống mà không hề kết tội quân xâm lăng. Cho nên những người lính chiến đấu như tôi đều coi hành động của bọn phản chiến đó là một lũ bất lương, gian lận. Chúng có biết rằng Hoa Kỳ là một quốc gia rất an ninh, nhưng khi có chiến tranh với Nhật, Hoa Kỳ đã đem nhốt tất cả những công dân Mỹ gốc Nhật vào trại tập trung, để đề phòng nội tuyến. Miền Nam không thể tổ chức xã hội bằng chính sách hộ khẩu kiểu cộng sản, bắt buộc cha mẹ, anh em giám sát lẫn nhau, vì sợ mang tiếng độc tài. Chính vì thế, những tên nằm vùng lợi dụng điểm đó để làm nội tuyến cho địch, tất nhiên Miền Nam phải thua trận thôi.  Tôi không nói chế độ Cộng Hòa ở Miền Nam là tốt đẹp, nhưng chắc chắn nó tự do hơn Miền Bắc. Vậy, người trí thức phải biết chọn giữa cái xấu (le mal) và cái tồi tệ (le pire); chứ tại sao lại đạp đổ cái xấu, cái chưa hoàn hảo để dựng lên một cái tồi tệ để càng ngày nó càng trở thành một đảng cướp bất nhân, bất nghĩa, bất lương?

Tôi không hề oán hận hay thù ghét những chiến sĩ Miền Bắc trong đội quân xâm lăng Miền Nam, bởi vì họ bị bọn lãnh tụ đẩy họ vào lò lửa chiến tranh. Tôi còn kết bạn với họ sau cuộc chiến, như Trung tá Vũ Cao Quận, Đại tá Phạm Đình Trọng. Nhưng tôi khinh bọn trí thức Miền Nam chạy theo cộng sản, phá hoại Miền Nam để dâng cho cộng sản, rồi khi phản tỉnh mà không hề nói một lời xin lỗi nhân dân Miền Nam. Tôi đã thấy bọn “phản chiến giả” biểu tình đuổi Mỹ về nước (Yankee go home) trước 1975, sau khi không thể sống với cộng sản, chạy sang Mỹ tị nạn và đứng xếp hàng xin trợ cấp xã hội!

Đồ Tể buông dao xuống sẽ thành Phật. Phạm sai lầm mà tỏ ra sám hối, ăn năn sẽ được quần chúng tha thứ. Lê Hiếu Đằng khi lâm trọng bệnh, phải nằm viện mới viết đơn xin bỏ Đảng, kêu gọi bỏ đảng tập thể mà bản thân còn nằm lỳ trong đảng. Sau khi có dư luận chê trách, ông ta mới chịu bỏ đảng thực sự và thổ lộ với người ký giả về lý do bỏ đảng với đại ý như sau: “Cộng sản không còn là lý tưởng mà tôi theo đuổi như trước, nên tôi từ bỏ đảng”. Lê Hiếu Đằng không có cái dũng của người trí thức để nhìn nhận là mình dốt, mình ngu vì đã chọn cái chế độ cộng sản man rợ làm lý tưởng.

Lê Hiếu Đằng đã chết! Thôi thì chúng ta cũng nên để cho linh hồn ông ta yên nghỉ nơi chốn vĩnh hằng. Tôi chỉ nói quý BBT tôn vinh Lê Hiếu Đằng  một người không có kiến thức chính trị, không lương thiện khi chỉ đòi hỏi phía tự vệ phải buông súng, không có cái dũng để tự nhận mình sai lầm mà xin lỗi nhân dân  là người trí thức thì quả là tội nghiệp cho những người trí thức chân chính.

Tôi không là người đủ tư cách để dùng câu “đánh kẻ chạy đi, chứ không ai đánh người chạy lại”. Tôi chỉ nói ông Lê Hiếu Đằng và những người làm nội ứng cho cộng sản ở Miền Nam, giật sập chế độ Miền Nam để dâng cho cái chủ nghĩa man rợ của Miền Bắc, khiến nhân dân trên cả nước phải sống trong Hỏa Ngục Đỏ, mà không một lời xin lỗi đồng bào là bất xứng để được gọi là trí thức. Nhớ lại câu than trách của người bà con Miền Bắc sau ngày “giải phóng”, “tại sao các anh không ra giải phóng chúng tôi để cho chúng tôi còn phải tiếp tục chịu khốn khổ, đọa đày” mà tê tái cả cõi lòng.

Tôi ca ngợi hết mình nhạc sĩ Tô Hải, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà ngoại giao Đặng Xương Hùng … và tất cả những đảng viên cộng sản sẽ phản tỉnh. Tôi đâu có ngu gì mà chống lại những người con của Mẹ Việt Nam đã tỉnh ngộ, giống như bọn “còn Đảng còn mình” mạ lỵ, phỉ báng Lê Hiếu Đằng?

Việc từ bỏ Đảng của ông Đằng gây chấn động mạnh mẽ hơn các ông Nguyễn Hộ, Nguyễn Ngọc Lan, Trần Độ vì thời bấy giờ chưa có Internet, chưa có dân oan đi khiếu kiện, chưa thoát ra khỏi nỗi sợ hãi. Hơn nữa, người dân trong nước thời bấy giờ chưa thể ngờ nước mình sẽ bị Trung Cộng xâm chiếm mà bọn cầm quyền “Hèn với giặc, ác với dân” khủng khiếp đến thế. Nếu trí thức, “nhà cách mạng lão thành” dám nhận lãnh trách nhiệm với nước với dân mà có hành động cụ thể như tôi đề nghị thì cuộc  chấn động còn mạnh hơn cả Tsunami.

*

*      *

Khi trang mạng Boxitevn mở ra, thấy treo tấm hình Tướng Võ Nguyễn Giáp như là một biểu tượng đấu tranh cho tự do dân chủ, tôi vội viết thư cho giáo sư Nguyễn Huệ Chi, trang chủ, đại khái như sau: “Tôi nghĩ trang mạng Boxite là tập hợp những trí thức có mục đích nâng cao trình độ nhận thức cho quần chúng về quyền con người, về tự do dân chủ. Tại sao giáo sư không lấy tấm hình của nhà cách mạng Phan Chu Trinh, người chủ trương khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh làm biểu tượng? Tướng Giáp theo Trung Cộng khiến cho Đất Nước bị Trung Cộng tác hại thì Tướng Giáp không thể là biểu tượng chống việc Trung Quốc khai thác boxit ở Tây Nguyên”. Ít hôm sau giáo sư Nguyễn Huệ Chi trả lời tôi như sau: “Trang mạng Bauxitevn có mục đích yêu cầu nhà cầm quyền ngưng dự án khai thác Boxit thôi. Tướng Giáp là người chống lại dự án ấy, nên chúng tôi treo hình Tướng Giáp lên trang mạng”. Tôi lại viết cho giáo sư Nguyễn Huệ Chi một đề nghị khác: “Nếu giáo sư không đồng ý treo bức ảnh nhà cách mạng Phan Chu Trinh vì vấn đề nhạy cảm, tôi đề nghị giáo sư dùng tấm hình của Trần Bình Trọng, người dám nhìn thẳng vào mặt kẻ thù mà quát ‘Ta thà làm quỷ nước Nam;còn  hơn là làm vương đất Bắc’ thì sẽ có ý nghĩa hơn trong sự kích động khí phách của người Việt!” Giáo sư Nguyễn Huệ Chi im lặng và cho đến nay vẫn còn treo hình Tướng Giáp, tuy nhỏ hơn trước.

Trang mạng Bauxitevn đăng bài “Từ Đảng Cộng sản ban đầu đến Đảng Cộng sản hiện nay” của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.Nhận thấy nội dung bài ấy chỉ đáng cho một cán bộ tuyên truyền cấp thấp viết; hơn là do một ông Tướng từng làm Đại sứ ở Bắc Kinh nhiều năm, tôi viết một bức thư để phản bác luận điệu của ông Tướng.

Giống như tất cả cán bộ tuyên truyền cộng sản, Tướng Vĩnh phủ đầu như sau: “Có những phần tử chống cộng cực đoan phủ định toàn bộ Đảng CSVN, họ nhắm mắt trước thời kỳ huy hoàng của Đảng CS Đông Dương, Đảng Lao động VN (cũng là Đảng cộng sản)Họ không thấy được sự hy sinh dũng cảm và công lao to lớn của Đảng đối với dân tộc.” Hễ người nào chỉ ra cái ác, cái man rợ của cộng sản đều bị cộng sản quy cho cái tội “Chống Cộng Cực Đoan” tức là loại người này đều mù, nên không thấy được sự hy sinh dũng cảm và công lao to lớn của Đảng cộng sản đối với dân tộc. Cụ Vĩnh cũng xài cái luận điệu đó. Thử hỏi Cộng sản Việt Nam từ bỏ chủ nghĩa cộng sản như Đông Âu, thì có ai điên khùng đi chống nó? Chính cộng sản mới là cực đoan, vì chưa ai hiểu được chủ nghĩa xã hội là gì và Nguyễn Phú Trọng phân vân chẳng biết hết thế kỷ này chủ nghĩa xã hội đã thực hiện được chưa, nhưng vẫn kiên trì tiến nhanh (dù chậm như rùa) và tiến vững chắc (dù lảo đảo) lên (hay xuống) XHCN!

Tôi không hiểu vì sao BBT Bauxite quyết định cho đăng một bài ca tụng Hồ Chí Minh lên tận mây xanh, trong khi con người thật của Hồ Chí Minh ra sao đã được tài liệu lịch sử phơi bày? Có lẽ cụ Vĩnh chưa hề nghe câu nói của Lê Duẩn thừa nhận “ta đánh Pháp, đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, cho Trung Cộng” nên mới tự hào về chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu? BBT Bauxite viết lời tòa soạn: “Chúng tôi xin trân trọng đăng nguyên bài viết của ông, để bạn đọc xa gần tham khảo. Thôi chết rồi! Bài viết của cụ Vĩnh mà để cho bạn đọc dùng làm tài liệu tham khảo, thì còn gì là trí thức Việt Nam nữa?!

Cụ Vĩnh phớt lờ cái việc Hồ Chí Minh tiêu diệt trí thức tức là tiêu diệt nhân tài (bộ não của Tổ Quốc), tạo ra một bộ máy cai trị toàn là một lũ xu nịnh, hèn hạ, ngu si vì hễ ai trái ý lãnh tụ liền bị quy cho tội phản động. Do đó những lãnh đạo kế thừa đều không có trí tuệ, không có nhân cách. Bằng cớ là Lê Duẩn rất biết rõ dã tâm của Mao Trạch Đông, nhưng vẫn xin vũ khí của Trung Cộng để xâm lăng Miền Nam. Cho nên tình trạng đạo đức suy đồi, tham ô, nhũng lạm hoành hành trên Đất Nước sau năm 1975 là hậu quả tất yếu của đường lối cai trị của Hồ Chí Minh trước 1975. Phùng Quán chỉ làm bài thơ “Chống tham ô lãng phí” dưới thời “Cụ Hồ” là đã bị đưa đi cải tạo tư tưởng (tức là đi tù) rồi. Ngày nay ai to gan ra mặt chống tham nhũng cũng đều bị tù cả, đâu có gì khác thời trước 1975?

Cụ Vĩnh căn cứ vào đâu để dám bảo rằng CSVN được dân yêu, dân quý, dân tin tưởng, trong khi gần một triệu người dân phải trốn chạy vào Nam và trong hơn hai mươi năm độc quyền cai trị, CSVN chưa một lần tổ chức bầu cử tự do thì lấy gì để làm thước đo lòng dân? Tôi nhờ giáo sư Nguyễn Huệ Chi chuyển bài viết của tôi tới cụ Vĩnh và được giáo sư Nguyễn Huệ Chi trả lời: “Thư đã chuyển”. Điều đó chứng tỏ cụ Vĩnh đã nhận thư của tôi, cụ chẳng những không thèm trả lời mà còn viết một số bài khác ca tụng Hồ Chí Minh mạnh mẽ hơn và cũng được Bauxite đăng tải.

Thưa quý vị trí thức trong BBT trang mạng Bauxite,

Tôi xem việc quý BBT đăng những bài ca tụng Hồ Chí Minh, tức là lập trường của quý vị cũng xem Hồ Chí Minh là nhà giải phóng dân tộc, mặc dù cuối bài ghi rõ do tác giả gửi tới để chứng tỏ bài viết của tác giả không phản ảnh quan điểm của trang mạng. Tại sao quý BBT không cho đăng những bài viết phơi bày sự thật về Hồ Chí Minh? Một trang mạng chỉ đăng một chiều thì làm sao gọi là đấu tranh cho đa nguyên, đa đảng? Làm sao tránh được dư luận coi quý BBT chỉ là nồi “giảm áp suất” cho Đảng mà thôi? Có người bảo rằng cụ Vĩnh lên tiếng chê bọn cầm quyền cộng sản sau 1975 thoái hóa, biến chất đã là khá rồi: “Cụ còn hơn mấy ông “cách mạng lão thành” thì phải nên trân trọng”.  Tôi nghĩ khác, nếu cụ Vĩnh còn ngồi trên chiếc ghế cầm quyền thì cụ cũng sẽ hành xử không khác gì những người cầm quyền hiện nay. Cụ vẫn kiêu ngạo, không thèm lắng nghe tiếng nói khác, vẫn xem Hồ Chí Minh là thần tượng, bởi vì cụ không dám từ bỏ cái quá khứ mà cụ cho là vàng son, đã có thời dốc hết tâm lực phục vụ một lãnh tụ “vô vàn kính yêu”! Cái quá khứ đẹp quá đi thôi!

Có người bảo: “Nhận thức là một quá trình lâu dài!” Xin vui lòng cho biết lâu là bao lâu? Tại sao giới trẻ dù bị nền giáo dục nhồi sọ có thể thấy được nguy cơ mất nước để hành động, mà những trí thức đáng bậc cha ông lại chỉ ngồi viết kiến nghị? Phải chi nhà cầm quyền này biết lắng nghe, chịu thỏa hiệp thì gửi kiến nghị góp ý là tốt. Đằng này, ai cũng thấy người cầm quyền đã mất tất cả sợi dây thần kinh biết xấu hổ, cam chịu làm tay sai ngoại bang, tức là không biết nhục vong quốc thì còn hy vọng gì nữa để mà chờ họ đổi thay? Việt Nam giống như một căn nhà mà nền móng, cột kèo đều bị mối mọt làm hỏng, tức là ngôi nhà Việt Nam cần dở bỏ hoàn toàn để xây một cái nhà mới. Nghĩa là Việt Nam cần một cuộc cách mạng toàn diện. Muốn có cuộc cách mạng xảy ra, những người đã cầm quyền phải đứng ra nhận lãnh trách nhiệm, thì mới có những bước đột phá (nói theo cách nói cộng sản). Dù vô tình hay cố ý, người đã cầm quyền trong bộ máy Đảng cũng đã mắc tội lừa dối, đàn áp nhân dân. Vấn đề đặt ra là có đủ dũng cảm để nhìn thẳng vào Sự Thật để làm hay không!

Tôi nghĩ rằng cụ Vĩnh là người rất “yêu” Hồ Chí Minh. Với cương vị là người cao tuổi nhất trong những “lão thành cách mạng” mang cấp Tướng, làm Đại sứ, cụ Vĩnh nên tập hợp những đồng chí sùng bái Hồ Chí Minh lập ra một Mặt Trận, (ví dụ đặt tên “Mặt Trần Yêu Hồ” chẳng hạn) gửi đơn đến chính phủ Đài Loan kiện ông Hồ Tuấn Hùng về tội bôi nhọ “danh nhân thế giới”, vì đã phịa ra chuyện Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương, gốc người Hẹ. Đồng thời yêu cầu Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng phải làm cuộc thử nghiệm DNA để xác minh Hồ Chí Minh là người Việt trăm phần trăm.

Đấu tranh đòi nhân quyền, Đảng bảo mỗi quốc gia có cách khác nhau trong việc thực thi nhân quyền. Đòi tự do dân chủ thì bị Đảng quy tội lợi dụng quyền tự do dân chủ. Nay “Mặt Trận Yêu Hồ” đòi Đảng phải dùng thử nghiệm DNA thì Đảng không có cách gì thoái thác được. Đòi hỏi kỳ được, cho đến khi nhà cầm quyền phải thực hiện mới thôi. Nếu nhà cầm quyền vẫn im lặng, tức Hồ Chí Minh đích thị là người Hẹ đúng như Hồ Tuấn Hùng cáo giác. Lúc bấy giờ Mặt Trận Yêu Hồ sẽ có lý do ném những tượng của Hồ được trưng bày bấy lâu xuống cống rãnh vì nó là Chệt, nên không ai có thể bắt tội được. Đó là cuộc cách mạng bất chiến tự nhiên thành, một cuộc cách mạng phi bạo lực đúng với lòng mong mỏi của quý vị trí thức hiện nay. Quý BBT nghĩ thế nào về sách lược hành động ấy? Nếu những ai “Yêu Hồ” không dám thực hiện, tức là những kẻ đó chỉ giả dạng yêu Hồ bằng cái lỗ miệng! Vẫn là XHCN (xạo hết chỗ nói) thôi!

Cuối cùng, xin cho tôi hỏi một câu hỏi chót: “Tôi đã nói rõ từ đầu. Tôi chỉ là người học trò, một dân oan đặt ra những ưu tư thắc mắc để những bậc thầy (nhà trí thức), những người đã cầm quyền giải quyết mối ưu tư này. Liệu quý BBT có đồng ý đăng thư của tôi lên trang mạng Bauxite để cho những nhà trí thức trong và ngoài nước thường vào đó đọc, biết rằng hiện có một người lính như tôi còn xót xa cho những dân oan, những thanh niên sinh viên yêu nước biểu tình bày tỏ lòng yêu nươc bị đánh đập, bỏ tù mà đành bó tay”. Quý cứ việc ghi ở dưới “bài viết do tác giả gửi trực tiếp đến tòa soạn” để phủ nhận trách nhiệm của mình nếu bị Công An hỏi tội. Nếu quý vị chấp nhận đăng bài viết của tôi, tức là quý vị là cơ quan truyền thông thực lòng đấu tranh cho đa nguyên, đa đảng, dân chủ.

Nếu bài viết của tôi có điều gì thất thố, phạm thượng xin quý vị bỏ qua. Trong lòng ngổn ngang trăm mối, chưa viết đủ những điều còn trăn trở. Tôi chân thành cám ơn quý vị BBT đã dành thì giờ viết thư cho tôi. Và cũng chân thành cảm ơn quý vị BBT đã dành thì giờ để đọc thư tôi viết. Mong sao mình còn sống tới ngày chế độ cộng sản sụp đổ để về quê nhà hàn huyên với quý vị thì hạnh phúc xiết bao!

Xin chân thành thật chúc quý BBT dồi dào sức khỏe để hết lòng phục vụ đồng bào.

Trân trọng,

Bằng Phong Đặng văn Âu

© Đàn Chim Việt

———————————————–

Đọc bài liên quan: Từ DCS ban đầu tới DCS hiện nay

236 Phản hồi cho “Xin cho tôi hỏi”

  1. Sương Lam says:

    Bác Hồ chết phải giờ trùng
    Nên bầy hậu duệ dở khùng dở điên
    Thằng khôn thì đã vượt biên
    Những thằng ở lại điên điên khùng khùng

    Bác Hồ đại trí nhãn tiền,
    Chơi Minh-Khai chán, gá liền Hồng-Phong.
    Minh-Khai phận gái chữ tòng,
    Bác Hồ sái nhất, Hồng-Phong sái nhì !(*)

    * Cộng-sản thường rêu rao ông Hồ đạo-đức, sống như bậc thánh, vì hạnh-phúc nhân-dân mà quên hưởng-thụ. Gần đây, Liên-Xô tan vỡ, người ta tìm thấy tài-liệu ông Hồ quan-hệ nam nữ với nhiều người, trong đó có Nguyễn thị Minh-Khai. Sau Minh-Khai thành vợ của Lê Hồng Phong.
    (tác giả ?)

  2. Sương Lam says:

    Ai về Nam Định, Hải Phòng
    Cho ta nhắn tụi thằng Đồng một câu :
    Liệu mà tụt xuống cho mau
    Kẻo rồi bị chém beng đầu đến nơi.

    Ai về qua tỉnh Nam Hà
    Xem lũ đầy tớ xây nhà bê-tông.
    Tớ ơi, mày có biết không ?
    Chúng ông làm chủ mà không bằng mày !
    (tác giả ?)

  3. Trường Giang HN says:

    Trích: “2/ Chủ nghĩa Cộng Sản đòi chôn sống chủ nghĩa Tư Bản. Xin hỏi: “Tư bản có phải là chủ nghĩa không?”. Như tôi hiểu, nói đến chủ nghĩa là nói đến nhân sinh quan, vũ trụ quan, nên mới đẻ ra giáo điều. Tuy không đọc nhiều sách bằng những nhà trí thức, nhưng tôi không tìm thấy có sách nào đề cập đến nhân sinh quan, vũ trụ quan của Tư Bản. Vậy hạ quyết tâm đi theo cộng sản để chôn sống một thực thể không hề có trong thực tế thì có phải là điên rồ không? (Đặng Văn Âu)

    Cám ơn ông Đặng Văn Âu đã đề cập đến từ “Chủ Nghĩa Tư Bản”. Tôi cố tìm xem hình thức của nó méo tròn xanh xám như thế nào. Gõ vào Google tìm kiếm thì Wikipedia có bài viết này:

    Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ thứ 17. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 hình thái chính trị của “nhà nước tư bản chủ nghĩa” dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng.

    Tuy nhiên A.Smith là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế. Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu, nói cách khác chủ nghĩa tư bản là một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu, và đối lập với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng sở hữu công cộng. Các chính sách an sinh xã hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư bản, và cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính xác hơn là nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà nước.

    Đặc điểm đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân và đôi khi ở một số nước tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm không nhỏ (hay còn gọi là mô hình kinh tế hỗn hợp), nhưng điều cơ bản phân biệt xã hội của chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng sản là trong xã hội tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa cộng sản và phần lớn trường phái chủ nghĩa xã hội công nhận quyền sở hữu tập thể và nhà nước đối với phương tiện sản xuất.” (những chỗ tô đậm, viết nghiêng là do tôi nhấn mạnh)

    Tôi nhấn vào chỗ “A.Smith là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về “chủ nghĩa tư bản tự do”, để tìm hiểu thêm thì xuất hiện dòng chữ này: “Không tìm thấy bài viết với tên này. Bạn có thể bắt đầu viết nó ngay bây giờ”!

    Tôi nghĩ, CNTB chỉ là “cái bóng” mà CNCS tìm mọi cách thêu dệt, biến nó thành kẻ thù để kích động nhân dân đoàn kết chống “kẻ thù”. Đối với những người hiểu biết thì đây là hành động điên rồ, còn với CSVN thì đó là chủ đích để đánh lừa nhân dân!

  4. sinh viên khoa Mac-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh says:

    Em rất ấn tượng vì DCV đã lắng nghe tiếng nói của lớp tri thức trẻ trong nước. Em còn 05 tham luận dưới dạng sưu tầm để làm sáng tở băn khoăn của ông Bằng Phong. rất hoan nghênh ban biên tập DCV

    GS TÔN THẤT TÙNG
    GS Tôn Thất Tùng là một nhà phẫu thuật tài ba và nổi tiếng. Cho đến nay, kĩ thuật cắt gan của ông (Ton That Tung’s method) thỉnh thoảng vẫn còn được sử dụng với kết quả tốt. Bài viết này cung cấp thêm vài thông tin về những công trình nghiên cứu của ông trong các thập niên 60 đến 80 của thế kỷ trước.
    Thông tin về sự nghiệp của GS Tôn Thất Tùng không nhiều. Đầy đủ nhất có lẽ là thông tin từ trang wikipedia, nhưng phần lớn thông tin này cũng lấy từ hai bài viết về ông đăng trên tạp chí Sức khỏe cộng đồng và trên trang web Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo những nguồn thông tin này, ông sinh ngày 10/5/1912 tại Thanh Hóa, nhưng lớn lên ở Huế. Năm 1932, ông theo học y khoa ở Hà Nội. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ông được giao nhiệm vụ chữa bệnh cho chủ tịch Hồ Chí Minh (không rõ thời gian). Ông còn giữ chức giám đốc Bệnh viện Phủ Doãn (không rõ năm) và sau này là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (từ năm 1954). Trang wikipedia còn cho biết ông là người đầu tiên mổ tim ở Việt Nam nǎm 1958, và “Trong những năm 1960, ông đã nghiên cứu thành công phương pháp ‘cắt gan có kế hoạch’, thường được gọi là ‘phương pháp mổ gan khô’ hay ‘phương pháp Tôn Thất Tùng’. Ông cũng là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của chất độc hóa học dioxin đến con người và môi trường tại Việt Nam”. Ông mất ngày 7/5/1982, thọ 70 tuổi. Bài báo vừa đề cập trên và các bài viết về Gs Tôn Thất Tùng cho biết ông để lại cho đời 123 công trình khoa học, đặc biệt là một trong những nhà khoa học đầu tiên xây dựng phương pháp mổ gan mang tên ông.
    Phương pháp phẫu thuật mang tên ông chính là phương pháp cắt gan (Hepatic resection) mà giới phẫu thuật sau này gọi là “Ton That Tung’s method”. Phương pháp này được ông phát triển và công bố vào năm 1963. Sau này, nhiều chuyên gia phẫu thuật, chủ yếu là Âu châu, có sử dụng phương pháp đó với kết quả tốt. Năm 1985, Manfredi và đồng nghiệp (J Surgical Oncology) báo cáo 103 ca giải phẫu dùng phương pháp của Gs Tôn Thất Tùng, mà tác giả mô tả là không có biến chứng gì đáng kể, với thời gian sống sót lên đến 8 năm. Mãi đến năm 2004, một nhóm bác sĩ Ý cũng báo cáo một số trường hợp so sánh 2 kĩ thuật giải phẫu và họ kết luận kĩ thuật cắt gan của Gs Tùng là tiêu chuẩn vàng (nguyên văn: “Hepatic resection according to Ton That Tung is the gold standard for the treatment of serious lacerations and hepatic bleeding neoplasms”, xem Vadalà G, et al. Ann Ital Chir. 2004 Jul-Aug;75 (4):431-4).
    Thật ra, phương pháp phẫu thuật của ông không phải là một công trình nghiên cứu. Ngày 26/1/1963, tập san Lancet công bố một lá thư 2 trang có tựa đề “A new technique for operating on the liver” (một kĩ thuật mổ gan mới) kí tên 2 tác giả là Tôn Thất Tùng và Nguyễn Dương Quang. Đây là một lá thư (letter), chứ không phải “bài báo khoa học” (original article). Lá thư đó được kèm dưới đây. Cần nói thêm rằng, original article thường có giá trị cao hơn letter. Trong y văn và đặc biệt là đối với tập san Lancet, lá thư là hình thức để công bố những thông tin mới và nhanh, nhưng chưa qua kiểm định nghiêm chỉnh như một bài báo khoa học. Trong lá thư mày, GS Tôn Thất Tùng và Bs Nguyễn Dương Quang có mô tả 2 trường hợp mổ gan bằng kĩ thuật mà sau này chúng ta biết là Ton That Tung’s method.
    Một bài báo trên báo điện tử bee.net.vn có tựa đề: “Cha đẻ của “phương pháp Tôn Thất Tùng” trong phẫu thuật gan”, đăng vào đầu tháng 3 năm nay cho biết: khi phương pháp mổ mới được trình làng trên Lancet thì bị nhiều người phản đối, nhưng sau đó thì những người phản đối “phục thiện” và tôn ông làm “tổ sư”. Nhưng tôi không tìm thấy một bài báo nào chỉ trích Gs Tôn Thất Tùng trên bất cứ tập san nào trong PubMed. Tôi cũng không tìm thấy có bài báo nào trong y văn ca ngợi ông là “người cha” hay “tổ sư” cả. Cũng chưa bao giờ thấy trong y văn có những bài viết gọi là “phục thiện”, và cũng chẳng bao giờ có chân lí trong y học. Do đó, có thể nói rằng phương pháp của Gs Tôn Thất Tùng chưa từng bị bất cứ ai chỉ trích trong y văn.
    Những công trình khoa học của Tôn Thất Tùng
    Hình như có sự nhầm lẫn về con số công trình khoa học của ông. Nhiều bài viết cho biết ông để lại cho đời 123 công trình, nhưng tôi chỉ tìm thấy 31 bài báo của ông trong y văn. Thông tin về 31 công trình nghiên cứu có thể xem trong bảng dưới đây. Nhìn qua danh sách này chúng ta thấy phần lớn những công trình của GS Tôn Thất Tùng được công bố trên tập san y khoa của Pháp (15 bài) và Đức (11 bài). Phần còn lại công bố trên tập san của Anh (Lancet, 2 bài), Nga (2) Hungary (1).
    So với thời nay, Giáo sư Tôn Thất Tùng bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu khá trễ, nhưng ông công bố rất đều đặn. Công trình nghiên cứu của ông được công bố vào năm 1956, tức lúc ông 44 tuổi. Đó là một công trình này mô tả sự có mặt của Salmonella hvittingfoss trong phổi, chứ chẳng dính dáng gì đến phẫu thuật. Kể từ đó, năm nào ông cũng có công trình trên tập san y khoa Pháp và Đức. Có một công trình cùng tựa đề và cùng nội dung nhưng ông công bố trên 2 tập san (một ở Đức và một ở Pháp)! Điều đáng chú ý là ông qua đời năm 1982, nhưng năm 1995, con ông là GS Tôn Thất Bách vẫn ghi tên ông là đồng tác giả một bài báo đăng trên tập san Chirurgie (Pháp)!
    GS Tôn Thất Tùng cũng từng làm nghiên cứu về chất độc da cam. Bài báo trên bee.net.vn viết rằng “Ông còn được thế giới trân trọng vì đã công bố những công trình mở đường cho việc nghiên cứu chất độc da cam/dioxin.” Thật ra, ông chưa bao giờ công bố một công trình nào về chất độc da cam trên bất cứ một tập san y khoa quốc tế nào. Lúc sinh tiền, ông có trả lời phỏng vấn của kí giả Mĩ về chất độc da cam, mà trong đó ông nói rằng Agent Orange có liên quan đến dị tật bẩm sinh và ung thư, nhưng giới chuyên môn Mĩ lúc đó lịch sự xem đó là một “interesting observation” (quan sát thú vị) vì phương pháp nghiên cứu của ông chưa được đánh giá là chuẩn mực. Sau sự kiện này, ông mới phát hiện rằng phương pháp dịch tễ học và thống kê rất quan trọng trong y học và có ý định phát triển bộ môn này ở Việt Nam.
    Nói một cách khách quan, những công trình của GS Tôn Thất Tùng được công bố trên những tập san không có chất lượng cao (hiểu theo nghĩa ngày nay, tức những tập san có impact factor rất thấp). Thật ra, ngay cả công trình nổi tiếng nhất của ông (đăng trên Lancet năm 1963) chỉ có 29 trích dẫn trong 47 năm. Điều này nói lên rằng công trình không gây tiếng vang lớn. (Cần nói thêm rằng một phương pháp phẫu thuật cắt gan khác mới công bố vào năm 2002 nhưng được trích dẫn gần 200 lần).
    Nhưng thành tích của GS Tôn Thất Tùng quả thật đáng khâm phục. Phải nói rằng trong điều kiện khó khăn thời đó (50 năm về trước) và phương tiện còn kém, mà ông và đồng nghiệp đã liên tục công bố những công trình nghiên cứu như thế thì người viết bài này chỉ có 4 chữ để nói: thán phục ngưỡng mộ. Ông quả thật là một tấm gương để thế hệ sau noi theo, và để cho những ai còn ngụy biện rằng nghiên cứu ứng dụng không cần công bố quốc tế nên nhìn lại mình.
    Các ông trình quan trọng nhất của GS Tôn Thất Tùng đăng trên tập san Lancet Chirurgie đều có đóng góp của Bs Nguyễn Dương Quang (tôi đoán thế từ tên “Nguyen Duong Quang”). Thật vậy, trong số 31 bài kí tên Tôn Thất Tùng, tác giả Nguyễn Dương Quang đứng tên đồng tác giả gần 1/3 (9 bài). Ấy thế mà không một bài báo nào viết về công trình của Gs Tôn Thất Tùng nhắc đến tên của Bs Nguyễn Dương Quang! Cũng là một điều lạ!
    Nói tóm lại, có lẽ nói không ngoa rằng GS Tôn Thất Tùng có đóng góp quan trọng cho y khoa quốc tế. Tuy nhiên, vì đóng góp của ông trong một chuyên ngành hẹp, và đại đa số các công trình nghiên cứu của ông xuất hiện trên những tập san có ảnh hưởng rất thấp (và do đó công trình của ông cũng có ảnh hưởng nhưng chưa cao), nên tên tuổi ông không vang xa mà ông xứng đáng. Có lẽ đã đến lúc các nhà nghiên cứu y sử Việt Nam nên làm một tổng kết nghiêm chỉnh về những ứng dụng kĩ thuật Tôn Thất Tùng trên thế giới để lấy lại uy danh cần thiết cho một nhà khoa học Việt Nam.
    Trong một trả lời phỏng vấn cho báo chí nước ngoài, Gs Tôn Thất Tùng có kể lại một chi tiết thú vị về chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi được hỏi ấn tượng của ông về người bệnh nhân đặc biệt là gì, ông cho biết ngài chủ tịch Hồ Chí Minh rất bình dân và dễ gần gũi. Chủ tịch Hồ Chí Minh không khi nào nói chuyện chính trị với ông, mà chỉ nói chuyện đạo lí và cuộc sống. Ông còn cho biết chủ tịch Hồ Chí Minh sợ tiêm chích, nhưng khi tiêm thuốc trị sốt rét thì ông không hề kêu đau hay phàn nàn gì, nói tóm lại ông là một bệnh nhân … dễ tính.

    • Hoa Thanh says:

      Bạn sinh viên thương mến. Với thiện tâm, thiện ý, thiện Chí và phương tiện đầy đủ hiện nay tôi tin một ngày không xa bạn sẽ tìm ra những cây Kim mà ông Hồ, một người không thông Minh nhưng vô cùng láu cá, thủ đoạn, tàn nhẫn, giả hình khá nhuần nhuyễn…….dấu kỹ trong bọc rất dầy ,Đã qua mặt được cả một dân tộc, để mang lại hệ lụy cho chúng ta hôm nay. Chỉ khi bạn bắt đầu phát hiện ra những mũi Kim oan nghiệt ấy bạn mới tốt nghiệp, ra trường, hết còn là sinh viên ngây Thơ nữa. Chúc bạn học giỏi, tốt nghiệp sớm cho gia đình bạn được nhờ, đỡ miệng ăn bam báo hại.

    • Builan says:

      Giúp bạn SV có thêm tài liệu về Tư tưởng HCM
      Giúp Le Thi Nhung có thêm chút hương vị BỐC THƠM

      http://www.youtube.com/watch?v=rK7-vLxcONE

    • ABC says:

      VN có hàng trăm trường đại học, chỉ có những đứa học sinh mèo mửa,chó chê, không trường nào nhận cả, mới vô trường Tuyên giáo khoa nói dóc Mác-Lê Nin.
      Lũ này được đảng dạy cho cách nói láo mà không biết ngượng như:”Huyền thoại Lê văn Tám” ” Tay không kéo rớt máy bay trực thăng” ” Mig 21 bắn chìm 2 hàng không mẩu hạm” ” Bác Hồ suốt đời đồng trinh (cái lổ đ..ít),v v và v.v..
      Con có ngu thì cho chúng đi làm một nghề lương thiện, như bán vé số, kẹo kéo.
      Còn cho học cái việc thất đức có nói không, không nói có, có ngày cũng bị quỷ sứ cắt lưỡi.
      Không biết con cái nhà ai mà vô phúc vậy cà !

  5. sinh viên khoa Mac-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh says:

    Kính thưa ban biên tập hiện em đang rất “hót” tại khoa Mac- Le và tư tưởng Hồ Chí với mấy sưu tầm đem ra tham luận tại DCV. Ý tưởng lấy vấn đề này làm đề tài phản biện trong đề án tốt nghiệp đang được nhiều bạn bàn luận xôn xao. Có thể bài sưu tâm trước quá dài nên DCV bỏ đi. Em rất mong DCV tiếp tục giúp em có thêm cảm hứng mới trong lỉnh vực lý luận. Đồng thời em cũng hy vọng đây là gợi ý để trả lời tác giả Bằng Phong. Em xin cám ơn

    NHÀ BÁC HỌC NÔNG NGHIỆP LƯƠNG ĐỊNH CỦA
    Vào những năm 1960, một giống lúa cây thấp, bông to được đưa vào đồng ruộng đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của người dân, góp phần tăng sản lượng hàng triệu tấn lương thực. Người đã tìm ra giống lúa đó là ai, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
    Nhà bác học về ngành nông nghiệp Luơng Định Của sinh ngày 19 tháng 8 năm 1920 tại xã Đại Nghĩa, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Thời thơ ấu, ông học ở Trường dòng Tabe, thị xã Sóc Trăng. Năm 1937, ông đỗ tú tài toàn phần tại Sài-gòn, sau đó sang Hồng Công học đại học y khoa và tiếng Anh. Gần hết khoá học, ông chuyển sang Trung Quốc theo học Trương Đại học kinh tế Thượng Hải. Do xảy ra chiến tranh nên trường này phải đóng cửa. Năm 1943, ông sang Nhật, thi vào khoa sinh vật thực nghiệm Trường Đại học Kyushyu.
    Năm 1946, ông tiếp tục lên Kyoto, một thành phố lớn của Nhật theo học ngành nông nghiệp, khoa di truyền học tế bào, tại đây ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ nông học khoa di truyền chọn giống.
    Là một giáo sư có tài, lương cao, có cuộc sống sung túc nhưng ông vẫn nặng lòng hướng về tổ quốc. Năm 1952, sau khi nhận được bằng bác sĩ nông học, nhiều người khuyên ông nên sang các nước Âu Mỹ làm việc. Kiên quyết từ bỏ giàu sang, sung sướng, ông cùng gia đình trở về tổ quốc sau mười năm học tập, tu nghiệp và làm việc xa quê. Đến năm 1954, ông cùng vợ và hai con tập kết ra Bắc, gia đình ông ở một căn phòng tầng bốn khu tập thể Kim Liên, Hà Nội. Ông được bố trí công tác tại Viện Khảo cứu nông lâm, sau đó là Trường Đại học nông nghiệp, Viện Cây lương thực và thực phẩm. Sau khi về nước, được sống và làm việc trên đất Bắc, được làm công dân một nước độc lập, có Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, ông đã dồn hết trí tuệ, tâm lực vào việc nghiên cứu, thực nghiệm, tìm ra các loại giống lúa có năng suất cao.
    Lương Định Của chính là “ông tổ” của giống lúa Nông nghiệp 1, giống lúa lai tạo thành công đầu tiên tại nước ta. Nó có nhiều đặc tính tốt như bông to, hạt nhiều, có tác dụng lớn trong việc luân canh do thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất lại cao. Giống lúa này có được từ việc lai giữa các giống Ba thắc, Nam Bộ x Kunko của Nhật Bản. Sau giống Nông nghiệp 1, Lương Định Của tiếp tục nghiên cứu lai tạo và ông lại cho ra đời giống lúa mới, giống chiêm 314 (lai giữa các giống Đoàn kết và Thắng lợi). Năm 1968, giống lúa mới được đưa vào đồng ruộng và hiện nay vẫn còn được gieo trồng tại một số vùng đồng bằng Bắc bộ. ông còn chọn giống từ IR8 ra NN8-388, giống NN75-1 (lai giữa giống 813 với NN1), giống lúa mùa muộn Saisubao…
    Vào những năm 1960, một giống lúa cây thấp, bông to xuất hiện, đó chính là giống Nông nghiệp 8 ngày nay. Nông nghiệp 8 khi được đưa vào đồng ruộng đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của người dân, góp phần tăng sản lượng hàng triệu tấn lương thực. Nông nghiệp 8 đã trở thành cái tên thân quen đối với nhà nông suốt mấy chục năm qua.
    Không dừng lại ở những thành công đã đạt được, Giáo sư Lương Định Của tiếp tục thực nghiệm tìm tòi phương pháp lai tạo mới và đã thành công trong việc tạo ra giống lúa Nông nghiệp 87-5 tức lúa xuân sớm “tuyệt vời.” Xuân sớm có khả năng chịu rét, năng suất đạt tới trên sáu tấn một hec-ta. Ba năm sau ngày ông mất, tháng 11 năm 1978, Uỷ ban Khoa học Nhà nước đã cấp bằng sáng chế và công nhận Giáo sư Lương Định Của là tác giả của giống lúa xuân sớm.
    Không chỉ tạo ra giống lúa tốt cho nông dân nói riêng và ngành nông nghiệp nước nhà nói chung, Giáo sư Lương Định Của còn vận dụng những kiến thức về tế bào học và di truyền dục chủng để tạo ra nhiều loại giống cây trồng có hiệu quả như dưa lê, cà chua, khoai lang, dưa hấu không hạt. Ông là người đã tạo ra giống dưa hấu tam bội thể đầu tiên, giống rau muống tứ bội có thân lá to dùng cho chăn nuôi, giống khoai lang năng suất cao. Tên ông từng được nông dân gọi liền với tên của sản phẩm một cách thân thiết: Dưa lê ông Của, cà chua ông Của, giống lúa ông Của… Ông là người đã đề xướng ra một số mô hình canh tác như bờ vùng, bờ thửa.
    Năm 1967, Giáo sư Lương Định Của đã được Đảng và Chính phủ trao tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng nhất. Ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học-kỹ thuật đợt một vào năm 1996.
    Năm 1945, đang còn là du học sinh tại Nhật, ông xây dựng gia đình với bà Namuko Nakamura, người Nhật vốn là sinh viên đại học quốc lập Kyushyu. Bà kém ông hai tuổi, trong thời gian sống tại Nhật ông bà đã có với nhau hai người con. Khi trở về nước bà làm công tác trợ giúp giáo sư Lương Định Của nghiên cứu lai tạo giống cây trồng. Sau đó bà lại tham gia làm biên dịch viên kiêm phát thanh viên tiếng Nhật tại Ban tiếng Nhật, Đài tiếng nói Việt Nam. Năm nay, bà đã 87 tuổi, hiện sinh sống cùng con cháu tại thành phố Hồ Chí Minh.
    Giáo sư, tiến sĩ nông học Lương Định Của mất ngày 24 tháng 12 năm 1975 tại Hà Nội.
    Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã thành lập một Giải thưởng mang tên Lương Định Của hàng năm xét trao cho 100 gương mặt tiêu biểu đại diện cho 13 triệu thanh niên nông thôn có những thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, xây dựng nông thôn mới… Năm 2008, Giải thưởng do Công ty phân đạm hoá chất và dầu khí tài trợ. Trong số các nhà nông trẻ xuất sắc về dự Lễ trao Giải thưởng Lương Định Của năm 2008 vừa qua có 14 gương mặt còn rất trẻ, tuổi đời từ 20-27. Nhiều người trong số họ có doanh thu trên 1 tỉ đồng/năm. Đó là những “ông chủ mới” năng động, dám nghĩ, dám làm trong phong trào thanh niên nông thôn thực hiện bốn mới (kỹ thuật mới, ngành nghề mới, thị trường mới và mô hình mới).

    • Lê Thị Nhung says:

      Những năm cuối thập niên 1950, bố tôi là cán bộ Nông nghiệp có bằng trung cấp học dưới thời Pháp. Năm 1963 bố tôi được nhà nước cho đi học hệ chính quy bậc đại học về chuyên ngành Di truyền và chọn giống, nay gọi là công nghệ sinh học, tại trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội khóa 1963 – 1968, giáo sư Lương Định Của là thầy dạy bố tôi. Qua bố tôi kể chuyên, tôi biết nhiều chuyện về giáo sư Lương Định Của và ngành di truyền, chọn giống ở miền Bắc những năm từ thập niên 1960 về sau.
      Giống lúa Nông nghiệp 8 được giáo sư Lương Định Của nghiên cứu lai tạo thành công tại miền Bắc khoảng năm 1962, dân miền Bắc gọi là lúa 3 trăng, tức là từ khi gieo mạ để cấy hoặc gieo thẳng [sạ] cho đến khi thu hoạch chỉ 3 tháng.
      Lúc bấy giờ, Nông nghiệp 8 là giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chịu hạn, chịu rét và ít bị sâu bệnh nhất, Thời đó, giống lúa Nông nghiệp 8 là giống lúa nước tiên tiến nhất thế giới. Vì vậy, tổ chức Nông nghiệp và Lương thực [Nông - Lương] Liên Hợp Quốc [FAO] đã mua giống lúa nước Nông nghiệp 8 của miền Bắc rồi đưa về Viện nghiên cứu giống cây trồng của FAO ở Philipin để nhân rộng giống lúa trên và bán lại cho các nước có nên nông nghiệp sản xuất lúa nước.
      Ngay sau 30/4/1975 vài tháng, có dịp vào miền Nam, về nông thôn gặp gỡ nông dân, tôi thấy nông dân miền Nam cũng trồng loại lúa giống như lúa Nông nghiệp 8 ở ngoài Bắc, nhưng nông dân miền Nam lại gọi là giống Thần nông 8. Tôi gửi thư hỏi bố tôi rằng, có liên quan gì giữa giống lúa Nông nghiệp 8 ở ngoài Bắc và giống lúa Thần nông 8 ở trong Nam hay không? Sau khi cùng với đoàn cán bộ của Bộ Nông nghiệp vào miền Nam khảo sát và kiểm nghiệm, bố tôi giải thích, chính quyền VNCH đã mua lại giống lúa Nông nghiệp 8 từ Viện nghiên cứu giống cây trồng của FAO, rồi nhân rộng và bán lại cho nông dân miền Nam canh tác dưới tên Thần nông 8.
      Thời Mỹ ném bom, bắn phá miền Bắc, mặc dù bom rơi đạn nổ rất ác liệt, đời sống rất khó khăn, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các viện nghiên cứu khoa học phải sơ tán về nông thôn hoặc lên rừng núi, nhưng đã có rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng. Có 3 cái tên thời đó nổi tiếng thế giới là:

      Giáo sư – Bác sĩ Tôn Thất Tùng nổi tiếng thế giới với phương pháp mổ gan khô, đến nay phương pháp mổ gan khô vẫn còn ứng dụng rộng rãi khắp thế giới và mang tên “Phương pháp Tôn Thất Tùng”. Ông còn là Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Liên Xô và nhiều chức danh khoa học của nhiều nước khác. http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_Th%E1%BA%A5t_T%C3%B9ng

      Giáo sư Lương Định Của nổi tiếng thế giới vì đã nghiên cứu lai tạo ra nhiều giống lúa và giống cây trồng mới có năng suất cao, thích ứng với nhiều điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt là giống lúa nước Nông nghiệp 8. http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%C6%A1ng_%C4%90%E1%BB%8Bnh_C%E1%BB%A7a

      Giáo sư – tiến sỹ – viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu nổi tiếng vì năm 1994, khi mới 26 tuổi đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ chuyên ngành Toán – Lý thuộc ngành vật lý lý thuyết tại Viện nghiên cứu hạt nhân Dubna ở Liên Xô. Ngay sau đó ông được giữ lại làm tổ trưởng tổ nghiên cứu tại Viện nghiên cứu hạt nhân Dubna. Năm 27 tuổi ông được phong học hàm Giáo sư và Viện sỹ thông tấn viện hàn lâm khoa học Liên Xô. Năm 1969, chiến tranh Việt Nam đến giai đoan cuối, căng thẳng và quyết liệt nhất, nhà nước VNDCCH đã triệu hồi ông về nước để cùng với các nhà khoa học khác nghiên cứu chế tạo và cải tiến vũ khí, trang thiết bị quân sự cung cấp cho quân đội chiến đấu nhằm đạt kết quả cao hơn. Giáo sư – tiến sỹ – viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu đã cùng với thiếu tướng – giáo sư Trần Đại Nghĩa và các nhà khoa học ở các Trường Đại học, các Viện nghiên cứu, Trường Đại học [nay là Học viện] Kỹ thuật quân sự và Viện khoa học kỹ thuật quân sự nghiên cứu cải tiến và chế tạo thành công những vũ khí, khí tài quân sự hiện đại, góp phần làm nên ngày toàn thắng 30/4/1975. Sau 30/4/1975, ông giữ nhiều chức vụ khoa học quan trong của nhà nước và được mời giảng dạy về chuyên ngành do ông nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Pháp, Úc, Đức… Nay dù đã nghỉ hưu, nhưng ông vẫn còn tiếp tục nghiên cứu những đề tài mới cấp nhà nước. http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Hi%E1%BB%87u

      • Bút Thép VN says:

        Theo Nguyễn Thị Nhung thì thời ấy (1950-1963) ở miền Bắc lắm cán bộ, giáo sư giỏi về nông nghiệp. Vậy mà sao nhân dân lại đói khổ, cơm không đủ ăn áo không đủ mặc?

        Một năm hai mét vải thô
        Che được bác Hồ thì vú hở ra
        May áo che được nhũ hoa
        Chiếc quần bị thiếu lá đa nguyên hình!

      • UncleFox says:

        VẠCH MẶT CÁN NGỐ
        Dưới đây là một đoạn ngắn về lịch sử cây lúa Thần Nông 8 (I8?) được trồng ở miền Nam trước 1975 :

        _”Viện lúa Quốc tế IRRI được thành lập năm 1959 ở Los Banos, Philippines và chính thức hoạt động từ năm 1960. Sau khi thành lập các nhà khoa học IRRI tập trung vào nghiên cứu lai tạo các giống lúa cải tiến và sản phẩm thành công để mở màng cuộc cách mạng xanh trên cây lúa ở Châu Á đó là sự ra đời của giống lúa IR 8 vào năm 1966.

        Giống lúa IR8 là sản phẩm của tổ hợp lai giữa hai giống lúa Dee-Geo-woo-gen (là giống japonica của Trung Quốc) và Peta (giống indica của Indonesia) đã được thực hiện tại IRRI vào năm 1962. Năm 1966, một trong những dòng của tổ hợp này đã trở thành một cây trồng mới mang tính lịch sử đó là giống IR 8 (improment rice 8).

        IR8 yêu cầu sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nhưng sản xuất đem lại sản lượng cao hơn đáng kể so với các giống truyền thống. Sản xuất lúa gạo hàng năm tại Philippines đã tăng từ 3,7 đến 7,7 triệu tấn trong hai thập kỷ liên tục kể từ năm 1970.

        Từ rất sớm ở Việt Nam khoảng tháng 5 năm 1966, Trung Tâm Thí Nghiệm Lúa (nay trở thành Viện Cây Ăn Quả) ở Long Định, Tiền Giang thuộc Bộ Canh Nông Miền Nam đã nhận được 10 kg lúa giống IR8 để trồng thử nghiệm đầu tiên trên 2.000 m2 vào mùa mưa. Trong mùa ấy, năng suất của lúa IR8 thu hoạch được 4 tấn/ha so với năng suất bình quân của lúa cổ truyền 2 tấn/ha.

        Đồng thời, trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn nhận được 1kg giống IR8 từ IRRI để trồng trong một thí nghiệm về ảnh hưởng của quang cảm (photoperiodism) cùng chung với một số giống lúa địa phương tuyển chọn của Miền Nam. Kết quả thí nghiệm được báo cáo vào mùa hè 1967 qua một Luận trình cuối khóa (Trần Văn Đạt, 1967). Trong thí nghiệm này, năng suất tiềm năng của giống lúa IR8 được theo dõi và đánh giá cao trong khi so sánh với các giống lúa được tuyển chọn khác….”

        Vào cái thời ấy miền Bắc Xã Nghĩa còn đói rã họng ra, phải nhận viện trợ lương thực từ khối CSQT cho dân chúng khỏi bị mạng nhện giăng kín hậu môn .
        Đây là một bằng chứng bốc phét không biết ngượng nữa của loài Vẹm Ba Đình !

    • Builan says:

      DẠ thưa “SƯ PHỤ – Mác Lê”
      Nó phơi cái mặt bề hề như ri !!
      Bỏ nghề _ khôn thật_ Mửng mi
      Học trò như rứa còn chi là THẦY !!!

      VN: Chuyên ngành Marx- Lenin được ‘khuyến mại’?

      ” Môn học từ lâu sinh viên không thích.

      “Nếu được phê duyệt sinh viên (SV) học chuyên ngành Mác Lê – nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh và HSSV học chuyên ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, pháp y tâm thần sẽ được miễn học phí.

      “Thông tin đưa ra tại dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011đến năm học 2014 – 2015 do Bộ GD-ĐT trưng cầu ý kiến ngày 21/12.
      Theo đó, dự thảo bổ sung thêm đối tượng miễn học phí gồm: SV học chuyên ngành Mác Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh theo Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ và HSSV học chuyên ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, pháp y tâm thần ”

      @ Cả ba caí nó xèo nẹo với nhau là ĐÚNG rồi , phaỉ không thưa thầy NGÀN ? ???

    • Austin Pham says:

      Nối tiếp truyền thống cha anh thì mới đây một nhà khoa học của xứ…Thái Bình đang trong giai đoạn thiết kế và sắp sửa ra mắt tàu ngầm mini để cung cấp dịch vụ du lịch ở miền…dưới. Deal “trọn gói” bao gồm: tham quan cầu Nại Hà, dùng chè Nú của Mạnh bà và ngồi…chung xuồng với “bác”. Vé đặt trước tại số 4 hàng Mã, Promotion code là GACMA88. Lưu ý, vé bán chui nên yêu cầu các lãnh đạo chỉ lưu truyền trong nội bộ. Coi chừng Huy Đức và Tưởng Năng Tiến.
      http://nguyentandung.org/tau-ngam-que-lua-chua-ra-bien-da-bi-doa-bat.html

  6. BUILAN says:

    BAÌ HỌC dành riêng cho :
    sinh viên khoa Mac-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh

    Từ Mác Lê Nin đến McDonald’s ở TP Hồ chí Minh

    > ‟Chủ nghĩa xã hội là con đường dài nhất, đẫm máu nhất từ Mác Lê Nin đến McDonald’s”.
    > Hôm Thứ Bảy ngày 8/2/2014 đại công ty McDonald’s, một trong những biểu tượng phổ biến nhất của cái mà người Cộng sản gọi là ‘chủ nghĩa tư bản Mỹ’, đã chính thức khai trương cửa hàng McDonald’s đầu tiên của họ tại Việt nam, và ngay tại nơi chế độ CSVN tuyên xưng là ‘thành phố tên vàng HCM’.
    > Cửa hàng McDonald’s có 350 chỗ ngồi nằm ngay tại 1 giao lộ đông đúc, ngay bùng binh đường Điện Biên Phủ (Phan thanh Giản cũ) và Nguyễn Bình Khiêm, phường Đa Kao, quận 1.
    > Giấy phép nhượng (độc) quyền để mở (các) nhà hàng McDonald’s ở Việt Nam trong tay của một thương gia Mỹ gốc Việt trẻ tuổi tên Nguyễn Bảo Hoàng, giám đốc công ty Good Day Hospitality. Cùng dự lễ cắt băng khánh thành với Nguyễn Bảo Hoàng là Phó Chủ tịch UBND thành phố Saigon (HCM) Nguyễn Thị Hồng và cả Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear.
    > Theo cái nhìn bình dân thì sau Coca Cola, McDonald’s vốn là hình ảnh dễ nhận biết nhất về ‘đời sống Mỹ, xã hội Mỹ’, và cũng là biểu tượng cho mơ ước của hàng tỷ người ở các nước kém phát triển trên toàn cầu.
    > Vì vậy , chuyện cửa hàng McDonald’s đầu tiên xuất hiện ở đất nước vẫn còn do một chế độ độc tài đảng trị, kiên quyết tung hô khẩu hiệu rỗng tuếch ‘kiên định đi lên chủ nghĩa xã hội’, một trong 3 nhà nước cuối cùng còn bám víu và viện dẫn Mác Lê nin như Việt Nam là chuyện thu hút được nhiều chú ý (tuy rằng trước McDonald’s, hàng loạt cửa hàng, thương hiệu thực phẩm ‘to go’ của Mỹ như KFC, Burger King đã đến Việt nam).
    > Nhưng đáng chú ý hơn trong chuyện này là nhân vật được tập đoàn McDonald’s chọn để nhượng quyền khai thác tại Việt nam không phải là một thương gia … tầm thường.
    > Như báo chí trong nước rầm rộ loan tin thì thương gia Mỹ gốc Việt Nguyễn Bảo Hoàng là một người có ‘Lý lịch trong sáng, sự nghiệp huy hoàng’.
    > Bài báo trên tờ Vietnam Net, trong mục kinh tế nguyên văn như sau
    >
    > Từ Mác đến Big Mac
    > Từ Mác đến Big Mac
    > Henry Nguyễn, một doanh nhân thành đạt gốc Việt đưa McDonald, có tiểu sử hoàn hảo và đầy màu hồng. Henry Nguyễn, tên thật là Nguyễn Bảo Hoàng, sinh năm 1974 tại Sài Gòn trong gia đình có 4 anh em. Đến năm 1975, ông cùng gia đình chuyển sang định cư tại bang Virginia, Mỹ. Nguyễn Bảo Hoàng học đại học tại Harvard, tại đây ông được học bổng Harvard National Scholar và tốt nghiệp cử nhân văn học cổ điển với hạng xuất sắc Magna Cum Laude năm 1995. Ông Hoàng cũng đồng thời tốt nghiệp bác sĩ y khoa và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Northwestern và Kellogg School of Management. Ông Hoàng từng là giám đốc điều hành cho công ty VITC tại khu vực châu Á, một công ty viễn thông Mỹ chuyên về IP và công nghệ. Ông cũng là cộng sự tại Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs tại NewYork chuyên nghiên cứu về các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và phát triển phần mềm.
    > [‟chuyển sang định cư” là cách nói trại của nhóm chữ ‟đi tị nạn cộng sản”; người Việt ‟chuyển sang định cư” có nghĩa là những người vượt biểt, vượt biên, là thuyền nhân bỏ nước đi tìm tự do - DCVOnline]
    > Một trong những thành công lớn nhất của ông Hoàng là đầu tư vào VCCORP và PeaceSoft khiến tỉ suất sinh lời nội bộ tăng lên 30%. Theo ông Hoàng, những con số không dừng lại ở đó, trong năm tới lãi suất sẽ tăng gấp 5 lần so với ban đầu.
    > Ngày 17/11/2008, ông Hoàng kết hôn với bà Nguyễn Thanh Phượng. Ông Hoàng cho biết,ông luôn mơ ước được quay về quê hương đất nước Việt Nam, lập nghiệp và lấy vợ là người Việt. Giờ đây ông đã có được tất cả những gì mình mong muốn. Ông cũng là người có công lớn đưa chuỗi cửa hàng ăn nhanh hàng đầu thế giới McDonald về Việt Nam. Những nhà hàng đầu tiên được đặt tại TP HCM do chính ông quản lý.
    > “Từ bé đến nay, tôi vẫn luôn là người hâm mộ cuồng nhiệt của McDonald. Đó là nơi tôi có nhiều trải nghiệm thú vị và một trong số đó là việc làm đầu tiên của tôi khi ở tuổi vị thành niên. Từ khi trở về Việt Nam hơn 10 năm trước, tôi vẫn luôn mơ ước một ngày nào đó có thể đưa McDonald’s đến với quê hương mình”, ông Nguyễn Bảo Hoàng nói.
    >
    > *
    > ‘Lý lịch trong sáng’ là thuật ngữ thường để chỉ những thành phần con ông cháu cha của chế độ, những gia đình được xếp vào dạng ‘có công cách mạng’, hoặc ít nhất cũng phải thuộc dạng ‘thành phần cơ bản’ – tức ba đời bần cố nông. Chưa hết, ‘tiểu sử đầy màu hồng’ khiến người đọc liên tưởng đến những phần tử ngày nay ở Việt nam gọi là ‘các thái tử đảng’ hay con cái của những quan chức cộng sản cao cấp.
    > Trong khi đó, dư luận từ lâu biết rõ Nguyễn Bảo Hoàng là con trai của Nguyễn Bang, một viên chức cao cấp thời Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1975, gia đình Nguyễn Bang di tản sớm khỏi Việt nam sang Hoa Kỳ tỵ nạn cộng sản. Đáng lẽ, theo lệ thường thì đối với chế độ CSVN, người như Nguyễn Bảo Hoàng bị xếp vào dạng ‘lý lịch có vấn đề’ hoặc ‘gia đình phản động’. Thế nhưng lý do khiến Nguyễn Bảo Hoàng được các bồi bút chế độ xưng tụng là ‘lý lịch trong sáng’ là vì vợ Hoàng, Nguyễn Thanh Phượng, chính là con gái của Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng.
    > Xét lý lịch ba đời vốn vẫn là thủ tục (hoặc đúng hơn, nguyên tắc) tối quan trọng của chế độ cộng sản. Hàng triệu con em của những người từng là quân nhân công chức VNCH , sau năm 1975 , đã cay đắng chứng nghiệm điều này (y hệt hàng trăm ngàn người đã trải qua ở miền Bắc sau năm 1954).
    > Như trên một trang facebook, khi nhìn về hiện tình đời sống Việt Nam ngày nay dân trí thấp kém, xã hội rối loạn vô trật tự, mọi người ra đường đối xử với nhau chỉ bằng phản ứng bản năng, một người trong nước đã nhận định,
    >
    > … về thủ phạm làm dân ngu thì mọi thứ cũng từ cái gốc mà ra. Một thời ngăn sông cấm chợ, chủ nghĩa lý lịch làm dân bần hàn. Bần hàn thì đâm bần tiện, bần tiện riết thì thành hạ tiện.
    > Em nói chuyện nhỏ thôi, thế hệ em sinh sau 1975, năm 1984 em học lớp 1, lúc đó mới 6 tuổi thì biết con mẹ gì là con cháu ngụy quân ngụy quyền, nhưng vào lớp cô giáo nói giọng Bắc chỉ mặt “thế chúng mày con ngụy mà đi học làm gì?” Lên lớp 6, cũng không được cho học tiếng Anh, nhưng hễ cứ là con cán bộ thì được ưu tiên chọn ngoại ngữ. Đến thời em học đại học, năm 1995 thì may mắn hơn một chút, đã thôi bị xét duyệt lý lịch. Nhưng bà chị, ông anh em những năm 1988-1990 bị xét lý lịch để cấm không cho thi vào các ngành cụ thể thời thượng lúc đó. Giáo dục như thế, thì đòi hỏi dân trí nó ra thế nào?
    >
    > *
    > Như vậy đã quá rõ, qua trường hợp ngoại lệ này, phải chăng Nguyễn Tấn Dũng muốn nặn ra ‘lý lịch trong sáng’ cho con rể để tiếp tục củng cố thêm quyền lực của giới tư bản đỏ?
    > Điều đáng nói là các tờ báo trong nước, khi loan tin rầm rộ về chuyện khai trương cửa hàng McDonald’s của Nguyễn Bảo Hoàng, tuy có nhắc đến chuyện ‘vợ Nguyễn Bảo Hoàng là Nguyễn Thanh Phượng’ nhưng không báo nào dám nói rõ ‘Hoàng là con rể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng’.
    > Trong khi đó thì ký giả Bill Hayton, từng là 1 phóng viên thường trú tại Việt nam và là tác giả quyển “Vietnam: Rising Dragon,” xuất bản năm 2010, nói về mối liên hệ nhân quả, chằng chịt giữa tiền bạc và quyền lực trong chế độ độc đảng ở Việt Nam hiện nay đã nhận định ngay
    >
    > “mọi luật lệ quy định ở Việt nam luôn luôn mơ hồ, muốn giải thích thế nào cũng được nên các quan chức nhà nước có vô số cơ hội để hoặc trì hoãn, hoặc đẩy mạnh tiến độ chấp thuận kế hoạch đầu tư của người nước ngoài; nhưng Nguyễn Bảo Hoàng đã dư sức thương thuyết một cách dễ dàng. Tại sao? Có ông bố vợ là kẻ nắm quyền lực hàng thứ nhì như thế thì rõ ràng Nguyễn Bảo Hoàng nắm trong tay bửu bối hiếm có, là cùng lúc vừa có chiếc vé vàng thượng hạng lại kèm theo tấm thẻ miễn ngồi tù.”
    >
    > *
    > Nhân chuyện luật pháp quy định như ký giả Bill Hayton đã nêu thì cũng nên nghe một người trong nước nhận xét:
    >
    > Còn về luật pháp ư, có người bênh vực cho Đảng, ngụy biện đòi phải có bàn tay sắt, dẫn chứng các chế độ ở Singapore, Nam Hàn trước kia vv.Nhìn lại nhan nhản những bản án bỏ túi, thậm chí những người làm thẩm phán, chánh án thì trình độ, phẩm cách thế nào, ra sao thì đã thừa biết rõ. Một cơ chế như vậy mà leo lẻo ‘chế độ pháp trị, thượng tôn pháp luật’ là thế nào? Còn chấp pháp, thực thi pháp luật, lại chủ yếu chỉ toàn dựa vào nghị định, thông tư, mà lắm khi mấy cái văn bản pháp quy lại chọi ngược 180 độ với pháp luật. Hành pháp nắm quyền làm luật luôn thì đó là cái gì? Và đến khi nào thì luật pháp mới bãi bỏ không coi yếu tố ‘có công cách mạng, gia đình cách mạng’ là tình tiết ưu tiên để khoan hồng, giảm án tối đa? Thượng tôn pháp luật phải nằm trong não trạng của những người làm luật trước đã.
    > Ngay những quan chức cao cấp thượng hạng của chế độ, toàn những hạt giống đỏ thì đều hoặc cho con du học để rồi theo con qua Mỹ mà sống… vậy thì cái đất nước này đã và sẽ như thế nào đây?
    > Nếu theo quy luật khách quan (như biện chứng) thì hiện tượng, sự việc… đang xảy ra là điều tất yếu. Muốn có bàn tay sắt ư? Trước hết phải có những con người thiệt sắt, biết xấu hổ, biết nhục, biết đặt lợi ích cá nhân dưới lợi ích quốc gia, dân tộc.
    >
    > *
    > Nếu tính từ khi Nguyễn Tất Thành tìm được ‘chân lý’ ở chủ nghĩa Mác Lê nin (như tài liệu của đảng CSVN vẫn tuyên truyền “tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo (L’Humanité) Pháp, Nguyễn A’i Quốc được đọc Luận cương của V.I Lê nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Sau này nhớ lại niềm sung sướng khi đọc Luận cương của V. I Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Luận cương của V. I Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên nhu đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ.! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” ) đến nay lịch sử đi chưa hết 100 năm!
    > Như người Ba Lan có câu ‘chủ nghĩa xã hội là con đường dài nhất từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa tư bản’, người Việt nam có thể ngậm ngùi than ‟chủ nghĩa xã hội là con đường dài nhất, đẫm máu nhất từ Mác Lê Nin đến McDonald’s”.
    > Có lẽ chính đa số những đảng viên Cộng sản Việt nam hiện nay, nếu có tiền để vào nhà hàng McDonald’s, hẳn phải cay đắng hơn hết khi cắn miếng hamburger!
    > @HVR

    • NGÀN SAO says:

      QUAY VÒNG

      Quay vòng trái đất vậy thôi
      Quay vòng vũ trụ ngân hà cùng quay
      Cuộc đời dẫu lắm loay hoay
      Quay vòng rốt cục cũng ngày cùng đêm
      Quay qua toàn thấy búa liềm
      Thì nay thấy McDonald’s vậy mà
      Thế thì bố cáo gần xa
      Cứ quay quay tít mới là hay ho
      Đừng nên như chú tò vò
      Rúc hoài trong tổ chẳng thò ra quay !

      NGÀN TRĂNG
      (23/02/14)

  7. Nguyen Huong says:

    Xin cám ơn Anh Bằng Phong Đặng Văn Âu đã nói giùm tôi.

    • Nguyen Huong says:

      Dùng “nick name” trên diễn đàn thì có cả triệu tên có thể chọn, tội tình chi mà phải chọn 1 tên đã có? – làm mất đi cái lòng tự trọng của mình?

      • Nguyen Huong 2 says:

        Cái gì mà nóng tính, vội vàng, hấp tấp, Hồ đồ thế ? Tôi rất ít vào Internet nên không biết có người lấy tên này rồi ! Nay thì bỏ đi thế là xong, có gì đâu. Trùng tên thì có gì là không tự trong với có tự trong vào đây, rõ khổ. Chưa gì đã thấy mùi tanh của thứ hang tôm hàng cá rồi, thật nản. Xin lỗi Anh Bằng Phong nhiều.

  8. sinh viên khoa Mac-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh says:

    Vâng em rất cám ơn ơn Đàn Chim Việt. Em xin tiếp tục phần tham luận của mình bằng hình ảnh một số các nhà khoa học, giới trí thức trong thời đại Bác Hồ. Rất mong DCV giúp đỡ. Có thể đây cũng là đợt thực tập bổ ích.

    Theo Bác Hồ về nước tham gia kháng chiến

    Ngày 5-7-1946, cùng với hàng chục nghìn Việt kiều tại Pháp, kỹ sư Phạm Quang Lễ (tức Trần Ðại Nghĩa sau này) ra sân bay Le Beurget (Pa-ri) để kính đón Bác Hồ và Ðoàn cấp cao Chính phủ ta sang thăm Pháp. Khi đó kỹ sư Phạm Quang Lễ đã được học tập, nghiên cứu ở Pa-ri tại hai trường đại học danh tiếng nhất nước Pháp 11 năm trời.
    Do là người am hiểu nhiều về các trí thức tại Pháp, suốt hai tháng liền, từ tháng 7 đến tháng 9-1946, được sống và đi thăm các điểm mà Bác Hồ đã hoạt động từ trước và thăm bà con Việt kiều, Phạm Quang Lễ đã báo với Bác về tất cả những điều mình biết về các vấn đề quân sự của Chiến tranh thế giới thứ II. Ngày 8-9-1946, Bác Hồ cho gọi Kỹ sư Nghĩa đến và cho biết là Hội nghị Phông-te-nơ-blô đã không thành công và Bác hỏi thẳng ông: “Bác về nước, chú chuẩn bị về với Bác. Hai ngày nữa ta lên đường”.
    Thế là từ quyết định của mình khi được Bác hỏi, kỹ sư Trần Ðại Nghĩa cùng đoàn tháp tùng rời cảng Tu-lông (Pháp) vào nửa đầu tháng 8-1946. Sau 40 ngày lênh đênh trên biển của chiến hạm Ðuy mông Ðuyếc-vin (Pháp), ngày 20-10-1946, Bác Hồ cùng các bác sĩ Trần Hữu Tước, kỹ sư Võ Quý Huân, kỹ sư Vũ Ðình Huỳnh và kỹ sư Phạm Quang Lễ về đến cảng Hải Phòng.
    Sau này, ông nhớ mãi lớp chính trị mà Bác Hồ đã trực tiếp dạy cho các nhà khoa học cùng về nước trong 40 ngày trên tàu. Ðó là lớp chính trị đầu tiên, có hiệu quả rất lớn trong đời ông cũng như các bác sĩ, kỹ sư cùng về. Sự tác động các bài giảng của Bác đối với các trí thức những ngày đó, là sự cảm hóa tuyệt vời mà ông và ba nhà khoa học được nghe giảng những điều cần thiết cho trí thức xa quê hương lâu ngày để khi về nước tham gia kháng chiến.
    Sau khi về nước, ông được Ðại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp đón và bố trí vào làm việc ngay về nghiên cứu các lĩnh vực vũ khí cho quốc gia. Một tuần sau, Bộ Quốc phòng đã cử ông lên ngay Thái Nguyên nghiên cứu các loại súng do bộ đội ta thu được. Sau chuyến đi này, ông đã sáng chế rất nhanh súng DKZ không giật, đạn chống xe tăng theo mẫu Ba-dô-ca lấy từ mẫu đạn trong kho vũ khí của quân đội Nhật để lại. Công việc đang tiến hành thì thực dân Pháp bắn phá TP Hải Phòng, Bộ Quốc phòng lại cho gọi ông về Hà Nội. Và ngày 5-12-1946 – đúng hai tuần trước khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ – tại Phủ Chủ tịch, Bác Hồ đã trực tiếp giao kỹ sư Phạm Quang Lễ làm Cục trưởng Cục Quân giới và chính Người đã đặt tên mới cho ông là Trần Ðại Nghĩa. Theo Người đặt tên mới này là để giữ bí mật cho ông, cho gia đình và bà con ông còn ở trong nam.
    Kháng chiến lan ra toàn quốc, ông đã gấp rút đưa phòng nghiên cứu của mình lên chiến khu nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí trong điều kiện thiếu thốn mọi bề. Một phát kiến mới của ông là sau khi nghiên cứu, thấy tại khu rừng căn cứ địa Việt Bắc, có nhiều phân dơi, và Trần Ðại Nghĩa đã chỉ đạo lấy diêm tiêu phân dơi để tận dụng làm thuốc súng. Ông cũng chỉ đạo lấy đường ray xe lửa loại cũ luyện thép làm nòng súng cối 50,8 ly, rồi lấy bình
    ô-xy làm nòng súng cối 205 ly,… Sau nhiều lần thất bại, từ sự sáng tạo, kiên trì, Trần Ðại Nghĩa đã chế tạo thành công súng Ba-dô-ca không giật trên cơ sở phải thiết kế lại toàn bộ quả đạn phù hợp điều kiện chiến trường Việt Nam. Súng Ba-dô-ca do quân đội ta chế tạo không chỉ chống xe tăng, xe bọc thép, mà còn có tác dụng đánh cả tàu chiến chạy gần bờ, hoặc dập tắt hỏa lực hay bắn tan cả đội hình kẻ địch tập trung quân đông. Nhờ những phát kiến quan trọng về kỹ thuật quân sự mà ngay từ đầu cuộc kháng chiến, quân đội ta đã kịp thời chống trả chín tuần liền trong sự tiến công đầy các loại súng đạn, vũ khí của thực dân Pháp ngay tại Thủ đô Hà Nội, khi toàn quốc kháng chiến bắt đầu.
    Thế là từ một trí thức, được Bác Hồ kêu gọi về nước phục vụ, kỹ sư Trần Ðại Nghĩa trở thành người đảng viên trung kiên, tận tụy với khoa học, chế tạo vũ khí cho cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh mà trong tình thế Nhà nước ta vừa mới thành lập, vô vàn khó khăn thiếu thốn. Kỹ sư Trần Ðại Nghĩa đã có nhiều sáng chế rất quan trọng cho Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Sau này, khi là Giáo sư và Nhà nước Liên Xô (trước đây) phong hàm Viện sĩ, ông được Ðảng, Nhà nước cử làm Chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng cơ bản nhà nước và Ủy ban Khoa học kỹ thuật nhà nước, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch các Hội liên hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô và CHDC Ðức (cũ). Trên cương vị nào, Giáo sư cũng để lại những tình cảm tốt đẹp, thân tình đối với các nhà khoa học, các nhà quân sự của đất nước, cũng như lớp lớp trí thức của hai miền.
    Từ một học sinh nghèo vào trường PéterutKý (nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong), mồ côi cha từ nhỏ, mẹ một mình nuôi ăn học thành tài, sau ngày về hưu tại TP Hồ Chí Minh, nhiều lần về thăm quê tại huyện Tam Bình (Vĩnh Long), ông vẫn nhắc mãi kỷ niệm về người mẹ tần tảo sớm khuya nuôi hai chị em ăn học. Rồi khi mẹ mất, do nghèo không có tiền về để chịu tang mẹ mà cho đến cuối đời, ông vẫn hối tiếc về việc này. Cũng vì gia cảnh nghèo, chị Hai của ông phải nghỉ học để nhường cho em được tiếp tục cắp sách lên tỉnh lỵ Vĩnh Long, rồi lên Sài Gòn học.
    Giáo sư Trần Ðại Nghĩa qua đời năm 1997 tại TP Hồ Chí Minh, để lại nhiều công trình khoa học có giá trị lớn cho đất nước. Ðảng, Nhà nước ta đã tặng thưởng giáo sư nhiều danh hiệu cao quý như: Danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 1952); Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu năm 1996. Ngày nay, tên ông đã được đặt cho một ngôi trường chuyên đầu đàn ở TP Hồ Chí Minh và giải thưởng học sinh nghèo hiếu học hằng năm của tỉnh Vĩnh Long – quê hương ông. Tháng 8-2007, Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội đã quyết định lấy tên ông đặt cho một con đường mới tại Thủ đô; Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã đặt tên ông cho một đại lộ tại quận Tân Bình. Nhiều giải thưởng khoa học trong nước đã mang tên Giáo sư, Viện sĩ Trần Ðại Nghĩa, để luôn nhớ về một nhà khoa học hàng đầu có nhiều công lao đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    • noileo says:

      Cám ơn @sinh viên khoa Mac-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhờ @sinh viên khoa Mac-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh nay mói biết cs Hồ chí Minh & chuyện cs Hồ chí Minh là rác điện tử, người ta có thể dùng bác Hồ chí minh & chuyện bác Hồ chí Minh làm rác, phá bĩnh, xả rác trên các diễn đàn …

    • Thích Nói Thật says:

      “Sinh viên khoa Mac-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh” góp ý tham luận là điều đáng khích lệ, nhưng tham luận bằng tư duy, trí óc độc lập của mình thì mới đáng được khích lệ.

      Còn cóp nhặt (nguyên con) bài viết cũ rích của người khác đưa lên diễn đàn thì không phải là tham luận, mà là “đạo văn” và xả rác!

      Cũng cần góp ý với “sinh viên” rằng; Giáo sư, Viện sĩ Trần Ðại Nghĩa, đúng là một “người yêu nước”, vì thế mà ông đã từ ngoại quốc trở về “chống thực dân Pháp cứu nước”. Nhưng ông đã bị Hồ Chí Minh và đảng CSVN lừa gạt, lạm dụng, biến lòng yêu nước của ông thành vũ khí bảo vệ đảng CSVN!

    • Trực Ngôn says:

      Trích: “Thế là từ quyết định của mình khi được Bác hỏi, kỹ sư Trần Ðại Nghĩa cùng đoàn tháp tùng rời cảng Tu-lông (Pháp) vào nửa đầu tháng 8-1946. Sau 40 ngày lênh đênh trên biển của chiến hạm Ðuy mông Ðuyếc-vin (Pháp), ngày 20-10-1946, Bác Hồ cùng các bác sĩ Trần Hữu Tước, kỹ sư Võ Quý Huân, kỹ sư Vũ Ðình Huỳnh và kỹ sư Phạm Quang Lễ về đến cảng Hải Phòng“.

      Đề nghị bạn ‘sinh viên khoa mác’ cho biết nguồn gốc những dòng chữ ở trên, vì rằng : Lịch sử Việt Nam đã có quá nhiều ông Hồ Chí Minh giả!

      Theo NHÃ THANH SỬ thì “Hồ Chí Minh” không phải chỉ là một người, mà có tất cả 5 người gồm 1 Thật và 4 Giả. NHỮNG NGƯỜI MANG TÊN HỒ CHÍ MINH: 1 THẬT – 4 GIẢ!

    • Builan says:

      Chuyện ngày xưã ngày xưa copy- past !

      Mời bạn quên đi cái môn LÁO LỪA “Thầy không muốn dạy, trò không muốn học !
      Dồn thì giờ công sức trí tuệ- học hoỉ những gì thiết thực hơn

      Cái tên đã không ra hồn,
      Hỏi còn cái chi???
      Caí ni mới là chính hiệu !

    • Hoa Thanh says:

      Mới tất cả các bạn vào Link sau đây, rất hay, học vui mà vui học, học rất thoải mái, không mệt óc một Tý nào. Thú thật tôi là dân Bắc kỳ 54, nghe giọng nói miền Nam nó ngọt ngào, dễ thương, dễ mến ….. Dễ yêu biết chừng nào. Còn cái giọng Bắc kỳ xưa cũ kia thì nay sao mà nó chua loét, the thé, đanh đá, thô tục, giả dối, xách mé, kiêu căng, hợm hĩnh……chứ chả còn Thanh lịch, Thanh thoát gì nữa đâu. Hà Nội nay là Hà lội, “thôi nhé nghe em, mình xa nhau từ đây………..” http://youtu.be/Z5WW85WMzdc

  9. Tuổi trẻ says:

    An ninh liên tục nhắm đòn thù vào gia đình Huỳnh Thục Vy

    Ngày 19 tháng 2 năm 2014, ba tôi ông Huỳnh Ngọc Tuấn và em trai tôi Huỳnh Trọng Hiếu từ Quảng Nam vào Bình Định dự lễ giỗ quốc sư Phước Huệ tại Tổ đình Thập Tháp của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất theo lời mời của Hòa thượng Thích Viên Định.
    An ninh Quảng Nam và công an Bình Định phối hợp theo dõi họ từ Quảng Nam đến Bình Định. Ngày giỗ 21 tháng Giêng Âm lịch là ngày lễ quan trọng của Giáo Hội PGVNTN. Hàng trăm công an Bình Định được điều động tới để theo dõi chư tăng và Phật tử ở chùa Thập Tháp, Bình Định.
    Chiều ngày 20 tháng 2 năm 2014, xe của thầy Thích Từ Giáo cùng Phật tử Quảng Trị đã đưa ba và em trai tôi về Quảng Nam.
    Hơn 3h chiều, xe về tới Tam Kỳ tại đầu đường Thanh Hóa (Nam Quảng Nam), ba và em trai tôi bước khỏi xe định đón xe taxi về nhà thì khoảng 10 tên thanh niên thường phục bịt kín mặt nhảy từ một chiếc xe taxi đã đậu sẵn gần đó ập vào đánh đập túi bụi. Đường Thanh Hóa là một trong hai con đường duy nhất dẫn về nhà tôi.
    Ba tôi bị họ túm lại, nhấc lên và ném mạnh xuống đường. Nhưng Huỳnh Trọng Hiếu là người bị đánh nặng nhất. An ninh đánh liên tục vào đầu, mặt, hông và bụng của em trai tôi.
    Bị đánh quá bất ngờ và đau đớn nên họ không kịp kêu cứu. Thầy Thích Từ Giáo ra khỏi xe chạy đến kêu cứu thì họ cũng đánh cả thầy. Sau 10 phút đánh đập dã man ba và em trai tôi, nhóm an ninh bỏ đi. Ba và em trai tôi đã ngã quỵ và được xe thầy Thích Từ Giáo đưa về tận nhà sau khi bị đánh.
    Hậu quả trực quan ban đầu là ba tôi bị sưng mắt và mặt, bị xay xát khắp người. Em trai tôi bị sưng tím mặt mày, sái quai hàm, đau nhức hông và đau đầu.
    Chúng tôi sẽ đưa ba và em trai tôi đi khám bệnh và cập nhật tình trang sức khỏe của họ sau bản tin này.
    Chúng tôi không hiểu vì sao gần đây chính quyền liên tục tấn công thành viên gia đình tôi. Chúng tôi đang cảm thấy an ninh và tính mạng gia đình chúng tôi đang bị chính quyền đe dọa nghiêm trọng.
    Xin quý bằng hữu chia sẻ thông tin này rộng rãi để bênh vực cho chúng tôi.
    Tam Kỳ ngày 20 tháng 2 năm 2014

    Huỳnh Thục Vy.

    • LeThiep says:

      Khốn nạn thật ! Chỉ trong vòng 2 tháng, gia đình người tranh đấu nhân quyền cho Việt nam, ông Huỳnh Ngọc Tuấn bị đàn chó ác Việt cộng của Quỷ Đỏ Việt cộng phản quốc liên tiếp đánh đập tàn nhẫn :

      Tuổi trẻ says:
      20/02/2014 at 09:06

      ***An ninh liên tục nhắm đòn thù vào gia đình Huỳnh Thục Vy

      Chiều ngày 20 tháng 2 năm 2014, xe của thầy Thích Từ Giáo cùng Phật tử Quảng Trị đã đưa ba và em trai tôi về Quảng Nam.

      Hơn 3h chiều, xe về tới Tam Kỳ tại đầu đường Thanh Hóa (Nam Quảng Nam), ba và em trai tôi bước khỏi xe định đón xe taxi về nhà thì khoảng 10 tên thanh niên thường phục bịt kín mặt nhảy từ một chiếc xe taxi đã đậu sẵn gần đó ập vào đánh đập túi bụi. Ba tôi bị họ túm lại, nhấc lên và ném mạnh xuống đường. Nhưng Huỳnh Trọng Hiếu là người bị đánh nặng nhất. An ninh đánh liên tục vào đầu, mặt, hông và bụng của em trai tôi.

      Hậu quả trực quan ban đầu là ba tôi bị sưng mắt và mặt, bị xay xát khắp người. Em trai tôi bị sưng tím mặt mày, sái quai hàm, đau nhức hông và đau đầu.

      Tam Kỳ ngày 20 tháng 2 năm 2014
      Huỳnh Thục Vy.

      *** 13/02/14 | Tác giả: Huỳnh Ngọc Tuấn
      Thư Tố Cáo công an tấn công bằng gạch đá

      Vào lúc 19h35 phút ngày 11/02/2014, có 4 tên công an mặc thường phục đi trên 2 chiếc xe máy dừng lại trước nhà và ném 4 viên đá lên mái tôn nhà tôi.

      Đá lớn và nặng

      Trong đó có 2 viên đá lát đường nặng 1.8kg và 1.2kg, đường kính 15cm và 12 cm Hai viên đá này làm vỡ mái tôn xi măng và rơi xuống cách chỗ tôi nằm hơn 1m, nếu một trong những viên đá này rơi trúng đầu sẽ chết ngay lập tức.

      ***04/01/14 | Tác giả: Huỳnh Ngọc Tuấn
      Đòn thù của công an CSVN

      …….Buổi sáng ngày 31/12/2013 anh Hải và tôi đến đón vợ chồng Lê thị Công Nhân và cháu bé đến thăm anh Nguyễn vũ Bình. Anh Nguyễn vũ Bình đang bận dọn sang nhà mới nên không đi cùng chúng tôi đến thăm Kỹ sư Phạm văn Trội được.

      Dọc theo con đường đê sông Hồng chúng tôi về xã Chương Dương, huyện Thường tín Hà nội để thăm Phạm văn Trội. Nhà anh Trội ở một vùng quê, trong một khu vườn nhỏ trồng chuối và bưởi. Mùa này bưởi chín vàng thật đẹp, trái to và tròn đầy cành tạo một cảm giác hạnh phúc êm ấm.

      Chúng tôi ra về lúc 11h ………
      ……………
      Tôi bị một cú đấm vào đầu và một cú vào cằm nên thấy choáng váng mặt mày, tôi bị đẩy ngồi xuống ghế. Chưa kịp lấy lại bình tỉnh tôi bị một cú đá vào ngực làm tôi nghẹt thở.
      Tôi định thần và hít thở thật sâu để giảm bớt cơn đau.

      Một lúc sau chúng nó thay phiên nhau mỗi người đấm vào ngực tôi một đấm rồi đi ra, hết tên này đến tên khác, vừa đấm vừa chửi rất thô tục, chúng nó nói mày bảo thằng Trội chụp hình biên bản rồi để tố cáo chúng tao chứ gì, được tao đánh cho mày tố cáo.

      Tôi biết mình đang đối diện với một bầy thú dữ, những cổ máy giết người được điều hành ở đâu đó rất cao, có thể là từ Hà nội nên yên lặng chịu đòn không một lời nói hay một phản ứng nào để tránh bị gọi là khiêu khích.

      Tôi bị tổng cộng gần 10 cú đấm vào ngực, nhưng đau nhất là cú đá bất ngờ vào ngực lúc ban đầu.

      ……cuối cùng thì tên an ninh ra lệnh đuổi chúng tôi về, lúc đó trời đã tối rồi.

      Hiện nay tôi còn rất đau nhưng cũng cố gắng viết vài dòng thông báo cùng các bạn và công luận.

      Huỳnh ngọc Tuấn.
      04/01/2014

      • HƯƠNG NGÀN says:

        CHUYỆN ĐÙA

        Chuyện nghe như thể chuyện đùa
        Chơi nhau kiểu ấy có chua không nào
        Thời kỳ trung cổ không sao
        Thời kỳ hiện đại lẽ nào mà hay
        Hơn thua đâu phải kiểu này
        Hơn thua cái lý trên đời mới hơn
        Mà thôi pha chút ba lơn
        Đừng hăng hái quá mà sờn cả da
        Bởi vì cùng khắp người ta
        Cái thời nó thế dẫu la bằng thừa !

        NẰNG NGÀN
        (21/02/14)

    • SAO NGÀN says:

      CHƠI NHAU

      Chơi nhau đến thế là cùng
      Giống như kiểu luật trong rừng hỡi ôi
      Chuyện này quả rõ không tồi
      Anh hùng như thế mấy ai bì nào
      Thời xưa kín mít không sao
      Thời này hòa mạng lẽ nào không thông
      Làm cho ai nấy cảm thông
      Những ai bị đánh hơn người đánh ai
      Hoan hô xã hội hòa hài
      Cẳng tay thượng hạ thật là ghê thay !

      SƯƠNG NGÀN
      (21/02/14)

  10. sinh viên khoa Mac-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh says:

    Em thật bất ngờ khi thấy bài sưu tầm của mình xuất hiện trên DCV. Xét thấy mình cần có trách nhiệm cho thế giới biết lớp trí thức trẻ ở Việt Nam đang nghĩ gì làm gì, em xin phép được đăng tiếp các chọn lựa của mình trên Đàn Chim Việt. Xét rằng Trả lời câu hỏi của tác giả Âu bằng Phong thì không khó mà tác giả có chịu hiểu hay không mới là vấn đề cần nói. thôi thì cứ như Kinh Phật dạy:

    “Một sáng chiếu phương Đông, thể diệu toàn bày, chẳng phải chỗ suy lường mà suy lường được, thầm hiểu ở trong lòng, phương tiện truyền bày một đạo nhả hương trời’ .
    17 CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ
    1. Câu chuyện về ba chiếc ba lô
    Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:
    - Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.
    Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba-lô rồi, Bác còn hỏi thêm:
    - Các chú đã chia đều rồi chứ?
    Hai đồng chí trả lời:
    - Thưa Bác, rồi ạ.
    Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.
    - Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?
    Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:
    - Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
    Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.
    2. Không ai được vào đây
    Sách “Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử”, tập 10, do Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1996, trang 334, có đoạn:
    “Ngày 27 tháng 4 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe hai đồng chí: Lê Đức Anh và Chu Huy Mân báo cáo công việc, sau đó Người mời hai đồng chí ở lại ăn cơm với Người”.
    Sáng hôm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã… Người bỏ phiếu tại hòm phiếu số 6, đơn vị 1, tiểu khu 1, khu phố Ba Đình, Hà Nội, đặt tại Nhà thuyền Hồ Tây.
    Khi Bác Hồ đến, trong Nhà thuyền đã có nhiều cử tri đang bỏ phiếu. Tổ bầu cử thấy Bác đến, ra hiệu để đồng bào tạm dừng và tạo “điều kiện” để Bác bỏ phiếu trước. Biết ý, Bác nói “sòng phẳng”:
    - Ai đến trước, viết trước, Bác đến sau, Bác chờ. Bác chờ cho đến hàng mình, mới nhận phiếu và vào “buồng” phiếu.
    Nhà báo Ma Cường chợt nghĩ thật là “hạnh phúc một đời của người làm báo”, “cơ hội ngàn năm có một” và vội giơ máy lên bấm, rất nhanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy tay che phiếu lại, nói với Ma Cường:
    - Không ai được vào đây. Đây là phòng viết phiếu kín của cử tri. Phải bảo đảm tự do và bí mật cho công dân.
    Nhà báo buông máy, nhưng vẫn thấy hạnh phúc.
    Theo lời kể của các đồng chí ở gần Bác, trước khi đi bầu cử Bác không cho ai “gợi ý” cả, Bác nói:
    - Ấy, đừng có “lãnh đạo” Bác nhé. Bác không biết đảng uỷ hướng dẫn danh sách để ai, xoá ai đâu nhé. Đưa lý lịch của những người ứng cử đây để Bác xem. Có chú nào dự buổi ứng cử viên trình bày ý kiến với cử tri, nói lại để Bác cân nhắc, Bác tự bầu.
    3. Bát chè sẻ đôi
    Đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.
    - Cháu ăn đi!
    Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài, Bác giục:
    - Ăn đi, Bác cùng ăn…
    Cám ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin:
    - Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất một nửa.
    - Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn vừa rớt nước mắt, nhưng không ăn lại sợ Bác không vui, mà ăn thì biết cái chắc là các anh mắng mỏ rồi.
    4. Một bữa ăn tối của Bác
    Tháng 4 năm 1946, giữa lúc đất nước đang bề bộn công việc, thì Bác vẫn dành những thì giờ quý báu về Ninh Bình dàn xếp những vấn đề đối nội, đối ngoại có lợi cho quốc gia. Vào khoảng ngày 10 đến 12, Bác đi qua thị xã Ninh Bình để xuống Phát Diệm. Lúc đó tôi là quyền Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh. Một dịp may hiếm có được đón Bác về tỉnh, nghĩ vậy, tôi mời đồng chí Uỷ viên thư ký kiêm Phó Chủ tịch và Ch¸nh V¨n phòng đến hội ý. Hai đồng chí cũng cùng chung một ý nghĩ như tôi.
    Tôi phân công đồng chí Phó Chủ tịch huy động nhân dân ra tập trung đón Bác, đồng chí Chánh Văn phòng chuẩn bị cơm mời Bác, còn tôi phụ trách việc dọn dẹp văn phòng, chuẩn bị chỗ nghỉ và chỗ ngủ cho Bác qua đêm.
    Quả như tôi dự đoán, sáu giờ chiều thì xe Bác về đến phía nam thị xã Ninh Bình. Nhân dân đã vẫy cờ, hô khẩu hiệu rồi ùa xuống lòng đường đón Bác. Bác ra khỏi xe vẫy chào nhân dân. Nhân lúc đó chúng tôi mời Bác vào trụ sở Uỷ ban hành chính tỉnh.
    Trước sự nhiệt tình của nhân dân thị xã, không nỡ từ chối, Bác đã vào gặp Uỷ ban hành chính tỉnh Ninh Bình.
    Đến cổng cơ quan, Bác bảo đồng chí lái xe dừng lại rồi xuống đi bộ. Vừa đi Bác vừa hỏi tình hình đời sống của nhân dân, đặc biệt đồng bào ở vùng công giáo. Chúng tôi báo cáo với Bác về nh÷ng khó khăn trong tỉnh, một số nơi nông dân còn bị đói.
    Bác căn dặn chúng tôi phải chú ý đoàn kết lương giáo, động viên bà con tích cực tăng gia sản xuất để chống đói, chú ý công tác diệt giặc dốt, mở nhiều lớp bình dân học vụ vào buổi trưa, buổi tối, vận động bà con đi học.
    Chúng tôi mời Bác nghỉ lại cơ quan cho đỡ mệt rồi dùng bữa tối. Thực ra bữa cơm chúng tôi chuẩn bị cho Bác không có gì ngoài một con gà giò luộc, nước dấm nấu bí đao, vì lúc đó kinh phí của Uỷ ban hành chính tỉnh cũng hết sức khó khăn.
    Bác nói:
    - Hàng ngàn đồng bào đang chờ Bác ngoài kia, Bác không thể nghỉ ở đây đÓ ăn cơm được vì 9 giờ tối Bác đã có việc ở Chủ tịch phủ. Bây giờ các chú giúp Bác: một chú ra tập hợp đồng bào vào một ngã tư rộng gần đây để Bác ra nói chuyện với đồng bào mươi phút, một chú ra cửa hàng bánh mua cho Bác một cặp bánh giò. Còn các chú đi với Bác thì tranh thủ ăn cơm trước. Nói chuyện xong, Bác ngược Hà Nội ngay cho kịp hẹn. Trong xe Bác sẽ ăn bánh vừa đỡ tốn kém, vừa tiết kiệm được thời gian cho Bác.
    Chúng tôi vâng lời Bác làm theo.
    Nói chuyện với đồng bào Ninh B×nh hôm đó, Bác nhấn mạnh:
    - Đồng bào chú ý đoàn kết lương giáo vì âm mưu của kẻ thù luôn tìm cách chia rẽ đồng bào lương giáo.
    - Đồng bào tích cực tăng gia sản xuất chống giặc đói, chống giặc dốt.
    - Đồng bào chuẩn bị tinh thần chịu đựng gian khổ để chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
    Kết thúc, Bác hỏi:
    - Đồng bào có đồng ý thực hiện ba điều tôi nêu ra không?
    - Đồng ý! Đồng ý! Hồ Chủ tịch muôn năm.
    Hàng ngàn nắm tay gân guốc giơ lên hưởng ứng. Tiếng hô và tiếng vỗ tay râm ran.
    Bác vẫy tay chào đồng bào rồi lên xe về Hà Nội. Xe đi được một quãng Bác mới bắt đầu dùng “bữa ăn tối” của mình.
    5. Thời gian quý báu lắm
    Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen “tự bạch” và kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông.
    Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân.
    Ở một mức độ khác, thấp hơn, những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc với Bác Hồ, điều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ.
    Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khoá V Trường huấn luyện cán bộ ViÖt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.
    Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo:
    - Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu?. Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động.
    Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:
    - Chú đến chậm mấy phút?
    - Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
    - Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
    Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu, vì vậy thường không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình.
    Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi.
    Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá.
    Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:
    - Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!
    Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần sắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người.
    Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác…
    Nhưng Bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công!”.
    Ba năm sau, giữa thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một đoạn mới. Vào dịp tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô tập trung tại Uỷ ban Hành chính thành phố để lên chúc tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi để Bác khỏi phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu.
    Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc tết các đại biểu trước. Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân, cho đến tận phút lâm chung, vẫn không quên dặn lại: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”.
    6. Chú còn trẻ chú vào hầm trước đi
    Một ngày tháng 7 năm 1967 ở Hà Nội, đồng chí Mai Văn Bộ được Bác Hồ gọi đến mời cơm tiễn chân trước khi đồng chí lên đường đi Paris nhận nhiệm vụ Tổng đại diện Chính phủ ta bên cạnh Chính phủ Pháp.
    Trong bữa cơm, Bác kể chuyện về khu Luýc-xăm-bua, Mông-pac-nát, nơi Bác có nhiều kỷ niệm. Bác nói Bác rất yêu Paris, Paris đã dạy cho Người nhiều điều…
    Bỗng tiếng còi báo động rú lên. Một chiến sĩ bảo vệ yêu cầu Bác và các đồng chí khác xuống hầm. Ít phút sau đã nghe tiếng đạn nổ.
    - Thưa Bác, tác chiến báo cáo chúng nó đánh cầu Long Biên. Mời Bác vào hầm trú ngay cho.
    Bác quay lại đồng chí Bộ, nói:
    - Bác già rồi, chẳng bom đế quốc nào ném đâu. Chú còn trẻ, chú cần vào hầm trú ẩn trước.
    Rồi Bác đẩy đồng chí Bộ đi trước, sau đó đến đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí cảnh vệ.
    Bác là người vào hầm trú ẩn sau cùng.
    7. Bác có phải là vua đâu
    Có một số người có ngôi cao, chức cả, sống trong sự trọng vọng, chiều chuộng của mọi người, thường xuyên được hưởng sự ưu đãi đặc biệt, lâu dần cũng quen đi mà không hề biết rằng mình đã nhiễm phải thói đặc quyền, đặc lợi.
    Suốt đời tâm niệm là người công bộc của nhân dân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, Bác Hồ của chúng ta luôn luôn hoà mình vào cuộc sống chung của đồng bào, đồng chí, không nhận bất cứ một sự ưu tiên nào người khác dành cho mình.
    Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhiều nhân sĩ, trí thức cao tuổi theo Bác lên Việt Bắc, đi kháng chiến, đèo cao, suối sâu, đường bùn lầy, nhiều vị phải nằm cáng. Anh em phục vụ lo Bác mệt cũng đề nghị Bác lên cáng, Bác gạt đi: Bác còn khoẻ, còn đi được, các chú có nhiệm vụ đưa Bác đi như thế này là tốt rồi.
    Cuối năm 1961, Bác về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, một xã có phong trào trồng cây tốt. Tại một ngọn đồi thấp, Bác đứng nói chuyện với nhân dân trong xã. Trời đã gần trưa, tuy đã sang đông mà nắng còn gay gắt. Nhìn Bác đứng giữa nắng trưa, ai cũng băn khoăn. Đồng chí chủ tịch huyện cho tìm mượn được chiếc ô, định giương lên che nắng cho Bác, thì Bác quay lại hỏi:
    - Thế chú có đủ ô che cho tất cả đồng bào không? Thôi, cất đi, Bác có phải là vua đâu?
    Một lần, trong bữa ăn, đồng chí phục vụ dọn lên cho Bác một đĩa cá anh vũ, một loại cá sông quý hiếm thường chỉ có ở khúc sông Hång đoạn Bạch Hạc – Việt Trì. Nhìn đĩa cá biết ngay là của hiếm, Bác khen và bảo:
    - Cá ngon quá, thế mà chú Tô (tức đồng chí Phạm Văn Đồng) lại đi vắng. Thôi, các chú để đến chiều đồng chí Tô về cùng thưởng thức.
    Miếng ngon không bao giờ Bác chịu ăn một mình. Chia sẻ ngọt bùi là thế, tưởng chuyện cũng sẽ qua đi. Nhưng đến bữa sau, trong mâm cơm lại có món cá hôm trước. Nhìn đĩa cá, Bác hiểu ngay và tỏ ra không bằng lòng.
    - Bác có phải là vua đâu mà phải cung với tiến!
    Rồi Người kiên quyết bắt mang đi không ăn nữa. Như Bác đã từng nói, ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì Bác đâu có chấp nhận.
    Những anh em công tác trong Phủ Chủ tịch hàng ngày vẫn thường đi lại bằng xe đạp, thỉnh thoảng có gặp Bác đi bộ. Nhìn thấy Bác, mọi người đều xuống dắt xe chê Bác đi qua rồi mới lên xe đi tiếp. Thấy vậy, Bác thường khoát tay ra hiệu bảo anh em cứ đi tiếp, không cần xuống xe. Nhưng ai có thể cho phép mình ngồi trên xe khi Bác đi bộ. Một lần, Bác gọi đồng chí vừa xuống dắt xe lại gần và bảo:
    - Các chú có công việc của mình nên cứ tiếp tục đạp xe mà đi. Bác đâu có phải là cái đền có biển “hạ mã” ở trước để ai đi qua cũng phải xuống xe, xuống ngựa?
    Lão Tử có nói: “Trời đất sở dĩ có thể dài và lâu vì không sống cho mình nên mới được trường sinh. Thánh nhân đặt thân mình ở sau mà lại lên trước, đặt thân mình ở ngoài mà lại còn”. Lời Lão Tử thật sâu sắc lắm thay!

    • UncleFox says:

      NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ HỒ CHỦ TỊCH NƯỚC
      Người ta hay kể nhau nghe chuyện “bác” mời khách hút thuốc lá thô, còn Lucky Strike hay Philip Morris thì “bác” giấu hút riêng một mình .
      Tôi thì không nghĩ “bác” keo kiệt với thuộc hạ . Chẳng qua “bác” muốn tiết kiệm công quỹ đấy thôi . Bởi vì những cái không mất tiền như Nguyễn Thị Minh Khai, Nông Thị Xuân .. “bác” còn “chia sẻ” với Lê Hồng Phong và Trần Quốc Hoàn rất “vô tư” kia mà .

      • Tập Làm Văn says:

        Sinh viên khoa Mac-Lê
        Xả rác khắp chốn ê a rùng mình
        Rằng là tư tưởng (Hồ) Chí Minh
        Đem đi “lộng kiếng” thối inh cả làng!

        Học gì cái kiểu lang bang
        Điều hay không học lại quàng mác lê
        Tiêu rồi hỡi kẻ u mê
        Sinh viên như thế khác chi trò hề.

    • Trọng-Lú says:

      Bác Hồ chỉ có khiêm nhường chừng ấy thôi a ? cháu chậm tiến quá !
      Cháu nên tìm gặp 2 đồng chí Trần dân Tiên và T Lan, 2 đồng chí ấy sẽ kể thêm nhiều điều hay về bác nữa cho cháu nghe, để cháu sáng mắt sáng lòng thêm !
      Cháu biết địa chỉ của 2 bác ấy rồi chứ ? nếu chưa biết,cứ hỏi bất cứ cô gái điếm nào mà cháu gặp, họ sẽ chỉ cho.

    • Hồ Bác Cụ says:

      Nếu BBT đã để cho một thằng DLV đăng chuyện vớ vẩn chả ăn nhậu gì đến bài viết, thì tớ cũng xin được góp phần.

      Tớ thì có cả….tỉ chuyện về bác Hồ thí dụ Hồ Bác Cụ đã là một rồi nhá, xin mời xem vài chuyện tiếp dưới đây. Nếu có ai còn muốn đọc thêm xin cứ gú gồ “Xóa thần tượng” là có ngay:

      1. Trời Có Mấy Chân?

      Năm 1955, dăm bảy anh trai trong đội bảo vệ phủ chủ tịch ngồi tán gẫu. Một anh bảo vệ tên Tín cười hềnh hệch:
      - “Lão Tần Bật trong Tam Quốc nói phét với sứ giả của Tôn Quyền rằng trời có chân vì sách có câu “thiên bộ gian nan”, lão sứ giả đếch biết đối đáp như thế nào, dốt thật. Tớ đố các cậu, Trời có chân không?”

      Một anh trả lời:
      - Phải có, nếu không có chân trời đã rơi xuống đất rồi.

      Anh khác suy tư:
      - Mình chưa dám chắc vì chưa thấy chân ông Trời bao giờ.

      Anh Tín cười hết sức tự tin:
      - Các cậu dốt bỏ mẹ. Tớ biết rõ trời có hai chân. Chính Bác Hồ nói thế.

      Cả bọn tin liền, hỏi dồn. Anh Tín rất ung dung:
      - Chuyện thế này, hôm đó tớ đứng gác bên hông phủ. Tớ thấy ông Hòan đưa cô Xuân vào gặp bác. Tớ buồn đái quá nên tính đi vòng ra đằng sau tìm chỗ đái. Vừa đi ngang chỗ phòng ngủ của bác, tớ nghe bác gầm gừ: “Trời ơi, dạng hai chân ra”. Như thế là rõ ràng trời có hai chân chứ còn gì.

      2. Con nguyện sẽ học tập noi gương Bác

      Chuyện kể rằng: Bác Hồ như vị cha già của dân tộc, Bác luôn quan tâm đến chị em phụ nữ và thanh niên. Mỗi lần Bác gặp chị em phụ nữ Bác đều hỏi: “Cháu kinh nguyệt có đều không?”

      Các chị đều xúc động đến ứa nước mắt, và thường nhẹ nhàng thưa với Bác như đứa con nói riêng với mẹ: “Thưa Bác! do điều kiện ăn uống, vệ sinh kham khổ, thiếu thốn nên cháu… rất thất thường”.

      Khi gặp các bạn thanh niên Bác cũng đều hỏi: “Cháu khỏe không? có đu..ụ.. đều không?”

      Các bạn thanh niên bỗng bật khóc ôm chầm lấy Bác: “Bác cho con đi theo chân bác… Con nguyện sẽ học tập noi gương Bác.”

      3. Ngày Đầy Tháng Bác

      Chuyện kể rằng: Khi còn sống Bác Hồ luôn để ý tới chị em phụ nữ, nhất là từ thắt lưng quần trở xuống, nên mỗi lần gặp chị em phụ nữ bác đều hỏi: “cháu kinh nguyệt có đều không?” Các chị em phụ nữ đều cảm động đến ứa nước mắt.

      Sau khi Bác chết, các chị em phụ nữ đều nhớ tới Bác và lấy ngày ấy mỗi tháng để tưởng nhớ Bác. Từ đó, ngày ấy mỗi tháng của chị em phụ nữ còn được gọi là “Ngày Đầy Tháng Bác”.

      4. Biết ngay là thằng khốn kiếp

      “Nhưng, với Nguyễn thị Minh Khai, Hồ Chí Minh chẳng những tìm cơ hội để nhắc nhở, mà còn tôn thờ mối tình ấy trong lòng” – Nguyễn Văn Trần -

      Chuyện kể rằng, khi đồng chí Lê Hồng Phong dẫn vợ là Nguyễn thị Minh Khai đi sanh ở một bảo sanh viện Liên xô vĩ đại, các đồng chí bác sĩ liên xô có giới thiệu một phát minh vĩ đại là cái máy dùng để giúp sản phụ bớt đau đớn khi vượt cạn.

      Thực ra cái máy này áp dụng một nguyên tắc gần giống như nguyên tắc bảo tồn năng lượng, có nghĩa là nếu năng lượng mất ở bộ phận này thì bộ phận khác sẽ thu cái phần năng lượng bị mất kia, và do đó khi áp dụng cái máy đặc biệt này thì bao sự đau đớn của người vợ được chuyển sang hết cho người chồng. Lê Hồng Phong hăng hái nhận chịu đau đớn thay cho vợ.

      Tuy nhiên sau khi sanh nở mẹ tròn con vuông cả Hồng Phong lẫn minh Khai đều không ai đau đớn gì cả, mọi người đều ngạc nhiên, sự ngạc nhiên còn tăng hơn khi có tin từ trong nhà sàn của bác đưa ra là bác Hồ đang đau đớn lăn lộn rên la trên giường như đau đẻ. Nghe tin này Hồng Phong buột miệng:
      - Mẹ kiếp, biết ngay là thằng khốn kiếp… chuyên môn ăn ốc rồi bắt đàn em đổ vỏ!!

      • Builan says:

        Xin ăn theo Hô Bác Cụ !
        OAN ÔNG ĐIA OAN ÔNG HỒ (NBC)
        “Oan ông địa”! Lâu nay thiên hạ cứ kêu “oan Ông Địa” để chỉ một nổi oan quá chừng là oan rõ ràng! Nhưng than ôi, Tèo ơi, người ta không thấu cho “Oan ông Hồ” còn to gấp bội oan ông Chẩn Bắc Giang.
        Oan ông Hồ nó to nó cao nó dầy, nó dài nó rộng chất ngất bác “thú” ra đây làm sao cho đủ. Thôi bác chỉ vắn tắt một số nổi oan ông bác cho Tèo:
        Bố bác bị đuổi việc vì say rượu đánh chết người mà cứ bị vu oan cho là từ chức vì ghét Tây;
        Bác ra đi tìm đường cứu đói mà cứ bị vu oan là tìm đường cứu nước;
        Bác viết cuốn sách “Đời hoạt động của CT Hồ Chí Minh” mà nhà in cứ đề tác giả là Trần Dân Tiên;
        Bác viết cuốn sách “Vừa đi vừa kể chuyện” mà ngoài bìa cứ ghi của T. Lan là tên cha căng chú kiết nào đó;
        Bác đâu phải là tác giả cuốn “Ngục Trung Nhật Ký” của người Hẹ nào đó bên Tàu mà cứ đè cổ bác mà gán cho;
        Bác có tư tưởng chi mô mà cứ bảo là “Tư tưởng Hồ Chí Minh”;
        Bác bị gán cho là tác giả của biết bao ca dao tục ngữ của tiền nhân, của vô số lời hay ý đẹp của các nhà hiền triết Đông Tây, chẳng hạn như “vì lợi ích trăm năm trồng người…” của Quản Trọng bên Tàu;
        Bác giả khóc hu hu cho qua chuyện vụ CCRĐ mà cứ bảo là bác khóc thật;
        Bác đâu có sinh ngày 19 Tháng 5 là ngày Hà Nội treo cờ chào đón Đô đốc Georges Thierry d’Argenlieu, cao ủy Pháp tại Đông Dương, mà ép cho đó là ngày sinh của bác;
        Bác gái gú linh tinh, Tây Tàu Ta Tày Mừng đủ thứ, con cái mấy đứa còn sờ sờ giữa Hà Nội mà cứ bị bắt bác còn đồng trinh sạch sẽ, không biết cái “chụm” nằm ngang hay nằm dọc, tròn hay vuông, nằm trước bụng hay sau lưng;
        Bác giết người như ngóe, kể cả giết vợ đã có con với mình; bán đồng chí Cách Mạng cho Tây mà cứ trét cho bác cái “Đạo đức Hồ Chí Minh” rồi bắt mọi người học;
        Bác oan nhiều thứ, danh sách còn dài…
        Tèo còn muốn biết thêm và xem hình ảnh, tài liệu, nhân chứng,… thì vào Gú Gồ oánh “Sự Thật về Hô Chí Minh”, ắt thì sẽ rõ ràng sự thật không thể chối cãi là:
        “Oan” ông Hồ to hơn oan ông Địa.

      • buôn chuyện says:

        Đúng là:
        Chưa nghe chưa biết Bùi Lan
        nghe rồi mới biết Bùi lan : giở -gàn
        bái phục Tiên sinh Lửa, Vũ Như Vũ

    • DâM TiêN says:

      Chuyện về bác theo lời Tố Hĩm kể lể, sao mà không hay chớ. Vậy tớ
      kể tí, cho toàn đảng toàn dân Nghệ Tĩnh nghe, …đau lắm nha:

      Ấy a, Cụ Hồ thăm Phát diệm. Dùng cơm trưa với Đức cha Lê Hữu Từ.
      Cơm ngon đáo để, nè : heo sữa, bánh flan, rượu lể… Một cậu bé con
      ngồi ghế dựa, kéo quạt trần phì phạch hàu hai lãnh tụ.

      Boác Hồ xơi thoải mái, rượu vào lời ra qua khói thước Lucky Strike…
      Chẳng hay do hứng chí bộng đùa, hay nửa đùa nửa thật, bác ngọt ơ:

      – Thưa cha, tôi đi theo Cộng Sản để diệt tiêu diệt Cộng Sản.” ( Và
      thực tế đã chứng minh như rứa. Cụ Hồ đã dâng cộng Sản Việt Nam
      làm con chốt, con chó dẫn đường cho HK vô sào huyệt quốc tế CS).

      Cụ HCM :” Thưa Cha, tôi đi theo Cộng Sàn để tiêu diệt Cộng Sản!”

      • buôn chuyện says:

        Chu Choa, Vũ Như Vũ nói trúng phóc

        Chưa nghe chưa biết Dâm Tiên
        Nghe rồi mới biết Dâm tiên Điên Khùng (có thể còn dâm dê nữa)

Leave a Reply to SAO NGÀN