WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Xin cho tôi hỏi

hoi

Westminster, California, ngày 12 tháng 2 năm 2014

Thưa quý Ban Biên Tập (viết tắt: BBT như quý vị ghi trong thư) trang mạng Bauxitevn,

Tôi rất hân hạnh nhận được email trả lời của quý vị. Hôm nay tôi xin phúc đáp.

Mở đầu thư, quý BBT viết: Trường hợp một cá nhân như ông Lê Hiếu Đằng có liên quan đến nhiều thế hệ người Việt thuộc nhiều quan điểm xã hội khác nhau, vì thế cách nghĩ về ông Đằng cũng khác nhau là điều dễ hiểu. Cho nên, để giải đáp vấn đề mà ông nêu ra sẽ phải cần đến một cuộc ĐỐI THOẠI rất dài, không phải trong một lá thư vắn tắt mà đã có thể làm thông thoáng được đầu óc của phía này hay phía kia. Chúng tôi chỉ có thể nói lược gọn quan niệm của chúng tôi đối với ông LHĐ: về cơ bản, ông ấy xuất thân là một trí thức, mà trí thức thì xưa nay hay cực đoan, lại hay cả tin ở những lý thuyết mà mình coi là tốt đẹp, tin với tất cả niềm tin chân thành. Thời kỳ ông Đằng cùng sinh viên miền Nam chống chế độ cộng hòa và bị kết án tử hình là thời kỳ niềm tin của ông ấy đặt ở lý tưởng giải phóng dân tộc để có một nền dân chủ dân chủ hơn cái mà ông ấy được chứng kiến và coi là chưa dân chủ, không dân chủ (Chính chúng tôi và rất nhiều trí thức hồi ấy cũng nghĩ vậy đấy).”

Tôi rất vui khi đọc thấy hai chữ “ĐỐI THOẠI” mà quý vị dùng trong đoạn văn trên. Bởi vì, tôi nghĩ, đối thoại với thành tâm thiện chí là để cùng nhau tìm ra một giải pháp tối ưu nhằm cứu nguy Đất Nước trước sự tồn vong của dân tộc. Do đó tương kính, lắng nghe, tỉnh táo, không chụp mũ nhau là nền tảng.

Ngoài ra, đối thoại khi hai bên có cùng một trình độ nhận thức thì mới mang lại hiệu quả. Nếu không, cuộc đối thoại sẽ đưa đến tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”. Tôi xuất thân nhà binh, tức là võ biền, không được xếp vào hàng trí thức như ông Lê Hiếu Đằng, nhưng có đôi chút học vấn, đọc và hiểu hai ngoại ngữ Anh Pháp và may mắn được sống trong xã hội mở nên không đến nỗi là loại vai u thịt bắp, chỉ biết lên đạn và bấm cò súng. Nói tóm lại, tôi chỉ có cái học ở trường đời qua trải nghiệm cuộc sống; chứ không có cái học khoa bảng với bằng cấp thạc sĩ, tiến sĩ để người đời đánh giá là trí thức.

Trong cuộc chiến Quốc – Cộng, tôi thua trận vì tự biết mình dở nên không có gì cay cú hay oán hờn, thù hận. Là một kẻ đã 75 tuổi và đã đưa tay tuyên thệ làm công dân Hoa Kỳ, dù rắp tâm có “ý đồ” gì đi nữa, cũng không thể có điều kiện pháp lý để đạt một địa vị gì ở Việt Nam.

Người xưa từng dạy: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Tôi tự nhủ: Huống chi mình có đôi chút học vấn, sao nỡ làm ngơ trước cảnh nước mất nhà tan? Lại thêm, mình là CON NGƯỜI, chứ không phải CON VẬT, thì mình không thể quay lưng trước nỗi bất hạnh của CON NGƯỜI. Thế giới có hội “Y Sĩ Không Biên Giới” (Médecins Sans Frontières), hội “Nhà báo không biên giới” (Reporters Sans Frontières) chẳng liên hệ máu mủ với dòng tộc Việt, mà họ còn chữa bệnh miễn phí bệnh nhân Việt Nam và lên tiếng đòi hỏi quyền làm người cho Việt Nam, là vì họ có tình nhân loại. Chẳng lẽ tôi còn có dòng máu của tổ tiên Lạc Hồng trong huyết quản, lại không cất lên tiếng nói để đòi cho dân mình được quyền bình đẳng chăm sóc y tế, quyền được biết thông tin đa chiều, quyền tự do tư tưởng?

Tự biết kiến thức mình có giới hạn, nên tôi đặt tựa đề bài hồi âm này là “Xin Cho Tôi Hỏi” để được phép nêu lên những vấn nạn mà bản thân không thể tự trả lời. Cho nên, đây không phải là cuộc đối thoại, mà đây là một người học trò đặt ra những thắc mắc để nhờ những bậc thầy (trí thức) giải đáp hộ. Xin các nhà thông thái hãy xem tôi như một dân oan mất cửa mất nhà, một học sinh không được đến trường vì tội đòi chủ quyền quốc gia. Dùng cách thức “Xin – Cho” này có lẽ hiệu quả hơn chăng?

Đây là những vấn đề lớn mà nhân dân Việt Nam đang đối diện. Khai thông được vấn đề một cách minh bạch, rõ ràng, không ngụy biện, ắt sự đoàn kết, hòa hợp không còn là điều khó khăn nữa. Xin đừng bảo rằng vấn đề này khó quá, bởi nếu nó dễ dàng thì nó không còn là vấn đề nữa! Và cũng xin đừng tỏ ra trịch thượng hay kiêu ngạo giống như bọn cầm quyền hiện nay mà ném nó vào thùng rác.

1/ Giáo sư Trần văn Giàu từng tâm sự với giáo sư Tạ Quang Bửu: “Bọn mình chỉ là thầy dạy triết. Giáo sư Trần Đức Thảo mới đúng là triết gia”. Tôi xin phép hỏi: “Là triết gia, tại sao ông Trần Đức Thảo không biết một đảng chính trị chọn chủ nghĩa vô thần để xây dựng xã hội sẽ mang lại một nền cai trị chuyên chính? Bởi vì chủ nghĩa dựa trên nhân sinh quan, vũ trụ quan phiếm định giống như tôn giáo? Phật giáo có giáo điều của Phật giáo. Công giáo có giáo điều Công giáo. Nhưng hai tôn giáo ấy có thể sống chung, hòa hợp vì họ không giành quyền cai trị về tay mình và không đòi tiêu diệt lẫn nhau. Còn chủ nghĩa vô thần cộng sản coi tôn giáo là thuốc phiện, cương quyết cướp chính quyền bằng mọi giá để thực hiện nhân sinh quan, vũ trụ quan của mình qua phương châm ‘Cứu Cánh Biện Minh Phương Tiện’ tức là dù vô luân, vô đạo đến mấy cũng thi hành để đạt mục đích?”

Theo tôi, một trí thức lỗi lạc như triết gia Trần Đức Thảo mà không nhìn ra cộng sản là một thứ tà giáo  sẽ khiến cho những “trí thức mọt sách” nhắm mắt lục tục theo chân thầy. Nếu tôi nói triết gia Trần Đức Thảo mù quáng, hoang tưởng, chẳng hiểu tôi có bị kết tội hỗn láo, xấc xược với bậc tiền bối?

2/ Chủ nghĩa Cộng Sản đòi chôn sống chủ nghĩa Tư Bản. Xin hỏi: “Tư bản có phải là chủ nghĩa không?”. Như tôi hiểu, nói đến chủ nghĩa là nói đến nhân sinh quan, vũ trụ quan, nên mới đẻ ra giáo điều. Tuy không đọc nhiều sách bằng những nhà trí thức, nhưng tôi không tìm thấy có sách nào đề cập đến nhân sinh quan, vũ trụ quan của Tư Bản. Vậy hạ quyết tâm đi theo cộng sản để chôn sống một thực thể không hề có trong thực tế thì có phải là điên rồ không?

3/ Hồ Chí Minh không che giấu chủ trương tiêu diệt trí thức qua câu khẩu hiệu: “Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ”. Hồ Chí Minh còn bắt mỗi chi bộ phải học tập cái chủ trương này. Tôi xin hỏi: “Tại sao người trí thức lại tôn thờ, sùng bái một người có chủ trương tiêu diệt giai cấp mình để rồi ngày nay, sau khi phản tỉnh, thì than mình bị lừa? Vậy người trí thức có dám can đảm nhìn nhận mình ngu không?” Người trí thức không thể đổ tội vì xu thế thời đại, có những trí thức tầm cỡ như Jean Paul Sartre, Bertrand Russells còn ca ngợi cộng sản, huống gi là chúng tôi! Những trí thức phương Tây khuynh tả là cái “mode”, không làm quốc gia họ bị rơi vào tay cộng sản, vì dân trí cao. Trí thức Việt Nam khuynh tả giống như con gà trống nhắm mắt cất lên tiếng gáy, bất kể con chồn đang sửa soạn vồ.

4/ Ông Võ Nguyên Giáp là người tương đối có học thức, vì nguyên là một giáo sư Sử Địa trường Trung Học Thăng Long, Hà Nội. Tối thiểu ông phải biết dã tâm của Tầu luôn luôn ôm mộng thôn tính nước ta. Tại sao ông Giáp không can ngăn Hồ Chí Minh đừng đi xin khí giới của Trung Cộng để xâm lăng Miền Nam? Nếu chiến thắng thì trước sau Đất Nước cũng rơi vào vòng nô lệ Tầu.

Được thổi phồng là anh hùng, là nhà quân sự đại tài, đang giữ chức Bộ trưởng Quốc Phòng thì bị Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đẩy đi làm công tác cai đẻ mà không dám từ chức về vườn. Khi đề nghị Chính quyền ngưng dự án khai thác Bô-Xít Tây Nguyên, ông Giáp bị Thủ tướng Dũng đáp thẳng vào mặt: “Không thể được, vì Đảng đã quyết định rồi” thì đứng im. Tại sao Tướng Giáp không dám hỏi Đảng là ai, để yêu cầu ngưng dự án? Xin hỏi: “Quý BBT nghĩ gì về nhân cách một người làm Tướng như ông Giáp? Một người đã tiếp tay Hồ Chí Minh đưa dân tộc đến bước đường cùng mà không hề có lời nào nhận trách nhiệm thì có đáng bị lên án không? Phải chi ông Giáp trả lời Nguyễn Tấn Dũng như sau: “Tôi trót đi theo Bác Hồ, chủ yếu là để làm cuộc cách mạng dân tộc. Nhưng nay cả thế giới lên án chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa diệt chủng chống nhân loại thì mới biết mình sai lầm. Các chú hãy về bàn bạc với nhau để từ bỏ cộng sản và trả lại quyền tự do cho dân, đừng lừa bịp họ nữa vì thời đại bịt mắt, bịt miệng đã qua rồi.” Tôi tin chắc rằng ông Giáp nói được những lời như thế thì khi ông qua đời sẽ được cả nước khóc thương; chứ khỏi bày trò thương vay khóc mướn như phường tuồng.

5/ Sau năm 1954, các thế lực quốc tế đã chia Việt Nam thành hai quốc gia. Từ vỹ tuyến 17 về phía Nam là nước Việt Nam Cộng Hòa có tuyển cử, bầu cử, có báo tư nhân xuất bản, được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận; từ vỹ tuyến 17 lên phía Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có tuyển cử, bầu cử và không có báo chí tư nhân. Miền Bắc đi xin vũ khi tối tân của ngoại bang Nga Tàu, vì tự thân chưa làm nổi chiếc xe đạp, xua quân xâm lăng Miền Nam, lập ra cái gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” làm công cụ. Tôi nhìn nhận rằng những trí thức thời 1945 gia nhập Việt Minh để chống Thực dân Pháp vì họ yêu nước và không biết Việt Minh là cái vỏ bọc của cộng sản. Nhưng sau 1954, gần một triệu người dân Bắc phải lìa bỏ mồ mả tổ tiên, bỏ tài sản nhà cửa đất đai để đi tới một nơi vô định, tất nhiên vì họ quá sợ hãi sự man rợ của cộng sản đã tiến hành cuộc cải cách ruộng đất từ 1953. Bản chất người Việt Nam là quyến luyến lũy tre xanh, ruộng vườn, hương hỏa cha ông; chứ đâu phải vì thèm bơ thừa sữa cặn của Thực dân như bộ máy tuyên truyền của cộng sản rêu rao?  Dù không có trí thông minh thì cũng phải biết người dân Bắc di cư vì chế độ cộng sản là không thể sống được. Miền Nam vừa mới được Thực dân Pháp trả độc lập, phải vừa xây dựng từ hoang tản đổ nát sau chiến tranh, vừa lo xây dựng nền dân chủ. Thế giới trong đó có cả các quốc gia phi liên kết cũng phải nhìn nhận Miền Nam đứng lên như một phép lạ. Vậy tôi xin hỏi: “Bọn nằm vùng, bọn tiếp tay cộng sản xâm lăng Miền Nam có đáng kết tội phản quốc (tức là phản nước Việt Nam Cộng Hòa) hay không?

6/ Những kiến nghị dâng lên Đảng, Chính quyền mà không một kiến nghị nào được cứu xét. Xin hỏi: “Tại sao quý BBT cứ tiếp tục gửi kiến nghị cho một tập đoàn thống trị vừa điếc, vừa câm, không còn sợi dây thần kinh biết xấu hổ? Trong cuộc hội thảo góp ý với Đại Hội Đảng gồm Phó Thủ tướng Phan Diễn, Vũ Khoan và những vị từng giữ chức vụ lớn trong Đảng, giáo sư Trần Phương (cũng từng là Phó Thủ Tướng) gay gắt đặt câu hỏi ai biết Chủ Nghĩa xã Hội là gì thì không một ai trả lời được. Tại sao những vị từng hưởng đặc quyền đặc lợi do nhân dân đóng góp, lại không dám có hành động cụ thể như tham dự vào các cuộc xuống đường với giới trẻ hoặc đến vườn hoa Mai Xuân Thưởng để đồng cam cộng khổ với dân oan như Hồ Chí Minh đã dạy chính sách tam cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm? Tại sao người tuổi trẻ chưa hưởng lợi lộc gì của Đất Nước, mà họ dám đứng lên bảo vệ chủ quyền Quốc gia, trong khi ấy các vị từng lãnh đạo Quốc Gia lại không dám?”. Rõ là hèn rồi, phải không?

Tôi tin rằng những vị từng dựng lên cơ chế cai trị này, từng hưởng bổng lộc từ sự đóng góp của nhân dân, nếu có tinh thần trách nhiệm đối với Đất Nước, dám có hành động cụ thể như tôi vừa nêu trên thì thế nào cũng có cuộc cách mạng sẽ xảy ra, giống như các nước ở Bắc Phi. Thật tội nghiệp cho các bạn trẻ bị thừa hưởng một di sản của nhiều thế hệ vô trách nhiệm, vô hồn, vô cảm.

*

*       *

Quý BBT đánh giá Lê Hiếu Đằng xuất thân là nhà trí thức, tôi thiết nghĩ không đúng. Lê Hiếu Đằng viết: “Trong lúc nằm bịnh tôi đọc quyển Chuyện nghề của Thủy của đạo diễn Trần Văn Thủy, các truyện của các nhà văn quân đội như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Trần Dần”. Những tác giả mà Lê Hiếu Đằng nêu trong bài, đã có sách xuất bạn từ lâu, đã giúp cho nhiều độc giả hiểu sự dã man, tàn ác của cộng sản. Tại sao bây giờ mới đọc, mới thấy sự tồi tệ của cộng sản? Trí thức kiểu gì lạ vậy? Nếu như Lê Hiếu Đằng đọc Nhân Văn Giai Phẩm do cụ Hoàng văn Chí xuất bản từ năm 1959 thì đã biết văn nghệ sĩ Miền Bắc bị cộng sản đày đọa ra sao. Trần Dần làm bài thơ “Nhất Định Thắng” trong đó chỉ có câu:Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ” mà bị đảng bỏ tù, hành hạ đến nỗi phải cắt tay tự tử, nhưng may quá không chết, thử hỏi Lê Hiếu Đằng nếu đọc tình cảnh đáng thương của Trần Dần, thì có chạy theo cộng sản để phản bội anh em, bạn bè học cùng trường gia nhập Quân đội VNCH chiến đấu bảo vệ cho nền tự do của Miền Nam?

Nếu Hồ Chí Minh không phải là cộng sản, không tình nguyện đưa cả Miền Bắc làm người lính tiền phong nhằm nhuộm Đỏ toàn cầu, thì Hoa Kỳ không lập ra chủ thuyết “Domino” để biến Miền Nam thành người lính tiền đồn. Nếu Việt Nam nằm ở góc khuất của thế giới giống Tân Cương, Tây Tạng thì Hoa Kỳ thây kệ, chẳng thèm bận tâm. Nên nhớ Hoa Kỳ đến giúp Việt Nam không phải Hoa Kỳ vì yêu thương dân tộc Việt Nam. Nhưng Hoa Kỳ đến Việt Nam không phải để bòn rút tài nguyên như Thực dân Pháp. Chiến lược của Hoa Kỳ là ngăn chặn làn sóng Đỏ, đồng thời cũng giúp Miền Nam có tự do hơn cộng sản. Nếu ai có chút học hành, có chút kiến thức thì tối thiểu phải hiểu điều đó chứ! Hơn nữa, nếu có học lịch sử thế giới, thì phải biết Mỹ giải phóng nhiều quốc gia khỏi bị họa Quốc Xã Đức, Phát Xít Ý và Quân Phiệt Nhật. Mỹ có kế hoạch Marshall để phục hồi Âu Châu sau Đệ Nhị Thế Chiến; trong khi những quốc gia Đông Âu thì nghèo khó, bị Cộng Sản Liên Xô đàn áp nên mới xảy ra các cuộc nổi dậy ở Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Ba Lan. Mỹ dội hai quả bom nguyên tử xuống Nagasaki và Hiroshima để sớm chấm dứt chiến tranh, nhưng sau đó giúp Nhật trở thành cường quốc kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới và duy trì nền quân chủ lập hiến còn tiên tiến hơn một số quốc gia dân chủ khác. Người dân quê ít học, hoặc bị Việt Cộng cưỡng bức cầm súng chống lại Miền Nam thì còn hiểu được. Những thành phần có học được mang danh nghĩa trí thức mà chạy theo cộng sản để giật sập một nền dân chủ còn phôi thai đều là hạng ngu ngốc, đần độn. Tôi lập luận như thế có đúng không?

Lê Hiếu Đằng giữ chức vụ Phó Tổng Thư Ký Ủy ban Trung Ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam là một tổ chức bịp bợm do cộng sản dựng lên, đã làm cho nỗ lực bảo vệ nền tự do của Miền Nam mất chính nghĩa trước con mắt thế giới. Việt Nam Cộng Hòa phải tự vệ để sống còn lại bị xem là quân hiếu chiến, chính là do bọn giả danh phản chiến này rêu rao. Những anh chị em chiến sĩ VNCH ngày đêm lao thân vào lửa đạn ngoài tiền tuyến mới đích thực phản chiến. Tại sao ư? Bởi vì chiến tranh càng kéo dài, càng tăng thêm nguy cơ mất mạng. Chúa Phật có nương tay độ cho sống sót một vài lần là may, nên người lính rất ghét chiến tranh. Bọn trí thức đòi hỏi chấm dứt chiến tranh, nhưng chỉ yêu cầu phía tự vệ phải buông súng xuống mà không hề kết tội quân xâm lăng. Cho nên những người lính chiến đấu như tôi đều coi hành động của bọn phản chiến đó là một lũ bất lương, gian lận. Chúng có biết rằng Hoa Kỳ là một quốc gia rất an ninh, nhưng khi có chiến tranh với Nhật, Hoa Kỳ đã đem nhốt tất cả những công dân Mỹ gốc Nhật vào trại tập trung, để đề phòng nội tuyến. Miền Nam không thể tổ chức xã hội bằng chính sách hộ khẩu kiểu cộng sản, bắt buộc cha mẹ, anh em giám sát lẫn nhau, vì sợ mang tiếng độc tài. Chính vì thế, những tên nằm vùng lợi dụng điểm đó để làm nội tuyến cho địch, tất nhiên Miền Nam phải thua trận thôi.  Tôi không nói chế độ Cộng Hòa ở Miền Nam là tốt đẹp, nhưng chắc chắn nó tự do hơn Miền Bắc. Vậy, người trí thức phải biết chọn giữa cái xấu (le mal) và cái tồi tệ (le pire); chứ tại sao lại đạp đổ cái xấu, cái chưa hoàn hảo để dựng lên một cái tồi tệ để càng ngày nó càng trở thành một đảng cướp bất nhân, bất nghĩa, bất lương?

Tôi không hề oán hận hay thù ghét những chiến sĩ Miền Bắc trong đội quân xâm lăng Miền Nam, bởi vì họ bị bọn lãnh tụ đẩy họ vào lò lửa chiến tranh. Tôi còn kết bạn với họ sau cuộc chiến, như Trung tá Vũ Cao Quận, Đại tá Phạm Đình Trọng. Nhưng tôi khinh bọn trí thức Miền Nam chạy theo cộng sản, phá hoại Miền Nam để dâng cho cộng sản, rồi khi phản tỉnh mà không hề nói một lời xin lỗi nhân dân Miền Nam. Tôi đã thấy bọn “phản chiến giả” biểu tình đuổi Mỹ về nước (Yankee go home) trước 1975, sau khi không thể sống với cộng sản, chạy sang Mỹ tị nạn và đứng xếp hàng xin trợ cấp xã hội!

Đồ Tể buông dao xuống sẽ thành Phật. Phạm sai lầm mà tỏ ra sám hối, ăn năn sẽ được quần chúng tha thứ. Lê Hiếu Đằng khi lâm trọng bệnh, phải nằm viện mới viết đơn xin bỏ Đảng, kêu gọi bỏ đảng tập thể mà bản thân còn nằm lỳ trong đảng. Sau khi có dư luận chê trách, ông ta mới chịu bỏ đảng thực sự và thổ lộ với người ký giả về lý do bỏ đảng với đại ý như sau: “Cộng sản không còn là lý tưởng mà tôi theo đuổi như trước, nên tôi từ bỏ đảng”. Lê Hiếu Đằng không có cái dũng của người trí thức để nhìn nhận là mình dốt, mình ngu vì đã chọn cái chế độ cộng sản man rợ làm lý tưởng.

Lê Hiếu Đằng đã chết! Thôi thì chúng ta cũng nên để cho linh hồn ông ta yên nghỉ nơi chốn vĩnh hằng. Tôi chỉ nói quý BBT tôn vinh Lê Hiếu Đằng  một người không có kiến thức chính trị, không lương thiện khi chỉ đòi hỏi phía tự vệ phải buông súng, không có cái dũng để tự nhận mình sai lầm mà xin lỗi nhân dân  là người trí thức thì quả là tội nghiệp cho những người trí thức chân chính.

Tôi không là người đủ tư cách để dùng câu “đánh kẻ chạy đi, chứ không ai đánh người chạy lại”. Tôi chỉ nói ông Lê Hiếu Đằng và những người làm nội ứng cho cộng sản ở Miền Nam, giật sập chế độ Miền Nam để dâng cho cái chủ nghĩa man rợ của Miền Bắc, khiến nhân dân trên cả nước phải sống trong Hỏa Ngục Đỏ, mà không một lời xin lỗi đồng bào là bất xứng để được gọi là trí thức. Nhớ lại câu than trách của người bà con Miền Bắc sau ngày “giải phóng”, “tại sao các anh không ra giải phóng chúng tôi để cho chúng tôi còn phải tiếp tục chịu khốn khổ, đọa đày” mà tê tái cả cõi lòng.

Tôi ca ngợi hết mình nhạc sĩ Tô Hải, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà ngoại giao Đặng Xương Hùng … và tất cả những đảng viên cộng sản sẽ phản tỉnh. Tôi đâu có ngu gì mà chống lại những người con của Mẹ Việt Nam đã tỉnh ngộ, giống như bọn “còn Đảng còn mình” mạ lỵ, phỉ báng Lê Hiếu Đằng?

Việc từ bỏ Đảng của ông Đằng gây chấn động mạnh mẽ hơn các ông Nguyễn Hộ, Nguyễn Ngọc Lan, Trần Độ vì thời bấy giờ chưa có Internet, chưa có dân oan đi khiếu kiện, chưa thoát ra khỏi nỗi sợ hãi. Hơn nữa, người dân trong nước thời bấy giờ chưa thể ngờ nước mình sẽ bị Trung Cộng xâm chiếm mà bọn cầm quyền “Hèn với giặc, ác với dân” khủng khiếp đến thế. Nếu trí thức, “nhà cách mạng lão thành” dám nhận lãnh trách nhiệm với nước với dân mà có hành động cụ thể như tôi đề nghị thì cuộc  chấn động còn mạnh hơn cả Tsunami.

*

*      *

Khi trang mạng Boxitevn mở ra, thấy treo tấm hình Tướng Võ Nguyễn Giáp như là một biểu tượng đấu tranh cho tự do dân chủ, tôi vội viết thư cho giáo sư Nguyễn Huệ Chi, trang chủ, đại khái như sau: “Tôi nghĩ trang mạng Boxite là tập hợp những trí thức có mục đích nâng cao trình độ nhận thức cho quần chúng về quyền con người, về tự do dân chủ. Tại sao giáo sư không lấy tấm hình của nhà cách mạng Phan Chu Trinh, người chủ trương khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh làm biểu tượng? Tướng Giáp theo Trung Cộng khiến cho Đất Nước bị Trung Cộng tác hại thì Tướng Giáp không thể là biểu tượng chống việc Trung Quốc khai thác boxit ở Tây Nguyên”. Ít hôm sau giáo sư Nguyễn Huệ Chi trả lời tôi như sau: “Trang mạng Bauxitevn có mục đích yêu cầu nhà cầm quyền ngưng dự án khai thác Boxit thôi. Tướng Giáp là người chống lại dự án ấy, nên chúng tôi treo hình Tướng Giáp lên trang mạng”. Tôi lại viết cho giáo sư Nguyễn Huệ Chi một đề nghị khác: “Nếu giáo sư không đồng ý treo bức ảnh nhà cách mạng Phan Chu Trinh vì vấn đề nhạy cảm, tôi đề nghị giáo sư dùng tấm hình của Trần Bình Trọng, người dám nhìn thẳng vào mặt kẻ thù mà quát ‘Ta thà làm quỷ nước Nam;còn  hơn là làm vương đất Bắc’ thì sẽ có ý nghĩa hơn trong sự kích động khí phách của người Việt!” Giáo sư Nguyễn Huệ Chi im lặng và cho đến nay vẫn còn treo hình Tướng Giáp, tuy nhỏ hơn trước.

Trang mạng Bauxitevn đăng bài “Từ Đảng Cộng sản ban đầu đến Đảng Cộng sản hiện nay” của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.Nhận thấy nội dung bài ấy chỉ đáng cho một cán bộ tuyên truyền cấp thấp viết; hơn là do một ông Tướng từng làm Đại sứ ở Bắc Kinh nhiều năm, tôi viết một bức thư để phản bác luận điệu của ông Tướng.

Giống như tất cả cán bộ tuyên truyền cộng sản, Tướng Vĩnh phủ đầu như sau: “Có những phần tử chống cộng cực đoan phủ định toàn bộ Đảng CSVN, họ nhắm mắt trước thời kỳ huy hoàng của Đảng CS Đông Dương, Đảng Lao động VN (cũng là Đảng cộng sản)Họ không thấy được sự hy sinh dũng cảm và công lao to lớn của Đảng đối với dân tộc.” Hễ người nào chỉ ra cái ác, cái man rợ của cộng sản đều bị cộng sản quy cho cái tội “Chống Cộng Cực Đoan” tức là loại người này đều mù, nên không thấy được sự hy sinh dũng cảm và công lao to lớn của Đảng cộng sản đối với dân tộc. Cụ Vĩnh cũng xài cái luận điệu đó. Thử hỏi Cộng sản Việt Nam từ bỏ chủ nghĩa cộng sản như Đông Âu, thì có ai điên khùng đi chống nó? Chính cộng sản mới là cực đoan, vì chưa ai hiểu được chủ nghĩa xã hội là gì và Nguyễn Phú Trọng phân vân chẳng biết hết thế kỷ này chủ nghĩa xã hội đã thực hiện được chưa, nhưng vẫn kiên trì tiến nhanh (dù chậm như rùa) và tiến vững chắc (dù lảo đảo) lên (hay xuống) XHCN!

Tôi không hiểu vì sao BBT Bauxite quyết định cho đăng một bài ca tụng Hồ Chí Minh lên tận mây xanh, trong khi con người thật của Hồ Chí Minh ra sao đã được tài liệu lịch sử phơi bày? Có lẽ cụ Vĩnh chưa hề nghe câu nói của Lê Duẩn thừa nhận “ta đánh Pháp, đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, cho Trung Cộng” nên mới tự hào về chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu? BBT Bauxite viết lời tòa soạn: “Chúng tôi xin trân trọng đăng nguyên bài viết của ông, để bạn đọc xa gần tham khảo. Thôi chết rồi! Bài viết của cụ Vĩnh mà để cho bạn đọc dùng làm tài liệu tham khảo, thì còn gì là trí thức Việt Nam nữa?!

Cụ Vĩnh phớt lờ cái việc Hồ Chí Minh tiêu diệt trí thức tức là tiêu diệt nhân tài (bộ não của Tổ Quốc), tạo ra một bộ máy cai trị toàn là một lũ xu nịnh, hèn hạ, ngu si vì hễ ai trái ý lãnh tụ liền bị quy cho tội phản động. Do đó những lãnh đạo kế thừa đều không có trí tuệ, không có nhân cách. Bằng cớ là Lê Duẩn rất biết rõ dã tâm của Mao Trạch Đông, nhưng vẫn xin vũ khí của Trung Cộng để xâm lăng Miền Nam. Cho nên tình trạng đạo đức suy đồi, tham ô, nhũng lạm hoành hành trên Đất Nước sau năm 1975 là hậu quả tất yếu của đường lối cai trị của Hồ Chí Minh trước 1975. Phùng Quán chỉ làm bài thơ “Chống tham ô lãng phí” dưới thời “Cụ Hồ” là đã bị đưa đi cải tạo tư tưởng (tức là đi tù) rồi. Ngày nay ai to gan ra mặt chống tham nhũng cũng đều bị tù cả, đâu có gì khác thời trước 1975?

Cụ Vĩnh căn cứ vào đâu để dám bảo rằng CSVN được dân yêu, dân quý, dân tin tưởng, trong khi gần một triệu người dân phải trốn chạy vào Nam và trong hơn hai mươi năm độc quyền cai trị, CSVN chưa một lần tổ chức bầu cử tự do thì lấy gì để làm thước đo lòng dân? Tôi nhờ giáo sư Nguyễn Huệ Chi chuyển bài viết của tôi tới cụ Vĩnh và được giáo sư Nguyễn Huệ Chi trả lời: “Thư đã chuyển”. Điều đó chứng tỏ cụ Vĩnh đã nhận thư của tôi, cụ chẳng những không thèm trả lời mà còn viết một số bài khác ca tụng Hồ Chí Minh mạnh mẽ hơn và cũng được Bauxite đăng tải.

Thưa quý vị trí thức trong BBT trang mạng Bauxite,

Tôi xem việc quý BBT đăng những bài ca tụng Hồ Chí Minh, tức là lập trường của quý vị cũng xem Hồ Chí Minh là nhà giải phóng dân tộc, mặc dù cuối bài ghi rõ do tác giả gửi tới để chứng tỏ bài viết của tác giả không phản ảnh quan điểm của trang mạng. Tại sao quý BBT không cho đăng những bài viết phơi bày sự thật về Hồ Chí Minh? Một trang mạng chỉ đăng một chiều thì làm sao gọi là đấu tranh cho đa nguyên, đa đảng? Làm sao tránh được dư luận coi quý BBT chỉ là nồi “giảm áp suất” cho Đảng mà thôi? Có người bảo rằng cụ Vĩnh lên tiếng chê bọn cầm quyền cộng sản sau 1975 thoái hóa, biến chất đã là khá rồi: “Cụ còn hơn mấy ông “cách mạng lão thành” thì phải nên trân trọng”.  Tôi nghĩ khác, nếu cụ Vĩnh còn ngồi trên chiếc ghế cầm quyền thì cụ cũng sẽ hành xử không khác gì những người cầm quyền hiện nay. Cụ vẫn kiêu ngạo, không thèm lắng nghe tiếng nói khác, vẫn xem Hồ Chí Minh là thần tượng, bởi vì cụ không dám từ bỏ cái quá khứ mà cụ cho là vàng son, đã có thời dốc hết tâm lực phục vụ một lãnh tụ “vô vàn kính yêu”! Cái quá khứ đẹp quá đi thôi!

Có người bảo: “Nhận thức là một quá trình lâu dài!” Xin vui lòng cho biết lâu là bao lâu? Tại sao giới trẻ dù bị nền giáo dục nhồi sọ có thể thấy được nguy cơ mất nước để hành động, mà những trí thức đáng bậc cha ông lại chỉ ngồi viết kiến nghị? Phải chi nhà cầm quyền này biết lắng nghe, chịu thỏa hiệp thì gửi kiến nghị góp ý là tốt. Đằng này, ai cũng thấy người cầm quyền đã mất tất cả sợi dây thần kinh biết xấu hổ, cam chịu làm tay sai ngoại bang, tức là không biết nhục vong quốc thì còn hy vọng gì nữa để mà chờ họ đổi thay? Việt Nam giống như một căn nhà mà nền móng, cột kèo đều bị mối mọt làm hỏng, tức là ngôi nhà Việt Nam cần dở bỏ hoàn toàn để xây một cái nhà mới. Nghĩa là Việt Nam cần một cuộc cách mạng toàn diện. Muốn có cuộc cách mạng xảy ra, những người đã cầm quyền phải đứng ra nhận lãnh trách nhiệm, thì mới có những bước đột phá (nói theo cách nói cộng sản). Dù vô tình hay cố ý, người đã cầm quyền trong bộ máy Đảng cũng đã mắc tội lừa dối, đàn áp nhân dân. Vấn đề đặt ra là có đủ dũng cảm để nhìn thẳng vào Sự Thật để làm hay không!

Tôi nghĩ rằng cụ Vĩnh là người rất “yêu” Hồ Chí Minh. Với cương vị là người cao tuổi nhất trong những “lão thành cách mạng” mang cấp Tướng, làm Đại sứ, cụ Vĩnh nên tập hợp những đồng chí sùng bái Hồ Chí Minh lập ra một Mặt Trận, (ví dụ đặt tên “Mặt Trần Yêu Hồ” chẳng hạn) gửi đơn đến chính phủ Đài Loan kiện ông Hồ Tuấn Hùng về tội bôi nhọ “danh nhân thế giới”, vì đã phịa ra chuyện Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương, gốc người Hẹ. Đồng thời yêu cầu Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng phải làm cuộc thử nghiệm DNA để xác minh Hồ Chí Minh là người Việt trăm phần trăm.

Đấu tranh đòi nhân quyền, Đảng bảo mỗi quốc gia có cách khác nhau trong việc thực thi nhân quyền. Đòi tự do dân chủ thì bị Đảng quy tội lợi dụng quyền tự do dân chủ. Nay “Mặt Trận Yêu Hồ” đòi Đảng phải dùng thử nghiệm DNA thì Đảng không có cách gì thoái thác được. Đòi hỏi kỳ được, cho đến khi nhà cầm quyền phải thực hiện mới thôi. Nếu nhà cầm quyền vẫn im lặng, tức Hồ Chí Minh đích thị là người Hẹ đúng như Hồ Tuấn Hùng cáo giác. Lúc bấy giờ Mặt Trận Yêu Hồ sẽ có lý do ném những tượng của Hồ được trưng bày bấy lâu xuống cống rãnh vì nó là Chệt, nên không ai có thể bắt tội được. Đó là cuộc cách mạng bất chiến tự nhiên thành, một cuộc cách mạng phi bạo lực đúng với lòng mong mỏi của quý vị trí thức hiện nay. Quý BBT nghĩ thế nào về sách lược hành động ấy? Nếu những ai “Yêu Hồ” không dám thực hiện, tức là những kẻ đó chỉ giả dạng yêu Hồ bằng cái lỗ miệng! Vẫn là XHCN (xạo hết chỗ nói) thôi!

Cuối cùng, xin cho tôi hỏi một câu hỏi chót: “Tôi đã nói rõ từ đầu. Tôi chỉ là người học trò, một dân oan đặt ra những ưu tư thắc mắc để những bậc thầy (nhà trí thức), những người đã cầm quyền giải quyết mối ưu tư này. Liệu quý BBT có đồng ý đăng thư của tôi lên trang mạng Bauxite để cho những nhà trí thức trong và ngoài nước thường vào đó đọc, biết rằng hiện có một người lính như tôi còn xót xa cho những dân oan, những thanh niên sinh viên yêu nước biểu tình bày tỏ lòng yêu nươc bị đánh đập, bỏ tù mà đành bó tay”. Quý cứ việc ghi ở dưới “bài viết do tác giả gửi trực tiếp đến tòa soạn” để phủ nhận trách nhiệm của mình nếu bị Công An hỏi tội. Nếu quý vị chấp nhận đăng bài viết của tôi, tức là quý vị là cơ quan truyền thông thực lòng đấu tranh cho đa nguyên, đa đảng, dân chủ.

Nếu bài viết của tôi có điều gì thất thố, phạm thượng xin quý vị bỏ qua. Trong lòng ngổn ngang trăm mối, chưa viết đủ những điều còn trăn trở. Tôi chân thành cám ơn quý vị BBT đã dành thì giờ viết thư cho tôi. Và cũng chân thành cảm ơn quý vị BBT đã dành thì giờ để đọc thư tôi viết. Mong sao mình còn sống tới ngày chế độ cộng sản sụp đổ để về quê nhà hàn huyên với quý vị thì hạnh phúc xiết bao!

Xin chân thành thật chúc quý BBT dồi dào sức khỏe để hết lòng phục vụ đồng bào.

Trân trọng,

Bằng Phong Đặng văn Âu

© Đàn Chim Việt

———————————————–

Đọc bài liên quan: Từ DCS ban đầu tới DCS hiện nay

236 Phản hồi cho “Xin cho tôi hỏi”

  1. Trần Trung Dung says:

    Thưa các Bạn

    Một người bạn mới gởi đến cho tôi Email viết rằng: “(VNCHF)…Với ánh mắt cảm thông và ngưỡng mộ, 40 vị Thượng Nghị Sĩ đã đồng loạt đứng dậy vỗ tay chào mừng Phái Đoàn VNCH đang có mặt trong Tòa Đại Sảnh của Quốc Hội Tiểu Bang Virginia Hoa Kỳ, trong một tràng pháo tay nồng nhiệt và kéo dài đến độ ai cũng phải ngạc nhiên.

    Cóđúng thật là: “Phái Đoàn VNCH đang có mặt trong Tòa Đại Sảnh của Quốc Hội Tiểu Bang Virginia Hoa Kỳ?

    Cái gì cũng phải cho rõ ràng, thẳng thắn, với tôi thì; “40 vị Thượng Nghị Sĩ đã đồng loạt đứng dậy vỗ tay chào mừng – “Phái Đoàn biểu trưng cho VNCH” – đang có mặt trong Tòa Đại Sảnh của Quốc Hội Tiểu Bang Virginia Hoa Kỳ.”

    Như tất cả chúng ta đều biết, chế độ VNCH đã bị “cưỡng tử” vào ngày 30.04.1975. Cho dù cá nhân tôi và rất nhiều người vẫn còn lưu luyến với “CHÍNH NGHĨA” của chế độ cũ (VNCH).

    Thế nhưng, tất cả đều là cá thể. Không hay chưa có được một tổ chức “hợp pháp” nào làm sống dậy thể chế hay chính quyền VNCH.

    Vì thế, không một cá nhân hay đoàn thể nào có quyền hay có thể xưng danh, hoặc đại diện cho VNCH được, mà chỉ có thể với danh nghĩa “người của chế độ cũ”, hay “biểu trưng” cho VNCH mà thôi!

    VNCH tuy không còn nữa, nhưng Chính Nghĩa của VNCH vẫn ngời sáng! không một cá nhân hay đoàn thể nào được quyền lạm dụng danh nghĩa VNCH để mưu cầu cho quyền lợi riêng tư!

    Theo Việt Báo: “Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014, vừa qua là một ngày lịch sử đối với nhiều con dân Việt Nam Cộng Hòa ở Virginia. Bởi hôm đó, tên của VNCH và của Quân Lực VNCH đã được chính thức vang lên và vinh danh ngay trong phòng hội lớn của Thượng Viện Virginia với toàn thể 40 thượng nghị sĩ có mặt đứng lên chào đón phái đoàn đến từ nhiều nơi song chủ yếu là người Việt quốc gia cư ngụ ở hai miền Bắc và Trung Virginia”.

    VNCH đã bị chôn nhưng không chết.
    Ngược lại, CSVN chưa chôn nhưng đã chết!

    CSVN chỉ còn lại trên danh nghĩa, bản chất của nó đã bị biến dạng, chế độ này đã trở thành bọn Mafia, bọn cướp ngày, một tập đoàn tham nhũng do bọn “tư bản đỏ” khoác áo cộng sản lộng hành!

    Tôi sẵn sàng đối chất với tất cả những ai không đồng tình, kể cả cán bộ cao cấp của CSVN!

    • Nguyen Trong says:

      Còn tên “ cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam “đang bị dìm xuống bùn nhơ đây này .

      Eo ôi, phân nửa hàng hoá ở Nhật bị chôm chỉa là do bọn Việt cộng :

      Nhật ra trát bắt tiếp viên Vietnam Airlines
      thứ tư, 5 tháng 3, 2014

      Gần phân nửa các vụ ăn cắp hàng hóa tại Nhật dính líu người Việt và cảnh sát ra trát bắt một tiếp viên Vietnam Airlines, một báo có uy tín tại nước này đưa tin.

      Báo Sankei của Nhật Bản vào ngày 27/02/2014 đưa hai bài về thực trạng ăn cắp đồ và chuyển về Việt Nam để tiêu thụ.

      Bài báo đầu tiên cho biết Cục Chống tội Phạm Có Tổ chức thuộc Sở Cảnh sát Tokyo đã ra trát bắt một nữ tiếp viên hàng không của Hãng hàng Không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vì nghi ngờ vận chuyển hàng trộm cắp từ một phụ nữ người Việt khác khoảng 30 tuổi.

      Tuy nhiên cảnh sát nói nữ tiếp viên này đã không còn ở Nhật và quá trình điều tra cho thấy tiếp viên này biết đây là hàng trộm cắp và họ tin rằng có nhiều hơn một tiếp viên dính líu.
      Vào tháng 12 năm 2013, một nhóm bốn thanh niên người Việt khoảng 20 tuổi đã ăn cắp hàng trong các siêu thị quần áo và mỹ phẩm tại Tokyo và hàng chôm được đã được gửi tới nhà của người phụ nữ khoảng 30 tuổi kể trên qua đường bưu điện.

      Người phụ nữ này và bốn thanh niên hiện đã bị bắt giữ.

      “Một lượng lớn hàng ăn cắp đã được các tiếp viên chuyển một cách có tổ chức để bán tại Việt Nam”

      Báo này mô tả kiểu ăn trộm đồ, đa số là hàng mỹ phẩm Shiseido và quần áo hiệu Uniqlo, là đưa nhiều hàng vào vali trong thời gian rất ngắn rồi bỏ chạy. Quá trình điều tra cho thấy người phụ nữ tầm 30 tuổi này chỉ dẫn cụ thể cho nhóm ăn trộm mặt hàng nào để chôm.
      Sau đó người phụ nữ này đã chuyển hàng bằng thùng các tông qua đường bưu điện đến một khách sạn gần sân bay Narita nơi phi hành đoàn ở và nữ tiếp viên Vietnam Airlines đã chuyển đồ từ thùng sang vali.

      Cảnh sát Tokyo tin rằng một lượng lớn hàng ăn cắp đã được các tiếp viên chuyển một cách có tổ chức để bán tại Việt Nam.

      Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật nói số các vụ chôm đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại Nhật, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012.

      Riêng sáu tháng đầu năm 2013 đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài nói chung, theo báo Sankei.

  2. Bút Thép VN says:

    Gởi @ sinh viên khoa Mac-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh

    Tôi không quen biết, nhưng thấy anh chăm chỉ học tập, cóp nhặt những bài viết cũ xưa mèm đưa lên ĐCV này, cho phép tôi hình dung anh với một người qua bài viết dưới đây:

    Tăng Hữu Phong là ai…..?

    “Với vai trò Chủ tịch Hội Sinh viên Thành phố, nhờ “thành tích” này Phong đã leo lên Phó Bí thư Thành Đoàn năm 2007, rồi sau một đợt thanh trừng ở báo Tuổi Trẻ, năm 2008, Phong đã được đưa về ngồi chễm chệ ở ghế Phó Tổng biên tập dù chưa hề tác nghiệp báo chí ngày nào. Việc Phong “lợn” là một trong 2 cán bộ Thành đoàn về ban biên tập đã dấy lên một hồi phong ba tại tòa soạn, bất chấp sự phản đối của tập thể phóng viên, hàng loạt đơn kiến nghị, ý kiến phát biểu tại các cuộc họp yêu cầu BBT, Đảng Ủy phải có ý kiến với Thành Đoàn nhưng tất cả đều vô hiệu.

    Chắc hẳn là sinh viên khoa Mac-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đang cố gắng phấn đấu để đạt được như Phong “lợn”?

  3. sinh viên khoa Mac-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh says:

    DÙ LÀ HƠI DÀI NHƯNG EM THA THIẾT ĐƯỢC ĐĂNG THAM LUẬN NÀY TRÊN DCV RẤT MONG DCV QUAN TÂM ĐỀN NGUYỆN VỌNG NÀY VÌ SAU BÀI NÀY EM SẼ CÓ NHỮNG Ý KIẾN CỦA RIÊNG MÌNH VỚI ÔNG BẰNG PHONG. KÍNH!
    Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài viết của một nhà sử học người Mỹ
    J.Stésron là nhà sử học người Mỹ một trong số những người đã dày công tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Xin cho phép tôi được mặc chiếc áo dài của người mẹ Việt Nam, người mẹ đã sinh ra những anh hùng của nhiều thời đại chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc thân yêu của mình.Và ngày nay có một người mẹ đã sinh ra thiên tài Hồ Chí Minh. Bà cũng đã mặc tà áo này. Hôm nay tôi mặc tà áo này không phải chưng cái cuả sang trọng của người Việt Nam tặng cho tôi, đây là sự ngưỡng mộ một sắc phục dân tộc, mà chưa có một sắc phục phụ nữ nào lại đẹp, có văn hóa về bề dày truyền thống về thanh lịch như chiếc áo dài Việt Nam. Từ Mỹ tôi sang Thái Lan và vào thành phố Hồ Chí Minh thấy ngỡ ngàng khi nhìn thấy nữ sinh các trường đều mặc áo dài – những chiếc áo dài tuyệt đẹp. Tôi như bị thôi miên cứ đứng nhìn ngây ngất những tà áo dài mềm mại trên thân hình rất đẹp của các nữ sinh.
    Tôi đã tự bỏ tiền túi ra để đi từ Mỹ sang Pháp và Liên Xô (cũ) những nơi mà Bác Hồ đã đặt chân tới đó, để tìm những di tích gốc về Hồ Chí Minh. Tôi đã ở Liên Xô (cũ) một thời tương đối lâu để nghiên cứu về Bác. Khi về Mỹ tôi lại đi từ New York đến các đảo của vùng Đông Bắc châu Mỹ nơi Bác Hồ đã đi tàu xuyên đại dương đến đó. Tôi quyết tâm đi tìm cho được lai lịch văn hóa Hồ Chí Minh mặc dù ngày đó người ta đã chưa thừa nhận Người là danh nhân văn hóa của thế kỷ.
    Qua nghiên cứu tôi thấy rằng:
    - Bác chọn việc bồi bàn trên tàu là để có điều kiện đi đến được nhiều nước.
    - Bác chọn việc làm ở khách sạn là nơi có điều kiện xúc được với nhiều chính khách.
    Khi tôi đến Luân Đôn tìm hiểu và thấy Nguyễn Ái Quốc kết thân với một số đại văn hóa, các nghệ sĩ danh tiếng như Rô-manh, Đắc uyn, vua hề Sác -lô..
    Người ta đồn rằng cụ Hồ biết 26 thứ tiếng, nhưng theo kết quả tìm hiểu của tôi thì Người biết khá sành sỏi 12 thứ tiếng.
    Tôi xin ca ngợi lời ca đẹp nhất về Người, sau khi tôi đã đi đến những nơi có dấu chân Người đi qua, gặp lại những người đã biết về Người và đi đến kết luận rằng Hồ Chí Minh lúc còn trẻ là một thanh niên rất đẹp trai, cho nên hiện giờ tôi vẫn cứ mơ ước về Người. Vì vậy hôm nay tôi ngưỡng mộ về Người bằng cả đầu óc khoa học đồng thời bằng cả trái tim của một người con gái đã hậu thế.
    Khi tôi đã yêu Người và tôi kính Người ở góc độ khoa học thì tôi nghĩ ngay đến Tượng thần Tự Do ở quê hương tôi. Tôi là nhà sử học, tôi đã lật ra xem những trang ghi cảm tưởng của mọi chính khách khi họ đến tham quan và chiêm ngưỡng Tượng thần Tự Do và ca ngợi thần Tự Do, Nguyễn Tất Thành khi đến New York cũng đã đến chiêm ngưỡng Tượng thần Tự Do và mọi chính khách, sau khi đã đến tham quan thần Tự Do đều ghi cảm tưởng bằng những lời ca ngợi Ngôi sao tỏa sáng trên vòng Nguyệt quế là ánh sáng tự do… Duy chỉ có Nguyễn Tất Thành đến xem thần Tự Do nhưng nhìn xuống dưới chân tượng và ghi “Ánh sáng trên đầu thần Tự Do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân Tượng thần Tự Do thì người da đen đang bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc?
    Duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành nhìn xuống chân Tượng thần Tự Do và ghi lại những ý kiến trên. Nguyễn Tất Thành nhìn số phận con người không chiêm ngưỡng hào quang tỏa sáng từ bức Tượng thần Tự do. Chính vì thế mà hôm nay tôi đến đây tìm đến con người này. Hồ Chí Minh, để xem giữa lời nói và việc làm của Người có tương phản không?
    Tôi đã vào nhà của Người. Lục tìm của riêng của Người. Người không có của riêng. Thật rất lạ và hiếm thấy, chính sách nào khi cầm quyền đều ban hành sắc lệnh tôn trọng và bình đẳng cho phụ nữ nhưng khi sắc lệnh ký xong thì bản thân họ lại vào nhà thổ cho phép phát triển kỹ nghệ “đàn bà”. Thậm chí một vị Tổng thống có đến 3 – 4 vị tình nhân. Duy nhất chỉ có Nguyễn Tất thành đứng trước Tượng thần Tự Do ghi những đều trên khi mình còn lầm than, rồi khi mình làm Chủ tịch một nước và khi qua đời, trên giường Người vẫn vắng hơi ấm của đàn bà. Con người khi làm Chủ tịch nước 24 năm đến lúc qua đời trên giường không có hơi ấm của đàn bà.
    Tôi đọc nhiều tư liệu về Người và biết Người được nhiều phụ nữ yêu. Bà Larec theo đuổi Nguyễn Ái Quốc nhiều năm, trong những đêm đi họp chi bộ về, hai người đi bên nhau trên bờ sông Saine, bà tỏ tình mà Nguyễn Ái Quốc không mềm lòng. Khi bà qua đời để lại cuốn nhật ký, tôi được đọc nhật ký đó và hiện giờ con gái bà đang giữ. Con bà cũng nói với tôi “Mẹ tôi yêu Nguyễn Ái Quốc”. Đấy, tôi phải đi tìm cho được những bằng sử sau này mới đủ cơ sở khẳng định nhân cách một con người của một thời đại. Đúng, Hồ Chí Minh là nhân cách của một thời đại.
    Tôi cũng đến khách sạn Bosion Đông Bắc nước Mỹ, nơi Nguyễn Tất Thành ở đó làm thợ nặn bánh mì gần một năm trời và sau này chính các nhà đại văn hào Châu Âu qua Mỹ đều ở khách sạn này. Nguyễn Tất thành đã ghi lại tên tất cả những chính khách đến ở trong khách sạn Bosion. Ở đây có một cô gái quốc tịch Mỹ gốc Pháp tên là Cô-lét đã yêu say đắm Nguyến Tất Thành. Được biết Hồ Chí Minh rất yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ thuật rất phong phú, nhưng Nguyễn Tất Thành rời nưóc ra đi không phải để hoạt động chính khách mà Người đi tìm đường cứu nước. Cô-lét khuyên dụ Người đi với bà và tỏ ý muốn kết hôn với Nguyễn Tất Thành, nhưng Người đã tìm cách an ủi Cô-lét để từ chối. Sau đó một thời gian Cô-lét trở thành một nhà văn lớn có tên tuổi. Nguyễn Tất Thành tâm sự và Cô-lét kể lại: “Nếu tôi muốn có một văn bằng thì tôi đã thi năm 1904 ở trong nước, vì lúc đó tôi có một người con gái quê nhà yêu mà đành bỏ lại trên bến cảng để ra đi”.
    Một bài hồi ký đăng trên Tạp chí Lịch sử quân sự của viện quân sự Hoa Kỳ do một số sĩ quan Anh-Mỹ trong đội quân của đồng minh khi sang Đông Dương đóng ở Cao Bằng có dịp tiếp xúc với Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tác giả tập hồi ký có hỏi – không phải tò mò mà trên danh nghĩa là đàn ông với nhau, tại sao Chủ Tịch không lấy vợ, không lập gia đình? Hồ Chí Minh trả lời một cách chân tình và thân mật: khi còn trẻ phải đi hoạt động cách mạng, khi giành được độc lập thì đã già, nên không giám tính chuyện đó. Trước khi tôi ra đi, tôi có yêu một người con gái, người con gái đó cũng rất yêu tôi. Nhưng phải dừng lại về chuyện yêu đương, sau nhiều năm mất liên lạc, tôi không biết người con gái đó đang ở đâu, còn hay mất”.
    Tôi đã đi Quảng Châu và tôi biết Nguyễn Ái Quốc còn có một người yêu nữa tên Lý Phương Liên (bí danh) thư ký của Đông Phương bộ thuộc cục Phương Nam là vợ của Lý Thụy (Bác Hồ) ở phố văn minh, Quảng Châu, Trung Quốc. Thực tiễn cuộc sống có những việc nhìn thấy tận mắt chưa hẵn là thật. Khi ông Phạm Văn Đồng cùng một số người trong tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội sang dự một khóa học chính trị tại nhà số 13 phố Văn Minh cũng tưởng Lý Phương Liên là vợ của Lý Thụy, nhưng sau mới biết thực tế không phải như vậy, đây chỉ là việc ngụy trang để che mắt mật thám.
    Thời gian tôi đến Liên Xô (cũ) tôi cũng biết có một cô gái Nga yêu Người, yêu tới mức bà ta không lấy được Nguyễn Ái Quốc và suốt đời ở vậy cho đến già rồi chết. Có một dân chứng người Nga được bà Nga tâm sự kể lại với tôi rằng: “Hai người yêu nhau nhưng không dám lấy, Nguyễn Ái Quốc nói lấy vợ thì phải để lại địa chỉ, phải có con, phải có trách nhiệm làm chồng, phải làm cha, và rồi thế nào mật thám cũng phát hiện ra. Cho nên Nguyễn Ái Quốc không lấy vợ và tôi cũng không lấy chồng”.
    Dân tộc Việt Nam mãi mãi tự hào về Hồ Chí Minh, nền văn minh nhân loại của thế kỷ XX này tự hào có một vĩ nhân được cả thế giới phong tặng ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC và DANHNHÂN VĂN HÓA KIỆT XUẤT Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm guơng sáng về nhân cách một người thời đại cho mọi thề hệ tiếp sau.

    • Tien Ngu says:

      Hát mãi thêm…thừa, khiêu khích cho người vạch thêm…láo, có khác nào là chửi cha…Bác, đảng?

      Thâm vừa thôi, em?

    • Nguyen Trong says:

      Lethiep says:
      14/01/2014 at 23:28

      Việt gian Hồ chí Minh từ bỏ tổ quốc , đội ngoại bang mắt xanh, mũi lõ làm cha, làm thày, làm quan thày :
      :
      *** Khi Lenin qua đời, Hồ chí Minh viết trên tờ báo Pravda của đảng CS Liên Xô, số ra ngày 27/1/1924 , như sau :

      “Khi còn sống, Người là cha, là thày, là đồng chí và cố vấn của chúng ta. Nay Người là ngôi sao dẫn đường đưa tới cách mạng xã hội. Lênin sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Người bất tử . ”

      Khi Stalin qua đời, phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cộng sản Tố Hữu làm thơ :

      Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
      Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
      Thương cha, thương mẹ, thương chồng
      Thương mình thương một, thương Ông thương mười

      *** Hồ chí Minh viết :”Cái danh từ tổ quốc là do các chính trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có tổ quốc, cũng chẳng có biên giới”.( Trên tờ báo Thanh Niên phát hành ở Quảng Châu ngày 20/12/26 ).

      ***Hồ chí Minh viết : “Chúng ta theo chủ nghĩa Quốc tế, không theo chủ nghĩa Quốc Gia. Chúng ta phải nâng cao tinh thần đấu tranh giải phóng, nghĩa là hình thức thì dân tộc mà nội dung là quốc tế”. ( “Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam” . Sách của đảng cộng sản Việt Nam) .

      ***Trong thư đề ngày 06-6-1938 gửi Lenin, Hồ chí Minh viết: “Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích .” (Trích Hồ Chí Minh toàn tập . Sách của đảng cộng sản Việt Nam).

    • Nguyen Trong says:

      Tội ác diệt chủng của Việt gian Hồ chí Minh người dân Việt không bao giờ quên :

      quang phan says:
      24/02/2013 at 16:15

      Theo giáo sư Rummel trong quyển “Death by Government” trong giai đoạn 1945-1957, đã giết những thành phần mà họ gọi là các tầng lớp trí thức, tư sản giàu có, khác khuynh hướng chính trị. Căn cứ vào tài liệu, số người bị giết trong giai đoạn này vào khoảng 50.000 người.

      Ngày 5/9/1945, hung thần Võ nguyên Giáp trong chức vụ bộ trưởng Bộ Nội Vụ ký sắc lệnh chỉ thị cho bộ Nội Vụ, Quốc Phòng và Tư Pháp ra tay triệt hạ các đảng phái quốc gia trên toàn quốc .

      Sử gia Vũ Ngự Chiêu, trong tác phẩm Các Vua Cuối Nhà Nguyễn đã gọi là “Thời của những đồ tể”. Ông viết như sau: “Khí thế Việt Minh tỏa rộng nhanh khắp ba kỳ, đánh dấu “thời của những đồ tể”. Cảnh cắt tiết, mổ bụng, khoét mắt, buộc đá ném xuống sông các nạn nhân (mò tôm) lan tràn, gây hoảng sợ và căm phẫn trong nhiều giai tầng xã hội “.
      Tác giả Phạm Văn Liễu (Việt Nam Quốc Dân Đảng) trong quyển Trả Ta Sông Núi đã tường thuật về tình hình ở miền Bắc như sau:“… những vụ ám sát, thủ tiêu, cắt cổ, mổ bụng, buộc đá thả sông (mò tôm) xảy ra như cơm bữa, từ thành thị tới thôn quê .

      Tác giả Vũ Trọng Kỳ trong quyển Bốn đời Chạy Giặc : “Bồng bềnh trên mặt nước, tâm thần tôi luôn luôn hồi hộp vì thấy mạng con người buổi loạn ly như treo trên sợi tóc. Hàng ngày thấy những tử thi, đàn ông, đàn bà, con trẻ, nhiều cái không toàn thân, lõa lồ, mất đầu, hay cụt cẳng, có cái chân tay bị trói, hết thẩy chương, sình, nổi lều bều, theo giòng nước cuốn, hoặc bị mắc vào đám bèo đám rong, quang cảnh thật hãi hùng”.

      Tác giả Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu trong quyển Những Ngày Qua đã viết như sau: “Cộng sản sau đó đã khủng bố dữ dội các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo vùng Long Xuyên, Châu Đốc, Trà Vinh, Sa Đéc… Hơn 10 ngàn người đã bị giết và chôn tập thể ở các cánh đồng xa xôi trong Đồng Tháp Mười “

      Tác giả Nguyễn Văn Thiệt thuật lại trong bài Tôi Thấy Tạ Thu Thâu Chết, đăng trong tuần báo Hồn Nước số 7 ngày 30-7 và số 8 ngày 7-8-1949 :“Ai đi ngang Quảng Ngãi vào khoảng tháng 9-1945, cũng biết đến không khí hãi hùng của cái thành phố tự cho mình có tinh thần cách mạng cao ấy. Các tín đồ Cao Đài, các nhà trí thức, các nhà phú hộ, các nhà cách mạng quốc gia, tất cả những hạng người ấy cùng với vợ, con, anh em họ được Việt Minh cẩn thận chém giết, chôn sống, thiêu cháy, mổ bụng v.v… mỗi ngày theo chính sách tru di tam tộc để trừ hậu họa. Người chết nhiều đến nỗi độ ấy ở Hà Nội, tờ báo Gió Mới của Tổng hội Sinh viên, một tờ báo rất thiên Việt Minh đã phải lên tiếng rằng: “Ở Quảng Ngãi, ngày ngày đầu người rụng như sung”.

    • ABC says:

      Trần Huy Quang, Hà Nội 1992, Internet 2005
      (Truyện ngắn này được đăng trên tuần báo Văn Nghệ, số 27 ra ngày 04.7.1992. Bị thu hồi và có lệnh hủy sau khi phát hành 4 ngày, nhưng càng được tìm đọc. Tác giả Trần Huy Quang bị treo bút 3 năm. Tổng biên tập lúc ấy là Hữu Thỉnh, tuy đi vắng, vẫn bị nghiêm khắc khiển trách. Tác giả cho biết phải suy nghĩ hơn 10 năm mới viết được truyện ngắn cô đọng này ; anh phải suy nghĩ chọn từng câu, từng chữ, từng ý, từng hình ảnh…)

      LTS. Nhân Ngày Lễ Mẹ, trong khi khắp thế giới vinh danh hình ảnh phụ nữ với vai trò người mẹ, nhiều nhà nghiên cứu bùi ngùi vì thấy tội nghiệp cho các phụ nữ bị Ông Hồ vùi dập, bỏ rơi, như quý bà Nguyễn Thị Minh Khai, Tăng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Xuân, Irene… Truyện ngắn “Linh Nghiệm” của nhà văn Trần Huy Quang đã được lưu hành trên các trang web trong dịp Lễ Mẹ này. Truyện viết về ông Hồ Chí Minh, gọi tắt là HINH, đã từng đăng nhiều năm trứơc trên báo quốc nội và tức khắc, cả báo và nhà văn cùng bị kỷ luật. Truyện cho mùa Lễ Mẹ này như một bản tiểu sử HCM cực ngắn mà rất đầy đủ như sau.

      Linh Nghiệm
      Hinh là con trai thứ ba trong một gia đình nông dân, không nghèo nhưng cũng chẳng giàu có gì lắm. Cha anh ta có đỗ đạt, đã từng làm quan nhưng tính khí thất thường, lòng đầy ham hố nên quan trên không mặn mà gì nên đã bỏ quan, khi đi dạy học ở chốn kinh kỳ, khi ngồi bốc thuốc ở vùng sơn cước. Hinh thừa hưởng ở dòng họ và khí chất của vùng chôn rau cắt rốn cái nết cơ bản cần cho kẻ có hoài bão tham chính là tính đa mưu túc kế, lòng dạ thật không bao giờ lộ ra mặt, bạn bè cùng lứa không ai dám kết làm bằng hữu. Hinh sáng dạ, lại có chí, học đâu biết đó, hai mươi tuổi làm thơ chữ Hán, đọc Rút-xô, Mông-tét-ski-ơ…bằng nguyên bản, nhưng Hinh chán học, chỉ nhăm nhăm một dạ xuất ngoại. Đạo học không có đường tắt, mà lập thân bằng con đường học vấn thì mù mịt, xa vời quá. Bằng văn chương thì chỉ khi thế cùng lực tận, bất đắc dĩ mà thôi.
      Hằng ngày Hinh sống như người nuốt phải quả chuỳ gai vào bụng, buốt nhói, nhăn nhó, bồn chồn, vừa ngồi đã đứng lên, mới ngủ đã vùng dậy, trán nhăn tối, mắt xa xăm. Như đang phải lòng một tiểu thư khuê các. Nhưng Hinh đâu phải là người dại dột, không bao giờ để phí chí khí, sức lực vào chuyện đàn bà. Vớ vẩn ! Chiếm mười trái tim đàn bà đâu có khó nhưng một trái tim nhân loại thì phải vượt trùng dương. Hinh ngước cái đầu mong đợi lên bầu trời, hoài vọng bóng dáng một con tàu, tìm kiếm một phép thần thông, mong đợi một dấu vết của cõi Thiên hoặc hơi hướng của miền Cực lạc để đưa về cho chúng sinh.
      Tháng ngày như sợi chỉ căng mà lòng khao khát làm trai hải hồ, khắc khoải mong một phút được quỳ dưới chân bậc Chí Thánh và nói :”Ơn người. Người là nguồn ánh sáng dẫn dắt chúng con…Lũ chúng sinh con khao khát được gặp Người…”
      Thế rồi, như sự linh nghiệm của lời nguyện cầu, một đêm giông tố bão bùng đất trời như trong cơn đau sinh nở, Hinh đã lên chín tầng Thánh địa để được gặp đấng Chí linh.
      Bắt đầu là một ngọn nến, ánh lửa dịu ấm, toả một quầng sáng hình nón. Vầng sáng ấy toả hào quang, tia hào quang không thẳng mà có hình gấp khúc. Cuối cùng ở trung tâm vầng sáng ấy hiện ra khuôn mặt kiều diễm của một cô gái tóc vàng.
      - Kính thưa…Hinh bàng hoàng thốt lên.
      - Không phải ! – cô gái mỉm cười độ lượng – Tôi chỉ là sứ giả của đấng Lập đạo. Anh có lời thỉnh cầu gì gấp lắm không ? Người đang bận, việc hành đạo chỉ ở bước khởi đầu.
      - Kính thưa, tôi là người của xứ Nhọc nhằn tăm tối…
      - Thôi, anh không cần phải nói, chàng trai ạ, người xứ Nhọc nhằn có khát khao ánh sáng thì việc hành đạo mới càng được dễ dàng. Đây anh cầm lấy, theo Đạo thư này, anh sẽ tìm được chân lý.
      Vị sứ giả trao cho Hinh Đạo thư quý giá ấy rồi nhỏ dần, nhỏ dần cho đến khi chỉ còn như một cái chấm chính giữa vầng hào quang rồi biến mất giữa bao la. Hai tay đỡ cuốn sách trước trán, Hinh vẫn quỳ và thành kính đặt lên đó một cái hôn, rồi anh run run dở ra đọc :
      “Hãy đi về phía Nam theo con đường một bên là cây và một bên là nước, cuối con đường có quán bia hơi và thịt chó ; đừng nhìn vào chốn đam mê ấy và đi thật chậm. Dọc đường sẽ có người hỏi :”Có đi không ?” thì đừng đi. Đó cũng là người cần lao chứ không phải ma quỷ cám dỗ, nhưng phải đành từ chối. Đi tiếp, sẽ gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt đã là vườn hoa nhỏ. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm bước từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất để “tìm cái này”. Cứ thế…chỉ cần một lúc sau,anh sẽ có được thiên hạ.”
      Hinh ấp cuốn Đạo thư vào ngực tức tưởi : “Trời ơi,bảo bối, bảo bối…”. Hinh sung sướng hét toáng lên. Tiếng anh vang rất to trong đêm và lúc ấy Hinh mới biết mình vừa qua một giấc mơ. Nhưng trời ơi, tại sao những điều anh nung nấu trong tâm can bấy lâu nay lại được giải đáp trong mơ. Anh sung sướng và cảm động đến mức nước mắt giàn giụa. “Ôi chúng sinh nhọc nhằn và tăm tối của ta, bảo bối này sẽ soi sáng đường chúng ta đi…”
      Sáng hôm sau, Hinh thành kính chuẩn bị lên đường. Quần áo tươm tất ,mũ miện đàng hoàng. Trước nhà anh có một đại lộ chính Nam, có lẽ đúng là con đường này nên anh dấn bước ra đi. Một bên cây và một bên nước, hay một bên rừng một bên biển. Anh cứ đi, qua vài đoạn phố nữa thì anh thấy mình đi đúng con đường men theo cái hồ. Và giữa phố có hàng bia hơi thịt chó mà vài lần anh cũng đã bị cuốn vào đó. Ôi sự linh nghiệm không sai một dấu phẩy. Đường phố trong veo, lui cui mấy chiếc xe đạp chở kẹo bánh, than tổ ong đi bỏ mối cho các hàng nước vỉa hè, lọc cọc đôi chiếc xích-lô cà tàng đi tìm khách. Vài cô gái điếm vật vờ.
      - Có đi không ?
      Một cô gái điếm rủ rê. Hinh nhớ đến giấc mơ mà thấy lạnh xương sống ; trong mơ cũng ba chữ ấy. Đến cuối phố, Hinh thấy một ki-ốt sách báo thật ; chủ quán vừa mở cửa. Tại sao có sự kỳ diệu thế này, khi tỉnh anh nào có biết chỗ này có một quán sách ? Đi tiếp gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt là vườn hoa nhỏ. Hinh liền rẽ trái, đi một đoạn qua các cửa hàng bách hoá đã thấy vườn hoa Mùa Xuân.
      Kẻ hành đạo không chần chừ đắn đo, đi tới giữa vườn hoa, lòng ngây ngất hơi men, một nửa muốn bay lên, một nửa trì xuống. Mắt Hinh hoa lên, đâu Thiên Thần, đâu Địa Thánh, không biết con đang đứng giữa Địa đàng hay mặt đất. Rồi anh chợt tỉnh lại…”Tìm cái này” là tìm cái gì , anh không hiểu nhưng không dám nghi ngờ lời vàng ngọc của đấng Tiên tri. Vườn hoa nằm cạnh đại lộ, lúc này đang vắng hoa, chỉ có mấy ông già tập thể dục muộn, dăm chàng thanh niên đá bóng và một tốp học sinh cấp ba đi học sắp qua. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất… Hinh vừa cúi lom khom chăm chú tìm kiếm vừa lẩm nhẩm đọc. Anh như bị thôi miên, không biết mình đang tìm cái gì, nhưng anh cứ trung thành với lời chỉ gíáo, người cúi lom khom, mắt dán xuống đất và bước từng bước một chậm rãi.
      Những người đang qua đường lấy làm lạ. Bắt đầu là nhóm học sinh cấp ba, mấy đứa con trai vốn hiếu kỳ đi đến và tự hỏi, không biết ông kia tìm cái gì nhỉ ? Chúng không thể tự giải đáp được.
      - Anh ơi, anh tìm cái gì đấy ?
      Hinh mải mê không hề nhìn lên, chỉ buột miệng trả lời :
      - Tìm cái này.
      Đối với chúng, câu trả lời ấy, làm ngứa ngáy chân tay. Nhất định cha này mất nhẫn, dây chuyền hay hạt xoàn gì đó thôi, chúng mình mà vớ được thì hay lắm.
      Thế là cả bọn, cặp sách dồn lại một đống, nhảy vào cuộc tìm kiếm. Khi cả một đám người bò ra sục sạo tìm kiếm thì sự lạ càng tăng lên hàng chục lần. Người đi qua vườn hoa không bao giờ hết, dân lang thang thất nghiệp, dân nhà quê bỏ ra thành phố kiếm cơm…đang đói rách hy vọng vớ được một chút may mắn, những người này đi đến và không thể không hỏi:
      - Tìm cái gì đấy ?
      Lần này thì tụi trẻ con đã mau miệng trả lời :
      - Tìm cái này !
      Câu này đối với người lớn làm ngứa ngáy đầu óc. Thế là họ bỏ cả gồng gánh, xe cộ, nhảy vào quảng trường.
      Rồi tiếp đến… Bây giờ là dân xích-lô, ba gác, dân ăn xin, trẻ mồ côi bán báo, dăm cô điếm, đám bụi đời móc túi nghe tin cũng tìm đến.
      - Tìm cái gì đấy ?
      - Tìm cái này.
      Mả mẹ chúng nó, giấu như mèo giấu cứt. Nhất định là hạt xoàn, ru-bi, có lẽ tối qua tụi đào đá đỏ qua đây đánh nhau đổ ra một bị đá đỏ không chừng. Mẹ chúng nó, ông mà biết trước, ông rào lại, ông đuổi tất. Ông kia được một viên rồi hả , bắt nộp phạt, chúng mày !
      Cứ thế…
      Và số người hy vọng có một chút no ấm bò lê trên vườn hoa để tìm vật báu, đến lúc này đã đông như đàn kiến.
      Hinh chợt nhận ra tiếng ồn của đám đông và anh ngạc nhiên đứng nhìn họ. Hoá ra thiên hạ đang bu lại xung quanh mình. Một lúc sau anh sẽ có được thiên hạ. Hinh sung sướng đến rơm rớm nước mắt và mãn nguyện ra về.
      Cái đám đông ấy cứ như dòng nước trong lòng sông, trôi đi chứ không cạn. Người đến trước thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau. “Tìm cái này” là cái gì thì không ai biết, nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm, để họ trở thành một dòng nước.
      Trưa.
      Rồi chiều.
      Và… vẫn còn đám đông xúm xít giữa vườn hoa Mùa Xuân. 
      Trần Huy Quang

  4. Bút Thép VN says:

    Góp ý với sinh viên khoa Mac-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh thế này;

    Chuyện bác Hù là chuyện xa xưa lắm rồi, nó xảy ra ở cái thời 1940-1946 khi các bà còn mặc tên yếm dưới váy (không quần lót), cái váy giống như cái thúng mà thủng hai đầu, bên ta thì có bên Tầu thì không.

    Còn bây giờ đã là tháng 3/2014, thời đại in tờ nét bùng nổ, không che dấu được ai nữa. Vì vậy nếu còn sống thì bác Hù cũng đành phải lau nước mắt phán rằng;

    Hỡi đồng bào cả nước; Sau mấy mươi năm trải nghiệm, hôm nay bác xin thưa thế này;

    Con đường bác đi là con đường bi đát. Chủ Nghĩa Mác là thứ vứt đi, thầy không muốn dạy, trò không muốn học! Kết quả trăm năm trồng người của bác là đã đào tạo ra được một lũ CA côn đồ, và làm cho nhân dân khiếp sợ, trở nên hèn nhát! Còn CNCS đã bị chôn vùi xuống hố rác lịch sử ngay tại cái rốn sản sinh ra nó là Liên Bang Xô-Viết từ những năm 1990-1991rồi!

    Bởi vậy, hỡi đồng bào VN cả nước, hãy đứng lên đào mồ chôn chế độ CSVN và xây nền Dân chủ càng sớm càng tốt!

    Bác nói thế, sinh viên khoa mác – lê và tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng đồng bào cả nước có nghe rõ không?

    Đừng xả rác lung tung nữa!

  5. sinh viên khoa Mac-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh says:

    Giáo sư, bác sĩ Trần Hữu Tước (13/10/1913 – 23/10/1983), người sáng lập và xây dựng ngành Tai mũi họng Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (1956-1969), Chủ nhiệm Bộ môn Tai mũi họng Trường Đại học Y khoa Hà Nội (1955-1983), Chủ tịch Hội Tai mũi họng Việt Nam (1961-1983), Viện trưởng đầu tiên của Viện Tai mũi họng Trung ương (từ 1969), Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), đại biểu Quốc hội (khóa II, III, IV), được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (1966), Huân chương Độc lập hạng Nhất (1983), truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và kĩ thuật đợt I (1996), được tặng Kỷ niệm chương của Trung đoàn Thủ đô.
    Đầu tháng 9/1946, con tàu Dumont d’Urville vẫn chưa sửa sang nên những vị khách đặc biệt lên tàu để về Việt Nam, gồm Chủ tịch Hồ Chí Minh, thư kí Đỗ Đình Thiện, đại tá cận vệ Vũ Đình Huỳnh, kĩ sư Võ Quí Huân, kĩ sư Trần Đại Nghĩa, bác sĩ Trần Hữu Tước và kĩ sư Võ Đình Quỳnh, lại phải chờ và đợi. Một buổi trưa, khoảng một giờ rưỡi, bỗng Hồ Chủ tịch vào buồng nói với bác sĩ Trần Hữu Tước:
    - Chú đi chơi vườn hoa với Bác!
    Hai người lững thững ra công viên nổi tiếng ở Kandy. Câu chuyện thật liên miên, đầy hứng thú, hai người trí thức cùng nói chuyện về văn học. Điều kì lạ giữa Người công dân số một của đất nước và vị bác sĩ trẻ tuổi là cả hai đều rất thích tác phẩm của văn hào cận đại, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp: Anatole France (1844-1924). Vậy nên bác sĩ Trần Hữu Tước đã có thể kể lại những chuyện ngoài lề về cuộc đời súc tích của con người đa dạng này.Bác hỏi
    – Chú có nhớ thơ văn Việt Nam không?
    Thế là một dịp hồ hởi, hăng say, bác sĩ Trần Hữu Tước đọc những vần thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi… Đương trong lúc cuồn cuộn nhớ lại, bác sĩ Trần Hữu Tước đột ngột và tự nhiên níu lấy cánh tay áo của Hồ Chủ tịch nói:
    - Thưa Bác, có câu nào mạnh và lạ, dùng ngược, rất đẹp như “Hướng dương lòng thiếp như hoa?”.
    Hồ Chủ tịch ung dung, khẽ gật đầu:
    - Chú ra nước ngoài học tập từng ấy năm, không quên quốc văn, thế là tốt, không mất rễ.
    Những dòng trên đây trích từ hồi kí của Giáo sư Trần Hữu Tước viết về những kỉ niệm đầu tiên không bao giờ quên của ông với Bác Hồ trên những chặng đường đưa ông về với Tổ quốc.
    Những dòng hồi kí viết về một con người vĩ đại, có ý nghĩa đặc biệt đối với tình cảm và cuộc đời của Giáo sư Trần Hữu Tước, một con người mà Giáo sư vô cùng yêu quý, khâm phục và một lòng một dạ tin tưởng đi theo Người, Những trang Hồi kí đã khắc họa được một cách rõ nét bước ngoặt cuộc đời của chính ông, một thầy thuốc, một trí thức Việt Nam trẻ tuổi được đào tạo bài bản về Y khoa ở Pháp, có lòng yêu nước và khao khát cống hiến, đã lên đường theo Bác Hồ về với quê hương xứ sở, về với biết bao khó khăn thử thách của hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc
    Giáo sư Trần Hữu Tước viết: “Nỗi sung sướng không bút nào tả nổi khi một buổi sáng thu bừng con mắt dậy, thấy mình tự do!”. Đó là năm 1945, bác sĩ Trần Hữu Tước, trợ lí giáo sư Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Nhi khoa Necker, được tin Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyên bố trước toàn thế giới: Nước Việt Nam độc lập.
    Bác sĩ Trần Hữu Tước phụ trách cứu thương cho Trung đoàn Thủ đô suốt 60 ngày đêm chiến đấu trong nội thành Hà Nội. Tháng 2/1947, ông cùng với các chiến sĩ rút khỏi Hà Nội ra vùng kháng chiến. Từ cuối năm 1948, ông lâm bệnh, sức khỏe giảm sút. Biết tin, Bác Hồ đã biên thư ra lệnh, yêu cầu ông nghỉ làm việc để dưỡng bệnh. Nhưng ông vẫn cố gắng làm việc. Năm 1951, bác sĩ Trần Hữu Tước được đi chữa bệnh tại Trung Quốc. Rồi chiều hôm đó, từ trong khu rừng Việt Bắc, còn ánh mặt trời trên đầu ngọn cây, bác sĩ Trần Hữu Tước sắp lên xe. Bỗng có tiếng ngựa phi, nhịp nhàng nước đại… Bác Hồ đến tiễn!
    Thấy ông gầy gò, dô cả xương mà chỗ ngồi, chỗ tựa, ghế xe zíp rất cứng, Bác gọi lấy hai chiếc gối cỏ để chèn cho khỏi xóc đường trường, rồi thấy đầu ông có thể va vào khung sắt của mui xe, Bác lấy ngay mũ vàng của Bác chụp lên đầu và lần nữa Bác dặn chú ý!
    Xe chuyển bánh, Bác đứng một lúc, vẫy tay, rồi Bác nhẩy lên ngựa và lúc bác sĩ Trần Hữu Tước ngoái đầu lại, chỉ còn thoáng nhìn bóng ngựa hồng hồng ánh chiếu tỏa xuống…
    Ngày 10/1/1967, Bệnh viện Bạch Mai tưng bừng đón danh hiệu Anh hùng Lao động cho GS Trần Hữu Tước, Giám đốc bệnh viện. Hôm ấy, Giáo sư Trần Hữu Tước nhận bó hoa tươi của đồng nghiệp, ông đã trao tặng ngay lại cho đồng chí Vũ Văn Quyết, Bí thư Đảng ủy bệnh viện với lời tâm sự đầy xúc động: “Năm nay tôi đã 53 tuổi,. Nếu không có sự giúp đỡ và giáo dục của Đảng và Bác Hồ thì mãi mãi cả cuộc đời sẽ không tìm thấy ý nghĩa…”.
    Khi biếtmình không qua khỏi trước căn bệnh hiểm nghèo, Giáo sư Trần Hữu Tước đã lấy trong túi tấm thẻ đảng viên đưa cho con gái đầu lòng và dặn: “Sau khi bố qua đời, con mang thẻ đảng này nộp cho đồng chí Bí thư, đừng đưa sớm hơn” là để khỏi gây xúc động trong Đảng bộ, cơ quan”.
    Giáo sư Trần Hữu Tước xuất thân trong một gia đình trung lưu tại làng Bạch Mai, xã Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội. Lớn lên, ông là một trong những học sinh xuất sắc tại Trường Albert Sarraut – trường học danh giá thời Pháp thuộc.
    Năm 1930, chưa đầy 18 tuổi. Rời đất nước để ra đi, ông đã tự nhủ: “Hãy học nghề cho thành thạo, sau này mới có thể phục vụ Tổ quốc, nhân dân

    • Nguyen Trong says:

      Lethiep says:
      14/01/2014 at 23:28

      Việt gian Hồ chí Minh từ bỏ tổ quốc , đội ngoại bang mắt xanh, mũi lõ làm cha, làm thày, làm quan thày :
      :
      *** Khi Lenin qua đời, Hồ chí Minh viết trên tờ báo Pravda của đảng CS Liên Xô, số ra ngày 27/1/1924 , như sau :

      “Khi còn sống, Người là cha, là thày, là đồng chí và cố vấn của chúng ta. Nay Người là ngôi sao dẫn đường đưa tới cách mạng xã hội. Lênin sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Người bất tử . ”

      Khi Stalin qua đời, phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cộng sản Tố Hữu làm thơ :

      Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
      Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
      Thương cha, thương mẹ, thương chồng
      Thương mình thương một, thương Ông thương mười

      *** Hồ chí Minh viết :”Cái danh từ tổ quốc là do các chính trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có tổ quốc, cũng chẳng có biên giới”.( Trên tờ báo Thanh Niên phát hành ở Quảng Châu ngày 20/12/26 ).

      ***Hồ chí Minh viết : “Chúng ta theo chủ nghĩa Quốc tế, không theo chủ nghĩa Quốc Gia. Chúng ta phải nâng cao tinh thần đấu tranh giải phóng, nghĩa là hình thức thì dân tộc mà nội dung là quốc tế”. ( “Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam” . Sách của đảng cộng sản Việt Nam) .

      ***Trong thư đề ngày 06-6-1938 gửi Lenin, Hồ chí Minh viết: “Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích .” (Trích Hồ Chí Minh toàn tập . Sách của đảng cộng sản Việt Nam).

    • NGÀN KHƠI says:

      NGƯỜI TRÍ THỨC

      Người trí thức đúng nghĩa luôn phải có nhận thức độc lập, ý thức độc lập, lương tri độc lập. Nếu vì bất kỳ lý do nào đó anh bị mất đi một hay hết thảy cả ba điều đó thì hoặc anh không từng là nhà trí thức hoặc anh đánh mất ý nghĩa trí thức hoặc thật sự anh chỉ là loại trí thức dỏm, loại ba xu, loại tôi đòi cho người khác. Như vậy tính chất trong anh thật sự cũng không còn tính chất trí thức nữa.

      NON NGÀN
      (05/3/14)

    • ABC says:

      Lại thêm một câu chuyện kể nữa về việc” gieo hạt giống đỏ” cho các cháu thiếu nử của bác Hồ, khi các cháu từ miền nam ra ra thăm bác !
      -Đây là một bài viết ngắn,đăng trên Dân-làm-báo khoảng một năm trước, tác giả không xưng tên, mời cháu sinh viên khoa Mắc-dịch Hồ chí minh đọc,sau đó tìm hiểu xem …

      Câu chuyện của tôi

      ” Xin DLB cho tôi được trải lòng vì còm này lạc đề, nhưng không biết post vào đâu. Tôi là một nữ sinh ở một đảo nhỏ miền Trung, người dân sống bằng nghề đi biển. Cha tôi đi tập kết. Trời cho tôi có chút nhan sắc. Tôi được gửi vào đất liền đi học. Mỗi lần về thăm nhà ở đảo, tôi được “tổ chức” giao công tác bí mật. Năm học lớp Đệ Ngủ (khoảng 1964,14 tuổi), tôi được “tổ chức” cho phép ra Bắc thăm cha. Còn niềm vui nào bằng ! Đoàn của tôi toàn con gái, có tên là “Đoàn cháu ngoan ra thăm bác”. Chuyến đi -về mất độ 3 tháng. Ra đến miền Bắc, được “báo cáo”, được liên hoan, nhưng hoàn toàn không được gặp cha mình. Cả đoàn ai cũng vậy. Không dám hỏi ai, mọi việc đều có người sắp đặt, hướng dẫn, được dặn dò nói gì, không nói gì, luôn có người giám sát. Đỉnh điểm là lần lượt chúng tôi “được” gặp bác từng người một. Những gì xảy ra trong đêm nó tôi không cần kể lại, chắc các bạn biết. Cũng giống như lời kể của bạn Huỳnh Thị Thanh Xuân trên mạng. Không còn gì đau đớn tủi nhục hơn. Đoàn chúng tôi về lại đến miền Nam có một số bạn mất tích, sau này tôi biết là bị thủ tiêu. Xin nói rõ là chúng tôi đều thuộc diện có cha đi tập kết. Sau 1975, tôi theo bạn vượt biên vì ở đảo nên vượt biên rất dễ. Nhờ vậy, tôi mới lập được gia đình. Có lẽ tôi sẽ mang sự hận thù CS và sự tủi nhục của tôi xuống mồ. Tôi chỉ kể vắn tắt như thế để các bạn hiểu rõ phần nào số phận của những đứa con gái có chút nhan sắc con nhà “tập kết”./.

      Lời bàn:
      Chuyện kể rằng,một ngày kia, người ta trình diện một anh- hùng lao-động có thành tích xuất sắc trước Mao trạch Đông, lúc đó ngó quanh không có gì ngoại trừ một số cam đại sứ pakistan mới tặng, Mao liền bốc một quả tặng anh hùng lao động nọ.
      Ô thôi,khỏi phải nói, làng anh ta làm lể hội chào mừng trái cam thần-thánh, để trên bệ thờ cho mọi người qua lại chiêm ngưỡng khấn vái, ai có vinh hạnh sờ vào một tí thì sướng như được sờ tay Mao chủ tịch !
      Ấy là trái cam thôi nhé, còn những người đẹp nào được Mao chủ tịch gieo hạt giống đỏ thì khỏi phải nói, dù không dám công khai, nhưng cả giòng họ tự hào lắm lắm!
      Việt nam ta cũng vậy, bây giờ người ta góp nhặt những vật dụng của bác Hồ từ đôi dép râu,cái mũ cối v.v để lưu niệm trong viện bảo tàng, nhưng có một thứ mà người ta quên chưa collection, đó là tập họp những cháu thiếu nữ, xưa kia ở tuổi 14-15 đã được bác Hồ gieo hạt giống đỏ, khi các cháu từ miền nam ra thăm bác!
      Các đồng chí cán bộ lãnh đạo nào mà có vợ tuổi khoảng từ 65 đến 70, trước kia có cha đi tập kết và có nhan sắc,đã từng theo phái đoàn các cháu ngoan miền nam ra thăm bác, đêm động phòng mà cửa sổ tan hoác bảo rằng bởi biệt kích Mỹ, thì khả năng là các đồng chí trúng số to đấy,các đồng chí kiểm tra lại xem sao !
      Cháu sinh viên khoa Mác-lê và Hồ chí Minh cũng nên hỏi lại mẹ cháu xem sao, biết đâu đấy !

  6. sinh viên khoa Mac-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh says:

    mọi người tròn xoe mắt khi thấy hai phản hồi của em được xuất hiện kế tiếp nhau. đó là lý do em gửi đến DCV một kênh thông tin mới đó là : THẾ GIỚI NÓI VỀ cHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH. TRÂN TRONG CÁM ƠNDCV
    CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG LÒNG NHÂN DÂN THẾ GIỚI

    Trong những năm nhân dân ta gian khổ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân thế giới vẫn luôn tin tưởng vào thắng lợi của ta và ca ngợi Bác Hồ. Hu-a-ri Bu-mê-điêng – Chủ tịch Hội đồng Cách mạng An-giê-ri viết: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà cách mạng đầu tiên đã chiến đấu chống những hình thức khác nhau của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc và là một trong những người mà bằng lời nói và hành động của mình đã đập tan cơ cấu của sự tàn bạo và góp phần vào sự nghiệp chính nghĩa của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới… Tấm gương của Người và cuộc chiến đấu của Người sẽ là kim chỉ nam hành động cho tất cả các dân tộc đang đấu tranh, cho thanh niên và cho các nhà lãnh đạo trên thế giới”.
    Nhân ngày sinh lần thứ 70 của Người, báo Pravđa (Liên Xô) viết: “Đồng chí Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ lừng danh của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông. Cuộc đời của Người là tấm gương hy sinh tận tụy phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp của giai cấp vô sản thế giới”. Còn Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp Marche khẳng định: “Nhà yêu nước vĩ đại của Việt Nam cũng không chỉ thuộc duy nhất về nhân dân nước ông. Hồ Chí Minh còn là người của phong trào cách mạng thế giới, người của phong trào cộng sản quốc tế. Vị nguyên thủ ấy, nhà lãnh đạo được mọi người tôn kính ấy, người đã làm cho bọn đế quốc phải kinh hồn khiếp vía ấy, chính là một người có đức tính khiêm tốn, chỉ nghĩ đến người khác”.
    Gớt-hô – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Mỹ viết: “Đồng chí Hồ Chí Minh là một lãnh tụ thế giới vào lúc loài người đang ở bước ngoặt có tính chất cách mạng nhất. Đồng chí là một nhà kiến trúc và tạo hình làm nên quá trình cách mạng thế giới. Người am hiểu một cách vô cùng sáng suốt phương hướng và mục tiêu của quá trình đó. Người biết rõ động lực và sức mạnh của nó… Một mặt, Người thể hiện những nguyện vọng và mục tiêu dân tộc cao đẹp nhất của nhân dân Việt Nam, mặt khác Người là một người theo chủ nghĩa quốc tế chân chính và vĩ đại của giai cấp công nhân”.
    Đặc biệt, năm 1971, cuốn sách “Ông Hồ” in bằng tiếng Anh – tác giả là nhà báo lừng danh Da vid Halberstam xuất bản tại Mỹ đã được đông đảo dư luận Mỹ và thế giới chú ý. Tác giả viết: “Ông Hồ Chí Minh là một nhân vật kỳ lạ của thời đại này. Hơi giống Granđi. Hơi giống Lê-nin. Hoàn toàn Việt Nam. Đối với dân tộc của ông và cả đối với thế giới ở thế kỷ XX này, có lẽ hơn hẳn bất kỳ ai khác, ông là hiện thân của cách mạng, của đổi mới và sự sáng tạo… Ông Hồ đã trải qua cách mạng, chiến tranh, phát triển sau chiến tranh, lại một cuộc chiến tranh nữa, mà không hề thanh lọc một người nào. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng độc nhất không có xáo trộn, chủ yếu là nhờ ở uy tín rất cao và đức tính quán xuyến của lãnh tụ”.
    Năm 1980, tại hội nghị quốc tế kỷ niệm 90 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới R. Chanđra đã khẳng định: “Bất cứ ở nơi nào chiến đấu cho độc lập tự do, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Ở bất cứ đâu nhân dân chiến đấu cho một thế giới mới chống đói nghèo, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao”.
    Mười năm sau, tại hội thảo quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương đại diện đặc biệt của Tổng giám đốc UNESCO, tiến sĩ M.Amét đã viết: “Chỉ có ít nhân vật lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng ra khỏi trái đất này”.
    Gần đây, tạp chí Time (Mỹ) đã bình chọn các nhân vật kiệt xuất của thế kỷ XX. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được bình chọn là một trong 100 nhân vật đó. Đây là một trong những lời bình chọn: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ và nhà cách mạng đã ghi dấu ấn vào lịch sử thế giới 100 năm qua. Một trong những con người vĩ đại đã góp phần thiết lập nên cơ cấu chính trị – xã hội của thời đại ngày nay” và trên trang Web của tạp chí Time, nhà báo S.Kamow viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: “Hồ Chí Minh gợi lên một hình ảnh khiêm tốn và nhân từ như tên gọi Bác Hồ. Người là nhà cách mạng dày dạn kinh nghiệm, với lòng yêu nước nồng nàn, theo đuổi một mục tiêu duy nhất: Giành độc lập cho đất nước. Hồ Chí Minh đã kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa cộng sản, đã làm hoàn hảo nghệ thuật chiến tranh du kích đến mức độ vô cùng hiệu quả”. Và tác giả kết luận: “Với tôi, Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng tuyệt vời của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa cộng sản. Người đã đưa nghệ thuật chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích lên tầm cao mới. Ở tuổi 20 tôi đã có ấn tượng mạnh mẽ về con người mà hàng triệu người Việt Nam gọi bằng cái tên trìu mến “Bác Hồ”. Một con người mà mong ước lớn nhất của cuộc đời là làm sao cho dân tộc Việt Nam được độc lập tự do. Và Người đã cống hiến đến hơi thở cuối cùng vì nỗi ước ao cao cả ấy. Hồ Chí Minh không chỉ là một chính trị gia đại tài mà còn là một nhà tiên tri, nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn”.

    • Nguyen Trong says:

      Tội ác diệt chủng của Việt gian Hồ chí Minh người dân Việt không bao giờ quên :

      quang phan says:
      24/02/2013 at 16:15

      Theo giáo sư Rummel trong quyển “Death by Government” trong giai đoạn 1945-1957, đã giết những thành phần mà họ gọi là các tầng lớp trí thức, tư sản giàu có, khác khuynh hướng chính trị. Căn cứ vào tài liệu, số người bị giết trong giai đoạn này vào khoảng 50.000 người.

      Ngày 5/9/1945, hung thần Võ nguyên Giáp trong chức vụ bộ trưởng Bộ Nội Vụ ký sắc lệnh chỉ thị cho bộ Nội Vụ, Quốc Phòng và Tư Pháp ra tay triệt hạ các đảng phái quốc gia trên toàn quốc .

      Sử gia Vũ Ngự Chiêu, trong tác phẩm Các Vua Cuối Nhà Nguyễn đã gọi là “Thời của những đồ tể”. Ông viết như sau: “Khí thế Việt Minh tỏa rộng nhanh khắp ba kỳ, đánh dấu “thời của những đồ tể”. Cảnh cắt tiết, mổ bụng, khoét mắt, buộc đá ném xuống sông các nạn nhân (mò tôm) lan tràn, gây hoảng sợ và căm phẫn trong nhiều giai tầng xã hội “.
      Tác giả Phạm Văn Liễu (Việt Nam Quốc Dân Đảng) trong quyển Trả Ta Sông Núi đã tường thuật về tình hình ở miền Bắc như sau:“… những vụ ám sát, thủ tiêu, cắt cổ, mổ bụng, buộc đá thả sông (mò tôm) xảy ra như cơm bữa, từ thành thị tới thôn quê .

      Tác giả Vũ Trọng Kỳ trong quyển Bốn đời Chạy Giặc : “Bồng bềnh trên mặt nước, tâm thần tôi luôn luôn hồi hộp vì thấy mạng con người buổi loạn ly như treo trên sợi tóc. Hàng ngày thấy những tử thi, đàn ông, đàn bà, con trẻ, nhiều cái không toàn thân, lõa lồ, mất đầu, hay cụt cẳng, có cái chân tay bị trói, hết thẩy chương, sình, nổi lều bều, theo giòng nước cuốn, hoặc bị mắc vào đám bèo đám rong, quang cảnh thật hãi hùng”.

      Tác giả Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu trong quyển Những Ngày Qua đã viết như sau: “Cộng sản sau đó đã khủng bố dữ dội các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo vùng Long Xuyên, Châu Đốc, Trà Vinh, Sa Đéc… Hơn 10 ngàn người đã bị giết và chôn tập thể ở các cánh đồng xa xôi trong Đồng Tháp Mười “

      Tác giả Nguyễn Văn Thiệt thuật lại trong bài Tôi Thấy Tạ Thu Thâu Chết, đăng trong tuần báo Hồn Nước số 7 ngày 30-7 và số 8 ngày 7-8-1949 :“Ai đi ngang Quảng Ngãi vào khoảng tháng 9-1945, cũng biết đến không khí hãi hùng của cái thành phố tự cho mình có tinh thần cách mạng cao ấy. Các tín đồ Cao Đài, các nhà trí thức, các nhà phú hộ, các nhà cách mạng quốc gia, tất cả những hạng người ấy cùng với vợ, con, anh em họ được Việt Minh cẩn thận chém giết, chôn sống, thiêu cháy, mổ bụng v.v… mỗi ngày theo chính sách tru di tam tộc để trừ hậu họa. Người chết nhiều đến nỗi độ ấy ở Hà Nội, tờ báo Gió Mới của Tổng hội Sinh viên, một tờ báo rất thiên Việt Minh đã phải lên tiếng rằng: “Ở Quảng Ngãi, ngày ngày đầu người rụng như sung”.

    • Nguyen Trong says:

      *** quang phan says:
      24/02/2013 at 16:15

      Theo giáo sư Rummel trong quyển “Death by Government” thì cộng sản Việt Nam với tội ác tàn sát đồng bào. Trong giai đoạn 1945-1957, đã giết những thành phần mà họ gọi là các tầng lớp trí thức, tư sản giàu có, khác khuynh hướng chính trị, và những người trong hàng ngũ của họ mà họ cho là chệch tư tưởng cộng sản cũng bị họ giết. Căn cứ vào tài liệu, số người bị giết trong giai đoạn này vào khoảng 50.000 người.

      Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội . Ngày 5/9/1945, hung thần Võ nguyên Giáp trong chức vụ bộ trưởng Bộ Nội Vụ ký sắc lệnh chỉ thị cho bộ Nội Vụ, Quốc Phòng và Tư Pháp ra tay triệt hạ các đảng phái quốc gia trên toàn quốc . Công an Việt minh đã sát hại chính vị hiệu trưởng trường Thăng Long là giáo sư Tôn Thất Bình và bắt cha vợ của ông Bình là Thượng thư Phạm Quỳnh đem đi thủ tiêu.

      Sử gia Vũ Ngự Chiêu, trong tác phẩm Các Vua Cuối Nhà Nguyễn đã gọi là “Thời của những đồ tể”. Ông viết như sau: “Khí thế Việt Minh tỏa rộng nhanh khắp ba kỳ, đánh dấu “thời của những đồ tể”. Cảnh cắt tiết, mổ bụng, khoét mắt, buộc đá ném xuống sông các nạn nhân (mò tôm) lan tràn, gây hoảng sợ và căm phẫn trong nhiều giai tầng xã hội “.
      Tác giả Phạm Văn Liễu (Việt Nam Quốc Dân Đảng) trong quyển Trả Ta Sông Núi đã tường thuật về tình hình ở miền Bắc như sau:“… những vụ ám sát, thủ tiêu, cắt cổ, mổ bụng, buộc đá thả sông (mò tôm) xảy ra như cơm bữa, từ thành thị tới thôn quê

      Tác giả Vũ Trọng Kỳ trong quyển Bốn đời Chạy Giặc : “Bồng bềnh trên mặt nước, tâm thần tôi luôn luôn hồi hộp vì thấy mạng con người buổi loạn ly như treo trên sợi tóc. Hàng ngày thấy những tử thi, đàn ông, đàn bà, con trẻ, nhiều cái không toàn thân, lõa lồ, mất đầu, hay cụt cẳng, có cái chân tay bị trói, hết thẩy chương, sình, nổi lều bều, theo giòng nước cuốn, hoặc bị mắc vào đám bèo đám rong, quang cảnh thật hãi hùng”.

      Tác giả Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu trong quyển Những Ngày Qua đã viết như sau: “Cộng sản sau đó đã khủng bố dữ dội các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo vùng Long Xuyên, Châu Đốc, Trà Vinh, Sa Đéc… Hơn 10 ngàn người đã bị giết và chôn tập thể ở các cánh đồng xa xôi trong Đồng Tháp Mười “

      Tác giả Nguyễn Văn Thiệt thuật lại trong bài Tôi Thấy Tạ Thu Thâu Chết, đăng trong tuần báo Hồn Nước số 7 ngày 30-7 và số 8 ngày 7-8-1949 :“Ai đi ngang Quảng Ngãi vào khoảng tháng 9-1945, cũng biết đến không khí hãi hùng của cái thành phố tự cho mình có tinh thần cách mạng cao ấy. Các tín đồ Cao Đài, các nhà trí thức, các nhà phú hộ, các nhà cách mạng quốc gia, tất cả những hạng người ấy cùng với vợ, con, anh em họ được Việt Minh cẩn thận chém giết, chôn sống, thiêu cháy, mổ bụng v.v… mỗi ngày theo chính sách tru di tam tộc để trừ hậu họa. Người chết nhiều đến nỗi độ ấy ở Hà Nội, tờ báo Gió Mới của Tổng hội Sinh viên, một tờ báo rất thiên Việt Minh đã phải lên tiếng rằng: “Ở Quảng Ngãi, ngày ngày đầu người rụng như sung”.

      • NGÀN SAO says:

        TRÍ THỨC VÀ NÔNG DÂN

        Trí thức là người có cái đầu, có sự hiểu biết nào đó, có tư duy độc lập hay ý thức độc lập nhất định. Bởi vậy làm việc gì cũng phải thận trọng, đắn đo kỹ lưỡng, không làm ẩu, không bốc đồng để gây ra những hậu quả đáng tiếc cho người khác.
        Nông dân trái lại không phải trí thức, bởi nếu họ vươn lên chỗ trí thức, họ cũng không còn thuộc tầng lớp nông dân nữa. Bởi vậy ý nghĩa của nông dân phần lớn tình cảm, cảm tính. Do đó nếu là người có bản chất tốt, không bị tuyên truyền bậy bạ, họ vẫn là người tốt cho dù trình độ nhận thức không bằng người trí thức. Ngược lại, nếu đó là người có bản chất xâu, lại bị tuyên truyền xuyên tạc, mọi điều tiêu cực và mọi khuynh hướng bản năng trong họ bung ra that rất khó lường.
        Tính cách khác nhau về bản chất của nông dân và trí thức là vậy.
        Nhưng do mục đích lôi kéo, tuyên truyền, bất chấp tính lương thiện, nhằm để đề cao sự mù quáng của loại nông dân dốt nát, Mao Trạch Đông đã từng miệt thị trí thức không bằng cục phân. Điều đó muốn nói trí thức không theo kiểu Mao, không theo tư tưởng Mao, đó là cục phân đối với Mao. Ngược lại loại về hùa cũng mệnh danh là trí thức thì được cho là có ích lợi chẳng khác gì cục phân !
        Đó là cái miệng lưỡi ngụy biện một chiều mà ai cũng biết.
        Cho nên trong những giai đoạn loạn ly sắt máu độc tài độc đoán, người trí thức chân chính bị triệt phá, ngược dãi còn chỉ có hang mạo trí thức thì được lợi dụng, đó là điển hình của cả một giai đoạn dài lịch sử cận đại trong trào lưu cách mạng bôn sê vích mà ai cũng biết.

        SAO NGÀN
        (05/3/14)

    • TRĂNG NGÀN says:

      THẾ HỆ TRẺ LÀ RƯỜNG CỘT CỦA NƯỚC NHÀ

      Muốn vậy thế hệ trẻ phải là những con người có trình độ nhận thức khoa học thật sự, có đầu óc khách quan thật sự, có ý thức độc lập thật sự, có lòng yêu nước, yêu xã hội, yêu người khác thật sự, có ý chí tự cường thật sự, có sự tự tín và cầu thị thật sự trong tất cả mọi vấn để, mọi ý nghĩa. Trái lại nếu chỉ là những con vẹt biết nói, chỉ biết nói theo người khác, hoàn toàn không còn là mình mà chỉ là cái bóng của người khác, chỉ biết ca ngợi vô điều kiện lãnh tụ theo kiểu học theo, khi đó đã tự đánh mất mình thì còn có lợi gì được cho ai, hay cho cả nhân quần xã hội. Điều tệ nạn của mọi hình thức giáo dục vẹt và mọi cách học tập vẹt chỉ là như thế đó. Và như thế thì thực chất đâu còn là rường cột mà quả là chỉ một đống bát nháo, một đống xà bần.

      NGÀN TRĂNG
      (05/3/14)

    • Cù Lần Lửa says:

      Chiến hữu Sinh Viên thân mến :

      Gởi lời khen. Chú đong kịch tung hứng tuyệt chiêu.
      Nhớ: càng khều khều tên già Hồ ra là càng gây thêm
      phẫn nộ hờn căm cho đồng bào VN khắp nơi. Già
      Hồ mà rụng, thì coi như cái đoảng của chúng nò cũng
      què đi một chân rồi. Cố gắng thêm.

      Sẽ có phần thưởng xứng đáng. — ( Cục Chiêu hồi)

  7. Phạm An says:

    Khoảng 12h trưa nay 03/3, sau nhiều ngày bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp hết ngư cụ trên
    vùng biển Hoàng Sa, chiếc tàu cá mang số hiệu QNg 90479 của ông Võ Văn Lựu (1966) trú
    tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã về đến Cảng Sa Kỳ. Tàu cá của ông
    Võ Văn Lựu cùng 14 thuyền viên đã cập Cảng Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi trong tình trạng bị mất
    sạch ngư cụ. Mạn tàu bị hư hỏng do tàu sắt T.Quốc đâm, toàn bộ ngư cụ như đồ lặn, thiết
    bị máy dò tín hiệu, máy định vị và gần 5 tấn cá, tôm hùm bị người Trung Quốc cướp, tổng trị
    giá trên 350 triệu đồng. Ngày 9.2 tàu cá của ông Lựu cùng 14 thuyền viên ra đánh bắt hải sản
    ở vùng biển Hoàng Sa, đến khoảng 15h ngày 1.3 thì bị một tàu sắt của Trung Quốc khoảng
    trên 35 người, mang theo súng, roi điện bao vây, tấn công. Chúng bắt thuyền trưởng Võ Văn
    Lựu đánh đập, dùng roi điện chích vào người gây thương tích và dồn 14 thuyền viên còn lại úp
    mặt lên mạn tàu. Sau đó nhóm người Trung Quốc đập phá dụng cụ, bẻ lá cờ Tổ quốc, lấy cắp
    tài sản tẩu thoát. Ngay sau khi tàu cập Cảng Sa Kỳ, lực lượng Công an tỉnh và Đồn biên phòng
    Bình Hải đã đến tiếp nhận thông tin và điều tra việc tàu cá bị tấn công. Từ đầu năm 2014 đến
    nay, có đến 4 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa Việt
    Nam bị người Trung Quốc tấn công phi pháp, gây bất bình trong dư luận trong nước và quốc tế. (vietinfo.eu).

  8. Hồ Dương says:

    Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật nói số các vụ chôm đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại Nhật, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012.
    Riêng sáu tháng đầu năm 2013 đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài.
    Số liệu được công bố trên báo Bấm Sankei vào ngày 27/02 trong bản tin liên quan tới việc cảnh sát ra trát bắt một tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines vì cáo buộc thông đồng tuồn hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam để tiêu thụ.
    Người phát ngôn Vietnam Airlines nói với BBC rằng Vietnam Airlines chưa nhận được thông báo gì của cảnh sát Nhật về việc này.
    BBC phỏng vấn ông Đỗ Thông Minh, người Việt sống tại Nhật hơn 30 năm.

    Nghe phỏng vấn trên BBC
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/03/140303_nguoi_viet_trom_cap_o_nhat_ban.shtml

    THEO BBC.

  9. Lamson72 says:

    Dư lợn Vem cưng thương ,

    Mấy câu chuyện về bác hồ lội ruộng đỉa đeo chim bác hay đôi dép râu của bác là niềm hứng khởi của bao nhiêu là văn nô nhỏng đít ca bác tới bến . Chưa hay chưa tới đỉnh cao

    Đỉnh cao theo lời văn nô Vẹm khi bác đang làm tà lọt ở bên Tây . Mùa Đông lạnh teo chim khiến bác không thể làm ăn hành sự gì được . Bác có sáng kiến nướng (nung) hai cục gạch nóng đỏ xong cho vào trong quần . Đã thì thôi . Mấy cháu ngoan dư lợn Vẹm của bác tha hồ mà đớp (chén) chim rô ti

    Mấy chuyện Nga – Ukraine làm cho thị trường chứng khoán dựt lên dựt xuống chả làm ăn gì được . Chán bèn vào đây bợp tai đá đít mấy cháu ngoan bác hồ râu . Cũng đở buồn
    Khà khà khà

  10. Hoàng Thanh says:

    … Không còn nghi ngờ gì nữa, những thông tin về Trung Quốc hoạt động ở Khu Kinh tế (KKT) Vũng Áng mà báo chí và cộng đồng mạng đưa ra là rất đáng lo ngại.
    Những nghi ngờ về việc Trung Quốc lập căn cứ quân sự tại Vũng Áng, có thể đưa ra đó là:
    - Tập đoàn Tata Steel rút khỏi dự án thép 5 tỉ USD tại Vũng Áng.
    Đây là một công ty con của Tập đoàn Tata (Ấn Độ. Theo bài báo trên được biết, Dự án tại Vũng Áng là dự án lớn nhất của công ty ở nước ngoài. Dự kiến công ty sẽ đầu tư khai thác mỏ sắt Thạch Khê và khu liên hợp luyện cán thép tại KKT Vũng Áng. Phải chăng Trung Quốc đã bằng mọi cách và đã đánh bật một tập đoàn của Ấn Độ ra khỏi khu vực này để tiện cho việc xây dựng các căn cứ bí mật trong KKT Vũng Áng?
    - Tập đoàn Formosa là của Đài Loan, được biết đã bán lại 100% cổ phần tại Vũng Áng sang cho Trung Quốc. Tạo điều kiện để Trung Quốc thâu tóm toàn bộ ở khu vực này.
    - Có nguồn thạo tin cho biết, từ nhiều năm trước, bạn Lào đã khẩn khoản xin ta cho đầu tư 100% tại Vũng Áng, từ nguồn tiền của một quốc gia thứ ba, nhưng bạn không cho biết là nước nào. Giới lãnh đạo bàn tính, nghe tham mưu nát nước, cuối cùng không chấp nhận.
    Rõ ràng, theo ý này, Trung Quốc muốn núp bóng Lào để nhảy vào đây, nhưng nay họ đã thực hiện được mục tiêu rất dễ dàng, bằng cách đánh bật tập đoàn Tata và Formosa như nói trên.
    - Trung Quốc xây tường và nhà cao tầng dọc đường quốc lộ 1 từ Kỳ Anh đến Cẩm Xuyên hơn 20 km, chiếm hoàn toàn biển phía Đông đường Quốc lộ 1, để làm gì cũng không ai được biết .
    Đây là một nội dung trong bài “Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?”, đăng trên Bauxite Việt Nam, ngày 01/3/2014.
    Chỉ với những suy luận và các thông tin có được từ khu Kinh tế Vũng Áng, ta có thể khẳng định: Trung Quốc đã có một mưu đồ rất rõ ràng tại vị trí đắc địa này. Nơi mà cách đây gần 500 năm về trước, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”.
    Phải chăng, việc để Trung Quốc gần như độc chiếm toàn bộ các dự án tại KKT Vũng Áng, với diện tích trên 3.300 ha (diện tích đất liền là hơn 2.000 ha và diện tích mặt nước trên 1.200 ha), gấp 1,2 diện tích Ma Cao – Trung Quốc, với tổng mức đầu tư khoảng 20-30 tỷ đô la, thời gian đầu tư và khai thác dài hạn 20-70 năm; là một sai lầm, nên buộc Bộ Quốc phòng đã phải nâng cấp Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng thành Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng-Sơn Dương?

    01.03.2014
    Hoàng Mai.

    • BIỂN NGÀN says:

      KHI MÀ

      Khi mà mọi người dân không dám nói điều gì trái với nhà cầm quyền.
      Khi mà mọi người dân hoàn toàn dững dưng với mọi điều gì đang xảy ra trên đất nước của mình.
      Khi mà nhà cầm quyền chỉ chủ quan cho mình là đúng, hoặc chỉ muốn làm theo ý mình, bất chấp ý kiến người dân, hoặc chỉ đặt quyền lợi của nhóm mình lên trên hết.
      Khi ấy đất nước sẽ có thể rất dễ bị tiêu tùng, không sớm thì muộn.

      GIÓ NGÀN
      (05/3/14)

Leave a Reply to ABC