WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: ‘Không bao giờ quên cuộc chiến biên giới 1979′

Ngày 19/2, tại hội nghị bàn về quy chế phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc và Chính phủ, một số đại biểu đã đề cập tới cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cách đây 35 năm.

Theo quyền chủ nhiệm Ủy ban Tư vấn Khoa học và Giáo dục (Ủy ban trung ương MTTQ) Phạm Thị Trân Châu, những ngày vừa qua, báo chí đã khơi lại sự kiện này. Bà Châu đề nghị xem xét tổ chức kỷ niệm, làm tượng đài và đưa thông tin về cuộc chiến vào sách giáo khoa.

Dẫn lời một nhà thơ, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa xã hội Nguyễn Túc cho rằng, đồng bào, chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến cách đây 35 năm chưa được nhìn nhận, đối xử xứng đáng.

Thủ tướng phát biểu tại hội nghị sáng 19/2. Ảnh: N.Hưng.

Thủ tướng phát biểu tại hội nghị sáng 19/2. Ảnh: N.Hưng.

Trao đổi về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cũng không bao giờ quên công lao của những đồng chí, đồng bào mình chiến đấu hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979″.

Ông cho biết, tất cả chiến sĩ hy sinh đều nằm ở nghĩa trang, được nhang khói. Chia sẻ thêm với các vị lão thành của Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam, người đứng đầu Chính phủ cho biết, Bộ Chính trị vừa qua đã tổ chức hai phiên làm việc để nghe về đề án liên quan tới sự kiện năm 1979 và vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Thủ tướng đề nghị Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Nguyễn Thiện Nhân với cương vị Ủy viên Bộ Chính trị báo cáo với Mặt trận thông tin cụ thể. “Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Rạng sáng 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Lai Châu đến Quảng Ninh với chiều dài 1.200 km. Trung Quốc rút quân vào ngày 18/3 cùng năm. Suốt 10  năm sau đó, tuyến biên giới phía Bắc luôn được đặt trong tình trạng chiến tranh.

Chia sẻ với VnExpress, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định, thế hệ đã hy sinh trong cuộc chiến cần có sự tôn vinh xứng đáng. “Đề cập cuộc chiến năm 1979 không phải để kích động hận thù mà là rút ra những bài học trách nhiệm với hòa bình. Một cuộc chiến chống xâm lược phải là niềm tự hào cần tôn vinh”, ông nói.

Theo thiếu tướng Lê Văn Cương (Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an), nếu tính cả người dân và chiến sĩ quân đội, công an thì có hàng chục nghìn người đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc này. Tuy nhiên, điều đáng buồn là một cuộc chiến oai hùng như vậy lại không có trong sách lịch sử.

Một việc cần phải làm ngay theo ông Cương là có chính sách cho gia đình những người Việt đã hy sinh trong cuộc chiến, vinh danh những người đã ngã xuống bảo vệ đất nước tương tự các liệt sĩ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… Nhà nước cũng cần khôi phục các địa danh lịch sử của cuộc kháng chiến.

Nguyễn Hưng – vnexpress

50 Phản hồi cho “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: ‘Không bao giờ quên cuộc chiến biên giới 1979′”

  1. Lý Chính Luận says:

    Miệng thằng cướp của giết người chuyên nghiệp có khác! Hễ hắn mở miệng ra thì không tanh mùi máu, cũng nặc mùi xú uế của phường nói láo!

    Lãnh đạo kiểu này thì VN mất nước về tay giặc tàu là cái chắc!

  2. Huong Nguyen says:

    Viet-Nam hay đúng ra là lãnh đạo cộng sản Việt-Nam không bao giờ quên cuộc chiến biên giới 1979… đây là cơ hội để các cò mồi trên mạng, quí vị lão thành trong bệnh si khờ của người già (Alzheimer) hay các đám trẻ con bị bệnh thiểu năng (Down Syndrome) có cơ hội nhai đi nhai lại cục xương mà Nguyễn Tấn Dũng vừa quăng ra.
    Nhưng quả thật Nguyễn Tấn Dũng lần này rất thành thật: lãnh đạo CSVN không bao quên cuộc chiến này. Đây là 1 bài học “tởn đến già” mà CSVN phải hiểu để không bao giờ có 1 bài học thứ hai nửa.

  3. DâM TiêN says:

    Ông Dzùng Dũng ôi, làm chi cho đớn đau lòng hờn căm cái cu…Trọng Lú…

    Thưa ông Dũng Xà Mau , ông nên…nhường lời chống Tàu Ô cho Trọng Lú
    và nhóm cộng phỉ Bắc Kỳ là Nghị, Thảo đi.
    Xem chúng nó mần làm xài ăn ra sao. Nhóm Trọng Lú ! Cùng ta hô ba
    khẩu hiệu:Đả đảo Tàu Ố! Đù mờ Tầu Ô ! Đù cha thằng Mao xếnh xáng..

    ( Này ông Dũng Nam Kỳ, ông nên nhớ cho: chính ông Minh Cồ VNCH
    cũng hổng thèm chơi với Tàu Ô và Pháp thực dân đấy. Bọn cộng phỉ
    khốn lịn du côn Bắc Kỳ có hiểu ra chăng?)

  4. LeThiep says:

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: ‘Không bao giờ quên cuộc chiến biên giới 1979′ – Trích

    Quả đấm thép 1979 Tàu cộng tung ra hung bạo quá,Việt cộng nhớ đời . Quan thày Tàu cộng nay muốn gì, chư hầu Việt cộng không còn dám phật ý . Muốn biển, muốn đảo ? ” Xin mời ngài ” . Chớ có mang Tàu cộng ra Tòa Án Quốc Tế vì tranh chấp Biển Đông ? ” Xin tuân lệnh”. Muốn hàng hóa Tàu cộng tràn ngập Việt nam ? ” Xin cứ tự nhiên ” . Muốn cho dân Tàu tự do ra vào Việt nam không cần visa ? ” Xin cứ thoải mái ” , v…v…

    “Vô sản thế giới đoàn kết lại”. Hu hu, Liên xô đã sụp, Đông Âu đã tan, Bắc Hàn điên khùng, Cu Ba nghèo mạt . Thôi đành ca bài” Em chỉ yêu có anh Trung quốc mà thui “, ” Anh muốn gì, em cũng xin chì… uuuu hết ” . Và thế là lịch sử lập lại “tấm gương sáng ” của “Bác ” Hồ :“Việt Nam, Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông, mối tình hữu nghị sáng như biển Đông…”. Việt Nam – Trung Hoa, núi liền núi,sông liền sông, chung một bỉển Đông, mối tình hữu nghị sáng như rạng đông. Bên sông, tắm cùng một dòng, tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đây, sớm sớm, chung nghe tiếng gà gáy cùng. A…a… a… nhân dân ta,chung một ý, chung một lòng, đường ta đi hồng màu cờ thắng lợi. A…a… a… nhân dân ta ca muôn năm: Hồ Chí Minh – Mao Trạch Đông…” .

    Hồi kết sẽ kết thúc nay mai với bản tin thế giới ” Cờ Trung quốc nay mang 6 sao” . Ở thế giới bên kia, sẽ có nhiêu linh hồn cất tiếng than ” Ngày trước, máy chém của bọn thực dân Pháp nó rơi xuống nhanh quá , anh em mình chỉ kịp hô ” Việt Nam muôn…”, thiếu chữ “năm “ , nên Việt nam không thể trường tồn !” .

  5. nguyễn duy ân says:

    “‘Không bao giờ quên cuộc chiến biên giới 1979′”!?

    Có nghĩa là phải xây dựng thêm nhiều nghĩa trang và tượng đài tử sĩ Tầu Cộng trên lãnh thổ Việt Nam để “đời đời tưởng nhớ và ghi ơn!”

  6. Thanh Pham says:

    Từ Ngày Tháng Tư Đen!

    Gần bốn mươi năm rồi
    Chưa một lần trọn vẹn
    Có được một ngày vui
    Từ ngày tháng tư đen!

    Nhiều năm trời tìm quên
    Trong men say của rượu
    Bởi vì tôi bó tay
    Nên trôi theo vận nước

    Với chừng đó tháng năm
    Đủ cho Tân Gia Ba
    Mang đôi hia vạn dậm
    Dân họ vượt tối tăm!

    Cũng ngần đó thời gian
    Dân tôi khoai trộn sắn
    Dân oan vẫn lang thang
    Yêu nước còn bị bắn!

    Bốn mươi năm nhiều lắm
    Thừa để đám tội đồ
    Cấu kết với gian thương
    Đưa cả nước xuống hố!

    Chúng banh thây giang san
    Chúng hút máu người dân
    Chúng chia vùng tự trị
    Nhưng chúng nói vì dân!

    Đời dân tôi tắt tị
    Từ ngày có cộng phỉ
    Thì làm sao tôi cười
    Tìm đâu ra hoan hỷ?

    T.Phạm

  7. Huỳnh says:

    Tôi không hiểu tại sao một số nhân sỹ, trí thức, học giả, tướng lĩnh không theo dõi đầy đủ để nắm chắc các vấn đề liên quan đến liệt sỹ, thương binh và thân nhân các gia đình của liệt sỹ, thương binh chiến đấu ở biên giới phía Bắc đã được đảng, nhà nước và nhân dân quan tâm như thế nào mà cứ nói bừa, nhiều báo chính thống cũng viết bừa.
    Sự thật cụ thể:
    - Thiếu tướng Lê Văn Cương nhầm lẫn rất tai hại khi cho rằng, sách giáo khoa lịch sử Việt Nam không đề cập sự kiện giặc Trung Quốc xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979. Vì sự kiện này đã được ghi rõ ràng trong sách giáo khoa “Lịch sử 12” (từ trang 207) và sách “Bài tập lịch sử 12” (từ trang 134).
    - Không ai quên các liệt sỹ, thương binh, gia đình và thân nhân của các liệt sỹ, thương binh chiến đấu ở mặt trận biên giới phía Bắc. Cụ thể:
    + Tất cả các liệt sỹ đều được an táng trong các Nghĩa trang Liệt sỹ. Nghĩa trang liệt sỹ của các liệt sỹ đều được xây dựng và chăm sóc chu đáo.
    + Tất cả các thương binh đều được hưởng chế độ, chính sách của nhà nước như thương binh các cuộc chiến tranh khác.
    + Tất cả thân nhân và gia đình của các liệt sỹ, thương binh đều được hưởng các chế độ, chính sách và ưu đãi của nhà nước theo quy định như các thân nhân và gia đình của các liệt sỹ, thương binh ở các cuộc chiến tranh khác.
    + Hàng năm, vào dịp ngày Thương binh – Liệt sỹ 27/7 và ngày 17/2, tết nguyên đán, ngày 30/4, ngày 2/9, ngày 6/12 và 22/12… đảng, chính quyền, mặt trận, các đơn vị quân đội và các đoàn thể, nhất là Hội Cựu chiến binh, ở các địa phương có Nghĩa trang liệt sỹ chống Trung Quốc xâm lược đều đến Nghĩa trang liệt sỹ dâng hương, hoa, viếng các liệt sỹ.

  8. Long - Đà Nẵng says:

    Việt Nam không có truyền thống kỷ niệm ngày bị giặc ngoại bang xâm lăng, mà có truyền thống kỷ niệm ngày chiến thắng. Những ngày bị giặc ngoại bang xâm lăng thì được ghi vào lịch sử và chỉ tưởng niệm. Nếu đã làm lễ kỷ niệm ngày chiến thắng thì không làm lễ tưởng niệm, vì khi làm lễ kỷ niệm chiến thắng thì trong đó đã có tưởng niệm và tôn vinh rồi.
    Trong lịch sử, nước ta thường kỷ niệm các chiến thắng oanh liệt để kết thúc cuộc chiến, như kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng, kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, kỷ niệm ngày toàn thắng 30/4, kỷ niệm ngày tiêu diệt tập đoàn diệt chủng Khơ me đỏ 7/1…
    Lịch sử mãi mãi khắc ghi ngày quân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam 31/8/1858, ngày quân xâm lược Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng 8/3/1965… để các thế hệ người Việt Nam mãi mãi khắc cốt ghi xương để cảnh giác, nhưng không bao giờ kỷ niệm những ngày đó.
    Vì vậy, trong sự kiện giặc Trung Quốc xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc bắt đầu từ ngày 17/2/1979 thì không nên kỷ niệm ngày 17/2. Vì đó là ngày giặc Trung Quốc mở màn cuộc tấn công xâm lược Việt Nam, giết hại hàng chục ngàn dân Việt Nam. Nên kỷ niệm ngày 18/3, vì ngày 18/3/1979 là ngày tên giặc Trung Quốc cuối cùng cút khỏi lãnh thổ Việt Nam, đất nước sạch bóng quân xâm lược, đó cũng là ngày toàn dân Việt Nam đã chiến thắng giặc Trung Quốc xâm lược hung bạo, dã man, tàn ác.

    • Buá Tạ says:

      Ông trộn lộn xà meo` mọi thứ vào một nồi vậy ?
      Mừng chiến thắng ngày 17/2 là mừng chiến thắng trong cuộc chiến 17/2 .Còn tưởng niệm ngày 17/2 là để tưởng niệm những người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến này.
      Chả lẽ ông không hiểu sự khác biệt về “kỷ niệm” và “tưởng niệm” sao ?

      “Việt Nam không có truyền thống kỷ niệm ngày bị giặc ngoại bang xâm lăng ” ???
      Ngày bị ngoại bang xâm lăng là ngày bật hạnh cho quê hương /tổ quốc, có gì hay để kỷ niệm ?

      “mà có truyền thống kỷ niệm ngày chiến thắng” ??? Cái này gọi là “bệnh thành tích” cuả mấy ông Việt Cộng, chỉ biết khoe trương cái lợi còn cái gi` ‘hơi dở”một tí thì dấu nhẹm.
      Có đúng không ông Long ?

  9. Kim Thanh says:

    Kỷ niệm không phải để hận thù mà để vinh danh ghi nhớ công lao của các vị anh hùng liệt sĩ cho thế hệ mai sau. Tôi vẫn xem kỷ niệm ngày 30/4/1975 nhưng tôi vẫn yêu người lính quốc gia và người mỹ vô cùng.

  10. kedochanh says:

    tôi rất muốn tin cái gì đó để nếu kéo tồn tại cho dân tộc nhưng tụi nó ăn tục nói phét nhiều quá . lòng tin không còn nữa , cá mè một lứa………

Leave a Reply to LeThiep