WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những trang web giả mạo và trò chơi quyền lực

Tiếp theo bài trước bàn về “trò chơi quyền lực”, quanh việc kỷ niệm các cuộc chiến với Trung Cộng, loạt bài này bàn về một hệ thống hết sức quy mô các trang Web/Blog/Facebook/Youtube/Twitter/Flickr mang danh hàng chục lãnh đạo nhà nước, đảng CSVN từ chóp bu xuống tới nhiều địa phương, đơn vị (cả cấp tổng cục), nhưng lại cũng rất liên quan tới “trò chơi quyền lực”, theo một cách hoàn toàn khác, rất độc đáo, có một không hai trên thế giới.

Có lẽ khởi đầu câu chuyện là gần 2 năm trước, khi cư dân mạng phát hiện một bài viết chỉ trích Trung Cộng rất mạnh mẽ, tựa đề “Trung Quốc bất tín trong quan hệ với Việt Nam“, cùng được khởi đăng trên một loạt các trang web mang tên các lãnh đạo cao nhất của nhà nước, ĐCSVN (Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn DũngPhùng Quang ThanhTrần Đại Quang, Phạm Bình Minh, …). Bài viết gieo vào lòng không ít người niềm hy vọng, rằng phải chăng lãnh đạo nhà nước, ĐCSVN muốn thông qua kênh thông tin không chính thức đó để lên tiếng về những hành động ngang ngược của Trung Cộng, vừa tránh được phiền toái trong quan hệ ngoại giao, nhưng lại vẫn góp phần nuôi niềm tin vào chế độ, khích lệ lòng yêu nước trong nhân dân.

Một tháng sau, ngày 24/4/2012, xuất hiện lần đầu tiên một bài báo như để “bạch hóa” hiện tượng khó hiểu đó, tựa đề “Ngăn ngừa hiểm họa từ những trang web giả mạo“, trên báo Quân đội nhân dân.

Hai tháng sau, ngày 10/6/2012, trên báo Người lao động có bài “Làm giả trang web của lãnh đạo“.

Ba tháng sau nữa, ngày 14/9/2012, lại có tiếp một bài báo nữa, tựa đề “Cơn bão ‘vi rút độc’ từ web, blog ‘đen’”, vẫn trên Quân đội nhân dân.

Tìm hiểu về hình thức, quy mô và hoạt động của hệ thống các trang web, blog … này, có thể phỏng đoán nó sẽ tiêu tốn từ vài trăm ngàn cho tới cả triệu đô la mỗi tháng, thu hút một lượng nhân lực hàng chục người. Vậy nó ở đâu ra, có phải đúng như 2 bài viết vừa nêu ám chỉ đến, mục đích nhắm tới những gì, sẽ xảy ra những hệ lụy gì, v.v.. ? Trước hết xin được điểm qua giao diện vài trang web nổi trội trong hệ thống này và 3 bài báo vừa nêu. Bài tiếp theo sẽ đi sâu phân tích.

nguyentandung.org

nguyentandung-website

nguyenphutrong.net

nguyenphutrong-website

truongtansang.net

truongtansang-web

nguyensinhhung.net

nguyensinhhunh-web

Nhân sự kiện Thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời, thử điểm qua vài bài viết liên quan trên các trang web bị cho là “giả mạo” của các lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cũng là để hiểu dần bản chất và nguồn gốc của hệ thống truyên truyền khổng lồ này.

Trước hết, rất chuyên nghiệp, biểu trưng của trang mang tên phamquyngo.net đã được chuyển sang màu xám, dấu hiệu “chủ trang” đã từ trần.

Thử vào các trang mang tên của các vị  trong Bộ chính trị, như Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, … tìm các bài về Tướng Ngọ, thì thấy một số lượng đáng nể. Chỉ trong 3 ngày qua, mà đã có tới khoảng 40 bài trên mỗi trang quanh sự ra đi của ông.

Ngoài việc phần lới bài trong đó đều ca ngợi Tướng Ngọ, còn có những chi tiết rất đáng quan tâm của những bài mang danh nào đó gọi là “bạn đọc”, chỉ trích việc khởi tố vụ án “làm lộ bí mật nhà nước” liên quan Tướng Ngọ và những người có trách nhiệm cao nhất của ĐCSVN trong cuộc chống tham nhũng hiện nay, ám chỉ hoặc đánh đồng họ vào với “một số thế lực thù địch”.

Thử tìm ngẫu nhiên một bài đáng quan tâm, trong số tên các ủy viên (hoặc “dự khuyết”) trung ương ĐCSVN, thì đều thấy có đăng, như Nguyễn Khắc Toàn - Bí thư Cam Ranh, Võ Văn Phuông - Bí thư Tây Ninh, … Có nghĩa những bài này sẽ có mặt ở cả ngàn trang web/blog. Sức tuyên truyền thật là lớn!

Dưới đây xin trích một trong những bài đó, lại được đăng ở cả trang mang danh TBT Nguyễn Phú Trọng, và một bài trên chính trang “của” Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, nhưng cũng được đăng trên cả ngàn trang web/blog cùng loại, tung ra nghi vấn chính ông chỉ đạo Viện và Tòa Hà Nội “mớm lời” cho Dương Chí Dũng.

nguyenphutrong.net

Ông Phạm Quý Ngọ không phải chết vì bệnh ung thư gan?

“(Bạn đọc) - Thẳng thắng, cởi mở, công tâm với trọng trách được giao; suốt bao năm giữ chức vụ trong ngành, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã làm được biết bao việc cho đời khi xử lý thành công biến động ở Thái Bình năm 1997, giám sát vụ Tiên Lãng, Hải Phòng,… Ấy vậy mà, chỉ vì một lời khai bịa đặt của kẻ tội phạm đầy gian xảo Dương Chí Dũng, một số thế lực thù địch đã lợi dụng cơ hội tấn công lực lượng phòng chống tội phạm, “chĩa mũi nhọn” về phía Tướng Ngọ khiến cho ông chết phải mang theo nỗi uất hận…

[...] Trong thời gian nằm viện, ông hết sức phẫn nộ về lời khai gian dối của Dương Chí Dũng. Ông lo lắng trong vụ đại án Vinalines, có quá nhiều “con cáo” đội lốt cừu; có quá nhiều người không đủ nghiệp vụ điều tra để dẫn dắt dư luận và làm sáng tỏ vụ đại án; rồi ông lo, khi có quá nhiều thành phần xấu, ngụy trang kỹ như thế này thì người dân sẽ sống trong cơ cực. Chính vì vậy mà, tại giường bệnh, trong những ngày cuối cùng, ông đã bày tỏ mong muốn rằng Đảng và Nhà nước cần gấp rút làm rõ trắng đen sự việc trước khi ông chết. Tướng Ngọ cũng bày tỏ có nhiều nơi đã đăng tin ác ý, thay vì tập trung xử lý tội phạm thì quay ngược lại nghi ngờ người chấp pháp nghiêm minh; làm cho một số kẻ cơ hội đã lợi dụng lời khai của tội phạm để tấn công lực lượng chống tội phạm. Rất đáng tiếc là nhiều người đã sập bẫy thâm độc này của bọn tội phạm đục khoét, phá hoại đất nước.

Mặc cho Tướng Ngọ phủ nhận: “Lời khai đó không đúng phần trăm nào, toàn là bịa đặt” nhưng một số cá nhân “thiếu sáng suốt” đã đề xuất ban Nội chính T.W đình chỉ công tác đối với Tướng Ngọ [...]

————-

phamquangnghi.net

Vì sao Dương Chí Dũng tấn công lãnh đạo Bộ Công an?

[... ] Vụ việc này đang được giới truyền thông trong và ngoài nước đưa tin tràn ngập, trắng đen, phân tích, bình luận đủ kiểu. Các thế lực thù địch đang lợi dụng sự kiện này, xuyên tạc tình hình, làm cho lòng dân bất ổn. Chúng ta cần tỉnh táo trước những thông tin đang hùa nhau một chiều đó. Phải chăng đây là kế sách của “ai đó” đã tính toán trước bước đi này?

Có thông tin cho rằng L.S Trần Đình Triển đã “chỉ đạo” Dương Chí Dũng khai tại phiên tòa sau chứ không phải phiên tòa trước, có sự phối hợp nhịp nhàng gì ở đây?

Dư luận đang có lời bàn tán rằng, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã chỉ đạo Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội “mớm lời” cho Dương Chí Dũng lật lại lời khai tại tòa và hứa có thể kéo dài, giảm nhẹ hình phạt cho y, nhưng tôi tuyệt đối không tin đó là sự thật.

Nhìn vào hệ thống các trang web/blog “giả mạo của các lãnh đạo”  đảng, nhà nước CSVN, có thể thấy rõ 4 thể loại tin bài.

Loại thứ nhất là tin tức các mặt, lấy từ nguồn báo chí, tựa như một “trang thông tin điện tử cá nhân”, thứ mà Nghị định 72 mới đây “cấm” việc tổng hợp tin tức.

Loại thứ hai là dạng tin bài có chủ ý tác động trong nội bộ ban lãnh đạo cao cấp, ví như “nâng” người này, “hạ” người kia, mà nói theo ngôn ngữ cộng sản thì đó là cách “gây mất đoàn kết nội bộ”; có bài tinh vi, có bài rất rõ ý đồ. Bài viết chủ yếu từ nguồn được gọi là “bạn đọc”. Loại này còn được bổ trợ bằng những cách thể hiện, trình bày hình thức của mỗi trang web/blog khác nhau, người đọc không để ý sẽ không phát hiện ra.

Loại thứ ba về chủ quyền lãnh thổ, chủ yếu liên quan Trung Quốc.

Loại thứ tư tấn công những người dân, trí thức, nhân sĩ đấu tranh cho dân chủ. Bài viết cũng chủ yếu từ “bạn đọc”.

Với loại thứ hai – “tác động nội bộ”, ở bài trước đã đề cập chút ít (*), đó là qua vụ Phạm Quý Ngọ, đã chỉ trích những người có trách nhiệm cao nhất trong cuộc chống tham nhũng do đảng CSVN phát động. Riêng Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị bị nêu đích danh, song bằng lối viết cố làm ra vẻ khách quan.

Bài này tiếp tục đưa ra một số ví dụ khác, qua cả nội dung lẫn hình thức một số trang.

- Về cấu trúc và cách trình bày, riêng trang nguyentandung.org có sự khác biệt hẳn so với các trang khác ở chỗ có thêm một số chuyên mục như “Hải chiến Hoàng Sa 1974″, “Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979″,…

Riêng trang truongtansang.net thì lại không có chuyên mục “Bạn đọc” như 3 trang nguyentandung.org, nguyenphutrong.net và nguyensinhhung.net.

Trong hệ thống các trang nguyentandung, đặc biệt có thêm trang nguyentandung.info là trang tiếng Anh, mà tất cả các trang “giả mạo” mang tên lãnh đạo khác không có, kể cả trang “của” PTT-Ngoại trưởng Phạm Bình Minh.

- Về sử dụng hình ảnh, tất cả các ảnh trên trang nguyentandung.org, dù là ảnh “chôm” của nơi khác, nhưng cũng đều được “đóng dấu bản quyền”, bằng cả logo chữ D ghép với Quốc kỳ rất trang trọng. Logo này còn có ở ngay tại biểu trưng của trang, thay cho quốc huy, huy hiệu ngành hoặc cờ đảng như ở các trang “giả mạo lãnh đạo” khác.

ntd.org

Trong khi đó hầu như tất cả các trang của các vị lãnh đạo khác thì chỉ có chung một thứ logo có hình tựa con nòng nọc (?)

lanh-dao-trong-cay

Hiếm hoi có trang trandaiquang.net cũng “đóng dấu bản quyền” tương tự trên các ảnh “chôm chỉa”, nhưng logo thì không “oai” bằng nguyentandung.org

trandaiquang.net

- Về nội dung tin bài.

Mới đây, Hạ Đình Nguyên có bài “Thằng Bờm thời nay”, trong đó có hàm ý mỉa mai nội dung những lời chúc và phát ngôn đầu năm của các ông TBT Nguyễn Phú Trọng và CTN Trương Tấn Sang. Liền đó, trên trang truongtansang.net và hầu như tất cả các trang “giả mạo của các lãnh đạo” khác đều đăng một bài viết “phản pháo” bài của Hạ Đình Nguyên, có tựa đề: Thằng Bờm thời nay” và những ví von sai lệch. Có điều lạ, là với những bài viết dạng “bút chiến” này, không phải lấy từ báo chí, thì các trang “giả mạo của các lãnh đạo” đều ghi bút danh, của cộng tác viên CTV, hay “bạn đọc”. Thế nhưng riêng bài này lại không có bút danh, mà chỉ để là “Theo Truongtansang.net)”. Cách này có thể làm người đọc hiểu là ông CTN Trương Tấn Sang, qua trang web/blog của mình, đích thân viết bài “bút chiến” với ông Hạ Đình Nguyên. Xem ra nó còn rất có liên quan tới việc trang mang tên ông không có mục “Bạn đọc” (như đã nêu ở trên).

Trong khi đó, với ông TT Nguyễn Tấn Dũng, lâu nay những bài chỉ trích, miệt thị rất nhiều trên mạng tự do và đài báo quốc tế, thì không thấy đề cập và có kiểu bài “tranh luận” như nói trên, mà chỉ thấy hàng loạt bài ca ngợi được đăng lại trang trọng.

Tương tự với trường hợp ông Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị bị “giả định” mớm cung cho Dương Chí Dũng (đã nêu ở bài trước), ông CTN Trương Tấn Sang cũng nhận được một giả định mập mờ dính trọng tội, qua bài “Dương Chí Dũng khai đến nhà “thăm” Chủ tịch nước Trương Tấn Sang?“, đăng ngay trên trang truongtansang.net và hầu như tất cả các trang “giả mạo” khác.

(Còn tiếp)

Nguồn: chepsuviet

 

Phản hồi