Trường hợp Lý Chánh Trung [4]
Đọc: Phần 1-Phần 2-Phần 3-Phần 4-Phần 5
Linh mục Nguyễn Huy Lịch
Tôi muốn thêm về vụ linh mục này.
Gốc gác gia đình cha Lịch thuộc loại trí thức cấp tiến, thiên tả ở Hà Nội. Bố là luật sư , chống Pháp nên ngả theo phía bên kia. Sau khi cha Lịch thi đỗ tú tài có ngỏ ý xin đi tu và đã bị ông bố tức giận bợp tai vì muốn cha học làm luật sư. Rồi cuối cùng cũng chiều theo con. Cha Lịch sau đó sang Pháp du học.
Năm 1954, bố mẹ cha chọn ở lại Hà Nội cùng với một người em gái tên Khanh.
Năm 1955, thay vì về Hà Nội với gia đình, cha chọn vào miền Nam. Về làm Tuyên úy sinh viên công giáo Câu Lạc Bộ Phục Hưng, số 43 Nguyễn Thông. Nói đến cha Lịch, một số đông sinh viên công giào cũng như không công giáo đều có một thái độ trân trọng, kính mến cha vì tinh thần cởi mở và hòa hợp- không phân biệt tôn giáo- xu hướng chính trị. Danh sách khỏang 500 sinh viên đã từng ở đây xin kể một vài người :
“Nguyễn Đức Quý, Hoàng Ngọc Tuệ, Bùi Thế Cần, Ngô Khắc Tỉnh, Đoàn Thanh Liêm, Bửu Sao, Trần Ngọc Báu, Tô Lai Chánh, Đặng Tiến, Cao Huy Thuần, Vĩnh Linh, Pham Đăng Long Cơ, Đỗ Phan Hạnh( Chủ tịch Hội cựu hoc sinh Chu Văn An)[33]
Nói chung, người ta nhận ra phong cách trí thức nơi cách diễn đạt- dù bằng những ngôn từ dễ hiểu- pha chút khôi hài tế nhị sự tôn trọng cá nhân cũng như sự tôn trọng ý kiến khác biệt, tạo được bầu khí ôn hòa chấp nhận người khác.
Phong cách đạo đức hẳn cũng có.
Tuy nhiên có thể cha thiếu một phong cách chính trị nào đó. Tôi rất không vui khi nhìn hình ảnh lm Nguyễn Huy Lịch đang leo cái thang để lên trần nhà để xem chỗ lm bề trên Trần Đình Thủ-một cụ già 80 tuổi đang ẩn nấp ở trên đó.
Cái hình ảnh ấy không đẹp tý nào cả. Nó tố cáo một sự hăng say quá mẫn của một linh mục.
Vai trò linh mục không ở chỗ ấy. Cũng chẳng phải vai trò như đứng về phía kẻ cầm quyền đi bắt một kẻ gian vốn là đồng đạo, vốn là người anh em của mình.
Hình ảnh linh mục Nguyễn Huy Lịch leo thang lên chỗ trú ẩn của cha Trần Đình Thủ mà nhiều người không mấy quan tâm, Nhưng nó lại bộc lộ rõ cái bản chất, cái hoạt cảnh trơ trẽn của đám linh mục trí thức tiến bộ thời ấy.
Nó cho người ta thấy rằng có một sự thỏa hiệp đồng lõa giữa những thành phần thiểu số tiến bộ trong công giáo với chính quyền cộng sản..
Trong khi đa số giáo dân, đa số linh mục tu sĩ sống thấm lặng, chịu đựng, giữ phẩm cách và không hùa theo đám giáo sĩ và trí thức tiến bộ mà cái hèn, cái thiển cận, cái óc cơ hội xu thời, cái theo đuôi kẻ mạnh, kẻ chiến thắng mà trước đây nhiều người vẫn coi là kẻ thù nguy hiểm nhất.
Họ trở cờ và họ muối mặt hãnh diện về sự trở cờ ấy.
Nói nặng thì họ là những kẻ phản bội. Thời xưa, chỉ có một Juda. Nay thì có khá nhiều. Juda Lý Chánh Trung, Juda Trương Bá Cầnnvv.. đếm không xuể..
Họ không khác gì những người đánh trống và thổi kèn cho chế độ mới.
Chúng ta cùng nhau đọc lại mấy tin tức thời ấy :
Tờ Sài Gòn Giả Phóng, số 117 đưa tin :
Đã phá vỡ một ổ phản cách mạng, đội lốt tôn giáo
Tờ Tin sáng của nhóm Ngô Công Đức- Hồ Ngọc Nhuận Lý Chánh Trung, số 161 thì kết án mạnh bạo hơn đã đưa tin:
Những bằng cớ tịch thu được của bọn phản cách mạng chứng tỏ bọn họ muốn phá bỏ những thành quả của nhân dân ta trong suốt 100 nay.
Để tỏ ra khách quan, chính quyền mới đã mời ba người đại diện Thiên Chúa giáo trong vụ vây bắt này là các ông : Huỳnh Hữu Đặng, Nguyễn Đình Đầu và lm Nguyễn Huy Lịch đến chứng kiến vụ vây bắt những người đang cố thủ trong nhà thờ.
Một lần nữa linh mục Nguyễn Huy Lịch và đám Tin Sáng với Ngô Công Đức Lý Chành Trung trở thành những kẻ tay sai, đồng lõa..
Riêng vụ án Vinh Sơn thì người ở ngoài giáo hội lại đề cập tới nhiều..
Mới đây nhất, Huy Đức trong Bên Thắng Cuộc có nhắc tóm tăt đến vụ Vinh Sơn như sau :
“Đêm 12 rạng sáng 13-2-1976, lực lượng an ninh thành phố bắt đầu tấn công nhà thờ Vinh Sơn, thu giữ các thiết bị phát thanh và in tiền giả. Hai linh mục cố thủ trong nhà thờ đã dùng súng và lựu đạn chống trả quyết liệt, bắn chết Nguyễn Văn Ràng, một cán bộ an ninh. Mãi tới gần sáng, lực lượng bao vây mới khống chế được nhà thờ, hai linh mục Nguyễn Hữu Nghị và Nguyễn Quang Minh cùng ba người khác bị bắt».
Huy Đức chỉ căn cứ vào tài liệu của chính quyền cộng sản, sự thực sự việc xảy ra như thế nào?
Những người bị bắt trong vụ Vinh Sơn như hai vị linh mục, nhất là Nguyễn Xuân Hùng tự Ali- Hùng bị giam chung với cánh nhà văn cũng bị giam tù thời đó.
Vì thế, có đến ba bài ký ức viết về anh lính Ali-Hùng như bà Nhã Ca. Nhất là bài viết của Nguyễn Thụy Long : Ký ức về tiếng hát người tử tù. . Và Duyên Anh, trong Nhà Tù, chương 18.
Xin ghi lại một trích đoạn của nhà văn Nguyễn Thụy Long, người chứng kiến những giờ phút chót của người tù tử tội Ali Hùng :
Những câu chuyện vặt trong phòng giam bỗng im bặt, khi tiếng nói thật lớn thật to ở phòng giam tử tội cuối hành lang cất lên :
Chào tất cả các anh em bạn tù, chúng tôi ba người mang án tử hình, sẽ bị xử bắn vào sáng sớm ngày mai, chúng tôi có lời chào vĩnh biệt tất cả các anh em bạn tù, chúng tôi ba người mang án tử hình, sẽ bị xử bắn vào sáng sớm ngày mai, chúng tôi có lời chào vĩnh biệt tất cả các anh em còn ở lại. Tôi là Nguyễn Xuân Hùng, tự Ali Hùng, hai người bạn tôi, một là linh mục, một là chiến sĩ. Tôi là một người Việt Nam lai da đen, xứ Phi Châu Sénégalais, mẹ tôi là người Việt Nam, vậy tôi xin nhận nơi này làm quê hương, vì mẹ Việt Nam của tôi đã nuôi tôi khôn lớn và thành người. Trong phòng giam của tôi, vị linh mục đang quỳ dâng mình cho Chúa, người bạn chiến sĩ thì đang huấn nhục. Tôi có giọng khỏe, xin được hát thân tặng lại tất cả những anh em còn ở lại. Những bài hát thấm đượm tình quê hương của Phạm Duy mà tôi rất ngưỡng mộ.. : Chúng tôi đã mất Sài Gòn thật rồi..[34]
Chúng tôi lưu ý đến vụ án này là vì theo một nhân chứng rất quan trong là ông Trần Kim Định, bị án tù chung thân viết lại cho biêt:
Trên xe về trại, Ali Hùng nói với tôi:
« Em thật không ngờ ông cha Lịch lại nhẫn tâm làm chứng gian cho em. Từ việc bắn chết tên Rạng đến việc dùng loa phát thanh đề do Dũng làm..» Tòa án đã cố tìm chứng cớ để cho đủ bản án tử hình» ( Trần Kim Định, Hồi ký của Trung tá Trần Kim Định).
Phần tôi thì tin vào lời trối trăng của Ali Hùng. Linh mục thì không còn nữa
Phải chăng Lý Chánh Trung hoặc Nguyễn Đình Đầu có thể viết lại chuyện này?
(Tôi cũng mong nếu Trung Tá Trần Kim Định có đọc phần này thì xin cho tôi được có cơ hội đọc cuốn Hồi ký của ông).
Bộ trưởng Quốc Phòng Lê Đức Anh và con trai Lý Chánh Trung Lý Tiến Dũng: Nói láo
Nhắc đến các con ông, tôi nhớ là trong một lúc vui miệng, ông kể câu chuyện có lần ông Lê Đức Anh đến thăm một đon vị quân đội có nói gì đó đụng chạm đến cá nhân Lý Chánh Trung. Không ngờ con trai Lý Chánh Trung cũng có mặt bữa đó-. Lý Tiến Dũng, một đại úy mới về từ chiến trường Cam Pu Chia đã có mặt..
Muốn hiểu đầu đuôi thì cần phải nhắc lại, khi còn làm đại biệu Quốc Hội, Lý Chánh Trung có đề nghị phải cho báo chí tư nhân hoạt động..
Lời đề nghị đó đi quá xa và làm Nguyễn Văn Linh nổi giận. Bà Ngô Bá Thành- một thành viên của mặt trận củng hùa theo phê phán Lý Chánh Trung dữ dội..
Tiếp theo, Lý Chánh Trung nguyên là Phó chủ tịch Hội Trí thức yêu nước nên có đồng ý để cho tổ chức một buổi nói chuyện cho nhà văn Dương Thu Hương nói về cuốn tiểu thuyết đang gây tranh cãi hồi đó nhan đề : Những Thiên đường mù..
Rõ ràng là một cuốn sách chống Đảng .
Từ đó, Lý Chánh Trung không được Mặt trận Tổ Quốc đề cử vào danh sách đại biểu Quốc Hội nữa.
Dư luận còn cho rằng, lợi dụng tình hình ở Đông Âu sụp đổ, một số thành phần thuộc lực lượng thứ ba trước đây nay đang có mưu đồ diễn tiến Hòa Bình..
Lê Đức Anh lợi dụng dịp nảy đưa ra trường họp Lý Chánh Trung để mọi cấp cảnh giác.
Nhưng chẳng may có mặt con trai của ông ngồi đó. Nó tức khí đứng lên, đập bàn hét lớn:
« Nói láo», rồi vội dời khỏi Hội trường,. Sau này, anh ra khỏi quân đội và làm Tổng Biên Tập tờ Đại Đoàn kết.
Nó tức khí vì có kẻ đụng chạm đến bố nói- bất kể kẻ đó là ai-, nó buột miệng đứng lên chỉ thẳng mặt Lê Đức Anh: nói láo.
Câu chuyện rồi cũng xong, được Lê Đức Anh bỏ qua.
Giả dụ nếu không phải là con trai Lý Chánh Trung thì số phận viên đại úy quèn này sẽ ra sao?
Kể xong câu chuyện, Lý Chánh Trung cười một cách rất con người-một Lý Chánh Trung là Lý Chánh Trung
- Tôi cũng cười nói : Như thế là nó giống bố nó..Tôi cảm nhận và bắt gặp lại cái cười nửa miệng hơn 40 năm về trước của một trí thức miền Nam- với cá tính miền Nam- với phong cách trí thứ áo vét, măng tô- với cái miệng ngậm ống tẩu- đôi chút cao ngạo cùng nhau dạo buổi tối trên một con dốc của Viện Đại Học Đà Lạt.
Tôi ngậm ngùi đã có một thời, cuộc sống của người miền Nam có thể sống an bình hạnh phúc như thế.
Con người trí thức xưa ấy và con người ngày hôm nay ngồi trước măt tôi, hình như không phải một người.
Sau vài giây phút thoải mái, Lý Chánh Trung trở lại con người thay vì khoác măng tô mang từ Bỉ về, ông khoác lại chiếc áo Mác Xít và nói :
- Này nói chơi thôi nhé, đừng kể cho ai nghe và về bên ấy nhớ đừng viết gì cả
Lý Chánh Trung bỏ đạo Chúa theo Mác
Điều đáng trách nhất nơi ông- mà điều gì khác cũng có thể xí xóa được- là khi cộng sản vào một thời gian, trước mặt nhiều người, ông tuyên bố công khai kể từ nay, ông bỏ đạo công giáo..Việc công khai hóa ấy ông muốn chứng tỏ cho mọi người biết mà không cần dấu diếm..
Việc công bố này làm bỉ mặt nhiều người..Có ai bắt ông phải làm một điều như vậy?
Và được biết, chỉ đến khi con trai ông bị nạn. Ông than thở, cầu cứu khắp nơi và cuối cùng chẳng còn biết trông cậy vào ai, ông mới hồi tâm trở lại.
Tuy nhiên, theo tôi được biết thì hiện nay kể như cả gia đình ông đều ra khỏi công giáo..
Khi con trai ông qua đời, không thấy đả động gì đến các nghi thức công giáo cả?
Thôi thì cũng đành.
Sau 1975, ông đã sống khuôn mình vào môi trường CNXH vốn không dễ gì. Bởi vì, con người Xã Hội chủ nghĩa, ngoài sức khỏe thể xác và tinh thần còn có một thứ sức khỏe không thiếu được: Đó là Sức khỏe chính trị.
Mất cái sức khỏe này thì mất tất cả nên ai cũng phải lo giữ gìn.
Cho nên, người ta không lấy làm lạ gì khi cấp lãnh đạo Đảng vào thăm thành phố Saigòn năm 1975 đã chỉ đưa ra một nhận xét duy nhất cho một người- một nhận xét xem ra quá khổ về LCT: Lý Chánh Trung là một người cộng sản không có thẻ đảng..Lời khen này có thể là một lời khen thật- vì ông được đề nghị cho vô Quốc Hội mà cũng có thể hàm ý anh vừa vừa thôi nhé, đủ dose rồi..như một lời đe dọa bóng gió.
Lời nói bóng gió ấy chắc có kẻ sợ giữ mình.
Tôi đã không được biết phản ứng và câu trả lời của Lý Chánh Trung ra sao.
Chắc là im lặng.
_________________________________
[33] Nguyễn Văn Trung, Nhận Định X, 1994-1998
[34] Nguyễn Thụy Long, Ký ức về tiếng hát người tử tù, đăng lại trên Khởi Hành, số 104, trang 24, tháng 9-2005
Pages: 1 2
Ông Lý Chánh Trung và lực lượng thứ 3 chống lại chế độ VNCH cũng có cái lý của ông. Ông Lý Chánh Trung và lực lượng thứ 3 cho rằng, chính quyền VNCH đã rước Mỹ và đồng minh vào nên làm mất chủ quyền, độc lập của VNCH và giết hại vô số người dân Việt Nam vô tội. Sau đây là vụ lính Đại Hàn được chính quyền VNCH rước vào miền Nam đã gây ra vụ thảm sát giết hại 1.004 người dân vô tội tại Bình Định
Bình Định tưởng niệm vụ thảm sát Gò Dài http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/binh-dinh-tuong-niem-vu-tham-sat-go-dai-2956119.html
Trong 1.004 người thiệt mạng thì có đến hơn 380 người ở Gò Dài bị thảm sát chỉ trong vòng 1 giờ. Mang trên mình vết thương chiến tranh, song người dân luôn mở lòng đón nhận sự sẻ chia của những người Hàn Quốc.
Chiều 26/2, tại Gò Dài, thôn An Vinh, xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, UBND tỉnh Bình Định cùng hàng trăm người dân cùng tổ chức dâng hương hoa tưởng nhớ những đồng bào ngã xuống trong vụ thảm sát Gò Dài cách đây 48 năm.
tham-sat-go-dai.jpg
Ông Nguyễn Tấn Lân – nguyên Bí thư đảng ủy xã Tây Vinh có mẹ và em gái thiệt mạng trong vụ thảm sát. Ảnh: Minh Thuỳ
Hơn 1.004 dân vô tội tại xã Bình An cũ (nay là các xã Tây Vinh, Tây Bình, Tây An, huyện Tây Sơn và xã Nhơn Phúc, Nhơn Mỹ, Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn) đã bị lính đánh thuê Nam Triều Tiên giết hại từ 23 đến 26/2/1966. Trong đó, chỉ trong 1 giờ ngày 26/2/1966, hơn 380 dân thường tại Gò Dài bị giết; 1.925 ngôi nhà bị phá hủy. Những nạn nhân được chôn chung trong một hố và người dân lấy ngày này là ngày giỗ chung của làng.
Hàng năm, UBND tỉnh Bình Định và người dân tại các xã trên tập trung về Đài tưởng niệm Gò Dài (Di tích lich sử Gò Dài) thắp hương tưởng nhớ đến đồng bào ngã xuống trong chiến tranh.
“Vết thương ngày cũ vẫn hiện hữu nơi mảnh này, chúng tôi đang cố gắng từng ngày xây dựng quê mình giàu mạnh. Hàng năm ngày lễ tưởng niệm là ngày chúng tôi ôn lại truyền thống lịch sử cho con cháu, dạy thế hệ trẻ hôm nay ghi nhớ lịch sử chứ không ghi nhớ hận thù, khép lại quá khứ chứ không lãng quên”, ông Nguyễn Tấn Lân, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Tây Vinh, một trong những nhân chứng sống sót trong vụ thảm sát Gò Dài năm xưa nói. “Chúng tôi cũng cảm ơn trước sự sẻ chia của những người trẻ Hàn Quốc về những việc mà cha ông họ đã là với đồng bào nơi đây”.
Minh Thuỳ
Này dư lợn viên mt:
Cựu Tổng bí thư đảng CS Liên xô Gorbachev: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng CS chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”
Tổng thống Nga Putin : Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu.
Nguyễn Khải -đại tá, đại biểu quốc hội CSVN, phó chủ tịch hội nhà văn CS-: Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ .
Xuân Vũ – một cựu cán bộ thời kháng chiến-: Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ chúng làm là làm bậy .
Đọc còm của mấy vị chống cộng mà thấy VC giỏi, xỏ mũi dắt từ dinh tổng thống đến các trí thức, càng đọc càng thấy quý vị thua là phải lắm rồi!
Vụ Tu Viện dòng Đồng Công bị cộng sản đàn áp cướp trắng của giáo dân lúc ấy báo trong nước dùng những lời lẽ rất là mất dạy, gọi một ông già (LM Trần Đình Thủ) là tên Trần Đình Thủ, và sau đó thì tờ Công Giáo và Dân Tộc cũng có bài phản bác cách gọi này mặc dù tờ báo này cũng do nhóm LM được lòng Đảng cho phép ấn hành. Sau khi triệt hạ xong tài sản và bắt người, csvn tìm mọi cách tuyên truyền xuyên tạc, riêng LM Nguyễn Huy Lịch này thì rõ ràng là theo quỷ sa tan chống lại anh em:
Giữa hàng giáo phẩm anh em
Lạc vào đám quỉ đê hèn ác nhân
Như xưa Chúa chết muôn phần
Là do ác quỷ tà thần Satan.
Trong nhóm LM quốc doanh có tên Phan Khắc Từ.
Vị LM này tôi có dịp quen biết trước 1975 do một người bạn là sinh viên văn khoa giới thiệu, ông ăn nói lưu loát và ra vẻ bênh đỡ dân nghèo. Nhưng khi tiếp xúc được vài lần, tôi phát hiện ông ta là thứ “LM ngoài đen trong đỏ” nên đã xa lánh!
Về thành phần thứ Ba Lý quý Chung : Chung là cựu dân biểu ba khoá (1966-1975) thời Đệ nhị Cộng hoà thuộc cánh trung lập chủ bại, cựu tổng trưởng thông tin hai ngày trong Nội các Dương Văn Minh.
Trước 4/1975, Chung giao du thân mật với gián điệp Việt cộng Phạm Xuân Ẩn, sinh viên phản chiến Huỳnh Tấn Mẫm, tuyển Việt cộng Triệu Công Minh làm tổng thơ ký trong Tiếng Nói Dân Tộc,trọng dụng Hùynh bá Thành tức họa sĩ Ớt (trung tá CS chỉ huy Công an tại đô thành Sàigon sau tháng tư 1975) , và chứa dấu trong nhà sinh viên Nguyễn Hữu Thái (bị Toà án quốc gia truy nả về tội mưu sát Viện trưởng Nguyễn Văn Bông ).
Năm 1971, Chung làm phát ngôn viên báo chí cho liên danh ứng cử tổng thống Dương Văn Minh- Hồ Văn Minh -chủ trương thoả hiệp với Việt cộng .
Hiệp định Paris được ký ngày 27.1.1973. Nhân danh “thành phần thứ ba”, Chung tổ chức với Lực lượng Hoà giải Dân tộc của Vũ văn Mẫu và Nhóm Đòi Thi Hành Hiệp Định Paris của Trần ngọc Liễng một buổi hội thảo tại chùa Ấn Quang tuyên bố ủng hộ Hiêp định này và đòi TT Thiệu từ chức.
Sau 4/1975, cha của Chung bị liệt nửa thân mình vì uất ức mất hết của cải; gia dình Chung ly tán, 6 em gái và một em trai bỏ nước ra đi . Chung phải gỡ bán từng cánh cửa trong nhà để mua thực phẩm. Hai đứa con làm bồi bàn khách sạn.
Còn Chung làm nghề đi thu lượm tin tức túc cầu bán cho các báo Việt cộng. Chung than thở : “Tôi là một quả chanh đã hết nước rồi!”
Chung viết trong hồi ký rằng “..Một trong những câu nói đầu tiên sau thời gian cha tôi bị tắt tiếng là nói với tôi một cách giận dữ: “ Tao không muốn gặp mầy nữa. Gia đình mày như thế này, cha mày như thế này, mà mày còn viết báo cho cộng sản. Tao từ mày.”
Sự trở cờ của Lý quý Chung đối với phía quốc gia đã không được Việt cộng trả công .
Xin lỗi : Lý chánh Trung, chớ không phải Lý quý Chung
Trong khi ngoài tiền tuyến, “nguời đi giúp núi sông , hàng hàng lớp lớp chưa về, người người tiếp câu thề giành lấy quê hương , thì những con chó bẩn thỉu thành phần thứ Ba, trí thức thiên tả như Lý quý Chung cắn lén họ ở hậu phương .
Chính những bè lũ thành phần thứ Ba, trí thức thiên tả xuẩn động nầy đã lạm dụng sinh hoạt dân chủ , bị Việt cộng giựt dây, chỉ đạo, gây rối ở hậu phương Miền Nam, vừa làm nản lòng các nước đồng minh như Hoa Kỳ và cũng vừa là cái bình phong cho phong trào phản chiến khuynh tả Tây Phương lợi dụng để xuyên tạc cuộc chiến tự vệ, chính nghĩa của quân dân miền Nam trong công cuộc ngăn chận làn sóng Đỏ do khối Cộng Sản Quốc Tế phát động. Thành phần thứ Ba, trí thức khuynh tả và phản chiến Tây Phương là bè lũ đồng lõa với cuộc xâm lược của khối Cộng sản Quốc Tế tại Miền Nam. Những tên đốn mạt như Lý quý Chung đã nối giáo cho quân Việt cộng xâm lược thôn tính miền Nam , chúng là những thứ giòi bọ đục khoét nền dân chủ non trẻ miền Nam,
Đối với Việt Cộng , thì bè lũ thành phần thứ Ba, những tên trí thức thiên tả đã lờ đi những tội ác của chúng – pháo kích, đặt mìn, ném lựu đạn, chặt đầu, chôn sống , thủ tiêu …Chúng lớn tiếng kêu gào đòi Mỹ rút quân , nhưng không đòi hỏi quân Việt cộng xâm lược Miền Bắc phải triệt thoái về Miền Bắc .
( Trích )
Về LM> Nguyễn Huy Lịch, OP
Khi còn hoạt động tại LĐ SVCG SG, tôi đã cảm thấy được các hành động thiên tả cuả LM Nguyễn Huy Lịch. Ông kín đáo và tế nhị hơn, cũng như không công khai như nhóm Trương Bá Cần,Phan Khắc Từ, Lý Chính Trung, Châu Tâm Luân…….. . LM Nguyễn Huy Lịch đã ngầm yểm trợ cho nhóm SVCG theo CS: Nguyễn Văn Ngọc (KH), Nguyễn Hàm, Ziên Hồng (VK), Vũ Sỹ Hùng (SP), Nguyễn Chí Thành (QGHC, LK)…..thâm nhập vào tổ chức SVCG. Vào thời gian SV Lê Khắc Sinh Nhật bị ám sát, cơ quan an ninh Quân 3 SG cho biết là do hoạt động chống lại bọn này, tôi bị CS lên án. Một trong những nơi ngủ di động cuả tôi là trụ sở LĐ SVCG SG, ở ngay bên dưới phòng LM. Lịch tại TT Phục Sinh 229 Hiền Vương SG. LM Lịch rất khó chịu và không đồng ý, nhưng vì tôi là TTK LĐ SVCG SG và có chià khoá trụ sở nên cứ ngủ lì!
Vài ngày sau 30/4/1975, môt lần ghé xe nước cuả Cô Xê (sát hàng rào gần văn phòng LM Phạm Long Tiên, GĐ CLB Phục Hưng, tôi được cô cho biết ‘em cha Lịch, một sĩ quan ngoài Bắc có vào gặp cha, nhưng cha dặn đừng cho ai biết”. Anh em thăm nhau là chuyện bình thường, nhưng sao lại phải “đừng cho ai biết”?!
Ở trại tù gọi là Trại Cải Tạo Long Thành, một lần tôi nghe loa phát thanh lời “kêu gọi” cuả LM Lịch trong vụ Nhà Thờ Vinh Sơn. Trước đây tôi không thích LM Lịch vì sự thiên tả cuả ông. Nhưng sau khi nghe chính going nói cuả LM. Lịch trong vụ án này sự không thích cuả tôi biến thành khinh bỉ một kẻ nhân danh LM mà tiếp tay cho CS vu khống một đồng đạo, một anh em LM?!
Sau khi đi tù về, tôi lại có lần nghe được going nói cuả LM Lịch qua một băng cassette, gởi từ Pháp trong thời gian chưã bệnh, cám ơn Đảng, Nhà Nước CS, MTTQ, ….Tôi tự hỏi vào giai đoạn cuối đời và đã chứng kiến đượcnhững gì CS nói và làm mà ông này vẫn còn u mê sao?! Hay là ông ta quả là người yêu mến chủ nghiã CS. Nếu vậy phải chăng ông là một LM giả hình?!
Không biết tôi có làm các đàn anh và bạn bè ,nguyên là SVCG SG, vốn yêu kính LM Nguyễn Huy Lịch OP khó chịu không?!
Nguyễn Thế Viên
Khi còn hoạt động tại LĐ SVCG SG, tôi đã cảm thấy được các hành động thiên tả cuả LM Nguyễn Huy Lịch. Ông kín đáo và tế nhị hơn và không công khai như nhóm Trương Bá Cần,Phan Khắc Từ, Lý Chính Trung, Châu Tâm Luân…….. . LM Nguyễn Huy Lịch đã ngầm yểm trợ cho nhóm SVCG theo CS: Nguyễn Văn Ngọc (KH), Nguyễn Hàm, Ziên Hồng (VK), Vũ Sỹ Hùng (SP), Nguyễn Chí Thành (QGHC, LK)…..thâm nhập vào tổ chức SVCG. Vào thời gian SV Lê Khắc Sinh Nhật bị ám sát, cơ quan an ninh Quân 3 SG cho biết là do hoạt động chống lại bọn này, tôi bị CS lên án. Một trong những nơi ngủ di động cuả tôi là trụ sở LĐ SVCG SG, ở ngay bên dưới phòng LM. Lịch tại TT Phục Sinh 229 Hiền Vương SG. LM Lịch rất khó chịu và không đồng ý, nhưng vì tôi là TTK LĐ SVCG SG và có chià khoá trụ sở nên cứ ngủ lì!
Vài ngày sau 30/4/1975, môt lần ghé xe nước cuả Cô Xê (sát hàng rào gần văn phòng LM Phạm Long Tiên, GĐ CLB Phục Hưng, tôi được cô cho biết ‘em cha Lịch, một sĩ quan ngoài Bắc có vào gặp cha, nhưng cha dặn đừng cho ai biết”. Anh em thăm nhau là chuyện bình thường, nhưng sao lại phải “đừng cho ai biết”?!
Ở trại tù gọi là Trại Cải Tạo Long Thành, một lần tôi nghe loa phát thanh lời “kêu gọi” cuả LM Lịch trong vụ Nhà Thờ Vinh Sơn. Trước đây tôi không thích LM Lịch vì sự thiên tả cuả ông. Nhưng sau khi nghe chính going nói cuả LM. Lịch trong vụ án này sự không thích cuả tôi biến thành khinh bỉ một kẻ nhân danh LM mà tiếp tay cho CS vu khống một đồng đạo, một anh em LM?!
Sau khi đi tù về, tôi lại có lần nghe được going nói cuả LM Lịch qua một băng cassette, gởi từ Pháp trong thời gian chưã bệnh, cám ơn Đảng, Nhà Nước CS, MTTQ, ….Tôi tự hỏi vào giai đoạn cuối đời và đã chứng kiến đượcnhững gì CS nói và làm mà ông này vẫn còn u mê sao?! Hay là ông ta quả là người yêu mến chủ nghiã CS. Nếu vậy phải chăng ông là một LM giả hình?!
Không biết tôi có làm các đàn anh và bạn bè ,nguyên là SVCG SG, vốn yêu kính LM Nguyễn Huy Lịch OP khó chịu không?!
Nguyễn Thế Viên
tất cả , cái gì anh em cũng hiểu , biết ! chỉ có cộng Sản là gì thì không biết cho nên mới tuột quần cả lũ
Quả đọc như đọc tiểu thuyết chương hồi thời xưa.
Ngàn Trăng
kinh’ ban biên tâp
tôi muôn’ duoc trao dôi voi’ tac’ gia dê bô tuc’ thêm it’ tin tuc’ vê bài bao’ ; xin cam’ on ban biên tâp ,kinh’ c