WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trung Cộng không đáng sợ

TC-Khg-dang-so-TTD

Hai cuộc chiến tranh thế giới, thứ nhất và thứ hai, gây nhiều tang tóc trong lịch sử loài người nhưng cũng để lại nhiều bài học: (1) Dù đứng trên quan điểm nào, các nhà chiến lược quân sự đều đồng ý rằng, nếu chiến tranh là chọn lựa duy nhất để bảo vệ sự sống còn của đất nước, yếu tố quyết định mà một nhà lãnh đạo phải làm là chủ động chọn thời điểm để phát động chiến tranh. (2) Chiến tranh xảy ra càng sớm càng có lợi cho các nước nhỏ vì đối với các nước nhỏ, nhanh hay chậm, trước hay sau cũng không giúp họ nhiều về kỹ thuật chiến tranh trong khi với các nước lớn một năm là thời gian dài để tăng cường khả năng quân sự. (3) Không phải chỉ nước lớn mới có quyền chọn lựa chiến tranh mà một nước nhỏ cũng có thể gây ra chiến tranh và lôi kéo các nước lớn vì quyền lợi hay vì bảo vệ quyền lợi phải tham dự vào cuộc chơi sinh tử.

Chiến tranh và quyền lợi quốc gia

Thủ tướng Anh Lord Palmerston thời Nữ Hoàng Victoria phát biểu: “Nước Anh không có đồng minh bất diệt, kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là bất diệt và vĩnh viễn”. Câu nói đó trở thành thước đo cho chính sách đối ngoại của mọi quốc gia.

Kinh nghiệm thành công của Mỹ khi tham gia thế chiến thứ nhất: Suốt ba năm đầu của thế chiến thứ nhất, chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn còn bị chế ngự bởi tư tưởng cô lập kéo dài từ thời Tổng thống George Washington đến Woodrow Wilson.

Tháng Giêng 1917, Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann gởi đại sứ Đức tại Mexico Heinrich von Eckhard qua ngã tòa đại sứ Đức tại Mỹ một bức điện tín, trong đó y chỉ thị Heinrich von Eckhard tiếp xúc chính phủ Mexico và yêu cầu quốc gia này tấn công Mỹ, và sau chiến tranh, các tiểu bang vốn thuộc của Mexico trước đây gồm Texas, New Mexico và Arizona sẽ được hoàn trả lại Mexico kèm theo một khoản tiền viện trợ lớn. Tổng thống Mexico Venustiano Carranza tức khắc thành lập một ủy ban để nghiên cứu nội dung và khả năng thu hồi các lãnh thổ bị mất trong chiến tranh Mỹ-Mexico như được hứa trong điện tín. Bức điện tín bị tình báo Anh đọc được, giải mã và gởi cho chính phủ Mỹ. Dân chúng Mỹ công phẫn và chính sách đối ngoại của Mỹ thay đổi. Ngày 6 tháng 4, 1917 Mỹ tuyên chiến với Đức.

Kinh nghiệm thất bại của Tiệp, Anh, Pháp khi tránh né thế chiến thứ hai: Các sử gia đã, đang và sẽ tiếp tục tranh luận về quyết định của Tổng thống Tiệp Khắc Edvard Benes khi chấp nhận các điều khoản của hiệp ước Munich dù không được mời tham dự hội nghị. Nếu Tiệp Khắc đánh nhau với Đức thì Anh, Pháp, Ba Lan, Hungary, Rumani vì quyền lợi và an ninh quốc gia bị trực tiếp đe dọa cũng phải tham gia chiến đấu bên cạnh Tiệp. Đừng quên, hiệp ước bí mật giữa Hitler và Stalin chỉ được ký một tuần trước ngày Đức xâm lăng Ba Lan và trong thời gian hiệp ước Munich gần một năm trước đó, Liên Xô vẫn còn là đồng minh của Tiệp Khắc.

Trong thời điểm hiệp ước Munich, không tính 900 ngàn quân và 200 ngàn quân Anh, vào tuần lễ thứ ba của tháng Chín, 1938, Tiệp Khắc có một quân đội tiên tiến với một triệu quân bao gồm 34 sư đoàn trang bị tối tân. Tiệp có khoảng 1000 phi cơ chiến đấu đủ loại. Về tăng, Tiệp có nhiều trăm tăng hạng nặng 38 tấn trang bị đại bác 75 li với hiệu năng chiến đấu vượt xa so với tăng của Đức. Khi chiếm Tiệp vào tháng Ba 1939, Đức tịch thu 469 tăng hạng nặng, 1500 phi cơ chiến đấu, 43,500 súng máy và trên một triệu súng trường. Cho đến đầu năm 1939, Đức mới bắt đầu sản xuất loại tăng Mark IV 23 tấn trang bị 75 mm và đến tháng 9, 1939, các đơn vị tăng của Đức mới chỉ có 300 tăng loại Mark III và Mark IV. Tiệp Khắc là quốc gia đã chuẩn bị cho chiến tranh. Từ tháng Ba 1938, Thủ tướng Tiệp Milan Hodza tuyên bố Tiệp sẽ đánh trả mọi sự can thiệp quân sự từ nước ngoài. Năm 1936, 12.5% GNP dành cho quốc phòng so với 13% của Đức. Ngoài ra, các vùng núi non hiểm trở Bavarian, Saxon và Silesian dọc biên giới luôn là các phòng tuyến hữu hiệu ngăn chận bước tiến của đoàn quân Hitler. Sử gia Tiệp Jaroslav Hrbek kết luận “Việc Tiệp Khắc không đánh Đức ngay cả trong trường hợp đồng minh tây phương không ủng hộ, là một sai lầm”.

Tuy kết quả khác nhau, việc Mỹ tham gia thế chiến thứ nhất hay Anh, Pháp tránh né thế chiến thứ hai đều bị chi phối bởi quyền lợi bức thiết của quốc gia họ.

Trung Cộng không dám đơn phương phát động chiến tranh đánh Việt Nam trước cũng vì bảo vệ quyền lợi và quyền lực

Các lãnh đạo Trung Cộng từ những bài học chiến tranh thế giới nêu trên và những thất bại máu xương trong lịch sử Trung Quốc của thời bị tám nước phân thây sẽ không dám đơn phương phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam với một tầm mức quy mô như chúng đã làm vào ngày 17 tháng 2 năm 1979.

Tại sao?

Những lý do người viết đã trình bày trong loạt bài về hiểm họa Trung Cộng xin tóm tắt dưới đây:

1. Hoàn cảnh chính trị Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung đã khác hẳn so với 35 năm trước. Chiến tranh giữa Trung Cộng và Việt Nam không còn là chiến tranh giữa hai nước mà là cuộc chiến tranh vùng và có khả năng cao lôi kéo cả Mỹ và Nhật vào. Kỹ thuật quân sự của Trung Cộng đã tiến khá xa so với thời kỳ chiến tranh với Việt Nam 1979 nhưng còn quá yếu so với Mỹ. Trung Quốc là một đất nước có lịch sử phân hóa và nội phản từ trong xương tủy. Là một nước lớn nhưng Trung Quốc thường không đủ khả năng bảo vệ chính mình. Đừng nói chi thời cuối đời nhà Thanh bị 8 nước Mỹ và Âu Châu cấu xé mà ngay thời nhà Tống vàng son của Trung Quốc cuối cùng rơi vào tay Mông Cổ, một nước rất nhỏ trên thảo nguyên phía Bắc. Và một lần nữa vào thế kỷ 17, khi nhà Minh, một triều đại rất mạnh về quân sự nhưng cũng không tránh bị tiêu diệt trong bàn tay của Mãn Thanh nhỏ bé.

2. Các điều kiện kinh tế toàn cầu ngày nay đã làm cho các cường quốc phụ thuộc vào nhau nhiều hơn so với 35 năm trước. Nếu có xung đột quân sự, các quốc gia dân chủ dù thắng hay bại vẫn có cơ hội phục hồi nhưng Trung Cộng sẽ tiêu vong. Hơn ai hết, giới lãnh đạo Trung Cộng biết chế độ CS như người đi trên dây, ngồi trên lưỡi dao cạo. Sự ổn định tại Trung Cộng hiện nay chỉ là sự ổn định tạm thời vì cơ chế chính trị được xây dựng trên một nền tảng bất ổn. Trong suốt 45 năm từ khi chương trình hiện đại hóa của Đặng Tiểu Bình ra đời, các thế hệ lãnh đạo Trung Cộng tập trung vào việc phát triển kinh tế để vừa thỏa mãn nhu cầu vật chất của người dân và vừa hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản. Tuy nhiên, hàng hóa của Trung Cộng xuất cảng phần lớn là hàng hóa tiêu dùng và đây cũng là những loại sản phẩm mà quốc gia nào cũng có thể sản xuất được. Ngoài ra, các vấn đề môi sinh, ô nhiễm, khan hiếm năng lượng đang là những mối đe dọa trầm trọng và ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại cũng như phương tiện nuôi dưỡng cho bộ máy chiến tranh ở tầm mức thế giới hay khu vực.

3. Trung Cộng một đất nước hơn một tỉ dân, với hàng trăm chủng tộc, sắc dân, giọng nói, các khu tự trị. Nhiều vùng tự trị chỉ chờ cơ hội để đòi độc lập. Quân đội dù có đông đảo và tàn bạo bao nhiêu cũng không thể ngăn chận hơn một tỉ người cùng có một phản ứng tiêu cực giống nhau. Các cuộc biểu tình ở Tân Cương cho thấy không nhất thiết phải có một tổ chức quy mô nhưng chỉ cần một tin ngắn được phát ra đúng lúc và đúng chỗ cũng có thể tạo nên một biến cố lớn và khi đó, bom nguyên tử, hỏa tiễn, chiến hạm đều trở thành vô dụng. Với sự phân cách về địa lý và dị biệt về chủng tộc, sẽ không có một hình thức cách mạng nhung, cách mạng da cam, da vàng nào dành cho Trung Cộng mà chỉ là cách mạng máu. Cách giải quyết dùng xe tăng, đại pháo bắng thẳng vào những thanh niên tay trắng tại Thiên An Môn của Đặng Tiểu Bình đối với phần lớn nhân loại là dã man nhưng lại phù hợp với truyền thống Trung Quốc. Biến cố Thiên An Môn đã qua hơn 25 năm nhưng vẫn là mối ám ảnh thường xuyên trong giấc ngủ của các lãnh đạo CSTQ bởi vì đảng chỉ dập tắt ngọn lửa trên quảng trường Thiên An Môn nhưng không dập tắt được ngọn lửa chống đối trong lòng người luôn âm ỉ.

4. Trung Cộng đang bị bao vây. Hầu hết các quốc gia dân chủ trong vùng từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan, tuy mức độ khác nhau nhưng đều là các quốc gia đang có những mâu thuẫn căn bản với Trung Cộng, không những về quyền lợi kinh tế mà cả chế độ chính trị. Vì lý do kinh tế, họ có thể hòa hoãn hay ngay cả thân thiện với Trung Cộng nhưng khi chiến tranh bùng nổ, không một quốc gia nào sẽ chọn đứng về phía Trung Cộng. Tuy phụ thuộc nhau vào nhau về mặt kinh tế không có nghĩa là các chính quyền Mỹ không xem Trung Cộng là đối thủ nguy hiểm trong tương lai gần và không có nghĩa Mỹ ngồi yên để nhìn bàn tay tham vọng của Trung Cộng vươn xa toàn thế giới. Từ thập niên 1990 đến nay, Trung Cộng luôn chống đối mọi sự liên minh theo dạng “khối quân sự” ám chỉ sự liên kết giữa Mỹ và các nước Đông Á cũng như sự có mặt của quân đội Mỹ tại Nhật Bản, Nam Hàn và mới đây tại Trung Á. Để đối phó lại các liên minh quân sự khối, Trung Cộng cố gắng phát triển mối quan hệ đa phương với Nga và các quốc gia nhỏ khác vùng Trung Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), tuy nhiên các liên minh này chưa phải là đối trọng của các khối thân Mỹ.

5. Chính sách của Trung Cộng đối với CSVN là vừa lấn chiếm, vừa đe dọa nhưng cũng vừa bảo vệ cơ chế CS. Mặc dù không công khai tuyên bố, giới lãnh đạo CSTQ cũng biết hiện nay chỉ còn năm quốc gia theo một loại chủ nghĩa mà giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard, gọi là chủ nghĩa Lê Nin không có Mác, tức một nhà nước chuyên chính sắc máu nhưng không còn dựa trên nền tảng triết lý duy vật. Hai cơ chế chính trị CSTQ và CSVN có một mối quan hệ hữu cơ mật thiết với các yếu tố tương quan và phụ thuộc vào nhau. Sự lệ thuộc về chính trị của Việt Nam vào Trung Cộng không chỉ giúp để giữ an toàn phòng tuyến phía nam mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Giới lãnh đạo CSVN không có vị trí độc lập về chính sách đối ngoại. Mọi chủ trương, chính sách trước khi đưa ra đều phải đo lường phản ứng từ phía Trung Cộng.

Chính sách đối ngoại kiểu chuột đồng của Trung Cộng hiện nay

Trung Cộng theo đuổi chính sách đối ngoại như cách loài chuột đồng tàn phá mùa màng. Chúng tàn phá cả cánh đồng Việt Nam bằng cách gặm nhấm từng bụi lúa. Như đã và đang áp dụng ngay từ khi chiến tranh Việt Nam chưa chấm dứt qua các sự kiện dời cột mốc biên giới, Trung Cộng không đánh chiếm mà chỉ từ từ gặm nhắm dần mòn lãnh thổ và lành hải Việt Nam. Một mặt chúng lớn tiếng với quốc tế là luôn theo đuổi chính sách “hòa bình” và “ổn định” nhưng mặt khác lấn chiếm từng thước đất, từng bãi san hô, từng hòn đảo nhỏ trên biển Đông, đặt những giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam. Những hành vi ăn cắp vặt này không đủ va chạm quyền lợi nặng đến mức các cường quốc phải đặt vấn đề và các biến cố do chúng gây ra không đủ tác hại an ninh khu vực đến mức quốc tế phải quan tâm.

Trung Cộng làm vậy, một phần vì chúng đi guốc trong bụng các lãnh đạo CSVN. Ngoài các tuyên ngôn, tuyên cáo mang nội dung giống hệt từ sau chiến tranh biên giới đến nay, lãnh đạo CSVN không có một hành động nào cụ thể để bảo vệ lãnh thổ Việt Nam. Những lời phản đối rỗng của Lê Hải Bình không gây một tác hại gì và mũi khoan của HD-981 vẫn tiếp tục ghim sâu vào lòng biển Việt Nam. Các thế hệ lãnh đạo CSVN che giấu sự phụ thuộc, sự sợ hãi chiến tranh với Trung Cộng, tham vọng quyền lực và quyền lợi trong khẩu hiệu “hòa bình và ổn định” mà quên một điều Trung Cộng ngại chiến tranh hơn bất cứ một quốc gia nào trong vùng.

Đại đa số nhân loại không muốn chiến tranh, nhất là Việt Nam một dân tộc đã chịu đựng quá nhiều đau thương mất mát vì chiến tranh lại càng không muốn chiến tranh. Thế nhưng, nếu chiến tranh phải đến lần nữa trên đất nước Việt Nam hãy đến càng sớm càng tốt, hãy đến khi Trung Cộng còn yếu, hãy đến khi quyền lợi các cường quốc bị va chạm và buộc phải tham gia can thiệp. Trung Cộng không có gì đáng sợ mà chỉ sợ lòng yêu nước trong mỗi người Việt Nam chưa đủ độ sục sôi.

© Trần Trung Đạo

31 Phản hồi cho “Trung Cộng không đáng sợ”

  1. Trung Kiên says:

    Có thật “Trung Cộng không đáng sợ” ???

    Trích bài chủ:… “Trung Cộng làm vậy, một phần vì chúng đi guốc trong bụng các lãnh đạo CSVN. Ngoài các tuyên ngôn, tuyên cáo mang nội dung giống hệt từ sau chiến tranh biên giới đến nay, lãnh đạo CSVN không có một hành động nào cụ thể để bảo vệ lãnh thổ Việt Nam. Những lời phản đối rỗng của Lê Hải Bình không gây một tác hại gì và mũi khoan của HD-981 vẫn tiếp tục ghim sâu vào lòng biển Việt Nam. Các thế hệ lãnh đạo CSVN che giấu sự phụ thuộc, sự sợ hãi chiến tranh với Trung Cộng, tham vọng quyền lực và quyền lợi trong khẩu hiệu “hòa bình và ổn định” mà quên một điều Trung Cộng ngại chiến tranh hơn bất cứ một quốc gia nào trong vùng.

    Thưa tác giả Trần Trung Đạo

    Thực ra,Trung Cộng không đáng sợ thật…NẾU chính quyền VN quyết tâm bảo vệ Tổ quốc bằng mọi giá. Nhưng trong hoàn cảnh VN hiện nay thì…RẤT ĐÁNG LO SỢ!

    Vì sao ư?

    Nhà cầm quyền csvn đã để cho bọn TQ chui sâu vào lãnh thổ VN, cài đặt những ổ gián điệp và “đội quân thứ năm” vào những yếu điểm. Chúng đang xâm thực VN bằng nhiều cách; văn hoá, chính trị, kinh tế, thực phẩm…(thực phẩm với chất độc hại).

    Và nguy hiểm hơn cả là trong BCT của VN đã có người của chúng! Những kẻ này đang ra sức làm suy nhược tinh thần yêu nước và cản trở, không cho nhân dân VN chống bọn Tầu xâm lược! (cấm viết báo chửi TQ, cấm biểu tình chống TQ xâm lược)

    Với những sự kiện nêu trên cùng với đoạn viết mà TK “trích” của Tác giả ở trên, cho thấy….Tựa đề bài viết của Ông bị tréo cẳng ngỗng?

    Trích:…”Trung Cộng ngại chiến tranh hơn bất cứ một quốc gia nào trong vùng” (hết trích) chỉ là ảo giác hay tự ru ngủ?

    Chúng không đánh chiếm VN bằng vũ lực (chiến tranh) mà là đang xâm thực bằng “vũ khí mềm” như đã trình bày ở trên!

    • Ngu trung says:

      Sự phân tích của Trung Kiên rất chính xác ,TQ ngày xưa không đáng sợ vì dân tộc ta có lòng yêu nước nhưng ngày nay thật đúng là đáng sợ vì cấp lãnh đạo ĐCSVN không còn được nhân dân tin tưởng mà nguồn cội là do tham nhũng từ trên xuống dưới , mị dân ,bị bọn Tàu sang đầu tư hối lộ ( chúng ta chỉ cần nhìn vào cuộc sống của những gia đình có chức quyền đều có cơ ngơi khủng ) ,bọn chúng đã tàn phá môi trường sinh sống của dân tộc ( sông ngòi ô nhiễm,thực phẩm bẩn…) .Bọn cầm quyền ĐCSVN đẫ tạo mọi điều kiện dễ dàng cho bọn tư bản Tàu đỏ vào VN mua đất đai ,lủng đoạn nên kinh tế và làm thiệt hại nền nông nghiệp VN bao lần .Bây giờ kêu gọi dân chống Tàu coi bộ không hợp tình hợp lý bởi vì ai làm cho nên nổi có phải ĐCSVN chăng ? Những chiến thắng gọi là thần thánh như ĐBP , năm 75 nếu không có TQ,Liên xô trang bị tận răng chắc cũng không làm nên cơm cháo gì,nhân dân đứng ra làm bia đở đạn để Đảng ăn trên ngồi trước, khi có hoạn nạn dùng bạo lực kêu dân đen đứng ra đở đạn.Dân tộc đang đứng trước ngã ba đường ,dân tộc VN không được may mắn khi CNXH không tưởng được du nhập bởi ông Hồ cũng như sự ngây thơ của đám đồ đệ như Võ nguyên Giap,Trường Chinh ,Lê Duẫn …tin tưởng lòng tốt của TQ.Chiến tranh xảy ra VN chắc chắn sẽ thua vì TQ trường vốn hơn VN nếu không được sự hỗ trợ của Mỹ hay Nga .

      • Trực Ngôn says:

        Điều này thì những ai thường quan tâm đến đất nước đều có thể nhận ra đuợc, CSVN là kẻ nuôi ong tay áo, cõng rắn cắn gà nhà bằng những gói thầu béo bở như những miếng mồi nhử chuột hay ruồi bọ vào nhà.

        Trong lúc 20 nhóm dân sự kêu gọi biểu tình chống TQ, kêu gọi nhà nước phải có hành động đối phó với quân xâm lược, và yêu cầu ttrả tự do cho những người như; Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Xuân Nghĩa, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Đinh Nguyên Kha, Tạ Phong Tần…

        Thì GS Tương Lai phản đối (trên BBC), nói là ‘Cần ủng hộ nhà nước về chủ quyền‘ (sic) trước đã!

        Nhóm 54 người của ông trong đó có Huỳnh Tấn Mẫm lên UBND Hà Nội xin phép biểu tình (chắc là ủng hộ nhà nước), nhưng không được đáp ứng!

        Thế là GS Tương Lai “thét lên” trên RFA trong bài “Tại sao họ giữ im lặng?” rằng;

        Chính sách đối ngoại sai lầm ấy sâu xa là do nhận thức một cách mơ hồ và sai lệch về cái được gọi là ý thức hệ do đó mới nảy sinh Hội nghị Thành Đô để từ hội nghị này tự ru ngủ lấy mình là chỉ có Trung Quốc là cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, phải dựa vào và từ đó bị ràng buộc dần đến nỗi rất khó thoát ra“.

        Đã biết rõ như thế, vậy mà GS và “nhóm trí thức” của ông năn nỉ xin “ủng hộ nhà nước” mà không được CSVN chấp thuận!

        Ôi lòng “yêu nước” và nhận thức cuả GS Tương Lai, Huỳnh Tấn Mẫm và nhóm của các ông là thế đấy, xin phép “yêu nước” mà đek được CSVN chấp thuận!

  2. Thày Rỗi Hơi says:

    Đúng là anh chàng TTĐ chả hiểu con mẹ gì về chính trị chính em nên “phát biểu tào lao”, “ný nuận kiểu con bò mộng”.
    Lần sau có muốn viết nên “lia lưỡi 7 lần”, vắt tay lên trán 3 đêm rồi hãy “ný nuận cùn”. Nên nhớ diễn đàn ĐCV toàn các cụ bô lão không phải loại “gà mờ” dễ qua mặt đâu anh bạn TTĐ.

    • chán bỏ mẹ says:

      Èo mẹ, thày rỗi hơi nói như con…vịt
      chửi người ta chả hiểu con mẹ gì thì đưa thí dụ đi.
      chửi bâng quơ như vậy, thằng chó nào nói chẳng được…

    • Tán gẩu says:

      Hãy xem trong Kinh thánh cựu ước của Thiên chúa giáo cuộc chiến giữa David và Goliath kìa ! Giờ đây bọn Tàu chỉ mua chuộc được các lãnh đạo CSVN chớ làm sao khuất phục được dân tộc VN , bọn Tàu sở dĩ khống chế được vì đã lót tay các quan chức VN ,nắm được điểm yếu nên mới ra tay ăn hiếp VN,có thể trong ngắn hạn họ đạt được mục tiêu như VN mất Aỉ Nam Quan ,1 phần thác Bản Giốc …nhưng TQ sẽ thất bại trong dài hạn.

  3. Cọp 30 says:

    Trung Quốc nó đang lớn mạnh sao lại bảo nó không đáng sợ , đối với ai chứ đcsvn thì sợ ra mặt ấy chứ không à , cái Đảng CSVN chết tiệt còn cầm quyền cai trị là Tàu khựa tha hồ thao túng làm mưa làm gió bất cứ chuyện gì nó muốn bọn vc chỉ biết khúm núm cúi đầu phản đối cho qua chuyện

    Còn chuyện đánh nhau với nó là chuyện hoang tưởng , vc sẻ không dám phát động chiến tranh với Tàu nếu xảy ra thì đây là cơ hội tốt để thành phần có lòng với dân tộc trong quân đội có sẳn vũ khí trong tay để bắt nhốt bọn bán nước vc

  4. Lạc quan tếu says:

    Tác giả Trần Trung Đạo lạc quan tếu. Tàu cộng nó đâu cần phải dùng đến võ lực mới chiếm được Việt nam.

    (Tóm tắt bài viết của Nguyễn Trọng Vĩnh -thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam và là đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc )

    19/04/2014 14:13

    Chẳng phải là mất nước từng phần là gì? là trách nhiệm của các cấp nắm quyền của ta

    TQ tuồn đủ mọi hàng hóa rẻ tiền vào lũng đoạn thị trường nước ta, bóp nghẹt mọi sản phẩm của ta; họ thực hiện mọi thủ đoạn thâu tóm kinh tế nước ta đồng thời phái thương nhân vào phá hoại kinh tế của ta; về chính trị, họ cũng chi phối phía ta; về quân sự, họ không ngừng lấn, cướp biển đảo của ta, bắt tàu cá, tịch thu tài sản, đánh thuyền viên, đâm hỏng tàu, bắn ngư dân, phá mọi hoạt động của ta trong thềm lục địa của mình, báo chí của họ luôn đe dọa dùng vũ lực với ta.

    Trước đây họ đã mua được hàng ngàn ha rừng biên giới, một đoạn bãi biển Đà Nẵng, người Việt Nam không ai vào được. Thế là mất chủ quyền, cũng là mất một phần đất nước vào tay TQ.

    Vài năm gần đây, họ đổ tiền vào đầu tư bất động sản, địa ốc, những nơi ấy họ đã xây nhà hay chưa cũng là lãnh địa của họ rồi.

    Họ tăng cường mua cổ phần của nhiều công ty nước ta, đến một lúc họ mua được 51% cổ phần, sẽ biến thành công ty của TQ, những mảnh đất mà các công ty này tọa lạc sẽ nghiễm nhiên trở thành đất của TQ.

    Những nơi mà TQ thuê, mua, đầu tư đã trở thành lãnh địa của TQ. Người Việt Nam, công an, chính quyền địa phương không được vào, Thế là tất cả những nơi nói trên, ta mất chủ quyền, chẳng phải là mất nước từng phần là gì?

    Những nơi TQ thuê, mua, đầu tư họ đều đưa người của họ sang làm. TQ trúng thầu 90% công trình trọng điểm của nước ta. Bằng nhiều thủ đoạn, bất chấp luật pháp của nước ta, họ đưa ồ ạt lao động phổ thông vào. Thế là họ vừa thực hiện được mục đích di dân vừa bố trí được đội quân thứ 5 hàng vạn người rải khắp nước ta. Rất nhiều người trong số họ lấy vợ Việt Nam, sau thời hạn 50, 70 năm sẽ có hàng trăm “làng TQ” trong nước ta.

    Cứ đà này, sớm muộn nước ta sẽ trở thành “thuộc quốc” hoặc “thuộc địa kiểu mới” của chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Đại Hán!

    Phải nói thẳng ra đây là trách nhiệm của các cấp nắm quyền của ta từ dưới lên trên.

    ……Xây dựng tuyến đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội là chuốc họa.

    Tôi rất tâm dắc với suy nghĩ của bạn Hoàng Mai về con đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội, cho rằng: “Mục đích trước mắt của tuyến đường này là để hàng hóa TQ xâm nhập Việt Nam một cách nhanh hơn, rẻ hơn, qua đó nhằm bóp chết nền sản xuất của Việt Nam, cũng là để vơ vết tài nguyên của Việt Nam một cách nhanh hơn…”.

    Tôi nghĩ, đến một thời cơ nào đó, TQ xuất quân đánh ta thì chính con đường cao tốc này cho phép bộ đội cơ giới của họ tiến rất nhanh đến Hà Nội. Từ xưa đến nay, các thế hệ cầm quyền TQ chưa bao giờ từ bỏ ý đồ thôn tính nước ta và tiến xuống bá chiếm Đông Nam Á.

    Nguyễn Trọng Vĩnh

    • Tháp Báo Thiên says:

      Thất vọng với tham nhũng khủng khiếp, thối nát tột cùng của chính quyềnCS, người dân ở các tỉnh phái Bắc, nhất là vùng sát biên giới thì thào với nhau: “Kiểu này Tàu mà đánh sang thì mình theo mẹ nó thằng Tàu là xong” Thế có phải là đại họa không hả quý vị? Họ có biết đâu chiếm được nước Việt rồi thì người Tàu sẽ giết sạch người Việt để nhổ cái gai trong tim óc họ từ bao đời nay.

      • Lạc quan tếu says:

        Ngoài thì giặc Tàu xâm lấn bờ cõi, trong thì Việt cộng ra tay bắt bớ những người yêu nước . Thế cho nên, muốn bảo vệ đất nước, phải ra tay diệt Việt cộng trước .

  5. Nguyễn Văn says:

    Chính sách đối ngoại sai lầm của Mỹ đang thúc đẩy các nước lớn hung bạo hơn trong khi Mỹ lại yếu và suy kém.

    Tôi không muốn nói những lời tốt vì sẽ có hiểu lầm là bênh vực chế độ. Tôi không bênh vực chế độ cộng sản nhưng tôi quan tâm đến đất nước và dân tộc Việt Nam khi đất nuóc bị ngoại bang xâm lược.

    Việc Tàu đem giàn khoan vào lãnh hải VN là kết quả sau chuyến đi thăm 4 nước Á Châu của tổng thống Mỹ nhưng không nghé VN. Điều này là tín hiệu tốt cho Tàu dám mạnh tay hơn với VN, và cũng đồng thời cho thấy chính sách ngoại giao của Hà Nội hoàn toàn thất bại, VN đang bị lẻ loi hơn bao giờ hết.

    Việt Nam phải chuẩn bị tư thế sẵn sàng cho chiến tranh. Đừng sợ nhỏ và yếu hơn sẽ thua. Quân sự yếu kém hơn nhưng sẽ thắng về chính trị và ngoại giao, sẽ cứu vãn nền kinh tế sau này, và sẽ thắng quân xâm lược khi toàn dân đoàn kết cùng chiến đấu , đó là chiến sách của tổ tiên ta. Nếu phải đổ máu để chống xâm lăng thì phải đổ, VN đổ máu thì Tàu cũng phải đổ, không có gì không có cái giá của nó, nhất là cái giá cho dân tộc sinh tồn và quốc gia hưng thịnh. Nên nhớ sau cuộc chiến Tàu xâm lăng biên giới VN năm 1979, hai nước cắt đứt mọi quan hệ, Tàu phải rút về và VN vẫn tồn tại. Đừng nghĩ Tàu không sợ chiến tranh, kẻ sợ chiến tranh lúc này chính là kẻ xâm lược vì không chính nghĩa. Việt Nam phải nhân chuyện Tàu đưa giàn khoan xâm lấn lãnh hải mà cần dứt khoát thay đổi chính sách và đối sách với Tàu, đừng lo sợ vì lệ thuộc kinh tế với Tàu, sẽ có lối thoát tốt hơn khi giao thương với Mỹ và Tây Phương, cơ hội về với dân tộc xây dựng lại đất nước.

    Phải dứt khoát đuổi giàn khoan Tàu ra khỏi lãnh hải VN, không đối thoại khi giàn khoan chưa kéo về. Dứt khoát là thế!

    • vybui says:

      Chào bác Nguyễn Văn,

      Theo bác thì bác đối xử thế nào với kẻ “hai lòng”, xả thân cứu “bạn”?

      Báo Đảng, Người Lao Động, đang cay cú, về hùa với anh chàng Keith Johnson nào đó :” …Động thái cuả Bắc Kinh tượng trưng cho cái tát vào mặt Obama…”.

      Ôi, nước mất đến nơi, không lo chống đỡ, lại toa rập cùng với bọn cướp đang cướp nhà mình tát …”tượng trưng” vào mặt Mỹ!

      Còn thuốc nào để chữa?

      • Nguyễn Văn says:

        Chào bác vybui,

        Chẳng có lãnh đạo cộng sản nào, chẳng có thế lực nào, và cũng chẳng có nước nào cứu được VN ngoài chính mình, tức chỉ có dân mới cứu được nước.
        Lãnh đạo cộng sản VN thực ra chẳng bao giờ hai lòng mà chỉ một lòng với chủ nghĩa cộng sản, dẫu có “đánh chết” (như hiện nay) Hà Nội cũng không thay đổi. Đu dây với Mỹ chẳng ra là vì áp lực quá lớn từ chính đàn anh Tàu Cộng và cũng chính từ Mỹ để tiếp tục cầm quyền. Nói cộng sản phản tỉnh hay cộng sản sẽ thay đổi là chưa hiểu cộng sản. Chúng ta đừng bao giờ hy vọng vào con người cộng sản bất cứ điều gì, đừng nghĩ Hà Nội sẽ dựa vào Mỹ chống lại Tàu, không bao giờ có. Chẳng bao giờ một nước cộng sản dựa vào một nước tư bản để chống lại một nước cộng sản khác cả nên muốn cứu đất nước thì chỉ có một con đường duy nhất là giải thể chế độ cộng sản.

        Nước Việt Nam nằm trong thế luôn bị cường quốc xâu xé tính từ khi chủ nghĩa cộng sản ra đời trên thế giới. Khi thực dân Pháp rút và đất nước bị chia hai, cả hai miền, hai chế độ đều bị chi phối bởi ngoại bang. Ông Diệm không đi con đướng Mỹ muốn nên bị Mỹ tiêu diệt; Miền Bắc thì tuyệt đối đi theo chủ nghĩa cộng sản. Hai miền chiến tranh, trên khía cạnh quốc tế thì là chiến tranh ý thức hệ, nhưng trên khía cạnh quốc gia thì là nội chiến anh em một nhà tàn sát lẫn nhau. Đây là cái dại của tập đoàn lãnh đạo cộng sản Hà Nội, hay nói rõ hơn chính là Hồ Chí Minh; đây là cái dại thứ nhất. 1975 chiếm được Miền Nam, tưởng có hòa bình hạnh phúc (Miền Bắc bị tuyên truyền như vậy), nhưng không phải vậy mà chỉ là tang thương khi Hà Nội chủ trương triệt phá hoàn toàn Miền Nam; đây là cái dại thứ hai. Cái dại thứ ba là dựa vào Liên Xô phản lại Tàu Cộng để bị Tàu đánh và mất một phần lãnh thổ. Cái dại thứ Tư là đầu hàng bán nước ở Thành Đô. Và cái dại thứ năm là tin vào đàn anh, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc VN, đưa toàn dân vào kiếp sống nô lệ và đất nước coi như mất. Trong năm cái dại, lãnh đạo cộng sản VN đều có cơ hội để thoát nhưng họ không muốn thoát.

        Nói dài dòng như vậy để cho thấy là con người cộng sản VN không bao giờ có ý niệm thay đổi, dù mất nước. Cộng sản Hà Nội không bao giờ cho dân bất cứ quyền gì, chẳng bao giờ có tự do, dân chủ, nhân quyền khi chế độ cộng sản còn tồn tại.
        Thật ra, chẳng biết Tàu vỗ mặt Mỹ hay Mỹ vỗ mặt VN vì trong quá khứ Mỹ đã từng nhiều lần bật đèn xanh cho Tàu đánh chiếm VN. Chuyện giàn khoan thì còn di chuyển được, nhưng nếu mất đất, mất đảo thì coi như khó đòi. Việt Nam phải xóa bài làm mới lại. Không thể cứu nước khi cộng sản vẫn còn. Muốn cứu nước phải tiêu diệt cộng sản, và chỉ có dân mới có đủ sức mạnh này, chỉ có dân mới làm cho Tàu xâm lược cút khỏi đất nước Việt Nam.

        Vài hàng chia xẻ với bác vybui, chúc bác sức khỏe.

    • Trực Ngôn says:

      Trích: “Phải dứt khoát đuổi giàn khoan Tàu ra khỏi lãnh hải VN, không đối thoại khi giàn khoan chưa kéo về. Dứt khoát là thế!

      Xin bác Nguyễn Văn cho biết phải “dứt khoát đuổi giàn khoan Tàu ra khỏi lãnh hải VN” bằng cách nào, khi mà đảng CSVN độc quyền cai trị đất nước, bắt giam tất cả những ai biểu tỏ lòng yêu nước, dù chỉ là biểu tình phản đối?

      Bác đổ thừa cho “Chính sách đối ngoại sai lầm của Mỹ” (?) mà không cần biết đến sự ngu đần xuẩn động của CSVN?

      Bác có hiểu tại sao TQ gây hấn với Nhật Bản, Philippinen, nay chúng bỏ cuộc, xoay sang VN không?

      Tại vì “chính sách của Mỹ đấy bác ạ, họ sẵng sàng hợp tác với Nhật Bản, Philippinen vì những nước này thật tâm hợp tác với Mỹ. Còn CSVN?

      CSVN chỉ muốn đu dây, lạm dụng Mỹ, đây là bài học sau cùng cho CSVN, và cũng là cách chứng minh cụ thể cho nhân dân VN và thế giới biết bộ mặt thật của CSVN!

      Theo tôi thì đây chỉ là kịch bản được giàn dựng giữa TQ và CSVN, Tầu sẽ chiếm thêm biển của VN, họ sẽ không dời giàn khoan 981, nếu có, chỉ lùi lại vài hải lý nhưng vẫn ở trên phần biển của VN và coi đây là biển cuả họ!

      • Nguyễn Văn says:

        Thưa bác Trực Ngôn,<p

        Chiến tranh không chỉ đơn thuần đánh nhau bằng quân sự mà trên tất cả mọi mặt và phải vận dụng mọi sở trường và sở đoản để đạt chiến thắng, từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, tuyên truyền, gián điệp … và đồng minh, nghĩa là chiến tranh trên mọi mặt, và nếu thua một mặt nào đó thì có thể thua cả một cuộc chiến.

        Theo tôi hiểu, cộng sản VN bắt những người yêu nước xuống đường biểu tình chống Tàu, ngoài mặt nổi là sợ mất lòng Tàu, nhưng mặt chìm là nhà cầm quyền sợ bị dân lật đổ. Đây mới chính là nguyên do mà nhà cấm quyền cấm và bắt người dân yêu nước. Nhưng cộng sản VN hiện đang trực diện vấn đề có thể nói là nguy hiểm đến sự cầm quyền của đảng khi Tàu đem giàn khoàn vão lãnh hải VN mà cộng sản không thể làm ngơ hay che giấu mà phải đối mặt là chống hay không chống? Nếu chống mà dẫn đến chiến tranh thì đánh hay không đánh? Và nếu đánh thì dựa vào ai và chiến thuật gì để đánh? Theo tôi, chống cũng sợ, không chống cũng sợ, nghĩa là đường nào cũng có nguy cơ mất đảng hay mất quyền lực. Chống thì phải đứng về với dân hay cần đồng minh hỗ trợ và đương nhiên phải có điều kiện, và điều kiện sẽ là bất lợi cho sự độc quyền lãnh đạo và “yêu nước” của đảng; còn Không chống thì sẽ bị dân hỏi tội, cũng đe dọa sự tồn vong của đảng. Nhưng bác cho rằng “…đây chỉ là kịch bản được dàn dựng giữa TQ và CSVN,… thì tôi không hiểu bác lấy dữ kiện ở đâu mà cho rằng như thế?

        Bác hỏi tôi “Bác có hiểu tại sao TQ gây hấn với Nhật Bản, Philippines, nay chúng bỏ cuộc, xoay sang VN không? Tại vì “chính sách của Mỹ đấy bác ạ, họ sẵn sàng hợp tác với Nhật Bản, Philippines vì những nước này thật tâm hợp tác với Mỹ. Còn CSVN?”
        Bác cho rằng Tàu bỏ cuộc không gây hấn với Nhật và Phi là quá chủ quan và nguy hiểm. Họ không bỏ như bác nói mà sẽ đợi dịp thuận lợi nào đó đến thì sẽ lập lại, cũng như đang quay lại gây hấn VN vậy. Đây là cách thử để tìm chiến thuật chiếm đoạt sau này. Bác đừng thấy như vậy rồi cho là như vậy.

        Sự sai lầm của Mỹ, chỉ riêng VN, là nuôi dưỡng chế độ, cho cộng sản ăn cà rốt nhiều mà không đi kèm với cây gậy, không thật chủ trương ủng hộ cuộc đấu tranh của người dân VN mà ngược lại giúp chế độ tồn tại để tạo ảnh hưởng bảo vệ quyền lợi của Mỹ, hoàn toàn không vì quyền lợi đất nước và dân tộc VN. Nhưng tuy vậy, Hà Nội hiểu chơi với Mỹ thì sẽ mất quyền lực và cho rằng mất quyền lực quan trọng hơn chơi với Tàu mất nước nhưng còn đảng. Chính vì vậy mà mọi chống đối hay đòi hỏi đi theo quyền lợi của Mỹ từ người dân đều bị cộng sản tiêu diệt. Bác Trực Ngôn cho rằng bắt người dân yêu nước là sự ngu dần của cộng sản vì bác nhìn sự kiện theo quan điểm của bác mà quan điểm của bác thì nghịch với quan điểm của nhà cầm quyền Hà Nội, đảng cộng sản VN có cái nhìn riêng của họ mà họ tự cho là “khôn” vì sẽ bảo đảm được quyền lực của họ. Còn bộ mặt của cộng sản, nói chung, chứ chẳng riêng gì chỉ cộng sản VN, thế giới đều biết và biết hơn mình biết nhiều bác ạ

        Bác viết “Theo tôi thì đây chỉ là kịch bản được dàn dựng giữa TQ và CSVN, Tầu sẽ chiếm thêm biển của VN, họ sẽ không dời giàn khoan 981, nếu có, chỉ lùi lại vài hải lý nhưng vẫn ở trên phần biển của VN và coi đây là biển cuả họ!” Đó là nhận xét của bác, tôi không có dữ kiện nên không dám mạn bàn.

        Tóm lại là cộng sản bắt buộc phải chọn một giải pháp, và theo ý kiến của tôi, nếu chọn giải pháp chống thì phải đuổi giàn khoan trước khi nói chuyện phải trái; và đương nhiên muốn đuổi mà Tàu không đi thì phải đánh. Trong hai nguy cơ phải chọn, giải pháp chống vẫn tốt hơn vì sẽ được “hạ cánh an toàn”.

  6. Minh Đức says:

    Gặp Nguyễn Văn Thiệu còn cầm quyền thì chắc là đã cho máy bay Sukhoi ra bắn chìm cái dàn khoan này rồi. Đánh mày trước đã, tới đâu thì tới.

    • Tovanlai says:

      Tụi VC chỉ hèn với giặc và ác với dân, ví von như thế sao được

  7. Haile says:

    Sau chu-trình khảo-sát và phân-tích để đánh giá khả-năng. Khi được gọi là Khả-năng. Phải có đủ điều-kiện và phương-tiện để thực hiện khả năng đó. Trung-Cọng có đáng sợ hay không ? Ai có khả-năng hiểu biết rõ thực-lực khả-năng quân-sư của Trung-cọng ? Ông Trần-Trung-Đạo Biết ? ! Trung-Cọng có một khả-năng mà Mỹ cũng như thê-giới đều biết. Lực-lượng (nạn) Nhân mãn. Trung cọng chờ cơ hội để xử-dụng (hy-sinh) khả-năng nầy cho chiến-tranh trong tương lai. Để giải quyết hợp pháp nạn nhân-mãn có lợi cho Trung-Cọng thăng tiến. Lai tiêu hao không nhỏ khả-năng quân-sư. kinh-tài của quốc gia nào đó tham chiến với Trung-Cọng. Trung-Cọng sẽ vận-dụng chiến tranh Nhân-Dân. Đối-phương (Mỹ…) không dùng vũ-khí sát thương chiến-lược được. Trương-kỳ chiến đấu. Quân đối-phương chiến-đấu xa quê-hương lâu dài chán-nãn…Phản-chiến lại nỗi lên !

  8. Nguyễn Thế Viên says:

    Không nên ru ngủ về sức mạnh và tham vọng cuả Tàu. Theo tôi, Tàu lúc nào cũng đáng sợ cho VN. Từ ngàn xưa, dân tộc ta luôn lo sợ trước tham vọng đồng hoá cuả người Hán. Nỗi lo này càng lớn hơn khi nhà cầm quyền CSVN nô lệ Tàu về mọi mặt.
    Nguyễn Thế Viên

  9. NGÀN KHƠI says:

    NHẬN XÉT VỀ NHẬN XÉT CỦA TRẦN TRUNG ĐẠO

    Ông Trần Trung Đạo đưa ra bài nhận xét : TQ hiện nay có đáng sợ hay không ? Bài nhận xét có nhiều điểm lý thú, đáng suy nghĩ, song cũng có thể được bổ sung thêm vài ý thế này.
    Trung Quốc hiện nay do ĐCSTQ lãnh đạo, nhưng ý thức của một tỉ dân TQ chưa hẳn là đồng nhất với ý thức của ĐCS. Dù sao cứ tính tỉ lệ số dân muốn chiến tranh với VN vì do tuyên truyền chống VN từ trước đến nay về mặt xuyên tạc biển đảo, tuy đối với thành phần chung không lớn, nhưng lấy lượng thuần mà nói đó cũng là con số đáng gờm. Nên nói về dân số, nói về sức mạnh vũ khí quân sự, TQ rõ ràng vượt trội hơn VN rất nhiều.
    Tất nhiên khi chiến tranh xảy ra, VN không thể đánh ngược sang TQ mà TQ thì làm việc này được như họ đã từng làm. Vấn đề là nếu VN phản ứng trên biển, liệu TQ cũng chỉ phản ứng trên biển, hay cả trên bộ đối với VN ? Rõ ràng với tham vọng bành trướng ngày nay của họ, khi VN phản ứng trên biển, họ có thể nhân đó lấy cớ để phản ứng cả trên bộ nhằm đánh phủ đầu và khống chế luôn cả đất nước ta. Song họ có thành công theo cách đó hay không lại là chuyện khác.
    Nhưng có điều, nếu TQ cứ lẫn tới mãi, VN không thể lùi hoài mà đến lúc nào đó phải nhất quyết phản công lại. Thời điểm giàn khoan dầu hiện nay nhất thiết là như vậy. Bởi vì không thể để cho họ thực hiện ý đồ làm phép thử và tạo tiền lệ để hợp thức hóa mưu đồ lưỡi bò của họ đối với biển Đông, nhất là đối với cả mặt Đông thềm lục địa của ta được. Lùi bước này tức coi như khuất phục và sẽ tuyệt đối thất bại trước TQ. Không thể lùi nhưng VN có thật sự tiến hành ngay sự phản công vào giàn khoang cua TQ hay không chưa thể đoán ngay được. Mà nếu không như thế, rõ ràng VN chỉ vì yếu, vì bị lép vế mà không vì bất kỳ lý do nào khác.
    VN thật sự ngày nay không thể thương lượng song phương hay đối đầu song phương với TQ, như vậy có nghĩa chỉ nắm phần thua đến thua, bởi vì một bên trên cơ, bên dưới cơ về khá nhiều mặt. Cho nên cách tốt nhất của VN là đẩy vấn đề sang yêu cầu chung quốc tế, phải tìm các đồng minh thật sự cùng hội cùng thuyền hay có ý thức và ý muốn liên kết hiệu quả với mình. Hiện thời trên thế giới họa may chỉ có Mỹ mới có triển vọng mà không phải bất kỳ ai khác. Liệu VN có chịu chơi quân bài này không ? Chọn quân bài này có nghĩa VN đã mạnh dạn thách đố và tách khỏi mọi ảnh hưởng của TQ trong hiện tại và tương lai, để trở nên hai đất nước hoàn toàn bình đẳng và độc lập.
    Rõ ràng sau nhiều thập kỷ chiến tranh liên tục vừa qua, hầu hết người VN ngày nay đều không muốn chiến tranh. Tuy nhiên trước nguy cơ của đất nước trước TQ, không bất kỳ người VN sáng suốt, nhìn xa trông rộng, hay yêu nước nào lại không thể không nhất quyết ủng hộ chiến tranh để bảo vệ lãnh thổ, quyền lợi và danh dự quốc gia. Như thế rõ ràng giới lãnh đạo hay cầm quyền tại VN ngày nay đang đứng trước một sự lựa chọn quyết định nhất. Có vì quyền lợi của đất nước và nguyện vọng của toàn dân hay không, chọn như thế nào và không chọn như thế nào. Mọi cái sẽ được bày ra khách quan mà không thể nào che giấu hay ngụy tạo gì được vì thực tế không thể nào cho phép điều đó.
    Cuối cùng, chiến tranh là nguy hiểm, tàn phá, thiệt hại, nhưng thà chọn sự thiệt hại chẳng đặng đừng còn hơn là chấp nhận mọi sự thiệt hại mà không có bất kỳ con đường ra nào cả. Tâm lý của TQ thì ai cũng biết rồi, tham vọng của họ thì ai cũng biết rồi. Hai cái này không bao giờ thay đổi khi họ đã mạnh lên. Sự sáng suốt và sự quyết tâm hay của của VN nói chung chính là ở đây. Người cầm quyền hay lãnh đạo có đi đúng chiều, có phù hợp hay không đối với nguyên vọng, ý chí thiết yếu nhất của toàn dân tộc và đất nước cũng chính là ở đây.

    NON NGÀN
    (08/5/14)

  10. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa tác giả và bà con,

    Ông Trần Trung Đạo phô trương kiến thức lung tung, đa phần không ăn nhập vào đâu hết.

    Tôi không nhớ rõ nhà phân tích phương Tây nào đó, đã nói thẳng ra sự thật, TRUNG CỘNG LUÔN LUÔN LỢI DỤNG CƠ HỘI THUẬN TIỆN ĐỂ GÂY HẤN VÀ XÂM LĂNG VIỆT NAM NÓI RIÊNG, LÂN BANG NÓI CHUNG.

    Một vài thí dụ điển hình rõ nét:

    1/ Đầu năm 1974 xâm chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH với sự tiếp tay của CSVN.
    Dương Danh Di sau này cố biện hộ bằng đưa ra bằng chứng khi trình bày với thượng cấp cũ (Nguyễn Cơ Thạch ?) chuyện này, thì bị hỏi ngược lại đại khái: Chú xem chuyện thống nhất đất nước quan trọng hay chuyện mất Hoàng Sa ? DDD câm mồm, bởi đồng tình với đàn anh coi Mỹ-Ngụy là kẻ thù không đợi trời chung và muôn đời. Cho nên đến giờ này CS Ta vẫn ngại ngùng khi chơi với Mỹ, và chỉ theo đuôi CS Tàu trong quá trình “lột xác” hiện nay.
    Ngắn gọn, tất cả chỉ vì quyền lợi của đảng CS chúng nó, chứ không vì dân vì nước. Cho nên mất đoàn kết và Tàu cộng nhân đó mà thao túng

    2/
    Chiến tranh biên giới phía Bắc đầu năm 1979, tuy kéo dài khoảng một tháng, nhưng xung đột biên giới hai nước kéo dài đến 10 năm, gây nhiều tổn thất cho VN.
    Dẫn xuất từ chiến tranh giữa VN với Khmer Đỏ ngay từ khi CS nắm quyền ở hai nước này trên toàn lãnh thổ. CS Tàu nhân cơ hội thọc gậy bánh xe, rồi Đặng Tiểu Bình tim cơ hội tốt “dậy cho VN một bài học” ! CSVN xa lầy ở Miên và cuối cùng phải rút quân qua áp lực tứ phía, nhất là từ Âu Mỹ.

    wikipedia
    Cùng lúc căng thẳng Việt Nam-Trung Quốc lên cao thì ở biên giới phía tây nam của Việt Nam, chính quyền Khmer Đỏ, với sự bảo trợ của Trung Quốc, cũng bắt đầu leo thang hoạt động quân sự xâm lấn miền Nam Việt Nam. Các xung đột lẻ tẻ ở khu vực này đã nhanh chóng bùng nổ thành Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia với hệ quả là Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ. Đứng trước tình hình đó, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lý do “dạy cho Việt Nam một bài học” (lời Đặng Tiểu Bình) nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam để giúp chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ.

    Quan hệ Việt Nam – Campuchia ngày càng đi xuống, thể hiện ngay từ tháng 5 năm 1975 khi Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu và bắt đi hàng trăm dân thường, lên cao trào vào những năm 1977-1978 khi Khmer Đỏ nhiều lần đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam tàn sát hàng chục nghìn dân thường. Trong suốt thời gian đó và cả về sau, Trung Quốc luôn là nước viện trợ đắc lực cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự. Chính phủ Việt Nam nhiều lần đề nghị Trung Quốc giúp đỡ dàn xếp quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia, song Trung Quốc im lặng. Bên cạnh các nỗ lực ngoại giao không thành nhằm xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc và Campuchia, Việt Nam tin rằng Trung Quốc đang sử dụng Campuchia để tấn công Việt Nam.

    Tuyên bố chủ quyền của nước Việt Nam thống nhất năm 1975 đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cách ứng xử của Việt Nam đối với người Việt gốc Hoa; và cố gắng của Việt Nam trong việc xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa ba nước Đông Dương được Bắc Kinh xem là nỗ lực nhằm thống trị Đông Dương và là ví dụ về sự hỗn xược của Việt Nam. Từ tháng 8 năm 1975, Trung Quốc bắt đầu giảm mạnh viện trợ kinh tế cho Việt Nam, cắt hoàn toàn vào tháng 6 năm 1978. Cũng năm 1975, Trung Quốc cho Campuchia vay không lấy lãi 1 tỷ USD và kí kết một hiệp ước quân sự bí mật với chính quyền Khmer Đỏ vào tháng 2 năm 1976. Tháng 2 năm 1976, trong dịp Vương Thượng Vĩnh, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đến Phnôm Pênh đàm phán với Son Sen, Trung Quốc đã đồng ý viện trợ quân sự cho Campuchia 226 triệu nhân dân tệ (tương đương 1,5 tỷ USD) trong ba năm (1976-1978). Chính sách ngoại giao của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á cũng được thay đổi theo hướng tăng cường quan hệ với khối ASEAN vốn ở thế đối đầu với các chính quyền cộng sản Đông Dương đồng thời cắt bỏ viện trợ của nước này đối với các đảng cộng sản ở Đông Nam Á. Tháng 2 năm 1977, Trung Quốc nói với Việt Nam rằng, không sẵn sàng cung cấp viện trợ cho Việt Nam trong công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh.
    [hết trích]

    Cũng cần nói thêm là các năm 77, 78 và 79 là những năm đói khổ nhất trong cả nước, dân ăn độn dài dài, để dành lương thực cho bộ đội đang làm nhiệm vụ quốc tế vô sản ở Miên. Sau đó lại náo loạn vì vụ “nạn kiều Việt gốc Hoa”, làm bùng nổ đi vượt biên bán chính thức, tạo ra thảm trạng “thuyền nhân / boat people” chấn động khắp thế giới.
    CSVN đã tỏ ra rất lúng túng trong tình thế chúng gọi là “thù trong giặc ngoài” ấy. Đặng Tiểu Bình thừa nước đục thả câu, một công đôi chuyện nhằm cứu giúp cho đàn em Khmer Đỏ nữa.

    3/
    Chiếm một phần Trường Sa đầu năm 1988

    wikipedia:
    Hải chiến Trường Sa 1988 là tên gọi của cuộc chiến trên biển Đông năm 1988 khi Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa đưa quân chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam mất ba tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, thương vong 24 thủy binh. Kể từ đó Trung Quốc đã chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số đá ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.
    Trong tài liệu của Hải Quân VN, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88).
    [hết trích]

    Tôi tra cứu wikipedia phần tiếng Anh, tìm thấy trong phần Bối cảnh (Background) của Hải chiến Trường Sa (The Johnson South Reef Skirmish of 1988 / Chinese: 赤瓜礁海战 / pinyin: Chìguā jiāo hǎizhàn) có phần trích dẫn từ tài liệu mới của một giáo sư Nam Hàn Koo, Min Gyo cho biết Tàu cộng đã dựa vào thế lực quốc tế để gây hấn trong lần này.

    wikipedia:
    Background:
    During the 14th UNESCO Intergovernmental Oceanographic Commission (IOC), it was agreed upon that China would establish five observation posts, including one at the Spratly Islands, for worldwide ocean survey.[6] In March 1987, the UNESCO IOC commissioned China to build the observation post at the Spratly Islands.[6] In April 1987, after numerous surveys and patrols, China chose the Fiery Cross Reef as the ideal location for the observation post, because the unoccupied reef was remote from other claims and it was large enough for the observation post.[6] Between January and February, Vietnamese forces began establishing a presence at surrounding reefs to monitor the Chinese activity.[6] This led to a series of confrontations as the People’s Liberation Army Navy (PLAN) began defending its position.[6]

    [6] Koo, Min Gyo (2009). Island Disputes and Maritime Regime Building in East Asia. Dordrecht: Springer. p. 154. ISBN 978-1-4419-6223-2.

    ===
    Internet:

    Koo, Min Gyo is an assistant professor in the graduate school of public administration at Seoul National University, Seoul, Korea.
    His research and teaching interests include international and East Asian political economy, the politics of international trade, international governance, and Asia-Pacific security affairs.
    He has recently published a book, entitled Island Disputes and Maritime Regime Building in East Asia: Between a Rock and a Hard Place (2009). Aside from several book chapters, he has published his research in a wide range of journals, including The Pacific Review, Pacific Affairs, European Journal of East Asia Studies, Global Asia, Harvard Asia Quarterly, and Journal of East Asian Studies.
    He has also co-edited (with Vinod K. Aggarwal) Asia’s New Institutional Architecture: Evolving Structures for Managing Trade, Financial, and Security Relations (2007). During the academic years 2005-2007, he served as a postdoctoral fellow at the Center for International Studies, as a research fellow at the Korean Studies Institute, and as a full time lecturer in the School of International Relations at the University of Southern California. He also taught at Yonsei University as an assistant professor in the department of public administration.
    Prior to obtaining his Ph.D. from the University of California, Berkeley, he received his B.A. in political science and M.A. in public administration from Seoul National University. Professor Koo also holds an M.A. in international relations and international economics from Johns Hopkins University School of Advanced International Studies.

    Cũng nên biết vào cuối thập niên 80 CSVN đang lao đao khốn khó, nên vào năm 1987 Nguyễn Văn Linh đang là tổng bí thư lúng túng kêu gào đồng bọn: “Đổi Mới hay là chết !?”. Thế là rục rịch có thay đổi gọi là Perestroika kiểu Liên Xô do Gorbachov khởi xướng.
    (Giữa thập niên 90 lại cũng Đổi Mới, nhưng theo kiểu Tàu. Bởi ĐM theo LX một thời gian thấy kô song, nên đóng sập cửa lại vào cuối thập niên 80, do thấy khối Cộng ở Đông Âu và LX tan vỡ, còn trong nước phong trào Phản Tỉnh Phản Kháng dâng cao ở văn nghệ, còn mặt chính trị xuyên qua cái gọi là Câu Lạc bộ những người kháng chíên cũ do Nguyễn Hộ và các đồng chí khởi xướng, như Tạ Bá Tòng …)

    wikipedia: ĐỔI MỚI
    * 1986: Sau khi Lê Duẩn qua đời, Trường Chinh giữ chức Tổng Bí thư chính thức phát động công cuộc Đổi Mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức thực hiện Đổi Mới, bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

    * 1/3/1987: giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các tuyến đường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa.

    * 18/5/1987: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười sang thăm Liên Xô. Gorbachyov giục Việt Nam cải cách kể cả thông thương với các nước tư bản.

    * 5/4/1988: Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ về Đổi Mới quản lý kinh tế nông nghiệp (hay còn gọi là Khoán 10).

    * 24/5/1988: 19 tỉnh miền Bắc đói to. Chính quyền chính thức yêu cầu Liên Hiệp Quốc viện trợ nhân đạo khẩn cấp.

    * 12/6/1988: Nghị quyết bỏ hẳn chính sách hợp tác hóa nông nghiệp để tăng gia sản xuất.

    * 1989 Việt Nam đã xuất khấu gạo đứng thư 3 thế giới(sau Thái Lan và Hoa Kì)

    (còn tiếp)

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa bà con,

      Như đã trình bày vào giữa thập niên 80, cụ thể 1986 CSVN qua thúc dục của Gorbachov nên đành chuẩn bị ĐM (đổi mới, ko phải đjú mợ nhớ) theo kiểu LX. Ban đầu bỏ trò ngăn sông cấm chợ bởi đám công an kinh tế ba, đẩy mạnh hơn nữa khoán sản phẩm, tinh giảm bộ máy nhà nước, giảm bớt sĩ số quân nhân …
      (Thực ra hồi tôi còn ở VN vào khoảng 1985 đã có ĐM bằng trò chơi gọi là “Ba Lợi Ích”để cải thiện sinh hoạt cuộc sống cán bộ công nhân viên nhà nước do đồng lương chết đói trong khi vật giá gia tăng đáng kể)
      Hàng lậu như thuốc Tây made in Thailand, đồi điện tử như đồng hồ, hàng vải và thuốc lá (Sa-mit) nhãn Thái Lan tràn ngập thị trường, nhất là ở vùng chợ trời biên giới phía Tây Nam (Gò Dầu Hạ phía Tây Ninh chẳng hạn). Tàu đánh cá Thái Lan lấp ló ở ngoài khơi VN để trao đổi hàng hóa tưng bừng (VN lấy vàng và đô Mỹ mua hàng của phía Thái). Bà con lo kiếm tiền quên chuyện vượt biên, bởi bác sĩ tha hồ mở phòng mạch tư ngoài giờ hành chánh, tư nhân tha hồ mướn bằng dược sĩ mở dược phòng tư, xí nghiệp tư nho nhỏ đội lốt nhà nước kinh doanh, kể cả cửa hàng ăn uống, nơi giữ xe, tụ điểm chíêu phim video tư nhân, cũng như nơi giải trí hồ Kỳ Hòa quận 10 thành Hồ ló giáng để các ca sĩ cũ mới đến trình diễn, cũng như Nhà hát quận 10 hiện đại mới xây kế Viện Hóa đạo cũ … Xe cúp Nhật mới lác đác xuất hiện thay cho honda dame quen thuộc.
      Nói tóm lại Sài Gòn như hồi sinh lại cảnh trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.

      Nhưng rồi cuối thập niên 80 khối cộng Đông Âu thi nhau xụp đổ tan tành, cũng như ở LX vậy. Jelsin thay cho Gorbachov, đặt đảng CS ngoài vòng pháp luật như Ba Lan, do đám CS làm đảo chánh lật Gorbachov. Riêng với các lân bang cũ, như VN, buôn bán theo kinh tế thị trường, chứ ko kiểu tối hệ quốc như thời mồ ma CS, nhất là các mặt hàng chiến lược, như săng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón … Các nước Đông Âu cựu CS cũng bắt chước theo, khiến VN khốn đốn đủ đường. Về lý thuyết (đảng và nhà nước) CS thì bị phá sản ngay tại nơi sinh ra nó; về kinh tế khốn khổ khốn nạn bởi hàng nhập với giá cao ngất so với ngày cũ. Kinh tế mới cất cánh đã bị rơi độp xuống đất bởi lạm phát, thiếu ngoại tệ mua hàng …

      Thế là hết trông mong ở anh cả đỏ Liên Xô với các nước xã nghĩa anh em trong khối Comecon và khối Varsovie, nên đành quay trở về kẻ thù là Mỹ và Tàu cộng.
      Hà Nội bèn tìm cách nói chuyện với Mỹ, không còn õng ẹo làm cao nữa, mà chấp nhất cái gọi là LỘ ĐỒ BỐN CHẲNG (Road Map) của Mỹ, đánh đổi lấy những viện trợ nhân đạo không bồi hoàn của Mỹ, nhất là qua đó Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận (embargo).
      Từ giữa thập niên 90 Hà Nội bắt đầu công cuộc ĐM theo phương cách Tàu cộng, và đẩy mạnh vào cuối thập niên 90 sang những năm đầu của thế kỷ 21. Đó là kinh tế thị trường the định hướng xã nghĩa, trong khi vẫn độc tài độc đảng.

      Chính cái trò “treo đầu dê bán thịt chó” đó (nhà chính trị gia lão thành Nguyễn Ngọc Tân của đảng Tân Đại Việt gọi miả mai là “cữ sôi ăn nếp”, bởi đã kinh tế thị trường là theo tư bản lại (đeo) thòng (lọng) “định hướng CS” ở trỏng), nên tạo ra nhiều bất công xã hội, gây ra những xung đột xã hội (social conflicts) trầm trọng.
      Thí dụ mảng kinh tế quốc doanh nắm chủ đạo, hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, như ưu tiên vay mượn vốn từ ngân hàng với tiền lời rất thấp, nhưng lại chuyên làm ăn thua lỗ, khiến nhà nước phải bù lỗ dài dài. Trong khi mảng kinh tế tư nhân làm ăn phát đạt, mang nhiều lợi ích cho kinh tế quốc dân, lại bị ngược đãi, chèn ép, như khó vay vốn đầu tư, và chịu lãi xuất cao.
      Các dự án lớn đô thị hóa và công nghiệp hoá các vùng nông thôn … dẫn đến các dự án lớn nhỏ qui hoạch đất đai nông nghiệp hay các nơi đông dân cư ngụ ở đô thị chẳng hạn, gây ra nhiều mâu thuẫn do không đạt tới thoả thuận công bẵng giữa bên bán là dân và bên mua là chính quyền, dẫn đến tình hình dùng bạo lực để áp chế, nhằm cưỡng đoạt tài sản dân từ phía chính quyền, gây ra những phản kháng qua các phong trào dân oan hay giáo oan … ngày một gia tăng. Nguyên nhân chính truy nguyên ra vẫn là sự lạm quyền của đám quan chức tham nhũng mọi cấp.

      Bắc Kinh biết rõ hơn ai hết cái giá phải trả cho con đường mình đang đi theo, cho nên nắm rõ tình hình xã hội VN trong tay. Chính vì thế mà Bắc Kinh càng ra sức lũng đoạn bằng mọi cách, gây nên một sự tan vỡ thật sâu đậm trong xã hội VN. Bắc Kinh đổ tiền đổ của vào thao túng mặt kinh tế, đầu tư ở VN, gây nên những náo loạn thường trực, nguyên nhân của những bất ổn xã hội VN.
      Vụ khai thác bô-xit Tây Nguyên là một thí dụ điển hình nhất. Tranh chấp gay gắt kéo dài đã diễn ra giữa nhà nước VN với dân sở tại, với trí thức trong và ngoài nước, thậm chí trong nội bộ đảng CS, trong khi Cộng đảng Tàu ngồi rung đùi đạo diễn vở tuồng “ngao sò tranh nhau ngư ông hưởng lợi” !
      Bắt chước theo Tàu cộng đàn áp vô lối những giáo phái như Pháp luân công, cũng như các tôn giáo lớn, cũng như các dân tộc ít người… gây thêm những xáo trộn xã hội khác nữa.
      Thêm vào đó hố ngăn cách nghèo giầu ngày một khoét rộng ở thành thị, giữa thành thị với thôn quên và các vùng sâu xa.

      Bắc Kinh nhân cơ hội gọi là “diễn biến hòa bình” đã tìm mọi cách đánh cho Hà Nội những cú đánh thật ngoạn mục như chính sách xâm lăng ở Biển Đông, tạo ra những bức xúc ghê gớm trong và ngoài nước trước thái độ ươn hèn thụ động của CS Ta. Đó là chưa kể ngón đòn thâm hiểm môi sinh qua tác động của việc xây dựng một loạt 14 con đậy thủy điện bậc thềm (en cascade) ở thượng nguồn sông Mekong trong tỉnh Vân Nam (Yunan), cũng như xúi bẩy và hổ trợ cho Lào cùng Miên xây đập thủy điện trên các dòng chính và phụ của sông Mekong, gây tác hại không lường trên đồng bằng sông Cửu Long. Đó là độ nhiễm mặn gia tăng đáng kể, cũng như lũ về sớm hơn và lụt nhiều thay cho lũ …

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Thưa bà con,

        Chưa bao giờ Tàu cộng tỏ ra hung hăng và cương quyết hành động như lần này ở Biển Đông. Đó là dùng một lực lượng hùng hậu để bảo vệ việc kéo dàn khoan tối tân đắt giá nhất vào khi đang tranh chấp ở Biển Đông.

        Ký giả Việt Long của RFA trong bài xã luận “Phải làm gì để chống Trung Quốc ?” hộm hôm 08 tháng năm phân tích:

        [trích]
        Nghiêm trọng hơn tranh chấp Nhật-Trung

        Chuyện phải đến đã đến. Tàu cảnh sát biển Việt Nam tiến ra hải phận của mình để thăm dò và toan cản trở hoạt động của giàn khoan dầu bất hợp pháp của Trung Quốc. Tàu Trung Quốc liền húc tàu Việt Nam để cản trở không cho tới gần giàn khoan. Cuộc đối đầu này mạnh bạo và nghiêm trọng hơn vụ Trung Quốc- Nhật Bản đối đầu ở Senkakư/ Điếu Ngư. Nơi đó không ai thăm dò hay khai thác vùng biển của ai, vì hai bên đều phải gờm nhau về phương diện quân sự. Ở biển Đông tương quan lực lượng khác hẳn.

        Trước hết cần đánh giá cao việc Việt Nam phản ứng nhanh chóng và chừng mực, dù thua thiệt cũng làm được việc xác định vững vàng lập trường về lãnh hải, lãnh thổ.

        Hai lực lượng cảnh sát biển chênh lệch nhau rất xa về số lượng và tầm cỡ tàu hoạt động, nên Trung Quốc không ngần ngại dùng hành động thô bạo để hiếp đáp Việt Nam. Trung Quốc đã điều động tới 80 chiếc tàu đủ loại để đối đầu với 29 chiếc tàu cảnh sát biển Việt Nam, không kể nhiều máy bay bay vòng trên không để uy hiếp tinh thần. Cùng lúc, Hoàn Cầu Thời báo, Global Times, cơ quan ngôn luận đối ngoại của đảng Cộng sản Trung Quốc, tung ra bài xã luận đòi dạy thêm cho Việt Nam bài học tốt hơn! Nội dung của Global Times mới phản ảnh quan điểm đích thực của cả đảng Cộng sản lẫn phần đông dân Trung Quốc trong các vấn đề đối ngoại.

        Ở Senkakư/ Điếu ngư, tàu tuần duyên Nhật Bản lớn hơn rất nhiều so với những tàu dân sự xâm nhập nhưng cũng chỉ phun vòi rồng và hai chiếc ép một đầu tàu kia để họ phải chuyển hướng ra khỏi hải phận. Đối với tàu Trung Quốc, tàu Nhật chỉ có thể bắc loa kêu gọi họ rời hải phận, gây nên khẩu chiến, không thể đụng chạm với Trung Quốc.

        Nhưng ở biển Đông, Phó Tư lệnh lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam, ông Ngô Ngọc Thu, cho biết đã có ba sự kiện tàu Trung Quốc húc tàu Việt Nam, gây thiệt hại nhẹ cho tàu, 6 thủy thủ Việt Nam bị thương. Điều đáng lưu ý là công luận cả nước Việt Nam đang bừng bừng phẫn nộ. Khắp các mặt báo đầy rẫy những ý kiến của người dân trong nước, với một số ít từ ngoài nước, đả kích Trung Quốc, đòi hỏi Hà Nội phải tỏ ra cứng rắn đối phó, dù bằng chiến tranh. Hầu hết ý kiến đòi quyết chiến, sẵn sàng hy sinh. Du học sinh tại Tokyo, Berlin biểu tình đông đảo, đả đảo Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Tại Việt Nam, được biết có 20 nhóm dân sự sẽ biểu tình chống Trung Quốc vào cuối tuần này.
        [hết trích]

        Câu hỏi đặt ra, tại sao đến lúc này Tàu cộng lại tỏ ra hung hăng chưa từng thấy ???

        Có thể lý giải bằng nhiều lý lẽ:

        1/
        Có liên quan đên chuyến công du của Obama vừa qua ở Á châu với lời cam kết bảo đảm an ninh khu vực, cũng như tới xung đột ở Ukraine, giúp cho Trung quốc thả ballon thăm dò tứ phía, nhất là sắp tới có hội nghị các nước Asean ở Miến Điện

        1.1/

        Trang mạng của Forbes dẫn ý kiến của nhà phân tích Gordon G. Chang cho rằng vụ việc xảy ra là cách để các nhà lãnh đạo Trung Quốc thách thức cam kết của Tổng thống Mỹ Barack Obama đối với an ninh khu vực không lâu sau chuyến công du châu Á của ông hồi cuối tháng trước.

        “Với hành động lần này, Bắc Kinh đã vượt qua hai lằn ranh quan trọng,” bài báo dẫn nguồn từ Nelson Report, một bản tin nội bộ của Washington, nhận định.

        “Đây là lần đầu tiên Trung Quốc khoan ở vùng biển Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc công khai sử dụng tàu thân xám, tức tàu hải quân, để hỗ trợ cho tàu thân trắng, tức tàu hàng hải dân sự.”

        Theo bài báo của Forbes, Bắc Kinh có thể đang tranh thủ lúc Washington đang tập trung vào cuộc khủng hoảng Ukraine, bày tỏ sự khinh thường ông Obama hoặc nước này chỉ nhằm vào một nước nhỏ mà tấn công. (theo BBC)

        1.2/
        Trang mạng kênh truyền hình Mỹ CNBC có một bài nhận định, cho rằng Hà Nội ‘hết sức cẩn trọng khi phát ngôn về Trung Quốc, nước mà giao thương song phương đã vượt mức 50 tỷ đôla Mỹ vào năm 2013’.

        Bài báo này dẫn ý kiến của hai phân tích gia Ernest Bower và Gregory Poling ở Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington nói rằng vụ việc dàn khoan này có ý nghĩa ‘quan trọng’.

        “Việc Trung Quốc làm tới để đặt giàn khoan ngay sau khi chuyến Á du của Tổng thống Barack Obama cho thấy rõ quyết tâm của Bắc Kinh muốn thử phản ứng của Việt Nam, các nước trong Asean và Washington.”

        Cũng theo hai vị này thì Bắc Kinh đang tìm cách ‘thay đổi lớn trên hiện trạng’ vì họ cảm thấy Washington đang bị phân tâm với tình hình ở Ukraine.

        “Nếu Trung Quốc tin rằng Washington đang mất tập trung… và không sẵn sàng thực hiện những cam kết an ninh mạnh mẽ mà ông Obama đã nhắc đi nhắc lại với Nhật Bản và Philippines thì những hành động ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa sẽ để lại hậu quả lâu dài đối với khu vực và thế giới.”

        Bài báo cũng dẫn lời một quan chức dầu mỏ Trung Quốc nói quyết định triển khai giàn khoan dường như là một ‘quyết định chính trị’ chứ không phải là ‘quyết định thương mại’.

        “Quyết định này thể hiện ý chí của chính phủ Trung Quốc và cũng liên quan đến chiến lược của Mỹ ở châu Á,” vị quan chức này nói với điều kiện giấu tên. (BBC)

        2/

        Riêng tôi còn thấy rằng, Trung cộng không thể chờ lâu hơn nữa, bởi VN đang nỗ lực xây dựng lực lượng không và hải quân hiện đại, để bảo vệ biển đảo của mình, qua sự tung tiền ra mua rất nhiều vũ khí tối tân chẳng những của Nga, mà cả của tư bản như Hòa Lan, Canada và có thể của cả Mỹ trong tương lai. VN lại ráo riết tập luyện, kể cả dùng bom đạn thật khi tập và đã tập trận chung với các lân bang và với Mỹ.

        Hiện nay Hà Nội tỏ ra nhẫn nhịn có thể là để bảo toàn lực lượng còn non kém, chưa có kinh nghiệm chiến đấu với các vũ khí tối tân đang có trong tay. Chính vì thế mà lòng dân VN trong và ngoài nước sục sôi, hết lời thoá mạ đảng và nhà nước CS, hoàn toàn mất tin tưởng vào đảng và nhà nước CS, cho rằng đó là chỉ dấu hùng hồn nhất của sự bán nước cầu vinh.

        Có thể nói đã gần đến tận cùng của sự chia rẽ giữa quảng đại quần chúng với đảng và nhà nước CSVN. Vì thế nhân cơ hội này Bắc Kinh chính thức thách đấu, để đẩy sự chia rẽ đến hết thuốc chữa !

        Nếu CSVN tiếp tục tránh né cũ, rõ ràng CS Tàu “bất chiến tự nhiên thành” trên nhiều phương diện: quân sự, chính trị, và nhất là mặt chiến tranh tâm lý; còn nếu CSVN ra mặt đánh đấm đàng hoàng, đó là cơ hội tốt làm gỏi một số vũ khi mới đặt giá của VN.

        Cũng trong xã luận trên Việt Long của RFA đã cung cấp những dữ kiện, cho thấy điều trên là đứng đắn:

        [trích]

        Việt Nam làm được gì?

        Hiện tình đáng lo ngại ở chỗ chắc chắn Trung Quốc không thể lùi bước, một khi đó đã là chiến lược lâu dài. Việt Nam cũng khó lòng tháo lui, tình hình sẽ diễn tiến ra sao?

        Dù toàn dân sẳn sàng hy sinh, Việt Nam cũng không thể khai chiến vào lúc này, là lúc lực lượng quân sự còn trong giai đoạn tăng cường để phát triển lớn mạnh đến mức đủ sức tự vệ.

        Tuy không quân hải quân Trung Quốc cũng đang trong thời kỳ phát triển cho hoàn chỉnh, nhưng tương quan lực lượng hiện nay chênh lệch rất xa. Quân đội Việt Nam vào ngày hôm nay không thể đương đầu với hải lục không quân Trung Quốc. Các cấp lãnh đạo và người dân trong nước hẳn cũng hiểu điều đó, nên Việt Nam phải tìm cách hành động sao cho ít nguy cơ đụng độ, vùa giữ thể diện đồng thời vẫn giữ lập trường bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và… chờ thời, nghĩa là chờ chuẩn bị xong xuôi rồi mới có thể tính thêm những bước cương quyết hơn.

        Nếu Việt Nam hành động mạnh ngay lúc này, mà người ta tin đó không phải là ý định của Hà Nội, thì đó chỉ là manh động, không thể tránh thất bại.

        [hết trích]

        Tiến sỹ Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Thành thị Hong Kong, nói: “Trung Quốc dường như rất quyết tâm trong việc đặt dấu chân mình một cách chắc chắn vào vùng biển có tranh chấp.”

        “Hà Nội đang bị dồn đến chân tường, mặc dù các chính sách của Trung Quốc mà hầu như bất cứ ai ngoại trừ Trung Quốc đều cho là không có cơ sở pháp lý đã dẫn đến tình hình hiện nay,” Tiến sỹ London được dẫn lời nói. [BBC]

        (còn tiếp)

    • noileo says:

      Trích: “Cho nên đến giờ này CS Ta vẫn ngại ngùng khi chơi với Mỹ, và chỉ theo đuôi CS Tàu trong quá trình “lột xác” hiện nay.
      Ngắn gọn, tất cả chỉ vì quyền lợi của đảng CS chúng nó, chứ không vì dân vì nước. Cho nên mất đoàn kết và Tàu cộng nhân đó mà thao túng”
      (Lão Ngoan Đồng tuyên ngôn độc lập)

      Nhưng khi VNCH liên kết với Mỹ để chống “CS Ta”, tay sai Tàu cộng & quân bán nước cho tàu cộng, thì lại có mấy tên trí thức đứng giữa háng chuyên nghề nói xấu VNCH, trổ tài sào nấu & xuyên tạc, gọi đó là VNCH làm công cụ chống tàu cộng cho Mỹ, với dọng điệu mỉa mai đểu cáng, gọi cuộc chiến đấu của VNCH chống lại cuộc xâm lăng của Việt cộng & Tàu cộng là “VNCH chỉ lo phòng thủ dùm cho Mỹ”

Phản hồi