WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sáu mươi năm ngày đất nước bị chia đôi[2]

Vào Nam

Vào Nam

 

Tiếp theo phần I

Phần II: Cuộc Di cư vĩ đại

Như đã nói ở trên, thời hạn để quân Pháp và Chính phủ Quốc gia VN rút xuống dưới vĩ tuyến 17 được ấn định: Hà nội 80 ngày, Hải dương 100 ngày, Hải phòng, 300 ngày, đây là địa điểm tập trung di cư. Người dân tại hai bên vĩ tuyến có quyền đi theo quân đội của mình. Trước ngày ký Hiệp định, tại Hà nội đã có nhiều nhà khá giả, trí thức mua vé máy bay vào Nam. Khi Hiệp định Genève vừa được ký kết và có hiệu lực, tại các thành phố lớn châu thổ sông Hồng: Hà Nội, Hà Đông, Hải Dương, Hải Phòng…các gia đình trí thức, trung lưu hoặc làm việc cho chính phủ Quốc gia đã vội vã khăn gói lên đường vào Nam ồ ạt.

Tại Hà Đông, Hà Nội giới trí thức, các trường trung học, đại học cũng vội đi Nam, họ bán tống tang đồ đạc, máy móc để lên đường, một cái máy hát quay đĩa giá mấy ngàn đồng chỉ bán năm, sáu trăm, đĩa hát, tiểu thuyết rẻ như bèo. Những người đi đợt đầu được nhiều ưu đãi, có khi Ủy hội quốc tế cho xe đến tận nhà đón đi, hàng ngày có bốn năm chục chuyến bay Dakota chở hàng ngàn dân di cư vào Sài gòn cũng như các tầu Mỹ tại Hải phòng liên tục chở người di cư. Những người này hoặc đã có kinh nghiệm Việt Minh Cộng sản, hoặc sống sung túc, tự do quen không thể ở lại được. Đối với họ Việt Minh là biểu tượng của nghèo nàn đói khổ, hà khắc, Việt Minh đi tới đâu chỉ đem tới toàn là cảnh khốn cùng sơ xác mà tâm lý con người ai cũng muốn tìm nơi sung túc, đất lành chim đậu.

Hai tháng rưỡi đã trôi qua từ ngày đình chiến, bọn trẻ tại các làng Đào Nguyên, La Dụ, Đông Lao.. kéo nhau lên đê đón các anh bộ đội chiến thắng Điện Biên trở về tiếp thu Hà Đông, Hà Nội. Các anh vui vẻ tử tế khiến mọi người thấy một niềm vui lâng lâng của cuộc sống mới lạ do những người từ hậu phương mang lại. Những người di cư hồi ấy phần nhiều dân thành thị, ít người thôn quê, người dân quê không có ý thức Quốc gia, Cộng sản, đối với họ, chính phủ nào, chế độ nào cũng vậy và họ chọn ở lại. Thế rồi ngày vui qua mau, một tương lai u ám đen tối đã bắt đầu hiện rõ, chính sách thuế nông do chính phủ ban hành khiến mọi người kinh hoàng.Từ thời phát xít, thực dân chưa bao giờ người dân phải đóng thuế và bị bóc lột xương tủy như thế. Thuế đánh gấp bốn, gấp năm lần thu hoạch, nhiều nhà dâng hiến ruộng nương cho chính phủ cũng không được chấp nhận, người ta không hiểu VM muốn gì, muốn đưa trung lưu, phú nông vào con đường chết?

Chính phủ tiến hành làm đường tầu hỏa Mục Nam Quan sang Tầu để chở thóc gạo đền ơn. Tại miền quê, nhiều nhà đã âm thầm lên đường “đi Nam”, nay có tin nhà ông Năm đi Nam, mốt có tin nhà bác Cả đi Nam….Hà Nội đã được tiếp thu tháng 10-1954, cờ đỏ sao vàng rợp phố nhưng vẫn được thông thương với Hải Phòng, nơi sẽ được tiếp thu sau cùng. Người dân Hà Nội vẫn được xuống Hải phòng nhưng phải làm giấy thông hành, nếu họ muốn vào Nam thì vẫn chưa muộn,nhưng người nhà quê muốn di cư thì không phải là chuyện dễ, trước hết phải có giấy thông hành mà giấy này chỉ cấp cho người Hà Nội. Người miền quê muốn xuống Hải phòng nếu trên 18 tuổi phải mượn, hoặc xin giấy thông hành của người Hà Nội rồi cạo sửa, dán ảnh của mình vào, lấy củ khoai làm con dấu, triện giả đóng lên để lên tầu hỏa xuống Hải phòng hiện vẫn thuộc chính phủ Quốc gia và Pháp. Tuy khó khăn gian nan như thế nhưng nhiều người vẫn âm thầm ra đi trót lọt.

images47U0PW8STại thành phố có tai mắt quốc tế, người dân tương đối đỡ sợ nhưng tại thôn quê không khí ngột ngạt bắt đầu, người ta khuyến khích gây căm thù giai cấp, đó là động lực thúc đẩy người dân rời bỏ quê cha đất tổ tha phương cầu thực. Trên thực tế chỉ những tỉnh thuộc phạm vi châu thổ sông Hồng như đã nói trên mới có cơ hội và điều kiện xuống Hải phòng ra đi, còn nhưng tỉnh xa xăm như Nghệ An, Hà Tĩnh hoặc những vùng hậu phương như Yên Bái, Lạng Sơn người dân dù muốn đi cũng không có cơ hội. Ngoài ra đồng bào Thiên Chúa Giáo tại Ninh Bình, Phát Diệm cũng ra đi tập thể vô cùng đông đảo.

Hai tuần sau khi ký Hiệp định, ngày 4-8-1954 chính phủ Pháp và Mỹ thiết lập cầu không vận dài nhất thế giới lúc đó khoảng 1,200 cây số nối liền phi trường Tân sơn Nhất Sài Gòn và các sân bay miền Bắc như Gia Lâm, Bạch Mai Hà Nội và Cát Bi Hải phòng. Trung bình 6 phút có một máy bay hạ cánh tại Tân Sơn Nhất, mỗi ngày có vào khoảng từ 2,000 tới 4,200 người di cư tới. Tổng kết là 4,280 lượt hạ cánh đưa vào Nam 213,635 người (9)

Nhưng phương tiện chính đưa dân di cư vào Nam là tầu thủy, các tầu há mồm của Pháp tại cảng Hải Phòng đưa dân từ trong bờ ra vịnh Hạ Long để lên những tầu lớn của Mỹ có sức chuyên chở khoảng 5,000 người. Những tầu này chạy vào Nam vài ngày tới Sài Gòn, hầu hết các tầu chuyên chở là của Mỹ. Tổng cộng 555,037 người di cư đã được chuyên chở bằng tầu thủy vào Nam, vì số người di cư quá đông, Cao ủy Pháp đã xin gia hạn thêm ba tháng, phía Việt Minh đã thỏa thuận nên ngày di cư cuối cùng thay vì là 19-5 được rời lại 19-8, chuyến tầu thủy cuối cùng cập bến Sài Gòn ngày 16-8-1954. Ngoài ra khoảng 103,000 người di cư bằng đường bộ hoặc ghe thuyền, phương tiện riêng. (10)

Sau khi bức màn sắt đã buông xuống , nhiều người đã dùng thuyền vượt tuyến vào Nam bằng đường biển, tổng cộng có hơn một triệu người rời bỏ quê cha đất tổ lánh nạn Cộng sản vào Nam. Nếu cuộc di cư kéo dài thêm một năm thì số người tỵ nạn có thể tăng lên vài triệu nhưng trên thực tế chính phủ Quốc gia Việt Nam không đủ khả năng tiếp đón quá nhiều người di cư như vậy. Theo sử liệu phía CS, có khoảng 140,000 người tập kết ra Bắc hầu hết là cán bộ, kháng chiến và gia đình. Họ băng rừng Trường Sơn hoặc đi tầu Ba Lan, Nga, Pháp. Phủ tổng Ủy di cư Quốc gia VN cho biết có 4,358 người di cư vào đổi ý xin về Bắc.

Nhận xét và kết luận

Trước hết tôi xin nói về Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Như trên Hiệp định Genève 1954 gồm 6 chương, 47 điều chủ yếu nói về đình chiến, mang lại hòa bình, không có điều nào nói về cuộc Tổng tuyển cử nhưng nó được nhắc tới tại điều 7, trong Bản tuyên bố cuối cùng ngày 21-7. Bản tuyên bố này chỉ là nói miệng với nhau (oral statements) và không có chữ ký (unsigned document) của bất cứ phái đoàn nào, nó không giá trị về mặt pháp lý. Trên thực tế cuộc tổng tuyển cử tại VN 1956 không được các cường quốc quan tâm kể cả Nga, Trung Cộng, người ta chỉ muốn một hiệp định chấm dứt chiến tranh.

Như đã nói trên, tại Hội nghị, Việt Minh đề nghị Tổng tuyển cử sau 6 tháng vì nghĩ là họ sẽ thắng, Anh Mỹ và Molotov thỏa thuận 2 năm. Phía Việt Minh (VN Dân Chủ Cộng Hòa) mới đầu tưởng người dân sẻ ủng hộ họ nhưng ngay khi Hiệp định có hiệu lực thì hàng triệu người ùn ùn bỏ miền Bắc vào Nam theo Pháp và Chính phủ Quốc gia. Cuộc di cư vĩ đại y như một cái tát vào mặt Bác và Đảng khiến họ không hy vọng vào tổng tuyển cử tự do có quốc tế giám sát. Theo tài liệu Quân sử của Bộ Trung Hoa Quân Mưu thì sự thất bại của Cải cách ruộng đất đã khiến cho CSVN không thể thực hiện Tổng tuyển cử được, cái hy vọng thống nhất bằng lòng dân qua bầu cử của CSVN sụp đổ nên họ quay lưng với Hiệp định để gây chiến tại miền nam (11)

Việt Minh mới đầu tràn trề hy vọng, ai dè người dân bỏ chạy vào Nam hàng hàng lớp lớp, cuộc bỏ phiếu bằng chân vĩ đại cho thấy họ thất nhân tâm, chẳng có tí chính nghĩa nào. Miền Bắc đổ lỗi cho chính phủ Ngô Đình Diệm không thực hiện tổng tuyển cử, thi hành Hiệp định Genève nhưng thực ra họ thừa biết sẽ thất bại nếu bầu cử tự do có Liên Hiệp Quốc giám sát. Người dân miền Bắc sau hai năm nếm mùi đấu tố, đói cơm rách áo đã hoàn toàn tuyệt vọng ở Bác và Đảng không thể bầu phiếu cho họ. Năm 1956 miền Bắc còn bận rộn với chiến dịch đấu tố, chôn sống địa chủ theo lệnh Nga, Trung Cộng. Năm 1957 Thủ tướng Phạm văn Đồng gửi thư cho Tổng thống Diệm xin hiệp thương thống nhất nhưng bị từ chối.

Sở dĩ chính phủ Ngô Đình Diệm không thực hiện bầu cử thống nhất vì Chính phủ Quốc gia VN đã không ký kết vào bất cứ văn kiện nào của Hiệp định.

-Bản tuyên bố cuối cùng tự nó không có giá trị pháp lý, chỉ là lời nói miệng của các phái đoàn, “lời nói theo gió bay đi tất cả” (12) nó chỉ là một điều khoản mơ hồ.

-Bầu cử thống nhất như thế nào? theo chính thể nào? trong khi miền Bắc theo CS, miền nam không CS, vậy nếu miền Bắc thắng cử thì mien Nam sẽ phải theo CS, hoặc ngược lại mien Nam thắng, miềm Bắc sẽ từ bỏ CS? thật là chuyện không tưởng.

-Năm 1956 các cường quốc Anh, Mỹ, Nga, Trung Cộng không lên tiếng về Tổng tuyển cử, họ muốn hai bên cứ ở yên như thế. Một số người khuynh tả hải ngoại chỉ trích chính phủ Diệm đã không thi hành Hiệp định Genève. Vấn đề ở đây không phải là để bênh vực hay chê trách ông Diệm mà nằm ở chỗ chính Hà Nội không muốn vậy vì họ thừa biết sẽ thảm bại trong một cuộc bầu cử tự do, nay người ta đã biết rõ cái tẩy của họ. Trước khi rút quân tập kết ra Bắc năm 1954, họ đã để lại nhiều cán binh nằm vùng chuẩn bị cho cuộc nổi loạn sau này và 20 năm sau, năm 1973 khi Hiệp định Paris vừa ký kết xong, CSBV đã vội mở xa lộ Đông Trường Sơn chuyển vũ khí đạn dược vào Nam để chuẩn bị xâm lăng ồ ạt. Trong cả hai trương hợp họ đều không muốn bầu cử và không thể bầu cử mà chỉ chiếm được miền nam bằng con đường vũ lực.

Năm 1956 Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tháu cáy chính phủ Ngô Đình Diệm khi họ lên tiếng đề nghị bầu cử thống nhất mà chính họ đã biết là sẽ thảm bại để đổ lỗi cho miền nam VN và có cớ dùng vũ lực xâm lăng. Chính phủ Ngô Đình Diệm không tin tưởng sẽ có cuộc bầu cử tự do vì miền Bắc sẽ dùng biện pháp hăm dọa người dân bỏ phiếu cho CS, họ chỉ có thể thắng cử được nhờ họng súng. Sự thực như chúng ta đã thấy, chính VM là kẻ đã chia đôi đất nước, họ đã chủ trương chia cắt đất nước ngay từ đầu.

Tại sao phải thống nhất? tại sao mỗi bên không tự lo xây dựng cho đất nước mình giầu đẹp mà phải bắt ép những người khác theo mình? Trên thế giới có ba nước bị phân chia: Triều tiên, Việt Nam và Đức quốc. Nước Đức thống nhất năm 1990 nhưng hơn mười năm sau trên thực tế vẫn là hai nước, người Tây Đức chê Đông Đức lười biếng, hủ lậu, đầy thói hư tật xấu, Đông Đức thì trách Tây Đức cai trị, khinh rẻ họ…

Ngay sau khi bức màn sắt vừa buông xuống, miền Bắc đất chật dân đông, thiếu thực phẩm đã phải nhập cảng gạo của Miến điện và xin viện trợ các nước CS anh em. Họ không còn con đường nào khác là chiếm cho được vựa lúa miền

Như trên TT Eisenhower nói nếu có Tổng tuyển cử có thể 80% người dân sẽ bỏ phiếu cho ông Hồ Chí Minh hơn là bỏ cho ông Bảo Đại. Walter Robertson, Phụ tá Bộ trưởng ngoại giao Mỹ đặc trách Viễn đông sự vụ nói người VN ghét thực dân Pháp, Mỹ lại giúp vua bù nhìn Bảo Đại (13).

Các nhà chính khách và sử gia Tây phương không biết rõ thực trạng xã hội, chính trị VN hồi ấy nên nhiều người nhận định sai lạc. Họ không biết rang ngay từ 1950 khi người Pháp lập chính phủ Bảo Đại thì người dân tại hậu phương bỏ Bác Đảng ùn ùn kéo về thành phố. Họ không biết rằng khi Việt Minh về tiếp thu các thành phố lớn miền Bắc thì người dân cũng lũ lượt kéo nhau theo thực dân vào Nam, chẳng thà sống với thực dân còn hơn nền độc lập của CS. Họ không biết rằng khi Hồng Kông được Anh trao trả cho Trung Cộng năm 1997 thì nhiều người đã nhẩy lầu tự tử để phản đối, người ta muốn sống với thực dân Anh hơn là độc lập. Vấn đề đặt ra là các nhà chính khách, sử gia Tây phương không biết hoặc giả vờ không biết? tôi nghĩ có thể cả hai trường hợp đều đúng.

Hiệp định Genève là kết quả của cuộc chiến tám năm khói lửa đẫm máu mệt mỏi, hai bên đều muốn đình chiến. Người Pháp tìm hòa bình để rút khỏi Đông Dương, còn Việt Minh tạm nghỉ một thời gian dưỡng sức để tiếp tục chiếm nốt phần đất còn lại.

Người Pháp cho rằng vì yếu thế trên chiến trường đúng ra phải chia cắt ở vĩ tuyến thứ 13 chứ không phải vĩ tuyến 17 và như thế họ đã được lời. Phía Việt Minh qua lời Phạm Văn Đồng cho thấy họ bị Nga, Trung Cộng ép phải nhận chia đôi tại vĩ tuyến 17 vì sợ Mỹ vào can thiệp

Đối với Mỹ thì dù chia tại vĩ tuyến 13 hay 17 cũng là thất bại, là nhường đất cho CS, họ không muốn có Hiệp định Genève mà chỉ muốn tiếp tục cuộc chiến ngăn chận CS bành trướng. Tuy nhiên người Mỹ đã mâu thuẫn với chính họ, mặc dù lo sợ cuộc chiến tầm ăn dâu của địch nhưng lại sợ tốn tiền.Thượng nghị sĩ Kennedy năm 1954 không ủng hộ cuộc chiến Đông Dương mà ông cho là vô cùng tốn kém, nước Mỹ chỉ đổ tiền của một cách vô ích vào rừng núi miền bắc VN, quan điểm của ông đã được đa số Thượng viện ủng hộ(14).

Chính vì Mỹ không viện trợ đầy đủ cho Pháp bằng Trung Cộng cho Việt Minh đã đưa tới thất thủ Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève.

Tư lệnh Đông Dương 1953-1954 nói chúng ta có thể ra đi nhường lại phần đất cho những người mà họ có nhiều quyền lợi tại tại Đông nam Á hơn chúng ta (15). Nhưng khi nói về đình chiến, l’Armistice ông ta có phần mâu thuẫn “Chính tại Genève chứ không phải Điện Biên Phủ là ngày đánh dấu nước Pháp hạ mình. Trách nhiệm ở các nhà chính trị gia chứ không phải ở quân đội”

Sự thực không phải vậy, người dân Pháp đã quá ghê sợ cuộc chiến đẫm máu tại Đông dương và mong mỏi khao khát hòa bình. Dù sao xương máu của gần 80 ngàn người linh Liên Hiệp Pháp và QGVN đã giữ được một nửa nước Việt Nam tự do. Người Pháp bỏ Đông Dương nhưng vẫn có chút trách nhiệm và lương tâm với người ở lại, với chính phủ Quốc gia VN. Họ đã dàn xếp cho quân dân Quốc gia vào Nam yên ổn rồi mới rút, không bỏ chạy trong hỗn loạn như 20 năm sau.

Trở lại cuộc di cư vĩ đại, những người lìa bỏ quê cha đất tổ vào miền nam không phải vì bị Pháp-Mỹ cưỡng ép tuyên truyền như phía CS rêu rao, cũng không phải vì đấu tố, cải cách ruộng đất vì hồi đó chưa có đấu tố, mà vì người ta không mê nổi cái chính sách “bần cùng hóa nhân dân” ghê tởm của Bác và Đảng. Những người đã sống trong vùng Quốc gia không thể sống nổi dưới chế độ bần hàn đói khổ, tàn ác của CS. Người dân đã có kinh nghiệm Việt Minh, họ chỉ biết một cách đơn giản Việt Minh đồng nghĩa với hà khắc, đói khổ, rách rưới, thiếu cơm ăn áo mặc và tâm lý chung con người không ai muốn sống trong cảnh bần hàn đói khổ.

Sau ngày tiếp thu, Việt Minh vội thu vét thóc gạo của nhân dân bằng chính sách sưu cao thuế nặng mà họ gọi là thuế nông. Trong lịch sử nước nhà chưa bao giờ người dân bị bóc lột xương tủy đến thế. Cán bộ giải thích đó là để đền ơn Trung Quốc vì họ đã giúp đỡ chúng ta giành độc lập, bởi thế tại sân ga Hải phòng, những người di cư đổ về đây đều đã đọc thấy những biển ngữ

“Đường tầu hỏa Mục Nam Quan
Vơ vét thóc gạo đem sang cúng Tầu”

Việt Minh hối hả làm đường xe lửa, vơ vét thóc gạo nhân dân chở sang Trung Cộng.

Lạ thay cuộc di cư vĩ đại hàng triệu người lại không được Tây phương nói tới, không thấy các nhà sử gia hay chính khách nào đề cập, nhắc nhở. Họ không biết hay giả vờ không biết. Khoảng một tháng sau ngày 30-4-1975, Trường Chinh tuyên bố khẳng định trên đài phát thanh: “Sau hai chục năm xây dựng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đem lại nhiều hạnh phúc cho nhân dân, nhà nhà đều có cơm ăn áo mặc, trẻ em đều được cắp sách đến trường…đó là điều mà trong lịch sử nước nhà từ xưa tới nay chưa có ai thực hiện được…” Đáng lý ra ông ta phải nói “Chúng ta đã mang lại cho nhân dân một cuộc sống đói khổ nhất trong lịch sử nước nhà từ xưa tới nay….”

Vào dịp tháng 4-1985, đài VOA nói: “Sau mười năm giaỉ phóng miền nam VN, đảng CS đã mang lại cho người dân VN cái nghèo vào bậc nhất trên thế giới…”

Tới nay cuộc di cư 1954 đã được 60 năm qua nhưng người dân vẫn tiếp tục di cư ra nước ngoài bằng nhiều đường, nhiều cách. Tại miền Bắc nhiều người đã âm thầm trốn qua châu Âu tìm một cuộc sống no ấm hơn dù gian khổ khiến nhiều người phải bỏ mạng. Tại mien Nam những cô gái lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn để được thoát ly ra ngoại quốc kiếm tiền gửi về cho cha mẹ, họ thường nói: “Cứ ra khỏi Việt Nam là thiên đường….”

© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt

Chú Thích

(1) Bernard Fall, Hell In A Very Small Place, The Siege of Dien Bien Phu trang 301
(2) Nguyển Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 930-943
(3) Wikipedia, Hiệp định Genève 1954
(4) Đoàn Thêm, Những Ngày Chưa Quên, Quyển Thượng 1939-1954, trang 224,225
(5) Kết Thúc Một Cuộc Chiến, Đông Dương Năm 1954, End of a War, Indochina. (nguyên bản tiếng Phap La Fin d’une La Fin d’une Guerre). Chương 23 từ trang 301-313.
(6) Sách kể trên, trang 307
(7) Tro Tàn Cuả Chiến Tranh, Sự Suy Tàn Của Một Đế Quốc Và Sự Thành Hình Một Việt Nam Của Mỹ, Embers of War, The Fall of An Empire And The Making of America’s Vietnam, in năm 2012, trang 605-611
(8) Oral statements, sách kể trên, trang 605
(9) Wikipedia, Cuộc Di Cư Việt Nam, 1954
(10) Wikipedia, Cuộc Di Cư Việt Nam,1954
(11) Diễn Đàn Việt Thức, Vai Trò CS-Trung Quốc trong Chiến Tranh Việt Nam , Nhất Thanh lược dịch, Chinese Military Advisory Group-CMAG
(12) La parole s’envole toute
(13) Embers of War, trang 495
(14) Sách kể trên, trang 478
(15) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine, trang 68
(16) Sách kể trên, Chương IX, l’Armistice , trang 315

25 Phản hồi cho “Sáu mươi năm ngày đất nước bị chia đôi[2]”

  1. DâM TiêN says:

    Trọng Đạt đưa ra nhận định:

    “Đối với Mỹ thì dù chia tại vĩ tuyến 13 hay 17 cũng là thất bại, là nhường đất cho CS, họ không
    muốn có Hiệp định Genève mà chỉ muốn tiếp tục cuộc chiến ngăn chận CS bành trướng.

    DâM TiêN xin thưa rất vắn tắt; bởi phải một bài dài mới nói lên đủ về sự chia đ6i Việt Nam
    theo nhu cầu các phía.

    Riêng Hoa Kỳ, lửng lơ, dấu tay thì chưa hắn là dấu, mà chìa tay ra thì cũng không thẳng tay.
    Nhưng ” chắc chắn” là Hoa Kỳ rất khát khao có một hiệp định ” Geneve không thi hành,”có
    như thế , ông Hố — điệp viên OSS của HK — mới mở sạn đạo, xua quân vô Nam, tạo lỳ do
    cho HK họ đem quân, và lôi các đồng minh vô Miền Nam V N, nhằm vô Trung Cộng.

    Có mấy lời thưa cùa anh Trọng Đạt. Chân tình, Phạm Hà Châu

  2. Trần Tưởng says:

    Nghe Vẹm tự sướng : ” Ấy ! Cũng có khoảng 1 “chiệu ” đồng bào miền nam “di cư” (tập kết ) ra bắc chớ
    bộ ! ”

    Cứ cho đó là điều đúng sự thật đi , thử hỏi khoảng một triệu đồng bào miền nam đó chui rúc ở cái xó
    nào, miền bắc ?. Trong số một triệu đồng bào đó chẳng có một tiếng nói nào ,góp tiếng cho diễn dàn văn
    chương ,văn nghệ của miền bắc ,tầm cỡ như :Vũ Khắc Khoan, Nguyễn Sĩ Tế, Dõan Quốc Sĩ, Trần Thanh Hiệp, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền v.v… của miền bắc di cư đã đóng góp cho miền nam vậy ?

    Hổng lẽ một triệu đồng bào “tập kết ” ra bắc ,đều bị chứng bệnh thụt lưỡi hết trọi , sau khi ổn định trên
    đất bắc !!!

    • Chí Mén says:

      Cho cụ mấy nhai củ khoai rồi bảo cụ mần thơ nhạc văn chương cụ mần được không? Dĩ nhiên là không! Bọn ngoài đó còn đọi nữa là mấy thằng nam bộ tập kết ngớ ngẩn… Dĩ nhiên là cũng có thằng cố gắng, như thằng làm bài “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ…” Đói quá mơ sảng!

  3. Hi x Pham says:

    Nhieu ngai cho den hom nay van con tin giac Cong danh Phap, danh My nhung khong biet hay khong muon biet chinh ngai Ho chu tich ky giay cho quan Phap do bo vao Hai phong, Ha-noi roi bay dat ra chong Tay. Do day ngai Tan Da moi phan mot cau xanh roi : …”Chi tai thang dan ngu qua lon” cho nen
    giac Cong moi thong tri duoc nhu ngay nay (tu nam 1954 o Bac, 30 thang 4 nam 1975 o mien Nam)
    bay gio nan 2014 van con nhieu ngai theo giac giet dan Viet, pha dat Viet. That buon.

  4. Huy says:

    60 năm hiệp định Giơnevơ (20/71954 – 20/7/2014):
    Nhớ mãi thuở “ngày Bắc đêm Nam”

    Hiệp định Giơnevơ được ký kết đến nay thấm thoắt đã 60 năm. Buổi năm xưa ấy, vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải, Quảng Trị) được chọn làm giới tuyến tạm thời, chia đôi đất nước. Sau ngày đó, gần một triệu người con miền Nam từ Quảng Trị đến Cà Mau đã rời xa quê hương, tập kết ra Bắc trên những con tàu biển của các nước XHCN.

    Người ra đi để lại sau lưng gia đình, họ hàng, bờ tre bến nước… Bước chân xuống tàu ai cũng giơ hai ngón tay hẹn với người ở lại sẽ trở về sau hai năm. Vì hiệp định Giơnevơ có điều khoản “Sau 2 năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước”. Nhưng lời ước hẹn đó không thành. Cuộc chia ly dài đằng đẵng sau 21 năm mới tới ngày sum họp.

    Những người con của miền Nam sống trên đất Bắc đã phải sống những ngày khắc khoải chờ mong. 2 năm, 5 năm rồi 10 năm… Chưa bao giờ những ca khúc về nỗi nhớ miền Nam được các nghệ sĩ và nhân dân hai miền hát nhiều như thế, hát hay như thế. Những ca khúc bất hủ: Tình ca, Bài ca hy vọng, Xa khơi, Câu hò bên bờ Hiền Lương… đã vượt qua đồn bốt giặc, lan truyền, vang vọng trên khắp hai miền Nam – Bắc.

    Cha mẹ tôi cũng như hàng ngàn hàng vạn người con phương Nam trên đất Bắc đã phải sống cho cả hai miền, ban ngày “làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”, khi đêm về thì đau đáu một nỗi nhớ quê. Quê hương bây giờ ra sao? Gia đình ai còn ai mất? Chiến tranh ngày một ác liệt, loang ra cả nước, thư nhà vắng dần rồi tắt hẳn.

    Tôi khi đó còn nhỏ tuổi, nhưng khi nghe đài báo có tin chiến sự diễn ra trên quê má, quê ba lại thấy những cô bác đồng hương tìm đến nhau thông báo từng mẩu tin nơi quê nhà. Rồi mọi người im lặng nhìn nhau, trong mắt ai cũng đong đầy niềm thương nhớ!

    Sống lâu trên đất Bắc, những người con của miền Nam đã cố gắng vun vén cho mình một cuộc sống riêng. Những đám cưới của nam, nữ trong đoàn những người con miền Nam tập kết, giữa nam nữ tập kết với nam nữ miền Bắc. Rồi những đứa con ra đời trên đất Bắc với rất nhiều cái tên: Hoài Nam, Hương Giang, Hiền Lương, Cửu Long, Trường Sơn…

    Ba tôi quê xứ dừa Bình Định, má quê Quảng Trị nơi gió Lào cát bỏng. Ba má gặp nhau trên đất Bắc, khi đoàn quân tập kết tham gia xây dựng các nông trường tại Thanh Hóa, Nghệ An. Rồi chúng tôi sinh ra, thắp sáng hy vọng cho ba má vượt qua những tháng ngày gian khó. Chúng tôi lớn lên trong những lời ru của điệu hò ơ của mẹ, điệu lý của cha.

    Đến đầu những năm 60, ba được ra Hà Nội học đại học, rồi ở lại công tác, cả gia đình chuyển ra Hà Nội sinh sống và trở thành người Thủ đô, nhưng nỗi nhớ miền Nam của ba má thì vẫn vẹn nguyên như thuở mới đặt chân ra Bắc. Giống như bao gia đình tập kết sống với “ngày Bắc, đêm Nam”, ban ngày bận bịu với công việc, đêm về cả gia đình mới ngồi với nhau trong ánh đèn le lói. Đó là thời gian dành cho miền Nam với nỗi nhớ, nỗi đau thương cho đồng bào ở quê đang bị giặc giết, hành hạ… Rồi ba má hỏi đến việc học hành trong ngày của chúng tôi, thương cha mẹ không đứa nào dám lười học.

    Nhớ những ngày Mỹ ném bom miền Bắc, cả nhà đi sơ tán, cuối tuần ba đi xe từ Hà Nội lên tiếp tế cho gia đình, cả nhà gặp nhau được mấy tiếng, rồi ba lại tất tả về Hà Nội. Dáng ba gầy liêu xiêu trên đường đê, sau xe là lỉnh kỉnh những gạo, những mỳ. Hình ảnh đó của cha suốt đời tôi không quên!

    Gia đình má có 6 anh chị em thì má là con cả và cậu là con trai duy nhất được ngoại gửi ra Bắc theo Bác Hồ. Năm 1966, cậu trở về Nam đánh Mỹ và hy sinh vào dịp tết Mậu thân 1968 ngay trên mảnh đất quê hương. Rất nhiều, rất nhiều những người con của miền Nam như cậu tôi đã vượt Trường Sơn về Nam chiến đấu rồi hy sinh cho ngày toàn thắng, đất nước thống nhất.

    Những ngày trên đất Bắc, những người con từ Quảng Trị đến Cà Mau đều được gọi chung một tên là người miền Nam. Mọi người sống đùm bọc, yêu thương nhau.

    Hồi đó, câu lạc bộ Thống Nhất ở nhà số 16 phố Lê Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm là mái nhà chung của bà con miền Nam. Vào dịp lễ, tết… bạn bè của ba má ở các vùng quê miền Nam hay tập trung tại nhà tôi, để cùng nhau chế biến các món ăn mang hương vị quê hương: canh hến quê má, món thịt luộc cuốn bánh tráng chấm mắm nêm quê ba…

    Mọi người trầm ngâm thưởng thức từng món ăn trong nỗi nhớ quê, rồi khi chia tay không quên giao ước: Thống nhất mọi người phải về quê nhau để thưởng thức chè Huế, mỳ Quảng, cá bống sông Trà, bánh tráng nước dừa Tam Quan, lẩu mắm Nam Bộ, ba khía muối đất Mũi Cà Mau… Ôi! Quê hương! Đã bao lần tôi chứng kiến những lời hẹn ấy, để rồi lại thấy những giọt nước mắt của những người con xa quê mỗi độ Tết đến, Xuân về.

    Trong 21 năm, những người con miền Nam đã sống trong sự yêu thương, đùm bọc của đồng bào miền Bắc. Nhân dân miền Bắc đã nhường cơm xẻ áo, dành những gì tốt nhất cho miền Nam ruột thịt, con em miền Nam được học trong những trường tốt nhất trong nước và các nước bạn. Lớp học trò trường Trỗi (Nguyễn Văn Trỗi), trường Bé (Nguyễn Văn Bé), trường ông Núp (trường học sinh dân tộc do Anh hùng Núp làm hiệu trưởng) ngày nào, nay nhiều người đã trở thành các cán bộ chủ chốt ở Trung ương và các địa phương, số còn lại đều sống xứng đáng với sự quan tâm, nuôi dưỡng của đồng bào miền Bắc.

    Hàng triệu người con ưu tú của miền Bắc đã “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, sát cánh cùng đồng bào miền Nam làm nên trận đại thắng mùa Xuân 1975 lịch sử, thu giang sơn về một mối.

    Hình ảnh và ân tình của miền Bắc mãi mãi khắc ghi trong con tim mỗi người con miền Nam tập kết, cũng như toàn thể đồng bào, đồng chí miền Nam, chứng minh lời của Bác: “Nước Việt Nam là một! Dân tộc Việt Nam là một!”.

    Sau năm 1975, phần lớn những người miền Nam tập kết đã trở về quê hương, góp sức hàn gắn vết thương chiến tranh. Họ trở về mang theo những người vợ miền Bắc, những đứa con sinh ra trên đất Bắc tạo nên hình ảnh sinh động của nước Việt Nam thống nhất.

    Những người vợ, người con của họ đã nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới tại quê hương, rất nhiều người con sinh ra trên đất Bắc hiện đang gánh vác những trọng trách trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

    Sáu mươi năm nhìn lại, gần một triệu người miền Nam tập kết ra miền Bắc năm 1954, nay đã vào tuổi “cổ lai hy”, người còn, người mất, nhưng đều tự hào về những năm tháng sống, làm việc và chiến đấu cùng đồng bào miền Bắc.

    Hồi đó những người con miền Nam có mặt ở tất cả mọi lĩnh vực, từ công nhân, trí thức đến chủ nhiệm hợp tác xã. Nhiều người đã được phong tặng danh hiệu cao quý. Họ coi đây là quãng đời đẹp nhất trong cuộc đời mình.

    Những người đã khuất và những người còn sống của gần một triệu người con miền Nam tập kết ra miền Bắc năm 1954 chỉ có một băn khoăn, là có quá ít những tác phẩm nghệ thuật, phim ảnh đề cập đến cuộc sống của những người miền Nam trên đất Bắc năm nào.

    Họ mong muốn các thế hệ mai sau biết đến cái thuở “ngày Bắc đêm Nam” của những người con phương Nam trên đất Bắc trong những năm nước nhà bị chia cắt.

    • Việt cộng xâm lược VNCH says:

      ***Trong “Tổng Kết Cuộc Kháng Chống Thực Dân Pháp, Thắng Lợi và Bài Học”, Hà Nội, 1996, cho biết năm 1954, Hồ chí Minh đã để lại Miền Nam 60,000 đảng viên .

      *** Theo Võ văn Kiệt trong “Nhớ Đồng Chí Lê Duẩn” đám đảng viên này được đặt dưới quyền lãnh đạo của Lê Duẩn – Bí thư Xứ Ủy Nam Bộ. Vào ngày cuối cùng của thời hạn tập kết ở Cà Mau, sau khi giả bộ lên tàu tập kết, Lê Duẩn đã tìm cách rời khỏi tàu vào lúc nửa đêm để ở lại . Võ Văn Kiệt viết “Chiếc tàu áp chót neo đậu ở thị trấn Sông Đốc, Cà Mau, Anh Ba lên tàu như người đi tập kết để che mắt kẻ thù, đến nửa đêm, Anh bí mật rời tàu, quay trở lại “.

      ***Lê Duẩn : “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước XHCN, cho cả nhân loại”.

      ***Cựu đại tá CSBV Bùi Tin tại San Jose ngày 23/6/2013: Ông ấy (HCM) theo đường lối quốc tế 3 để nhuộm đỏ Đông Dương. Nếu mà ông ấy không theo chủ nghĩa cộng sản thì phương Tây nó không cần cuộc chiến tranh để dẹp chủ nghĩa cộng sản

      ***Nhà văn Tô Hải (ở Việt nam): “Không có ông Hồ, không có cái đảng này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em, họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau, đâu đến nỗi thua xa những nước cũng thuộc địa như nước tôi đến cả thế kỷ về mọi mặt.”

    • noileo says:

      ” Sau ngày đó, gần một triệu người con miền Nam từ Quảng Trị đến Cà Mau đã rời xa quê hương, tập kết ra Bắc trên những con tàu biển của các nước XHCN.” (nick HUy tuyên ngôn độc lập 2-9)

      Đọc qua câu mở đầu, ̣đọc qua lời mở đầu tuyên ngôn độc lập 2-9 của nick Huy, người ta biết ngay Huy là một trí thức xã hội chủ nghĩa & trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ, ngang tầm sử gia xã hội chủ nghĩa Trần Huy Liệu chuyên nghề bóp méo lịch sử, ngang tầm trí thức Việt cộng Tạ Quang Bửu chuyên nghề in sách địa lý lớp 9 VNDCCH cộng sản phủ nhận Hoàng Sa & Trường Sa, tuyên ngôn độc lập 2-9 gọi HS & TS của VN là Tây sa Nam sa là của Trung cộng chủ nô của VNDCCH cộng sản, trí thức Việt cộng TQB và bọn trí thức kiki Hồ chí minh

  5. Vĩnh Long says:

    Năm 1954, gần 1 triệu dân Bắc di cư vô Nam, nhưng cũng có gần 1 triệu cán bộ, bộ đội và dân Nam tập kết (thực chất là di cư) ra Bắc. Tại sao người ta không nhắc tới gần 1 triệu người miền Nam di cư ra Bắc???

    • Vân Nam says:

      Tiên sư nhà anh, đừng nhập nhằng!

      170,000 cán binh VC tập kết theo Bác và Đảng ra miền Bắc để sửa soạn chiến tranh không là …dân!
      Còn nói như anh là “gần một triệu” thì chắc phải tính luôn cả cái đám… “Sinh Bắc Tử Nam” sau này!
      hu hu!!!

      • Choi Song Djong says:

        Ừ ha,Vĩnh Long thổi có hơi bị huốc.
        Con số 170 ngàn nếu có thực thì cũng là tài của Boác,tài lừa đảo.Cái đám tập kết ra Bắc chuyến ấy phần đông ê hề vì sau đó không lấu mới nhận ra cái ngu to đùng thì đã trễ mẹ nó rồi,quay trở vào Nam thì không được mà ở hẳn ngoài đó cũng không xong.Sau 75 bọn này quay về cố hương thì bị người ta xua đuổi như đuổi tà,dưới tôi toàn người Bắc di cư 54,đùng một cái phải nhân một số khá đông dân miền Nam,thoạt đầu chẳng hiểu gì,sau này học cùng lớp và trở thành bạn thì mới biết là hậu duệ của dân tập kết,nhưng dưới tôi họ đều là dân tập kết những thập niên 60-70 bởi vậy con cái họ khi trở lại miền Nam thì trạc tuổi tôi.

    • Việt cộng láo lường says:

      ” gần 1 triệu người miền Nam di cư ra Bắc ” – vl says.

      Nguồn tin trích dẫn nào ? Từ chuồng heo của bè lũ Việt cộng phản quốc hả ?

    • Chiêu hồi - tị nạn says:

      Theo tài liệu của Ban thống nhất trung ương Cộng sản công bố: Trong số hơn 900 ngàn người miền Nam thuộc nhiều thành phần “tập kết” ra miền Bắc từ cuối năm 1954 đến tháng 6 năm 1957 thì có hơn 175 ngàn là cán bộ, bộ đội của Việt Minh Cộng sản, còn lại khoảng 700 ngàn là vợ, con, cháu chắt, họ hàng của các cán bộ, bộ đội và một số dân ở vùng Việt Minh kiểm soát trong thời kháng chiến 9 năm chống Pháp đã đi theo xuống tàu ra miền Bắc. Sau thời hạn 300 chuyển quân theo hiệp định Giơ ne vơ, từ giữa năm 1955 đến cuối tháng 6 năm 1957 có thêm khoảng 35 ngàn người, gồm cán bộ, bộ đội của Việt Minh Cộng sản không kịp xuống tàu đi “tập kết” ra miền Bắc trong thời hạn 300 ngày theo quy định của Hiệp định, một số học sinh và nhiều gia đình người dân ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam. Thừa Thiên, Quảng trị vốn thuộc vùng kiểm soát của Việt Minh Cộng sản trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, đã tự động vượt dãy Trường Sơn ra miền Bắc.
      Tổng số người miền Nam của tất cả các thành phần “tập kết” ra miền Bắc từ sau Hiệp định Giơ ne vơ 20/7/1954 cho đến hết tháng 6 năm 1957 là khoảng 930 ngàn người.

      Ngoài ra, từ năm 1966 đến cuối năm 1973, chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (VC) đã đưa hơn 25 ngàn con em của các gia đình VC (tức là con em cháu chắt của các thành phần cán bộ, bộ đội, du kích VC ở miền Nam) vượt dãy Trường Sơn ra miền Bắc học tập, để đào tạo thành cán bộ, chờ ngày chiếm được miền Nam về làm lãnh đạo các cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể Cộng sản ở quê hương của chính họ.

      • Việt cộng láo lường says:

        Tác giả Nguyễn Văn Lục : Theo phúc trình của Ba Lan, tàu Ba Lan đã chở 85 ngàn người ra Bắc. Theo báo cáo “chuyên chở bộ đội Việt Minh trên tầu Kilinski 1954-1955. Nautologia 2001 n.1-2(136), trang 18-21” của thuyền trưởng tầu Jan Kilinski, ngày 7/4/55 thì tổng cộng chỉ một mình chiếc tầu Ba Lan đã chở khoảng 85.000 người từ Nam ra Bắc, 3500 tấn thiết bị quân sự và 250 tấn đạn dược ra Bắc. Con số 85.000 người do chỉ một chiếc tầu thôi, giả dụ mỗi lần chở được tối đa 5000 người, tàu JanKilinski phải mất bao nhiêu chuyến hải trình?

        Chiếc chiến hạm Mỹ chở nhiều chuyến nhất và nhiều người nhất là tầu General House, đã chở được 50.000 người di cư vào miền Nam. Chiếc General House thuộc loại tầu đổ bộ T-AP, dùng để chuyên chở binh lính. Bình thường chở từ 1200-2000 binh sĩ. Chở quá tải là 3000 người. Trường hợp khẩn cấp có thể chở từ 5000-7000 người. {Trích OPTF, trang 213}

        Nhưng ngược lại, theo Ramesh Thakur trong cuốn Peacemaking in Viet Nam, The University of of Alberta Press,1984, trang 131 thì con số người từ Nam ra Bắc thật ít ỏi. Chỉ có 4269 người bỏ miền Nam ra miền Bắc. Trong khi đó Ronald B. Frankum, Jr. viết như sau: “At the same time, personnel and equipment moved to the South, The French and Polish were involved in transporting those who wished to go to the North.The French had allocated approximately ten shịps for Viet Minh transportations and had estimated that sixteen thousand of the possible one hundred fifty thousand personnel had already completed the trip north” {trích OPTF, trang 138} Cùng lúc, các nhân viên và các thiết bị được chuyển vào Nam, Pháp và Ba Lan đã để hết tâm trí vào việc chuyên chở những người muốn được đi ra Bắc. Nước Pháp đã phân phối cho Việt Minh độ 10 chiếc tầu để chuyên chở và ước lượng vào khoảng 16 ngàn người trên tổng số ước lượng có thể là 150.000 ngàn nhân viên đã hoàn tất chuyến đi ra Bắc rồi”.

        Theo tài liệu trong cuốn Cuộc Di Cư Lịch Sử trang 244, thì chuyến bay đầu tiên chở người ra Bắc vào ngày 8-4-1955 và tổng cộng chỉ có 15 chuyến.

        Có 1018 người được chở ra Bắc bằng phi cơ.
        Và có 3340 được chở ra Bắc bằng tàu thủy của Pháp. Cộng chung là 4.358 người.

        Tài liệu của Phủ Tổng Ủy Di cư rõ ràng là thiếu xót, vì không đề cập đến số lượng người được chở ra Bắc bằng tàu của Ba Lan như đã nêu trên. Vì thế con số hơn 4000 người được chở ra Bắc là không sát thực.

        Tuy nhiên, có một sự thực không thể chối cãi là sau này có một số người tập kết đã bỏ trốn về miền Nam như trường hợp anh Trịnh Minh Cầm ở tỉnh Bình Định và đồng bạn. Nhật báo Cách Mạng Quốc Gia thời 1955 có bài viết tường thuật đầy đủ về trường hợp của anh Nguyễn Minh Cầm. Theo anh Cầm, đã có khoảng 300 người đã cùng trốn đi như thế với anh và họ đã vào được đến Quảng Bình, rồi từ Quảng Bình tới được bờ sông Bến Hải. Nhưng khi tới được bờ sông Bến Hải thì chỉ còn lại có 195 người, những người khác đã chết ở dọc đường. {Trích Cuộc Di Cư Lịch Sử, Phủ Tổng Ủy Di Cư, trang 250}

        Tài liệu đọc thêm: Người viết hiện đang có trong tay tập tài liệu ghi lại về việc cộng sản cài người ở lại miền Nam Việt Nam như sau: Cuộc xâm lược từ miền Bắc, hồ sơ về chiến dịch chinh phục miền Nam Viêt Nam của Bắc Việt của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Trong phần V của tập tài liệu có ghi như sau: “Khi Việt Nam bị chia đôi, hàng ngàn đảng viên được lựa chọn kỹ càng và được lệnh ở lại tại chỗ miền Nam và gìn giữ guồng máy bí mật của họ cho nguyên vẹn hầu giúp tăng tiến mục đích của Hà Nội. Võ khí và đạn dược được tích trữ để sau này được đem dùng. Du kích quân trở về với gia đình để chờ lời kêu gọi của Đảng. Những kẻ khác rút vào những sào huyệt ở tận rừng sâu.
        Đa số, khoảng 90 ngàn người đi ra Bắc Việt. {Trích tài liệu trang 26}

        Việt Nam Cộng Hòa sau này cũng cho xuất bản một cuốn Bạch thư nhan đề: Chính sách xâm lược của Việt Minh Cộng sản do chính phủ VNCH ấn hành vào tháng 7/1962.

        Trong các con số Việt Minh tập kết ra Bắc, con số nào là chính xác? Khi những người miền Nam được gọi là “tập kết” ra Bắc, phần không nhỏ, bọn họ để lại gia đình trong Nam. Vậy con số 85.000 được chuyên chở trên chỉ một chiếc tầu thủy theo thuyền trưởng tầu Ba Lan có tin được không? Cũng không hiểu tầu Kilinski thuộc loại tầu gì? Khả năng chuyên chở tối đa là bao nhiêu? Và họ đã chuyên chở bao nhiêu chuyến từ Bắc vào Nam? Tỉ lệ quá chênh lệch giữa hai bên này muốn nói gì?

      • vy bui says:

        Nhân độc giả “Chiêu hồi- tị nạn” nhắc lại việc bắt cóc thiếu nhi miền Nam cuả CS trong những năm 1967-1968, nhà văn Võ Phiến trong một tiểu luận với nhan đề “Bắt Trẻ Đồng Xanh” đã “bạch hoá” âm mưu thâm độc cuả CS trong việc sửa soạn cho hậu chiến (sau hiệp định PARIS), giống như bài bản “tập kết’ (sau hiệp định GENÈVE).

        Độc giả quen thuộc cuả Đàn Chim Việt, Minh Đức trong trang cuả ông, đã đăng lại tiếu luận này ngày thứ năm, 8 tháng 11 năm 2012.
        Xin mời quý độc giả vào ‘điạ chỉ” sau, đọc rồi suy gẫm về nguyên nhân cuộc chiến tương tàn mà CS đã dùng chiêu bài “chống Mỹ” để xâm chiếm miền Nam, nhuộm đỏ cả nước:

        minhduc7.blogspot.com/2012/11/bat-tre-dong-xanh.htm/

  6. Hoàng says:

    Cụ chí khỉ Ngô Đình Diệm – tổng thống đệ nhất VNCH tuyên bố khi tiếp phó tổng thống Mỹ Giôn xơn năm 1961: “Biên giới của Mỹ không ngừng ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, mà kéo dài, ở Đông Nam Á, tới sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 của Việt Nam”.

    Vậy là cụ chí khỉ Ngô Đình Diệm muốn chia cắt đất nước Việt Nam vĩnh viễn để dâng một nửa nước Việt Nam tính từ vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải, Quảng Trị) kéo dài xuống đến mũi Cà Mau cho Mỹ.

    Ơn trời, CSVN phải hy sinh hàng triệu người để “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, nên nước Việt Nam đã thống nhất, non sông liền một giải, vĩnh viễn chấm dứt nạn chia cắt từ trưa 30/4/1975.

    • Kha says:

      Gần 40 năm sau 1975 lại đọc thấy giọng điệu óc đất này!
      Loài người đã qua tới thế kỷ 21 được gần 14 năm rồi,mạng lưới Internet rộng như thế mà vẫn không khai phóng nổi con người cán ngố!
      Nản thật!
      Kha.

      • haley t. says:

        *Theo thiển ý thì câu tuyên bố của cụ Ngô, nếu có ,thì xét theo một chiều hướng nào đó ,sau 40 MẤT vnch *,cũng rất hợp “logic”.
        Lý do: Mỹ là nước cầm đầu trong thé giới tụ do hay Mỹ là QG tự do dân chủ chông khối cs Liên xô.Tất cả các nước chống cộng ,chọn tự do dân chủ (như Mỹ) cho nuớc mình đều là bạn, là đồng minh của Mỹ. Cho nên câu nói trên không sai ,nhưng có thể gây hiểu làm và gây cho VC cái cớ đẻ đã kich. . Thật ra câu “biên giới hoa kỳ” (nguyên văn)hay “biên giới tự do ” (được sửa lại) cũng chĩ là một ,vì Hoa Kỳ cũng là cầm đầu các nước trong khối tự do ! Và Ai cũng hiểu ,chĩ trừ một số bới lông tìm vết, bới nèo ra bọ mới chĩ trích câu đó ,nhất là kẻ thù hung hăng quĩ quyệt bắc kộng,được dịp tốt tấn công VNCH và vị TT dân cữ đầu tiên tới tấp; còn người dân miền Nam không đẻ ý tới cái tiêu tiết đó. Họ sông càng ngày càng tốt hơn thời trước khi cụ Diệm về, và không thấy bóng dáng người Pháp ,kể cả vào các công sở cũng không còn “rặn ” chử Pháp ra mà nói !
        Nói tóm lại câu nói của cụ Diệm chí xác định là vnch nay cũng là đồng minh của Hoa kỳ như Nhật ,Nam Hàn và các nước ĐNA không CS khác
        “Liên quan tới vấn đề an ninh, biên giới Hoa Kỳ không ngừng ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, mà kéo dài đến tân Đông Nam Á, tới vĩ tuyến 17 ở sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị của Việt Nam, cái mà chúng ta đều trân trọng.”Cau mà Vũ Anh trich của sử giaJacques Dalloz trên cũng chứng minh được câu nói của Cụ Diêm không sai (trên căn bản),nhất là “liên quan tới vấn đè an ninh….”
        **Còn câu nhận xét của cụ Diệm , “Chỉ có dân miền Trung mới có khả năng lãnh đạo quốc gia. Dân miền Bắc hợp với buôn bán, còn dân miền Nam chỉ làm tướng võ biền”.không biết có có thật không ,nhưng nếu có ,thì chẳng có gì làm ầm ĩ,nhất là chỉ là nhận xét của một cá nhân ,dù cá nhân đó là TT. Cái nhận xét đó đúng hay sai thì tùy nhận thức của mổi người và tùy đăc tính của mỗi miền.
        Tuy nhiên tui không tin câu đó do TT N Đ D nói (nhận xét lúc nào ,ở đâu và ai nghe ,ai viết lại ,viết khi nào và nhất là có chính xác khi ghi lại hay tam sao thât bổn. Ví dụ trong buổi họp,thư ký ghi ý kiến từng người ,đôi khi ghi vắn tắt ,rồi viết lại và đem lên cho các đương sự duyệt ,đồng ý mói ký tên phổ biến (sau này có nhiều câu nói bị cắt xén ,sứa đổi hay bịa đặt thêm đẻ
        “hạ” một người như vụ lito SG ở SJ chẳng hạn )
        Một nhận xét của một gs ,là đãng viên lớn trong một chính đãng ,người Bắc ,đã nói trước học sinh của mình ,có cả Nam trung Bắc là :người Nam thăng tính ,người trung thâm và người Bắc thì lại càng thâm hơn cả”…hay: “người Bắc văn học ,người trung thích làm CM và người Nam “anh hùng tứ chiến” (kiểu Lục văn Tiên).Tuy nhiên chĩ là phiến diện vì vn còn có câu :”ở đâu cũng có anh hùng /ở đâu cũng có người khùng người điên !”
        Nhất là sau khi 1000,000 dân Bắc dí cú vào Nam , và rồi miền Trung cũng chuyễn vào Nam thì người miền Nam cũng có những đặc tính như người miền Bắc ,miền Trung vậy.
        ***Hồi ký của 01 tên linh tập .làm phu xe cho quan thượng thư N Đ D ,học hành bao nhiêu ,phản thầy phản chủ ,phản bạn bè anh em ,con cháu nghe tên phải cúi mặt thì không đáng nói tới , Cuốn HK này cũng do một tên v/s nào đượcc thuê viết (người ta nói là N V )
        Hơn nữa câu nói mà trích lại không đáng đẻ ý đến vì AI BIẾT ĐƯỢC ĐÚNG SAI? Vài câu trích thật cũng chen vào vài câu trích giã ,mục đích dẻ bêu xấu ,hạ bệ ,thóa mạ người nào đó có tư cách ,có học vấn ,có chức vụ hoặc đói thủ năng ký hơn mình (so sánh một Ong Thượng Thư và một tên bồi tàu,xin học dẻ làm quan không được vì trình độ quá kém nên đi làm “thảo Khấu” trã thù đời ,có chi là vĩ đại ,chĩ là tiểu nhân đắc chí “tiếu hi hi” mà thôi !
        (h)
        *trước 54: VN hình chử S , từ Ai Nam Quan đến Mũi Cà mau .
        54: cón 1/2 nước từ Bên hãi (vĩ tuyến 17)đến Cà mau
        75: lưu vong , 1/2 nước hay chử S teo tóp lại ,dời qua Mỹ còn cái BIA : lito sg .
        (h)

    • Việt cộng láo lường : says:

      “tổng thống đệ nhất VNCH tuyên bố khi tiếp phó tổng thống Mỹ Giôn xơn năm 1961: “Biên giới của Mỹ không ngừng ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, mà kéo dài, ở Đông Nam Á, tới sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 của Việt Nam”. h says.

      Nguồn tin trích dẫn nào ? Từ chuồng heo của bè lũ Việt cộng phản quốc hả ?

      • Vũ Ánh says:

        Gởi nick Việt cộng láo lường: Một vài bài viết đề cập đến tuyên bố của tổng thống Ngô Đình Diệm khi tiếp phó tổng thống Mỹ Giơn Xơn năm 1961: “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài từ Alaska đến vĩ tuyến 17, tỉnh Quảng Trị”:

        - Theo sử gia Jacques Dalloz, nguyên văn câu nói này là: “Liên quan tới vấn đề an ninh, biên giới Hoa Kỳ không ngừng ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, mà kéo dài đến tân Đông Nam Á, tới vĩ tuyến 17 ở sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị của Việt Nam, cái mà chúng ta đều trân trọng.”. Sau đó báo chí Sài Gòn kiểm duyệt và biên tập lại, ông Diệm cũng nhận ra mình đã “nói hớ” và đã chữa lại bằng một câu khác, thay “biên giới Hoa Kỳ” bằng “biên giới tự do” như trên.

        - Mục Câu nói (nổi tiếng) trong link http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_%C4%90%C3%ACnh_Di%E1%BB%87m. Trong link này, người ta dẫn ra rất nhiều câu nói “nổi tiếng (ngu ngốc) của tổng thống Ngô Đình Diêm như: Trong bài diễn văn đáp từ phó tổng thống Mỹ Lyndon Johnson thăm Sài Gòn năm 1961, Ngô Đình Diệm tuyên bố: “Biên giới của thế giới tự do chạy dài từ Alaska đến sông Bến Hải”. Và, Ngô Đình Diệm nhận xét: “Chỉ có dân miền Trung mới có khả năng lãnh đạo quốc gia. Dân miền Bắc hợp với buôn bán, còn dân miền Nam chỉ làm tướng võ biền”.

        - Trong hồi ký “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi” của thiếu tướng Đỗ Mậu, cựu giám đốc nha An ninh quân đội VNCH, ông Đỗ Mậu viết một đoạn như sau: “ông Diệm mới dại dột tuyên bố trong một bài diễn văn đáp từ phó tổng thống Mỹ Johnson thăm Sài Gòn vào năm 1961, rằng: “Biên giới của Hoa Kỳ kéo dài từ Alaska đến vĩ tuyến 17 ở sông Bến Hải, Quảng Trị”.

        Trong tác phẩm “Bí mật dinh Độc Lập” (The Palace File, 1986)”, tác phẩm “Khi đồng minh tháo chạy” (2005) và tác phẩm “Tâm tư tổng thống Thiệu” (2010) của tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Chính phủ VNCH kiêm cố vấn kinh tế, kế hoạch của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, hiện là giáo sư tại Đại học Howard (Washington, D.C., Hoa Kỳ) cũng đều có viết về tuyên bố của tổng thống Ngô Đình Diệm: “Biên giới của Hoa Kỳ kéo dài từ Alaska đến vĩ tuyến 17 ở sông Bến Hải, Quảng Trị”.

        Còn vô số bài viết của các sử gia, chính khách, tướng lãnh trên thế giới và VNCH viết về lời tuyên bố trên của tổng thống Ngô Đình Diệm. Là người Việt Nam, dù theo VNCS hay VNCH mà không biết lời tuyên trên của tổng thống Ngô Đình Diệm thì quả là người thiếu hiểu biết chính trị.

      • Việt cộng láo lường says:

        Trên thế giới, nhan nhản tin tức về người đã nói hớ, từ các chính trị gia, các quân nhân cho đến những người làm văn nghệ , v…v… Trong đời sống hàng ngày của một cá nhân, nói hớ với vợ, với chồng, với anh chị em, hàng xóm, bạn bè …Chuyện nói hớ là thường tình .

        Phát ngôn rồi sau đó cải chính thì phải hiểu là họ không có ý thực nói như vậy . Còn nếu không, thì nên hiểu là bụng dạ người nói quả thực là họ có ý đó .

        Chỉ có những kẻ có ý đồ xấu mới phớt lờ câu sửa sai của ông tổng thống .

        Vô số những tác giả người Việt cũng như người nước ngoài đã viết ca ngợi ông tổng thống là người yêu nước .

        Nên nhớ rằng nếu là tay sai cho người Mỹ, thì ba anh em ông tổng thống đã không bị chết thảm .

      • Chí Mén says:

        Lính Mỹ hiện đang đóng quân ở Nam Hàn, Nhật Bản, Đức, và nhiều nơi khác ngoài nước Mỹ. Họ ở những nơi đó trước tiên là để bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ, nhưng dĩ nhiên là cả hai nước đều có lợi. Ai cũng biết ông Diệm vì không muốn lính Mỹ vào Việt Nam nên mới chết. Chữ “biên giới”, nếu ông Diệm có nói như thế thật, thì phải hiểu là biên giới của anh ninh cho nước Mỹ trong thế chiến tranh giữa tư bản và cộng sản, chứ không phải là biên giới theo nghĩa biên cương địa lý, hiểu chưa? Đúng là ngu như vẹm! Lại nữa, wikipedia là trang mạng “mở” ai vào viết cũng được. Đọc cái gì viết bằng tiếng Việt ở đó thì nên cẩn thận. Các đồng chí Ba Đình vốn chủ trương tuyên truyền bịp bợm nên rất thích wikipedia, nhưng với internet thì wikipedia cũng chỉ là một nguồn trong nhiều nguồn thông tin khác nhau nên cũng chẳng bịp được ai. Nếu tin tất cả những gì trong wikipedia thì thà đọc “Vừa… Lên Giường vừa Kể Chuyện” của bác Chí Mén sướng hơn!

      • Việt cộng láo lường says:

        Tìm tòi chốc lát thì tìm được nguyên văn lời của ông tổng thống :

        “Indeed, today, more than ever, the defense of freedom is essentially
        a common task. With regard to security, the frontiers of the United States
        do not stop at the Atlantic and Pacific Coasts, but extend, in South East Asia, 4. to the Ben Hai river, which partitions Viet-Nam at the 17th parallel, and
        forms the threatened border of the Free World, which we all cherish”

        Tạm dịch:

        “Thực vậy, ngày nay, hơn lúc nào hết, sự bảo vệ tự do, một cách cần thiết, là nhiệm vụ chung . VỀ VẤN ĐỀ AN NINH , lãnh vực ( an ninh ) của Hoa kỳ không ngừng lại ở bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, mà trải dài , ở Đông Nam Á, tới sông Bến Hải chia đôi Việt nam ở vĩ tuyến 17, và tạo nên thành một giới tuyến đang bị đe doạ của THẾ GIỚI TỰ DO ( là cái THẾ GIỚi) mà chúng ta yêu chuộng ” .

        Bọn Việt cộng và những kẻ xúc xiểm chế độ cắt bỏ câu “with regard to security ” ( về vấn đề an ninh) và dịch chữ sai chữ frontiers là ” biên giới “. Theo http://diendanngoaingu.vn/showthread.php?18836-Border-boundary-amp-frontier , chữ frontier khi có thêm chữ s ở cuối câu thì có nghĩa là ” ranh giới của trí thức, lãnh vực ” .

        http://diendanngoaingu.vn/showthread.php?18836-Border-boundary-amp-frontier

  7. VC tới ! VC tới ! Chạy đi thôi ... says:

    “Nhìn lại cuộc di cư 1954-1955 ” -Tác giả Nguyễn Văn Lục : Có một nhận xét mà Việt Minh không chối cãi được là các cuộc di cư từng cả làng lại là những người di cư ở trong vùng Việt Minh chiếm đóng từ năm 1946… Chính những người dân đã từng sống dưới chế độ cộng sản trong 9 năm chiến tranh dưới quyền kiểm soát của họ lại là những người muốn ra đi trước nhất. Xin trích dẫn một đọan trong tờ Missi, 1956, số 2, trang 41:

    “Contastation humiliante (pour le Viet Minh) la poussée la plus impétueuse et la plus persistante vers le Sud vient des provinces qui, depuis 1946, se trouvaient entìèrement sous le régime Viet Minh”.

    “Một điều đáng lấy làm tủi hổ cho Việt Minh là người ta nhận thấy làn sóng người di cư kiên trì nhất và dữ dội nhất muốn di cư vào Nam lại là những tỉnh hoàn toàn dưới quyền kiểm soát của chế độ của Việt Minh từ năm 1946 “.

    Chứng từ của Ronald B. Frankum.Jr:

    Một linh mục đã trốn thoát được khỏi Thái Bình bằng bè mảng đã nói với các viên chức Hoa Kỳ rằng còn có 20 ngàn thường dân ở Thái Bình và 50 chục ngàn người khác ở vùng lân cận đã muốn đi vào miền Nam, nhưng đã bị Việt Minh ngăn chận không cho đến Hải Phòng. Vào ngày 1 tháng 10, 2.000 người tị nạn đã tới trại Pagoda ở Hải Phòng sau một cuộc hành trình dài 70 dặm xuyên qua lãnh thổ Việt Minh trên 27 chiếc thuyền tam bản. Những người mới đến đã thông báo cho các viên chức ở trại rằng còn có 50 chiếc thuyền tam bản nữa đi đằng sau và đang cố tiến đến điểm tiếp cư.

    Ở Sàigòn, ngay khi Hiệp định Genève vừa được ký kết, thủ Tướng Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rũ. Để tang cuộc chia đôi đất nước. Ông Diệm đã ra tuyên cáo cực lực chống đối việc chia đôi Việt Nam. Chỉ sau một ngày, có nghĩa là vào ngày thứ năm 22/7/1954:

    Toàn miền Nam treo cờ rũ. Không chấp nhận cuộc chia đôi đất nước.

    Khi làm Thủ tướng, ông Diệm muốn đưa số người di cư lên tổng số 2 triệu người, trong khi đó tướng Pháp Ély ước đoán chỉ vào khoảng 200.000 người là cùng.

  8. Việt cộng tuyên truyền bịp bợm says:

    *” Nhìn lại cuôc di cư 1954- 1955″- Tác giả Nguyễn Văn Lục: Không gì tức tối bực bội hơn cho chính quyền cộng sản là chiến thắng xong, đuổi được thực dân Pháp phải ra đi. Vậy mà vô lý thay gần một triệu người đã ùn ùn kéo nhau bỏ chạy cộng sản. Gần một phần mười dân số toàn miền Bắc đấy. (Miền Bắc gồm 12 triêu người và chiếm 60.900 dặm vuông, miền Nam 11 triệu người và chiếm 66.300 dặm vuông ). Ngay những người dân trong vùng bị Việt Minh kiểm soát từ 1946 như Vinh, Nghệ Tĩnh càng lo bỏ chạy bán sống bán chết. Những người dân nghèo, 80%, ít học tưởng đi theo Việt Minh mới phải thì lại là thành phần đông đảo sợ hãi cộng sản nhiều nhất. Và đi nhiều nhất.

    Việt Cộng cũng đã dùng đủ mọi cách để ngăn chặn làn sóng di cư này như tuyên truyền rỉ taị để ngăn chặn làn sóng di cư này như:

    Người Mỹ cắt tay của trẻ sơ sinh và quẳng đàn bà xuống biển, còn đàn ông thì bắt đi làm cao su cạo mủ tại các đồn điền cao su.

    Tầu há mồm ra đến biển thì há mồm ra, rồi xô đẩy người ta xuống biển.

    ***”Di tản và Định cư Tị nạn 1954″ -Giáo sư Lê Xuân Khoa : Việt Minh gây hoang mang lo sợ trong đầu óc những người muốn di cư vào Nam bằng cách phao các tin đồn như :

    Pháp bắt dân vào làm phu đồn điền cao su, đàn bà bị hãm hiếp, trẻ con bị đem đi bán, giặc Pháp và Mỹ hung ác trả thù Việt Nam bằng cách đổ người xuống biển khi tàu ra tới ngoài khơi, v.v…

  9. vybui says:

    Theo thiển ý, đây là bài viết đạt cả về văn phong lẫn tư liệu được trích dẫn.

    Kỷ niệm 60 năm ngày đất nước chia đôi, những thiếu niên 15,16 tuổi như chúng tôi ngày đó cũng đã biết chia xẻ với các bậc sinh thành nỗi hoang mang về viễn cảnh tương lai, ngậm ngùi từ giã tuổi thơ và mang tâm trạng cuả những kẻ vĩnh viễn …”mất quê hương”!

    Những ngộ nhận, xuyên tạc từ hai phía, CSVN và báo giới phương Tây, và cả một số những người nghiên cứu lịch sử phe Quốc Gia, vì lý do tôn giáo, chính trị (bất mãn với c/q của TT Ngô Đình Diệm) đã có những cái nhìn tiêu cực nếu không muốn nói là thiển cận về một trong những nhân tố chính làm nên đợt di dân vô tiền khoáng hậu này, “Người Công Giáo Di Cư”. Gần đây một nghiên cứu cuả một tác giả người Úc, Peter Hansen đã có nhận định chính xác hơn cả về nguyên nhân cuộc “chạy trốn” CS cuả người CG cũng như chương trình định cư, lập nghiệp cho những người di cư của chính quyền (có thực như một số dư luận trong, ngoài nước đã cho rằng, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã cố tình bố trí những người CG di cư quanh vùng Sài Gòn để …”bảo vệ chế độ”).

    Nếu quý độc giả muốn tìn hiểu cặn kẽ , xin trân trọng giới thiệu loạt bài này được đăng trong trang báo mạng Talawas ngày 26/04/2010, vẫn còn ở địa chỉ sau:

    http://www.talawas.org/? p=19375

Leave a Reply to Vân Nam