WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nỗi đau và nỗi nhục của người Pháp trong thế chiến hai và của VN hiện nay[kết]

Tiếp theo phần I II.

Pháp thua ở  Điện Biên

Pháp thua ở Điện Biên

Sau chiến tranh hàn gắn hay gây thêm hận thù?

Phần tướng Leclerc, chỉ huy binh đoàn số 2 được tướng Eisehnhower ưu ái dành cho cái vinh dự người đầu tiên giải phóng tiến vào Paris.. ngày 26 tháng tám. Và đây cũng là lệnh riêng của De Gaulle muốn người Pháp được cái vinh dự ấy.

Đó là vấn đề danh dự của nước Pháp.

Nhưng thực sự một mình binh đội của tướng Leclerc quá ít ỏi chỉ có tính cách tượng trưng không thể nào giải phóng Paris được. Phải có binh đội Hoa Kỳ từ phía Bắc Saint Cloud và từ phía Nam với Vincennnes tiến về Troyes, Meaux và Rambrouillet.. Leclerc cũng đã cảnh cáo binh đội của tướng von Choltiz rằng : Nếu các ông phá hùy một cơ sở công cộng nào của Paris thì sẽ không có một người lính Đức nào còn được sống sót.

Vấn đề còn lại của nước Pháp sau chiến là hàn gắn những vết thương,.Nhưng thay vì hàn gắn thì dấy lên nhiều sự hận thù, trả oán, đòi nợ.

Việc đầu tiên theo truyền thống nước Pháp là mỗi khi thắng trận trở về thì nhà vua vào nhà thờ Notre Dame và sẽ hát Magnificat để tạ ơn Thượng Đế. Đây là một truyền thống tốt đẹp từ lâu đời. Vấn đề trở ngại ở đây là vị hồng y giáo chủ Paris, Tổng giám mục Suhard, chỉ mới cách đây một tháng đã chủ trì một buổi lễ tang một nhân vật làm tay sai cho Đức là Philippe Henriot và ông này đã bị kháng chiến sát hại.

Vậy thì dư luận nói chung nhiều người không muốn thấy có sự hiện diện của vị tổng giám mục Suhard trong buổi lễ. Dư luận ấy đúng.

Linh mục tuyên úy quân kháng chiến là Raymond Bruclerger là người cương quyết đã phản đối sự hiện diện của TGM Suhard..Nhưng rồi  TGM Suhard vẫn có mặt. Sự có mặt của vị TGM gây phản ứng mạnh nơi một số người.

Và rối loạn trật tự đã xảy ra. Có cả tiếng súng nỗ, ghế ném lung tung trong nhà thờ Notre Dame khi vị tổng giám mục Suhard bắt đầu hát Magnificat!!!( Bài hát tạ ơn)

  • Câu chuyện hát Magnificat của TGM Suhard là biểu tượng cho hai khuynh hướng khác biệt :Những người yêu nước chân chính và những kẻ làm tay sai cách này cách khác cho giặc.
  • Trường họp TGM  Suhard làm liên tưởng đến những thành phần trí thức công giáo miền Nam- thường được cho đi ăn học và xuất thân từ các trường đại học danh tiếng của nước Pháp- .Họ chỉ học được ở Pháp cái tinh thần bất mãn và phản kháng, dễ dàng ngả theo cộng sản như trường hợp Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ, Lý Chánh Trung, Trương Bá Cần, Nguyễn Đình Đầu vv Nhắc lại cho có chuyện thôi chứ hiện nay thì hơn ai hết họ thừa biết họ chỉ là những con cờ thí, bị lừa phỉnh..
  • Nhưng hiện nay ở trong nước, có một số thành phần trí thức được hưởng những ưu đãi của chế độ, bất mãn ngay cả chửi chế độ, nhưng vẫn cúi mặt hưỡng những ân huệ của chế độ ấy. Họ nói mà không làm!!! Nói những gì được phép nói trong chừng mực được cho phép. Nói ra, vạch từng tên tuổi thì đụng chạm mà không nói ra thì những người này một cách nào đó trở thành những con tin của chế độ cộng sản hiện nay.

 

Sau chiến tranh, người Pháp tính sổ để xem trong thời Đức chiếm đóng, con số người làm tay sai cho Đức là bao nhiêu? Thật khó để ngày nay đưa ra được những con số.. Cũng thật khó để kết án ai là người theo Đức. Nói chung có đến hơn nửa triệu các chuyên viên, các kỹ sư tình nguyện làm việc trong các cơ xưởng do Đức kiểm soát..Những người này bề ngoài tỏ ra không cộng tác với kháng chiến vì an ninh bản thân họ hoặc vì miếng ăn.

De Gaulle chỉ cay đắng khi nghĩ đến thành phân này!!! Nhưng không thể kết án họ được.Vì dù sao xứ Pháp cũng là xứ có luật lệ, có tòa án xét xử…

Khi đồng minh đổ bộ Normandie thì theo sự phỏng định của De Gaulle có khoảng 30 ngàn người Pháp làm việc chính thức, có giấy tờ của Đức. Chẳng hạn làm trong cơ quan phản gián Gestapo hay  Abwehr (Contre-espionnage allemand) hoặc những nhân viên mặc quân phục Đức trong trong tổ chức LVF. ( Légion des volontaires Francaises contre le Bolchevisme).[1]

Cũng theo De Gaulle, sau khi giải phóng Paris, con số người bị hành quyết hoặc bị sát hại cách này cách khác khoảng trên 10.000 ngàn người..Còn lại con số trên 1000 người bị ra tòa xét sử, sau đó bị xử bắn.

Phe Vichy của Pétain thổi phồng con số lên 30 chục ngàn người, có khi con số được thổi phồng lên đến cả trăm ngàn ngươi bị giết hại.

Theo người con trai tướng De Gaulle-Philippe De Gaulle- tướng De Gaullle đã nhiều lần bị dày vò về những vụ án liên quan đến nhữ kẻ phản bội lại tổ quốc. Ông thường đi đi lại lại trong vườn nhà sau bữa ăn tối ở số 4 đường Champ-d’Entrainement vì nhận được thư của những thân nhân kẻ bị án kêu oan và xin tha. Ông không biết phải xử trí ra sao vì nhiều trường hợp thiếu minh bạch hoặc nhầm lẫn kết án oan uổng. Hồ sơ tội trạng không dễ minh chứng đầy đủ.

 

  • Dù sao, De Gaulle không phải Lê Duẩn, càng không phải Đỗ Mười. Họ- những người cộng sản- không cần tòa án, không cần đưa ra tòa, đã đưa cả nửa triệu các thành phần ưu tú nhất của xã hội miền Nam vào các nhà tù cải tạo!! Cái tâm lý hạ nhục người miền Nam nay thấy thật rõ ràng trong những chính sách của họ. Đây cũng chỉ là một cách trả thù hèn hạ. Đây cũng xứng đáng được gọi là một tội ác của những kẻ thắng trận!! Và kể từ đó đến bấy giờ, vết thương ấy vẫn chưa hàn gắn được. Người miền Nam có thể không bao giờ quên!! Tôi là một người miền Bắc vào Nam, tôi thú thật tôi không muốn quên và không thể quên, mặc dầu tôi không bị một ngày tù của cộng sản.
  • Phải chi, họ đưa ra tòa xét xử công khai thì nói làm gì nữa!!!

 

Bên cạnh đó người ta được biết có một số nhà văn làm tay sai cho Đức trong thời gian chiếm đóng khi những nhà văn này công khai xuất hiện nơi công cộng với người Đức trong các cuộc mít tinh, lên diễn đàn, hoặc hô hào thanh niên Pháp mặc quân phục Đức. Trong số đó có nhà văn Pierre Drieu la Rochelle đã tự tử. Robert Brasillach và Paul Chack phải ra tòa chịu án đền tội. Họ tỏ ra trung thành với Đức, đi hàng đầu trong các cuộc mít tinh. Họ là những nhà văn sẵn sàng làm tay sai cho giặc!! Họ xứng đáng nhận hình phạt của xã hội.

  • Sau 30 tháng tư, hơn hai trăm nhà văn, nhà báo, giới văn nghệ sĩ miền Nam chịu chung số phận tù cải tạo. và nhiểu người đã chết trong tủ như : Nguyễn Mạnh Côn, luật sư Trần Văn Tuyên, nhà thơ Vũ Hoàng Chương? Tôi vẫn tự hỏi họ có tội tình gì? Không. Họ chỉ yêu nước theo cách của họ! Họ chấp nhận chế độ quốc gia và tin tưởng đó là một chế độ tốt đẹp, đáng sống!! Dĩ nhiên, phần đông không chấp nhận chế độ cộng sản. Nhưng không nhất thiết họ là tay sai của Mỹ theo nghĩa xấu nhất. Họ là những nhà báo, nhà văn trong một chế độ tự do.
  •  Họ chỉ có một cái tội là người cầm bút! Người cộng sản đã tổng quát hóa tội phạm, coi tất cả những ai sinh sống ở miền Nam đều có tội!! Tội gì nhỉ?

 

Phần cá nhân De Gaulle, thay vì say sưa với chiến thắng, thay vì yến tiệc, thay vì huyênh hoang tuyên bố, thay vì trả thù những người theo giặc như Pétain, thay vì nghĩ đến chuyện ân oán. Không. Ông phải là loại người nhân cách tầm thường như vậy.

Ngay sáng sớm ngày hôm sau, ông đi tìm lại nơi ông đã từng sinh sống ở Paris. Không xe cộ, không hộ tống, ông đi bộ đến khu Saint- Francois- Xavier, nhà  xứ của gia đình ông lúc thiếu thời. Ông xúc động, vì căn nhà và mọi đồ vật còn nguyên vẹn, không có gì thay đổi. Ông nhớ lại, ngày 10 tháng sáu, năm 1940, ông rời Paris vào ban đêm trong xe cùng với Paul Reynaud không kịp mang theo thứ gì..  Mọi vật trước mắt ông sau 4 năm từ giấy tờ, đồ đạc, điện thoại đến quần áo cũ. Không một ai tơ hào. Ông đã xúc động khi tìm  thấy cây kiếm khi tốt nghiệp trường Saint-Cyr vẫn còn đấy..làm sao ông không khỏi xúc động!! Người ta cứ bảo De Gaullle là người không có tình cảm, ông củng tình cảm lắm đấy chữ!![2]

  • Tôi tự hỏi xem, các lãnh đạo cộng sản Bắc Việt khi vào miền Nam, việc đầu tiên họ làm là gí? Cái cảnh tồi tệ nhất là hôi của, chiếm nhà, chiếm cửa. Nghĩ lại mà khinh, mà buồn. Họ hành xử như những kẻ cướp không hơn không kém.

Những ngày sau đó, De Gaulle còn mời các nhà văn danh tiếng của Paris như Francois Mauriac, Georges Duhamel, Paul Valéry, Georges Bernanos. Riêng. F. Mauriac là người có tai tiếng có những liên hệ không rõ ràng với Đức. Nhưng De Gaulle bỏ qua. Ông đã mời lần lượt từng người đến dùng cơm và đàm đạo với ông với sự trân trọng. Nhất là trường hợp nhà văn André Malraux mà sau này trở thành cộng sự viên của ông trong chính phủ.

  • Cung cách và cách hành xử của những kẻ chiến thắng sau 1975 đối với giới trí thức miền Nam cho đến bây giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy nhờm tởm. Họ hành xử như những kẻ vô học.

 

Đối với phụ nữ, De Gaulle thường tỏ ra khoan nhượng và tìm mọi cách hợp pháp để ân xá cho họ.

 

Dầu vậy, trong một số trường hợp- dù chỉ là những phụ nữ nghèo túng phải đi làm điếm cho lính Đức, sau đó đã bị dân chúng phẫn nộ dẫn đi ngoài đường phố, bị cạo trọc đầu, quần áo tả tơi, bị la ó, xỉ nhục.

  • Bài học sau chiến thắng của Pháp cũng như trường hợp sau này thống nhất nước Đức- người cộng sản chẳng học được gì!! Họ bị mê hoặc với chiến thắng.
  • Chỉ còn biết than cái đất nước mình nó như thế thôi!!

 

Về hiểm nguy cộng sản từ trước thế chiến hai!!

Đây có thể là một tiết lộ mới lạ với một số người. Nhưng thực sự nó không có gì mới lạ. Nó mới lạ chì vì người ta không được thông tin đầy đủ hoặc đã không quan tâm cho đủ.

Sách của những tác giả ngoại quốc viết về cộng sản sau thế chiến thứ hai thường mang thông điệp như những nhân chứng thời đại.

Đọc họ, người ta nhận thức được rằng tính ủy nhiệm trong cuộc chiến không chỉ vạch ra đường ranh giữa súng đạn, mầu cờ, sắc áo. Nó còn vạch ra đường ranh trong tâm não con người mà các nhà văn trở thành những ngôn sứ thời đại. Họ là những Milovan Djilas, Lâm Ngữ Đường, Thomas Dooley, Suzanne Labin hay những Oyvink Skard, Fred Schawars.

Đây là những người dứt khoát chối từ ý thức hệ cộng sản.

Chẳng hạn các cuốn như Nước đã đến chân của Suzane Labin, Thoát ly hỏa ngục của Thoma Dooley, Kỷ thuật phá hoại của cộng sản tại Tiệp Khắc 1938-1948 của Josef Corbel hay Giai cấp mới của Milovan Djilas.

Tuy nhiên tiếng nói của họ chỉ được lắng nghe giới hạn vào một số trí thức và thiếu sức lôi cuốn đối với đa số quần chúng. Tiếng nói cảnh báo của họ chẳng bao lâu sau bị chìm vào quên lãng.

Những cuốn sách do tác giả là người Việt viết cũng không mấy người tìm đọc mặc dầu nội dung là những vấn đề thời sự nóng bỏng như : Quỳnh Lưu khởi nghĩa,( Liên minh Á Châu chống cộng xuất bản, 1958),  Bên kia Bến Hải, Đinh Xuân Cầu. Đây, Bắc Việt, Hà Nội ngày nay, Người Thăng long, Thủ Đoạn của Hồ Chí Minh, Trần Quang, Thực chất cuủa Mặt trận Giải phòng miền Nam, Xã Hội ấn quán xuất bản, Sách lược xâm lăng của cộng sản, tác giả Minh Võ..

Trong số những sách ấy, chỉ có cuốn Trăm Hoa đua nở trên đất Bắc của Hoàng Văn Chí nói về Phoang trào Nhân Văn giai phẩm là đạt được thành công rực rỡ cũng như bộ phim : Chúng tôi muốn sống nói về cải cách ruộng đất ở miền Bắc.

 

  • Có thể nói, người miền Nam chỉ biết chế độ cộng sản là gì qua hai tài liệu vừa kể trên.
  • Nhưng khi chiến tranh trở thành khốc liệt thì cũng ít ai còn ai nhắc nhở đến những tài liệu trên.nữa.
  • Thực tế chứng minh rằng miền Nam thiếu hẳn một bộ máy chiến tranh hữu hiệu trên mặt trận chính trị và tuyên truyền. Những sách vở trên cho người dân tự lựa chọn một quan điểm, một chỗ đứng mà không có bất cứ sự áp đặt nào. Thế mạnh của miền Nam là dân chủ, nhưng thế yếu cũng từ đó mà ra.
  • Có tiếng súng trên chiến trường để đối đầu với cộng sản miền Bắc, nhưng lại thiếu tiếng súng trên Mặt trận văn hóa.
  • Ở đây, chúng tôi xin ghi nhận như một lời tri ân một số dịch giả miền Nam lúc bấy giờ đã đóng góp trong việc dịch thuật những tác phẩm lớn của thế giới mà nay nhiều người đã không còn nữa. Đó các quý ông Nguyễn Hữu Hiệu, Thạch Chương và Thanh Tâm Tuyền,Trần Lương Ngọc,Văn Tự-Mậu Hải, Mặc Đỗ, Lê Ngọc Trụ,, Lê Thị Hay, Lê Thị Duyên, Tầm Nguyên, Hoàng Sa, Bích Ty, Nam Chinh..Ngọc Thứ Langvv..

 

Sau này rộ lên một số sách dịch của ngoại quốc được nhiều người đọc. Nó gần như một phong trào tìm đọc Những Constantin Virgil Gheorghiu, Boris Pasternak, Solzhennistsyn, Morris L.West. Tác giả không tiện liệt kê đầy đủ các tác phẩm này- trong đó có những kiệt tác như Tầng Đầu Địa Ngục(Le premier cercle), và Quần Đảo Ngục tù (L’Archipel du Goulag), Bác sĩ Jivago ( Docteur Jivago). Qua các tác phẩm này, người đọc nhận thức được tính phi nhân của chủ nghĩa cộng sản thể hiện qua thân phận bị dày xéo, trà đạp của những con người bình thường trong xã hội. Họ là nạn nhân của một thứ chủ nghĩa không có con người.[3]

Có một điều chúng ta cần biết rằng ngay trước thế chiến thứ hai, khi nhân loại đang phải đối diện với Phát Xít Đức với  tên hung thần HitLer. Thì chính Hitler lại là người tuyên bố rẳng:

Nước Đức là thành trì chống lại chủ nghĩa Bon sơ Vích.( L’Allemagne est le rempart contre le Bolchevisme’.

Phần De Gaulle đã có một lập trường thật rõ ràng là phải loại trừ tất cả thành phần kháng chiến là cộng sản ra khỏi kháng chiến. Trong chương Les hommes de l’ombre (chỉ những người kháng chiến ở trong bóng tối).Ông tiết lộ trong số những người kháng chiến, có một số người theo cộng sản muốn trà trộn vào.

Và sau này, De Gaulle thú nhận, nếu ông không tìm cách loại bỏ những thành phần cộng sản ra khỏi kháng chiến thì sau này, cuộc giải phóng nước Pháp đã bị Bôn sê vích hóa!!

Điều thứ hai, De Gaulle tiết lộ là vào 22 tháng sáu- 1941, khi Đức xâm chiếm Liên Xô thì những người cộng sản Pháp cảm thấy có bổn phận phải dơ tay ra cứu giúp Liên Xô thay vì chiến đấu cho đất nước Pháp..Gián tiếp họ đã phản bội lại tổ quốc của họ.

Khi biết được điều này, De Gaulle cảm thấy cay đắng sâu xa[4] (Devant cette constatation, son amertume est profonde).

Tài liệu quan trọng này- dù chỉ tóm tắt  trong ít dòng- dù người đọc có thể không mấy quan tâm. Nhưng theo tôi nó lạ icó một tầm mức quan trọng, vì nó tố cáo đích danh người cộng sản là những người vô tổ quốc, vì họ phục vụ cho quyền lợi đảng của họ. Họ đặt  quyền lợi đảng trên quyền lợi dân tộc.Tiết lộ cho thấy, người cộng sản trước hết có nghĩa vụ quốc tế thay vì nghĩa vụ đối với Quốc Gia dân tộc.

Cũng trong tập tài liệu mật này trao lại cho con trai của ông- Philippe De Gaulle-, De Gaullle đưa ra một bằng chứng không chối cãi được là đảng cộng sản Pháp nếu cần họ là những kẻ phản bội tổ quốc của mình.  Khi Đức và Liên Xô còn là đồng minh của nhau, Paris vừa bị Đức chiếm thì vào ngày  25 tháng sáu-1940, Đảng cộng sản Pháp đã viết thư,- lá thư ký tên Tréland(Catelas et Ginollin) yêu cầu chính quyền Đức cho phép tái xuất bản tờ «L’Humanité( tờ báo xã hội thiên cộng sản) với danh nghĩa thỏa hiệp giữa Đức và Liên Xô. Và De Gaulle nói với con trai tùy ý chọn chữ nào thích hợp cho việc náy. Đóa là nhửng chử như : mù quang, ô nhục, bỉ ổi, phản bội.[5]

  • Đọc đoạn văn này, tôi nghĩ tất cả những người cộng sản trong nước phải cúi mặt. Ai còn tin vào họ. Đất nước này sao còn có thể trao vào tay họ.. Tùy mỗi người trong bọn họ chọn trong 4 chữ mà De Gaulle để lại..à
  • Ông Hồ không phải chỉ làm tay sai cho Tầu cộng. Mà còn bán nước không phải một lần mà nhiều lần. Hai cuộc chiến tranh là hai lần bán nước. Hãy  đọc chúc thư của ông để lại!! Tôi chưa hề thấy cái chúc thư nào hèn hạ như thế! Chết rồi vẫn hèn hạ,

 

Phần W.Churchill, một chính trị gia có tài ba như một thứ triên tri thời đại đã viết ngay từ khi Âu Châu đang thắng thế Đức trên khắp mặt trận như sau :

Ngày 31 tháng tám, 1944, việc giải phóng Âu Châu đã đi những bước vĩ đại đến trước cả những kế hoạch dự tính. Ngày 3 tháng 9 giải phóng Bỉ. Ngày 11-9, Binh đoàn số một của Mỹ tiến vào Đức. Tiếp theo binh đoàn của tướng De Lattre De Tassigny. 

Ở mặt trận phía Đông, Tướng Koniev tiến về Ba Lan và tướng Petrov tiến vào Tiệp Khắc..Tất cả bộ mặt Âu Châu thay đổi- không phải ở ngoài mặt trận.. Điểm chinh yếu là sự lớn mạnh của Liên Xô..

Kể từ đây, biến cố làm thay đổi cục diện thế giới đưa đến khúc quan lịch sử và làm biến đổi viễn tượng thế giới trong thế kỷ 20[6].

 

Cũng chính ông, chỉ sau 4 ngày khi quân Đức chấp nhận đầu hàng. W. Churchill là người đầu tiên dùng chữ Bức Màn sắt  (Rideau de fer)để ám chỉ Liên Xô. Dưới mắt W. Churchill :

Mối đe dọa của Xô Viết đã thay thế chỗ của kẻ thủ Đức Quốc Xã’.

Ông cũng đã viết thư cho TT. Truman- người vừa thay thế Roosevelt- cảnh báo Mỹ những quyết định trong Hội Nghị Yalta về mối hiểm nguy của Liên Xô trong việc chiếm đóng Ba Lan.. và các bán đảo Balkans..[7]

Cái nhìn bi quan về lịch sử thế giới sau đại chiến thứ hai của W. Churchill cũng được tờ báo Times thời bấy giờ chia xẻ. Theo tờ Times,  thế giới vừa thoát ra khỏi chế độ Đức Quốc Xã thì lại rơi vào hiểm họa cực phần nguy hiểm: Hiểm họa cộng sản.

Một tài liệu cuối cùng nêu ra ở đây là khi Hitler chuyển hướng, quyết định tiến đánh Liên Xô vào 4 giờ sáng, ngày 22 tháng sáu 1941. Đây là một cuộc xâm chiếm lớn nhất chưa từng bao giờ xảy ra trong lịch sử với 4 triệu quân lính, 3000 chiến xa và 3000 máy bay, tiến đánh Phần Lan và Lỗ Ma ni.. Đại diện cho Staline, Molotov đã kêu gọi dân chúng như sau : Chính quyền kêu gọi tất cả mọi người, đàn ông, đàn bà, công dân của Liên Xô, đồng chí Staline kêu gọi mọi người xiết chặt hàng ngũ chung quanh đảng Bôn Sơ Vích vinh quang của chúng ta, chung quanh chính quyền và chung quanh đồng chí Staline vĩ đại của chúng ta. Chúng ta có chính nghĩa. Kẻ thù sẽ bị đẻ bẹp..Chúng ta sẽ chiến thắng. Molotoc cũng không quên nhắc tới số phận dảnh cho Napoléon năm 1812.[8]

  • Cái hiểm nguy của cộng sản thấy rõ ngay từ lời kêu gọi của Molotov kêu gọi dân chúng xiết chặt hàng ngũ chung quanh đảng cộng sàn Bôn sơ vích và chung quanh đồng chí Staline vĩ đại. Sau này đảng cộng sản Việt Nam bắt chước nguyên vẹn ngôn ngữ chính trị của Staline : Cũng đảng cộng sản Việt Nam vinh quang, cũng đồng chí Hồ Chí Minh vĩ đại. Ôi sao mà bắt chước hay thế!!
  • Trong cuộc rút quân trước sức tấn công vũ bão của Hitler, Staline đã ra lệnh, khi rút quân, không để lại bất cứ thứ gì cho quân địch- không  để lại đầu máy và các toa xe lửa- không một kí lô lúa mì-không một con súc vật nào- không một lít xăng- Phải phá hết, đốt hết các kho hàng, các đường giây điện thoại, cắt đứt cầu cốngvv.
  • Say này, Hồ Chí Minh trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất với Pháp, thế lực còn yếu phải rút về khu tư, khu năm. Hồ Chí Minh cũng hô hào dân chúng sơ tán, tiêu khổ kháng chiến, đốt sạch, phá sạch áp dụng y trang chính sách của Staline. Họ Hồ cũng như Staline đã làm tất cả cốt đạt chiến thắng. Hồ Chí Minh quả thực chỉ là con đẻ của Staline, Mao Trạch Đông. Những kẻ hung bạo nhất thế giới chủ xướng một chủ nghĩa không có con người hay vắng bóng con người..
  •  Sai lầm chiến lược của Hiter là đã để trễ hạn 6 tuần lễ trong chiến dịch Barbarossa vì vấn đề chiến tranh ở bán đảo Balkans. thay vì tháng sáu thì là ngày 15 tháng năm. Bất kể sự can ngăn phản đối của các tướng lãnh Đức về sự chậm trễ mà hậu quả không lường được Hitler vẫn ra lệnh ba mũi tấn công của Đức là Léningrad, Moscou và Ukraine mà cuối cùng đã bị xa lầy khi mùa đông tới..
  • Dầu vậy đảng cộng sản Liên Xô đã hy sinh hàng triệu người trong chiến dịch tấn công của Hitlet, hàng triệu người bị bắt làm tù binh Đức, không thực phẩm và chết đói. Nhưng điều đó chẳng có gì quan trọng với những tên độc tài như Hitler, Staline và Hồ Chí Minh.
  • Phản ứng của thế giới khi Đức tấn công Liên Xô cho thấy những nhà lãnh đạo thế giới thấy rõ những hiểm nguy của cộng sản.
  •  Đối với Pétain thì chế độ Dức Quốc xã và chế độ cộng sản chẳng khác gì bệnh dịch tả và vệnh dịch hạch.
  •  Cựu tổng thống Hoover tuyên bố : 90% dân chúng Hoa Kỳ Kỳ đều chống lại các hình thức độc tài dù là Đức Quốc Xã hay cộng sản. Đó là những chủ nghĩa vô luân vì chúng phủ nhận niềm tin tôn giáo, tàn bạo và tàn sát hàng triệu con người.
  •  Những nhà quân sự như thống chế Leahy thì tuyên bố rằng : Tôi không có chút thiện cảm gì với chế độ Hitler và tôi mong muốn nó bị xụp đổ. Nhưng tôi hy vọng rằng Hitler chiếm được một vài vùng của Nga sát với biên giới Đức như vùng trái đệm (états-tampons) là cứ điểm nhờ đó lật đổ được Staline và làm biến mất sự đe dọa của cộng sản.
  • .Thượng nghĩ sĩ Taft tuyên bố trên đài phát thanh như sau: Sự chiến thắng của cộng sản trên thế giới sẽ vô cùng nguy hiểm cho Hoa Kỳ hơn là sự chiến thắng của Đức Quốc Xã.
  •  Thượng nghĩ sĩ Truman- người sẽ lên thay thế chổ của TT. Roosevelt tuyên bố: Nếu chúng ta thấy Đức Quốc Xã có thể chiến thắng thì chúng ta có bổn phận giúp Liên Xô, nhưng nếu chúng ta thấy Liên Xô có thể thắng thế thì chúng ta phải giúp Đức, mặc dầu bằng mọi giá tôi không muốn thấy Hitler thắng thế.

 

  • Lập trường nước đôi của TT. Truman trong tình thế lưỡng nan trước đây cũng là điều mà Hoa Kỳ phải chọn lựa giữa Việt Nam-Trung Cộng hiện nay?
  • Thế giới đã cảnh cáo từ hơn nửa thế kỷ nay về hiểm họa cộng sản, vậy mà các lãnh đạo cộng sản vẫn tiếp tục mù quáng đi theo con đường ấy!! Điều ấy chỉ ra rằng, họ bị bịt mắt, không có điều kiện để tìm đọc lịch sử thế giới hoặc nay thì có thể họ cố bám vào những quyền lợi cá nhân của họ?
  • Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:

-          Điều bất hạnh thứ nhất là bị chế độ thực dân Pháp cai trị ngót một thế kỷ. Nếu do thực dân Anh cai trị có thể tránh được những cuộc chiến tranh dành độc lập tốn xương máu.

-          Điều bất hạnh thứ hai là phải sống dưới chế độ cộng sản

-          Cái bất hạnh thứ ba là có láng giềng Trung Cộng.

Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.

© Đàn Chim Việt



[1] Philippe De Gaulle, Ibid, trang 297-298

[2] Philippe De Gaulle, Ibid, trang 359

[3] Đọc thêm : 20 năm văn học dịch thuật miền Nam, Nguyễn văn Luc trong sách 20 năm miền Nam, trang 390-397.

[4] Philippe De Gaulle, De Gaulle, mon père, trang 295

[5] Aveuglement, turpitude, infamie, trahison. Ibid, trang 295.

[6] Raymond Tournoux, Petain et la France, 523-524

[7] Lettres de Churchill à Truman en date  du 12 mai 1945, trích trong Triomphe et trage1dies, tome II

[8] Le gouvernement fai appel à vous tous, homme et femmes, citoyens de l’Union Sovie1tique, il vous invite à serrer encore davantage les rangs autour de notre glorieux parti bolchevique, des autorités et de notre grand chef, le camarade Staline. Notre cause est juste. L’ennemi sera écrasé. Nous vaincrons.’ Molotov rappelle 1812 et le sort qui attend Napoléon. Raymond Tournoux, Ibid, trang 283

6 Phản hồi cho “Nỗi đau và nỗi nhục của người Pháp trong thế chiến hai và của VN hiện nay[kết]”

  1. Nhục,hèn lo ăn mày dĩ vãng says:

    “Sáng 16/6/2014, tại Hà Nội, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã phát động cuộc thi viết “Xuân 1975 bản hùng ca toàn thắng”. Đến dự có Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; Trung tướng Mai Quang Phấn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. “

    …” Qua đó, khơi dậy lòng tự hào của mỗi người về đại thắng mùa Xuân năm 1975, về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khơi dậy ý chí và niềm tin trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay; đồng thời ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống anh dũng, quật cường, mưu trí, sáng tạo và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của dân tộc và quân đội ta; tôn vinh và tri ân những đóng góp, cống hiến to lớn của các tầng lớp nhân dân Việt Nam và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.”

    “Lo ‘ăn mày dĩ vãng’, quên giặc đến nhà “-Tác giả: Mạc Văn Trang : Cuộc thi này có ý gì?

    - Phải chăng là để “ăn mày” chút vinh quang quá khứ nhằm tự huyễn hoặc, “tự sướng”, quên đi nỗi nhục nhã, hèn hạ trước giặc Tầu hôm nay? Thực ra càng nêu lên những chiến công hiển hách, chí khí quật cường của ông cha nhiều bao nhiêu thì nay càng thấy nhục, thấy hèn bấy nhiêu. Làm sao lảng tránh được thực tế phũ phàng là Trung cộng coi khinh Việt Nam, hạ nhục Việt Nam trước thế giới, nó muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói; lãnh đạo xin gặp năm lần bảy lượt nó không thèm gặp, gọi “dây nóng” nó không thèm nghe, phản đối này nọ nó bất chấp …Nhục thế mà lúc nào cũng “Tự hào Việt Nam”, “Vinh quang Việt Nam”!?

    - Thi viết về “sự nghiệp chống Mỹ cứu nước” và “tri ân sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế” thời ấy vào lúc này để làm gì? Phải chăng là để dân ta tiếp tục “căm thù đế quốc mỹ” – nước hiện đang có thái độ và hành động ủng hộ ta chống giặc Tầu cộng mạnh mẽ nhất?

  2. Đinh Ngọc Minh says:

    Tạm gác qua những tàn tích bất hảo của chủ nghĩa thực dân vào giai đoạn đầu cuộc đô hộ vn mà nhiều người giờ đây cho rằng nó còn thua xa những thành tích ăn cướp cùng đường lối cai trị độc đoán, hà khắc của csvn ngày nay thì thực dân Pháp trong khoảng 100 năm đô hộ cũng để lại nhiều ảnh hưởng tích cực trên nhiều phương diện về xây dựng- qui hoạch kiến trúc đô thị, về giao thông công chánh, công kỷ nghệ …về thiết chế xã hội nhà nước thực dân cũng áp đặt một mô hình phân cấp quản lý hành chính hết sức tiến bộ nhưng quan trọng hơn là sự cách tân về chương trình giáo dục và hệ thống văn bằng thi cử theo mô hình khoa học phương tây.
    Viện dẫn như trên để có thể nói rằng: Nếu không có csvn thì tôi tin chắc rằng giờ đây đất nước chúng ta đang là một quốc gia cường thịnh trong một chế độ dân chủ theo mô hình quân chủ lập hiến như các nước bắc Âu hay như Nhật Bản hiện nay chẳng hạn. Nếu không có csvn thì dân tộc chúng ta đã tránh được thảm kịch “nồi da xáo thịt” hết sức đau lòng mà hệ quả và hệ lụy của nó là vô cùng khôn xiết: là tang tóc, điêu linh,chia rẽ thù hằn, giết chóc lẫn nhau trong quá khứ ;là đói nghèo, tụt hậu về kinh tế, là suy đồi, vong bản về đạo đức- văn hóa, là sự trói buộc dân tộc bởi xích xiềng ý thức hệ độc tài toàn trị trong hiện tại.
    Và nỗi ám ảnh hơn cả; khủng khiếp hơn cả mà csvn đã và đang tạo ra đó chính là nguy cơ đẩy đưa đất nước, dân tộc quay trở lại thời kỳ Hán thuộc!!!

    • tudo says:

      Thành thật tỏ rỏ 100% nhờ có Cách Mạng thắng lợi Vinh Quan từ ngày ấy đến nay ….! tại nước VIỆT NAM CHXHCN có được thật nhiều NGƯỜI….nhiều nhà cao tầng,nhiều xe sang trọng đắc tiền,nhiều cuộc lể hôi…vui chơi,nhiểu cuộc thi Hoa Hậu,nhiều…nhiều hơn nhửng năm tháng BỊ Thực dân da Trắng,đế quốc Tư Bãng Mỷ và Ngụy Sàigòn…..hoan hô Người Việt
      Anh Hùng…đả đảo thực dân,đế quốc Mỷ Ngụy…… .

  3. Bi kịch Việt nam says:

    Cám ơn tác giả Nguyễn Văn Lục đã viết chia xẻ kiến thức của ông về tình trạng nước Pháp thời Thế Chiến II .

    Và tôi hoàn toàn đồng ý với những ý kiến tác giả nêu lên trong loạt bài . Những so sánh tình trạng của nước Pháp thời đó và Việt nam hiện nay trong bài đã làm cho bọn dư lợn viên Việt cộng la oai oái, giãy như đỉa phải vôi .

    Đọc loạt bài này làm nhớ tới bài viết Hiểm Họa Trung Quốc Và Bài Học Thổ Nhĩ Kỳ của tác giả Trần Trung Đạo . Quả là ” Không có dân tộc bạc nhược mà chỉ có lãnh tụ tồi “.

    Chính là bọn lãnh tụ Việt cộng , một đứa làm tớ cho Liên xô, một đứa làm tôi cho Tàu cộng, cả hai đã đưa dân tộc Việt – đã từng chống ngoại xâm phương Bắc , mở mang bờ cõi phương Nam- vào tình trạng bị suy vi .

  4. ĐẠI NGÀN says:

    CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN VÀ CON NGƯỜI NHÂN VĂN

    Chù nghĩa là một học thuyết tự mệnh danh như một giá trị nào đó để cổ vũ mọi người cùng đi theo mình.
    Ý nghĩa của chủ nghĩa như thế phải là ý nghĩa khách quan mà không thể là ý nghĩa chủ quan.
    Khách quan có nghĩa là giá trị thật, không ai phủ nhận được.
    Chủ quan có thể chỉ là ý nghĩa ảo, tự mệnh danh, chưa chắc đã đúng sự thật hay đã có ý nghĩa khách quan.
    Hoc thuyết phát xít, học thuyết quốc xã, học thuyết mác xít thực tế đều cho thấy it ý nghĩa khách quan, nhưng thực sự chỉ có tính cách mệnh danh chủ quan là đáng nói nhất.
    Hôm nay chúng ta thử nói về chủ nghĩa nhân văn và con người nhân văn.
    Chủ nghĩa nhân văn là chủ nghĩa lấy con người làm trọng và lấy xã hội con người làm trọng.
    Tức con người là giá trị, là ý nghĩa, là mục đích của chính nó mà không là gì khác. Đó chính là ý nghĩa cơ bản và đầu tiên nhất của chủ nghĩa nhân văn.
    Trên cơ sở của chủ nghĩa nhân văn như thế, điều kiện của nó là con người nhân văn, và mục đích của nó cũng là con người nhân văn.
    Bởi chỉ có con người nhân văn mới xây dựng được chủ nghĩa nhân văn cũng như ngược lại.
    Như vậy cũng có nghĩa mọi chủ nghĩa độc tài đều không thể là chủ nghĩa nhân văn.
    Hay nói khác đi, chủ nghĩa nhân văn không bao giờ khác hơn là chủ nghĩa tự do và dân chủ.
    Chính chủ nghĩa tự do dân chủ tạo thành xã hội nhân văn mà không là gì khác.
    Bởi chủ nghĩa xã hội đúng nghĩa chính là chủ nghĩa xã hội tự do dân chủ mà không bao giờ là chủ nghĩa xã hội độc tài. Cái gọi là chủ nghĩa xã hội độc tài thực chất chỉ là thứ chủ nghĩa phản xã hội, phi xã hội, hay chỉ mạo danh là xã hội.
    Chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa xã hội kiểu độc tài nên thực chất nó chỉ là thứ chủ nghĩa mạo xã hội, phản xã hội hay phi xã hội thật sự.
    Mác ngay từ đầu chủ trương thứ chủ nghĩa độc tài vô sản, tức nhằm biến xã hội thành xã hội đoàn bầy, được tổ chức một cách hoàn toàn toàn trị, chỉ nhân danh con người vô sản để đánh mất con người xã hội chân chính, đánh mất toàn diện xã hội chân chính.
    Mác coi mọi đạo đức cổ điển truyền thống chỉ là đạo đức kiểu tư sản. Bởi thế mới chỉ chủ trương xã hội kiểu đàn bầy vô sản mới là đạo đức cách mạng thực sự, đó chính là sự tiêu diệt đạo đức, tha hóa đạo đức, biến đạo đức chỉ thành duy nhất là sự vâng lời đàn bầy, đó thật sự là tính phi đạo đức nhân văn, tức phi đạo đức xã hội nhân bản.
    Xã hội khách quan tự nhiên gồm nhiều thành phần, nhiều giai cấp. Đạo đức nhân văn là đạo đức tự do dân chủ chính là như thế. Mọi người tôn trọng lẫn nhau là đạo đức, nên mọi sự độc tài độc đoán, chuyên quyền thực chất đều phản đạo đức, phi đạo đức. Đó chỉ là thứ về hùa nhau một cách phản nhân cách, phản nhân văn. Nó biến xã hội chỉ thành một thứ ý nghĩa giả dối, phi giá trị thực chất và phi khách quan hoàn toàn.
    Ý nghĩa của cá nhân và của xã hội con người cao nhất chính là ý nghĩa ý thức, tinh thần.
    Mác chủ trương chỉ có vật chất là tính cách duy nhất trong con người và trong xã hội. Do đó chủ nghĩa Mác không thể nào thực chất là chủ nghĩa nhân văn, nhưng nó chỉ giả tạo hay giả đò là chủ nghĩa nhân văn.
    Bởi vậy những người nào thực bụng đi theo chủ nghĩa Mác sẽ không bao giờ thực chất là con người nhân văn, mà chỉ là những con người nhân danh nhân văn, đi theo ảo tưởng nhân văn, hay đi theo cái bóng nhân văn hoàn toàn mệnh danh hay giả tạo.
    Bởi chủ nghĩa nhân văn là chủ nghĩa vì con người và cho con người, vì xã hội đích thực và cho xã hội đích thực, thế thì ý thức căm thù, ý thức ganh tị, ý thức trả thù đều không có chỗ đứng trong chủ nghĩa nhân văn đích thực.
    Hô hào căm thù giai cấp, hô hào đấu tranh giai cấp, hô hào trả thù giai cấp, đó không hề là chủ nghĩa nhân văn hay chủ nghĩa xã hội gì cả, mà chỉ là chủ nghĩa phản nhân văn, phản xã hội.
    Bởi nếu sự bóc lột giai cấp là một sai lầm của xã hội quá khứ, thì chỉ cần xóa bỏ nó đi, tại sao quay lại trả thù nó khi nó không còn nữa. Đó chỉ là cái ác của bản năng, cái thú tính của con người và xã hội mà không gì khác. Sự tố khổ cá nhân, sự tố khổ giai cấp trong cải cách ruộng đất một cách dã man và giả tạo đều nói lên tính cách phản nhân tính của những con người thực hành nó và lãnh đạo sự thực hành nó là như thế.
    Nên nếu là những con người nhân văn, nếu là chủ nghĩa nhân văn, sau khi đã chiến thắng và cầm quyền thì phải quên hết moi điều gì xấu xa của quá khứ để làm cho con người tốt hơn, làm cho xã hội tốt hơn. Đàng này hoàn toàn làm ngược lại, tức moi sự trả thù tàn tệ nhất đối với quá khứ, đối với mọi cá nhân của quá khứ, chỉ cho thấy đố đều là những con người phi nhân văn và của xã hội phản nhân văn.
    Nên nói chung lại, người ta không thể xây dựng được những con người nhân văn, không xây dựng được một xã hội nhân văn, đó tại vì xuất phát điểm của nó không phải những con người thực chất nhân văn, không phải xã hội thực chất nhân văn mà không là gì khác.
    Mọi cái tốt chỉ có thể xóa bỏ cái xấu, không thể tiếp tục cái xấu hay còn tệ hơn cả cái xẫu cũ.
    Cho nên mọi con người tốt, mọi cái tốt chỉ có thể xóa bỏ cái xấu mà không thể dựng nên những cái xấu mới để thay vào cho cái gì cũ mà mình cứ cho là xấu.
    Học thuyết Mác thực chất không nhằm xây dựng con người tốt, không nhằm xây dựng xã hội tốt, mà chỉ nhằm xây dựng khái niệm con người, khái niệm xã hội hoàn toàn giả tạo, chủ quan, phi tự nhiên, để chỉ nhằm phù hợp với một mô hình giả tạo như một ý niệm giả tạo mà chính ông ta đã chủ quan nghĩ ra.
    Cho nên cái tai hại nhất của chủ thuyết Mác là thay vào con người thực hữu bằng con người giả tạo, thay vào bằng ý niệm con người không có thật, thay xã hội cụ thể bằng xã hội gi giả tạo, bằng ý niệm xã hội giả dối không có thật, nên tạo ra mọi hệ lụy tai hại của nó từ trước đến sau, chưa hề từng bao giờ có trong xã hội loài người chính là như thế. Đó cũng là điều mà gần cuối đời mình, Trần Đức Thảo phải đành ca thán là xã hội không có con người, tức xã hội chỉ như một mô thức hoàn toàn tưởng tưởng, giả tạo, không thực chất, và con người cũng là những con người giả tạo, không còn là những con người thật là như thế.
    Nên nói tóm lại, chủ nghĩa nhân văn là chủ nghĩa của những con người nhân văn thật. Và cũng chỉ có những con người nhân văn thật mới xây dựng được xã hội nhân văn thật, tức một xã hội đúng nghĩa xã hội mà không phải xã hội chủ nghĩa kiểu mô hình hoàn toàn giả tạo, không thực chất, không đúng sự thật, như Mác ảo tưởng.
    Bởi chỉ có xã hội tự do dân chủ trung thực đúng nghĩa, không đặt nền tảng cai trị trên áp chế, trên bạo lực, trên tuyên truyền giả tạo, giả dối, trên ý nghĩa con người lừa phỉnh, đối gạt nhau, thì đó mới là chủ nghĩa xã hội đích thực, chủ nghĩa nhân văn đích thực mà không thể nào khác được.
    Bởi không một cá nhân nào trong xã hội là tuyệt đối. Không một xã hội nào là hoàn toàn thuần khiết. Nên nguyên tắc ưu việt của số it, nguyên tắc đa phần của số đông, đó là nguyên lý hướng dẫn, bảo đảm hiệu quả quản lý cho toàn xã hội trên ý nghĩa tự do dân chủ mà không thể nào là độc tài độc đoán.
    Mọi hình thức độc tài độc đoán đều chỉ là giả dối, giả tạo, đều chỉ là đóng kịch mà không bao giờ là thực chất.
    Bất kỳ xã hội nào mà không thực chất, đều chỉ là xã hội diễn kịch toàn diện, xã hội giả nhân giả nghĩa mà không bao giờ là xã hội nhân văn đúng nghĩa hay những con người nhân văn đúng nghĩa. Cái gọi là xã hội làm chủ tập thể giả tạo, thực chất đó chỉ là xã hội giả tạo, xã hội được kiến tạo theo kiểu mô thức giả tạo mà không bao giờ là xã hội nhân văn đích thực, xã hội của con người nhân văn đích thực, hay xã hội theo kiểu chủ nghĩa xã hội đích thực.
    Bởi xã hội luôn luôn chỉ là phương tiện làm đẹp hơn cho cá nhân. Xã hội nhân văn là nhằm tạo nên những cá nhân nhân văn mà không bao giờ ngược lại. Tức nếu mọi cá nhân đều được biến thành công cụ để xây dựng một xã hội mô thức giả tạo, được mệnh danh là xã hội chủ nghĩa như Mác nghĩ, đó thực chất chỉ là xã hội phản nhân văn, tức phản con người nhân văn, phản xã hội nhân văn, hay xã hội phản con người, phản xã hội một cách rốt ráo và tàn tệ nhất.
    Nên nói chung lại, mọi quan niệm sai lầm về con người, về giai cấp, về xã hội, về cuộc sống và về lịch sử mà Mác đưa ra, ngay từ đầu đã biến cá nhân mọi người, mọi xã hội nói chung đi theo Mác đều trở thành các nạn nhân tệ hại nhất của chủ thuyết Mác mà không là gì khác.
    Bởi vậy ý nghĩa tối hậu ngày nay của loài người trên toàn thế giới là phải dứt khoát quay lưng lại với mọi tính cách sai lầm của chủ nghĩa Mác để trở về lại với chủ nghĩa nhân văn đích thực, con người nhân văn đích thực mà đã từ nhiều ngàn năm nay và cho mãi đến thời đại khoa học tiến bộ ngay nay cả nhân loại vẫn không ngừng củng cố cũng như không ngừng khám phá và xây dựng thêm lên. Hay nối một cách khác, chủ nghĩa Mác chính là chủ nghĩa phản động nhất trong toàn bộ lịch sử loài người, mà tính cách nguy hại nhất của nó lại do chỗ nó chỉ nhân danh chủ nghĩa nhân văn, con người nhân văn một cách hoàn toàn giả tạo, giả dối nhất, khiến cho có biết bao người đã nhầm lẫn về nó, đó mới chính là điều đáng nói nhất. Nó chỉ là một thứ học thuyết lợi dụng những con người tốt cho chính nó, và nó lại bị những con người xấu lợi dụng nó, và lợi dụng cả những con người tốt cho những con người xấu đó, thì quả thật là điều mà từ trước đến nay cả nhân loại đều hoàn toàn bị bất ngờ nhất.

    THƯỢNG NGÀN
    (16/7/14)

  5. dài dòng văn tự says:

    Cụ Lục lấy cái đầu đề cho bài viết rất to tát nhưng nội dung thì rất phức tạp, cụ kể chuyện lịch sử nước Pháp dài dòng văn tự, những chuyện không phải là biến cố lịch sử mà chỉ là những chuyện lặt vặt lịch sử
    Cụ nên chú ý về bố cục, phân đoạn cho rõ ràng, cụ kể lan chan hết chuyện này sang chuyện khác nó mệt cho cụ mà rất mệt cho nguòi đọc
    Hai vấn đề mà cụ so sánh xem ra không có sự tương đồng mà có vẻ gượng ép

Leave a Reply to Đinh Ngọc Minh