WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bài học từ Hiệp định Geneva 1954

 

Hội nghị Geneve 1954

Hội nghị Geneve 1954

Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết nhằm giúp chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam và cả Đông Dương. Thế nhưng mục tiêu đó đã không đạt được; trái lại chiến tranh lại diễn ra suốt trong mấy mươi năm sau đó, ngăn chặn sự phát triển của Việt Nam về mọi mặt.

TQ nhượng bộ Pháp và miền Nam?

Gia Minh hỏi chuyện sử gia Phạm Cao Dương hiện ngụ tại California, Hoa Kỳ về những điểm đáng chú ý của Hiệp định Geneva 1954 và bài học cần rút ra. Trước hết ông cho biết:

Phạm Cao Dương: Trước hết Hội nghị Geneva năm 1954 không phải được nhóm họp sau ngày sự kiện Điện Biên Phủ chấm dứt, mà nó đã được triệu tập từ trước rồi (từ ngày 26 tháng 4). Mục tiêu của hội nghị ban đầu không phải bàn về Việt Nam mà bàn về chiến tranh Cao Ly (Triều Tiên). Việc bàn về Việt Nam vào ngày 8 tháng 5 mới bắt đầu và không phải là chính. Nhưng vì tình hình tại Việt Nam thay đổi: biến cố, trận chiến Điện Biên Phủ chấm dứt nên người ta họp vào ngày đó.

Thứ hai, sách trong nước thường ca ngợi đó là chiến thắng của phía Việt Minh. Điều đó không hoàn toàn đúng, vì nếu chúng ta theo dõi những gì xảy ra trước đó khi ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp sang họp với Chu Ân Lai ở Liễu Châu, người ta thấy phía Việt Minh tức tối lắm. Sau này ông Võ Nguyên Giáp có nói rằng khi ông thuyết trình thì bản đồ đưa ra ‘đỏ’ hết tất cả; nhưng đến khi Chu Ân Lai thuyết trình thì theo lời ông Võ Nguyên Giáp ‘Bác và tôi rất ngỡ ngàng’ vì sự nhượng bộ mà Chu Ân Lai dành cho phía Pháp và miền Nam.

Lý do hai ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không vừa ý vì hai ông tin tưởng được nhiều lợi thế hơn những gì mà phía Chu Ân Lai và Molotov (ngoại trưởng Nga lúc đó) buộc phía Việt Minh phải chấp nhận. Trước hết là sự hiện diện của bộ đội Việt Minh ở Miên và Lào. Chủ trương của Việt Minh hồi đó là muốn nâng đỡ hai tổ chức cộng sản bên Miên và Lào (Pathet Lào và Khmer Issarak). Phía đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa luôn phủ nhận không có sự hiện diện của bộ đội bên hai nước đó, nhưng cuối cùng Chu Ân Lai và Molotov ép buộc Việt Minh phải phần nào chấp nhận điều đó, và sau đó chấp nhận luôn. Có nghĩa chấp nhận đã rút rồi nhưng vẫn còn một phần ở lại bên Miên và Lào. Do vậy Pháp và phía Miên, Lào không chấp nhận nên cuối cùng chấp nhận ‘nếu còn sẽ rút đi’.

Điểm nữa về phân chia lãnh thổ. Khi có sự chia đôi, bên phía người Pháp đề nghị vĩ tuyến 19 và phía Việt Minh muốn vĩ tuyến 13 hay ít ra là vĩ tuyến 16; nhưng cuối cùng cũng hai ông Chu Ân Lai, Molotov và phía người Pháp – Mendes France, thỏa thuận vĩ tuyến 17.

Đến chuyện ngày bầu cử thống nhất, đầu tiên Phạm Văn Đồng muốn 6 tháng, nhưng sau đó lên 1 năm và 2 năm. Quyết định cuối cùng là năm 1956, tức 2 năm sau.

Cần phải để ý là Trung Quốc trong thời điểm đó mới làm chủ được lục địa Trung Hoa và chưa có vai trò quốc tế nào nên họ muốn vai trò nào đó, và Hội nghị Geneva là cơ hội để họ đóng vai trò đó.

Gia Minh: Việc tuyển cử như ông nói được thống nhất vào năm 1956, sau đó Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa có đề nghị với phía miền Nam, nhưng miền Nam từ chối. Lý do vì sao thưa ông?

Phạm Cao Dương: Thực ra phía miền Nam mà buổi đầu là Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và sau này là Việt Nam Cộng Hòa của ông Ngô Đình Diệm, không chấp nhận bản Tuyên bố Cuối cùng. Chúng ta nên nhớ sự thỏa thuận ở Geneva gồm hai phần: phần thứ nhất là đình chiến và phần thứ hai là chính trị. Phần đình chiến được ký kết hẳn hoi, có nhiều bản thỏa ước; còn phần chính trị không có bản thỏa ước được ký kết mà chỉ là Bản Tuyên bố Cuối cùng được các bên chấp nhận bằng miệng mà thôi.

Phía Quốc gia Việt Nam lúc đó và sau này là Việt Nam Cộng Hòa thì không chấp nhận Bản Tuyên bố Cuối cùng đó. Phía Mỹ cũng không chấp nhận. Nên nếu không chấp nhận thi hành cuộc bầu cử đó chẳng qua vì họ không bị ràng buộc về phương diện pháp lý.

Thứ hai nữa, nếu có bầu cử phải cần những điều kiện tối thiểu để có sự công bằng. Đằng này chưa chắc có sự công bằng đó, thành ra miền Nam không chấp nhận cũng có lý của họ.

Bài học kinh nghiệm

Gia Minh: Sau 60 năm rồi, ông thấy có những bài học gì?

Phạm Cao Dương: Trong những hoạt động bang giao quốc tế, các quốc gia luôn đặt quyền lợi của mình lên trên, kể cả đồng minh cũng đứng hàng thứ không quan trọng. Nếu bên Trung Quốc vì quyền lợi riêng mà hy sinh đồng minh là Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa thì đó cũng là điều tự nhiên mà thôi. Nhưng Hà Nội không thấy điều đó!

Thứ hai nếu nhìn vào thế giới trong thời gian đó và những năm tiếp theo, không phải chỉ có Việt Nam bị chia đôi. Còn nhiều nước khác bị chia đôi nữa nhưng không có nước nào dùng võ lực để tiến chiếm nước kia. Còn Việt Nam thì chuyện đó đã xảy ra.

Nhưng hậu quả là Hà Nội không có đủ thực lực để tự mình đánh xuống miền Nam nên phải dựa vào thế của Trung Quốc; Hà Nội và cả miền Nam đều không nhận ra điều, không biết đánh lá bài của Trung Quốc. Vì hồi đó Trung Quốc không muốn người Mỹ vào miền Nam và hiện diện tại miền Nam, họ muốn dùng người Pháp để giữ không cho Mỹ can thiệp vào Việt Nam.

Gia Minh: Cám ơn sử gia Phạm Cao Dương.

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA

 

 

6 Phản hồi cho “Bài học từ Hiệp định Geneva 1954”

  1. DâM TiêN says:

    Có môt nhịp cầu về Genève… nghe đau lòng…mà cũng ủi an, tí.

    Số là, khi có cái Hiệp dịnh Ba lê 1973 mà nội dung rất là mù mờ,
    cái nội dung đen tối cho miền Bến Nghé mà vui mầng cho cái
    chợ Đồng Xuân… Quả vậy, cuối cùng thì bên Đồng Xuân nhờ ăn
    gian mà hốt …hụi chết!

    Nhưng mà ai ơi, nhờ cái HĐBL 1973 bị ăn gian này, mà thằng
    chó đẻ MTGPMN hoàn toàn bị giải tán, hết mơ huyền. Còn lại
    nguyên si thằng Bắc Kỳ, nhưng là quân gian, wrong guys…

    Trong khi đó, bên Hoa Kỳ, Úc Châu và Canada, nhứt là tại Hoa
    Kỳ đã có trào lưu vinh danh lá cờ Vàng, không phải của cộng
    đồng này, mà là tín chỉ về danh tính một VNCH tạm vằng, vẫn
    còn thực thể , bởi trò ăn gian của bên CS.

    Vậy, Việt Nam nói chung, hiện nay có hai lá cờ Đỏ và Vàng
    đối nhau, tức là cuối cùng chỉ còn lại HAI thành phấn Cộng Sàn
    và Quốc Gia…

    Hiệp định Ba Lê là cái “cầu nối ” về bến cầu Geneve là như thế.

    ( Chờ mà xem).

  2. NON NGÀN says:

    NGÔN NGỮ VÀ SỰ TRUNG THỰC TRONG Ý NGHĨA CỦA LỊCH SỬ KHÁCH QUAN

    Giá trị của ngôn ngữ là sự trung thực. Trung thực là sự chỉ định đúng sự thật khách quan, không nói thêm, không nói bớt. Sự trung thực đầu tiên là từ ngữ. Sự trung thực tiếp đến là ý tưởng, nội dung phát ngôn và kết luận. Tất cả các yếu tố đó nếu không trung thực, không mang đến bất kỳ thông tin chính xác hay giá trị đúng đắn nào hết cho mọi người, có nghĩa nó không ích lợi, cũng nói tính cách phi giá trị của bản chất thông tin hay của người tạo ra thông tin đó.

    Trong tính cách như thế, thử suy nghĩ về hiệp định Genève 1954 là như thế nào.

    Đúng ra nó có hai nghĩa, hay hai khía canh : khía cạnh lịch sử và khía cạnh chính trị.

    Khía cạnh lịch sử là khía cạnh người Việt chiến đầu với người Pháp.

    Khía cạnh chính trị là : sự đấu tranh giữa chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc gia dân tộc. Có nghĩa nó có hai phe rõ rệt. Phe đối lập trong nước, phe đối lập giữa hai nước, và phe đối lập quốc tế. Nói nôm na ở đây nó vừa giống nghĩa xôi đậu, cài răng lược, hay nó giống như một món nộm, tức có nhiều thứ hổ lốn trong đó.

    Do vậy nếu bảo rặt nó là cái gì đó thôi, đó là không trung thực. Đó là ma lanh chính trị. Đó không mang ý nghĩa khách quan lịch sử. Chỉ có đám quần chúng dốt nát nghe theo, nói theo, mới cho như vậy là hay, là đúng. Còn những người thức giả, tức những người trí thức đúng nghĩa, đều thấy ra được tính cách hổ lốn, tính cách ba mớ của nó, đó hoàn toàn là tính cách hay ý nghĩa lịch sử khách quan của nó.

    Nói cách tổng quan hơn, nếu không có chủ nghĩa thực dân của Pháp đưa vào Việt Nam từ đầu, cũng không bao giờ có Điện Biên Phủ, có hiệp định đình chiến Genève, vì cũng đã chẳng có cuộc chiến tranh Việt Pháp, như cuộc chiến tranh của cả nửa vòng trái đất.

    Trái lại nếu không có chủ nghĩa cộng sản du nhập vào VN, cũng sẽ không có điều tương tự xảy ra như vậy.

    Vậy kết thúc chiến tranh đó, là thắng lợi của việc chống thực dân hay thắng lợi bước đầu của chủ nghĩa CS tại Việt Nam ? Bất kỳ người thức giả nào cũng có thể tự trả lời hay tự lý giải ra ý nghĩa này được.

    Nhưng nếu không có cuộc tranh chấp quốc tế giữa phe tư bản hay tự do với phe cộng sản hay XHCN lúc đó, liệu tình huống của hiệp định Genève lúc đó có xảy ra hay có xảy ra giống vậy hay không ? Chắc chắn là phải khác rồi. Cho nên cũng đừng nên hãnh diện hiệp nghị này mà cũng đừng nên đânh giá thấp hiệp nghị này.

    Bởi khi hiệp định này sắp ký kết, vào khoảng giữa năm 1954, đã có một nhà thơ dân dã tại Quảng Nam từng làm bài thơ thế này :

    HIỆP NGHỊ GENÈVE

    Nào có gì đâu phải rụt rè
    Bàn cờ đã sắp rõ hai phe
    Sẹ tay giục đẩy ba con tốt
    Giấu mặt rập rình mấy chú xe
    Trước chẳng xong chi trên Tiếp Khắc
    Nay còn mang đến giữa Genève
    Chi bằng pháo mã mang ra hết
    Thử đập nhau chơi một trận hè !

    (Võ Hưng Khoan)

    Nói như vậy để thấy trong dân gian từ thời buổi ấy đã có nhiều người hiểu chuyện rồi, không dễ gì mà tuyên truyền chính trị họ theo kiểu một chiều, không trung thực được.

    Cho nên tóm lại, tính cách chung nhất là tình cách bối cảnh lịch sử của VN khi ấy. Nó cũng chẳng khác gì một vận mệnh của nước nhà. Nó phải như thế thì nó cũng đã như thế. Vấn đề là mọi người dân có hoàn toàn rõ được như thế hay không là chuyện khác.

    Bởi nếu mọi người dân đều rõ được như thế. It ra họ cũng đã tự làm chủ được mình. Tức họ không bị đánh mất đi bản than, đánh mất đi nhận thức vì một lý do không đâu nào đó.

    Còn nếu họ không hiểu như vậy, có nghĩa họ không còn đúng nghĩa là họ nữa. Họ bị đánh mất bản thân do các sự tuyền truyền xuyên tạc không đúng đắn nào đó chẳng hạn. Có nghĩa sự độc lập, tự do, tự chủ tối thiểu của bản thân họ cũng không có, không còn, họ bị tướt đoạt mất quyền hiểu biết khách quan của họ.

    Đó cũng là ý nghĩa của người làm chính trị hay ý nghĩa đúng đắn của chính trị. Chỉ người làm chính trị đúng đắn thì mới tạo ra chính trị đúng đắn cũng như ngược lại. Nếu không có người làm chính trị đúng đắn thì cũng không có chính trị đúng đắn. hay chỉ là điều ngược lại.

    Hay nói khác, chính trị đúng đắn thì luôn đem lại tự do dân chủ đúng đắn cho người dân, từ đó cũng đem lại tự do dân chủ đúng đắn cho dân tộc, đất nước hay quốc gia. Tức nó phải tránh mọi sự tuyên truyền xuyên tạc nào đó không cần thiết hay có thể làm nguy hại đến mục đích hoặc giá trị của chính ý nghĩa chính trị đó. Còn nếu nó bất chấp tất cả mọi nguyên lý đó, tất nhiên đó là thứ chính trị không ra gì, cho dù nó thành công hay thất bại cũng vậy.

    Cho nên thước đo chuẩn mực nhất của mọi ý nghĩa, mọi tính cách, mọi giá trị, mọi thể chế, mọi lý thuyết, mọi thực tế, mọi con người người trong cuộc đời chính là sự trung thực là như thế. Bởi chỉ có sự trung thực đúng đắn thì nó mới đi gần với lịch sử nhất cũng như ngược lại. Hay mọi sự không trung thực đều đi xa với chính lịch sử khách quan, và nó cũng trở thành mị lịch sử, ngụy lịch sử, hay phản bội lại chính bản thân của lịch sử đích thực chính là như thế. Và khoa sử học, hay khoa khoa học về lịch sử thực sự có trở nên hấp dẫn hay không hấp dẫn đối với tất cả mọi người cũng chính là như vậy.

    NGÀN KHƠI
    (20/7/14)

  3. Việt cộng láo lường says:

    Tổ chức tổng tuyển cử với bọn Việt cộng láo lường là tự sát :

    Thời kháng chiến chống Pháp, bọn Hồ chí Minh bịp bợm kêu gọi toàn dân đoàn kết, lập chính phủ liên hiệp, nhưng mặt khác lại ra tay tàn sát 50,000 người quốc gia, trí thức, các lãnh tụ tôn giáo, như : Trương Tử Anh,nhà văn Khái Hưng, Đức Huỳnh Phú Sổ, Dương Quảng Hàm ( hiệu trưởng trường Chu Văn An), Phạm Quỳnh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu , v…v…

    Ký Hiệp Định Đình Chiến Geneve nhưng bọn Hồ chí Minh lại dùng đủ mọi cách để ngăn chặn làn sóng dân di cư vào Nam như tuyên truyền rỉ taị, ngăn chặn , hăm dọa , đánh đập, bắt bớ, giết chóc …

    Ký Hiệp Định Đình Chiến Geneve nhưng bọn Hồ chí Minh lại bí mật ém hàng chục hàng chục ngàn quân và cán bộ ở lại Miền Nam chờ dịp thôn tính nốt Miền Nam .

    Phóng tay phát động Cải cách Ruộng Đất long trời lở đất, vu cáo oan cho hàng trăm ngàn người .

    Cho người trà trộn trong đám đông người biểu tình ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim để thừa cơ cướp chính quyền .

    v…v…

  4. Bầu cử với VC là tự sát says:

    Sử gia Trần Gia Phụng: Danh xưng chính thức của hiệp định Genève là Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, nghĩa là hiệp định Genève chỉ là một hiệp định có tính cách thuần tuý quân sự, không phải là một hòa ước, và không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.

    Sau khi Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam và các hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào và Cambodia được ký kết, các phái đoàn tham dự hội nghị Genève họp tiếp và ngày 21-7-1954 thông qua bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”.

    Bản tuyên bố gồm 13 điều, trong đó quan trọng nhất là điều 7. Điều nầy ghi rằng: “Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó.”

    Khi chủ tịch phiên họp là Anthony Eden (ngoại trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì bảy phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), Lào và Cambodge (Cambodia) trả lời miệng rằng “đồng ý”. Không có phái đoàn nào ký tên vào bản tuyên bố nầy, nghĩa là bản tuyên bố không có chữ ký. Điều đó chứng tỏ rằng những nước tham dự hội nghị không cam kết và cũng không yêu cầu các bên liên hệ cam kết là sẽ thi hành tổng tuyển cử, nên không yêu cầu bên nào ký vào bản tuyên bố để cam kết hay để giữ lời cam kết.

    Một văn kiện quốc tế không có chữ ký thì chỉ có tính cách gợi ý, hướng dẫn chứ không có tính cách cưỡng hành. Đây chỉ là lời tuyên bố (déclaration) của những phái đoàn, có tính cách dự kiến tương lai Việt Nam.

    Phái đoàn Hoa Kỳ và phái đoàn QGVN không ký vào Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày 20-7-1954 và cũng không đồng ý bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” ngày 21-7-1954. Hai phái đoàn Hoa Kỳ và QGVN đã đưa ra tuyên bố riêng của mỗi phái đoàn để minh định lập trường của mình. Tuy nhiên, chính phủ QGVN vẫn tôn trọng Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày 20-7-1954 và thi hành việc chia hai nước Việt Nam theo thỏa thuận quốc tế.

  5. DâM TiêN says:

    Tiếp theo nhời ngài đội DâM, thì ngài đội nhứt cũng DâM, lại
    thấy ra rằng…ra rằng…nà nàm thao ?

    Là sau này, vào ngày 30 tháng Tư mõm chó, Hiệp định Paris
    CŨNG không được THI HÀNH, là ân sủng cho ” thằng ” Mỹ !

    Vì sao sao sao thế ? Vì nếu Hiệp dịnh Ba Lèo thi hành đầy
    đủ, thì “thằng ” Mỹ đâu còn lý do mà trở lại Việt Nam mà làm
    Cha thiên hạ như hôm nay ? lại sắp…chia năm thằng Tàu ra…

    Bà nó, Mỹ nó tính trước như ” vầy,” mà Vương Minh dek biết!

  6. DâM TiêN says:

    Mình chẳng học được gì; mà có học cũng thế mà thôi.

    Nhưng ấy a, dù sao mình cũng thấy cho rằng, là sao…

    Thấy cho rằng : Khi Hiệp định Genève không thi hành,
    thì >>>> đó là thắng lợi lớn đã ” tiên liệu” của Mỹ !

    Sao vậy ,cà ? >>> Vì nếu HĐ Gieo Neo mà Thi Hành,
    thì>>> thằng Rợ Hồ tặc đâu có xâm lăng Miền Nam,

    thi >>> “thằng” Mỹ đâu có cớ mà đem quân vô Miền
    Nam Việt Nam, và hốt hụi một mẻ quá lớn được. Hay!

Phản hồi