WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việc Trung Quốc rút giàn khoan chẳng nói lên điều gì

Clint Richards (The Diplomat – Nhật Bản

Phạm Nguyên Trường dịch


Trung Quốc đã chứng tỏ khả năng đứng vững trước áp lực trong khu vực và dường như sẽ trở lại khi họ muốn.

Hôm thứ tư, Hong Lei, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc bất ngờ tuyên bố với Tân Hoa xã là giàn khoan HYSY 981 của Công ty dầu khi quốc gia của nước này (CNPC) đã rời khỏi vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, đang tranh chấp với Việt Nam, tức là rút khỏi vị trí mà nó đã chiếm giữ từ ngày 2 tháng 5. Từ khi được đưa tới đây, giàn khoan này luôn là nguồn gốc xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc, với những vụ đụng độ hầu như hàng ngày giữa cảnh sát biển và tàu đành cá giữa hai nước, và những vụ biểu tình phản đối Trung Quốc đầy bạo lực ở Việt Nam. Trong khi việc di chuyển vội vàng là một bất ngờ và quan trọng vì một số lí do, thì bà Hong khẳng định rằng Hoàng Sa vốn là lãnh thổ của Trung Quốc và rằng “Trung Quốc cực lực phản đối những hành động cản trở phi lí của Việt Nam và đã có những biện pháp an ninh cần thiết nhằm bảo đảm cho hoạt động của giàn khoan này.”

gian-khoan-4437-1399609626-7771-1405493056
Quyết định đưa giàn khoan về đảo Hải Nam một tháng trước khi kết thúc kế hoạch hoạt động đặt ra một số câu hỏi. Ban đầu CNPC tuyên bố rằng giàn khoan sẽ ở lại vị trí đó cho đến ngày 15 tháng 8, nhưng thứ ba vừa rồi họ lại nói rằng công tác thăm dò và khoan đều đã hoàn thành. Phó giám đốc phòng nghiên cứu của CNPC, ông Wang Zhen, nói phân tích ban đầu cho thấy rằng khu vực này có “những điều kiện căn bản và tiềm năng cho việc khai thác dầu, nhưng phải đánh giá toàn diện các số liệu thì mới có thể tiến hành khai thác thử.” Như vậy là, Trung Quốc đã tự đưa ra lí do để họ có thể quay trở lại nếu họ muốn, nhưng bằng cách nói một cách tù mù về việc cần phải đánh giá thêm trước khi quay trở lại có nghĩa là Trung Quốc có thể quyết định khi nào và có cần xem xét lại cuộc tranh cãi này với Việt Nam hay không.

Việc rút giàn khoan trước thời hạn một cách bất ngờ mà không hề báo trước đưa người ta đến giả thiết cho rằng Trung Quốc đang tìm cách giảm căng thẳng với Việt Nam và có thể khuất phục trước áp lực của cộng đồng quốc tế về đòi hỏi tới 90% diện tích biển Đông của họ, một việc làm đã gây nên những cuộc tranh cãi đầy thù nghịch của nước này với cả Việt Nam lẫn Philippines. Có thể là như thế, nhưng Trung Quốc vẫn giành cho mình lí do để quay trở lại nếu họ muốn.

Trong khi không đưa ra lí do chính thức cho việc rút sớm giàn khoan, Tân Hoa xã nhận xét rằng công tác khai thác thử không thể tiến hành ngay được vì đã đến mùa gió bão. Còn một quan chức trong ngành này, một người có hiểu biết về công việc, thì nói với hãng Reuters rằng rút sớm sẽ tạo điều kiện sử dụng giàn này vào những công việc khác. Vì đây là giàn khoan mới nhất và hiện đại nhất của Trung Quốc, có thể khoan sâu gấp đôi những giàn khoan khác của Trung Quốc cho nên hai lí do này có thể nghe được. Trung Quốc cũng đã rút hết tất cả các tàu biển dùng để bảo vệ giàn khoan và khu vực tranh chấp. Theo ông Hà Lê, phó cục trưởng Cục kiểm ngư Việt Nam, thì Việt Nam cũng đã rút 30 tầu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư khỏi khu vực để tránh cơn bão Rammasun.

Điều lạ lùng là Trung Quốc đã từ bỏ tuyên bố chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa đúng vào lúc khi mà những cú đâm bằng tàu và tấn công bằng súng phun nước của họ đã làm hỏng 27 tàu và 15 kiểm ngư của Việt Nam bị thương. Thậm chí những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, bùng lên hồi tháng 5, cũng đã giảm hẳn sau khi bị chính phủ đàn áp, có thể là do sự phụ thuộc về kinh tế của nước này vào Trung Quốc, mà cũng có thể là họ nhận thức được rằng hải quân của Việt Nam không thể nào địch được Trung Quốc.
Vì trong tương lai gần Việt Nam đã hoàn toàn bị vô hiệu hóa, quyết định rút sớm dường như là do căng thẳng trong khu vực đang gia tăng. Đường chín đoạn mà Trung Quốc mới đưa ra gần đây khẳng định chủ quyền trong khu vực biển Đông gây ra căng thẳng với cả Việt Nam và Philippines đã là chất xúc tác cho sự hợp tác về an ninh trong khu vực. Nhật Bản, đối thủ lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực này, đã tận dụng được cơ hội và hứa cung cấp tàu cảnh sát biển và thắt chặt quan hệ quốc phòng với các nước có liên quan. Trung Quốc cũng trở thành mục tiêu phê phán chủ yếu trong cuộc đối thoại Shangri-La hồi cuối tháng 5 vừa qua, lúc đó cả Mĩ và Nhật đều nói cố gắng của Trung Quốc nhắm làm thay đổi hiện trạng là xu hướng quan trong nhất trong khu vực.

Mặc dù Trung Quốc dường như đã tạm thời lùi bước, nhưng có vẻ như họ đang tính đến những bước đi lâu dài về sau. Trung Quốc chưa từ bỏ bất kì đòi hỏi nào, mà còn cho thấy họ có thể khẳng định được ý chí của mình (ít nhất là với nước Việt Nam yếu hơn hẳn) và sẽ đạt được mục đích của mình mặc cho sự bất mãn trong khu vực và những vụ đụng độ diễn ra hầu như mỗi ngày. Trung Quốc dường như coi đây là việc tạo ra một tiền lệ, chứng tỏ rằng họ có thể áp đặt cách lí giải của mình về những đường biên giới trong khu vực mà không gặp phải phản ứng tiêu cực mạnh mẽ nào. Thay vì giảm áp lực, có khả năng xảy ra là các nhà lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy có thể xem xét lại những vấn đề như thế này vào lúc và ở nơi mà họ lựa chọn trong tương lai, và cho đến lúc đó cán cân an ninh khu vực sẽ không có thay đổi đáng kể hoặc chưa thể củng cố được. Nếu không phải như thế thì cũng không có gì phải lo, giàn khoan đã trở về vùng lãnh hải của mình một cách an toàn và Trung Quốc đã chứng minh rằng họ có đủ phương tiện để có thể đứng vững trước áp lực được duy trì thường xuyên trong khu vực này.

Theo Blog Phạm Nguyên Trường

7 Phản hồi cho “Việc Trung Quốc rút giàn khoan chẳng nói lên điều gì”

  1. Nguyễn Văn says:

    Sao lại chẳng nói lên điều gì? Sách lược muốn chiếm toàn vùng Biển Đông của Tàu là điều cả thế giới đẵ nhận biết và đã thấy, và chắc chắn Tàu sẽ không từ bỏ; nhưng giàn khoan rút về bất ngờ là một thất bại rõ ràng về chiến thuật, thất bại về ngoại giao, chính trị, kinh tế, và tuyên truyền. Hầu như không nước nào dám ủng hộ cho hành động xâm lấn của Tàu, nhưng đó không phải là điều làm Tàu lo ngại. Cái Tàu lo ngại vì đã nhận ra nếu cứ tiếp tục dồn đảng cộng sản VN vào đường cùng thì sẽ làm rạn nứt chính trị giữa hai đảng và sẽ thúc đẩy đảng cộng sản VN chạy theo Mỹ; và rút về cũng vì thấy sự cứng rắn không còn nhượng bộ của Mỹ và có thể dẫn đến chiến tranh. Nhưng dù thất bại, chắc chắn Tàu sẽ tìm một chiến thuật khác, mức độ sẽ giảm và sẽ chậm lại.

    Tàu biết khó ăn hiếp Nhật và cũng không dám đánh Nhật vì Mỹ sẽ can thiệp dù không muốn nhưng Mỹ cũng phải tham chiến vì quyền lợi của mình.
    Tàu có thể dễ dàng bức hiếp cộng sản VN trong nội địa về kinh tế và chính trị, có thể chiếm thêm đảo hay xâm lấn vùng biển thuộc chủ quyền VN. Nhưng nếu tiến xa hơn như chiếm trọn vùng lưỡi bò hoặc đe dọa tự do hàng hải eo biển Malacca thì Mỹ sẽ không để yên, chắc chắn là không!
    Tàu có thể từng bước xâm thực và từng bước đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ, đây là kế khôn mà Mỹ cũng biết nhưng khó đối phó, vì quyền lợi của Tàu ở gần nhà còn Mỹ thì ở xa, và về lâu dài Mỹ sẽ phải thua.

    Với một anh mặt chai, lì lợm, khôn ranh và độc ác như Tàu, Mỹ khó tìm đưọc một chiến thuật hay chiến lược nào bên ngoài để thắng Tàu về chính trị và ngoại giao, hoặc ngay cả kinh tế. Chiến lược xoay trục cũng chỉ cầm chân tạm thời chứ khó giữ được lâu dài một khi sức mạnh quân sự của Tàu ngày một gia tăng. Mỹ có thể ủng hộ tự do dân chủ gây bạo loạn và chia rẽ nội bộ làm suy yếu nước Tàu; hoặc phải tiến hành chiến tranh; hoặc, ít nhất, phải kéo được VN theo mình chặn nút tiến phía Nam.

    Đảng cộng sản VN đã nhìn thấy tầm quan trọng vị trí địa chiến lược của đất nước và thế yếu của Mỹ, và bao lâu Tàu còn mạnh mà không dồn VN vào đường cùng thỉ đảng sẽ còn du dây để sống.

  2. DâM TiêN says:

    CHÚ SAM – CHÚ CHỆT.. ĐỀ HUỀ BIỂN ĐÔNG, đề huề Hoàng Sa…qua
    đầu qua cổ dân Nam ta…

    Ở đâu khác thì không rõ, chứ : Đông Dương và Biển Đông kéo cưa lừa xẻ,
    vẫn là một … “Hồ Sơ Chung Mỹ Hoa,”: the Sino-American Contract.

    Riêng lãnh thổ ưu việt Lưỡng Nghi VN, thằng nào cũng muốn xơi ngon; nếu
    thằng Mỹ định ôm vào lòng mà nghe yêu thương thêm, thì thằng Tàu phá
    (phá , thì dễ hơn ôm lấy!) ; mà nếu thằng Tàu muốn chiếm lấy linh cái địa
    Việt Nam, thì thằng Mỹ…đánh, đánh luôn tói …Bắc Kinh! = NÊN làm Hòa!.

    Do đó ai ơi trên đường cái quan… tôi nhắn đôi nhời : Cái Dàn Khoan, hay
    bé Hoàng Sa…đều là một ” kịch bản” giữa hai tên cường quốc Mỹ và Hoa…

    Khi hai thằng này, có mũi lõ thằng Nga nữa, cùng nhúng vô = thì sẽ YÊN !

    Nói xa mà gần , do hồ sơ Mỹ-Hoa-Nga, một hình dáng hoàng hậu Cộng Hòa
    sẽ có mặt trong màn Kết của Kịch Bản. Finally, South Viet Nam WILL WIN.

    (DâM, 101 xuân Việt ) – Này Ý…Tô, nếu khó hiểu, thì ráng…hỏi lại, nhá!)

  3. Thanh Pham says:

    Gọi Tàu hay Trung Quốc?

    Chưa một lần trong đời
    Tôi gọi họ Trung Quốc
    Không phải tôi tiếc lời
    Nhưng tôi sợ mình ngốc!

    Người Tàu họ xứng đáng
    Là trung tâm vũ trụ?
    Họ thiến dái bó chân
    Đó là gì? cám xú!

    Họ ỷ lớn hiếp đáp
    Những nước nhỏ chung quanh
    Nhưng đối với Anh Pháp
    Bị chia ra từng mảnh!

    Tôi gọi họ “Gà Què”
    Chỉ ăn quẩn cối xay!
    Giỏi có tài xách mé
    Ba cái đồ tay sai!

    T.Phạm
    http://sangcongpha1.wordpress.com/

  4. bố says:

    tiên sư thằng viết cái bài nhăng nhít. mày không sứng đáng để nói và viết tiếng mẹ mày đẻ ra

  5. GIÀN KHOAN 981 CỦA TRUNG QUỐC VẪN NẰM SÂU HƠN TRONG BIỂN VIỆT NAM?
    Hôm nay, báo Tuổi Trẻ có bài “Giàn Khoan Hải Dương Ngừng Di Chuyển, Nằm Sâu Hơn Trong Biển Việt Nam”, trong đó có đoạn: “Từ tàu..
    http://chemgiocatuan.blogspot.com/2014/07/gian-khoan-981-cua-trung-quoc-van-nam.html

    • Huỳnh says:

      Bài báo đó của báo Tuổi Trẻ nói tào lao, sai sự thật, đã bị vạch trần ý đồ kích động xấu xa.

  6. CÂY NGÀN says:

    NHẤP NHỨ

    Rút ra rồi hắn cắm vào
    Càng sâu hơn nữa lẽ nào lạc quan !
    Hắn là một đứa mưu toan
    Dễ gì bỏ miếng mồi ngon nửa chừng !
    Vấn đề hắn thử nắn gân
    Để xem mình chịu đa phần tới đâu !
    Ỷ dài hắn sẽ cắm sâu
    Chi bằng chặt phức “nó” hầu mới yên !

    LÁ NGÀN
    (21/4/14)

Leave a Reply to bố