Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam
Hôm thứ năm, Mỹ tháo gỡ một phần lệnh cấm vận lâu năm của mình về việc cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam, một động thái giúp Hà Nội tăng cường an ninh hàng hải của mình khi phải đối diện với một Trung Quốc quyết đoán hơn.
Việc thay đổi chính sách được công bố khi ông Phạm Bình Minh, bộ trưởng ngoại giao Việt Nam gặp Susan E. Rice, cố vấn an ninh quốc gia và Ngoại trưởng John Kerry.
Bộ Ngoại giao nhấn mạnh rằng sự thay đổi chính sách này chỉ áp dụng đối với hệ thống giám sát hàng hải “liên quan đến an ninh” và khẳng định rằng quyết định này phản ánh sự cải thiện khiêm tốn trong thành tích nhân quyền của Việt Nam.
Các nhóm nhân quyền đã mạnh mẽ chỉ trích sự việc. ”Việt Nam hầu như không đáng nhận được được phần thưởng này”, ông John Sifton, giám đốc truyền thông khu vực châu Á cho Human Rights Watch cho biết. “Thành tích về tù nhân chính trị của Việt Nam là xấu và trở nên tồi tệ hơn.”
Khi mối quan tâm của Hoa Kỳ về khả năng quân sự của Trung Quốc tăng lên, các quan chức Mỹ đã dần dần chuyển sang tăng cường quan hệ an ninh với Việt Nam. Hà Nội, từng có xung đột quân sự với Trung Quốc vào năm 1979, đã ngày càng lo lắng hơn về uy thế quân sự của Bắc Kinh trong khu vực và đã kêu gọi lệnh cấm bán vũ khí sát thương nên được tháo gỡ.
Lo lắng của Việt Nam đã trầm trọng hơn vào tháng năm khi một giàn khoan dầu của Trung Quốc đã tạm thời triển khai ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông, khu vực tranh chấp chủ quyền bởi cả Trung Quốc và Việt Nam.
Mỹ đã quyết định cho phép bán một số thiết bị không gây sát thương cho Việt Nam trong năm 2007 Cuối tháng mười hai, trong một chuyến thăm Việt Nam, ông Kerry thông báo rằng Washington sẽ cung cấp $ 18 triệu hỗ trợ, trong đó có năm tàu tuần tra không vũ trang cho Cảnh sát biển Việt Nam.
Sự thay đổi mới nhất trong chính sách của Mỹ, vốn đã đến sau gần bốn thập kỷ kết thúc chiến tranh Việt Nam vào năm 1975, nhằm mục đích tăng cường cho Cảnh sát biển Việt Nam và sẽ mở cửa cho Việt Nam để nhận được tàu vũ trang hoặc thậm chí máy bay trinh sát của Mỹ.
Một số nhà lập pháp hàng đầu đã ủng hộ thay đổi này. Tháng trước, Thượng nghị sĩ John McCain, đảng Cộng hòa bang Arizona, đã đề nghị một nghị quyết kêu gọi nới lỏng các lệnh cấm bán vũ khí sát thương ”cho hàng hải và bảo vệ bờ biển.”
Biện pháp này cũng được Thượng nghị sĩ Patrick J. Leahy, đảng Dân chủ Vermont ủng hộ, người từ lâu đã là nhà vô địch tranh đấu cho quyền con người. Tuy nhiên, nghị quyết cũng nhấn mạnh rằng sự nới rộng hơn nữa về việc cấm vận vũ khí sát thương sẽ đòi hỏi Việt Nam phải có những bước đi đáng kể để cải thiện nhân quyền, “bao gồm việc trả tự do cho các tù nhân lương tâm và thay đổi luật pháp.”
Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao về nhân quyền năm 2013 cho biết, Việt Nam vẫn tiếp tục áp đặt “những hạn chế nghiêm trọng của chính phủ trên quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ của mình,” và nhiều vi phạm khác.
Các quan chức chính quyền Obama đã cho rằng mong muốn mở rộng thương mại, quan tâm đến các mối quan hệ gần gũi hơn với Washington và áp lực nội bộ ở trong nước của Việt Nam ở nhà có thể dẫn đến sự cải thiện thành tích nhân quyền. Họ cho rằng, bằng cách cho phép chuyển giao các thiết bị hàng hải gây sát thương, Hoa Kỳ đã thưởng cho Việt Nam vì đã ký quy ước quốc tế về chống tra tấn, trả tự do một số tù nhân chính trị và bắt đầu cải cách luật hình sự của mình.
Trong một tuyên bố hôm thứ Năm, Nhà Trắng cho biết, tại cuộc gặp gỡ với ông Minh, bà Rice nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ mong muốn tăng cường hợp tác quân sự trong khi vẫn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các “tiến bộ tiếp tục” về nhân quyền.
Tuy nhiên, ông Sifton cho rằng chiến lược của chính quyền sẽ bị phản tác dụng vì sẽ khuyến khích Việt Nam rút ra kết luận rằng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tìm kiếm các quan hệ tốt hơn bất chấp các cải cách về nhân quyền cơ bản có được thực hiện hay không. Và ông dự đoán quyết định hôm thứ năm này sẽ phải đối mặt với phản đối đáng kể trong Quốc hội.
“Sẽ là một sai lầm khi cho rằng Quốc hội đã ngưng bàn bạc về điều này,” ông nói. “Rất nhiều thành viên của Quốc hội không biết được rằng điều này đang được tiến hành”.
http://www.nytimes.com/2014/10/03/world/asia/us-eases-embargo-on-arms-to-vietnam.html?_r=0
Bản tiếng Việt: Facebbok Lê Quốc Tuấn
Liệu Hoa kỳ có thật sự vì nhân quyền? Thế tại sao ngày xưa Mỹ lại ủng hộ chế độ diệt chủng Pon pot ở Campuchia? Bằng chứng là Mỹ ủng hộ che chở cho chúng ở Liên Hiệp Quốc. Chế độ diệt chủng bị VN đánh tan rồi nhưng vẫn còn có phái đoàn thường trực của chúng ở LHQ? VN đưa quân vào CPC diệt Pôn Pôt là đúng chứ? Sao lại cấm vận VN? Ai là người Mỹ chân chính hãy trả lời câu này?
Nếu cân đong đo đếm thì Mỹ cần VN hơn là VN cần Mỹ. Đừng có kênh kiệu. VN biết tỏng cái bụng thối của Mỹ rồi. Hợp tác thì có lợi cho cả hai. Thế thôi. Lấy vũ khí làm mồi nhử thì quá nhầm lẫn cho những ai nghĩ như vậy. Việt Nam đang sắp mua máy bay Saab JAS 39 Gripen của Thụy Điển, đã mua hệ thống Radar ELM-2288ER tầm xa của Israel, thủy phi cơ US2 Nhật Bản, PAK FA T-50 của Nga, hệ thống Tên lửa S – 400 Triumf của Nga, máy bay cảnh báo sớm C-295-AEW…
Mỹ còn cấm vận VN thì còn lâu mới tiến triển về hợp tác quốc phòng nhanh được. VN coi việc cấm vận còn tồn tại tức là còn có sự bất bình đẳng, thiếu tôn trong lẫn nhau và đó là lý do chính chứ vũ khí Mỹ cũng không phải là lý do hấp dẫn gì ghê gớm. VK Liên Xô trước đây cũng đủ thắng Mỹ cơ mà? Nay ngoài vk Nga ra còn vk các nước khác có những loại tốt và rẻ hơn cả của Mỹ nữa. Vừa rồi có tin máy bay chống ngầm của Nhật và của Thụy Điển còn tốt hơn cả của Mỹ cơ mà. Ông Phó thủ tướng kiêm Bộ Trưởng ngoại giao VN nói không có vk Mỹ thì sẽ mua của nước khác,TQ không cần phải lo lắng, nói vậy tuy là nói với TQ nhưng cũng còn có ý là nhắc nhẹ Mỹ đấy thôi. Nếu Mỹ coi vk là mồi nhử VN thì Mỹ nhầm to rồi. VN biết thừa Mỹ có giúp VN thì cũng là giúp cho chính Mỹ mà thôi. Hai bên cần lật ngửa con bài ra mới có thể hợp tác được . Mỹ còn rền dứ thì VN cũng rền dứ lại mà thôi. Cứ mỗi lần VN tăng cường bang giao với Mỹ là mấy chú CCCĐ ở diên đàn này lại lồng lên như đỉa phải vôi. Ha!/../
Mục đích của việc Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam thì rõ ràng. Mỹ chỉ bán cho Việt Nam vũ khí để phòng vệ biển. Hay nói cách khác là Mỹ chỉ bán cho Việt Nam vũ khí để chống Trung Quốc. Còn Việt Nam mua vũ khí của Mỹ để làm gì thì không rõ ràng. Danh sách vũ khí được đưa cho ông McCain khi ông này sang Việt Nam gồm có những gì? Có phải là các loại vũ khí để chống Trung Quốc hay không? Những vũ khí để phòng vệ biển mà Mỹ bán có phải là những thứ mà Việt Nam muốn mua? Mua các vũ khí này của Mỹ tức là tỏ ý cho Trung Quốc thấy là Việt Nam chống lại Trung Quốc, tức là vi phạm 16 chữ vàng.
Việc gì tới nó đã tới, đang tới và sẽ phải tới…
Mỹ nới lỏng, bãi bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương MỘT PHẦN cho VN.
Đây mới chỉ là phần dạo đầu chung của bài nhạc giao hưởng với vài ba chiếc máy bay thám thính. Nhưng thám thính mà thấy tàu địch thì sao? Việt Nam có đủ sức ngăn chặn hay lại phải cùng Mỹ tiếp tục dạo vào điêp khúc? Và hết điêp khúc lại phải dạo tiếp phần sau… và phần sau nữa cho hết bài giao hưởng?
Còn nhân quyền ư? Đây là tử huyệt của các chế độ cộng sản và độc tài thì làm sao họ dám nới lỏng? Nói đã mấy mươi năm nhưng vẫn không có gì thay đổi vì người dân VN vẫn chưa dám đứng lên tranh đấu cho chính mình. Chẳng lẽ cứ ngồi chờ Mỹ đấu tranh cho chúng ta? Có muốn giúp nhưng chúng ta vẫn thờ ơ không dám đứng lên đấu tranh đòi hỏi thì họ cũng chẳng giúp được gì và họ chỉ dùng nó như con bài để mặc cả bảo vệ quyền lợi cho chính họ mà thôi.