WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ông Trường Chinh có đem cha mình ra đấu tố không?

Trường Chinh có đấu tố cha đẻ không? Ảnh mang tính minh họa

Trường Chinh có đấu tố cha đẻ không? Ảnh mang tính minh họa

Đã từ lâu, thời chế độ Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam thì có một số bài báo viết là trong chiến dịch cải cách ruộng đất ở miền Bắc vào năm 1955 – 56, ông Trường Chinh đưa cả người cha đẻ của mình ra mà đấu tố. Thông tin này được phổ biến sâu rộng khắp nơi tại miền Nam – đến nỗi mà nhiều người ngay mới đây ở hải ngọai vẫn còn lặp lại cái chuyện “động trời” đó. Sự thực có phải đúng như vậy không? Tôi xin trình bày câu chuyện như sau, dựa theo những điều mà chính bản thân mình đã được biết một cách chính xác.

1 – Làng quê tôi là xã Cát Xuyên chỉ cách làng Hành Thiện quê của các ông Nguyễn Thế Truyền và Trường Chinh Đặng Xuân Khu có chừng 4 cây số thôi. Hồi năm 1950 – 51, lúc đã ở tuổi 16, thì hàng ngày tôi thường cắp sách đến học tại nhà thầy Đặng Vũ Tiển ở làng Hành Thiện. Do đó mà tôi quen biết gần gũi với rất nhiều bạn học là người Hành Thiện và chúng tôi vẫn thường gặp nhau trước đây ở Hà nội, ở Sài gòn và cả ở nước Mỹ bây giờ nữa.

2 – Sau năm 1975, nhiều bà con của tôi từ miền Bắc vào Sài gòn, thì tôi có hỏi họ rằng : “Cái hồi cải cách ruộng đất năm 1955 – 56 đó, thì ở quê ta, có vụ đấu tố ông bố của ông Trường Chinh để làm gương không?” Tất cả bà con này đều trả lời y hệt nhau rằng : “Làm gì có chuyện đó, bởi lẽ ông bà cụ bố mẹ của ông đó đã được đưa ra sinh sống ở Hà nội từ lâu rồi, nên không hề có cái vụ đấu tố như thế đâu…”

3 – Mới đây vào năm 2008, một người bạn là dược sĩ ở California về thăm bà con ở làng Hành Thiện, thì thấy cái nhà xưa của gia đình ông Trường Chinh được sửa sang đẹp đẽ và có người coi sóc giữ gìn đàng hòang. Chị bèn hỏi bà con trong làng : “Liệu hồi trước có vụ đấu tố ông bố của Trường Chinh không?” Thì cũng được trả lời là : “Ông bà ta được đưa đi khỏi làng từ lâu, trước khi phát động cuộc đấu tố kinh hòang thời đó”. Chị bạn này họ Nguyễn là bà con với nhà ái quốc Nguyễn Thế Truyền.

4 – Và mới đây, tôi cũng viết email hỏi anh bạn Trần Đĩnh tác giả cuốn sách “Đèn Cù”, xin anh cho biết về tin ông Trường Chinh đem bố đẻ của mình ra đấu tố để làm gương, có phải thật như vậy không? Thì anh Trần Đĩnh đã trả lời cho tôi nguyên văn thế này :” Còn chuyện ông TC đấu bố, thì không có đâu.” Tôi tin là anh Đĩnh đã nói sự thật, y hệt như những bà con thân thiết cùng miền quê đã nói với tôi ở trên.

** Tóm lại, không hề có chuyện ông Trường Chinh đem bố mình ra đấu tố ngay tại làng quê Hành Thiện của mình – như hiện vẫn có người ở hải ngọai tin như vậy.

Tôi viết điều này không hề nhằm chạy tội cho ông Trường Chinh. Vì ông ta là một trong những lãnh tụ hàng đầu của đảng cộng sản và phải chịu trách nhiệm nặng nề trước lịch sử dân tộc Việt nam chúng ta : “Trường Chinh, Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng cũng như Hồ Chí Minh đều là những kẻ đã đang tâm du nhập vào nước ta cái chủ thuyết bạo tàn ác nhân ác đức của Liên Xô, Trung cộng – để mà gieo rắc bao nhiêu tai họa đau thương khốn khổ cho hàng chục triệu đồng bào chúng ta trong suốt bảy chục năm qua”.

Tội của Trường Chinh đối với dân tộc rõ ràng là quá nặng nề, điều đó không một ai có thể chối cãi hay biện minh cho được. Nhưng cũng phải công tâm mà ghi lại rằng : “Không hề có chuyện Trường Chinh đem bố của mình ra đấu tố trong chiến dịch cải cách ruộng đất ở miền Bắc 60 năm trước – như đã có người từng đưa thông tin sai lạc như vậy.”/

Costa Mesa California, tháng 10 năm 2014.

78 Phản hồi cho “Ông Trường Chinh có đem cha mình ra đấu tố không?”

  1. Doc xong bai cua bac DTL roi coi nhung comment ben duoi cua may bac toi moi suc nho VN ta co cau ve ma ngam nghi khong sai mot li ong cu nao “yeu ai yeu ca duong di,ghet ai ghet ca tong chi ho hang” ap dung vao truong hop nay,vi ho ghet,thu CS nen co nhung chuyen khong noi thanh co cho bo ghet.Comment cua bac Truc Ngon va cua Cotoda toi dam bao dam la hai nguoi ngay va nhieu nguoi khac nua chi nghe nguoi nay nguoi kia noi roi noi theo va tin chuyen do co that,chu bao co thay cai tam bang de la “xuong de Tu Du” o nha thuong Tu Du khong thi bao dam chang bao gio ai thay ca,vi sao vay? Nha toi o ke sat ngay “Vien Duc Anh ben kia duong gan voi benh vien Tu Du ngay nao toi cung di ngang qua benh vien TD de sang duong Cao Thang di lam tu sau nam 75 cho den tan ngay toi sang My theo dien bao lanh 96 ma chang bao gio thay de ten “xuong de” bao gio.Ca nhan toi cung sinh tai benh vien Tu Du nam 59 trong giay khai sinh hoi do con de benh vien thuoc quan Nhi Sai Gon.Chung ta co ghet CS cung khong nen bat chuoc cai kieu lao khoet cua ho vi nhu vay chang hoa ra ta cung giong nhu ho sao.Vai hang voi cac bac mong rang cac bac hay suy nghi ky nhung gi minh noi hay phat ngon neu noi bay con chau sau nay biet su that thi nguoi ho khinh la chinh minh chu khong ai khac.
    Phung

    • Choi Song Djong says:

      Muốn dạy bảo,sửa lưng hay tuyên truyền gì đó thì làm ơn viết tiếng mẹ đẻ có dấu dùm tui cái đi,bà mẹ viết vừa dai vừa dài lại không có dấu mà cũng bày đặt ta đây. Khiếp

    • Trực Ngôn says:

      Tran Hoang Phung says: “…….Comment cua bac Truc Ngon va cua Cotoda toi dam bao dam la hai nguoi ngay va nhieu nguoi khac nua chi nghe nguoi nay nguoi kia noi roi noi theo va tin chuyen do co that,chu bao co thay cai tam bang de la “xuong de Tu Du” “.

      Bác Hoang Phung nói chính xác!

      Nhưng tôi đâu có nói “đã nhìn thấy” cái bảng “Xưởng đẻ Từ Vũ”, mà tôi dẫn chứng rằng; Wikipedia viết……..”Đến 1978, chính quyền Việt Nam thực hiện việc hạn chế sử dụng từ ngữ có nguồn gốc Hán Việt nên đã đổi tên Bệnh viện Bảo sanh Từ Dũ thành “Xưởng đẻ Từ Dũ“.

      Mong bác đọc lại cho kỹ để đừng tranh cãi vô lý, ông nói gà bà nói vịt rồi vãi tội ra.

      Có những cái mình không thấy, không biết, nhưng người khác biết, người khác thấy, vì thế đừng khăng khăng cho rằng, tôi không thấy tức là không có, còn người khác “bịa đặt”!

      Có những chuyện không thấy nhưng vẫn phải tin, ví dụ như CSVN đấu tố trong CCRĐ giết người vô tội vạ, ông Hồ cho lện giết bà Cát Hanh Nguyễn Thị Năm là đại ân nhân của bác và đảng vân vân và vân vân…..

      Bác viết; “vi ho ghet, thu CS nen co nhung chuyen khong noi thanh co cho bo ghet“. (sic)

      Viết như trên là bác đã không hiểu gì về CS rồi!

      Người ta không chỉ “ghét” CS, mà còn kinh tởm chúng nữa, vì CS là tội ác chống nhân loại đã bị cả thế giới lên án. Từ khi có CNCS đến nay trên thế giới đã có trên 100 triệu người đã bị chúng sát hại, vì thế mà người ta xa lánh, coi chúng như loại bịnh dịch cần phải bị diệt trừ!

      Chuyện “không viết thành có” là của CS và do chính chúng viết ra đấy, đại thể như chuyện Lê Văn Tám tẩm xăng vào người để đốt kho xăng của Pháp, Bế Văn Đàn lấy thân mình bịt lỗ châu mai cho đồng đội hạ đồn Tây, hay Phan Đình Giót (hay Tô Vĩnh Diện) lấy thân mình chèn khẩu pháo khỏi lăn xuống vực thẳm…híc híc híc…

      Chuyện “xuởng đẻ” chỉ để nghe chơi, ngay cả Wikipedia cũng viết, còn tin hay không thì cũng chẳng ích lợi gì…

      Con cháu sau này có khinh bỉ, là khinh những kẻ ngu muội, bị CSVN lừa dối suốt gần 40 năm sống với CS mà vẫn còn mụ mẫm, chưa mở mắt ra được!

  2. COTODA says:

    TRƯỜNG CHINH CÓ ĐẤU TỐ CHA MẸ KHÔNG?

    Vụ Cải cách ruộng đất toàn miền bắc gây ra cái chết của trên 170 000 người và sự liên lụy, tù đầy, trù dập mà hàng trăn ngàn thân nhân của họ phải chịu đã đẩy Trường Chinh lên hàng ĐỒ TỂ. Không ai có thể chạy tội cho TC.

    Trong bài “Những sự thật cần phải biết (14): Trường Chinh – Kẻ vong bản” của tác giả Đặng Chí Hùng, http://truong-chinh.blogspot.ca/2012/10/truong-chinh-ke-vong-ban-ten-toi-o-phan.html
    Có 2 chi tiết quan trọng trong 2 cuốn sách trả lời cho câu hỏi của bài chủ này:

    1 Trong Hồi ký “Làm người rất khó, làm người xã hội chủ nghĩa khó hơn”, nguyên Phó thủ tướng CHXHCN Việt Nam, ông Đoàn Duy Thành cho biết : “…”Sau này khi sửa sai CCRĐ xong, tôi được nghe nhiều cán bộ cao cấp nói lại: ‘Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị Năm, Bác Hồ đã can thiệp và nói đại ý: ‘ Chẳng lẽ CCRĐ không tìm được một tên địa chủ, cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đã phải bắn một phụ nữ địa chủ hay sao?’ Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đã hỏi cố vấn Trường Chinh và được trả lời là: ‘Hổ đực hay hổ cái, đều ăn thịt người cả!’. Và thế là cái chết đã đến với bà Năm.”

    Như vậy, người đọc thấy được 2 điều : Một, tin tức về Trường Chinh trong CCRĐ đã được truyền khẩu trong hàng cán bộ VC rồi lan ra trong nhân dân. Hai, với tư tưởng : “’Hổ đực hay hổ cái, đều ăn thịt người cả!’ và bà Năm phải chết, liệu Trường Chinh có tha cho “con hổ đực và hổ cái” đã sinh ra mình không?

    2 Trong cuốn sách “Quê hương niềm đau và nỗi nhớ “ của tác giả Huy Vũ, Cử Nhân Luật năm 1964, trong chương 8 của cuốn sách có tên là – Chiến Dịch Đấu Tố Địa Chủ ở Làng Tôi có viết : ” Đặc biệt họ cũng nêu ra một tấm gương sáng chói để tôi noi theo là ông Trường Chinh, tuy là con trai của một đại địa chủ, song vẫn được tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí Thư đảng Lao Động Việt Nam. Rất tiếc là chiến dịch PT/PĐQC/ĐTCĐC ở làng tôi đã xẩy ra trước làng Hành Thiện của cụ thân sinh ra ông Trường Chinh Đặng Xuân Khu. Nếu sau, chắc chắn chúng còn cho tôi biết thêm ông Trường Chinh đã tố khổ bố ông ta như thế nào.”.

    Tóm lại, việc Trường Chinh ác độc và tố cha mẹ ruột là do chính cán bộ VC kể cho nhau nghe và nói với nhân dân để xúi họ theo gương TC tố bố mẹ ruột mình. Điều khốn nạn, vô nhân đạo này là do chính bọn VC bầy ra chứ không có ai khác “dựng đứng” lên để “chống cộng”

  3. Lê Trung Dũng says:

    Nếu quả thực Trường Chinh không đấu tố Bố Mẹ thì ông ta cũng có trách nhiệm trực tiếp về cái chết của bao nhiêu người dân vô tội trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất do ông chủ động. Người ta rất ngạc nhiên khi đọc bài “gỡ tội” cho Trường Chinh của ông Đoàn Thanh Liêm. Làm sao người ta biết được lý do thầm kín của những trường hợp “thay đổi lập trường” của con người? Nếu chuyện ông Liêm nói có thật thì việc Trường Chinh đem bố mẹ lên Hà Nội hầu tránh bị đấu tố thì người ta cũng nhận thấy tư cách, tâm địa của các tay Cộng Sản “gộc” này.

  4. Trực Ngôn says:

    Lại Mạnh Cường says: “Có chuyện bịa lâu dần thành sự thật và lại được nhiều người rất tự nhiên trích dẫn và coi đó là sự thật. Chặng hạn ban đầu chỉ là một kiểu chửi CS để “xả xú bắp”, nhưng rồi thành thật. như sau đây. Tin đồn sau tháng 4 /1975 bọn “Phỏng giái” đổi tên bảo sanh viện Từ Dũ thành xưởng đẻ !

    Nói với Lại Mạnh Cường:

    Chị bạn của Lại Mạnh Cường (Hà Thị Ngọc Cầm) đã làm ở đó từ trước 1975 cho đến nhiều năm sau này, cho hay, “HOÀN TOÀN BỊA ĐẶT” (?) ! Chỉ có một chi tiết nhỏ là họ đổi tên phòng sanh thành phòng đẻ, nhưng gặp phải đối nên sau này lại đổi lại như cũ mà thôi” híc híc híc?

    Vậy Lại Mạnh Cường và (chị bạn) Hà Thị Ngọc Cầm giải thích sao đây khi Wikipedia dẫn chứng:

    Năm 1962, bảo sanh viện có 300 giường, đến năm 1972 là 506 giường. Đến 1978, chính quyền Việt Nam thực hiện việc hạn chế sử dụng từ ngữ có nguồn gốc Hán Việt nên đã đổi tên Bệnh viện Bảo sanh Từ Dũ thành Xưởng đẻ Từ Dũ. Đến ngày 8 tháng 4 năm 2004, bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Từ Dũ với tổng số giường là 1.000 giường. ?

    Ông Lại Mạnh cường à, có phải dẫn chứng trên đây là “trò dĩ độc trị độc”? Hay những kẻ ăn phải bả CSVN nói láo để tuyên truyền cho chúng?

    Có phải Wikipedia là kẻ “dựng đứng” câu chuyện “Xưởng đẻ” để chống Cộng không BS Lại Mạnh Cường?

    • Lại Mạnh Cường says:

      http://wikimapia.org/384620/vi/B%E1%BB%87nh-Vi%E1%BB%87n-T%E1%BB%AB-D%C5%A9

      Bệnh viện Từ Dũ – Bảy thập kỷ hình thành và phát triển (1937 – 2008) Tiền thân của Bệnh viện Từ Dũ là một khu chuyên khoa sản trực thuộc Bệnh viện Lalung Bonnaire (nay là Bệnh viện Chợ Rẫy), hình thành vào năm 1923. Bệnh viện Đông Dương 1937 Đến năm 1937, một thương gia giàu có tên Hui Bon Hoa (chú Hỏa) đã cống hiến mảnh đất riêng với diện tích 19.123m2 trên đường Arras cũ (nay là đường Cống Quỳnh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) để xây một bảo sanh viện mang tên Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương) do Giáo sư Bác sĩ Georges Cartoux người Pháp làm giám đốc. Đây được xem là thời điểm ra đời của Bệnh viện Từ Dũ ngày nay. Tuy nhiên, khi xây dựng xong cơ sở này chưa được sử dụng ngay vì bị quân đội Pháp rồi Nhật liên tiếp trưng dụng làm nơi đóng quân, mãi đến tháng 9/1943 mới giao lại cho ngành y tế đưa vào hoạt động với số giường bệnh khoảng 100 giường. Trong thời điểm này Bệnh viện chưa có cơ sở Cận Lâm Sàng, mãi đến năm 1946 mới đặt được một phòng thí nghiệm vi trùng học. Năm 1944 Bệnh viện đổi tên thành Việt Nam Bảo Sanh Viện, và đến năm 1946 là MATERNITÉ Georges Béchamps. Tuy nhiên do dân chúng không ưa gọi tên Pháp nên thường gọi là “Nhà Sanh Chú Hỏa”. Bảo sanh viện Từ Dũ Từ năm 1948 Bệnh viện có tên gọi là Bảo Sanh Viện Từ Dũ cho đến ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng . Trong thời gian này, Bệnh viện đã từng bước phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho bệnh nhân và số giường bệnh cũng tăng dần: năm 1962 có khoảng 300 giường, đến năm 1972 đã là 506 giường. Đến ngày 01/05/1975, Bệnh viện được Ban quân quản (gồm BS. Phan Thị Thương, BS. Lê Thị Đán, YS. Yến-Trị , YS. Xuân) tiếp thu. Từ thời điểm này Bệnh viện đã chuyển sang bước ngoặc mới với tên mới là Viện Bảo Vệ Bà Mẹ và Trẻ Sơ Sinh II . Đến tháng 12/1977 Bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Phụ Sản Thành Phố Hồ Chí Minh với số giường bệnh là 650 giường. Từ ngày 08/04/2004 Bệnh viện lại một lần nữa được đổi tên thành Bệnh viện Từ Dũ với số giường bệnh là 1000 giường. Bệnh viện Từ Dũ được biết đến như một Trung tâm sản phụ khoa lớn nhất khu vực phía Nam, nơi của tình thương và lòng tin cậy.

      Ghi chú:
      Tôi cũng từng đi qua đi lại nhiều lần bảo sanh viện Từ Dũ, nhưng không lần nào thấy có biển đề Xưởng Đẻ Từ Dũ như wikipedia tiếng Việt viết như bên trên.

      Tôi rời VN năm 1985; đã về lại VN hai lần vào hai năm liên tiếp 2003 và 2004.
      Dĩ nhiên tôi đi thăm lại một số chốn cũ, như một số bệnh viện mà tôi từng gắn bó lúc còn là học trò. Trong đó có Bảo sanh viện Từ Dũ, nơi đi tua nội trú đầu tiên vào nửa đầu năm 1974, với nhiều kỷ niệm vui buồn của năm học chót)

      Tôi không phỉ báng một ai, chỉ nêu quan điểm riêng của mình với dẫn chứng cụ thể. Tin hay không là quyền của mỗi người.

      Điểm chung tôi tìm thấy nơi tác giả bài chủ này là, HÃY QUYẾT TÔN TRỌNG SỰ THẬT bằng mọi giá !

      Trân trọng,
      LMC

      • Choi Song Djong says:

        Ra khu red light giải trí ,giảm xì-trét đi bác LMC hi hi.

  5. Trực Ngôn says:

    Nói thì phải có sách, mách thì phải có chứng, không thể nói một cách vô trách nhiệm như một kẻ hồ đồ.

    Ông Đoàn Thanh Liêm viết: “Đã từ lâu, thời chế độ Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam thì có một số bài báo viết là trong chiến dịch cải cách ruộng đất ở miền Bắc vào năm 1955 – 56, ông Trường Chinh đưa cả người cha đẻ của mình ra mà đấu tố. Thông tin này được phổ biến sâu rộng khắp nơi tại miền Nam – đến nỗi mà nhiều người ngay mới đây ở hải ngọai vẫn còn lặp lại cái chuyện “động trời” đó. Sự thực có phải đúng như vậy không? “.

    “Phổ biến sâu rộng” có nghĩa là ở miền Nam ai cũng biết, vậy xin ông Đoàn Thanh Liêm cho biết rõ thêm chi tiết, thời Đệ nhất Công Hoà những báo đài nào đã phổ biến thông tin “động trời” này và chi tiết ra sao?

    Đồng thời cũng mong ông giải thích: Tại sao ở miền Nam phổ biến rộng rãi nhưng nhiều người không biết, còn ở miền Bắc ai phổ biến mà có câu:

    Dư luận lúc đó ở Hà Nội còn cho rằng, ông Trường Chinh Đặng Xuân Khu, đã đấu tố cả cha mẹ của ông ta. Vì vậy, ở Hà Nội lưu truyền một câu đối hết sức bất hủ:

    Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác-Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng
    Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu.

    Xin xem: Xoá thông tin có nguồn (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Chinh)

    Cần phải biết rằng lý lịch của những tên gạo cội CSVN đều mù mịt, che dấu, cạo sửa. Do vậy không ai có thể biết chính xác nguồn gốc, lý lịch của chúng.

    Đoàn Thanh Liêm cũng chỉ nghe hơi nồi chõ mà dám khẳng định chắc nịch như một nhân chứng sống rằng; “ Tôi xin trình bày câu chuyện như sau, dựa theo những điều mà chính bản thân mình đã được biết một cách chính xác” (sic).

    Nhưng trên thực tế thì những dẫn chứng từ 1,2,3,4 đều là hỏi dò tin tức nơi người khác. Như vậy Đoàn Thanh Liêm là kẻ hết sức bố láo và coi thường bạn đọc quá không?

    Đoàn Thanh Liêm là một “trí thức” (LS), có hiểu nghĩa câu: “Chính bản thân mình đã được biết một cách chính xác” là như thế nào không?

  6. COTODA says:

    TRƯỜNG CHINH VÀ BÊNH VIỆN TỪ DŨ

    Từ chuyện Trường Chinh có đấu tố cha mẹ ruột không, Lại Mạnh Cường lái qua chuyện “Xưởng Đẻ Từ Dũ”. LMC đã tin một người rồi cho rằng điều đó không có thực và đã hàm hồ phỉ báng người chống cộng là “không ít kẻ thích “dựng đứng” câu chuyện để chống Cộng”.

    Lại Mạnh Cường vẫn chứng nào tật nấy. Đã thiếu hiểu biết mà lại lên mặt dậy đời, phỉ báng người chống cộng một cách vô bằng chứng.
    Hai độc giả laivănmạnh và Vu Lan đã xác nhận điều này có thật. Cả hai đã từng sống tại Sài Gòn và đã đọc và xem tấm bảng đó.
    Tài liệu của VC cũng xác nhận họ đổi tên Bảo Sanh Viện Từ Dũ thành Xưởng Đẻ Từ Dũ vào năm 1978 như sau:

    “Năm 1962, bảo sanh viện có 300 giường, đến năm 1972 là 506 giường. Đến 1978, chính quyền Việt Nam thực hiện việc hạn chế sử dụng từ ngữ có nguồn gốc Hán Việt nên ĐÃ ĐỔI TÊN BỆNH VIỆN BẢO SANH TỪ DŨ THÀNH XƯỞNG ĐẺ TỪ DŨ. Đến ngày 8 tháng 4 năm 2004, bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Từ Dũ với tổng số giường là 1.000 giường”

    Nguồn : Bệnh Viện Từ Dũ—Lịch sử hình thành
    http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh_vi%E1%BB%87n_T%E1%BB%AB_D%C5%A9

    • nguenha says:

      Cám ơn bạn đả cho biết Sự Thật. Con người đối với CS là Sinh Vật đi 2 chân. Do đó cái gì chúng củng làm được. Kể cả “mần thịt”.

    • Lại Mạnh Cường says:

      http://wikimapia.org/384620/vi/B%E1%BB%87nh-Vi%E1%BB%87n-T%E1%BB%AB-D%C5%A9

      Bệnh viện Từ Dũ – Bảy thập kỷ hình thành và phát triển (1937 – 2008) Tiền thân của Bệnh viện Từ Dũ là một khu chuyên khoa sản trực thuộc Bệnh viện Lalung Bonnaire (nay là Bệnh viện Chợ Rẫy), hình thành vào năm 1923. Bệnh viện Đông Dương 1937 Đến năm 1937, một thương gia giàu có tên Hui Bon Hoa (chú Hỏa) đã cống hiến mảnh đất riêng với diện tích 19.123m2 trên đường Arras cũ (nay là đường Cống Quỳnh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) để xây một bảo sanh viện mang tên Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương) do Giáo sư Bác sĩ Georges Cartoux người Pháp làm giám đốc. Đây được xem là thời điểm ra đời của Bệnh viện Từ Dũ ngày nay. Tuy nhiên, khi xây dựng xong cơ sở này chưa được sử dụng ngay vì bị quân đội Pháp rồi Nhật liên tiếp trưng dụng làm nơi đóng quân, mãi đến tháng 9/1943 mới giao lại cho ngành y tế đưa vào hoạt động với số giường bệnh khoảng 100 giường. Trong thời điểm này Bệnh viện chưa có cơ sở Cận Lâm Sàng, mãi đến năm 1946 mới đặt được một phòng thí nghiệm vi trùng học. Năm 1944 Bệnh viện đổi tên thành Việt Nam Bảo Sanh Viện, và đến năm 1946 là MATERNITÉ Georges Béchamps. Tuy nhiên do dân chúng không ưa gọi tên Pháp nên thường gọi là “Nhà Sanh Chú Hỏa”. Bảo sanh viện Từ Dũ Từ năm 1948 Bệnh viện có tên gọi là Bảo Sanh Viện Từ Dũ cho đến ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng . Trong thời gian này, Bệnh viện đã từng bước phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho bệnh nhân và số giường bệnh cũng tăng dần: năm 1962 có khoảng 300 giường, đến năm 1972 đã là 506 giường. Đến ngày 01/05/1975, Bệnh viện được Ban quân quản (gồm BS. Phan Thị Thương, BS. Lê Thị Đán, YS. Yến-Trị , YS. Xuân) tiếp thu. Từ thời điểm này Bệnh viện đã chuyển sang bước ngoặc mới với tên mới là Viện Bảo Vệ Bà Mẹ và Trẻ Sơ Sinh II . Đến tháng 12/1977 Bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Phụ Sản Thành Phố Hồ Chí Minh với số giường bệnh là 650 giường. Từ ngày 08/04/2004 Bệnh viện lại một lần nữa được đổi tên thành Bệnh viện Từ Dũ với số giường bệnh là 1000 giường. Bệnh viện Từ Dũ được biết đến như một Trung tâm sản phụ khoa lớn nhất khu vực phía Nam, nơi của tình thương và lòng tin cậy.

      Ghi chú:
      Tôi cũng từng đi qua đi lại nhiều lần bảo sanh viện Từ Dũ, nhưng không lần nào thấy có biển đề Xưởng Đẻ Từ Dũ như wikipedia tiếng Việt viết như bên trên.

      Tôi rời VN năm 1985; đã về lại VN hai lần vào hai năm liên tiếp 2003 và 2004.
      Dĩ nhiên tôi đi thăm lại một số chốn cũ, như một số bệnh viện mà tôi từng gắn bó lúc còn là học trò. Trong đó có Bảo sanh viện Từ Dũ, nơi đi tua nội trú đầu tiên vào nửa đầu năm 1974, với nhiều kỷ niệm vui buồn của năm học chót)

      Tôi không phỉ báng một ai, chỉ nêu quan điểm riêng của mình với dẫn chứng cụ thể. Tin hay không là quyền của mỗi người.

      Điểm chung tôi tìm thấy nơi tác giả bài chủ này là, HÃY QUYẾT TÔN TRỌNG SỰ THẬT bằng mọi giá !

      Trân trọng,
      LMC

      • Trực Ngôn says:

        Ghi chú của Lại Mạnh Cường: “Tôi cũng từng đi qua đi lại nhiều lần bảo sanh viện Từ Dũ, nhưng không lần nào thấy có biển đề Xưởng Đẻ Từ Dũ như wikipedia tiếng Việt viết như bên trên“.

        À thì ra thế!

        Những điều mà người khác biết chính xác hay nhìn thấy tận mắt cũng không quan trọng. Nhưng hễ những gì ông Lại Mạnh Cường không biết, không nhìn thấy thì đều là “không có”, đều là “dựng chuyện” cả?

        Lúc này gió đã đổi mùa, cỏ đuôi chó phật phờ phất phơ ngả theo làn gió, có những ngọn cỏ lả lướt đến nỗi nằm bẹp trên mặt đất không ngóc đầu lên được nữa, để rồi bị người và thú vật đạp lên trên.

        Mong rằng LS Đoàn Thanh Liêm và BS Lại Mạnh Cường luôn ý thức rằng mình là một trong những trí thức miền Nam!

      • Lữ Út says:

        Sự thật ở đâu để mà tôn trọng?
        Wiki không nhắc đếnmột đồng chí nam, người thật sự nắm quyền BVTD sau 75, cũng là ngườiđỡ đầu kiêm sex parner của bà Giáo sư kiêm đại biểu QH. Đồng chí này tổ chức họp báo cho bà GS xé giấy bảo lãnh của chồng lúc đó đang ở bên Pháp VÌ YÊU TỔ QUỐC.Sự thật của vụ xé bảo lãnh là vì họ có bốn người con nhưng giấy bảo lãnh chỉ ghi có 3 ( người thứ tư thì tật cả các SV nội trú ở trung tâm thực tập y khoa Gia Định70-71 đều biết tác gỉa.

    • Nguyễn Thế Viên says:

      Cám ơn COTODA đã tìm được tài liệu: “Năm 1962, bảo sanh viện có 300 giường, đến năm 1972 là 506 giường. Đến 1978, chính quyền Việt Nam thực hiện việc hạn chế sử dụng từ ngữ có nguồn gốc Hán Việt nên ĐÃ ĐỔI TÊN BỆNH VIỆN BẢO SANH TỪ DŨ THÀNH XƯỞNG ĐẺ TỪ DŨ. Đến ngày 8 tháng 4 năm 2004, bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Từ Dũ với tổng số giường là 1.000 giường”.
      Việc CSVN theo gương “cha già” HCM mà “lên gân” trong việc dung từ ngữ kệch cỡm như “kách mệnh”, “bộ đội gái”, “cưả hàng thịt phụ nữ”…..đã khiến dân gian đôi khi “nâng quan điểm” bằng cách khôi hài hoá tên những cơ quan, điạ điểm, con người cũng là bình thường.
      Nhận xét cuả Lại Mạnh Cường, về tổng quát, cũng không có gì là sai. Tôi không nghĩ là anh có ý “phỉ báng người chống cộng một cách vô bằng chứng” như COTODA lên án nặng nề. Có thể là Lại tiên sinh không đủ thông tin, nhưng tôi tin vào sự chân thật cuả anh! Xin cho nhau biết những sai sót hơn là nặng lời với nhau!
      Nguyễn Thế Viên

      • Lại Mạnh Cường says:

        Xin cám ơn những nhận định chín chắn của anh.

        Tôi để ý kỹ trong phần viết đó wikipedia không hề cho biết nguồn gốc từ đâu.
        Tôi tra cứu cùng khắp cũng không thấy có chỗ nào viết như thế, kể cả web chính thức của bệnh viện Từ Dũ.
        Đấy là chuyện bất thường, bởi wikipedia tiếng Anh, Pháp thường dẫn chứng cụ thể nguồn gốc tin. Rất tiếc wikipedia phần tiếng Việt thường viết kém, thiên lệch về phía Cộng, (ngoại trừ trường hợp này, nhưng lại không cho nguồn như đã bàn ở trên)

        Duy nhất một nguồn gốc tôi tìm được (ở trên đã cho link) cho tin CHI TIẾT trong khoảng thời gian 1977-2004 đã có sự đổi tên ra sao.

        [trích]
        Đến ngày 01/05/1975, Bệnh viện được Ban quân quản (gồm BS. Phan Thị Thương, BS. Lê Thị Đán, YS. Yến-Trị , YS. Xuân) tiếp thu. Từ thời điểm này Bệnh viện đã chuyển sang bước ngoặc mới với tên mới là Viện Bảo Vệ Bà Mẹ và Trẻ Sơ Sinh II . Đến tháng 12/1977 Bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Phụ Sản Thành Phố Hồ Chí Minh với số giường bệnh là 650 giường. Từ ngày 08/04/2004 Bệnh viện lại một lần nữa được đổi tên thành Bệnh viện Từ Dũ với số giường bệnh là 1000 giường.
        [hết trích]

        Tôi làm việc trong ngành Y thời CS, biết họ dùng chữ nghĩa ra sao chứ ! Và tôi tin là bài báo này thuật đúng, không bịa đặt.

        Ngoài ra bản thân tôi cũng ở VN trong 10 năm dài và từng qua lại Từ Dũ, trong thời gian ấy tôi KHÔNG CHỨNG KIẾN hay NGHE AI NÓI XƯỞNG ĐẺ TỪ DŨ, NGOAI TRỪ KHI RA NGOÀI NÀY.
        Đó là lý cớ tôi phải làm cho ra lẽ trước mặt bạn bè nhân kỳ họp mặt có chị bạn cùng lớp đã nêu tên trên.
        Tôi còn một vài người bạn cùng làm với chị Ngọc Cầm tại Từ Dũ và có anh làm phó giám đốc thời bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng làm giám đốc Từ Dũ.

        Thân ái,
        LMC

    • Trúc Bạch says:

      hehehe…

      Ông ấy có tật láu táu đấy .

      Câu chuyện Từ Dũ “được phỏng giái” thành Xường Đẻ, thì tất cả những ai ở lại Sài Gòn sau ngày 30/4 đều biết, chỉ những anh nào nhanh chân “đuổi Mỹ quá đà” là không biết thôi;

      Với – người bình thường – nếu đã không biết – thì “dựa cột mà nghe”, đàng này chỉ vì tính láu táu mà (ông ta) đã nhiều lần bị mang cái…..Vạ Miệng .

      Riêng việc Trường Chinh đấu tố bố mẹ mình thì đã được nhiêu người dân miền Bắc kể lại rồi, và nều không có lửa thì sao lại có khói ? Ai đi dung chuyện làm gì ? Sao người ta không dựng chuyện với những người khác mà chỉ với Trường Chinh ????

  7. T. says:

    Đặng Xuân Khu (tức Trường Chinh) có người anh là cụ Đặng Xuân Khải di cư vô Nam hồi năm 1954 sống tại phường 11, quận Phú Nhuận, Saìgon, dân trong xóm thường gọi là cụ cả Tẽo. Sau tháng Tư năm 1975 Trường Chinh có vô thăm nhưng cụ cả Tẽo tiếp đón lạnh nhạt, hai người con trai của cụ cả Tẽo vẫn đạp xích lô để kiếm sống. Khi cụ cả Tẽo chết, thành ủy làm lễ an táng rất linh đình, những người đi dự tang lễ đều được mời uống nước ngọt và hút thuốc thơm, mặ dù vào thời điểm đó nước ngọt và thuốc lá thơm rất mắc!!!

  8. nguenha says:

    Tôi đả nghe nhiều chuyện đấu tố trong thời CCRD. Cái chuyện ông Trường Chinh đấu trực tiếp Bố mình thì không có. Không có —-> không có nghĩa là KHÔNG CÓ Đấu tố !!Ông ĐTL nên “hiểu” cho điều nầy.!!!
    Tất cả người lớn lên và trưởng thành trong chế độ Tư Bản,mà nay muốn tham gia Cách mạng (V+),đều phải làm “thủ tục “thoát ly dĩ vảng ,để chứng tỏ với CM là “dứt điểm” với quá khứ . Có người không chịu làm “thủ tục nầy” như Triết gia Trần đức Thảo thì một đời tan nát( Lời Trăng trối).! Đến như cụ thân thần Tôn that Hân (cố nội của Tôn nử thị Ninh) có người con trai trưởng đi theo Ông HCM,củng phải đấu bố qua “hình Nộm ” . Ông Trường Chinh củng không tránh được thủ tục nầy,bằng cách nầy hoặc cách khác mà thôi . Tóm lại Đấu trực tiếp hay gián tiếp với người sinh ra mình ,về hình thức thì có khác.Nhưng tựu trung cùng “một ý nghĩa” : Đấu tố cha mẹ !!. Hảy nghe HCM chỉ (chưởi) vào mặt Cụ Bùi bang Đoàn ( than phụ của Bùi Tín) trong một buổi họp( Đèn Cù của Trần Đĩnh),thì biết.Đối với CS cái gì củng có thể xẩy ra,ngay cà những điều vô luân-thường-đạo-lý..

  9. Nguyễn Tấn Trung says:

    Ông Trường Chinh có đấu tố cha của ông hay không thì cái tội cướp của giết người, bần cùng hóa nhân dân, lừa dân vào chỗ chếtoang, làm đất nước tan hoan tuột hâu … cũng không thay đổi, chỉ so với Hồ chí Minh mới thấy đỡ hơn một tí, Vì Hồ Chí Minh không có cơ hội tố cha để làm gương cho đàng em vì cha ở trong Nam thì Hồ Chí Minh tạo những thành tích hơn dàn em để xứng đáng làm lãng tụ, làm cha già dân tộc, Thành tích đó là dấu chuyện cưới Tăng Tuyết Minh, thú tiêu các bồ nhí thật tài tình, bóp cổ các hài nhi vừa chào đời không ai biết, nếu không may đứa nào sống sót thì không thừa nhận là tác giả rồi tống cổ cho người khác nuôi như con hoang đê chứng minh là người chỉ lo việc nước không hề biết gì về chuyện gái , nhờ đó bác Hồ thành THÁNH và làm lãnh tụ

  10. tèo says:

    Trường Chinh không đấu tố Cha Mẹ mình mà giãi thoát cha mẹ mình khỏi bị đấu tố đến chết băng cách đưa vè Ha nôi ,nói là đem về giam vào ngục nhưng thật ra đưa về ở trong biệt thự của hăn ta.(nhà báo Viêt Thương /bí mật thâm cung HCM).
    Đúng hay sai vậy ?
    Ong ĐT Liêm thì không biết vì là dân bắc ri cư 54.
    Nay cũng hỏi lại ,nghe ngóng ,đọc sách báo .
    Thật chính xác là hỏi cô em gái trường chinh.
    Mà bà ta có nói thật không hay như người miền Bắc che dấu cái “bất hiếu” (nếu có”) xấu hổ cho anh mình ,coi như “rửa mặt’ cả giòng họ nhà minh ! (xấu che ,tốt khoe)
    (tèo)

Leave a Reply to nguenha