WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lực lượng nào sẽ làm thay đổi Việt Nam?

cau-hoi-thiet-ke-website

Rất nhiều người có chung một nỗi băn khoăn: Bao giờ thì Việt Nam được dân chủ hoá? Để trả lời câu hỏi ấy, hầu như ai cũng biết một cuộc cách mạng dân chủ ở Việt Nam chỉ có thể xảy ra với một trong hai tình huống: Một, từ trên xuống; và hai, từ dưới lên.

Dân chủ hoá từ trên xuống là một cuộc cách mạng lý tưởng nhất bởi nó nhanh nhất và ít bị trả giá nhất: Đó là các cuộc cách mạng đã diễn ra tại Liên Xô và Đông Âu vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, khi giới lãnh đạo ý thức là không thể kéo dài nguyên trạng và chấp nhận thay đổi chế độ ngay cả khi biết với sự thay đổi ấy họ sẽ mất tất cả quyền lực.

Theo tôi, một cuộc cách mạng loại này rất khó xảy ra ở Việt Nam. Có hai lý do chính.

Thứ nhất, ở Việt Nam không có, và sẽ không có một nhà lãnh đạo nào, dù sáng suốt đến đâu, có quyền lực để tự mình quyết định những sự thay đổi lớn lao liên quan đến số phận của cả chế độ. Kết cấu quyền lực ở Việt Nam khác hẳn ở các quốc gia cộng sản khác trước đây cũng như hiện nay: Ở các nước ấy, chủ tịch đảng cũng đồng thời là chủ tịch nước. Khi nắm trong tay cả hai chức vụ ấy, người ta dễ dàng trở thành kẻ quyết định cuối cùng. Ở Việt Nam, ngược lại, người lãnh đạo đảng và người lãnh đạo nhà nước và chính phủ khác nhau, do đó, không ai thực sự có quyền quyết định những vấn đề lớn cả. Tất cả đều phải thông qua ý kiến tập thể, ít nhất của Bộ Chính trị. Để cả tập thể ấy thống nhất với nhau về việc thay đổi chế độ để dân chủ hoá là một không tưởng.

Thứ hai, chắc chắn Trung Quốc sẽ không thể chấp nhận Việt Nam được dân chủ hoá trước. Khi thấy Việt Nam có dấu hiệu rục rịch từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, chắc chắn Trung Quốc sẽ can thiệp ngay. Trong tình hình hiện nay, khi Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Quốc trong rất nhiều lãnh vực, từ kinh tế đến chính trị, những sự can thiệp ấy rất dễ thực hiện.

Bởi vậy, triển vọng lớn nhất của xu hướng dân chủ hoá ở Việt Nam là từ dưới lên. Tuy nhiên, ở đây lại có một vấn đề lớn: Lực lượng nào sẽ đảm nhiệm công việc thay đổi theo chiều hướng dân chủ ấy? Để trả lời câu hỏi ấy, các nhà bình luận chính trị và xã hội có thói quen nhìn vấn đề từ góc độ kinh tế – xã hội với những thành phần giai cấp khác nhau.

Trước hết, đông đảo nhất ở Việt Nam là các nông dân. Trong nhiều năm qua, những kẻ bị áp bức và bóc lột nhiều nhất ở Việt Nam cũng là các nông dân. Những cuộc biểu tình đông đảo và gây chú ý trong dư luận nhất cũng gắn liền với nông dân. Lý do dễ hiểu: một trong những yếu tố quan trọng nhất bị giới lãnh đạo Việt Nam khai thác để làm giàu và phân phối lợi nhuận để mua chuộc sự trung thành của các đảng viên chính là đất đai. Việc cướp đất ấy dẫn đến sự bất mãn của nông dân ở nhiều địa phương khác nhau. Lâu nay, rải rác đây đó, có các cuộc biểu tình của nông dân nhằm chống lại lệnh cưỡng chế của chính quyền.

Nhưng những sự bất mãn và các cuộc biểu tình ấy có thể dẫn đến việc làm thay đổi chế độ hay không? Câu trả lời hầu như chắc chắn: Không. Lý do đầu tiên là hầu hết nông dân thường chỉ nghĩ đến những cái lợi cụ thể trước mắt: khi chính quyền cướp đất của mình thì mình vùng lên tranh đấu, nhưng khi chính quyền cướp đất của người khác thì người ta dễ khoanh tay đứng ngó, hoặc, khi tình hình căng thẳng quá, chính quyền chỉ cần nhân nhượng một tí, họ cũng dễ dàng thoả mãn và từ bỏ mọi toan tính chống đối. Lý do thứ hai là tuy nông dân chiếm một phần lớn dân số nhưng họ bị cô lập về phương diện địa lý: làng này xuống đường tranh đấu, làng khách chưa chắc đã biết. Từ việc cô lập về địa lý dẫn đến sự cô lập về truyền thông và hậu quả là không có nhiều người biết. Điều này dẫn đến hai hậu quả khác: Một, ít người ủng hộ; và hai, khó phát triển thành những cuộc xuống đường rầm rộ để có thể uy hiếp được chính quyền.

Còn lực lượng công nhân? Ở Việt Nam, giai cấp công nhân càng ngày càng lớn và đời sống kinh tế của họ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sự bất mãn của họ, nếu có, thường nhắm vào chủ nhân của xí nghiệp hơn là vào chính quyền. Chủ nhân của các công ty lớn lại thường gắn liền với người ngoại quốc, do đó, thù hận của họ cũng hướng ra bên ngoài. Đó là lý do tại sao cho đến nay, hầu hết các cuộc đình công hay biểu tình thường diễn ra trong các xí nghiệp và công ty do người ngoại quốc làm chủ.

Giới thanh niên và trí thức Việt Nam hiện nay có thể được xem là thành phần “tiến bộ” nhất: Nhiều người trong họ thấy được những sự bất lực và bế tắc của nhà cầm quyền cũng như có khát vọng được tự do. Tuy nhiên, “nhiều” không có nghĩa là đa số. Khác với ở Ai Cập và các quốc gia Trung Đông trong cách mạng mùa xuân đầu năm 2011, nơi tỉ lệ thanh niên, dù đã tốt nghiệp đại học, thất nghiệp rất cao, ở Việt Nam, về phương diện kinh tế, thanh niên không đến nổi quá khó khăn, do đó, rất khó hy vọng họ sẽ kết tập lại thành một trận chung để đấu tranh cho dân chủ.

Một thành phần khác có khả năng đương đầu với chính quyền là các tôn giáo. Ở tôn giáo nào cũng có những người phản kháng, nổi bật nhất là Cao Đài, Hoà Hảo, Phật giáo và Công giáo. Hai tôn giáo đầu chỉ giới hạn ở các tỉnh phía Nam; Phật giáo thì bị quá phân tán; chỉ có Công giáo là tương đối thống nhất, và do đó, khá mạnh, nhưng dù mạnh đến mấy thì, một mặt, Công giáo cũng chỉ chiếm khoảng 10 phần trăm dân số; mặt khác, do chỉ là một thiểu số, họ khó trở thành những nhà lãnh đạo cho phong trào dân chủ trong cả nước.

Nói tóm lại, từ góc độ kinh tế và xã hội, sẽ không có lực lượng nào đủ sức để chống lại chính quyền, thậm chí, gây sức ép để chính quyền phải thay đổi chế độ.

Một vấn đề có thể được đặt ra: Tại sao tất cả các thành phần trên không thể kết hợp lại với nhau để thành một lực lượng duy nhất và mạnh mẽ? Dĩ nhiên, điều đó có thể xảy ra, và trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, đó là niềm hy vọng duy nhất để có dân chủ. Có điều: khi nào, và với điều kiện nào, tất cả các thành phần trên có thể đứng lại được với nhau? Câu trả lời: Tinh thần dân tộc hay chủ nghĩa quốc gia (nationalism). Người Việt Nam, bất kể thành phần kinh tế, xã hội và tôn giáo, sẽ đoàn kết lại khi đất nước bị uy hiếp và khi chính quyền bất lực, thậm chí, đầu hàng trước những sự uy hiếp ấy. Tất cả những sự uy hiếp ấy chỉ đến từ một nguồn: Trung Quốc.

Nói cách khác, theo tôi, lực lượng đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam chỉ đoàn kết và trở thành mạnh mẽ khi Trung Quốc gia tăng mức độ lấn chiếm biển đảo và khi chính quyền Việt Nam càng lộ rõ bản chất nhu nhược của họ trong thế trận đối đầu với tham vọng bành trướng ấy.

Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

7 Phản hồi cho “Lực lượng nào sẽ làm thay đổi Việt Nam?”

  1. khách says:

    Mục tiêu của việc đấu tranh chống Trung Quốc là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Để đạt mục tiêu này, chính quyền CS cần được hậu thuẫn của toàn dân và hỗ trợ của quốc tế. Phưong tiện chống đối có thể là luật pháp, ngoại giao, áp lực kinh tế và chính trị, kể cà sử dụng truyền thông và nội gián, v.v…

    Mục tiêu của đấu tranh xây dựng dân chủ là thay đổi thể chế chính trị quốc nội mà tôn trọng luật pháp là chính. Đây là một tiến trình dị biệt khi so với vấn đề toàn vẹn lảnh thổ. Để đạt mục tiêu này, trước hết phải có sự thay đổi về nhận thức, chấp nhận là dân chủ là một giá trị mới cho xã hội Việt Nam hôm nay và mai sau và xem là một trò chơi chung cho tất cà mọi người dân tham gia. Đến nay, chính quyền VN (kể cả Trung Quốc) đều chưa chấp nhận giá trị dân chủ này, vì cho là chế độ độc đảng là thích hợp hơn và không quan tâm đến nguyện vọng người dân. Theo họ sự tồn vong của chế độ là quyền lợi cốt lõi, kể cả việc chấp nhận tiến trình Hán hoá.

    Đem mục tiêu đấu tranh dân chù hóa cho VN đang bị hiểm hoạ ngoại xâm kết hợp trong tinh thần chù nghĩa dân tộc là một cách đặt vấn đề sai lầm. VN không đủ sức để đạt hai mục tiêu trong cùng một lúc.

  2. khách says:

    Tác giả cho là Cách mạng Đông Âu là từ trên xuống dưới, khi lãnh đạo ý thức không thể duy trì nguyên trạng và tự họ chấp nhận thay đổi. Đúng ra phải nói là họ bị bắt buộc phải thay đổi vì áp lực từ bên dưới đi lên quá mạnh đến đổi họ không có lối thoát nào khác.

    Các chính quyền Đông Âu, cho tới phút cuối cùng, vẫn ra lệnh đàn áp cực kỳ đẩm máu. Cho tới một mà quân đội và công an không còn có thể tuân lệnh họ được nữa thì họ mối cắn răng chấp nhận, vì nếu họ còn gây ra án mạng, dân sẽ thanh toán họ . Họ chợt nhận là không còn có lợi cho họ, nên họ không làm nữa

    Tác giả quên một thực tế là hàng trăm ngàn người xuống đường hằng ngày và việc mở cửa biên giới Áo Hung góp phần sụp đổ chế độ Đông Đức. Và dĩ nhiên tất cả diễn biến này không phài là theo tinh thần tự nguyện từ trên xuống dưới.

    Thành công đặc sắc của Cách mạng Đông Âu là không có bạo động của người dân và không có biện pháp đẩm máu của chính quyền. Đó là một điều mà không ai tin là có thể xãy ra trong xã hội độc tài, kể cả chuyên gia chính trị học.

    Đến nay, cũng chưa có một sách vở nào kiểm chứng là các mạng Đông Âu là từ trên xuống trong tinh thần tự nguyện chấp nhận của nhà cầm quyền.

    Nhận xét của tác giả là một sai lẩm.

  3. DâM TiêN says:

    Xin vô cùng vắn tắt :

    Hiệp định Ba Lê 1973 là cái cầu nối về HĐ Genève 1954,
    Sẽ là thay đổi Việt Nam tận gốc rể .

    Tăng cường cho HĐ Geneve sẽ là :

    – Bản Thông cáo quốc tế bảo đảm việc thi hành HDBa lê 73
    gồm 12 chữ ký các quốc gia lien quan, do Tổng Thư Ký LHQ
    là ông Kurt Waldheim làm chứng.
    – Mật Ước kèm với HĐ Ba Lê 1973.

    Vì sao Geneve : Geneve 1954 là sự khởi đầu, khi chỉ có hai
    thực thể / pháp nhân là Quốc Gia VN và VN Dân chủ CH.

    ( Chỉ có hai thành phần tham gia tuyển cử: Quốc Gia,và C.Sản
    CS sẽ lấy lại tên là đảng Lao Động).

  4. Vũ duy Giang says:

    Bài phân tích đúng tình trạng VN,và người VN chỉ đoàn kết trước sự đe dọa,xâm chiếm của Bắc Triều (như trường hợp Hội Nghị Diên Hồng”thứ thiệt”do Vua Trần triệu tâp toàn dân VN),mà người ta thường nói là”nước(hay chết)đến chân,mới nhẩy”.

    Bằng chứng gần đây,là khi dàn khoan dầu HD981 được TC mang đến”cắm dùi” trên bờ biển của VN,thì người VN ở trong và ngoài nước(mang cả cờ vàng,và cờ đỏ ở Đức)đã cùng nhau biểu tình phản đối,cho đến khi TC phải rút lui dàn khoan về vùng đảo Hainan.

    Có người vẫn tung”hỏa mù”*,như Đặng tiểu Bình khuyên TQ”nín thở,qua sông”,khi viết rằng”TQ không phải là mối nguy hiểm đáng sợ”,để đánh lạc người VN tập trung vao”thù nhà”(=thù VC),mà quên”nợ nước”(=chống TQ),thì đúng là:

    “Việt gian,Tầu Cộng,Hoa kiều
    3 tên họp lại,tiều điều Việt nam”

  5. Muốn lật đổ chế độ VC, chỉ có hai lực lượng nòng cốt, đó là tôn giáo và Trung Quốc. Hội đoàn chỉ giử vai trò hổ trợ. Nói đến giáo hội phật giáo VNTN do Hoà Thượng Quãng Độ lãnh đạo, bị phân tán chia rẽ. Nguyên nhân chia rẻ, không phải là người VC mà chính là hội đoàn của chúng ta, muốn khơi lại đống tro tàn quá khứ, không muốn đoàn kết một lòng đứng lên diệt gian trừ bạo. Trung Quốc không phải là mối nguy hiểm đáng sợ. Cái đáng sợ là chính chúng ta, không có bản lãnh lãnh đạo, bè phái, chụp mũ nhau. thấy ai có tài là muốn dèm pha, muốn loại. Sống bám vào đảng tính, chia chác quyền lợi vì thế khó tìm ra một con người có đủ tài năng uy dũng để lãnh đạo đất nước.
    Việt Nam Việt Cộng Việt Kiều
    3 tên họp mặt, tiêu điều núi sông

    • Spicy says:

      Việt gian-việt cộng-việt kiều…dùng từ ngữ Việt nam là giết cả dân tộc rồi bố Hiền ơi.

    • Choi Song Djong says:

      Vậy đã quá rõ,Nguyễn Hiền là người thờ Tàu,kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Vn.

Phản hồi