WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bút chiến giữa báo Nhân Dân và Lê Công Định

Nhan Dan

Thứ ba, 18-11-2014, Báo Nhân Dân tung một bài tấn công Lê Công Định

 

Sự tráo trở của một người từng là… luật sư !

Sau hơn ba năm chấp hành án vì “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, ngày 6-2-2013, Lê Công Định được ra tù trước thời hạn. Ngỡ rằng sau khi được hưởng lượng khoan hồng của Nhà nước, Lê Công Định sẽ rút ra bài học để làm lại cuộc đời, song qua một số ý kiến đã công bố, lại thấy dường như anh ta đang muốn chứng minh mình là con người tráo trở?

Năm 2010, trước khi tòa nghị án, Lê Công Định đã thành khẩn nhận tội, tỏ ra ân hận vì “đi ngược lại những đóng góp của gia đình trong hai cuộc kháng chiến”. Đến hôm nay, vi-đê-ô clip và lời nhận tội của Lê Công Định vẫn còn nguyên trên internet, cho thấy việc làm “có mục đích tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, hành vi của tôi đã vi phạm pháp luật Việt Nam, cụ thể là Điều 88 Bộ luật Hình sự, như tôi bị khởi tố. Tôi rất hối hận về sai lầm của mình mà vì đó mà tôi đã bị bắt tạm giam như ngày hôm nay. Do vậy, tôi đã hợp tác khai báo đầy đủ về việc làm của mình cho cơ quan điều tra, mong muốn được hưởng các tình tiết giảm nhẹ và sự khoan hồng theo quy định của pháp luật”.

Sau hơn ba năm, do chấp hành tốt nội quy trại giam trong quá trình thụ án, Lê Công Định đã được ra tù trước thời hạn. Trở về với gia đình, với xã hội, thời gian đầu, Lê Công Định khá im hơi lặng tiếng, nhưng từ ngày 3-2-2014, sau khi trả lời phỏng vấn của BBC với những dòng phác họa “Từ năm lên bảy tuổi, tôi đã bắt đầu quan tâm đến chính trị. Năm lên 14 tuổi, tư tưởng tôi dần định hình. Đến năm 20 tuổi, khi sự kiện Đông Âu diễn ra, tôi xác định phải làm gì đó để thay đổi đất nước theo hướng xây dựng một quốc gia pháp trị và xã hội dân sự. Hơn 20 năm nay vẫn như vậy, không lý do gì để biến cố của bốn năm vừa qua có thể thay đổi lý tưởng của tôi” thì dường như anh ta bắt đầu hoạt động trở lại thông qua facebook, qua những bài viết, bài trả lời phỏng vấn trên một số diễn đàn của các thế lực thù địch, hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam?

Ai cũng hiểu một điều đơn giản, một người có bản lĩnh sẽ rất khó có thể bị lôi kéo. Song theo lời khai của Lê Công Định với Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) vào năm 2009 thì anh ta lại liên tục bị lôi kéo, lúc thì: “Với sự lôi kéo của Nguyễn Sĩ Bình, tôi đã tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam và là thành viên Ban Thường vụ tổ chức này và đã tham gia các việc làm tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam”, lúc thì “Đầu tháng 3-2009, tại Pattaya, Thái-lan, tôi đã bị tổ chức Việt tân lôi kéo tham gia lớp huấn luyện đấu tranh bất bạo động”! Và đâu là sự chín chắn khi một người từng mang danh “luật sư” mà khi bàn về tự do ngôn luận, tự do báo chí trên BBC lại chỉ dẫn lại điều luật quốc tế hay điều luật nước này, nước khác có lợi cho mình (như để lòe bịp người chưa đọc các văn bản đó?), tảng lờ các nội dung có tính chế định và ràng buộc: “Trong khi thực hiện những quyền và quyền tự do cho cá nhân, mọi người chỉ phải tuân thủ các hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người khác, đáp ứng được các đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ” (khoản 2 Điều 29 Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế); “Việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm (…) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu: a. Tôn trọng các quyền tự do và thanh danh của người khác; b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý” (khoản 3 Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị); “việc thực thi các quyền con người phải được xem xét trong bối cảnh khu vực và quốc gia, tính đến hoàn cảnh khác nhau về chính trị, kinh tế, pháp lý, xã hội, văn hóa, lịch sử và tôn giáo” và “Việc thực thi nhân quyền và các quyền tự do cơ bản sẽ chỉ được giới hạn theo quy định của luật pháp nhằm mục đích bảo đảm việc thừa nhận nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của những người khác, và để đáp ứng các yêu cầu chính đáng về an ninh quốc gia, trật tự công cộng, y tế công cộng, an toàn công cộng, đạo đức công cộng, cũng như phúc lợi chung của tất cả mọi người trong một xã hội dân chủ” (Điều 7, Điều 8 Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN)?

Đồng thời với việc đưa ra ý kiến không hoàn chỉnh về tự do ngôn luận, tự do báo chí, Lê Công Định còn có xu hướng “hoài cổ”, soi mói lịch sử nhằm xuyên tạc (hay mê hoặc người đọc thiếu am hiểu lịch sử?). Thí dụ, để hạ thấp ý nghĩa trọng đại của ngày 2-9, mấy tháng trước, trong khi nhân dân cả nước hồ hởi đón chào Quốc khánh thì Lê Công Định công bố trên facebook, sau đó gửi đăng trên BBC ý kiến cho rằng, ngày 11-3-1945 “Bảo Đại ký đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ” là “thời điểm đáng lưu ý… xét về phương diện thực tế và pháp lý, Việt Nam đã thực sự độc lập từ ngày 11-3-1945″! Viết như vậy, Lê Công Định tự chứng tỏ anh ta hoặc là người rất kém hiểu biết lịch sử, hoặc cố tình xuyên tạc lịch sử để phủ nhận một sự kiện, một giá trị quan trọng của đất nước Việt Nam. Bởi người Việt Nam am hiểu lịch sử dân tộc đều biết ngày 11-3-1945 Bảo Đại ký đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, ra tuyên bố này khác,… là do sức ép của phát-xít Nhật, qua đó chấp nhận thay thế thế lực ngoại xâm đô hộ này (Pháp) bằng thế lực ngoại xâm đô hộ khác (phát-xít Nhật). Để sáng tỏ, Lê Công Định nên tìm đọc hồi ký của ông Trần Trọng Kim cùng các tài liệu liên quan để hiểu quan hệ của ông với người Nhật như thế nào, tại sao lại có ý kiến cho rằng “Trần Trọng Kim bị người ta dùng làm con bài, mà vẫn tưởng là họ cho ông ra đóng góp với dân tộc”!

Phát ngôn bừa bãi về ngày độc lập của dân tộc xong, Lê Công Định chuyển sang ca ngợi… chế độ Sài Gòn trước đây! Như muốn hùa theo mấy kẻ chống cộng người Mỹ gốc Việt đang sống ngày tàn nơi đất khách quê người và tự huyễn hoặc, tự an ủi nhau về “quá khứ oai hùng”, Lê Công Định làm thơ “kính tặng” một viên tướng vì bại trận phải tự sát và “tướng lĩnh, binh sĩ VNCH”, mà qua câu thơ “Từng thao lược, can trường xông trận mạc – Giặc thù phơi xác, máu loang chân” (!) là có thể hiểu anh ta đứng về phía nào. Sau đó, nhân “ngày giỗ Ngô chí sĩ” và kỷ niệm sự kiện Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại, Lê Công Định vừa viết trên facebook coi Ngô Đình Diệm là “nhân vật từng có sự nghiệp vĩ đại nhất của dân tộc ở thế kỷ 20…, nhân vật lịch sử đã từng tranh đấu và ngã xuống vì quốc gia Việt Nam” (!), vừa đưa lên internet bức ảnh chụp anh ta đứng bên mộ Ngô Đình Diệm như muốn khẳng định không nói suông!? Thậm chí mới đây, trong một status đăng trên facebook cá nhân, trong khi xưng xưng viết “lịch sử phải khách quan”, anh ta lại bất chấp sự thật lịch sử, ngang nhiên coi việc chính quyền Ngô Đình Diệm “lê máy chém” giết hại nhân dân miền nam là “vu cáo… luận điệu tuyên truyền của nhà nước”! Bàn về một vấn đề hệ trọng như thế, nhưng không tìm hiểu lịch sử, hay anh ta cố tình bỏ qua lịch sử để “làm đẹp thần tượng Ngô chí sĩ”!? Rất nhiều tài liệu về tội ác của chính quyền Ngô Đình Diệm do chính người Mỹ và nhiều người nước ngoài viết đã xuất bản, chẳng lẽ Lê Công Định không đọc? Còn về máy chém, mọi người đều biết đó là một công cụ man rợ mà chính quyền Ngô Đình Diệm sử dụng để giết hại đồng bào, mà cái chết của Ba Cụt (tức Lê Quang Vinh, bị chém ở Cần Thơ năm 1956), Hoàng Lệ Kha (Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, bị chém ở Tây Ninh năm 1960),… là những sự kiện đủ chứng minh Lê Công Định cố tình đổi trắng thay đen, phớt lờ sự thật lịch sử. Nếu là người cầu thị, Lê Công Định cần đọc mấy dòng của tác giả Cao Hữu Tâm khi trao đổi với một số người đang lao xao “hoài Ngô” đã viết trên trang mạng sachhiem.net: “Cụ đã mục xương lâu rồi, đừng mang cái xác thối của cụ ra bắt người khác ngửi mùi tử khí “anh minh” nữa. Cụ do Mỹ cho về, cũng lại do Mỹ bứng đi, đó là quy luật của nhờ cậy rồi phản bội, thôi. Còn muốn chống cộng, không phải chỉ văng tục chửi thề tục tĩu là cộng sản chết đâu, mà kết quả ngược lại, tức là bị phản ép – phê rồi đó!”.

Tuy nhiên, sự tráo trở của Lê Công Định thể hiện rõ nhất khi anh ta viết: “Chính biến cố bắt giam tôi ngày 13-6-2009 đã đẩy tôi vào con đường chính trị một cách bất đắc dĩ”! Viết như thế, chẳng hóa ra là Lê Công Định tự “vả” vào những gì anh ta nói khi trả lời phỏng vấn của BBC như đã dẫn ở trên? Từ sự thành khẩn nhận tội của anh ta trước tòa, thử hỏi ai đã tham gia “ban thường vụ” của cái gọi là “đảng dân chủ Việt Nam” của Nguyễn Sĩ Bình ở Hoa Kỳ, và nếu không bị bắt giữ thì còn giữ chức “tổng thư ký” của cái “đảng” bịp bợm này? Thử hỏi, ai đã tham gia “khóa huấn luyện” của tổ chức khủng bố “Việt tân” năm 2009 ở Pattaya (Thái-lan)? Thử hỏi, ai đã lấy các bí danh Nguyên Kha, Paul, C4 (Chị Tư) để liên lạc với đồng bọn, soạn thảo 33 tài liệu công kích chế độ? Thử hỏi, ai đã công khai thừa nhận “Tôi thấy những việc làm của tôi đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Tôi rất ân hận với hành vi sai trái của mình”? Chẳng lẽ đó không phải là hoạt động chính trị? Bằng các câu chữ này, Lê Công Định không chỉ tráo trở sổ toẹt lời khai mà qua đó như muốn đổ lỗi cho chính quyền đã đẩy anh ta vào “con đường chính trị”. Phải chăng Lê Công Định muốn dọn đường để tiếp tục đi trên con đường cũ bằng cách thức khác? Phải chăng anh ta muốn đánh tiếng về “lòng trung thành” với ai đó? Tiền hậu bất nhất, nhưng lời khai, vi-đê-ô clip nhận tội của anh ta thì vẫn còn rành rành trên internet. Thiết nghĩ, từng là một “luật sư” được ca ngợi có “tài năng”, nhưng Lê Công Định lại công khai thể hiện thái độ tráo trở như vậy thì thử hỏi, đâu là con người đích thực của anh ta?

VŨ HỢP LÂN

Lê Công Định phản bác lại trên Facebook:
Le Cong Dinh

Thư ngỏ gửi “người khuất mặt khuất mày”

Hôm nay một vài bạn hữu gửi đến tôi đường dẫn bài viết công kích cá nhân tôi trên báo Nhân Dân. Tác giả tên Vũ Hợp Lân, có lẽ là bút danh của một người không dám lộ diện công khai. Vậy tôi xin mạn phép trò chuyện với “người khuất mặt khuất mày” ở đây.

Nội dung chính của bài viết nhằm chỉ trích việc tôi bày tỏ lòng kính trọng đối với các chính khách và quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, cụ thể là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Quả thật, tôi vô cùng kính trọng hai nhân vật lịch sử anh hùng đã ngã xuống vì quốc gia ấy. Nếu so sánh họ với các nguyên thủ và tướng lĩnh ngày nay trước mối đe dọa và hành vi xâm lấn của ngoại bang đối với lãnh thổ mà tổ tiên chúng ta để lại, thì lời ca ngợi của tôi dành cho hai vị e rằng chưa diễn đạt hết niềm cảm phục pha lẫn tiếc thương của tôi. Sự đời vẫn vậy, những người đáng sống thì lại chẳng may qua đời quá sớm!

Tướng Nguyễn Khoa Nam lúc quyết định tuẫn tiết, do không làm tròn bổn phận của một quân nhân, ắt hẳn đã không đến nỗi quá “tâm tư” vì không được thăng cấp bậc Trung Tướng trước khi xả thân bảo vệ lãnh thổ mà mình mang trọng trách. Một vị danh tướng không màng đến địa vị và bổng lộc, đã chọn cái chết oai hùng, không đáng để nhiều người trong đó có tôi kính trọng sao? Việc tôi “đứng về phía nào” chẳng lẽ cũng phải xin phép ai? Yêu ghét một con người, một nhân vật lịch sử, lẽ nào cũng phải theo “định hướng”? Luật pháp nào quy định thế? Thưa ông Vũ Hợp Lân, xã hội này có thể còn thiếu tự do, nhưng tôi không cho phép mình mất tự do trong tư tưởng của chính mình, vì tôi là Con Người! Ông có quyền trung thành với ai đó, nên dù vẫn tôn trọng ông, tôi không nhất thiết phải giống ông. Tôi khác.

Bày tỏ lòng kính trọng đối với cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, không có nghĩa là muốn tái lập trong tương lai một thể chế của quá khứ. Cũng tương tự, ngưỡng mộ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và chiến công vĩ đại của ngài, không đồng nghĩa với ý định thiết lập một vương triều quân chủ đời nhà Trần vào Việt Nam ở thế kỷ 21 này. Và nếu tôi tôn trọng cụ Hồ trong tư cách một nhân vật lịch sử, như tôi vẫn luôn bày tỏ bất kể ai phiền muộn, thì trừ phi tôi bị tâm thần mới có ý mong muốn chế độ mà cụ Hồ thiết lập từ năm 1945 mãi trường tồn cùng với bao vấn nạn tham nhũng và vi phạm nhân quyền thế này! Viết như vậy đã dễ hiểu chưa ông Vũ Hợp Lân? Suy nghĩ theo cách ấy liệu sẽ bị suy diễn là có ý đồ chống và lật đổ chế độ chăng? Thú thật, nếu ông cố tình suy diễn theo hướng đó, thì không việc gì tôi phải e ngại hay sợ ông cả.

Dù sao cũng phải cám ơn ông Vũ Hợp Lân đã trích đăng công khai những câu chính trong các bài viết của tôi, vì điều đó vô hình chung quảng bá suy nghĩ của tôi đến một số độc giả mà tôi không có dịp tiếp cận. Chỉ tiếc là tờ báo ông dùng để đăng ít người đọc quá! Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, hồi ở tù tôi rất thường đọc báo Nhân Dân, vì không một tờ báo nào khác được phép phổ biến trong khuôn khổ các trại giam ở Việt Nam dù là Thanh Niên hay Tuổi Trẻ của chính nhà nước này. Đọc để mỉm cười vui vẻ, thay vì xem hài kịch vốn không thể có trong tù.

Tôi chưa bao giờ tự xưng am tường sử học, vì đó là một lĩnh vực sâu rộng đòi hỏi nhiều năng lực và thời gian nghiên cứu, mà tôi thì chỉ dừng lại ở sự say mê học hỏi từ lịch sử cho riêng mình thôi. Tuy nhiên, có hồ đồ lắm không khi một “người khuất mặt khuất mày” viết vài ba dòng “vỗ mông ngựa” (mượn chữ của tác giả Kim Dung trong tác phẩm “Lộc Đỉnh Ký”) trên một tờ báo chuyên về tuyên truyền, chứ không chuyên ngành sử học, lại nhận định tôi “kém hiểu biết lịch sử” hoặc “xuyên tạc lịch sử”?

Để tránh tình trạng chụp mũ bừa bãi vô ích, tôi đề nghị ông Vũ Hợp Lân sớm tổ chức một mục đàm luận công khai và dân chủ với tôi về các vấn đề lịch sử Việt Nam hiện đại trên chính tờ báo Nhân Dân để độc giả rộng đường nhận định. Đây không phải là lời thách thức, mà là việc làm cần thiết để tránh tiếng “cả vú lấp miệng em” vốn thường dành cho những tay bồi bút, và cũng giúp tờ báo của ông nâng lên một tầm cao mới, thu hút thêm nhiều độc giả có đầu óc hơn. Ông đồng ý nhé?

Trân trọng,

Lê Công Định

36 Phản hồi cho “Bút chiến giữa báo Nhân Dân và Lê Công Định”

  1. Bút Thép VN says:

    Bút chiến cái quái gì!

    Vũ Hợp Lân viết bậy bạ trên báo Nhân Dân để cho Lê Công Định và bạn đọc vả mặt chơi đó thôi.

    Trích: “ Còn về máy chém, mọi người đều biết đó là một công cụ man rợ mà chính quyền Ngô Đình Diệm sử dụng để giết hại đồng bào, mà cái chết của Ba Cụt (tức Lê Quang Vinh, bị chém ở Cần Thơ năm 1956), Hoàng Lệ Kha (Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, bị chém ở Tây Ninh năm 1960)

    Mjạ, Lê Quang Vinh Ba Cụt là tên phản động bị chính quyền VNCH xử cái thời 1956, rồi mãi đến năm 1959 mới có luật “đặt đảng CSVN ra ngoài vòng pháp luật”

    Từ đó những kẻ phản động mang danh nghĩa CS mới bị trừng trị mà cụ thể và duy nhất cũng chỉ có tên Hoàng Lê Kha bị xử chém ở Cần Thơ.

    Có vậy mới đáng đời những kẻ nô bút ăn tiền viết láo!

  2. UncleFox says:

    _”ngày 11-3-1945 Bảo Đại ký đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, ra tuyên bố này khác,… là do sức ép của phatxít Nhật, qua đó chấp nhận thay thế thế lực ngoại xâm đô hộ này (Pháp) bằng thế lực ngoại xâm đô hộ khác” … (Vũ Hợp Lân)

    Thằng này thật thối mồm khi chê Lê Công Định dốt sư” . Vũ Hợp Lân hãy đọc đoạn dưới đây rồi câm cái mồm điêu ngoa xảo trá kiểu CS lại nhé :
    _”_”Ngày 14-8, Hội đồng chiến tranh tối cao và nội các Nhật thông qua chiến dịch đầu hàng không điều kiện Ngày 15-8, Đài phát thanh Nhật truyền đi sắc lệnh của Nhật Hoàng về việc chấp nhận các điều kiện đầu hàng Đồng minh” … (Dương Trung Quốc)…

    “thế lực ngoại xâm khác” đã “chết lâm sàng” con mẹ nó rồi mà Kụ Hồ ta mới “cướp chính quyền giành độc lập” là sao ? Chỉ vì cái tham vọng được làm “quan Kách Mệnh” nên Kụ đã đẩy đất nước vào bao cuộc chiến tranh “thần thánh” không cần thiết làm tiêu hao nội lực dân tộc …

  3. UncleFox says:

    Nhẽ ra Ngô Đình Diệm sẽ cho trảm nhiều “thường dân vô tội” nữa . Tuy nhiên, vì cái máy chém do giặc Tây chế tạo nó nặng lắm nên từ năm 1959 cho đến đầu tháng Mười Một 1963 mà chính quyền ông Diệm chỉ “lê máy chém” đi được đến Cần Thơ và Tây Ninh để cắt tiết tướng Ba Cụt và đồng chí Hoàng Lệ Kha mà thôi .
    Bác Hồ ta sáng tạo hơn Diệm nhiều . Máy chém Pháp để lại miền Bắc chả thiếu nhưng bác Hồ ta đâu thèm lê cho mệt sức cán bộ . “Người” chỉ thị có gì dùng nấy . Cứu người thì Đảng ta dốt đặc, nhưng giết người thì tứ cái búa cái rìu, dao phay mã tấu, súng báng đỏ hay súng hoa cải, lưỡi hái lưỡi cày, dây thừng dây chuối … đều xài tốt (?) cả . Tuy nhiên, cái trò trói giật cánh khỷu rồi dùng cây tre dài xỏ lụi một lúc cả chục người cho đi mò tôm thì rất được bác Mao “tâm đắc”, cử cán bộ sang tận nơi để lấy kinh nghiệm thực tế nữa cơ đấy .
    Cảm ơn đồng chí Vũ Hợp Lận .

    • Trần Bảo Thịnh says:

      Cái “máy chém” của ông Diệm thật là tàn ác?

      Ông Vũ Hợp Lân moi toàn bộ trí nhớ và lịch sử của đảng ra mà chỉ có thể kê tên của hai (2) người bị xử trảm thời ông Diệm, đó là Ba Cụt Lê Quang Vinh, (thủ lĩnh ly khai của Hòa Hảo chống lại chính quyền Thủ tướng Ngô Đình Diệm và Quân đội Quốc gia Việt Nam), và cán bộ đảng (CSVN) Hoàng Lệ Kha, Bí thư Huyện ủy huyện Dương Minh Châu (Gia Định).

      Ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN không cần máy chém, vậy mà nghe đâu, sơ sơ cũng có trên 172’000 người bị giết trong CCRĐ?

      Bởi thế tôi không ngạc nhiên khi LS Lê Công Định viết: “ tôi bày tỏ lòng kính trọng đối với các chính khách và quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, cụ thể là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam“.

      Cám ơn ông Vũ Hợp Lân đã nhắc khéo nhân dân VN đừng bao giờ quên “thành tích giết người” của CSVN.

  4. DâM TiêN says:

    Tôi không khen ngợi ông Lê Công Định chút nào.

    Ông ta chĩ đã thưa lên một sự việc rất là thường:
    đó là khí trời cho ta thở : Tự D0 ( có Tự do ắt có
    Dân chủ).

    Với cộng phỉ an nam, ai cho họ cái…tự do lề mề
    khiêng hai con chó xồm Mác Lê đặt trên bàn thờ
    tổ tiên mình, hả.

    Anh Lê Cộng định là một con người bình thường
    tâm thân an lạc giữa chúng ta. Thấn kính,

  5. Đô Quan says:

    Thực tế, LS.LCĐ với khả năng luật học và bản chất của một con người thích nghiên cứu, LCĐ đã thấu hiểu một cách thấu đáo về chính thể VNCH trước đây, một chế độ biểu tượng cho tự do và dân chủ.

  6. Trần Tiểu Ngũ says:

    Cuộc bút chiến cho thấy “phần thắng” đã nghiêng về bên nào?

    LS Lê Công Định tranh luận với chính tư duy của mình. Còn ông Vũ Hợp Lân dựa vào “lịch sử của đảng” và tư thế của nhà cầm quyền.

    LS Lê Công Định chững chạc và vững vàng trong lập luận hơn ông Lân rất nhiều. Văn phong của LS Định trong sáng, còn của Vũ Hợp Lân bị lấn cấn, loay hoay, bởi cái vòng kim cô như sợi dây xích tròng ở cổ?

  7. Phạm Bá Khiêm says:

    Trích “Rất nhiều tài liệu về tội ác của chính quyền Ngô Đình Diệm do chính người Mỹ và nhiều người nước ngoài viết đã xuất bản, chẳng lẽ Lê Công Định không đọc? “. (sic)

    Ông Vũ Hợp Lân có thể trưng dẫn những tài liệu nào do người Mỹ và người nước ngoài nào nói về “tội ác” của Ngô Đình Diệm được không?

    Hay chỉ là những dối trá, vu cáo bịa đặt của CSVN và đám Giao Điểm, Sáchhiếm, những kẻ tay sai VC một thời làm loạn chống lại VNCH?

    “Còn về máy chém” mà ông Vũ Hợp Lân cho rằng “ mọi người đều biết đó là một công cụ man rợ mà chính quyền Ngô Đình Diệm sử dụng để giết hại đồng bào (sic) mà tại sao chỉ có 2 người là Ba Cụt (tức Lê Quang Vinh) là loạn quân, tay sai của Pháp bị chém ở Cần Thơ năm 1956?
    và Hoàng Lệ Kha là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, bị chém ở Tây Ninh năm 1960?

    Hai người này đâu phải là thường dân vô tội (đồng bào), mà là những kẻ nghịch phản với vũ khí phá hoại và chống lại nhân dân và chính quyền VNCH.

    Các ông Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Huỳnh Vĩnh Sanh, Hồ Thái Bạch trong một tổ chức “phục quốc” xâm nhập vào VN năm 1980, bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam và đem xử tử. Vậy giữa CSVN và VNCH ai ác hơn ai, hở Vũ Hợp Lân?

    Bấm vào đây để biết: VỤ ÁN BỊP BỢM. của CSVN.

  8. DavidJrhbe Hobbie says:

    Những người csVN không bao giờ yêu tổ quốc Việt nam cả, người VN không phải là đồng bào của họ (csvn). Thiết tưởng nên có một chút suy nghĩ:
    - Chủ thuyết cs là tam vô: vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo
    - đã là đảng viên cs thì đương nhiên phải tuân thủ điều lệ tam vô
    - vậy những người csvn là những người vô gia đình vô tổ quốc vô tôn giáo

    Điều này có thể giải thích hiển nhiẽn tại sao những người cộng sản lại vô cảm giết nhiều nhiều người Việt Nam không chút xót thương, đó là bởi vì những người Việt nam không phải là đồng bào của họ, Việt nam không phải là tổ quốc của họ, có thể chỉ những đảng viên cs mới là đồng bào của cs nên mới được bao che, bảo vệ.
    Khái niệm tổ quốc của họ (cs) rất là mơ hồ, họ chỉ sống cho đảng của họ và vì thế khẩu hiệu dành độc lập chỉ là một chiêu bài bịp bợm để đánh lừa những người VN nhẹ dạ.

    Bảo vệ tổ quốc VN cũng chỉ là chiêu bài để che mắt những người VN yêu nước chứ họ (cs) có tổ quốc gì đâu, bằng chứng hiển nhiên là họ sẳn sàng ký những văn kiện bất hợp lý thiệt hại cho đất nước VN nhưng chỉ để thu lợi cho “tổ quốc xhcn” của họ!

    Những từ yêu tổ quốc, yêu đồng bào Việt nam của csvn chỉ là những từ gán ghép gượng gạo để mị dân mà thôi.
    Những lời kêu gọi người csvn hãy yêu nước thương nòi là những lời kêu gọi không đúng nơi đúng chỗ vì những lý do đã nêu trên.

  9. Thường Dân says:

    Hoan hô LS Lê Công Định. Ai không biết trò ép cung của CS để đạt mục đích. Vậy thì người dân chủ cũng phải tranh thủ cơ hội của mình để đấu tranh thôi..
    Riêng chuyện tố cáo ông Diệm “lê máy chém”, có tàn nhẫn bằng CCRĐ giết hàng trăm ngàn người bằng đủ loại kiểu, trong đó có cả hình thức chôn sống tới cổ, rồi lấy bừa bừa qua ko? Hay chôn sống tới cổ phơi sương, phơi nắng, để bát nước đó mà ko cho uống của CS ko? Ông Diệm có giết là giết những kẻ CS nằm vùng phá hoại nền Dân chủ còn non trẻ. Đằng này ĐCS giết chết cả những người đã vắt ruột và ko ngại hy sinh nếu bị lộ, ngầm nuôi cán bộ đảng tới ngày thắng lợi như bà Năm đó. Ông hồ nghe báo cáo, ko muốn giết bà Năm, nhưng vì bị cố vấn TQ chỉ đạo, vẫn để lũ chó cắn xé roồi giết chế bà ấy. Tội ác đó còn khủng khiếp hơn tội diệt chủng của Hitler. Vì Hitler ko giết những người nước ngoài có cửa hàng và đóng thuế cho chính quyền. Đăng này CS giết cả người có công, và hiện nay càng rõ, chỉ vì tham quyền, tiền đảng ngồi lên quyền lợi dân tộc, cúi ̣đầu bợ ̣đít Trung

  10. NINH THUẬN says:

    LÊ CÔNG ĐỊNH-một luật sư kiên cường ! Ông là tấm gương sáng cho dân tộc noi gương mà đứng lên dựng xây NỀN DÂN CHỦ .

Leave a Reply to DâM TiêN