WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Last days in Vietnam” – Trả lời của tác giả Giao Chỉ

LTS: Đã có ít nhất 2 bài viết trên mạng Đàn Chim Việt liên quan tới bộ phim “Last day in Vietnam” của các tác giả Trần Diệu TrầnNguyễn Khoa Thái Anh. Để làm phong phú thêm góc nhìn với đề tài vốn gây tranh cãi này, chúng tôi xin chuyển tới độc giả bài viết của ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, cựu đại tá quân lực Việt Nam Cộng Hòa, người hiện đang sống tại San Jose và là tác giả nhiều năm trên trang web chúng tôi. 

Phần dưới bài viết, ông Giao Chỉ đã trả lời những ý kiến trong bài viết của tác giả Nguyễn Khoa Thái Anh.

——————————————————–

“Last day in Vietnam” – Sự phản bội cuối cùng

lastday

Bộ phim Last days in Việt Nam đã được giới thiệu tại Hoa Kỳ. Dự trù sẽ chiếu tại các rạp vào ngày 28 tháng 4-2015 . Ghi dấu 40 năm mất miền Nam. Nhà làm phim danh tiếng là bà Rory Kennedy đã sưu tầm tài liệu nhiều năm. Ngôi sao quan trọng được phỏng vấn trong phim là tiến sĩ Kissinger. Truyền thông Hoa Kỳ khen ngợi. Tất cả đều hết lời xưng tụng. Phim hy vọng đoạt giải Oscar năm nay.

Nhưng đối với tôi, thêm một lần nữa, đây là một sự phản bội. Nên gọi là Sự phản bội cuối cùng.

Ngày cuối ở Việt Nam là ngày cuối của ai. Nếu là ngày cuối của Việt Nam Cộng Hòa chúng ta sẽ thấy những gì? Trên biển Đông, máy bay trực thăng của VNCH hấp tấp bay di tản. Đáp xuống là đẩy xuống biển. Cảnh chiến binh VNCH lên tàu bị lính đồng mình Hóa Kỳ khám người, tước súng, vất xuống biển. Cảnh 1 tay triệu phú cao bồi Mỹ Ed Daly ở Oakland lấy máy bay World Airways bay ra Đà Nẵng cứu dân tỵ nạn tạo ra hình ảnh rất thảm khốc tại phi trường. (Ông đại sứ Martin miệt thị bảo tay này chỉ làm tình thế thêm rối loạn) Cảnh mọi người chen nhau vào tòa đại sứ tìm đường chạy. Cảnh chiến xa cộng sản tiến vào Sài Gòn. Những chiến binh VNCH bỏ quân phục, mặc quần cụt tan hàng. Cảnh máy bay trực thăng của 1 chiến binh không quân chở vợ con được cứu trên biển. Và sau cùng cảnh chiến hạm hải quân Việt Nam lặng lẽ hạ cờ trong nước mắt.

Khán giả Hoa Kỳ xem được những hình ảnh đau thương này tất cả đều phải đồng ý rằng Mỹ bỏ rời Việt Nam thực là đúng. Không còn lý do gì để yểm trợ cho miền Nam Việt Nam hoàn toàn không còn tinh thần chiến đấu. Quân đội thiếu lãnh đạo, vô kỷ luật.

Nếu là ngày cuối của người Mỹ tại Việt Nam thì đây là một cuốn phim hết sức đề cao nước Mỹ. Từ các chính khách, vị tổng thống, ông bộ trưởng ngoại giao ông đại sứ, các thành viên trong chính phủ và các chiến binh , các phi công đều là các thiên thần. Nếu vào giờ chót đã phải bỏ rồi một số người còn lại trong tòa đại sứ là hoàn toàn bất khả kháng.

Tổng thống Ford bầy tỏ tấm lòng nhân đạo muốn cứu vớt nhiều người Việt Nam. Tiến sĩ Kissinger với tình nghĩa rạt rào dâng cao cũng muốn cứu thêm nhiều người. Các thành viên trách nhiệm Hoa Kỳ ở tòa đại sứ cùng sĩ quan chỉ huy thủy quân lục chiến kể lại những giây phút cuối tại văn phòng tùy viên bên Tân sơn Nhất và tại tòa đại sứ. Các lính thủy quân lục chiến Mỹ bị chết vì pháo kích. Đây là những người lính Mỹ cuối cùng có tên trên bức tường tưởng niệm ở thủ đô.

Thông điệp chính của cuốn phim là gì. Trình bầy sự hoảng loạn của quân dân VNCH và sự bình tĩnh tận tâm của Mỹ cứu vớt người Việt Nam vào ngày cuối cùng. Hoa Kỳ muốn nói rằng đã nỗ lực, nhưng rất ân hận là vào giờ chót phải bỏ rơi vào khoảng 400 người. Những người may mắn lọt vào trong tòa nhà đại sứ và được hứa hẹn sẽ bốc đi hết. Những người này cố leo lên cầu thang, lên nóc nhà, chỗ máy bay hạ cánh, nhưng cửa bị chặn và lính Mỹ ném lựu đạn khói cho nghẹt thở để phải bò xuống.

Mới đâu đó giây phút trước Mỹ Việt còn chuyện trò hứa hẹn. Rồi chợt Mỹ biến mất.

Đó là nội dung cuốn phim.

Trong phim ngày cuối cùng, người Mỹ nhận tội bỏ rơi 400 người, nhưng thực ra họ đã bỏ rơi cả triệu người Việt của một nửa nước Việt Nam.

Làm sao tôi có thể khen ngợi cuốn phim phản bội này được. Ngay cả về kỹ thuật cũng chẳng có gì mới lạ.

Tôi xin nói tại sao.

Suốt 40 năm qua, cảnh đau thương ở phi trường Đà Nẵng, cảnh đẩy trực thăng xuống biển. Cảnh chen chúc ở cửa tòa đại sứ, chúng ta đã được xem đi xem lại biết bao lần. Kỳ này, với phương tiện và khả năng rộng rãi của bà chủ biên, có thêm 1 vài đoạn đau thương ly kỳ nhưng cũng não lòng không kém. Kỹ thuật cắt xén xào nấu đâu có gì mới lạ.

Với nội dung và kỹ thuật như vậy làm sao tôi có thể khen ngợi 1 bộ phim chết tiệt như thế.

Tôi không thích phim này, nhưng tôi biết có những người rất thích và có lý do để thích. Việt cộng.

Các bạn thử nghĩ coi. Chiến binh Việt cộng ở vào tuổi của tôi. Năm 1954 các tay này 20 tuổi, cũng như lúc tôi di cư vào Nam. Họ bắt đầu cầm súng đi “giải phóng” miền Nam. Từ 54 cho đến 75, qua hơn 20 năm không chết nhưng cũng không trực tiếp thấy hình ảnh phe ta tan nát ra sao. Vớ được phim này, thấy cảnh “Mỹ Ngụy” chạy như thế. Thích là cái chắc.

Xin lưu ý chữ “ giải phóng miền Nam” và chữ “ Mỹ Ngụy” tôi viết trong ngoặc kép. Chữ của Việt cộng đấy.

Phim mà kẻ thù thích thú, phim chết tiệt như thế làm sao tôi khen ngợi.

Tài tử Kissinger

Phim đã chẳng ra làm sao, tài tử quan trọng chính lại là Kissinger đóng vai chính khách nhân đạo, thương yêu Việt Nam hết sức. Ông muốn cứu thêm mà ngoài khả năng. Thật tội cho ông tiến sĩ, nhưng sự thực quý vị có biết không?

Nhắc đến chuyện Kiss sang Tàu để bàn chuyện bán đứng Việt Nam Cộng Hòa là chuyện xưa rồi. Ngay từ tháng 3-1975 Kiss đã liên lạc với Nga sô để xin thỏa hiệp với Hà nội. Yêu cầu Hà nội đánh đâu thì đánh, phải chờ ở ngoài vòng đai Sài Gòn cho Mỹ rút vào ngày 3 tháng 5-1975. Ai tiết lộ chuyện này. Chính đại sứ Martin.

Trong cuốn sách Nước mắt trước cơn mưa viết từ 1990 tác giả Lary Engelman hỏi chuyện ông đại sứ lúc ông còn sống. Đại sứ nói rằng cần 2 tuần lễ để rút cho êm. Kiss nói đã thỏa hiệp với Brezhnev bên Nga và được biết Hà Nội đồng ý. Tuy nhiên đầu tháng 4 đại sứ Martin muốn chắc ăn đã gửi đại tá Harry Summers đi theo chuyến bay của uỷ hội quốc tế ra Hà Nội nói chuyện trực tiếp. Bắc Việt đồng ý sẽ chờ ngoài cửa Sài Gòn cho Mỹ rút êm, nhưng phải bỏ của chạy lấy người. Quân dụng để lại hết. Vì vậy khi thấy Mỹ cho phi công Viêt Nam di tản qua Thái Lan, coi như di tản quân dụng, là vi phạm thỏa hiệp phải để lại tất cả chiến cụ. Cộng sản bèn pháo kích Tân sơn Nhất để cảnh cáo. Chính ông Martin kể lại.

Câu chuyện rõ ràng là Mỹ bỏ chạy trong kế hoạch và cũng hoảng loạn không kém gì Việt Nam. Hẹn nhau ngày chót là 3 tháng 5-1975 mà đã vội vàng bỏ đi trước 3 ngày,

Đầu đuôi như thế bảo làm sao tôi thích phim này cho được.

Thế hệ tương lai.

Có anh bạn thích cuốn phim danh tiếng này bảo rằng phim cần cho con cháu chúng ta xem để biết về chuyện ra đi năm 75. Tôi xin nhắc lại. Chúng ta muốn con cháu thấy cảnh 1 chiến binh chen với gia đình binh sĩ lên máy bay chạy trốn để tay Mỹ cao bồi tống cho 1 quả rớt xuống. Muốn hay không. Chúng ta có muốn con cháu thấy cảnh lính tráng cởi quân phục có cả giầy trận và vũ khí đầy đường rồi tan hàng hay không.

Cảnh chen lấn ở cổng tòa đại sứ hay cảnh đồng minh khám xét đồng minh trên tàu. Hình ảnh chết tiệt như thế mà dành làm kỷ niệm cho thế hệ tương lai thì buồn cho con cháu nhiều lắm.

Bạn lại hỏi tôi là nếu ông làm phim thì ông làm ra sao. Nhu cầu đơn giản, ý kiến đơn giản. Phải có đoạn phim trận đánh ở Long Khánh của sư đoàn 18. Một sư đoàn lính bộ binh miền Nam chặn đứng 3 sư đoàn Bắc quân kịp thời cho Mỹ rút. Cảnh tàn quân của Sài Gòn cầm chân các đơn vị tiền quân của Hà nội tại cầu Tân cảng. Đó là những thước phim tài liệu đã từng chiếu lại. Đoạn phim trung tá cảnh sát Nguyễn Văn Long tự tử ở trước tượng thủy quân lục chiến. Những người dân chổ trên cyclo đem vào nhà thương Grall, Sài Gòn. Tất cả đều đã có phim ảnh.

Cũng trong 24 giờ cuối cùng hãy kể về chuyện 7 vị tướng tá tự vẫn. Trong chiến tranh cận đại sau thế chiến thứ II ,chưa từng có quân đội nào mà 7 vị lãnh đạo đã tuẩn tiết khi được lệnh buông súng. Đó là những hình ảnh tích cực của những ngày cuối cùng phía Việt Nam Cộng Hòa.Tuy nhiên điều quan trọng là ngày cuối cùng của người Mỹ cũng không thể để cho những người như ông Ford, ông Kissinger lên tiếng giả nhân giả nghĩa. Những chính khách đã quay lưng phản bội đồng minh, dù là phục vụ cho quyền lợi của Hoa Kỳ thì cũng không thể táng tận lương tâm để 40 năm sau dối trá rằng muốn cứu thật nhiều người Việt vào những ngày sau cùng.

Theo đúng các điều kiện của chính phủ Mỹ dự trù thì chỉ có khoảng 60 đến 70 ngàn người sẽ được đem ra khỏi Việt Nam. Vợ con, thân nhân người Mỹ, nhân viên sở Mỹ, các nhà thầu…

Trên thực tế, giờ chót chẳng cần giấy tờ, trong cơn hoảng loạn vào được DAO hay tòa đại sứ là đi. Xuống các xà lan chở đạn ở bến Khánh Hội là đi. Hàng ngàn thuyền chạy loạn trên biển Đông đã được vớt. Chuyến hải hành cuối cùng của hải quân VNCH chở trên 30 ngàn người. Ngay trên những con tầu cận duyên của chúng tôi cũng vớt cả trăm người. Tất cả đều đi theo danh s ách c ủa ông trời, không theo danh sách của ông Ford. Đoàn tàu VNCH qua đến Suvic Bay, chính phủ Phi luật Tân mới hôm trước còn là đồng minh thân thiết với VNCH. Hôm sau đã không thèm nhận tỵ nạn Việt Nam, dù là tạm trú.. Sợ cộng sản Hà nội bơi thuyền qua đánh Phi nên bắt Mỹ phải kéo cờ VNCH xuống mới chịu lãnh món quà gồm nguyên cả một hạm đội. Quả thực trong suốt 21 năm Việt Nam cộng hoà vừa xây dựng vừa chiến đấu, có khi lên khi xuống, có lúc tốt lúc xấu. Trận 68 cả nước vùng lên triệt hạ toàn thể quân “Giải phóng miền Nam”. Trận 72 đẩy lui quân cộng sản miền Bắc trên cả 3 vùng chiến thuật. Qua đến trận 75 chỉ vì tình phụ đồng minh bỏ chạy từ 73 nên đã tan hàng thảm bại. Tuy nhiên có làm phim về đoạn cuối thì ít nhất cũng cần ghi lại trận Long Khánh vào những giây phút sau cùng. Hình ảnh phi cơ Hỏa Long chiến đấu đơn độc và tuyệt vọng rồi bùng cháy trên mây trời Hóc Môn.

Và để xóa bỏ toàn thể hình ảnh gẫy súng tháng tư là những câu chuyện của hàng trăm chiến binh vô danh tuẫn tiết cùng với 7 vị anh hùng với đầy đủ hình ảnh và nhân chứng. Phim tài liệu về những ngày cuối cùng với nhiều thiếu xót sai lầm nên đã trở thành sự phản bội cuối cùng. Để kết luận, chúng ta có thể nói rằng, đất nước miền Nam Vn là của Việt Nam Cộng Hòa. Bị Cộng sản miền Bắc đánh bại là lỗi lầm và trách nhiệm của quân dân miền Nam. Miền Nam phải trả cái giá cho việc bại trận. Hoa Kỳ bỏ rơi là một trong các lý do, nhưng không phải là trách nhiệm.

Trong chiến tranh Hoa Kỳ đã hết sức yểm trợ và 58 ngàn thanh niên đã hy sinh. Tình thể thay đổi, Hoa Kỳ thay đổi quyết tâm. Kissinger vì nhu cầu phục vụ cho nước Mỹ đã xử dụng tất cả các đòn phép xấu xa để đưa Hoa Kỳ ra khỏi vùng lầy Việt Nam. Đối với một số người Mỹ, ông có thể là anh hùng. Chuyện đó đã qua rồi. Sau 40 năm dân Việt di tản, ty nạn đã được nhân dân Mỹ hào hiệp đón tiếp. Có thể vì tình nhân đạo. Có thể vì trách nhiệm bỏ rơi ngày xưa. Chuyện này có thể hiểu được. Nhưng khi làm lại cuốn phim 40 năm sau, không nên chỉ phơi bày toàn chuyện xấu của quốc gia đồng minh. Hãy thực hiện công bình ghi lại cả những hành động anh hùng của VNCH. Đặc biệt nếu đưa ông Kissinger lên màn ảnh cho có tên tuổi, thì phải là một nhân vật phản tỉnh, hối lỗi ân hận và cần có một lời xin lỗi vì biết bao nhiều người đã chết chỉ vì một đời tin tưởng ở đồng minh. Nếu không được như thế thì không cần phải có sự hiện diện của con người ngoại giao suốt đời phản bội đồng minh từ Âu sang Á, để cho câu chuyện những ngày cuối cùng thành ra sự phản bội cuối cùng. Giao Ch ỉ, San Jose

************************

Phê bình bài của chúng tôi, tác giả Thái Anh có nhắc đến những điểm chính sau đây:

1)Dường như ông Lộc không hiểu rõ…. Trả lời. Xin chịu thua. Quả thực tôi chỉ xem cuốn phim, tham khảo các tài liệu và thêm sự hiểu biết riêng. Có thể không hiểu rõ những chuyện khác như trường hợp của Thái Anh là người làm công tác phiên dịch có dịp nói chuyện trực tiếp với nhà sản xuất.

2) Kissinger không phải là vai chính.. xin trả lời. Thái Anh nói đúng. Phim tài liệu này không có ai là vai chính. Nhà làm phim xử dụng danh tiếng của Kissinger như là một tên tuổi chính nhằm giá trị thương mại. Hình ảnh 30 tháng tư đưa lên toàn đau thương, không có một chút nào cân bằng với cuộc chiến tuyệt vọng tại Long Khánh, cầu Tân Cảng Sài Gòn và hình ảnh tuẫn tiết anh hùng của tướng tá QLVNCH. Đó là phim bất công. Thêm vào đó vai trò lịch sử lớn lao của tiến sĩ Kissinger trong chiến tranh Việt Nam là phản bội đồng minh. Ông có thể là anh hùng đối với một thành phần phản chiến và chủ hòa của Mỹ. Nhưng đem Kissinger lên phim này để thể hiện tinh thần nhân đạo của Hoa Kỳ cứu vớt người Việt vào giờ thứ 25 là một hành động vô luân lý. Một phim phản bội.

3)Các ông chỉ toàn đổ tội cho Hoa Kỳ …xin trả lời. Phê bình như thế có phần đúng, nhưng không phải tất cả. Trong thành phần trách nhiệm làm mất nước, chúng tôi đã từng ghi nhận tất cả lỗi ở cả giai cấp cầm quyền. Cá nhân chúng tôi đã từng đi thuyết trình tại các quân trước trước 75 và suốt đời lưu vong sau 75 không hề đổ lỗi cho đồng minh. Phân tích ghi nhận nguồn cơn thì có, đổ thừa thì không. Nhưng cũng phải thưa với các bạn trẻ được rõ. Dù các vị lãnh đạo của chúng tôi, các niên trưởng trong quân đội hay ngoài chính trường có lúc né tránh trách nhiệm và đổ thừa cho đồng mình Hoa Kỳ, bên trong với nỗi niềm uất hận, với nước mắt và tủi nhục khi bị tập trung cải tạo hay trên bước đường lưu vong, chúng tôi đều biết rõ tất cả đều là lỗi ở chúng tôi. Bây gọi ai cũng biết rõ. Chửi Mỹ để giải tỏa niềm đau tháng tư vậy thôi. Bây giờ mình cũng là MỸ rồi, còn nói năng gì nữa.

3)Bài học cuối cùng tôi nhận được của người bạn trẻ là một câu nói tôi xin hiểu như sau. Các bác chỉ biết phê phán, chê bai. Có gỏi thì làm đi.

Xin trả lời.

Ấy thế thì lại đến lượt các cậu không hiểu rồi. Chúng tôi, với sức lực tàn tạ của tuổi cao niên, với thân phận của lính già bại trận, gần 40 năm nay vẫn tiếp tục chiến đâu đấy chứ. Định cư 20 ngàn gia đình, viết 52 bài tham luận một năm, 2000 bài từ 1975 đến 2015. Xuất bản 4 tác phẩm. 23 năm dọn cơm nuôi Homeles Hoa Kỳ, 21 năm đưa người về tảo mộ chui tại nghĩa trang Biên Hòa và Dân Sinh Media đã thực hiện trên 10 bộ phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam .

Đã bỏ ra 30 năm sưu tầm di sản thuyền nhân và VNCH. Thêm 10 năm thực hiện Viet Museum đầu tiên và duy nhất tại hải ngoại. Phim ảnh last Days của cô Rory dù có lãnh Oscar cũng không qua được vài con trăng. Museum của chúng ta sẽ vĩnh cửu. Bây giờ các ông lại thách chúng tôi làm phim 30 tháng tư của người Việt Nam. Quay đi quay lại, thượng cấp và niên trưởng chẳng còn ai, chẳng biết có nhận được lời thách độ của các ông hay không. Trong khi chờ đợi, bạn đọc bốn phương xin gửi về cho chúng tôi tất cả các nguồn tài liệu bằng hình ảnh và phim ảnh liên quan đến 30 tháng tư 1975. Chúng ta cùng chuẩn bị làm phim. Kỳ tới sẽ viết và phổ biến kịch bản.

Bác có giỏi thì làm đi. Ý kiến hay thật.

(Tác giả gửi đăng)

43 Phản hồi cho ““Last days in Vietnam” – Trả lời của tác giả Giao Chỉ”

  1. Nguyễn Tha Hương says:

    Tôi chưa xem cuốn phim “Last Days in Viet-Nam” nên không dám bình luận phim này hay hoặc dở; đúng hay sai. Tôi chỉ nói lên ý kiến của mình sau khi đọc xong bài viết của ông Giao Chỉ, bài viết của Trần Diệu Chân và bài viết của NKTA .
    Trước tiên tôi phải nói lời cám ơn nước Mỹ và người dân Mỹ đã mở rộng tấm lòng bác ái, giúp đỡ và cưu mang người Việt tỵ nạn cộng sản trong những ngày đầu còn bỡ ngỡ, còn mang đậm vết thương mất nước, còn ngơ ngác chưa hoàn hồn để hội nhập vào đất nước văn minh hàng đầu trên thế giới.
    Nói về ý nghĩa của cuốn phim qua hình ảnh mà ông Giao Chỉ đã kể rất rõ ràng từng đoạn phim, tôi cũng rất cảm động và buồn theo từng lời lẽ mà ông Giao Chỉ phân tích theo cách nhìn, lối suy nghĩ của riêng ông.
    ***NKTA : “ Bà cũng nói thông điệp chính của ‘Last Days in Vietnam’ không chú trọng vào vấn đề chính trị mà chỉ đề cao tình người”
    Bà Rory Kennedy giải thích cuốn phim này theo ý nghĩ của riêng bà , đó là vì tấm lòng nhân bản, đầy tình người của người Mỹ. Tôi không chê trách và phản đối.
    Ông NKTA là người đứng giữa phê bình . Theo sự nhận xét của riêng tôi, ông NKTA đã có những lời lẽ miệt thị ông Giao Chỉ quá đáng.
    Trước tiên, xin hỏi ông NKTA có ở trong quân đội VNCH trước năm 1975 không?
    Nếu không thì ông là người ăn nói hồ đồ . Ông không nằm trong cương vị của một người lính VNCH bị thua trận nhục nhã mà không có cơ hội trình bày lý do vì sao phải buông súng đầu hàng VC . Ông Giao Chỉ cũng như bao nhiêu người lính VNCH chân chính có liêm sỉ, biết nhục theo cái nhục mất nước, biết đau khi thấy cảnh dân chúng lẫn binh sĩ phải bỏ tất cả để ra đi tìm sự sống trong tủi nhục.
    Nếu có, ông là quân nhân của quân lực VNCH thì khi ông nhìn thấy hình ảnh trong phim, cảnh người dân lẫn binh lính thất trận chạy trong hoảng loạn, hỏi rằng ông có cảm thương và tủi nhục cho kẻ mất nước hay không? Mặc dù tất cả những người được phỏng vấn trong cuốn phim này cho ý kiến đều nói lời công đạo, họ là người Mỹ khác chủng tộc , khác văn hóa thế mà họ ra tay nghĩa hiệp cứu vớt người di tản đến giờ phút cuối không sợ hiểm nguy cho tính mạng của chính họ thì chúng ta phải nghiêng mình cảm phục lòng nhân đạo, trái tim từ tâm của họ. Chỉ riêng có tên Kissinger là không thể tin vào miệng lưỡi rắn độc của hắn ta. Chúng ta có thù ghét tên này nhưng đối với người Mỹ họ lại cho hắn là tên có công trạng giúp nước Mỹ . Riêng nhóm CodePink thì cho tên Kissinger là tên tội phạm chiến tranh cần phải cho vào tù. Khi xem xong cái youtube mà nhóm Codepink phản đối đồng thanh hô to và trương biểu ngữ “Kissinger war criminal” khi Kissinger mới bước vào phòng họp và sau lưng chỗ ngồi, tôi thật hả dạ và nghĩ ngay đến TT Nguyễn Văn Thiệu. Tôi cứ nghĩ chỉ có người Việt mới có tánh thù dai (xin lỗi tôi không dám vơ đũa cả nắm) nhưng không đâu, tại xứ Mỹ có DÂN CHỦ+NHÂN QUYỀN+TỰ DO mới có cảnh này . Chẳng lẽ nhóm Cosepink cũng thù dai như ta? Và họ thay mặt ta để kết án Kissinger sau mấy thập niên?
    Có lẽ cuối đời rồi ông ta cũng phải quay về với con người thật “nhân chi sơ tính bổn thiện” để tâm hồn nhẹ bớt dằn vặt của tội lỗi. Kể ra Kissinger cũng sống quá thọ, nhờ vậy mà thời gian mới cho ông nhìn rõ được sự thật đâu là cái ác và đâu là cái thiện.
    Mỗi người nằm trong một hoàn cảnh, một cương vị khác nhau thì dĩ nhiên có một cách nhìn, một cảm nghĩ khác nhau qua từng lăng kính khác nhau.
    Ông NKTA dù có ăn học, có bằng cấp nhưng không vì thế mà nghĩ rằng ông có thể hơn người khác về mọi mặt.

    NTH

    • Vớ Vẩn says:

      NKTA bằng những câu viết của mình đã làm tổn thương không chỉ Người Việt hải ngoại mà còn trong nước , đặc biệt là những người dân Miền Nam đã từng sống dưới thời VNCH . Chuyện của bà Rory thì là chuyện của Bả việc gì bình loạn bậy bạ ca ngợi lung tung ( lại ca ngợi ngay Henry Kissinger – tôi còn nhớ các câu ” sao chúng nó không chết hết đi ” mà hắn nói vào ngày 30/04/75 )

    • Tudo.com says:

      @Nguyễn Tha Hương:”Tôi cứ nghĩ chỉ có người Việt mới có tánh thù dai (xin lỗi tôi không dám vơ đũa cả nắm) nhưng không đâu, tại xứ Mỹ có DÂN CHỦ+NHÂN QUYỀN+TỰ DO mới có cảnh này . Chẳng lẽ nhóm Cosepink cũng thù dai như ta? Và họ thay mặt ta để kết án Kissinger sau mấy thập niên?”

      Thưa, Ông không cần xin lỗi.
      Vì 40 năm qua, không chỉ một nắm đũa mà cả thùng tô chén muỗng đũa nĩa. . .rỉ sét cứ ra rã mắng chửi: nào là tàn dư phản động, thế lực thù địch, cả cái “diễn biến Hoà Bình” cũng còn bị chửi.
      Chuyện “thù dai” của Cdodepink thì lờ mờ chưa rỏ. Nhưng “mụt đít” của thùng muỗng đũa rỉ sét thì rỏ ràng là bọn Ăn Cướp “thù dai” người Bị Cướp!
      Điều đáng nói hơn nữa là, cái đám không biết Vệ Sinh cứ nhặt thực phẩm thừa ôi thối đựng vào tô đũa hen rỉ đó để ăn rồi lại. . .khen Ngon.

      Thật là không còn nổi buồn nào hơn cho người Việt bằng sự “thù dai” nầy phải không Ông?

  2. Hoàn Vũ says:

    Cụ Lộc sao lại trả lời Nguyễn KThái Anh cũng tốt nhưng không cũng được. Mẫu người nhi NKTA, Nguyễn Hữu Liêm không có đủ tính trung thực, co sthể nói là hạng đón gió trở cờ. Có thời gian 2 anhnày về VN nói xu phụ theo tụi VC, đến khi không xơ múi gì thì lại chạy qua Mỹ. Cứ xàng xê thế thôi. Những bài viết dè bĩu, chê bai người quốc gia của anh ta cũng chỉ nhằm “nhắn cho các anh bên nhà” đăng xin tí credit.
    Độc giả có thể để ý, nếu nay mai CS chìa ra cho cơ hội gì, 2 anh ấy lại lật đật chạy về cho xem.

    • Nguyễn Tha Hương says:

      Ông Hoàn Vũ nên nhắc khéo cụ Giao Chỉ như thế này : nếu trong phim “Last days in Viet Nam” có thêm tấm hình của luật sư còi hụ NHL đeo càng máy bay trực thăng hôm 30/4/75 nữa thì tuyệt hảo ! Chắc chắn NHL sẽ cùng phụ họa cụ GC hô to : Đúng là cái phim chết tiệt !
      NTH

  3. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Trước và sau 1975, phim ảnh báo chi Mỹ về chiến tranh chống Cộng, không có cái nào gọi là trung thực cả…

    Chúng có tiền, có vốn lớn. Người Việt tự do không cs, thân tị nạn không tiền, từ thua chí thua…

    Các tên phãn chiến Mỹ, lại đa phần là…ăn nên làm ra. Đứa thì trở thành…nghị sỉ như John Kerry, đứa thì trở thành…history professor như các tên giáo sư Mỹ hợp tác với Nguỵ Ngữ, Lê Lựu, nói dóc về lịch sữ thuyền nhân Việt theo hướng…hai bên cùng có lợi cho phãn chiến Mỹ và csVN.

    Phim Mỹ về chiến tranh VN, từ Platoon trở đi, không có một phim nào phãn ánh trung thực về vai trò của lục lượng chống Cộng gìn giủ tự do cho miền Nam VN, quân đội VNCH. Những chuyện đời thường như phi công VNCH liều mình cứu vớt các anh đồng minh Mỹ, biệt kích VNCH giãi cứu phi công Mỹ thất lạc, tướng lãnh VNCH chỉ huy phãn công tái chiếm Huế, Bình Long, cổ thành Quãng Trị…vân vân, chẳng thấy phim Mỹ nhắc nhở gì cả…

    Người Việt tự do, những kẽ có lòng với quốc gia dân tộc, không có đủ tiền để làm ra những phim lớn, cạnh tranh phim Mỹ, về sự thật của cuộc chiến chống Cộng…

    Gần đây người Việt tị nạn cs đã có nhiều tỉ phú Mỹ gốc Việt ăn nên làm ra. Hy vọng các tổ chức người Việt tị nạn có uy tín lớn trong cộng đồng, như Asia, SBTN, cử người thuyết phục các tỉ phú Việt, bỏ it tiền đầu tư, làm phim cạnh tranh với các hảng phim bất lương của Mỹ, nói lên sự thật cho cả thế giới biết cái láo của media Mỹ về chiến tranh VN…

    PS: “Pasadena, CA; January 19, 2015 – PBS announced today that the AMERICAN EXPERIENCE production “Last Days in Vietnam,” directed and produced by Rory Kennedy, will be available for streaming via PBS station websites and PBS station-branded digital sites February 5-7, 2015. The film, which has been nominated for an Academy Award® for Documentary Feature, will be made available so that Academy members will have an opportunity to view the film before voting closes on February 17, and so the public can preview the film in advance of Oscar® night. “Last Days in Vietnam” will premiere on AMERICAN EXPERIENCE on Tuesday, April 28, from 9:00-11:00 p.m. ET (check local listings) on PBS stations nationwide.

    (Mời các huynh đệ nhớ đón coi cho biết…)

    • Spicy says:

      asia,sbtn/sinh bắc tử nam là ổ đẻ của vc nằm vùng…chúng nó có thể làm phim nam tiến mà thôi,thì tại sao có người chưa mở mắt mà xúi chúng làm phim the last day,không khác nào chửi cha chúng là quân xăm lăng.

      • Tien Ngu says:

        Thôi đi thầy ba…đu.

        Asia & SBTN bị cò mồi VC…chọt đủ kiểu. DVD hay program nào của họ tung lên, là Cộng láo…tá hoả, như bị B52 năm xưa…

        Thấy cò mồi Cộng láo giả dạng SBTN trên Youtube chưa?
        Thấy cò mồi Cộng láo chửi Nam Lộc, Việt Dzũng, Trúc Hồ trên báo công an nhân dân chưa?
        Thấy…toà án nhân dân của Cộng láo xử…khiếm diện các…phãn động này chưa?

        Mở con mắt hí lêm, em?

      • Tudo.com says:

        Ố. .ồ !

        Hảy coi cho Kỉ lại đi Spicy à,
        Chứ dầm Ớt một cách. . .none sense như vậy làm sao Vi Ci nó nuốt cho vô !?

  4. tonydo says:

    Đây là những gì cụ Đại Tá Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đã làm từ lúc bỏ nước ra đi:

    ( Định cư 20 ngàn gia đình, viết 52 bài tham luận một năm, 2000 bài từ 1975 đến 2015. Xuất bản 4 tác phẩm. 23 năm dọn cơm nuôi Homeles Hoa Kỳ, 21 năm đưa người về tảo mộ chui tại nghĩa trang Biên Hòa và Dân Sinh Media đã thực hiện trên 10 bộ phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam .) (hết trích)

    Những người ôm từ 7 bó trở lên, phải bỏ nước ra đi sau ngày 30/4/75 thì tất nhiên đều biết cái lý do tại sao mình mất nước. Và cái bộ phim “Thổ Tả” của bà Mỹ này làm cho ai coi? khỏi cần suy nghĩ.

    Vậy mà có khứa lão còn mò đi coi tới hai ba lần. Đàn anh Giao Chỉ thông minh, tài ba, giỏi giang như thế mà cũng đi coi. Kể cũng lạ. Khổ quá, bà Mỹ này làm cho Mỹ nó coi. Chấm hết…

    (Những điều cao xa nhất chỉ cần nói một cách đơn giản….. (J. de la Bruyère)
    (Im lặng là một người bạn không bao giờ phản bội…. (Khổng Tử)

    Đến cái tuổi của đàn anh Giao Chỉ thì tranh chấp với Nguyễn Khoa Thái Anh làm gì. Giỏi quá, không thể ngậm miệng, ngồi nhà giữ cháu, chờ đi thế giới khác. Đời là bể khổ.

    • Tudo.com says:

      Khổ quá!

      Không coi film làm sao biết thằng Láo nó nói Xạo những gì?

      Không đọc comment làm sao biết thằng Xạo nó viết Láo ra sao?

      Đời là bể khổ. . . .vì những thằng khốn nạn đó!

      • tonydo says:

        Làm phim thì phải kiếm ra tiền. Ai là người mua vé coi?
        Lại còn muốn cả cái giải Oscars.

        Vậy phim sẽ phải nói cái Tốt, cái Ác Liệt cho ai? Bao nhiêu tin tức, hình ảnh từ trước tới nay bộ chưa đủ sao?
        Thằng nào ngu, thằng nào khốn nạn?

      • Tudo.com says:

        Tonydo huynh !

        Đàn em chỉ lạo xạo chơi vui tí xíu mà đàn anh nỡ lòng. . .get mad sao ?
        Vã lại đàn anh vừa “khuyên” bác Giao Chỉ không nên đôi co với chú NKTA mà.

        Còn chuyện làm phim thì. . .với tụi Mẽo là OK. Nhưng với An Nam Mít mình thì hơi bị kẹt à nha. Mà không phải kẹt sơ sơ đâu, nó kẹt cứng luôn đó!
        Chắc đàn anh có “nghe báo nghe đài” cái vụ. . .Journey from the Fall chứ? Nghe nói anh Trúc Hồ và chị Thy Vân. . . .fall. . .đứt 2 căn nhà mà còn chưa đủ chung nữa đó. Đó là chuyện “hải ngoại thương ca”!
        Còn chuyện Nội địa thương đau thì. . . Dòng Máu Anh Hùng. . .làm Nguyễn Chánh Tín cười. . .hết nước mắt, phải nhờ lòng. . .anh hùng từ thiện!
        Cũng nội địa gần đây thì. . .Sống Cùng Lịch Sử. . .bị trúng gió tắt thở. . .vì không có bất cứ anh hùng lịch sử nào mua một vé để cứu cả. Thiệt, muốn sống cùng lịch sử mà chết tức tưởi như vậy làm sao không buồn!
        Riêng bác Giao Chỉ không biết có bị kẹt rồi trở thành. . .homeless không? Nghĩ mà rầu muốn thúi ruột!
        À, còn phần Ngu với Khốn nạn đàn anh cứ đùa qua cho đàn em, đàn em xin hốt hết cho, no star where!
        Chứ đưa cho các Lão tiền bối và các em trẻ thì tội nghiệp họ quá, vì mấy ổng chỉ muốn sự thật lịch sử phải sống. Cũng như thế hệ trẻ hôm nay đòi hỏi cho họ được sống đúng nghĩa một kiếp người mà thôi.

        Yes? Sir?

  5. Huong Nguyen says:

    Ông Thái Anh năm nay có lẻ cũng ngoài 50. Nếu tính từ ngày 30 tháng Tư 1975 thì gần 40 năm đã qua nghĩa là lúc ấy ông Thái Anh chỉ là 1 đứa trẻ mười mấy tuổi? Nhưng đó không phải là điều quan trọng. Ông Đặng Chí Hùng sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, thuộc thế hệ trẻ không kinh nghiệm gì với chiến tranh Việt-Nam mà vẫn có 1 cái nhìn đúng đắn về chính nghĩa của cuộc chiến này.

    Đối với cái bọn phản bội thì quá khứ trong tận cùng tâm tư vẫn là 1 vết nhơ khó rửa dù họ có chạy tội hay nguỵ trang dưới bất cứ chiêu bài nào: Đã 40 năm sau họ vẫn cố gắng biện minh dù không ai cần họ phải làm như thế cả.

    Vâng, miền Nam đã thua và cuối cùng thì chỉ có người miền Nam hay nói chung là cả dân tộc Việt-Nam đều chịu chung trách nhiệm. Vấn đề là bây giờ những người Việt Nam cần phải làm gì ? Quá khứ thì dĩ nhiên là không thể kéo lại. Nhưng là người Việt-Nam thì vẫn phải chọn 1 thái độ cho hiện tại và tương lai. Chỉ có cái bọn đi theo ăn có là vô duyên và trân tráo vì họ chẳng có gì để “sống chết” với lịch sữ . Qua cả 2 bài viết của ông Giao Chỉ và ông Thái Anh chúng ta đã thấy sự chọn lựa của họ? và như thế thì có cần phải tiếp tục thảo luận hay không?

    • Hoàn Vũ says:

      Nguyễn K Thái Anh thì nên so với bọn cò mồi, ăn mày, vô liêm sỉ Phố Bolsa TV hay Vietweekly.
      So với Đặng Chí Hùng thì cũng như đem con chuột cống mà so với hùng mã vậy!

  6. ôngtựthú says:

    Đọc những nội dung phim mà ông GC viết lại ,thì Ong ta tức giận cũng phải
    Và như Ong GC viết thì chĩ có VC thích thôi !không biết bắc kộng có bỏ tiền đầu tư phim hay Ông Đại Gia nào ở Mỹ thân cộng yễm trợ.?
    Phim lại chiếu vào tháng 4 mất nước lại càng THẢM hơn ,vì những ngày đó CBCH/TNCS lại co những buổi lể tương nhớ ngày quốc hận :Mất nước!…
    “ôi xương tan ,máu rơi ,lòng hận thù ngất trời”.
    Và con em chá chúng ta sẻ nghĩ gì về cha ông khi đi coi phim có nội dung đó và nhìn về những lể lạc kỹ niêm ngày quốc hân diển ra trong ngày mât nước đó ?
    40 năm trước người Mỹ phản bôi đồng minh :chưa đủ…
    …Đâm thêm một nhát dao nửa thật “tới” ,xoáy cho sâu vết thương vẫn còn rỉ máu
    Lại thua nữa !
    Đau quá!
    (ott)

  7. Vũ văn Mộc says:

    Phim Mĩ đang cạn kiệt đề tài, nhất là cái gọi là Phim tài liệu…ở phim Last Day…họ nói về chuyện Mĩ, chỉ chuyện Mĩ và ngày cuối ở VN…trong phim xuất hiện vài đấng cứu nhân độ thế như Kissinger hay gì gì nữa thì cũng vẫn Mĩ…Nhà làm phim chả có lạc đề 1 tí nào.
    Chỉ chúng ta khi bàn về phim đó với cái nhìn chống Cộng, về lí tưởng bở ..với đồng minh chiến đấu cho tự do vân vân là Chúng ta LẠC ĐỀ.
    Dù sao thì Last Day cũng chẳng ra gì , không đến nỗi vô duyên như Phim hề The Interview ám sát ông UN, nhưng giữa thời đại Youtube cả đống tài liệu này, Last Day nghèo nàn lạc lõng…

    • Tudo.com says:

      @Vũ văn Mộc:”Chỉ chúng ta khi bàn về phim đó với cái nhìn chống Cộng, về lí tưởng bở ..với đồng minh chiến đấu cho tự do vân vân là Chúng ta LẠC ĐỀ.”

      First Day, khối CS Nga Tàu mượn tay sai cs Bắc Việt để bành trướng làn sóng Đỏ xuống Đông Nam Á Châu mà miền Nam là tiền đồn và là mục tiêu đầu tiên.
      Vì thế, Mỹ mới có Second Day để giúp miền Nam chống lại, nhưng vì quyền lợi riêng đã bỏ cuộc giữa đường nên mới có thảm cảnh ngày “Last Day in Vietnam”.
      Thế là rỏ ràng, khối CS và Tự Do đánh nhau nhưng dân Việt Nam gánh chịu đau khổ nhiều nhất !Đó là vấn đề chính, là CHÍNH ĐỀ.

      Không lẻ, Vũ văn Mộc nhìn CS với Mỹ qua VN nhậu chơi rồi nói chuyện Football sao mà gọi là LẠC ĐỀ ?

  8. Olala says:

    Thưa ông Dâm Tiên:
    Ông nói: người dân Đông Âu không ngừng tranh đấu đòi lại đất nước mình.
    Và họ đã được đền bù
    Tôi thiết nghĩ người VN cũng đang tranh đấu trong nước và ở hải ngoại và tôi cũng hy vọng họ sẽ đươc đền bù.
    Về phần ông Kít, có lẽ ông Giao Chỉ nói đúng, vì mới đây ngay tại TV Hoa kỳ ông ta cũng đã bị ngay chính người Mỹ đòi khởi tố.

    • DâM TiêN says:

      Thưa Olala …ố là là…con gà rôti,

      Người trong nước bất đồng chính kiến chống CS thường là người
      Miền Bắc, phe thắng cuộc, có cái kiêu hãnh của cái thắng, tuy họ
      chống CS ,nhưng trong phạm vi mậu thuẫn nội bộ nhiều hơn là
      lý tưởng. Họ vô cùng hồ hởi nhớ cái thong nhứt trái phép, mà trở
      nên có cơm áo…trên lung trên cổ của người Miền Nam chúng ta,.

      Thế, người Miền Nam đâu? Sau cơn ê chề, còn giữ im lặng, chờ.

      Tôi muốn tranh đấu như người Miền Nam VNCH, do đó, tôi liên
      hệ tới Liên Sô và Đông Âu. Vấn đề này, tế nhị, nên bạn bè Miền
      Nam ta xưa, mất định hướng, bỏ qua, chạy đi tìm bạn với những
      kẻ thắng cuộc,– không tự mình thấy lạ đời hay sao?( Trg sĩ DâM)

  9. Đai-Ngu says:

    Đọc bài :”Không phải ngày cuối cùng của VN” của ông NK Thái-Anh nói về Phim “Last day in VietNam, tôi đã tư hỏi :không biết trước năm 1975 ông NKTA có sống ở miền Nam VN hay không? và ông có 1 ngày nào mặc bộ quân phục của quân đội VNCH hay không? và ngày 30/4/75 ông có mặt ở SG hay không?
    Trong bài báo đó ông NKTA có viết câu: “cuộc chiến vừa qua đã định đoạt vấn đề sống còn và ước vọng của một dân tộc đang đi tìm chỗ đứng và tương lai, lý tưởng và ý chí của đất nước.” tôi cũng thật sự không hiểu ông NGTA muốn nói gì? . Định đoạt vấn đề sống còn; thì đúng vì bị phản bội và bị bán rẻ; còn ước vọng là của nười Việt lưu vong hay của người Việt trong nước như hiện nay?? Tôi thật không hiểu.

  10. DâM TiêN says:

    Tôi hiểu ông Giao Chỉ, tí.

    Ông đề cao tương thân tương ái; ông hoài niệm VNCH mà ông xem
    như đã đi vô lịch sự tuyệt mù khơi. Tốt. Nhưng chưa đủ

    Ông có vẻ còn thua xa một người Đông Âu bình thường. Suốt 45
    năm bị sa vô cạm bậy CS do Liên Sộ ăn gian thỏa ước Potsdam,
    người dân Đông Âu không ngừng tranh đấu đòi lại đất nước mình.
    Và họ đã được đền bù.

    Thưa ông Giao Chỉ, cái tinh thần kháng chiến hồi phục hình như vẫn
    còn thiếu nơi ông.Thiếu. Nay, ông thấy, CS sắp tàn. Ta phải làm gì?
    Tiếp tục quyên tiền xây tượng đài nữa, hay là thôi? Nay kính,

    • Tudo.com says:

      Thiệt, nghĩ tới nghĩ lui mà rầu. . .muốn bịnh luôn!

      Không hiểu người Mỹ xây Bức Tường Đen ghi tên 58,000 chiến sĩ của họ để làm gì? Rồi thêm đài tưởng niệm 100 triệu Nạn Nhân cs để làm chi cho hao tốn?

      Riêng ông Giao Chỉ. . .chỉ gom được mấy đồng. . .lẻ để ghi lại cảnh “dân nguỵ” chạy trốn đám răng đen mã tấu mà còn bị than phiền là. . . Thiếu!

      Nhưng bổng dưng “sáng mắt sáng lòng”. . . .à thì ra còn Thiếu, vì ông Giao Chỉ không đủ tiền để xây. . .”Dâm Sư Tượng” to bự cở. . .tượng Bác Hồ!

      P.S: khi nào bác GC có dự án DST, cho em đóng góp $36 nhé!

      • DâM TiêN says:

        Tưởng niệm là hay, để múc thêm nước uống mà lên đường.

        Chúng ta nên khởi hành hơn là sụt sùi ôm nhau sướt mướt.

        Tư tưởng bie nhio nhiỏ của Trung sĩ DâM TiêN là thế đó.

        (Ý tưởng giản dị, nhưng không thích hợp với dân phòng trà )

      • DâM says:

        “Thưa ông Giao Chỉ, cái tinh thần kháng chiến hồi phục hình như vẫn
        còn thiếu nơi ông.”

Phản hồi