WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Không Phải Ngày Cuối Cùng của Việt Nam: Last Days in Viet-Nam

Bốn mươi (40) năm sau cuộc thất thủ của miền Nam, nhiều người Việt còn rất cay đắng vì những lý do đưa đến sự thôn tính miền Nam của Bắc Việt. Trong số này người ta có thể kể ông Giao Chỉ – Vũ văn Lộc với bài “Sự Phản bội Cuối Cùng.” “

Đọc bài “Sự Phản bội Cuối Cùng” của ông Giao Chỉ tôi cũng ao ước ông có thể gây quỹ để làm một cuốn phim cho đích đáng và đầy đủ, cho ông thật ưng ý, chứ những bộ phim lịch sử về chiến tranh của Việt-Nam do người Mỹ thực hiện, chẳng có phim nào đầy đủ hay chính xác cho vừa lòng chiến sĩ. Chưa nói đến phim  tài liệu Last Days in Vietnam của bà Rory Kennedy (cháu của cố tổng thống John F. Kennedy và con gái của ông Bộ trưởng tư pháp tư pháp Robert Kennedy, cả hai đều bị ám sát chết).

Bà Rory Kennedy, cháu của cố tổng thống John F. Kennedy và con gái của ông Bộ trưởng tư pháp tư pháp Robert Kennedy.

Bà Rory Kennedy, cháu của cố tổng thống John F. Kennedy và con gái của ông Bộ trưởng tư pháp tư pháp Robert Kennedy.

Đúng ra nếu ông Giao Chỉ đóng vai bình luận gia quân sư viết một bài bình luận về quân binh, những trận đánh hoặc những mưu mô, manh nha chính trị thì chuyện lên án, chửi bới có lẽ lại hơn! Tuy nhiên, chê bai cuốn phim tài liệu ‘Last Days in Vietnam’ (Những Ngày Cuối cùng ở Việt-Nam) của bà Rory Kennedy một cách nặng nề và thậm tệ thật không đúng chỗ.

Riêng tôi, và có lẽ nhiều người Việt khác thì biến cố 30 tháng Tư 1975 không phải là những ngày cuối cùng. Không kể những người Việt đã nằm sâu trong lòng biển hay bụng cá, hoặc chết vào tay hải tặc vào những thập niên 70 – 80, nhiều người khác cho đến nay vẫn mong đợi một ngày mai tươi sáng cho Việt Nam. Nhiều người vẫn tìm về với những lý tưởng và mơ ước của mình. Do đó Last Days in Vietnam chỉ là một phim nói lên một giai đoạn ngắn ngủi trong lịch sử ra đi của  người Việt. Một cuốn phim 90 phút đương nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, người ta đánh giá nó trên những tiêu chí chính (tình người), của nó, không phải trên mọi phương diện,  quân sự hoặc tự ái cá nhân.

Tôi cũng không hiểu ông đại sứ Graham Martin có tiên liệu trước là miền Nam sẽ mất vào tay Cộng sản Bắc Việt hay không, hoặc giả ông vẫn còn chờ đợi một giải pháp trung lập thứ ba nào. Nhưng theo những nhân vật  trong phim tài liệu này thì ông Martin vẫn tin tưởng vào miền Nam ‘sẽ không mất’ nên không chịu dự tính một phương án di tản. Trong khi đó thì ông Giao Chỉ, dẫn chứng sách “Tears before the Rain” của Giáo sư Larry Engelman, nói về thương lượng của ông Henry Kissinger với Brezhnev đề nghị 2 tuần cho Mỹ rút lui (lúc đó chỉ còn từ 5.000 đến 7.000 người Mỹ ở Việt Nam. Ông Giao chỉ trích: “Đầu tháng 4, đại sứ Graham Martin “muốn chắc ăn đã gửi đại tá Harry Summers đi theo chuyến bay của ủy hội quốc tế ra Hà Nội nói chuyện trực tiếp.”

Tuy có bàn qua sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ và những lý do – như không viện trợ hay cung cấp vũ khí, thay thế những thứ bị hư hại đưa đến sự thất thủ của miền Nam, cuốn phim tài liệu này không nhằm chú trọng đến chuyện quân sự hay chính trị. Bà Kennedy chỉ dùng chúng như những bối cảnh cho thấy những nỗ lực đáng kể của nhiều người Mỹ trong những tình huống nguy cơ và cấp bách để nói lên sự dũng cảm của họ.

Rory Kenedy 2

Có lẽ bà Rory Kennedy, dưới nhãn quang của một người Mỹ – đã cưu mang nhiều oan khuất vì cái chết bất đắc kỳ tử của bác và cha mình, cũng như những bất cập của Hoa Kỳ trong cuộc tham chiến ở Việt-Nam – nên đã dựng lại phim tài liệu này kể lại cuộc di tản tang thương và khó xử  đó. Trong cuốn phim này, đại ý cho thấy sự nhân bản của các nhân vật trong tòa Đại sứ Mỹ cũng như trong quân đội Hoa kỳ đã tìm cách đưa những người Việt ra đi bất kể lệnh trên.

Không hiểu ông Vũ văn Lộc có hiểu đại ý cuốn phim tài liệu này không? Ông Kissinger không phải là tài tử (phim tài liệu không có tài tử) bình luận, hay là nhân vật chính trong cuốn phim tài liệu này, tuy rằng ông là người đã giữ vai trò cốt yếu trong cuộc hoà đàm với Bắc Việt dẫn tới chuyện Ngụy Ước Paris 73 (1).  Ông Kissinger, ông Nixon, cũng như ông Ford (tuy rằng ông Kissinger là người duy nhất trong 3 người vẫn còn sống đến ngày nay nên đã được mời góp ý trong cuộn phim) đều là những người thứ phụ trong phim này, sự hiện diện của họ chỉ làm sáng tỏ những tiết yếu và diễn tiến của những ngày cuối cùng nhằm minh họa cuốn phim.

Những nhân vật chính trong phim này là đại úy bộ binh Stuart Herrington (có thể coi là bình luận viên (narrator), Juan Valdez sĩ quan Thủy quân Lục chiến), Frank Snepp (CIA), Đại sứ Graham Martin, Richard Armitage (Cố vấn quân sự), Gerry Berry, (Phi công trực thăng), người di tản cả ngàn người Việt, Paul Jacobs (thuyền trưởng tàu Kirk) Phía người Vịệt gồm có: Đại úy Đổ Kiểm, Bình Phó (sinh viên), Đại úy Hải quân Phạm Hữu Đàm, Nguyễn Miki, con trai ông phi công trực thăng Chinook, người đã biễu diễn một màn thoát hiểm ngoạn mục trên tàu Kirk)

Bà Rory Kennedy dù sao cũng là một người Mỹ, trong phần Q&A khi khai trương cuốn phim hồi tháng 10, đối với cuộc chiến khá phức tạp của Việt Nam khi hỏi về bài học mà cuộc chiến Việt Nam đã mang lại, bà đã trả lời, đại ý rằng ktrước khi tham chiến vào một quốc gia nào thì Hoa kỳ phải tính đến hậu quả (cũng như lối ra ý nghĩa hơn là cắt đức và bỏ chạy (?).

Phần lớn ai đi xem ‘Last Days in VN’ cũng khó cưỡng lại kết cục làm rơi lệ, cảm thương cho số phận Việt-Nam. Trong phim, chạnh lòng nhất là câu hỏi của ông Đại úy Phạm Đàm, cựu quân nhân VN Cộng hòa, tù Cộng Sản 6 năm: “Có phải mục tiêu cuộc tham chiến Mỹ là dẫn đến cuộc di tản tang thương này…?” Rồi những lời hối hận của các chiến binh, tham tán quân vụ, ngoại giao, lo cho số phận những người VN bị bỏ rơi.

Đến lúc đèn sáng, đạo diễn, cô Rory Kennedy ra kêu gọi khán giả aỉ là người VN xin đứng dậy, khán giả cho một tràng pháo tay. Sau đó tôi là người đầu tiên đặt câu hỏi, nghẹn lời xúc động: “Đã 51 năm từ hồi bác cô, ông J. F. Kennedy là tổng thống đầu tiên gởi quân sang VN, rồi bật đèn xanh cho lật đổ ông Diệm, rốt cuộc ông Diệm bị giết 3 tuần trước ông Kennedy – VN ngày nay vẫn còn mù mịt (in limbo) dưới bóng Trung quốc…”

Ý của bà mà tôi có thể đọc được là sau nhiều năm bị gặm nhắm với những mặc cảm tội lỗi do hội chứng VN (Vietnam syndrome) nên đã có ý tìm đến góc cạnh cứu độ của những người Mỹ trong tòa đại sứ cũng như những nhân vật khác thuộc các binh chủng Hoa Kỳ, kể cả những cấp trên của họ.

Bà cũng nói thông điệp chính của ‘Last Days in Vietnam’ không chú trọng vào vấn đề chính trị mà chỉ đề cao tình người.

Rory Kenedy 3

Thiết nghĩ nếu chịu khó nghiên cứu người ta có thể đào ra vô số những yếu tố đưa đến sự thất thủ của miền Nam, nhưng không ai với một thái độ bình tĩnh và từ tốn sau khi xem phim tài liệu ‘Last Days in Vietnam’ của bà Rory Kennedy và những nỗ lực tìm đến cộng đồng Việt Nam của bà qua những dự án như: trình chiếu phim tài liệu này (có phụ đề Việt ngữ do người viết dịch) ở nhiều vùng trên nước Mỹ và hoàn toàn miễn phí, cũng như “Dự án Những Ngày Đầu” nhằm tri ân các làn sóng người Việt tị nạn bằng cách kêu gọi họ ghi âm những câu chuyện của họ và cho lưu trữ trong Thư viện quốc gia Hoa Kỳ (U.S. Library of Congress) cho các thế hệ mai sau – mà lại đồng hóa cuộn phim này với sự phản bội cuối cùng của Kissinger hay Hoa Kỳ. Tuy nhiên vì những lý do riêng tư nào đó, ông Giao Chỉ đã lên án nặng nề cuốn phim Last Days, gọi nó là một phim chết tiệt!

“Theo ý tôi, đây là một phim chết tiệt. Nên gọi là Sự phản bội cuối cùng.”

“Tôi không thích phim này, nhưng tôi biết có những người rất thích và có lý do để thích. Việt cộng.” 

“Phim đã chẳng ra làm sao, tài tử bình luận chính lại là Kissinger đóng vai nhà chính khách nhân đạo, thương yêu Việt Nam hết sức.” (Vũ văn Lộc)

Người ta có thể lên án Bắc Việt một cách chính đáng đã vi phạm trắng trợn hiệp định Ba-lê năm 73 mà họ đã ký kết. Một cách chính đáng người ta cũng nguyền rủa ông Kissinger đã cố tình bán đứng miền Nam qua hiệp định này, vì ngoài những hậu ý ám chỉ chuyện nhân nhượng của Hoa Kỳ trong các giao tế ngoại giao, chấp nhận sự hỏa mù của Lê Đức Thọ trong việc thương lượng, Kissinger đã mặc nhiên cho phép Bắc Việt để lại tại miền Nam hơn 130.000 quân đội chính quy của họ. ̉Người ta cũng có thể một cách chính đáng buộc tội Quốc hội Hoa Kỳ, đã buông rơi miền Nam, cắt đứt mọi mặt viện trợ cho miền Nam trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến phòng thủ Sàigòn của ông Thiệu.

Xa hơn nữa nguồn gốc của sự “đã nằm trong thiên thư” này có lẽ đã nảy mầm từ trước năm 1971 khi Nixon và Kissinger đã lót đường cho Trung hoa lục địa giao du với Hoa kỳ (và thế giới bên ngoài) đưa đến chuyện mà người ta có thể  gọi một cách chính đáng là sự phản bội của Hoa Kỳ đối với Việt-Nam Cộng-hòa. Đó là nhân chuyện đàn áp Phật giáo Hoa kỳ đã bật đèn xanh cho các tướng lãnh miền Nam lật đổ (và thủ tiêu hai ông Diệm-Nhu) từ 1 tháng 11, 1963. Tuy rằng là một chế độ gia đình trị, sự lật đổ hai ông Diệm Nhu đã giúp Hoa kỳ đưa quân đội Mỹ ồ ạt vào miền Nam. Từ đó sự tham chiến của Hoa Kỳ là con dao hai lưỡi, một mặt giúp cho Cộng sản miền Bắc lấy cớ tuyên truyền (che đây chính sự mất chính nghĩa làm tay sai cho quan thầy Trung Cộng và Nga xô của mình) ’Hoa kỳ xăm lăng’ và lũng đoạn chính quyền miền Nam, một mặt vừa khiến miền Nam ỉ lại quá đáng vào sức mạnh và sự bền bĩ của Hoa Kỳ.

Nhưng ‘Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách’ có lẽ một cách chính đáng hơn người ta nên trách sự tồi dở của ông Thiệu và lãnh đạo miền Nam đã quá tùy thuộc vào đồng-minh-không-bền-chí Hoa Kỳ.

Tôi không bào chữa cho sự sai lầm và toan tính của Hoa Kỳ đã đưa đến những chính sách không có lợi cho miền Nam trong cuộc chiến đó (kể từ đời các tổng thống: Eisenhower, đến Kennedy, đến Johnson, đến Nixon, đến Ford).

Ngoài chuyện địa chính trị và realpolitik (chính trị thực dụng) mà miền Nam phải làm đồng minh của Mỹ –  thay vì Mỹ phải là đồng minh của VN (mới đúng), Vì đây chính là cuộc chiến của VN, có gọi là cuộc chiến ủy thác, chiến tranh lạnh trong điạ bàn quốc tế, chiến tranh Quốc-Cộng, nội chiến, hay CS Bắc Viêt gọi là Chiến Hoa Kỳ, ( ̣chống đế quốc Mỹ và tay sai) v.v.. và v.v.. Có muốn truy từ gốc ngọn cuộc chiến từ tàn dư của cuộc đô hộ của (thực dân) Pháp thì vấn đề cốt lõi mà những người VN trung chính và chân chính nào cũng nên thừa nhận: cuộc chiến vừa qua đã định đoạt vấn đề sống còn và ước vọng của một dân tộc đang đi tìm chỗ đứng và tương lai, lý tưởng và ý chí của  đất nước .

Chính ra Mỹ phải là đồng minh của VN chứ không phải VN phải làm đồng minh của Mỹ. Vì cuộc chiến trước và sau là cuộc chiến của VN, chứ không phải của Mỹ tuy rằng VN sau nền Cộng hòa thứ hai đã để cho Mỹ thao túng cuộc chiến vì chế độ quân lực và lãnh đạo yếu hèn.

Không ai phủ nhận là Mỹ đã bỏ rơi VN, nhưng hơn 30 năm trước khi gót giầy của quân đội Mỹ rầm rộ dẫm xuống Việt Nam (vào tháng 3 năm 65), trong thế tranh tối tranh sáng trước địa chính trị của các cường quốc, chúng ta đã chật vật lao tâm lao lực, cố vươn lên tìm lối thoát trong bối cảnh đô hộ của Pháp-Nhật, nhưng vẫn không tránh khỏi chuyện đổ máu vì những âm mưu đen tối cá nhân mượn chủ nghĩa Cộng sản làm cứu cánh cho tham vọng của mình.  Ngoài đảng Cộng sản ra, không ai có thể nói rằng Hoa Kỳ đã khởi sự của cuộc chiến VN.

Mặc dù nếu có vặn vẹo diễn dịch với những nhân tố quan yếu như geopoliticsrealpolitikCold War giữa Cộng sản Quốc tế thứ 2 , 2 rưỡi, thứ ba, thứ tư và Tư bản hay Thế giới Tự do v.v.. để đổ thừa rằng Mỹ và các thế lực thù địch đã lèo lái và đánh mất chính nghĩa của Cộng hòa cho CS. Thì câu hỏi cuối cùng mà người Việt nên hỏi là:

Có phải nước Việt Nam là của người/dân tộc VN không, hay là nói như ông Thiệu: nếu Mỹ viện trợ VN $300 triệu thì ta đánh theo 3 trăm triệu, nếu cho $700 triệu (Mỹ kim) thì ta đánh theo $700 triệu?

Một chuyện đáng xấu hổ là thay vì chấp nhận trọng trách thua cuộc của miền Nam do những thiếu sót và lỗi lầm đã nêu ra, như đã tin và tùy thuộc vào (người) Mỹ quá đáng. Đến bây giờ không nhận thức được chuyện đó lại đi bêu rêu chuyện thiếu sót của người làm phim Mỹ. Có giỏi thì chính mình tự làm nên cuốn phim của mình hà cớ gì lại bới móc chuyện người ngoại cuộc!

Oải lắm! Kin lỗi quý đọc giả khi phài viện dẫn, lý giải dài dòng như trên.

________________________________________________

(1) Xin xem bài của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích về Hiệp định Paris 1973

http://danquyenvn.blogspot.sk/2015/01/hinh-nhu-la-hoa-binh-cach-ay-42-nam.html#more

© Nguyễn-Khoa Thái Anh

Sau đây là bản dịch Dự án của bà Kennedy và đội ngũ của bà:

Dự án Câu chuyện Những Ngày Đầu/The First Days Project Story là một sự hợp tác giữa StoryCorps và AMERICAN EXPERIENCE/KINH NGHIỆM HOA KỲ của Đài PBS, nhằm mục đích thu thập, bảo tồn, và ngợi ca những mẫu chuyện của những người tị nạn Việt-Mỹ và các cựu chiến binh Việt Nam. Dự án mong mỏi mời các thành viên trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt và các cựu chiến binh Việt Nam có quan hệ mật thiết với cộng đồng người Việt di cư sau chiến tranh; quý vị sẽ được dành cho 40 phút không bị gián đoạn để trò chuyện với một người thân hay bạn bè, nhằm ghi lại kinh nghiệm tị nạn Việt Mỹ qua tiếng nói của những người đã kinh qua giai đoạn này.

VỀ DỰ ÁN CÂU CHUYỆN NHỮNG NGÀY ĐẦU

First Days Story Project/Dự án Câu chuyện Những Ngày Đầu là một phần sáng kiến của bộ phim tài liệu Last Days in Vietnam/Những Ngày Cuối cùng tại Việt Nam, khởi xướng việc tiếp cận và nối vòng tay lớn với cộng đồng Việt. Được sản xuất bởi KINH NGHIỆM HOA KỲ của Đài PBS, Những ngày cuối cùng ở Việt Nam thuật lại bằng hình ảnh những ngày hỗn loạn cuối cùng trong cuộc chiến tranh Việt Nam và nói lên câu chuyện thương tâm về lòng dũng cảm và khả năng sống còn của người dân vượt biên miền Nam, và các nhân viên quân lực Hoa kỳ, trong nhiều trường hợp, đã không tuân lệnh cấp trên để nỗ lực cứu trợ người Việt di tản. Bộ phim soi rọi nhiều tình huống trong những ngày cuối cùng đó. Bốn mươi năm sau, Dự án Câu chuyện Những Ngày Đầu hy vọng sẽ ghi lại những mẫu chuyện của cộng đồng Việt-Mỹ và cựu chiến binh Việt Nam trong những ngày đầu của họ tại Hoa Kỳ sau cuộc chiến. Kết quả nội dung của các mẫu chuyện này sẽ được chia sẻ trên một trang mạng truyền thông đa dạng và sẽ được lưu trữ tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Đây là những câu chuyện đã tạo nên một phần quan trọng lịch sử quốc gia của chúng ta, và chúng tôi muốn lưu giữ chúng cho các thế hệ mai sau.

CÁCH LÊN LỊCH PHỎNG VẤN

Các mẫu chuyện sẽ được thu thập vào đầu năm 2015 thông qua các quan hệ đối tác ở các thành phố sau đây:

· San Jose, CA

· Westminster, CA

· Houston, TX

· Seattle, WA

· Boston, MA

· Falls Church, VA

Quý vị có thắc mắc về dự án và lịch trình, xin vui lòng liên lạc với cô Vũ Ngọc-Trân tại: tran_vu@wgbh.org

VỀ STORYCORPS

StoryCorps là một tổ chức phi lợi nhuận Hoa kỳ có sứ mệnh cung cấp cho người dân thuộc mọi tầng lớp và đức tin khác nhau cơ hội để ghi âm, chia sẻ và lưu giữ những câu chuyện về cuộc sống của tất cả chúng ta. Kể từ năm 2003, gần một trăm ngàn người thường dân đã ghi âm câu chuyện của họ với StoryCorps. Ngoài việc là một trong những dự án lớn nhất lịch sử truyền khẩu thuộc thể loại này, hàng triệu người nghe StoryCorps phát thanh hàng tuần qua chương trình Buổi Sáng/Morning Edition của NPR.

VỀ KINH NGHIỆM HOA KỲ/AMERICAN EXPERIENCE

Trên hai mươi lăm năm nay, American Experience/Kinh nghiệm Hoa Kỳ là một chương trình truyền hình về lịch sử được xem nhiều nhất trên vô tuyến, và đã mang lại sức sống cho những nhân vật có tên tuổi, chính những câu chuyện sử thi này đã định hình được quá khứ và hiện tại của Hoa Kỳ. (Thái-Anh dịch)

Vũ Ngọc-Trân

Điều phối viên dự án

Những Ngày Cuối cùng ở Việt Nam

Kinh nghiệm Hoa Kỳ

WGBH Boston

tran_vu@wgbh.org

617.300.5963

53 Phản hồi cho “Không Phải Ngày Cuối Cùng của Việt Nam: Last Days in Viet-Nam”

  1. dn says:

    T/G nói
    Đại úy Đổ Kiểm,…
    …..của ông Đại úy Phạm Đàm, cựu quân nhân VN Cộng hòa, tù Cộng Sản 6 năm: “
    (hết trích)
    Đại tá Hải quân Đỗ Kiểm chứ không phải Đại úy, ông đã đã đưa 30 chiêc tầu chiến lớn ra khơi
    Trung úy Phạm Đàm chứ không phải Đại úy, ông bị tù 13 năm chứ không phải 6 năm

  2. hnh says:

    Bài của Giao Chỉ và bài của Ng Khoa Thái Anh viết về phim Lats days in VN nhưng thực ra lại không phải là một bài mang tính điện ảnh
    Bài của Giao chỉ (đăng trên nguoivietboston.com) chửi bới cuốn phim chết tiệt
    Bài của NKT Anh đả phá bài của Giao Chỉ, người đọc DCV lên mạng xem bài để biết cuốn phim nó gì chứ khôg phải để nghe các ông chửi bới bình dân
    Viết về điện ảnh, thời sự ma` các ông thiếu kiến thức điện ảnh thì viết làm gì cho mất thì giờ của các ông và của người đọc

  3. Nguyễn Tha Hương says:

    NKTA : “ Riêng tôi, và có lẽ nhiều người Việt khác thì biến cố 30 tháng Tư 1975 không phải là những ngày cuối cùng. Không kể những người Việt đã nằm sâu trong lòng biển hay bụng cá, hoặc chết vào tay hải tặc vào những thập niên 70 – 80, nhiều người khác cho đến nay vẫn mong đợi một ngày mai tươi sáng cho Việt Nam.”
    *Xin ông NKTA nên giải thích rõ ràng vì sao ngày 30 tháng 4 năm 1975 lại không phải là ngày cuối cùng của VNCH ? hay của người Mỹ khi rời khỏi VN ?
    Trong cuốn phim tài liệu “Last days in VN” là “những” ngày nào : Ngày 28/4/75 – 29/4/75 – 30/4/1975 ?
    *Lúc 10 giờ sáng ngày 30 tháng 4 1975 ông Dương văn Minh đã ra lịnh trên đài phát thanh là tất cả binh lính VNCH phải buông súng đầu hàng, và xe tăng của cs miền Bắc đã vào chiếm dinh Độc Lập cùng ngày. Có nghĩa là ngày 30 tháng 4 1975 là ngày miền Nam mất vào tay csvn, như vậy có phải là ngày cuối cùng của VNCH ? Và có phải : chỉ có riêng NKTA và có lẽ nhiều người Việt khác (người cộng sản miền Bắc?) cho nó không phải là ngày cuối cùng mà là ngày khởi đầu cho chế độ cộng sản miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam ? Và vì dân miền Nam không sống nổi dưới chế độ độc tài của csvn nên mới phải vượt biên như NKTA viết tiếp : “ Không kể những người Việt đã nằm sâu trong lòng biển hay bụng cá, hoặc chết vào tay hải tặc vào những thập niên 70 – 80, nhiều người khác cho đến nay vẫn mong đợi một ngày mai tươi sáng cho Việt Nam.”
    Những câu hỏi của tôi đã nêu ở trên, nếu ông NKTA không trả lời cũng chẳng sao vì nó chỉ là hình thức : hỏi tức là tự nó đã có câu trả lời rồi.
    NTH

  4. Chiêu Dương says:

    Gởi bạn nói toạc móng heo, cùng quý còm sĩ.

    Tớ trích lại những lời của bạn ntmh : Mỹ là “đồng minh” của VNCH hay ngược lại?

    Sự thật đau lòng nhưng phải nói toạc móng lợn ra rằng; cho đến cuối tháng 10/1963 thì Mỹ là “đồng Minh” của VNCH. Nhưng từ khi Mỹ giật giây, kích động cho đám ngu tướng sát hại vị lãnh đạo quốc gia là Tổng Thống Diệm, thì từ ngày ấy các “phản tướng” trở thành những tên tay sai, VNCH cũng từ đấy trở thành “đồng minh” của Mỹ.

    Do vậy, tôi đồng ý rằng; “Vì cuộc chiến trước và sau là cuộc chiến của VN, chứ không phải của Mỹ tuy rằng VN sau nền Cộng hòa thứ hai đã để cho Mỹ thao túng cuộc chiến vì chế độ quân lực và lãnh đạo yếu hèn“!

    Tuy rằng, những tướng tá ngu muội ở miền Nam làm tay sai cho Mỹ, nhưng họ không bán nước như đám lãnh đạo CSVN.

    Bàn đến cuộc chiến VN, tớ cảm thấy mình nhỏ bé, không có đủ dử liệu để trình bày rạch ròi; tuy nhiên, với các ý trong còm của ntmh, tớ xin được thưa chuyện cùng bạn ntmh và quý còm sĩ.

    Tài liệu của CSVN cho thấy, ở Vũ Hán ( Trung cọng) vào năm 1963, Mao Trạch Đông đã tuyên bố “tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam châu Á”. Nhà nước Mỹ nuôi CIA không chỉ để quan tâm đến mổi một Liên-Xô. Tất nhiên, Mỹ phải nghe được lời tuyên bố đó. Vậy nên, việc Mỹ đổ quân vào Nam VN năm 1965 là một chuyện tất yếu mang tính toàn khu vực Đông Nam Á nói riêng và Đông Á nói chung, không phải là chuyện đơn lẻ của VNCH, lại càng không phải là chuyện cỏn con của đệ nhất hay đệ nhị cọng hoà của miền Nam VN. Chẵng lẻ Mỹ để yên cho Trung cọng thôn tính Đông Nam Á, kiểm soát eo biển Malaska, khống chế toàn Đông Á ? Nói như thế để thấy, VNCH muốn tồn tại như là một quốc gia yêu chuộng tự do, chống cọng sản thì phải chấp nhận việc người Mỹ đưa quân vào miền Nam VN.

    Những hành động cụ thể nào của các phản tướng (?) để chứng minh họ trở thành những tên tay sai; xin bạn ntmh trình bày cho mọi người được thưởng lãm, kết án khơi khơi như bạn quả thật thiếu khách quan với lịch sử, đồng thời làm chứng gian cho CSVN. Hình như bạn ntmh không có ý định đó ! ?

    Về vấn đề “VN sau nền Cộng hòa thứ hai đã để cho Mỹ thao túng cuộc chiến vì chế độ quân lực và lãnh đạo yếu hèn” của bạn ntmh. Xin thưa, Mỹ chủ động trên chiến trường thì có thật nhưng không phải vì chế độ quân lực và lãnh đạo yếu hèn. Tớ giải thích.

    Khi người Mỹ chưa đổ quân vào Nam VN, QLVNCH chủ động trên mọi phương diện tác chiến. Kể từ 1966, sau khi đổ bộ vào Đà Nẵng năm 1965, các đơn vị lính Mỹ đã quen dần với khí hậu thời tiết VN, họ cùng với QLVNCH mở ra chiến dịch “lùng và diệt địch”. Phương án tác chiến của người Mỹ khác xa với phương cách đánh trận của QLVNCH. Sự khác biệt mà đã làm cho các sĩ quan của QLVNCH phải chửi thề “đ..m, mấy thằng Yankee đánh giặc như con cặc”( xin lổi mọi người ). Người Mỹ đánh giặc theo sách vở, bọn chúng tớ thường bảo là đánh giặc theo kiểu con nhà giàu. Khi đi lùng, phần lớn địa bàn là các làng mạc hay thôn bản hẻo lánh; bài bản của quân đội Mỹ là phi cơ oanh tạc, pháo binh dội vào, anh bộ binh lội vào cắm cờ; tìm VC còn đâu đó dưới các hầm hố, bắt về; chấm hết. Các sĩ quan QLVNCH phản đối lối đánh này, họ bảo rằng nếu đi lùng một đơn vị CS Bắc việt xâm lược thì nên đánh như thế ; nhưng với những nơi có dân ( dẫu rất ít ) không nên phi pháo ào ào như vậy. Lý do, lùng và diệt được 10 tên VC thì chết chóc, thù hận sẽ tạo ra 20 tên VC mới, VC là chuyên gia tuyên truyền lôi kéo người dân ù ù cạc cạc. Các sĩ quan Mỹ hỏi ngược lại, nếu không dùng phi pháo yểm trợ giết 10 tên VC kia, lính Mỹ và lính VNCH sẽ phải chết bao nhiêu người ? Chiến tranh chứ không phải là trò chơi ben ben của của con nít. QLVNCH và đồng minh từng tổn thất khá nặng trong các trận lùng do bị nhiểu thông tin tình báo, hay bí mật hành quân bị lộ nên bị phục kích hoặc pháo kích lọt chọt của VC vào doanh trại.

    Giả sử bạn ntmh hay các còm sĩ đóng vai là các sĩ quan QLVNCH lúc bấy giờ, các bạn sẽ nói ra sao ? Các sĩ quan Mỹ cũng như các sĩ quan QLVNCH có tinh thần trách nhiệm đồng đội rất cao, không ai muốn phía mình phải mất đi người lính nào. Họ không phải là Vỏ Nguyên Giáp thí quân.

    Trong thời gian “lùng và diệt địch” từ 1966 đến mậu thân 1968, phi pháo là con bài chủ trên chiến trường, phi pháo của QLVNCH còn rất yếu kém , hầu hết do phía Mỹ điều khiển. Do đó, việc người Mỹ chủ động trên chiến trường hoàn toàn không do chế độ quân lực và lãnh đạo VNCH yếu hèn, nó hoàn toàn là yếu tố chiến thuật để giảm bớt thương vong cho người lính, cả Mỹ lẫn VNCH.

    Sau mậu thân, VC hầu như tê liệt, nhưng như các sĩ quan QLVNCH đã liên tưởng; chết chóc cùng sự tàn bạo của phi pháo kết hợp với dịch vụ tivi phát triển, phong trào phản chiến lan rộng. VC trên chiến trường chưa được bổ sung từ miền bắc VN, nhưng VC trên thành phố Sài gòn và các thành phố ở Mỹ nổi lên như nấm. Quân đội cọng sản VN bị đẩy lùi vào rừng sâu, QLVNCH và đồng minh chấm dứt chiến dịch “lùng và diệt địch”, chuyển sang phòng thủ. CS Bắc Việt gia tăng xâm nhập người và vũ khí đạn dược. Chiến trường ở đâu hoàn toàn do Bắc Việt chủ động lựa chọn. QLVNCH phân tán mỏng trên khắp các yếu điểm chiến lược trên toàn miền Nam VN, quân cọng sản BV chủ động tập trung quân để tấn công với chiến thuật biển người. Lá bài chủ “phi pháo” bây giờ là bùa hộ mệnh cho các yếu điểm chiến lược của các chiến sĩ QLVNCH. Và cũng vẫn là phi pháo của quân đội Hoa Kỳ đáp ứng nhanh gọn cho chiến trường. Lệ thuộc vào phi pháo của quân đội HK như là chuyện hiển nhiên.

    Tóm lại, QLVNCH có lệ thuộc vào vũ khí, khí tài của Mỹ; nhưng, QLVNCH hoàn toàn không yếu hèn và VNCH không lệ thuộc người Mỹ. Nói như bạn Austin Pham, nếu chỉ cần các lò rèn là đủ vũ khí choảng nhau với CS, VNCH đã không lệ thuộc Mỹ. Chứng minh, ông Thiệu nhất quyết chống lại tay trùm Kissinger, nào đâu có lệ thuộc Mỹ, chỉ bị khuất phục khi đụng chạm đến lãnh vực vũ khí, khí tài. Các bạn có thể đặt vấn đề tại sao VNCH không làm chủ phi pháo để khỏi lệ thuộc vũ khí do người Mỹ điều khiển. Xin thưa, đó là 1 nan đề khác của cuộc chiến, không do sự yếu hèn của QLVNCH hay của lãnh đạo VNCH.

    Cuối cùng, tớ xin trở lại câu của NKTA “Chính ra Mỹ phải là đồng minh của VN chứ không phải VN phải làm đồng minh của Mỹ”. Có lẻ trong cuộc chiến chống cọng ở miền Nam, NKTA không ở tại miền Nam VN hoặc chỉ là cậu cu con lon ton vắt mũi chưa sạch, nên chẵng biết một thực tế rằng VNCH luôn ghi trong các văn bản chính thức, cũng như báo chí thời ấy đều luôn viết “người bạn đồng minh Hoa Kỳ”. Dường như, NKTA chỉ muốn chửi xéo VNCH đánh mất chủ quyền nên mới viết 1 câu văn thừa mứa như vậy; thật ra khi A là đồng minh của B tức hàm ý B cũng đã là đồng minh của A. Chử “đồng” đã thể hiện không có ai chủ, ai tớ.

    Còm trước tớ có nói chuyện ông cố vấn Mỹ đã hiểu ra câu nói của 1 sĩ quan VNCH “mày mới đến, mày đủ sống thêm vài tháng thôi, mày sẽ hiểu cuộc chiến này là của bọn tao hay của bọn mày”. Ông cố vấn ấy đã biết được chiến thuật đánh trận của người Mỹ đã làm cho họ chủ động trên chiến trường và để lại cho VNCH ngày càng thêm nhiều kẻ thù ở Sài gòn cũng như ở Mỹ, y như sự tiên liệu của người bạn VN của ông. Hiện nay, người Mỹ đang điều chỉnh cách thức hợp tác với các đồng minh trong chiến đấu chống lại ISIS.

  5. Tudo.com says:

    Trích:”Mặc dù nếu có vặn vẹo diễn dịch với những nhân tố quan yếu như geopolitics và realpolitik và Cold War giữa Cộng sản Quốc tế thứ 2 , 2 rưỡi, thứ ba, thứ tư và Tư bản hay Thế giới Tự do v.v.. để đổ thừa rằng Mỹ và các thế lực thù địch đã lèo lái và đánh mất chính nghĩa của Cộng hòa cho CS. Thì câu hỏi cuối cùng mà người Việt nên hỏi là:
    “Có phải nước Việt Nam là của người/dân tộc VN không, hay là nói như ông Thiệu: nếu Mỹ viện trợ VN $300 triệu thì ta đánh theo 3 trăm triệu, nếu cho $700 triệu (Mỹ kim) thì ta đánh theo $700 ”

    Nói rằng ông Thiệu đổ thừa cho Mỹ và thế lực thù địch lèo lái, bán buôn rồi bỏ rơi chính nghĩa VNCH là không phải sao?
    Nếu ai nói không, thì phải hỏi ngược lại:
    Trong hiệp định Paris đã nói gì? Có phải là ghi rỏ đôi bên phải giải quyết cuộc chiến với giải pháp bằng bầu cử phải không? Và bao nhiêu nước đã đồng ý và đã ký vào ?
    Nhưng khi bọn Thực dân cs bắc Việt xua quân ồ ạt tấn công VNCH thì bọn chó đẻ đó đang ở đâu và đã làm gì?
    Còn cái trò mà NKTA bày đặt “vặn vẹo” về geopolitics và realpolitik thì lịch sử VNCH đã chứng minh dưới đây:
    Sự chiến đấu suốt 20 năm với biết bao xương máu và nước mắt của dân quân miền Nam, điển hình là những cuộc tấn công qua biên giới Campuchia và Lào vì họ đã chứa chấp những đoàn quân lớn của cs Bắc Việt để xâm lăng miền Nam. Đó không phải là hai cái geopolitic ác nghiệt và khốn nạn sao ?
    Và trận Hoàng Sa đẩm máu mà hải quân VNCH trong khi đang đánh Trung Cộng, thì hạm đội 7 của Mỹ đang thả neo đứng nhìn sách lược realpolitik của họ. Chưa kể, lúc đó bọn đầu trâu mặt ngựa ở Hà Nội vổ tay ăn mừng vì cái (công hàm 1958 geopolitic/realpolitik ) mà Phạm văn Đồng ký đang trở thành ” hiện thực”.
    Nhưng, dù biết sẻ thua và bất kể bạn,thù, VNCH vẫn đánh, đánh để chứng minh chủ quyền VN!
    Đó là trận Bạch Đằng thế kỷ 20 sẻ đi vào lịch sử của nhân dân VN.
    Còn chuyện 300-700 triệu mà NKTA sách mé ông Thiệu là chuyện của kẻ tiểu nhân. Ông Thiệu khóc cay đắng vì thân phận nhược tiểu, vì quân dân mình thiếu thốn mà phải chết dưới tay kẻ thù, vì realpolitik mà đồng minh đành lòng phản bội. Chứ đâu phải như bọn đánh thuê: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, là đánh cho Trung Quốc” đâu.
    Vậy thì để cho công bằng, hảy hỏi những kẻ Tự cho mình là Anh hùng, 40 mươi năm nay, hằng năm ngữa tay nhận hàng chục tỷ Dollars của những kẻ “thua cuộc”, sao không mang số tiền đó ra đánh Tàu mà để cho Tàu nó làm mưa làm gió, làm tình làm tội dân Việt từ biển đông, từ Nam Quan tới Cà Mau?
    Còn bắt người Việt tự hỏi, “có phải nước VN của người VN không” là câu hỏi của những thằng ngu. Vì ngu, nên khi chiếm được quyền cai trị, chúng nó nghĩ sẻ đè đầu cỡi cổ dân vĩnh viễn, chúng nó Tự tôn là anh hùng, nhưng khi dân “sáng mắt sáng lòng” uất ức chống lại thì chúng mới thấy đất nước không phải của riêng của chúng.
    Nhưng thay vì trả lại quyền quản lý đất nước cho nhân dân, chúng lại tiếp tục ngu thêm nên thuê bọn bồi bút như NKTA ngậm phân phun vào mặt dân lương thiện và những người chỉ trích chúng phản nước hại dân.

  6. UncleFox says:

    Nguyễn Khoa Thái Anh chỉ lặp lại những điều nhiều người khác đã nói nhẵn mồm từ sau 1975 và nay những điều ấy đã được chứng minh là sai mà Thái Anh vẫn dám viết ra như là chân lý … Thành thật ngợi khen tác giả vô cùng can đảm !

  7. Võ Trang says:

    Tôi nhớ cũng đã có lần viết trên diễn đàn này về vấn đề này…
    Hội chứng (Syndrome) là tập hợp của 1 số (hay nhiều) triệu chứng biểu hiện 1 tình trạng bệnh lý của 1 căn bệnh, chẳng hạn, đơn giản nhất, như hội chứng nhiễm trùng của 1 vết thương là những biểu hiện như:
    - Sốt (toàn thân)
    - Sưng và đau tại chổ
    - Thử nghiệm máu cho thấy số lượng bạch cầu tăng…

    Hội chứng không phải là 1 bệnh tật và có thể biểu hiện cho nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Như vậy Hội Chứng Việt-Nam là biểu hiện cho tình trạng bệnh lý nào?

    Trong 1 bài viết khác, Nối Vòng Tay Lớn và những hội chứng thời đại, cũng trên chính diễn đàn này, ông Thái Anh đã không phân biệt được cái khác nhau giữa hội chứng và hiện tượng. Những người như ông Bush (cha, sẽ nói sau), ông Thái Anh có thể không hiểu định nghĩa của từ “Hội Chứng” vì đó không phải là chuyên môn của họ nhưng Tổ Sư Y Trị Lại Mạnh Cường mà cũng nói theo thì thật là lạ…

    Trước đây người ta cũng có nói về sự rối loạn tâm thần của1 số cưu chiến binh Mỹ tại Việt-Nam với cái tên là Post Việt-Nam War Syndrome. Nhưng không có 1 cái bệnh nào gọi là Bệnh Sau Chiến Tranh Việt-Nam cả, không phải chiến binh nào tham chiến ở Việt-Nam cũng mang cái bệnh này và cũng không có con vi trùng nào chính thức gây nên căn bệnh này cả. Ông Bush (cha) đã dùng chiến thắng vùng Vịnh để gợi lại lòng tự hào của chiến binh Mỹ khi xữ dụng từ này là 1 vận động chính trị tích cực. Nhưng những rối loạn tâm thần ấy theo tôi, không chỉ phản ảnh tâm trạng của những người lính bị buộc phải tham chiến ở Việt-Nam mà phản ảnh tâm trạng của tất cả con người phải tham dự vào 1 cuộc chiến dai dẳng, tàh nhẩn và nhất là đối với những người quốc gia thật sự thì không được dùng hay “ngu xuẫn” mà dùng để chứng minh cho “chính nghĩa” “chống Mỹ cưú nước của Cộng Sản Bắc Việt và bọn tay sai.

    Khi nghe danh từ Hội Chứng Việt-Nam tôi đã thấy lạ. Vào Wikipedia càng lạ hơn với ngay câu đầu: Bài viết này không trích dẫn bất cứ nguồn tài liệu hay dẫn chứng nào (This article does not cite any references or sources)…

    What the heck !

    Có thể nào tôi lưu ý được quí vị xữ dụng Wikipedia? Wikipedia có thể xem là 1 thư viện toàn khoa rất hữu ích nhưng bài vỡ trên Wikipedia cần được kiễm chứng trước khi dùng – như chủ nhân Wikipedia cũng cho phép edit tự do nếu cần. Tôi thành tâm kêu gôi quí vị để ý và hiệu chỉnh, nhất là các bài viết liên quan đến lịch sữ Việt Nam và cuộc chiến Việt-Nam.

    • tonydo says:

      Hay quá!
      Cần phải bàn thêm về chuyện này.
      Đàn anh Tổ Sư Y Trị đâu? Đúng nghề của chàng rồi.
      Võ Trang có vẻ không phải tay vừa. Xin Ngài Quan Sáu Dâm Tiên nổ súng.
      Thanks everyone.

Phản hồi